Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Nhìn chung, chủ nghĩa duy vật trước Mác đồng nhất vật chất với một hay vàidạng cụ thể; coi vật chất là cơ sở sản sinh ra vạn vật trong thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC THEO QUAN
ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG. VẬN DỤNG MỐI QUAN
HỆ NÀY VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC THEO QUAN ĐIỂM
CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất
Nhìn chung, chủ nghĩa duy vật trước Mác đồng nhất vật chất với một hay vài
dạng cụ thể; coi vật chất là cơ sở sản sinh ra vạn vật trong thế giới.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ
XX, chủ nghĩa duy vật rơi vào khủng hoảng, trong bối cảnh lịch sử đó, để chống sự
xuyên tạc của các nhà triết học duy tâm, bảo vệ và phát triển thế giới quan duy vật,
V.I.Lênin đã tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX, đồng thời kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen để đưa ra định nghĩa về
phạm trù vật chất, trong đó bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức.
Thứ hai, vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó
tác động lên giác quan của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thứ ba, ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, sự vật, còn vật
chất là cái được ý thức phản ánh.
2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức
2.1. Nguồn gốc của ý thức: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý
thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên: bộ óc con người và sự tác động của thế giới quan đến
bộ óc con người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Nguồn gốc xã hội: biểu hiện ở vai trò của lao động và ngôn ngữ đối với sự
hình thành và phát triển ý thức.
2.2. Bản chất của ý thức 1
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan; là quá trình phản ảnh tích
cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc con người.
Trong mối quan hệ với sự vật, ý thức chỉ là hình ảnh phản ánh sự vật, chứ
không phải bản thân sự vật.
Với tư cách là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, ý thức vừa có
tính chủ quan vừa có tính khách quan. Về hình thức của ý thức có tính chủ
quan, còn về nội dung thì có tính khách quan, phụ thuộc vào nội dung sự vật mà nó phản ánh.
Đặc tính tích cực, sáng tạo của ý thức gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội
và là dặc tính cơ bản cho thấy trình độ phản ánh ý thức người cao hơn phản
ánh tâm lý động vật, đây chính là đặc trưng bản chất nhất của ý thức.
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Theo quan điểm duy tâm đã trừu tượng hóa ý thức, tinh thần vốn có của con
người thành một lực lượng thần bí, tách khỏi con người hiện thực. Họ coi ý thức là tồn
tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả; còn thế giới vật chất chỉ là
bản sao, biểu hiện khác của ý thức, là tính thứ hai do ý thức sinh ra.
Quan điểm duy vật siêu hình tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một
chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tính độc lập
tương đối của ý thức, không thấy được tính năng động, sáng tạo, vai trò to lớn của ý
thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối
quan hệ này, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết
định ý thức, song ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật
chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
1. Vai trò của vật chất đối với ý thức
Theo quan điểm duy vật biện chứng, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác
động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. 2
Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao, là bộ óc người nên chỉ khi
có con người mới có ý thức. Mà con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của
thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận này đã được chứng minh
bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng
khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau. Xét về nền kinh tế
của Việt Nam trước năm 1986, do chiến tranh tàn phá, đất nước bị cô lập sau chiến
tranh, đời sống nhân dân khó khăn thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần… chính thực
tiễn như thế nên đã quyết định phần lớn ý thức của nhân dân ta hiện tại là đất nước
nghèo, chưa phát triển. Thế nên trong tiềm thức, nguồn gốc của suy nghĩ của nhân dân
ta là phải nỗ lực phấn đấu làm sao cho đất nước trở thành một quốc gia giàu và mạnh.
Chúng ta đã, đang và sẽ luôn làm tốt công việc của mình, xây dựng đất nước, phấn đấu
vì mục tiêu dân giàu nước mạnh.
Vật chất quyết định nội dung, bản chất và sự vận động phát triển của ý thức: Ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nội dung của ý thức do thế giới vật
chất khách quan quy định.
2. Vai trò của ý thức đối với vật chất
Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn của con người.
Ý thức là ý thức của con người, do đó sự tác động trở lại vật chất của ý thức gắn
liền với hoạt động thực tiễn con người. Thực tế cho thấy, mọi hoạt động của con người
đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi
thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ
sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn
phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình.
Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo, hướng dẫn con người trong thực tiễn, nó
có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực
hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách 3
mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật
khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực
hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác động tích cực của ý thức.
Nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy
luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược lại các
quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn,
đối với hiện thực khách quan. Hiện nay, có một số ít sinh viên chưa tích cực học tập,
rèn luyện vì một vài yếu tố như: cùng với sự phát triển của công nghệ đã có nhiều hình
thức vui chơi giải trí ra đời (game, mạng xã hội,…) ảnh hưởng xấu đến giới trẻ; sinh
viên chưa tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân, hay sự
giảng dạy giáo dục đến từ các giảng viên chưa phù hợp, v.v. Đây là các nguyên nhân
dẫn đến sự thất bại, chán nản của một số sinh viên.
3. Ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa phương pháp luận: Phải xuất phát từ hiện thực khách quan để tái hiện
lại nó như nó vốn có mà không được đưa ra những nhận định, đánh giá tùy tiện chủ
quan; đồng thời phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể trong hoạt động nhận thức
Ý nghĩa thực tiễn: Phải tôn trọng khách quan, quán triệt làm theo nguyên tắc
khách quan. Trong hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ tính khách quan của vật chất,
có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật,
nhận thức và hành động theo quy luật. Tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật
chất đối với đời sống tinh thần của con người, của xã hội.
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong công cuộc đổi mới đất nước, đôi khi sẽ có những trở ngại, khó khăn, hiện
thực khách quan này tác động đến ý thức của chúng ta. Vì vậy để xây dựng và phát
triển đất nước, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng, kiên trì, sáng tạo, thay đổi vật chất, cải
biến hiện thực. Trong giai đoạn gần đây, ảnh hưởng to lớn từ đại dịch Covid-19 trên
nhiều lĩnh vực, khiến cho nền kinh tế nước nhà đi vào suy thoái trầm trọng với ngành 4
du lịch ở nước ta thiệt hại to lớn, nhiều nhà hàng – khách sạn rơi vào thảm cảnh; hàng
nghìn doanh nghiệp đã phá sản vì đại dịch. Tuy vậy, nền kinh tế nước ta vẫn tăng
trưởng dương cụ thể là 2,91% đây là một bước tiến rất dài so với thế giới. Có thể nhận
ra rằng, thực tiễn hiện tại là tình trạng khó khăn chung do đại dịch Covid-19 và thực
tại khách quan ấy đã tác động đến bản chất của ý thức, ở đây là sự sáng tạo trong suy
nghĩ để vượt qua khó khăn, thách thức. Sự sáng tạo này đến từ Đảng, Chính phủ và
người dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể, trong tình hình dịch bệnh phức tạp,
nhiều doanh nghiệp đã phải hoạt động cầm chừng hay thậm chí đóng cửa nhưng vẫn
còn rất nhiều doanh nghiệp trong nước ăn nên làm ra trong chính thời buổi hiện tại.
Điều đó nói lên, khó khăn là khó khăn chung, là thực tiễn khách quan bên ngoài, là
điều kiện khách quan tác động lên mỗi doanh nghiệp nhưng bản thân các công ty, tổ
chức, tập thể trong đó có lãnh đạo, nhân viên đã phát huy được tính năng động sáng
tạo để tìm ra được phương thức mới để cuối cùng giúp doanh nghiệp không những
không bị ảnh hưởng mà còn tăng trưởng hơn so với trước đại dịch, góp phần vào sự
nghiệp phát triển, đổi mới đất nước.
Ngày nay, sinh viên đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc đổi đất nước.
Mỗi sinh viên cần có ý thức phấn đấu, nỗ lực hằng ngày để trở thành sinh viên giỏi, có
phẩm giá, đạo đức và kĩ năng tốt. Sinh viên phải có được phương pháp để tiếp thu tri
thức thời đại, rồi vận dụng thật tốt những tri thức đó vào thực tế góp phần xây dựng
một xã hội ngày càng phồn vinh, tươi đẹp.
Quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, vận dụng thành thạo phép duy vật duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu và
quản lý kinh tế, phát huy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính
trị trong công cuộc đổi mới nhằm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, nâng cao hơn nữa
vị trí Việt Nam trên chiến trường quốc tế, góp phần củng cố hơn nữa sự ổn định về
chính trị của đất nước là trách nhiệm của mỗi người chúng ta trong công cuộc đổi mới đất nước. 5