-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Mối quan hệ giữa lượng và chất
Mối quan hệ giữa lượng và chất học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KHÁI NIỆM – MỐI QUAN HỆ I, KHÁI NIỆM
- Chất : Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn
có của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính,
những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là
gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác. Mỗi sự vật, hiện tượng
trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng. Nhờ đó
chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác.
+ Thuộc tính : Cơ bản và không cơ bản.
+ Chỉ có thuộc tính cơ bản mới tổng hợp được thành chất mà thôi, chính chúng quy
định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.
+ Chất quy định bởi thuộc tính; Quy định bởi kết cấu, liên kết giữa chúng..
- Lượng : Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của
sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát
triển cũng như các thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc
tính, các yếu tố cấu thành nó.
+ Lượng là cái vốn có của sự vật, quy định vật ấy là nó, mang tính khách quan.
+ Chất nào thì lượng ấy, lượng là lượng của chất
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối, nó phụ
thuộc vào từng mối liên hệ cụ thể.
II, MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
Giữa chất và lượng có mối quan hệ biện chứng với nhau, cụ thể như sau: –
“Chất” và “lượng” luôn thống nhất hữu cơ với nhau, không tách rời nhau,
tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng TẤT
YẾU sẽ dẫn tới sự thay đổi nhất định về “chất” của sự vật, hiện tượng. –
Tuy nhiên, KHÔNG PHẢI bất cứ sự thay đổi nào về “lượng” cũng dẫn đến
sự thay đổi CĂN BẢN về “chất” của sự vật, hiện tượng và ngược lại. Ở một giới
hạn nhất định, sự thay đổi về “lượng” CHƯA ĐỦ để làm thay đổi CĂN BẢN về
“chất” – giới hạn đó là “độ”. Trong giới hạn của “độ”, sự thống nhất hữu cơ giữa
chất và lượng chưa bị phá vỡ-sự thay đổi về “lượng” chưa đủ để làm thay đổi căn bản về
“chất” của sự vật, hiện tượng, khiến cho sự vật, hiện tượng vẫn là nó mà chưa
chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
Sự thay đổi CĂN BẢN về chất của sự vật, hiện tượng chỉ CÓ THỂ xảy ra khi sự
thay đổi về lượng đã đạt tới “điểm nút”. Sự thay đổi về “lượng” khi đạt tới “điểm
nút”, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của “chất” mới
thông qua “bước nhảy” căn bản về “chất” của sự vật, hiện tượng.
Giải thích khái niệm và ví dụ
+ Độ là khái niệm dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng
chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng.
+ Điểm nút là điểm mà tại đó diễn ra sự thay đổi về chất, chất cũ mất đi và chất
mới ra đời, thời điểm mà tại đó xảy ra bước nhảy.
+ Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự
vật, hiện tượng, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Có 2 dạng bước
nhảy: bước nhảy toàn bộ – cục bộ, bước nhảy tức thời – dần dần. Bước nhảy là sự
kết thúc một giai đoạn vận động.
Ví dụ: Nước ở 0 độ C chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, nước ở 100 độ C chuyển từ
thể lỏng sang thể khí (hơi).
Ví dụ: Dưới 0 độ C, từ 0 độ C đến 100 độC, trên 100 độ C.
Ví dụ: 0 độ C, 100 độ C.
Ví dụ: từ rắn sang lỏng, từ lỏng sang khí (hơi).
Mặc dù chất và lượng của sự vật, hiện tượng là hai mặt thống nhất hữu cơ với nhau
khiến cho bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng TẤT YẾU dẫn đến sự thay đổi
NHẤT ĐỊNH nào đó về chất. Song, KHÔNG PHẢI bất cứ sự thay đổi nào về
lượng cũng dẫn đến sự thay đổi CĂN BẢN về chất của sự vật, hiện tượng. Sự thay
đổi CĂN BẢN về chất chỉ CÓ THỂ xảy ra khi sự thay đổi về lượng đã đạt đến
điểm nút. sự vật, hiện tượng chỉ THAY ĐỔI CĂN BẢN về chất sau khi đã thực
hiện xong bước nhảy về chất.