Mối quan hệ giữa nguyên nhân kết quả - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, được sản sinh ra trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân sinh ra nó đã xuất hiện. Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều thể hiện mối liên hệ nhân quả. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Cái này để lên slide (trong đây là bỏ)
(Trong Vd có 2 cái thì có thể lấy 1 cái )
2. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả
Một là, nguyên nhân là cái sinh ra kết quả.
- Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, được sản sinh ra trước kết quả. Còn kết quả chỉ
xuất hiện sau khi nguyên nhân sinh ra nó đã xuất hiện. Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào
trong thời gian của các hiện tượng cũng đều thể hiện mối liên hệ nhân quả
VD: trong tự nhiên, chúng ta bắt gặp rất nhiều các hiện tượng kế tiếp nhau như ngày luôn đến
sau đêm, sấm luôn đến sau chớp v.v., nhưng ngày không phải là nguyên nhân sinh ra đêm,
sấm không phải là nguyên nhân sinh ra chớp.
Mối liên hệ nhân quả không đơn thuần là sự kế tiếp nhau về mặt thời gian. Ngoài sự kế tiếp
nhau về thời gian, mối quan hệ nhân quả còn là mối quan hệ sản sinh, trong đó nguyên nhân
là cái đẻ ra (cái sản sinh), là cái sinh ra kết qua (cái phái sinh). ( câu này rút gọn lại thành ý trên)
- Cùng một nguyên nhân trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau sẽ gây nên những kết quả khác
nhau. Một kết quả có thể do một hay nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay tác động cùng một lúc.
VD: hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, nhưng do thể trạng của người hút thuốc khác nhau thì
mức độ tác hại với mỗi người sẽ khác nhau.
VD: vật thể nóng lên có thể do bị đốt nóng, có thể do cọ sát với vật thể khác, có thể do ánh
sáng mặt trời chiếu vào v.v., hoặc năng suất lúa cao do nhiều nguyên nhân như giống tốt,
nước tưới đủ, phân bón đủ, chăm sóc chu đáo.
- Ngược lại, một nguyên nhân lại dẫn đến nhiều kết quả.
VD: Do nguyên nhân chặt phá rừng đã gây ra nhiều kết quả như lũ lụt, hạn hán, nạn đói, sự
tuyệt chủng của một số loài sinh vật v.v..
- Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh
hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác
nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.
- Do chỗ một kết quả có thể đựơc gây nên bởi tác động đồng thời của một số nguyên nhân và
hiệu quả tác động của từng nguyên nhân tới sự hình thành kết quả không giống nhau, cho nên
chúng ta cần phân loại để xác định đựơc vai trò, tác dụng của từng nguyên nhân đối với việc hình thành kết quả.
- Tuỳ theo vai trò, tính chất,vị trí của nguyên nhân mà người ta phân ra các loại nguyên nhân như:
+ nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
VD: Để có năng suất lúa cao thì giống là nguyên nhân chủ yếu, còn nước, phân bón,
chăm sóc là nguyên nhân thứ yếu.
+ nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài
VD: Để có kết quả là đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược giành độc lập, thống nhất cho đất
nước ta có nhiều nguyên nhân như do Đảng ta lãnh đạo tài tình, nhân dân ta anh hùng dũng
cảm, sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
Nhưng yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong trường hợp này là Đảng ta và nhân dân ta là nguyên nhân bên trong.
+ nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
VD: Nền kinh tế Nhật phát triển do nguyên nhân khách quan là Mỹ viện trợ, nguyên nhân
chủ quan do khả năng quản lí nhà nước, con người Nhật.
( do phần trong ngoặc xanh quá dài mà thời gian của tụi mình có hạn nên tui chỉ lấy ví dụ để nói thôi nhé)
(- Nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân mà thiếu nó thì kết quả không thể xảy ra, còn nguyên
nhân thứ yếu là những nguyên nhân chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định,
cá biệt, và khi tác động, nó phụ thuộc vào nguyên nhân chủ yếu. Ví dụ, để có năng suất lúa
cao thì giống là nguyên nhân chủ yếu, còn nước, phân bón, chăm sóc là nguyên nhân thứ yếu.
Nước, phân bón, chăm sóc có quan trọng hay không là tuỳ thuộc yêu cầu của giống, khi nào
cây lúa cần nước thì nước trở nên quan trọng nhất, khi cây lúa cần chăm sóc thì chăm sóc trở
nên quan trọng. Nguyên nhân bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt, hay các yếu tố
của cùng một kết cấu vật chất nào đó và gây nên những biến đổi nhất định.
- Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác nhau và
gây ra những biến đổi thích hợp với những kết cấu vật chất ấy.
- Nguyên nhân bên trong bao giờ cũng giữ vai trò quyết định chi phối sự hình thành, tồn tại và
phát triển của các kết cấu vật chất. Nguyên nhân bên ngoài dù to lớn đến đâu cũng không thể
thay thế được nguyên nhân bên trong, khi phát huy tác dụng nó phải thông qua nguyên nhân bên trong.
Ví dụ, để có kết quả là đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược giành độc lập, thống nhất cho đất
nước ta có nhiều nguyên nhân như do Đảng ta lãnh đạo tài tình, nhân dân ta anh hùng dũng
cảm, sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
Nhưng yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong trường hợp này là Đảng ta và nhân dân ta là nguyên nhân bên trong.
- Nguyên nhân chủ quan là sự hoạt động của các cá nhân, các giai cấp, các chính đảng v.v.
nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển v.v. của các quá trình xã hội nhất định.
Còn nguyên nhân khách quan của các hiện tượng xã hội là nguyên nhân xuất hiện và tác động
độc lập với ý chí của con người, của các giai cấp, các chính đảng v.v. Trong hoạt động thực
tiễn, nếu hoạt động của con người phù hợp với quan hệ nhân quả khách quan thì sẽ thúc đẩy
thế giới hiện thực phát triển nhanh hơn. Ngược lại, nếu hoạt động của con người không phù
hợp với quan hệ nhân quả khách quan thì sẽ kìm hãm sự phát triển của thế giới hiện thực, cần
phải phân biệt nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp gây ra kết quả để có biện pháp
xử lý thích hợp; phân biệt nguyên nhân tất nhiên và nguyên nhân ngẫu nhiên.)
Hai là, sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân sinh ra nó.
- Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả, nhưng sau khi kết quả xuất hiện, kết quả không giữ
vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà nó có ảnh hưởng tác động trở lại nguyên nhân sinh
ra nó. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có thể diễn ra theo hai chiều
hướng: hoặc là tác động tích cực thúc đẩy hoạt động của nguyên nhân, hoặc là tác động tiêu
cực làm cản trở hoạt động của nguyên nhân.
VD: (Do nền kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục nên trình độ dân trí thấp. Trình
độ dân trí thấp là nhân tố cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cản
trở, kìm hãm sản xuất phát triển.) Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách
phát triển kinh tế và giáo dục đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực thúc đẩy
sự phát triển của kinh tế và giáo dục.
Ba là, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá thay đổi vị trí cho nhau khi thay đổi mối quan hệ.
- Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ nguyên nhân và
kết quả có thể chuyển hoá lẫn nhau trong những quan hệ và điều kiện nhất định. Điều đó có
nghĩa là Một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong
mối quan hệ khác là kết quả và ngựơc lại.
- Trong thế giới khách quan, chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu, không có kết thúc,
vì thế giới vật chất là vô cùng vô tận. Vì vậy, muốn biết đâu là nguyên nhân, đâu là kết qủa
chúng ta phải đặt nó trong một mối quan hệ xác định.
VD: Bảo vệ môi trường tốt và mọi người có ý thức giữ gìn môi trường tốt thì kết quả là môi
trường trong sạch. Đó cũng là nguyên nhân của sự phát triển kinh tế đất nước bền vững, sức
khỏe và đời sống nhân dân được cải thiện hơn.