Mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận Quản Lý Di Sản Văn Hóa

Về lý luận, khi du lịch được xác định trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của đất nước thì yêu cầu phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn giá trị di sản càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhấn mạnh quan điểm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
26 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận Quản Lý Di Sản Văn Hóa

Về lý luận, khi du lịch được xác định trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của đất nước thì yêu cầu phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn giá trị di sản càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhấn mạnh quan điểm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

23 12 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Khoa: Tuyên Truyền
Môn : Quản Lý Di Sản Văn Hóa
Sinh viên : Hà Quỳnh Trang
Lớp : Văn Hóa Phát Triển K39
Mã sinh viên : 1955350046
Đề tài: Mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở Việt Nam
hiện nay.
0
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nguyên cứu/ lý do chọn đề tài.
Về lý luận, khi du lịch được xác định trở thành một trong những ngành kinh tế chủ
lực của đất nước thì yêu cầu phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn giá trị
di sản càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính
trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhấn mạnh quan điểm:
“Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên…”. Muốn thế,
mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản phải được xử lý hài hòa, hợp
lý trên cơ sở ứng xử có trách nhiệm của những bên liên quan mà đi đầu là những
cơ quan quản lý du lịch và di sản. Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt
Nam Nguyễn Xuân Thắng, về mặt vĩ mô, mô hình phát triển du lịch quốc gia cần
được hoạch định dài hơn, trong đó không chỉ lấy yếu tố lợi nhuận làm mục tiêu mà
còn cần tính đến những lợi ích cho tương lai thông qua sử dụng một cách hợp lý,
hiệu quả và nhân văn nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa mà cha ông để lại.
Trong Luật di sản văn hoá năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 ghi rất rõ:
"Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
và là bộ phận của cộng đồng văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Có thể thấy nhà nước ta đã dành một sự
quan tâm đặc biệt đến mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du
lịch.
Về mặt thực tiễn, với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, Việt Nam có một
kho tàng vô cùng phong phú các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Kho tàng đó
là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để các thế hệ hôm nay kế thừa, khai thác,
phát huy phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa .
và phát triển du lịch có mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ, thúc đẩy nhau cùng phát
1
triển. Có thể nói nếu du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện cho du khách tiếp cận với
các giá trị văn hoá ở mỗi địa phương. Nhưng nếu du lịch chỉ khai thác mà không
chú trọng đến việc bảo tồn, gìn giữ các di sản văn hoá thì các giá trị văn hoá dễ
dàng xuống cấp hoặc biến dạng. Do đó, việc quan tâm đầu tư về nhân lực, tài lực,
vật lực góp phần bảo tồn, tôn tạo, phát huy tốt các di sản văn hoá phục vụ cho hoạt
động du lịch nói riêng, cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói chung
là một vấn đê vô cùng cấp thiết hiện nay. Nhận thức được vai trò tầm quan trọng
của vấn đề này em xin chọn vấn đề “mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và
phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay” làm vấn đề nghiên cứu tiểu luận.
1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.1 Mục đích, ý nghĩa
Chứng minh mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch. Làm
sáng tỏ những nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trong công tác bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.
1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên tiểu luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau
đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch
- Phân tích vai trò của quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch.
- Tổng quan của thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển
du lịch.
2
- Đề xuất một số giải pháp giúp đẩy mạnh công tác quản lý di sản văn hóa gắn
liền với phát triển du lịch ở Việt Nam.
2. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết
cấu và chia thành các chương như sau:
- I: Cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch.
- II: Tổng quan của thực trạng quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du
lịch
- III: Một số giải pháp giúp đẩy mạnh công tác quản lý di sản văn hóa gắn liền
với phát triển du lịch ở Việt Nam
I: Cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch
1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm quản lý di sản văn hóa
Quản lý di sản văn hóa là quá trình theo dõi định hướng và điều tiết quá trình
tồn tại và phát triển các di sản văn hóa trên một địa bàn cụ thể nhằm bảo tồn và
phát huy tốt nhất các giá trị của chúng. Đây là lợi ích to lớn nhiều mặt, lâu dài
trong cộng đồng dân cư, chủ nhân của các di sản văn hóa đó.
1.1.2 Khái niệm cơ bản về du lịch.
3
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con
người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch
được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều
mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc,
từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là
tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh
mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế.
Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt
động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
1.2 Nguyên tắc quản lý di sản văn hóa.
Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế, công tác quản lý di sản văn hóa ở
Việt Nam phải đảm bảo 5 nguyên tắc căn bản sau đây:
- Phải quản lý có trọng tâm, trọng điểm.
- Không phá vỡ không gian, không làm biến đổi cảnh quan thiên tạo, nhân tạo
vốn có.
- Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân văn.
- Khai thác phải luôn đi đôi với công tác bảo tồn.
- Xuất phát từ thực tế, bám sát thực tế. Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng
nhất, bao trùm lên toàn bộ mọi mặt hoạt động của công tác quản lý di sản văn
4
hóa. Thực tế luôn biến đổi và phát triển không ngừng, điều đó khiến cho công
tác quản lý cũng phải linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Trong quản lý di
sản, việc bám sát thực tế vận động và phát triển chính là những động thái tích
cực đem sự sống cho di sản, “thổi hồn vào di sản” chứ không tách rời di sản
khỏi cuộc sống vốn có của nó. Nguyên tắc bám sát thực tế, xuất phát từ thực tế,
nhưng luôn phải vượt lên trên, mở đường, định hướng cho thực tế phát triển
đúng hướng chứ không chạy theo biến đổi của thực tế một cách thụ động. Có
thể khẳng định rằng: Công tác quản lý di sản văn hóa vừa là khoa học vừa là
một hoạt động nghệ thuật. sự
1.3 Vai trò của công tác quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch
Phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa là hai mặt của một thể thống nhất, có tác
động tương hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển của mỗi xã hội mà văn hóa được
xem là nền tảng. Việc phát huy các giá trị văn hoá sẽ có tác dụng làm tăng ý thức,
trước hết là của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc và của bè bạn quốc tế đối
với trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa. Ngược lại việc bảo tồn sẽ là cơ sở và
tạo ra cơ hội có được các giá trị văn hóa để tự hào, để giới thiệu với các dân tộc
khác, các quốc gia khác trên thế giới. Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng
tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên
cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá trị văn
hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch
hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các
địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc
tế. Có nhiều phương thức tiếp cận để phát huy các giá trị văn hóa, tuy nhiên du lịch
được xem là phương thức phát huy có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với bạn bè quốc
tế. Không phải ngẫu nhiên du lịch được xem là “cầu nối” giữa các dân tộc, giữa
các nền văn hóa trên thế giới. Qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách có cơ
5
hội không chỉ được tận mắt nhìn thấy trong thực tế, mà còn được hiểu về giá trị các
di sản văn hóa nơi mình đến du lịch. Nhiều giá trị văn hóa chỉ có thể cảm nhận
được trong những khung cảnh thực của tự nhiên, của nếp sống truyền thống cộng
đồng mà không thể có phim ảnh, diễn xuất nào có thể chuyển tải được. Và chỉ
du lịch mới có thể đem lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt, sống động.
Công tác bảo tồn các giá trị văn hoá đòi hỏi có kinh phí cho hoạt động thu thập,
nghiên cứu di sản; bảo vệ, tu sửa, tôn tạo, v.v. bên cạnh những yêu cầu về kinh
nghiệm, về đội ngũ, về trình độ khoa học công nghệ, v.v. trong lĩnh vực bảo tồn.
Nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa từ ngân sách nhà nước
và hợp tác quốc tế thường rất hạn hẹp so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả của công tác bảo tồn văn hoá, Trong bối cảnh trên, nguồn
thu từ du lịch sẽ là đóng góp quan trọng cho hoạt động bảo tồn của chính những
giá trị văn hoá. Như vậy có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa bảo tồn
với phát huy di sản văn hóa và gia bảo tồn, phát huy di sản với hoạt động phát triển
du lịch. Đây là những mối quan hệ biện chứng cần được nhìn nhận một cách khách
quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các gía trị di sản văn
hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch có
thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn, phát
huy các giá trị di sản văn hóa.
1.4 Mối quan hệ giữa bảo tồn di tích và phát triển du lịch
Du lịch có mối quan hệ mật thiết đến các hoạt động kinh tế – xã hội. Du lịch không
thể đơn phương tồn tại và phát triển. Do đó quản lí du lịch cần có sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các ngành văn hoá, kinh tế trong chiến lược phát triển du lịch bền vững
là môi trường, di tích, di sản. Cũng cần thừa nhận một thực tế khách quan là du
lịch là một ngành công nghệ nhằm phục vụ cũng như chịu ảnh hưởng của mức
sống và khả năng thẩm mĩ của con người, mà những yếu tố này là thường xuyên
6
thay đổi. Văn hoá luôn vận động và phát triển. Di sản văn hoá là cơ sở quan yếu
của du lịch văn hoá. Ngoài những di tích và di vật là những bằng có vật chất và
tinh thần của quá khứ, lối sống của cộng đồng và môi trường thiên nhiên cũng là
những khía cạnh văn hoá quan trọng của di sản. Để đạt được sự bền vững, du lịch
phải duy trì được khả năng thu hút về lâu dài phải hấp dẫn đối với khách du lịch.
Trong các đối tượng của hoạt động du lịch thì các di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh có nhiều đối tượng nhất, xét cả bề rộng lẫn chiều sâu, cả về nội dung và hình
thức. Chính điều đó đã tạo ra mối quan hệ rất gắn bó giữa du lịch và các hoạt động
bảo tồn di tích. Hoạt động bảo tồn di tích ngày càng có vai trò quan trọng trong
chiến lược phát triển của ngành du lịch nước ta. Điều đó thể hiện ở những điểm sau
đây:
Một là, di tích là đối tượng và nội dung chủ yếu của hoạt động du lịch. Trên thực tế
rất nhiều những “tour” du lịch có hoạt động tại các di tích . Thiếu những đối tượng
đó, tức là thiếu đi nội dung và địa chỉ của du lịch dù ở dưới hình thức nào. Ví dụ:
nhờ di tích danh thắng mà có du lịch văn hoá, du lịch hang động, du lịch sông suối,
thác nước….. nhờ di tích lịch sử mà hình thành được các chủ đề du lịch tìm hiểu về
lịch sử Việt Nam như sản phẩm du lịch “ hành trình di sản miền Trung”, “ con
đường đi qua các kinh đô cổ ”, du lịch về các nơi xảy ra các trận đánh nổi tiếng
trong lịch sử chống giặc ngoại xâm như: sông Bạch Đằng, Như Nguyệt, Rạch
Gấm, Xoài Mút, Điện Biên Phủ, sông Bến Hải….., du lịch về tìm hiểu về các danh
nhân, anh hùng dân tộc như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí
Minh….. Ngoài ra còn có các chủ đề du lịch khác như du lịch làng nghề, du lịch lễ
hội gắn với các hoạt động văn hoá truyền thống khác.
Hai là, hoạt động của di tích là một khâu quan trọng trong dây chuyền hoạt động
du lịch. Đây là một thực tế trong rất nhiều năm qua. Những nhà khoa học lịch sử,
khoa học nhân văn trong đó có những người làm công tác bảo tồn di tích đã xây
7
dựng nên những cơ sơ cho ngành du lịch phát triển. Bởi chính họ là những người
nghiên cứu để xác định giá trị của hệ thống các di tích, khám phá và khẳng định
được những danh thắng có giá trị và cũng chính họ từ thế hệ này sang thế hệ khác
công phu nghiên cứu sưu tầm để dựng nên các bảo tàng, bảo vệ cho sự tồn tại của
làng nghề, dựng lại các lễ hội truyền thống, các trò diễn dân gian …. để du lịch
đứng nên cái nền đó mà phát triển. Mặt khác, với hàng ngàn người đang làm công
tác thuyết minh ở các di tích thật là con số không nhỏ, đội ngũ này hiện nay đang
đảm nhiệm một phần rất quan trọng vai trò của các hướng dẫn viên du lịch,
chính họ là những người cung cấp những thông tin về lịch sử, xã hội, văn hoá cho
du khách, chính họ mang đến cho khách du lịch cảm tình, những hiểu biết sâu sắc
hơn về đất nước ta và con người Việt Nam . Và cũng chính họ là người khơi dậy
được sự hấp dẫn vừa đáp ứng đến nhu cầu văn hoá và nghiên cứu khoa học … và
đặt cho du khách niềm hy vọng gặp lại những lần sau.
Ba là hoạt động du lịch làm cho di tích thêm sống động, phát huy được các giá trị
tiềm năng. Hoạt động du lịch mang lại nguồn lợi nhuận cho di tích để phát triển
kinh tế xã hội cho địa phương, cho các cơ quan và ngành quản lý chức năng; tạo
điều kiện để tái đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị. Tuy nhiên, các
ảnh hưởng tiêu cực cũng không hề nhỏ. Về khách quan, hoạt động du lịch làm cho
di tích chịu những tác động mạnh mẽ làm xâm hại đến cảnh quan, môi trường, đến
các kiến trúc, di vật, cổ vật... trong các di tích. Về chủ quan, việc khai thác du lịch
trên các di tích một cách bừa bãi, không hợp lý, không có kế hoạch và nhất là
không quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo sẽ làm cho di tích và bảo tàng có nguy cơ
bị đe doạ, bị xuống cấp...
Bốn là, theo xu hướng phát triển của thời đại từ đối đầu sang đối thoại hội nhập và
cùng với sự tăng trưởng về đời sống vật chất con người, nhu cầu du lịch nhân văn
8
đòi hỏi thoả mãn cả trí thức, đạo đức và tình cảm. Các di tích sẽ giữ vai trò chủ yếu
trong hình thức du lịch này.
Với tất cả những đặc điểm trên, có thể nói về góc độ kinh tế thì du lịch là một
ngành kinh tế đặc thù bao gồm nhiều yếu tố văn hoá. nói về cả mặt văn hoá thì đây
là một hoạt động văn hoá có hiệu quả kinh tế cao và ngày càng chiếm vị trí quan
trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Xét về mục tiêu hoạt động của
ngành văn hoá cũng như ngành du lịch có điểm chung là thu hút được nhiều khách
nhất, phục vụ được đông đảo các tầng lớp nhân dân cả trong nước và quốc tế.
Chính vì có sự tương đồng trong mục đích hoạt động của cả một số mặt có tính
chất kĩ thuật khác nữa, mà ngành du lịch và ngành hoá thông tin nói chung và bảo
tồn di tích nói riêng cần có một sự phối hợp hoạt động thật chặt chẽ. Về mặt khoa
học, đây là sự phối hợp liên ngành, còn xét về mặt kinh tế phải xem đây như là một
sự liên kết vì lợi ích kinh tế xã hội chứ không phải là sự hợp tác hỗ chợ theo kiểu
hô hào khẩu hiệu. Sự phối hợp này cần được phản ánh qua các hoạt động cụ thể, đó
là:
Sự phối hợp chặt chẽ trong khâu đào tạo bao gồm cả việc xây dựng lý luận
chuyên ngành văn hoá du lịch, nhằm khắc phục tình trạng hiện nay: cán bộ du lịch
chỉ thuần tuý về kỹ năng phục vụ du lịch, thiếu hiểu biết hoặc chưa hiểu đầy đủ về
những vấn đề văn hoá, về lịch sử, về di tích là những đối tượng cơ bản của nội
dung du lịch thời hiện đại. Ngược lại, các cán bộ hoạt động du lịch mà không biết
mình đang làm du lịch, họ thiếu những kĩ năng, kĩ xảo và thao tác nghề du lịch cần
thiết. Sự phối hợp cụ thể và có nghiên cứu một cách nghiêm túc trên các lĩnh vực
lịch sử, xã hội, văn hoá và môi trường. …. để xây dựng được các điểm, tuyến du
lịch, vừa có địa hướng rõ ràng cho chương trình du lịch cụ thể, phù hợp với yêu
cầu đối tượng cũng như thời gian, sở thích, tình cảm, phong tục, tập quán, …. Lấy
đó làm điều kiện để quyết định những vấn đề xây dựng hạ tầng không phù hợp với
9
điều kiện khai thác của hoạt động du lịch. Đặc biệt là khác phục tình trạng xâm
phạm làm xuống cấp nhanh chóng các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật hay danh
thắng do khai thác di tích thiếu khoa học.
Giữa ngành du lịch và ngành văn hoá cần có sự phối hợp thường xuyên và lâu dài
trong lĩnh vực nghiên cứu bảo tồn và khai thác các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ
thuật, các danh nam thắng cảnh cũng như các làng nghề truyền thống, gắn liền với
lễ hội, các vấn đề dân tộc học, khảo cổ học, môi trường và sinh thái. Như trên đã
nói, đây vừa là đối tượng khai thác chủ yếu của du lịch vừa thực sự là nguồn lực
lâu dài phục vụ cho ngành du lịch phát triển. Vì vậy nếu chỉ mình nhìn thấy lợi ích
trước mắt, chỉ coi trọng vấn đề khai thác để thu lợi nhuận thì nguồn lực nào cũng
sẽ cạn kiệt nhanh chóng. Cần phải có sự đầu tư thích đáng để vừa nghiên cứu khai
thác vừa có sự bảo tồn và bản quản lâu dài vốn quý của dân tộc mà du lịch được
thừa hưởng trực tiếp. Khắc phục tình trạng hiện nay nguồn thu từ du lịch khá lớn
nhưng chủ yếu đầu tư vào khách sạn, nhà hàng là chưa thoả đáng, mà cần thiết phải
có đầu tư vào việc nghiên cứu, bảo tồn và bảo quản các di tích, xây dựng các làng
văn hoá bao gồm cả việc đầu tư để bảo tồn các sinh hoạt văn hoá truyền thống của
cơ cấu làng xã truyền thống Việt Nam ….
II: Tổng quan của thực trạng quản lý di sản văn hóa gắn vi phát triển du
lịch.
2.1 Thành tựu
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử, văn hóa có
nhiều tiến bộ. Những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng về bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa, cũng như các quy định của pháp luật về di sản văn
hóa được tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể Nhân dân. Do đó, nhận thức và ý thức
10
trách nhiệm đối với việc bảo vệ, gìn giữ các di tích được nâng lên rõ rệt. Trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý di tích được
nâng cao. Công tác chỉ đạo thực hiện các nội dung chuyên môn sát sao, cụ thể, có
hiệu quả. Việc xếp hạng, khoanh vùng bảo vệ di tích đã tạo cơ sở pháp lý cho việc
quản lý và bảo tồn các di tích ở địa phương. Công tác tu bổ, tôn tạo từng bước đi
vào nề nếp. Nguồn kinh phí cho hoạt động này đã được xã hội hóa nhằm phát huy
sức mạnh tổng hợp từ nguồn kinh phí của Nhà nước, từ các tổ chức, cá nhân và
doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa, đặc biệt trong trong lĩnh vực bảo tồn giá trị di tích lịch sử – văn hóa
luôn được quan tâm và đạt được nhiều kết quả đáng chú ý. Nhiều di tích lịch sử đã
trở thành sản phẩm du lịch văn hóa và là điểm đến của nhiều du khách trong và
ngoài nước. Điều này có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, làm thay đổi
cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống Nhân dân. Cụ thể:
Trong năm 2019, với bối cảnh du lịch quốc tế trên phạm vi toàn cầu có xu hướng
tăng chậm lại, thì ngành Du lịch nước ta vẫn đạt những kết quả ấn tượng: Việt Nam
nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch cao hàng đầu thế giới,
trong khu vực ASEAN có khả năng vượt qua In-đô-nê-xi-a và bám sát Xinh-ga-po
về lượng khách quốc tế.
Tổng hợp từ năm 2015 – 2019, du lịch Việt Nam có những thăng tiến vượt bậc về
các chỉ số quan trọng: khách quốc tế đến đã tăng 2,3 lần, từ 7,9 triệu lên khoảng 18
triệu lượt, tăng bình quân khoảng 22% mỗi năm. Chỉ số năng lực cạnh tranh của du
lịch Việt Nam theo Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới tăng 12 bậc, từ 71/141
năm 2015, lên 63/140 năm 2019. Trong đó, các chỉ số về tài nguyên văn hóa và tài
nguyên tự nhiên được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới. Điều này, chứng tỏ Việt
11
Nam là quốc gia có nhiều di tích, danh thắng; công tác phát huy giá trị di tích được
khai thác tốt và là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Theo thống kê, năm 2018 đã có khoảng 3,5 triệu lượt khách đã đến tham quan các
điểm trong Quần thể di tích Cố đô Huế. Còn tại Hội An, năm 2018 đón tổng lượt
khách tham quan, lưu trú lên tới 5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 3,8 triệu
lượt. Doanh thu vé tham quan phố cổ đạt hơn 266 tỷ đồng. Doanh thu vé tham
quan Cù Lao Chàm đạt gần 27 tỷ đồng. Mạng lưới cơ sở lưu trú du lịch nơi đây
đang tiếp tục phát triển về số lượng và đa dạng loại hình. Hội An cũng đã được
vinh danh là "Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á" trong hệ thống Giải
thưởng du lịch thế giới năm 2019. Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công
nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, mang lại nhiều lợi ích cho du lịch Quảng
Ninh. Năm Du lịch Quốc gia 2018 Hạ Long-Quảng Ninh là năm "bội thu" khi
ngành du lịch đón 12,2 triệu lượt khách, trong đó hơn 5 triệu lượt khách quốc tế,
doanh thu đạt 23.600 tỷ đồng. Riêng Vịnh Hạ Long đón khoảng 4,1 triệu lượt
khách, tăng 4%, trong đó 2,82 triệu lượt khách quốc tế, tăng 4% so với năm 2017.
Khách quốc tế đến Quảng Ninh đã chiếm 30% lượng khách quốc tế đến Việt Nam
trong năm 2018, đã góp phần khẳng định Hạ Long-Quảng Ninh là điểm đến hấp
dẫn du khách.
Có thể khẳng định di sản là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động
lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước, quốc tế đến tham quan. Với
ngành du lịch, di sản văn hóa, thiên nhiên là yếu tố quan trọng để xây dựng sản
phẩm, các địa phương khai thác để phát triển kinh tế du lịch bên cạnh các yếu tố về
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và nguồn nhân lực. Di sản văn hóa
cũng là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu
du lịch Việt Nam. Ở nhiều nơi, một phần doanh thu từ du lịch di sản văn hóa đã
được dùng cho việc bảo tồn, tôn tạo, phục dựng và quản lý di sản. Điều này có
12
nghĩa là du lịch di sản văn hóa đã đóng góp to lớn cho bảo tồn và phát huy bền
vững giá trị di sản.
2.2 Hạn chế
Một là, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ di tích chưa tốt, chưa thường xuyên.
Xuất phát từ việc các văn bản luật ít được chú ý, trong khi một số người, ở một số
nơi có thói quen hành động theo cảm tính. Ý thức về di sản văn hóa trong cộng
đồng rất khác nhau: có nơi, người dân tôn trọng, đóng góp tiền của để tu bổ, tôn
tạo di tích, tô lại tượng, đúc lại chuông…; nhưng có nơi lại xảy ra tình trạng mất đồ
thờ tự, lấn chiếm đất đai, phá hủy di tích. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh tế – xã
hội như: khai thác vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi,
dân sinh… trong một số trường hợp cũng góp phần gây ảnh hưởng lớn đến di tích.
Hai là, công tác quản lý di tích trên một số địa bàn còn buông lỏng, khiến việc xâm
phạm, lấn chiếm di tích còn diễn ra. Chẳng hạn, tại Hà Nội, trong số 2.000 di tích
được xếp hạng, có hơn 400 di tích bị xâm phạm nghiêm trọng; việc bê tông hóa ở
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); công trình sai phạm nghiêm trọng tại Tràng An
(Ninh Bình) … Công tác hướng dẫn nghiệp vụ đối với những đóng góp của tổ
5
chức, cá nhân cho việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích có những hạn chế, dẫn đến
việc cơ quan chuyên môn khó quản lý nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước (đóng
góp, ủng hộ của các nhà hảo tâm).
Ba là, việc thực hiện các nội dung công tác bảo tồn mới chỉ giải quyết những vấn
đề mang tính cấp bách, trước mắt, chưa xây dựng kế hoạch có quy mô tổng thể, lâu
dài mang tính liên kết bền vững. Nhiều di tích không được bảo quản đúng mức,
gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ. Chẳng hạn: thành nhà
13
Hồ (Thanh Hóa) tôn tạo “không đúng cách”; chùa Phật Tích tại Bắc Ninh bị phá
bỏ…
Bốn là, công tác giáo dục truyền thống cách mạng thông qua di tích còn hạn chế,
chưa thu hút được đối tượng thanh thiếu niên; hoạt động du lịch cũng có những
ảnh hưởng thiếu tích cực đến việc bảo vệ di sản, đặc biệt là các di tích gắn với yếu
tố tâm linh. Ngành du lịch Việt Nam thường chỉ chú trọng khai thác triệt để
các thắng cảnh thiên nhiên như một điểm mạnh nhưng việc xã hội hóa các danh
thắng (cho phép các công ty đầu tư khai thác và bán vé vào cửa), dẫn đến việc hầu
hết các nơi danh thắng đều thu tiền vào tham quan và các công ty này lại không
quan tâm bảo trì đúng mức. Do đó, một số cảnh quan di tích đang bị xuống cấp hay
phá hủy, như: Thác Voi, Thác Liên Khương (di tích thắng cảnh cấp quốc gia tại
tỉnh Lâm Đồng); Đình Tân Hoa (di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia tại tỉnh
Vĩnh Long).
2.3 Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, quan niệm chưa đúng về bảo tồn, nhìn nhận sai lệch về nhu cầu của du
lịch đối với di sản văn hóa: Từ khi nhà nước chủ trương tăng cường công tác bảo
tồn các di sản văn hóa và đặc biệt là khi người dân nhận thấy lợi ích mà phát triển
du lịch mang lại, ở rất nhiều địa phương đã diễn ra tình trạng bùng nổ về phục hồi
di sản. Người ta nhận ra ở đâu có di sản văn hóa, ở đó có khách du lịch đến. Khi có
hoạt động du lịch thì sẽ kéo theo các hoạt động dịch vụ khác, sẽ mang lại nhiều lợi
ích, trước hết là lợi ích kinh tế.
Chính vì vậy, nhiều nơi đã rất chú trọng bảo tồn, tôn tạo và khôi phục các di sản
văn hóa, tạo nên một làn sóng đầu tư tôn tạo di tích. Cũng từ đây, không ít những
14
quan niệm sai về việc bảo tồn di sản và đặc biệt là những nhìn nhận sai lệch về nhu
cầu của du lịch đối với di sản văn hóa.
Nhiều địa phương chưa được phép của các cấp quản lý đã tự đầu tư, bằng nguồn
kinh phí từ tiền quyên góp của các tầng lớp nhân dân để tôn tạo, khôi phục các
đình chùa, miếu, lễ hội, thậm chí xây mới các công trình văn hóa, tôn giáo – tín
ngưỡng…. Cũng vì thiếu hiểu biết, lại tiến hành bảo tồn theo dạng phong trào nên
hầu như những di tích, di sản văn hóa được bảo tồn, tôn tạo dễ bị làm không kỹ,
chất lượng kém. Rất nhiều các công trình, di tích được bảo tồn, tôn tạo một cách
cẩu thả, sử dụng vật liệu mới như việc dùng cả gạch men kính để lát ban thờ, hoặc
dùng xi măng trám vào các cột kèo bị mối, mọt, các tượng được đắp bằng xi măng,
tô màu lòe loẹt, các chi tiết nề, mộc, tạc, tô tượng, các họa tiết chạm khắc hoa văn
thiếu sự trau chuốt…điển hình như việc trùng tu lại Chùa Trăm Gian gần đây đã để
lại nhiều hậu quả đáng tiếc, làm mất đi sự tôn nghiêm vốn có của nó.
Thứ hai, thương mại hóa, khai thác không đúng những hàm lượng văn hóa chứa
đựng trong di sản, xâm hại và làm biến tướng những giá trị của di sản: Ðể trở
thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, không hiếm trường hợp, di sản văn
hóa đã bị làm thay đổi đến mức biến dạng cả về nội dung và hình thức.
Cụ thể như nghệ thuật đờn ca tài tử của Nam Bộ là một ví dụ. Trong khi người
nghệ sĩ phải trải lòng mình ra với những câu vọng cổ da diết thì những thực khách
đang ăn uống xô bồ, nói cười ồn ã. Nghệ thuật được mang ra phục vụ trong khung
cảnh như vậy thì còn đâu vẻ hào hoa, phong nhã của âm nhạc tài tử?
Nghệ thuật ca Huế cũng là một trường hợp tương tự. Loại hình nghệ thuật này
được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và đã gắn liền với văn
hóa đất cố đô hàng trăm năm, khi biến thành sản phẩm du lịch trong những tour du
15
lịch trên sông Hương hay hát phục vụ trong các hội nghị… đã không còn giữ được
những đặc trưng riêng đúng như tên gọi ca Huế nữa.
Hay như chợ tình Sa Pa, không gian văn hóa vốn là nơi gặp gỡ, trao duyên, giao
lưu tình cảm của các chàng trai, cô gái người Dao, người Mông khi trở thành sản
phẩm du lịch cũng đã bị “sân khấu hóa”, mất đi vẻ đẹp giản dị và ý nghĩa tự nhiên
vốn có.
Hoạt động thương mại hóa các giá trị văn hóa còn thể hiện ở những di sản khác
như trang phục dân tộc, ngành nghể thủ công, lễ hội truyền thống… Cư dân địa
phương phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch để kiếm sống và giao dịch thương mại.
Do vậy, để thích nghi với thị trường khách du lịch, họ sẵn sàng thay đổi các nét văn
nét truyền thống của dân tộc mình, một số đường nét hoa văn trong trang phục dân
tộc đang có nguy cơ bị mai một, những ngành nghề thủ công truyền thống có thể bị
thay đổi, mất đi, những lễ hội truyền thống phần nào bị che lấp mất giá trị quý giá
vốn có của nó, hay một số yếu tố nghệ thuật cũng bị đơn giản hóa, biến dạng.
Thứ ba, Việc phát triển du lịch nếu chạy theo nhu cầu của du khách đơn thuần
cũng có thể phá hoại các giá trị của di sản. Ví dụ như trùng tu, tôn tạo di tích theo
hướng to hơn, hoành tráng, hiện đại, bắt mắt hơn với du khách có thể làm sai lệch
nguyên dạng di tích, làm mất đi những giá trị vốn có của di tích.
Hay để thu hút du khách tham gia lễ hội, người ta tổ chức nhiều trò chơi mang tính
giải trí của thời hiện đại, lược bớt phần nghi lễ, các hình thức diễn xướng và trò
chơi dân gian… sẽ làm mất đi những giá trị của di sản. Điều này cũng sẽ tác động
tiêu cực trở lại đối với du lịch.
Thứ tư, chưa chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du
lịch. Phát triển du lịch di sản văn hóa, số lượng du khách đông nhưng không chú ý
đào tạo, xây dựng một đội ngũ hướng dẫn viên am hiểu sâu sắc các giá trị của di
16
sản, có khả năng trình bày thuyết phục thì du khách nhiều khi đến di sản nhưng
không hiểu giá trị của di sản.
Khi đó, ý nghĩa phát huy di sản thông qua hoạt động du lịch sẽ không thành hiện
thực. Đó là chưa kể, nếu chúng ta không có đội ngũ hướng dẫn viên bản địa, hay
quản lý được hướng dẫn viên của các công ty du lịch từ nơi khác đến thì lời thuyết
minh của họ có thể làm sai lệch ý nghĩa, giá trị của di sản.
III: Một số giải pháp giúp đẩy mạnh công tác quản lý di sản văn hóa gắn liền
với phát triển du lịch ở Việt Nam.
Thứ nhất, tăng cường quảng bá điểm đến di sản văn hóa
Du lịch càng thu hút được nhiều du khách đến với di sản thì các giá trị của di sản
văn hóa càng được quảng bá một cách rộng rãi. Vì vậy, để du lịch phát huy tốt các
giá trị của di sản thì phải tăng cường quảng bá di sản.
Trong những năm qua, nhiều sáng kiến quảng bá di sản góp phần quảng cáo du
lịch, thu hút du khách đến với di sản như năm du lịch Hạ Long, Festival Huế,
Quảng Nam hành trình di sản, Con đường di sản miền Trung,…
Trong thời gian tới, chúng ta cần đa dạng hóa hơn nữa các hình thức quảng bá như
xây dựng chuyên trang về di sản văn hóa nổi tiếng, giới thiệu những giá trị di sản,
các tour, tuyến du lịch khai thác di sản.
Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là trong bối cảnh công
nghệ thông tin hiện nay cần khai thác các trang mạng xã hội zalo, facebook,
youtube, twitter,… vào việc quảng bá điểm đến di sản.
Đồng thời, có thể viết các bài giới thiệu về giá trị, sức hấp dẫn của di sản thành các
tờ rơi để ở nhà ga, bến tàu, bến xe khách, đăng ở các tờ tạp chí của các hãng hàng
17
không để tiếp cận dễ hơn tới du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Bởi đa số
khách hàng không là du khách tham quan du lịch, có nhu cầu và khả năng đi du
lịch.
Thứ hai, đa dạng hóa sản phẩm du lịch để khai thác đầy đủ giá trị di sản
Thực tế, nhiều di sản văn hóa đã được khai thác phát triển du lịch nhưng chưa đầy
đủ, cả về số lượng và chất lượng các giá trị của di sản. Vì vậy, khai thác đầy đủ sẽ
giúp các giá trị của di sản được phát huy tốt nhất. Ví dụ như di tích Cố đô Huế vẫn
còn có nhiều điểm do khách quan và chủ quan chưa được đưa vào khai thác, cho
du khách đến tham quan.
Di sản văn hóa là của cộng đồng địa phương, của dân tộc nên có sự kết nối với các
di sản văn hóa khác trên địa bàn. Vì vậy, các tour du lịch cũng cần thiết kế nhiều
chương trình trải nghiệm, tìm hiểu các giá trị của nhiều di sản văn hóa khác nhau
trên một địa bàn. Ví dụ như tour du lịch tham quan cố đô Huế có thể thiết kế các
chương trình tham gia lớp học một điệu nhạc cung đình miễn phí, chương trình nấu
ăn cho du khách để tiếp cận văn hóa ẩm thực độc đáo của xứ Huế, cung đình Huế
thời xưa…
Điều này không chỉ tăng thời gian lưu trú của khách, đáp ứng mục tiêu tăng lợi
nhuận của ngành du lịch mà còn giúp du khách tìm hiểu sâu hơn, đa dạng hơn các
giá trị của di sản văn hóa.
Thứ ba, giáo dục ý thức bảo vệ di sản cho du khách và cộng đồng địa phương
Để hoạt động du lịch không làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn di sản thì phải
nâng cao ý thức bảo vệ di sản cho cả du khách và cộng đồng địa phương với một
số giải pháp sau:
18
– Tập huấn chuyên môn, thái độ ứng xử với di sản, với du khách tham quan cho
cán bộ và nhân dân địa phương có di sản. Các đối tượng tham gia khai thác du lịch
tại di sản không chỉ cán bộ du lịch mà cả người bán hàng, dân địa phương, lái xích
lô, xe ôm tạo ra hoạt động du lịch bền vững tại khu di sản văn hóa.
– Nâng cao ý thức bảo vệ di sản của du khách bằng việc tăng cường các bảng
hướng dẫn, ngăn cấm các hành vi xâm hại di tích cho du khách, công tác tuyên
truyền ý thức bảo vệ di sản thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng,…
Thứ tư, huy động nguồn vốn trong nước và ngoài nước cho hoạt động trùng tu, tôn
tạo, bảo vệ di tích
Khai thác di sản trong du lịch phải gắn liền với công tác tu bổ, trùng tu tôn tạo di
tích nếu không di tích sẽ bị hủy hoại, tàn phá bởi chính hoạt động du lịch của con
người. Chẳng hạn như trùng tu các di tích xuống cấp, mở rộng sức chứa của di tích
bằng việc xây dựng thêm một số hạng mục kết cấu hạ tầng.
Muốn vậy, cần phải có nguồn kinh phí lớn mà kinh phí từ hoạt động thu vé tham
quan là không đủ. Ví dụ Thánh địa Mỹ Sơn có nhiều tháp đã xuống cấp cần được
trùng tu bằng nguồn kinh phí rất lớn mà tiền thu vé hàng năm là quá ít so với nhu
cầu. Vì vậy, cần huy động nguồn vốn trong và ngoài nước cho hoạt động trùng tu,
tôn tạo.
Ngoài nguồn thu vé tham quan, cần yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành có đưa
khách đến tham quan di sản trích một phần lợi nhuận của mình đóng góp vào quỹ
bảo tồn di sản. Kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài cũng như sự đóng
góp của cộng đồng địa phương, nhất là người dân địa phương tham gia hoạt động
du lịch tại di sản.
Thứ năm, quan tâm bảo tồn các giá trị của di sản để tăng tính hấp dẫn của điểm
đến
19
| 1/26

Preview text:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Khoa: Tuyên Truyền
Môn : Quản Lý Di Sản Văn Hóa
Sinh viên : Hà Quỳnh Trang
Lớp : Văn Hóa Phát Triển K39
Mã sinh viên : 1955350046
Đề tài: Mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay. 0 MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nguyên cứu/ lý do chọn đề tài.
Về lý luận, khi du lịch được xác định trở thành một trong những ngành kinh tế chủ
lực của đất nước thì yêu cầu phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn giá trị
di sản càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính
trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhấn mạnh quan điểm:
“Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên…”. Muốn thế,
mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản phải được xử lý hài hòa, hợp
lý trên cơ sở ứng xử có trách nhiệm của những bên liên quan mà đi đầu là những
cơ quan quản lý du lịch và di sản. Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt
Nam Nguyễn Xuân Thắng, về mặt vĩ mô, mô hình phát triển du lịch quốc gia cần
được hoạch định dài hơn, trong đó không chỉ lấy yếu tố lợi nhuận làm mục tiêu mà
còn cần tính đến những lợi ích cho tương lai thông qua sử dụng một cách hợp lý,
hiệu quả và nhân văn nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa mà cha ông để lại.
Trong Luật di sản văn hoá năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 ghi rất rõ:
"Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
và là bộ phận của cộng đồng văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Có thể thấy nhà nước ta đã dành một sự
quan tâm đặc biệt đến mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch.
Về mặt thực tiễn, với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, V iệt Nam có một
kho tàng vô cùng phong phú các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Kho tàng đó
là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để các thế hệ hôm nay kế thừa, khai thác,
phát huy phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa .
và phát triển du lịch có mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ, thúc đẩy nhau cùng phát 1
triển. Có thể nói nếu du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện cho du khách tiếp cận với
các giá trị văn hoá ở mỗi địa phương. Nhưng nếu du lịch chỉ khai thác mà không
chú trọng đến việc bảo tồn, gìn giữ các di sản văn hoá thì các giá trị văn hoá dễ
dàng xuống cấp hoặc biến dạng. Do đó, việc quan tâm đầu tư về nhân lực, tài lực,
vật lực góp phần bảo tồn, tôn tạo, phát huy tốt các di sản văn hoá phục vụ cho hoạt
động du lịch nói riêng, cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói chung
là một vấn đê vô cùng cấp thiết hiện nay. Nhận thức được vai trò tầm quan trọng
của vấn đề này em xin chọn vấn đề “mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và
phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay” làm vấn đề nghiên cứu tiểu luận.
1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.1 Mục đích, ý nghĩa
Chứng minh mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch. Làm
sáng tỏ những nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trong công tác bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. 1.2
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên tiểu luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch
- Phân tích vai trò của quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch.
- Tổng quan của thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. 2
- Đề xuất một số giải pháp giúp đẩy mạnh công tác quản lý di sản văn hóa gắn
liền với phát triển du lịch ở Việt Nam.
2. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết
cấu và chia thành các chương như sau:
- I: Cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch.
- II: Tổng quan của thực trạng quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
- III: Một số giải pháp giúp đẩy mạnh công tác quản lý di sản văn hóa gắn liền
với phát triển du lịch ở Việt Nam
I: Cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch 1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm quản lý di sản văn hóa
Quản lý di sản văn hóa là quá trình theo dõi định hướng và điều tiết quá trình
tồn tại và phát triển các di sản văn hóa trên một địa bàn cụ thể nhằm bảo tồn và
phát huy tốt nhất các giá trị của chúng. Đây là lợi ích to lớn nhiều mặt, lâu dài
trong cộng đồng dân cư, chủ nhân của các di sản văn hóa đó.
1.1.2 Khái niệm cơ bản về du lịch. 3
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con
người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch
được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều
mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc,
từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là
tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh
mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế.
Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt
động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
1.2 Nguyên tắc quản lý di sản văn hóa.
Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế, công tác quản lý di sản văn hóa ở
Việt Nam phải đảm bảo 5 nguyên tắc căn bản sau đây:
- Phải quản lý có trọng tâm, trọng điểm.
- Không phá vỡ không gian, không làm biến đổi cảnh quan thiên tạo, nhân tạo vốn có.
- Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân văn.
- Khai thác phải luôn đi đôi với công tác bảo tồn.
- Xuất phát từ thực tế, bám sát thực tế. Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng
nhất, bao trùm lên toàn bộ mọi mặt hoạt động của công tác quản lý di sản văn 4
hóa. Thực tế luôn biến đổi và phát triển không ngừng, điều đó khiến cho công
tác quản lý cũng phải linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Trong quản lý di
sản, việc bám sát thực tế vận động và phát triển chính là những động thái tích
cực đem sự sống cho di sản, “thổi hồn vào di sản” chứ không tách rời di sản
khỏi cuộc sống vốn có của nó. Nguyên tắc bám sát thực tế, xuất phát từ thực tế,
nhưng luôn phải vượt lên trên, mở đường, định hướng cho thực tế phát triển
đúng hướng chứ không chạy theo biến đổi của thực tế một cách thụ động. Có
thể khẳng định rằng: Công tác quản lý di sản văn hóa vừa là khoa học vừa là
một hoạt động nghệ thuật. sự
1.3 Vai trò của công tác quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch
Phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa là hai mặt của một thể thống nhất, có tác
động tương hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển của mỗi xã hội mà văn hóa được
xem là nền tảng. Việc phát huy các giá trị văn hoá sẽ có tác dụng làm tăng ý thức,
trước hết là của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc và của bè bạn quốc tế đối
với trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa. Ngược lại việc bảo tồn sẽ là cơ sở và
tạo ra cơ hội có được các giá trị văn hóa để tự hào, để giới thiệu với các dân tộc
khác, các quốc gia khác trên thế giới. Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng
tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên
cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá trị văn
hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch
hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các
địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc
tế. Có nhiều phương thức tiếp cận để phát huy các giá trị văn hóa, tuy nhiên du lịch
được xem là phương thức phát huy có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với bạn bè quốc
tế. Không phải ngẫu nhiên du lịch được xem là “cầu nối” giữa các dân tộc, giữa
các nền văn hóa trên thế giới. Qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách có cơ 5
hội không chỉ được tận mắt nhìn thấy trong thực tế, mà còn được hiểu về giá trị các
di sản văn hóa nơi mình đến du lịch. Nhiều giá trị văn hóa chỉ có thể cảm nhận
được trong những khung cảnh thực của tự nhiên, của nếp sống truyền thống cộng
đồng mà không thể có phim ảnh, diễn xuất nào có thể chuyển tải được. Và chỉ có
du lịch mới có thể đem lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt, sống động.
Công tác bảo tồn các giá trị văn hoá đòi hỏi có kinh phí cho hoạt động thu thập,
nghiên cứu di sản; bảo vệ, tu sửa, tôn tạo, v.v. bên cạnh những yêu cầu về kinh
nghiệm, về đội ngũ, về trình độ khoa học công nghệ, v.v. trong lĩnh vực bảo tồn.
Nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa từ ngân sách nhà nước
và hợp tác quốc tế thường rất hạn hẹp so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả của công tác bảo tồn văn hoá, Trong bối cảnh trên, nguồn
thu từ du lịch sẽ là đóng góp quan trọng cho hoạt động bảo tồn của chính những
giá trị văn hoá. Như vậy có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa bảo tồn
với phát huy di sản văn hóa và gia bảo tồn, phát huy di sản với hoạt động phát triển
du lịch. Đây là những mối quan hệ biện chứng cần được nhìn nhận một cách khách
quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các gía trị di sản văn
hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch có
thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn, phát
huy các giá trị di sản văn hóa.
1.4 Mối quan hệ giữa bảo tồn di tích và phát triển du lịch
Du lịch có mối quan hệ mật thiết đến các hoạt động kinh tế – xã hội. Du lịch không
thể đơn phương tồn tại và phát triển. Do đó quản lí du lịch cần có sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các ngành văn hoá, kinh tế trong chiến lược phát triển du lịch bền vững
là môi trường, di tích, di sản. Cũng cần thừa nhận một thực tế khách quan là du
lịch là một ngành công nghệ nhằm phục vụ cũng như chịu ảnh hưởng của mức
sống và khả năng thẩm mĩ của con người, mà những yếu tố này là thường xuyên 6
thay đổi. Văn hoá luôn vận động và phát triển. Di sản văn hoá là cơ sở quan yếu
của du lịch văn hoá. Ngoài những di tích và di vật là những bằng có vật chất và
tinh thần của quá khứ, lối sống của cộng đồng và môi trường thiên nhiên cũng là
những khía cạnh văn hoá quan trọng của di sản. Để đạt được sự bền vững, du lịch
phải duy trì được khả năng thu hút về lâu dài phải hấp dẫn đối với khách du lịch.
Trong các đối tượng của hoạt động du lịch thì các di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh có nhiều đối tượng nhất, xét cả bề rộng lẫn chiều sâu, cả về nội dung và hình
thức. Chính điều đó đã tạo ra mối quan hệ rất gắn bó giữa du lịch và các hoạt động
bảo tồn di tích. Hoạt động bảo tồn di tích ngày càng có vai trò quan trọng trong
chiến lược phát triển của ngành du lịch nước ta. Điều đó thể hiện ở những điểm sau đây:
Một là, di tích là đối tượng và nội dung chủ yếu của hoạt động du lịch. Trên thực tế
rất nhiều những “tour” du lịch có hoạt động tại các di tích . Thiếu những đối tượng
đó, tức là thiếu đi nội dung và địa chỉ của du lịch dù ở dưới hình thức nào. Ví dụ:
nhờ di tích danh thắng mà có du lịch văn hoá, du lịch hang động, du lịch sông suối,
thác nước….. nhờ di tích lịch sử mà hình thành được các chủ đề du lịch tìm hiểu về
lịch sử Việt Nam như sản phẩm du lịch “ hành trình di sản miền Trung”, “ con
đường đi qua các kinh đô cổ ”, du lịch về các nơi xảy ra các trận đánh nổi tiếng
trong lịch sử chống giặc ngoại xâm như: sông Bạch Đằng, Như Nguyệt, Rạch
Gấm, Xoài Mút, Điện Biên Phủ, sông Bến Hải….., du lịch về tìm hiểu về các danh
nhân, anh hùng dân tộc như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí
Minh….. Ngoài ra còn có các chủ đề du lịch khác như du lịch làng nghề, du lịch lễ
hội gắn với các hoạt động văn hoá truyền thống khác.
Hai là, hoạt động của di tích là một khâu quan trọng trong dây chuyền hoạt động
du lịch. Đây là một thực tế trong rất nhiều năm qua. Những nhà khoa học lịch sử,
khoa học nhân văn trong đó có những người làm công tác bảo tồn di tích đã xây 7
dựng nên những cơ sơ cho ngành du lịch phát triển. Bởi chính họ là những người
nghiên cứu để xác định giá trị của hệ thống các di tích, khám phá và khẳng định
được những danh thắng có giá trị và cũng chính họ từ thế hệ này sang thế hệ khác
công phu nghiên cứu sưu tầm để dựng nên các bảo tàng, bảo vệ cho sự tồn tại của
làng nghề, dựng lại các lễ hội truyền thống, các trò diễn dân gian …. để du lịch
đứng nên cái nền đó mà phát triển. Mặt khác, với hàng ngàn người đang làm công
tác thuyết minh ở các di tích thật là con số không nhỏ, đội ngũ này hiện nay đang
đảm nhiệm một phần rất quan trọng vai trò của các hướng dẫn viên du lịch,
chính họ là những người cung cấp những thông tin về lịch sử, xã hội, văn hoá cho
du khách, chính họ mang đến cho khách du lịch cảm tình, những hiểu biết sâu sắc
hơn về đất nước ta và con người Việt Nam . Và cũng chính họ là người khơi dậy
được sự hấp dẫn vừa đáp ứng đến nhu cầu văn hoá và nghiên cứu khoa học … và
đặt cho du khách niềm hy vọng gặp lại những lần sau.
Ba là hoạt động du lịch làm cho di tích thêm sống động, phát huy được các giá trị
tiềm năng. Hoạt động du lịch mang lại nguồn lợi nhuận cho di tích để phát triển
kinh tế xã hội cho địa phương, cho các cơ quan và ngành quản lý chức năng; tạo
điều kiện để tái đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị. Tuy nhiên, các
ảnh hưởng tiêu cực cũng không hề nhỏ. Về khách quan, hoạt động du lịch làm cho
di tích chịu những tác động mạnh mẽ làm xâm hại đến cảnh quan, môi trường, đến
các kiến trúc, di vật, cổ vật... trong các di tích. Về chủ quan, việc khai thác du lịch
trên các di tích một cách bừa bãi, không hợp lý, không có kế hoạch và nhất là
không quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo sẽ làm cho di tích và bảo tàng có nguy cơ
bị đe doạ, bị xuống cấp...
Bốn là, theo xu hướng phát triển của thời đại từ đối đầu sang đối thoại hội nhập và
cùng với sự tăng trưởng về đời sống vật chất con người, nhu cầu du lịch nhân văn 8
đòi hỏi thoả mãn cả trí thức, đạo đức và tình cảm. Các di tích sẽ giữ vai trò chủ yếu
trong hình thức du lịch này.
Với tất cả những đặc điểm trên, có thể nói về góc độ kinh tế thì du lịch là một
ngành kinh tế đặc thù bao gồm nhiều yếu tố văn hoá. nói về cả mặt văn hoá thì đây
là một hoạt động văn hoá có hiệu quả kinh tế cao và ngày càng chiếm vị trí quan
trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Xét về mục tiêu hoạt động của
ngành văn hoá cũng như ngành du lịch có điểm chung là thu hút được nhiều khách
nhất, phục vụ được đông đảo các tầng lớp nhân dân cả trong nước và quốc tế.
Chính vì có sự tương đồng trong mục đích hoạt động của cả một số mặt có tính
chất kĩ thuật khác nữa, mà ngành du lịch và ngành hoá thông tin nói chung và bảo
tồn di tích nói riêng cần có một sự phối hợp hoạt động thật chặt chẽ. Về mặt khoa
học, đây là sự phối hợp liên ngành, còn xét về mặt kinh tế phải xem đây như là một
sự liên kết vì lợi ích kinh tế xã hội chứ không phải là sự hợp tác hỗ chợ theo kiểu
hô hào khẩu hiệu. Sự phối hợp này cần được phản ánh qua các hoạt động cụ thể, đó là:
Sự phối hợp chặt chẽ trong khâu đào tạo bao gồm cả việc xây dựng lý luận
chuyên ngành văn hoá du lịch, nhằm khắc phục tình trạng hiện nay: cán bộ du lịch
chỉ thuần tuý về kỹ năng phục vụ du lịch, thiếu hiểu biết hoặc chưa hiểu đầy đủ về
những vấn đề văn hoá, về lịch sử, về di tích là những đối tượng cơ bản của nội
dung du lịch thời hiện đại. Ngược lại, các cán bộ hoạt động du lịch mà không biết
mình đang làm du lịch, họ thiếu những kĩ năng, kĩ xảo và thao tác nghề du lịch cần
thiết. Sự phối hợp cụ thể và có nghiên cứu một cách nghiêm túc trên các lĩnh vực
lịch sử, xã hội, văn hoá và môi trường. …. để xây dựng được các điểm, tuyến du
lịch, vừa có địa hướng rõ ràng cho chương trình du lịch cụ thể, phù hợp với yêu
cầu đối tượng cũng như thời gian, sở thích, tình cảm, phong tục, tập quán, …. Lấy
đó làm điều kiện để quyết định những vấn đề xây dựng hạ tầng không phù hợp với 9
điều kiện khai thác của hoạt động du lịch. Đặc biệt là khác phục tình trạng xâm
phạm làm xuống cấp nhanh chóng các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật hay danh
thắng do khai thác di tích thiếu khoa học.
Giữa ngành du lịch và ngành văn hoá cần có sự phối hợp thường xuyên và lâu dài
trong lĩnh vực nghiên cứu bảo tồn và khai thác các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ
thuật, các danh nam thắng cảnh cũng như các làng nghề truyền thống, gắn liền với
lễ hội, các vấn đề dân tộc học, khảo cổ học, môi trường và sinh thái. Như trên đã
nói, đây vừa là đối tượng khai thác chủ yếu của du lịch vừa thực sự là nguồn lực
lâu dài phục vụ cho ngành du lịch phát triển. Vì vậy nếu chỉ mình nhìn thấy lợi ích
trước mắt, chỉ coi trọng vấn đề khai thác để thu lợi nhuận thì nguồn lực nào cũng
sẽ cạn kiệt nhanh chóng. Cần phải có sự đầu tư thích đáng để vừa nghiên cứu khai
thác vừa có sự bảo tồn và bản quản lâu dài vốn quý của dân tộc mà du lịch được
thừa hưởng trực tiếp. Khắc phục tình trạng hiện nay nguồn thu từ du lịch khá lớn
nhưng chủ yếu đầu tư vào khách sạn, nhà hàng là chưa thoả đáng, mà cần thiết phải
có đầu tư vào việc nghiên cứu, bảo tồn và bảo quản các di tích, xây dựng các làng
văn hoá bao gồm cả việc đầu tư để bảo tồn các sinh hoạt văn hoá truyền thống của
cơ cấu làng xã truyền thống Việt Nam ….
II: Tổng quan của thực trạng quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. 2.1 Thành tựu
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử, văn hóa có
nhiều tiến bộ. Những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng về bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa, cũng như các quy định của pháp luật về di sản văn
hóa được tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể Nhân dân. Do đó, nhận thức và ý thức 10
trách nhiệm đối với việc bảo vệ, gìn giữ các di tích được nâng lên rõ rệt. Trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý di tích được
nâng cao. Công tác chỉ đạo thực hiện các nội dung chuyên môn sát sao, cụ thể, có
hiệu quả. Việc xếp hạng, khoanh vùng bảo vệ di tích đã tạo cơ sở pháp lý cho việc
quản lý và bảo tồn các di tích ở địa phương. Công tác tu bổ, tôn tạo từng bước đi
vào nề nếp. Nguồn kinh phí cho hoạt động này đã được xã hội hóa nhằm phát huy
sức mạnh tổng hợp từ nguồn kinh phí của Nhà nước, từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa, đặc biệt trong trong lĩnh vực bảo tồn giá trị di tích lịch sử – văn hóa
luôn được quan tâm và đạt được nhiều kết quả đáng chú ý. Nhiều di tích lịch sử đã
trở thành sản phẩm du lịch văn hóa và là điểm đến của nhiều du khách trong và
ngoài nước. Điều này có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, làm thay đổi
cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống Nhân dân. Cụ thể:
Trong năm 2019, với bối cảnh du lịch quốc tế trên phạm vi toàn cầu có xu hướng
tăng chậm lại, thì ngành Du lịch nước ta vẫn đạt những kết quả ấn tượng: Việt Nam
nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch cao hàng đầu thế giới,
trong khu vực ASEAN có khả năng vượt qua In-đô-nê-xi-a và bám sát Xinh-ga-po
về lượng khách quốc tế.
Tổng hợp từ năm 2015 – 2019, du lịch Việt Nam có những thăng tiến vượt bậc về
các chỉ số quan trọng: khách quốc tế đến đã tăng 2,3 lần, từ 7,9 triệu lên khoảng 18
triệu lượt, tăng bình quân khoảng 22% mỗi năm. Chỉ số năng lực cạnh tranh của du
lịch Việt Nam theo Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới tăng 12 bậc, từ 71/141
năm 2015, lên 63/140 năm 2019. Trong đó, các chỉ số về tài nguyên văn hóa và tài
nguyên tự nhiên được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới. Điều này, chứng tỏ Việt 11
Nam là quốc gia có nhiều di tích, danh thắng; công tác phát huy giá trị di tích được
khai thác tốt và là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Theo thống kê, năm 2018 đã có khoảng 3,5 triệu lượt khách đã đến tham quan các
điểm trong Quần thể di tích Cố đô Huế. Còn tại Hội An, năm 2018 đón tổng lượt
khách tham quan, lưu trú lên tới 5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 3,8 triệu
lượt. Doanh thu vé tham quan phố cổ đạt hơn 266 tỷ đồng. Doanh thu vé tham
quan Cù Lao Chàm đạt gần 27 tỷ đồng. Mạng lưới cơ sở lưu trú du lịch nơi đây
đang tiếp tục phát triển về số lượng và đa dạng loại hình. Hội An cũng đã được
vinh danh là "Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á" trong hệ thống Giải
thưởng du lịch thế giới năm 2019. Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công
nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, mang lại nhiều lợi ích cho du lịch Quảng
Ninh. Năm Du lịch Quốc gia 2018 Hạ Long-Quảng Ninh là năm "bội thu" khi
ngành du lịch đón 12,2 triệu lượt khách, trong đó hơn 5 triệu lượt khách quốc tế,
doanh thu đạt 23.600 tỷ đồng. Riêng Vịnh Hạ Long đón khoảng 4,1 triệu lượt
khách, tăng 4%, trong đó 2,82 triệu lượt khách quốc tế, tăng 4% so với năm 2017.
Khách quốc tế đến Quảng Ninh đã chiếm 30% lượng khách quốc tế đến Việt Nam
trong năm 2018, đã góp phần khẳng định Hạ Long-Quảng Ninh là điểm đến hấp dẫn du khách.
Có thể khẳng định di sản là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động
lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước, quốc tế đến tham quan. Với
ngành du lịch, di sản văn hóa, thiên nhiên là yếu tố quan trọng để xây dựng sản
phẩm, các địa phương khai thác để phát triển kinh tế du lịch bên cạnh các yếu tố về
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và nguồn nhân lực. Di sản văn hóa
cũng là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu
du lịch Việt Nam. Ở nhiều nơi, một phần doanh thu từ du lịch di sản văn hóa đã
được dùng cho việc bảo tồn, tôn tạo, phục dựng và quản lý di sản. Điều này có 12
nghĩa là du lịch di sản văn hóa đã đóng góp to lớn cho bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản. 2.2 Hạn chế
Một là, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ di tích chưa tốt, chưa thường xuyên.
Xuất phát từ việc các văn bản luật ít được chú ý, trong khi một số người, ở một số
nơi có thói quen hành động theo cảm tính. Ý thức về di sản văn hóa trong cộng
đồng rất khác nhau: có nơi, người dân tôn trọng, đóng góp tiền của để tu bổ, tôn
tạo di tích, tô lại tượng, đúc lại chuông…; nhưng có nơi lại xảy ra tình trạng mất đồ
thờ tự, lấn chiếm đất đai, phá hủy di tích. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh tế – xã
hội như: khai thác vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi,
dân sinh… trong một số trường hợp cũng góp phần gây ảnh hưởng lớn đến di tích.
Hai là, công tác quản lý di tích trên một số địa bàn còn buông lỏng, khiến việc xâm
phạm, lấn chiếm di tích còn diễn ra. Chẳng hạn, tại Hà Nội, trong số 2.000 di tích
được xếp hạng, có hơn 400 di tích bị xâm phạm nghiêm trọng; việc bê tông hóa ở
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); công trình sai phạm nghiêm trọng tại Tràng An
(Ninh Bình)5 … Công tác hướng dẫn nghiệp vụ đối với những đóng góp của tổ
chức, cá nhân cho việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích có những hạn chế, dẫn đến
việc cơ quan chuyên môn khó quản lý nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước (đóng
góp, ủng hộ của các nhà hảo tâm).
Ba là, việc thực hiện các nội dung công tác bảo tồn mới chỉ giải quyết những vấn
đề mang tính cấp bách, trước mắt, chưa xây dựng kế hoạch có quy mô tổng thể, lâu
dài mang tính liên kết bền vững. Nhiều di tích không được bảo quản đúng mức,
gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ. Chẳng hạn: thành nhà 13
Hồ (Thanh Hóa) tôn tạo “không đúng cách”; chùa Phật Tích tại Bắc Ninh bị phá bỏ…
Bốn là, công tác giáo dục truyền thống cách mạng thông qua di tích còn hạn chế,
chưa thu hút được đối tượng thanh thiếu niên; hoạt động du lịch cũng có những
ảnh hưởng thiếu tích cực đến việc bảo vệ di sản, đặc biệt là các di tích gắn với yếu
tố tâm linh. Ngành du lịch Việt Nam thường chỉ chú trọng khai thác triệt để
các thắng cảnh thiên nhiên như một điểm mạnh nhưng việc xã hội hóa các danh
thắng (cho phép các công ty đầu tư khai thác và bán vé vào cửa), dẫn đến việc hầu
hết các nơi danh thắng đều thu tiền vào tham quan và các công ty này lại không
quan tâm bảo trì đúng mức. Do đó, một số cảnh quan di tích đang bị xuống cấp hay
phá hủy, như: Thác Voi, Thác Liên Khương (di tích thắng cảnh cấp quốc gia tại
tỉnh Lâm Đồng); Đình Tân Hoa (di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia tại tỉnh Vĩnh Long).
2.3 Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, quan niệm chưa đúng về bảo tồn, nhìn nhận sai lệch về nhu cầu của du
lịch đối với di sản văn hóa: Từ khi nhà nước chủ trương tăng cường công tác bảo
tồn các di sản văn hóa và đặc biệt là khi người dân nhận thấy lợi ích mà phát triển
du lịch mang lại, ở rất nhiều địa phương đã diễn ra tình trạng bùng nổ về phục hồi
di sản. Người ta nhận ra ở đâu có di sản văn hóa, ở đó có khách du lịch đến. Khi có
hoạt động du lịch thì sẽ kéo theo các hoạt động dịch vụ khác, sẽ mang lại nhiều lợi
ích, trước hết là lợi ích kinh tế.
Chính vì vậy, nhiều nơi đã rất chú trọng bảo tồn, tôn tạo và khôi phục các di sản
văn hóa, tạo nên một làn sóng đầu tư tôn tạo di tích. Cũng từ đây, không ít những 14
quan niệm sai về việc bảo tồn di sản và đặc biệt là những nhìn nhận sai lệch về nhu
cầu của du lịch đối với di sản văn hóa.
Nhiều địa phương chưa được phép của các cấp quản lý đã tự đầu tư, bằng nguồn
kinh phí từ tiền quyên góp của các tầng lớp nhân dân để tôn tạo, khôi phục các
đình chùa, miếu, lễ hội, thậm chí xây mới các công trình văn hóa, tôn giáo – tín
ngưỡng…. Cũng vì thiếu hiểu biết, lại tiến hành bảo tồn theo dạng phong trào nên
hầu như những di tích, di sản văn hóa được bảo tồn, tôn tạo dễ bị làm không kỹ,
chất lượng kém. Rất nhiều các công trình, di tích được bảo tồn, tôn tạo một cách
cẩu thả, sử dụng vật liệu mới như việc dùng cả gạch men kính để lát ban thờ, hoặc
dùng xi măng trám vào các cột kèo bị mối, mọt, các tượng được đắp bằng xi măng,
tô màu lòe loẹt, các chi tiết nề, mộc, tạc, tô tượng, các họa tiết chạm khắc hoa văn
thiếu sự trau chuốt…điển hình như việc trùng tu lại Chùa Trăm Gian gần đây đã để
lại nhiều hậu quả đáng tiếc, làm mất đi sự tôn nghiêm vốn có của nó.
Thứ hai, thương mại hóa, khai thác không đúng những hàm lượng văn hóa chứa
đựng trong di sản, xâm hại và làm biến tướng những giá trị của di sản: Ðể trở
thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, không hiếm trường hợp, di sản văn
hóa đã bị làm thay đổi đến mức biến dạng cả về nội dung và hình thức.
Cụ thể như nghệ thuật đờn ca tài tử của Nam Bộ là một ví dụ. Trong khi người
nghệ sĩ phải trải lòng mình ra với những câu vọng cổ da diết thì những thực khách
đang ăn uống xô bồ, nói cười ồn ã. Nghệ thuật được mang ra phục vụ trong khung
cảnh như vậy thì còn đâu vẻ hào hoa, phong nhã của âm nhạc tài tử?
Nghệ thuật ca Huế cũng là một trường hợp tương tự. Loại hình nghệ thuật này
được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và đã gắn liền với văn
hóa đất cố đô hàng trăm năm, khi biến thành sản phẩm du lịch trong những tour du 15
lịch trên sông Hương hay hát phục vụ trong các hội nghị… đã không còn giữ được
những đặc trưng riêng đúng như tên gọi ca Huế nữa.
Hay như chợ tình Sa Pa, không gian văn hóa vốn là nơi gặp gỡ, trao duyên, giao
lưu tình cảm của các chàng trai, cô gái người Dao, người Mông khi trở thành sản
phẩm du lịch cũng đã bị “sân khấu hóa”, mất đi vẻ đẹp giản dị và ý nghĩa tự nhiên vốn có.
Hoạt động thương mại hóa các giá trị văn hóa còn thể hiện ở những di sản khác
như trang phục dân tộc, ngành nghể thủ công, lễ hội truyền thống… Cư dân địa
phương phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch để kiếm sống và giao dịch thương mại.
Do vậy, để thích nghi với thị trường khách du lịch, họ sẵn sàng thay đổi các nét văn
nét truyền thống của dân tộc mình, một số đường nét hoa văn trong trang phục dân
tộc đang có nguy cơ bị mai một, những ngành nghề thủ công truyền thống có thể bị
thay đổi, mất đi, những lễ hội truyền thống phần nào bị che lấp mất giá trị quý giá
vốn có của nó, hay một số yếu tố nghệ thuật cũng bị đơn giản hóa, biến dạng.
Thứ ba, Việc phát triển du lịch nếu chạy theo nhu cầu của du khách đơn thuần
cũng có thể phá hoại các giá trị của di sản. Ví dụ như trùng tu, tôn tạo di tích theo
hướng to hơn, hoành tráng, hiện đại, bắt mắt hơn với du khách có thể làm sai lệch
nguyên dạng di tích, làm mất đi những giá trị vốn có của di tích.
Hay để thu hút du khách tham gia lễ hội, người ta tổ chức nhiều trò chơi mang tính
giải trí của thời hiện đại, lược bớt phần nghi lễ, các hình thức diễn xướng và trò
chơi dân gian… sẽ làm mất đi những giá trị của di sản. Điều này cũng sẽ tác động
tiêu cực trở lại đối với du lịch.
Thứ tư, chưa chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du
lịch. Phát triển du lịch di sản văn hóa, số lượng du khách đông nhưng không chú ý
đào tạo, xây dựng một đội ngũ hướng dẫn viên am hiểu sâu sắc các giá trị của di 16
sản, có khả năng trình bày thuyết phục thì du khách nhiều khi đến di sản nhưng
không hiểu giá trị của di sản.
Khi đó, ý nghĩa phát huy di sản thông qua hoạt động du lịch sẽ không thành hiện
thực. Đó là chưa kể, nếu chúng ta không có đội ngũ hướng dẫn viên bản địa, hay
quản lý được hướng dẫn viên của các công ty du lịch từ nơi khác đến thì lời thuyết
minh của họ có thể làm sai lệch ý nghĩa, giá trị của di sản.
III: Một số giải pháp giúp đẩy mạnh công tác quản lý di sản văn hóa gắn liền
với phát triển du lịch ở Việt Nam.
Thứ nhất, tăng cường quảng bá điểm đến di sản văn hóa
Du lịch càng thu hút được nhiều du khách đến với di sản thì các giá trị của di sản
văn hóa càng được quảng bá một cách rộng rãi. Vì vậy, để du lịch phát huy tốt các
giá trị của di sản thì phải tăng cường quảng bá di sản.
Trong những năm qua, nhiều sáng kiến quảng bá di sản góp phần quảng cáo du
lịch, thu hút du khách đến với di sản như năm du lịch Hạ Long, Festival Huế,
Quảng Nam hành trình di sản, Con đường di sản miền Trung,…
Trong thời gian tới, chúng ta cần đa dạng hóa hơn nữa các hình thức quảng bá như
xây dựng chuyên trang về di sản văn hóa nổi tiếng, giới thiệu những giá trị di sản,
các tour, tuyến du lịch khai thác di sản.
Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là trong bối cảnh công
nghệ thông tin hiện nay cần khai thác các trang mạng xã hội zalo, facebook,
youtube, twitter,… vào việc quảng bá điểm đến di sản.
Đồng thời, có thể viết các bài giới thiệu về giá trị, sức hấp dẫn của di sản thành các
tờ rơi để ở nhà ga, bến tàu, bến xe khách, đăng ở các tờ tạp chí của các hãng hàng 17
không để tiếp cận dễ hơn tới du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Bởi đa số
khách hàng không là du khách tham quan du lịch, có nhu cầu và khả năng đi du lịch.
Thứ hai, đa dạng hóa sản phẩm du lịch để khai thác đầy đủ giá trị di sản
Thực tế, nhiều di sản văn hóa đã được khai thác phát triển du lịch nhưng chưa đầy
đủ, cả về số lượng và chất lượng các giá trị của di sản. Vì vậy, khai thác đầy đủ sẽ
giúp các giá trị của di sản được phát huy tốt nhất. Ví dụ như di tích Cố đô Huế vẫn
còn có nhiều điểm do khách quan và chủ quan chưa được đưa vào khai thác, cho du khách đến tham quan.
Di sản văn hóa là của cộng đồng địa phương, của dân tộc nên có sự kết nối với các
di sản văn hóa khác trên địa bàn. Vì vậy, các tour du lịch cũng cần thiết kế nhiều
chương trình trải nghiệm, tìm hiểu các giá trị của nhiều di sản văn hóa khác nhau
trên một địa bàn. Ví dụ như tour du lịch tham quan cố đô Huế có thể thiết kế các
chương trình tham gia lớp học một điệu nhạc cung đình miễn phí, chương trình nấu
ăn cho du khách để tiếp cận văn hóa ẩm thực độc đáo của xứ Huế, cung đình Huế thời xưa…
Điều này không chỉ tăng thời gian lưu trú của khách, đáp ứng mục tiêu tăng lợi
nhuận của ngành du lịch mà còn giúp du khách tìm hiểu sâu hơn, đa dạng hơn các
giá trị của di sản văn hóa.
Thứ ba, giáo dục ý thức bảo vệ di sản cho du khách và cộng đồng địa phương
Để hoạt động du lịch không làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn di sản thì phải
nâng cao ý thức bảo vệ di sản cho cả du khách và cộng đồng địa phương với một số giải pháp sau: 18
– Tập huấn chuyên môn, thái độ ứng xử với di sản, với du khách tham quan cho
cán bộ và nhân dân địa phương có di sản. Các đối tượng tham gia khai thác du lịch
tại di sản không chỉ cán bộ du lịch mà cả người bán hàng, dân địa phương, lái xích
lô, xe ôm tạo ra hoạt động du lịch bền vững tại khu di sản văn hóa.
– Nâng cao ý thức bảo vệ di sản của du khách bằng việc tăng cường các bảng
hướng dẫn, ngăn cấm các hành vi xâm hại di tích cho du khách, công tác tuyên
truyền ý thức bảo vệ di sản thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng,…
Thứ tư, huy động nguồn vốn trong nước và ngoài nước cho hoạt động trùng tu, tôn
tạo, bảo vệ di tích
Khai thác di sản trong du lịch phải gắn liền với công tác tu bổ, trùng tu tôn tạo di
tích nếu không di tích sẽ bị hủy hoại, tàn phá bởi chính hoạt động du lịch của con
người. Chẳng hạn như trùng tu các di tích xuống cấp, mở rộng sức chứa của di tích
bằng việc xây dựng thêm một số hạng mục kết cấu hạ tầng.
Muốn vậy, cần phải có nguồn kinh phí lớn mà kinh phí từ hoạt động thu vé tham
quan là không đủ. Ví dụ Thánh địa Mỹ Sơn có nhiều tháp đã xuống cấp cần được
trùng tu bằng nguồn kinh phí rất lớn mà tiền thu vé hàng năm là quá ít so với nhu
cầu. Vì vậy, cần huy động nguồn vốn trong và ngoài nước cho hoạt động trùng tu, tôn tạo.
Ngoài nguồn thu vé tham quan, cần yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành có đưa
khách đến tham quan di sản trích một phần lợi nhuận của mình đóng góp vào quỹ
bảo tồn di sản. Kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài cũng như sự đóng
góp của cộng đồng địa phương, nhất là người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch tại di sản.
Thứ năm, quan tâm bảo tồn các giá trị của di sản để tăng tính hấp dẫn của điểm đến 19