Một đề cương nghiên cứu khoa học mẫu | Đại học Sư Phạm Huế
Một đề cương nghiên cứu khoa học mẫu | Đại học Sư Phạm Huế. Tài liệu gồm 20 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
47
24 lượt tải
Tải xuống
Môn: Nghiên cứu khoa học (SPH)
Trường: Đại học Sư Phạm Huế
Thông tin:
20 trang
3 tháng trước
Tác giả:
Một đề cương nghiên cứu khoa học mẫu
Bài tập: Viết một đề cương NCKH
Thí dụ:
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ, hội nhập và phát triển
nhân loại đều hướng đến chân trời tri thức mà hạt nhân là giáo dục. Thước
đo quan trọng cho năng lực sáng tạo của mỗi người trong nền kinh tế tri
thức chính là tốc độ tư duy, khả năng biến đổi thông tin thành kiến thức, và
từ kiến thức tạo ra giá trị. “Trong xu thế đó, sản phẩm đào tạo phải là những
con người năng động, sáng tạo, có khả năng học thường xuyên, học suốt đời
nhằm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ
và yêu cầu thị trường lao động.” (Nguyễn Đức Ca, 2008, trang 50).
Để đào tạo con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu và những thách
thức gay gắt của hội nhập và phát triển, cần phải đổi mới và hiện đại hóa
phương pháp giảng dạy ở mọi cấp học, ngành học. “Trong bộ môn giáo dục
học, dạy học là một quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tác động qua lại
giữa giáo viên và học sinh, nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa
học kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, dựa trên cơ sở đó
phát triển năng lực tư duy đặc biệt là tư duy sáng tạo, hình thành một thế
giới quan khoa học” (Nguyễn Tuấn Nghĩa, 2008, trang 42).
Những bài học không đơn giản là những bài học thuộc lòng nữa mà đòi hỏi
khả năng phân tích, lập luận, tổng hợp để có kết quả tốt hơn. Theo
UNESCO về giáo dục trong thế kỷ XXI: “Học để biết, học để làm, học để
làm người và học để sống với nhau”.
“Mục tiêu của bậc học phổ thông là hình thành và phát triển được nền tảng
tư duy của con người trong thời đại mới”(Lê Hải Yến, 2008, trang 20). Xét
cho cùng thì thông qua dạy kiến thức và kỹ năng để đạt được mục tiêu hình
thành và phát triển năng lực tư duy, trí tuệ của học sinh, thông qua việc dạy
và học tư duy chúng ta sẽ tạo được nền móng trí tuệ, cách suy nghĩ để giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn. Vậy mục tiêu quan trọng nhất của quá trình
dạy và học là giúp cho học sinh phát triển được tư duy. Giáo viên sử dụng
phương pháp dạy học tích cực trong đó lấy người học làm trung tâm nhằm
tạo hứng thú, kích thích khả năng tư duy để hình thành nên thói quen tư duy.
Thói quen tư duy sẽ được hình thành qua thời gian từ hiểu, nhớ, và tái hiện
lại khi giải quyết vấn đề.
“Nghiên cứu cho rằng khi học sinh được làm quen với một khái niệm mới
bằng phong cách học tập của mình, sau đó các em cũng có thể điều chỉnh
theo những cách học khác. (http://educate.intel.com/vn,truy cập ngày
25/7/2008). Phát triển thói quen tư duy làm cho học sinh có khả năng tiếp
thu bài tốt hơn. Học sinh nắm bắt được cách giải quyết vấn đề bằng phân
tích, tổng hợp, so sánh và đưa ra kết luận cho bản thân. Bên cạnh đó thói
quen tư duy mang đến tính sáng tạo, cái nhìn tổng thể cho một tình huống và
tiết kiệm thời gian. Thói quen tư duy mang tính thực tiễn cao bởi vì thói
quen tư duy rất cần thiết cho học tập và cuộc sống. Trong quá trình học sinh
tích luỹ kiến thức tạo thành tư duy, áp dụng logic vào thực tế, và những kiến
thức đó có ý nghĩa hơn.
Công nghệ 10 cung cấp kiến thức cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, tạo lập doanh nghiệp. Giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp để
học sinh nắm bắt được kiến thức, biến nó thành hiểu biết của mình, áp dụng
vào thực tiễn cuộc sống của bản thân và cộng đồng. Đổi mới phương pháp
dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, trước hết phải bắt đầu từ việc
dạy thế nào để học sinh hứng thú học, khơi dậy được động cơ học tập, nhu
cầu hiểu biết của trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các môn học được
coi là “môn phụ” như môn Công nghệ.
Chính vì vậy người nghiên cứu chọn đề tài “Thiết kế và thử nghiệm một số
bài giảng Công nghệ 10 nhằm phát triển thói quen tư duy của học sinh” với
mục đích tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả để phát triển thói quen tư
duy và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Đồng thời dựa trên kết quả
thu thập được có thể đưa ra kiến nghị và một số giải pháp nhằm góp phần
nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn Công nghệ ở bậc phổ thông
trung học.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Thiết kế và thử nghiệm một số bài giảng Công nghệ 10 nhằm phát triển thói
quen tư duy của học sinh. Đề tài nhằm:
- Góp phần vào việc hỗ trợ cho giáo viên tìm ra phương pháp dạy học hiệu
quả để phát triển thói quen tư duy của học sinh.
- Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả học tập, làm quen với khả năng tư
duy, học sinh nắm bắt và vận dụng bài học vào thực tế.
- Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả môn Công nghệ 10 nói riêng và các
môn học khác nói chung từ đó nâng cao chất lượng giáo dục cho các trường
THPT.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Một số bài giảng môn Công nghệ 10 nhằm phát triển thói quen tư duy của
học sinh.
1.3.2 Khách thể nghiên cứu
- Giáo viên và học sinh trong dạy và học Công nghệ 10 Trường THPT Cấp 3
Đông Hà.
- Một số bài giảng môn Công nghệ 10
- Năm định hướng học tập và các lý thuyết dạy và học
1.4 Giả thuyết nghiên cứu
Thiết kế bài giảng Công nghệ 10 nhằm phát triển thói quen tư duy của học
sinh nếu được xây dựng và giảng dạy sẽ đáp ứng nhu cầu của người học và
nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường THPT.
1.5Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Nhiệm vụ 2: Thiết kế một số bài giảng môn Công nghệ 10 nhằm phát triển
thói quen tư duy của học sinh.
- Nhiệm vụ 3: Thử nghiệm các bài giảng đã thiết kế
- Nhiệm vụ 4: Quan sát lớp học và lấy ý kiến về tác dụng phát triển thói
quen tư duy học sinh qua các bài giảng.
1.6 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi một luận văn cử nhân thì đề tài chỉ thực hiện ở trường THPT
Cấp 3 Đông Hà trong đề tài luận văn tốt nghiệp.
Người thực hiện: Người nghiên cứu đảm nhiệm vai trò dạy thử nghiệm vì có
thể nắm được dạy học có vấn đề và bài giảng trong nghiên cứu này.
Lớp dạy thử nghiệm chọn theo ngẫu nhiên để đảm bảo tính khách quan của
vấn đề nghiên cứu.
1.7 TÍNH MỚI VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.7.1 Tính mới mẽ của đề tài
Đề tài có ba điểm mới:
- Tìm hiểu về lĩnh vực phát triển thói quen tư duy cho học sinh thông qua
thiết kế và thử nghiệm bài giảng nhất là cho môn Công nghệ 10
- Thử nghiệm việc phát triển thói quen tư duy qua môn Công nghệ 10.
- Nội dung đề tài được xây dựng trên cơ sở 5 định hướng của quá trình dạy
học hiện nay chưa được thử nghiệm ở môn học này.
Về giá trị thực tiễn, sau khi đề tài hoàn tất sản phẩm của đề tài là cách thiết
kế và các bài giảng nhằm phát triển thói quen tư duy của học sinh.
1.7.2 Hướng phát triển của đề tài
- Đề tài cần được tiếp tục phát triển hướng đến thiết kế các bài giảng của các
môn học khác nhằm phát triển thói quen tư duy của học sinh.
1.8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây:
1.8.1 PP quan sát: (phục vụ nhiệm vụ 4)
Quan sát giáo viên và học sinh trường THPT Cấp 3 Đông Hà trong quá trình
dạy và học tích cực qua một số bài giảng thử nghiệm.
1.8.2 PP phỏng vấn, điều tra: (phục vụ nhiệm vụ 4)
- Xây dựng các phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ học sinh về mức độ hiểu
bài, khả năng ứng dụng thực tế, các thói quen tư duy. Phỏng vấn trực tiếp
giáo viên về các định hướng trong quá trình dạy học.
- Chọn mẫu để điều tra học sinh và thực hiện việc điều tra đến học sinh và
giáo viên.
1.8.3 PP thực nghiệm tự nhiên: (phục vụ nhiệm vụ 2,3)
-Thiết kế và dạy thử nghiệm một số bài giảng.
1.8.4 PP nghiên cứu tài liệu: (phục vụ nhiệm vụ 1,2)
- Phân tích và tổng hợp tài liệu về các định hướng trong quá trình dạy học.
1.9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Khoá luận gồm 4 chương:
1) Chương 1: GIỚI THIỆU
- Giới thiệu sơ lược về nghiên cứu:
§ Tình hình cụ thể nơi nghiên cứu được xác định
§ Mục đích của nghiên cứu
- Giới thiệu cấutrúc của luận văn
2) Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Những lý thuyết cơ bản mà người nghiên cứu dựa vào để đặt giả thuyết,
tiên đoán, lý giải vấn đề…
- Tóm tắt, nhận định về cách làm, cách phân tích, kết quả, kết luận của
những nghiên cứu trước đây.
3) Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Câu hỏi, vấn đề nghiên cứu
- Tiến trình nghiên cứu
§ Mô tả những phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu
người nghiên cứu đã sử dụng khi làm đề tài.
§ Thiết kế nghiên cứu
§ Mô tả những giai đoạn, công việc chính, hoạt động thực hiện phục vụ cho
nghiên cứu.
§ Mô tả đối tượng người nghiên cứu lựa chọn để nghiên cứu.
§ Mô tả cách chọn đối tượng, cách thu thập dữ liệu và phân tích.
4) Chương 4: PHÂN TÍCH
- Tường thuật, trình bày dữ liệu.
- Phân tích dựa vào dữ liệu có được
- Kết quả của phân tích
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1.10 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu : Từ tháng 6/2008 đến tháng 4/2009
STT
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG
NGƯỜI THỰC HIỆN
GHI CHÚ
1
Tháng 6/2008
Đăng ký đề tài, tập huấn về NCKH và Khóa luận tốt nghiệp
Người nghiên cứu
2
Tháng 7-8/2008
Thu thập tài liệu, viết đề cương.
Người nghiên cứu
3
Tháng 9-10/2008
Trình bày đề cương, chỉnh sửa đề cương.
Người nghiên cứu
4
Tháng8/10-30/11/2008
Viết Cơ sở lý luận, thực hiện nghiên cứu, thiết kế bài
giảng. Người nghiên cứu
Tháng 12/2008- 2/2009
Soạn phiếu điều tra, báo cáo giữa giai đoạn.
Người nghiên cứu
5
Tháng 2/2009- 4/2009
Dạy thử nghiệm: Bài 12,19,29,35,41 sách Công nghệ 10
Thu thập dữ liệu: quay video, quan sát, phỏng vấn.
Viết luận văn chương 1, 2
Người nghiên cứu
6
Tháng 5/2009
Viết luận văn chương 3,4,5
Nộp đề tài nghiên cứu cho bộ môn chỉnh sửa.
Người nghiên cứu
7
Tháng 6/2009
KHUNG MẪU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
« vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 08:04:23 AM »
Giới nh:
Bài viết: 1002
O!ine
Administrator
VIP Member
Bảo vệ đề tài
Người nghiên cứu
1.11 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1
PTTH
Phổ thông trung học
2
NXB
Nhà xuất bản
3
ĐH
Đại học
Đồng thanh
tương ý, đồng
chí tương cầu
KHUNG MẪU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Áp dụng cho các nghiên cứu khoa học khối ngành khoa học
xã hội)
Tên đề tài
• Cách chọn vấn đề xã hội để nghiên cứu = cách chọn
tên đề tài.
• Vấn đề xã hội = độ chênh giữa
tại sao? cái đáng lẽ
xảy ra/ cái mong muốn với thực tế
• Độ chênh càng lớn
vấn đề càng bức xúc thì hậu quả
càng nhiều
• Tiêu chuẩn chọn tên đề
tài:
◦ Ngắn gọn, dễ hiểu
◦ Từ chính xác, không đa nghĩa, không mô phỏng
◦ Gợi mở vấn đề nghiên cứu
Mục Các phần chính Ghi chú
(Những ghi chú dưới đây chủ yếu dùng trong xã hội học
nhưng có thể sử dụng tương tự với công tác xã hội sau khi
điều chỉnh phù hợp)
Phần 1. Mở
đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài • Khi có vấn đề xã hội thì cần
nghiên cứu, giải quyết vấn đề
• Sự kiện xã hội là những sự
kiện khác biệt và gây sức ép
• Lý do chọn đề tài có thể:
cần được giải ◦ Khách quan: vấn đề xã hội
quyết hay
người viết báo cáo được thuê viết
◦ Chủ quan: do người viết là nhà khoa học có chuyên
môn muốn nghiên cứu
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn • Ý nghĩa khoa học: để
kiểm nghiệm hay phát triển một lý thuyết
• Ý nghĩa thực tiễn: ứng dụng tri thức xã hội học đã
được học
3 Mục tiêu nghiên cứu Lấy
giải pháp khắc chỉ ra nguyên
nhân thông tin nhằm phản ánh được bản chất
phục
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu •
Khách thể: một nhóm người mang đối tượng nghiên cứu của
xã hội học hay được nhà xã hội học quan tâm
• Đối tượng: chứa đựng trong khách thể và là vấn đề mà
khách thể đang mang
• Phạm vi: về
◦ Không gian và thời gian
◦ Vấn đề nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
phản Là cách tiếp cận để lấy thông tin
ánh bản chất của
nó
(Nếu là phương pháp quen thuộc không cần thiết phải mô tả)
◦ Quan sát
◦ Phỏng vấn
◦ Phân tích tài liệu
…
6 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết (nếu có)
●
Giả
thuyết
nghiên
cứu:
là
những
câu
hỏi
giả
định
về
đối
tượng nghiên cứu cần được chứng minh, chưa chứng minh
được hay không thể chứng minh được
• Giả thuyết có các loại:
◦ Mô tả
◦ Nguyên nhân
◦ Xu hướng
• Lúc đầu có thể đặt vài giả thuyết nhưng trong công
trình nghiên cứu nếu thấy không phù hợp có thể điều
chỉnh
• Căn cứ đặt giả thuyết:
◦ Truyền thông đại chúng
◦ Kinh nghiệm bản thân
◦ Câu hỏi thắc mắc của những người xunh quanh
● Khung lý thuyết: là những mô hình, quan điểm, lý luận
đã được đánh giá, tổng kết trên cơ sở thực tiễn
Phần 2. Nội dung chính
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài • Cơ sở
thực tiễn: lấy thông tin ở đâu, xử lý như thế nào,…
1.1 Cơ
sở lý luận Lý luận cơ sở: triết học
◦ Lý thuyết xã hội học
…
1.2 Tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu Về những
nghiên cứu cùng vấn đề trước đó hay khách thể liên quan tới
đối tượng nghiên cứu
1.3. Những khái niệm công cụ
1.3.1. …
1.3.2. … Khái niệm:
◦ Là thuộc tính, bản chất của sự vật (thiếu nó sự vật
không tồn tại được)
◦ Dựa vào các thuộc tính đó để phân biệt với các
sự vật khác Chương 2 Kết quả nghiên cứu, những giải
pháp và những khuyến nghị
2.1. Kết quả nghiên cứu
2.1.1. …
2.1.2. …
2.1.3. …
2.1.n. Kết luận
2.2. Những giải pháp
2.2.1. …
2.2.2. …
2.2.n. …
2.3. Những khuyến nghị
2.3.1. …
2.3.2. …
2.3.n. …
@copyright k51socialwork USSH
The Fire
Global
Moderator
Jr.
Member
Logged
Ta không thể dạy người khác cái gì
Ta chỉ có thể giúp họ khám phá những gì sẵn có trong họ
( Galileo Galile 1564-1642 )
Re: KHUNG MẪU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC
« Trả lời #1 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2009, 03:58:45 AM
»
Khung này cũ và có nhiều điểm không hợp lý aby ơi.
Offline
Bài viết:
95
Theo thefire, hãy xem Tiêu chuẩn của một báo cáo mà PGS TS
Nguyễn Quý Thanh cùng hội đồng khoa học của Khoa Xã hội
học soạn. Đây là tiêu chuẩn được soạn dựa trên nghiên cứu của
Creswell năm 1998, 2003 và nhiều nghiên cứu về phương pháp
khác.
Dưới đây, thefire xin trích toàn văn bản tài liệu này:
(Nếu khó xem, xin các bạn xem trên trang vnsocialwork.net.
Thefire sẽ gửi tập file đính kèm lên.)
THỐNG NHẤT MỘT SỐ ĐIỂM
TRONG ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA SINH VIÊN/HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC
KHOA XÃ HỘI HỌC
Vấn đề Nội dung thống nhất
Cách xác định một đề tài khoa học XHH
- Đề tài phải nghiên cứu đuợc (researchable): tức là phải có
giả thuyết có thể kiểm chứng được; hoặc có thể tìm được câu
trả lời cho câu hỏi nghiên cứu;
- Đề tài nghiên cứu xã hội học là một vấn đề-sự kiện xã hội
theo cách hiểu của E. Durkheim, tức là phải xác định đề tài
hướng đến những qui luật xã hội có tính chất ổn định tương đối
chứ không phải hướng đến những biến cố ngẫu nhiên (ví dụ:
một đợt tăng giá, một cuộc bãi công, biểu tình v.v.); Vì vậy,
nên tránh xác định đề tài theo dạng một nghiên cứu thị trường
hay một cuộc điều tra dư luận.
- Khuyến khích các đề tài nghiên cứu liên ngành về các vấn đề
xã hội;
- Xác định tên đề tài: Đặt tên đề tài thẳng vào vấn đề nghiên
cứu (tránh các từ như ‘thực trạng’, ‘nguyên nhân’...);
- Khuyến khích đặt tên đề tài với tiêu đề kép (ví dụ: Internet
và sinh viên: một phân tích xã hội học về văn hoá phụ); phải sử
dụng các thuật ngữ khoa học đặc biệt là các các thuật ngư xã
hội học và của các khoa học liên quan khác trong tên đề tài.
Vấn đề khung lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu - Khung lý thuyết (còn gọi là Khung khái niệm)
là một tập hợp những khái niệm liên quan với nhau, được trình
bày và lập luận trên cơ sở các lý thuyết được sử dụng trong
nghiên cứu và gắn chặt với các khái niệm của nghiên cứu.
- Khung lý thuyết có thể được trình bày dưới dạng sơ đồ
HOẶC được mô tả bằng lời. Nhưng dù trình bày dưới hình
thức nào thì các khái niệm và mối quan hệ của các khái niệm đó
cần được mô tả đầy đủ trên cơ sở (các) lý thuyết liên quan và
phải làm rõ được luận điểm nghiên cứu của tác giả
- KHÔNG dùng từ điển tiếng Việt để định nghĩa khái niệm
khoa học của đề tài mà phải dùng từ điển xã hội học hoặc từ
điển/sách hoặc tài liệu của ngành/chuyên ngành liên quan.
Không cần phải định nghĩa những cụm từ trong đề tài mà
không phải là khái niệm nghiên cứu hay biến số của nghiên
cứu mà chỉ là các trạng ngữ, bổ ngữ hoặc tính từ trong tên đề
tài.
- Các định nghĩa thao tác (thao tác hoá) các biến số của nghiên
cứu phải được trình bày trong phần Phương pháp và Dữ liệu
chứ không phải trong phần khung lý thuyết.
- Câu hỏi nghiên cứu là thành phần bắt buộc phải có trong mọi
nghiên cứu. Ba dạng câu hỏi nghiên cứu thường được sử dụng
là “what-why-how”. Không đặt câu hỏi nghiên cứu với các vấn
đề khi chỉ có 1 câu trả lời duy nhất đúng hoặc có thể chắc chắn
câu trả lời trước khi nghiên cứu. Một nghiên cứu chỉ nên có 1-2
câu hỏi nghiên cứu chính và 5-7 câu hỏi nghiên cứu cụ thể.
Không đặt câu hỏi nghiên cứu mang tính nhân quả trong nghiên
cứu định tính.
- Trong nghiên cứu định lượng, giả thuyết là một trong những
điểm khởi đầu của nghiên cứu. Ngược lại, trong nghiên cứu
định tính, giả thuyết (một lý thuyết giả định) lại là kết quả cuối
cùng của nghiên cứu. Vì vậy, không phải nêu giả thuyết để
kiểm chứng trong nghiên cứu định tính. Trong nghiên cứu phối
hợp định lượng và định tính, tuỳ theo thiết kế nghiên cứu là
song hành hay kế tiếp nhau để có thể trình bày câu hỏi nghiên
cứu và giả thuyết nghiên cứu cho phù hợp. Nếu là thiết kế dạng
song hành, thì chỉ cần nêu câu hỏi nghiên cứu cho cả phần định
lượng và phần định tính là đủ, tuy nhiên nếu thiết kế dạng kế
tiếp nhau mà định lượng làm trước rồi mới đến định tính thì có
thể nêu giả thuyết cho phần định lượng và sau đó nêu câu hỏi
nghiên cứu cho phần định tính. Nếu thiết kế theo trật tự định
tính - định lượng thì chỉ cần nêu câu hỏi nghiên cứu cho 2 phần
là đủ.
- Giả thuyết bao giờ cũng được xây dựng với các biến số rõ
ràng và có tính chất có thể kiểm chứng được
(verifiable/testable). Nên đặt giả thuyết dạng “có quan hệ, có
tác động, khác nhau” v.v. hơn là các giả định theo dạng “không
có quan hệ, không có tác động, bằng nhau” v.v.
Thông tin định lượng - Thông tin phải đảm bảo (i) Tính đại
diện: báo cáo phải mô tả rõ quy trình chọn mẫu để thuyết trình
về tính đại diện của thông tin; (ii) Độ tin cậy (reliability): báo
cáo phải trình bày cụ thể quy trình thiết kế công cụ nghiên cứu
(vd: bảng hỏi) và cách thức thu thập thông tin; (iii) Độ chính
xác: báo cáo phải có cảnh báo về mức độ chính xác/sai số/rủi ro
của các kết luận
- Thông tin định lượng phải được trình bày theo trình tự thống
kê mô tả - thống kê suy luận.
- Trong phần mô tả, các biến phân loại thì lấy tỷ lệ %, biến
khoảng và tỷ lệ thì phải lấy giá trị trung bình và độ lệch tiêu
chuẩn để mô tả chứ không lấy tỷ lệ %, kể cả sau khi chia
khoảng số liệu. Cần nêu dung lượng mẫu nói chung và theo các
phân nhóm thống kê. Các tỷ lệ phần trăm phải được mô tả theo
biến độc lập (biến giải thích).
- Không lầm lẫn giữa phân tích bảng ngẫu nhiên (hay còn gọi
là bảng chéo - crosstab) với phân tích tương quan (correlation).
Phân tích bảng chéo dung cho thanh định danh, còn phân tích
tương quan chủ yếu thì dùng cho các thang khoảng, thang tỷ lệ
hoặc thang thứ bậc. Trong một số trường hợp, phân tích tương
quan giữa biến định danh có 2 giá trị (biến giới tính chẳng hạn)
và 1 biến định lượng (thu nhập chẳng hạn) có thể được thực
hiện mà vẫn có hiệu quả.
- Bảng bảng ngẫu nhiên phải được đặt tên thể hiện mối liên hệ
giữa hai biến số chứ không được đặt tên đó là bảng tương quan.
Cách an toàn nhất là kiểu đặt tên: “Bảng … Mối liên hệ giữa
biến số A và biến số B”.
- Trong bảng ngẫu nhiên khi số tuyệt đối trong phân nhóm
thống kê quá nhỏ (từ 5 đơn vị trở xuống) thì không nên trình
bày số liệu % của ô đó mà trình bày số liệu tuyệt đối nếu cần
thiết phải trình bày. Tuy nhiên, nếu bảng có nhiều ô có tần xuất
quan sát nhỏ hơn 5 thì nên gộp các cột/hàng lại để bảng có ý
nghĩa hơn. Bên cạnh đó, phải chú ý về các yều cầu về số ô có
tần xuất kỳ vọng dưới 5 để sử dụng bảng chéo có hiệu quả.
- Việc sử dụng kiểm định về tính độc lập χ2 vẫn có những giá
trị nhất định. Nhưng, kiểm định χ2 hoặc Crammer’ V chỉ cho
biết mối quan hệ (associasion) giữa hai biến số mà không cho
biết tương quan hay quan hệ nhân quả giữa chúng. Nếu trong
nghiên cứu dùng các thang như định danh thì χ2 hoặc
Crammer’ V vẫn có thể sử dụng, nhưng nếu trong nghiên cứu
có sử dụng các thang thứ bậc, khoảng cách và thang tỷ lệ thì
nên áp dụng những thủ tục thống kê bậc cao hơn. Để sử dụng
χ2 hoặc Crammer’ V có hiệu quả thì bảng ngẫu nhiên có số
hàng và số cột lớn hơn 2 nên được chuyển thành dang bảng
2x2.
- Tuyệt đối không nhầm lẫn giữa quan hệ tương quan với quan
hệ nhân quả. Hai biến số có thể liên hệ (kiểm định χ2 có ý
nghĩa thống kê) hoặc có tương quan mạnh (hệ số tương quan r
có ý nghĩa thống kê) nhưng hai biến số đó chưa chắc đã có
quan hệ nhân quả. Chúng ta chỉ có thể khẳng định được quan
hệ nhân quả khi (i) giữa chúng có sự liên hệ, tương quan; (ii)
biến nguyên nhân phải có trước biến kết quả về mặt thời gian;
(iii) loại trừ được các giải thích khác cho mối quan hệ giữa hai
biến này. Tức là, mối quan hệ giữa hai biến đó không phải là
quan hệ giả, không phải là quan hệ có điều kiện, không chịu sự
tác động của biến can thiệp, và không phải là sai số chọn mẫu.
Vì vậy, hết sức thận trọng khi đưa ra các kết luận theo dạng
“yếu tố A là nguyên nhân gây ra yếu tố B” nếu chưa đảm bảo
được đầy đủ các điều kiện nêu trên.
- Việc khái quát hoá và suy rộng kết quả không phải là mục
tiêu cũng như không thể thực hiện được với những nghiên cứu
mang tính chất thăm dò (explorative) hay nghiên cứu định tính.
Vì vậy, cho dù trong các nghiên cứu này có thể có các số liệu
điều tra, nhưng nếu chúng không được thu thập từ cách chọn
mẫu ngẫu nhiên thì cũng không thể suy rộng kết quả được. Khi
mẫu chọn là ngẫu nhiên và đủ lớn, nếu muốn suy rộng các kết
luận ra ngoài phạm vi mẫu nghiên cứu phải được thực hiện dựa
trên các kiểm định giả thuyết. Thí dụ, đó là việc kết luận mang
tính chất so sánh các giá trị trung bình, kết luận các mô hình tác
động, chiết xuất nhân tố phải được thực hiện cùng với các kỹ
thuật thống kê tương ứng như kiểm định t, kiểm định F, hồi qui
bội, phân tích nhân tố. Việc suy rộng kết quả phải dựa trên
khung mẫu (sampling frame) của nghiên cứu, khung mâu ở cấp
độ nào thì có thể suy rộng ở cấp độ đó.
Thông tin
định tính - Phải tuyệt đối đề cao khía cạnh đạo đức nghề
nghiệp trong khi làm việc với dữ liệu cả định tính và định
lượng. Tuy nhiên cần hết sức chú ý vấn đề đạo đực nghề
nghiện khi làm việc với dữ liệu định tính bới vì nó mang tính
trường hợp (case specific) chứ không mang tính khái quát như
định lượng, do vậy, các đối tượng tham gia có thể bị nhận diên
và bị ảnh hưởng.
- Thông tin phải (i) Phục vụ cho mục đích của đề tài; (ii) Đảm
bảo tính chính xác và trung thực khi trích dẫn thông tin; (iii)
đảm bảo tính khuyết danh (KHÔNG nêu tên thật người trả lời
phỏng vấn). Thông thường các đặc trưng nhân khẩu xã hội của
người trả lời cần thiết cho trích dẫn phỏng vấn sâu là giới tính,
tuối, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo v.v. Việc lựa chọn thông
tin nhân khẩu xã hội nào thì tuỳ theo nội dung của nghiên cứu.
Tối đa chọn 3 đặc điểm. Đối với trích dẫn thảo luận nhóm, các
yếu tố cần là loại nhóm (nam-nữ, già-trẻ v.v.) và địa điểm thực
hiện. Ví dụ: thảo luận nhóm nam, có gia đình, tại xã A.
- Không được trích dẫn ý kiến thảo luận nhóm như là ý kiến
phỏng vấn cá nhân. Thí dụ, không được viết “trong thảo luận
nhóm nam, anh B (hoặc 1 nam giới) đã cho biết…” vì bản chất
của câu trả lời trong thảo luận nhóm khi có mặt người khác
khác xa với câu trả lời khi họ ở một mình.
- Không nên trích dẫn phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm kiểu
viết của báo chí, thí dụ “khi được hỏi thì chị A cho rằng…”.
Các trích dẫn phỏng vấn sâu/thảo luận nhóm phải được trình
bày tách biệt khỏi ý kiến phân tích của tác giả. Có thể sử dụng
các hộp để trình bày các trích dẫn.
- Những trích dẫn của phỏng vấn sâu phải được kiểm chéo và
thực hiện tam giác đạc thông tin trước khi trích, tức là chúng
phải được xác thực hoá (validate) qua nhiều nguồn, nhiều cấp
độ, nhiều thời điểm, nhiều bối cảnh; Vì vậy, không trích những
ý kiến chỉ mang tính chất giật gân nếu đó không phải là bản
chất của hiện tượng được nghiên cứu.
Các mục cần có trong một công trình XHH (việc phân chia
thành các Phần hoặc để thành các chương/mục xuyên suốt
nghiên cứu là tuỳ GVHD): tổng số trang qui định của trường
cho khoá luận là 50 (+15%); qui định của khoa cho tiểu luận
thực tập là không quá 30 (+15%) trang; báo cáo khoa học sinh
viên không nên vượt quá 30 (+15%) trang. - Tóm tắt (từ 300
đến 400 chữ)
- Danh mục Bảng, Hình, Hộp.
- Danh mục những chữ viết tắt
Mở đầu - Lý do chọn đề tài.
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Nêu chủ đề nghiên cứu, vấn
đề nghiên cứu - đối tượng nghiên cứu.
- Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết:
Trình bày các vấn đề này một cách gắn kết với các lý thuyết đã
có, lập luận để đưa ra câu hỏi nghiên cứu và/hoặc giả thuyết;
- Phương pháp luận (nêu cách thức mà nghiên cứu sẽ được
tiến hành và thiết kế nghiên cứu chứ không phải trình bày theo
khái niệm phương pháp luận từ trước đến nay vẫn trình bày);
phương pháp thu thập thông tin; các vấn đề đạo đức và các
cảnh báo về dữ liệu; Các thông tin về khách thể được trình bày
trong phần này nhưng không nhất thiết thành một mục riêng;
định nghĩa thao tác các khái niệm được nghiên cứu (hoặc sẽ
được đo đạc)
Nội dung - Bối cảnh của địa bàn nghiên cứu (nếu là nghiên
cứu thực nghiệm có gắn với địa bàn nghiên cứu)
- Kết quả nghiên cứu (có thể có 1, 2 hoặc nhiều chương tuỳ
theo nội dung.
- Thảo luận (có thể tách riêng thành một chương, hoặc lồng
ghép với phần kết quả nghiên cứu)
Kết luận - Kết luận phải bám sát câu hỏi nghiên cứu hoặc
giả thuyết nghiên cứu, không phân tích lại số liệu. Không bắt
buộc phải có khuyến nghị.
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục (bảng hỏi, đề cương phỏng vấn sâu, bảng kiểm của
quan sát)
Logged
The Fire
Global
Moderator
Jr.
Member
Offline
Bài viết:
95
Re:
KHUNG MẪU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
« Trả lời #3 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2009, 21:32:49
PM »
@xuongrong:
Khi bạn post yêu cầu lên, bạn nên làm rõ:
Bạn làm NCKH theo chuyên ngành nào?
Bạn cần tài liệu hướng dẫn về cách NCKH chung, về các
phương pháp nghiên cứu cụ thể? Hay là...
Bạn cần các NC mẫu để tham khảo?
...
Có lẽ khi bạn làm rõ nhu cầu của mình thì người khác mới biết
để giúp được.
Logged
Trang: [1] Lên
xuongrong17Re: KHUNG MẪU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
NewbieKHOA HỌC
« Trả lời #2 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2009, 18:18:30
O!ine
PM »
Hi. Bạn nào có tài liệu hướng dẫn Nghiên cứu khoa học Bài viết: 3hoặc kinh
nghiệm làm NCKH thì cho mình biết với.
Logged
cứu
Viết một bài nghiên
Bài văn năm
đoạn
Viết luận cho
lớp học văn
Viết bài văn
giải thích
Viết bài
văn tranh
luận
thuyết
phục
Bài viết trình bày quan điểm
Viết một bài nghiên cứu ◄
Viết cho các trang web
Những bài học về cách viết
thu lượm từ 200 cột hướng
dẫn viết
Nghiên cứu là một quá trình
đi lên những
ngõ hẹp để xem chúng có
phải là ngõ cụt không
Marston Bates, người Mĩ,
1906-74
Đặt nền móng, trình bày vấn đề
(đoạn giới thiệu)
Chủ đề:
giới thiệu sơ qua chủ đề và sự liên quan đến ngành học của bạn
Tạo một bối cảnh
Miêu tả môi trường và các điều kiện của nó.
Nếu sử dụng thông tin cá nhân, bạn nên xin phép trước khi viết.
Giới thiệu và miêu tả vấn đề
Miêu tả điều bạn muốn trình bày hoặc tranh luận, tại sao. Cái gì là điều quan trọng?
Miêu tả vấn đề bằng một ví dụ hay ho.
(Nên nhớ rằng bạn đang viết cho người đọc và muốn lôi cuốn sự chú ý của họ)
Bắt đầu xác định các thuật ngữ, định nghĩa, từ ngữ sẽ dùng
Nếu có thể, bạn có thể sử dụng một nguồn tin cậy hoặc gộp các định nghĩa và ghi chú ở phía
dưới.
Cho đoạn thân bài phía sau, bạn nên cân nhắc nếu bạn dùng thuật ngữ hoặc giải thích mới.
Vì “đầu xuôi đuôi lọt”
bạn nên xem xét lại chủ đề, bối cảnh, và vấn đề, nhờ thầy cô hoặc người hướng dẫn kiểm tra để
đảm bảo bạn đang đi đúng hướng.
Tìm kiếm, xem xét các nghiên cứu: Review the Literature
Những nghiên cứu nào là có liên quan?
Nó được sắp xếp như thế nào? Xem thêm: Trung tâm luyện viết/Đại học Wisconsin "Review of
literature"
Phát triển giả thuyết
Giả thuyết của bạn là những giải thích bạn đưa ra và bạn sẽ kiểm tra xem nó đúng hay sai.
Nó sẽ bao gồm những biển số có thể đo được (những biến số có thể thay đổi hoặc thay đổi được) với
những kết quả có thể đối chiếu được với nhau.
Tránh việc nói quá chung chung, và nên ghi chú đến những nguồn tham khảo các nghiên cứu tin cậy
của người khác để hỗ trợ cho lý lẽ của bạn. Xem thêm National Health Museum's Viết giả thuyết: một
bài học
Phương cách
Cung cấp đủ thông tin sao cho những người khác có thể theo dõi cách bạn trình bày, và có thể lặp lại
(và hy vọng là họ cũng sẽ tìm được đúng kết quả như bạn đã làm!)
Mô tả phương thức bạn tiến hành càng hoàn chỉnh càng tốt sao cho người khác có thể bắt chước
được.
Xác định mẫu và các đặc điểm. Những yếu tố này phải chặt chẽ và giống nhau trong suốt cả quá
trình.
Lên danh sách những biến số cần dùng
Đây là những đại lượng thay đổi hoặc có thể được thay đổi, trong quá trình công việc
Hiểu rằng sẽ có những nhận xét, chê bai với tính chính xác của bạn. Đó có thể coi là những
“thiếu sót”.
Kết quả
Đây là những dữ liệu cụ thể và thông số rõ ràng
Thảo luận
Phát triển lập luận của bạn dựa trên những kết quả bạn tìm thấy.
Mặc dù những dữ liệu đó có thể tự bản thân nói lên được thông tin, nhưng đôi khi bạn cũng cần phải
bổ sung
Những thông tin đó hỗ trợ cho giả thuyết của bạn như thế nào
Điều gì có thể không chính xác
Dữ liệu này hỗ trợ gì cho những thông tin bạn trích dẫn
Những chỗ nào cần phải nghiên cứu thêm
Kết luận
Nhắc lại và tóm tắt những kết quả bạn tìm thấy, những thảo luận, lập luận hoặc là từ đơn giản đến
phức tạp, hoặc là tóm tắt quá trình cho những người đọc nóng vội nhảy ngay đến phần kết luận!
Tham khảo
Kiểm tra với giáo viên xem bạn đã làm đúng trình tự chưa
Gợi ý:
Một bài viết nghiên cứu không phải là một bài luận, xã luận hay một câu chuyện.
Các dữ kiện, thông tin cần phải được ghi chép, xác nhận.
Nên thận trọng với những tổng quát hóa bạn có.
Cố gắng khách quan trong việc tìm hiểu thông tin, câu hỏi, điều tra thông tin.
Xem qua Hướng dẫn tiến hành những phương pháp nghiên cứu khoa học
...cần thiết phải nhấn mạnh rằng bài viết của bạn không bao giờ được đánh giá bằng việc liệu giả
thuyết của bạn có đúng hay không. Điều quan trọng cần nhớ là một giả thuyết có các thông tin hỗ trợ
không có nghĩa là giả thuyết đó đúng, vì có vô số lý lẽ khác có thể dẫn đến sự phỏng đoán giống như
vậy. Cũng tương tự như vậy, nếu thiếu dẫn chứng, không có nghĩa là giả thuyết của bạn sai, nó hoàn
toàn có thể đúng ở mức độ nào đó, chẳng qua là có thể bạn nhầm hoặc sai sót ở khâu nào đó… Nhà
triết học Karl Popper, đã tranh luận rằng khoa học không phải là phương thức để kiểm chứng giả
thuyết. Thay vào đó, môn khoa học đó thậm chí còn có thể làm sai giả thuyết. Tóm lại, kết quả tồi
cũng quan trọng như kết quả tốt.
1
Marvin Harris (Chủ nghĩa vật chất văn hóa 1979:7)
"sự thực là không đáng tin nếu thiếu những lý thuyết giải thích sự hình thành của nó và phân biệt giữa
sự hiện diện trên bề mặt và sự hiện diện sâu sắc hơn"
1
Bấm Tải xuống để xem toàn bộ.