Một đời áo nâu đọc hiểu | Văn mẫu 12

Câu chuyện cổ tích “Cây vú sữa” kể về người con không nghe lời đã bỏ nhà ra đi. Người mẹ ở nhà luôn ngóng trông con trở về, thương con khôn nguôi mà khi chết cũng hóa thành cây vú sữa để con về sẽ có những nước sữa thơm ngon cho con trai. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 12 637 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 12 1 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Một đời áo nâu đọc hiểu | Văn mẫu 12

Câu chuyện cổ tích “Cây vú sữa” kể về người con không nghe lời đã bỏ nhà ra đi. Người mẹ ở nhà luôn ngóng trông con trở về, thương con khôn nguôi mà khi chết cũng hóa thành cây vú sữa để con về sẽ có những nước sữa thơm ngon cho con trai. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

82 41 lượt tải Tải xuống
Dẫn chứng về tình mẫu tử hay nhất
Dẫn chứng tình mẫu tử trong văn học
1. Câu chuyện cổ tích “Cây sữa” kể về người con không nghe lời đã bỏ nhà ra đi.
Người mẹ nhà luôn ngóng trông con trở về, thương con khôn nguôi khi chết
cũng hóa thành cây sữa để con về sẽ những nước sữa thơm ngon cho con
trai.
2. Tình mẫu tử thiêng liêng của cậu Hồng người mẹ bất hạnh của mình trong
tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
3. Sự hi sinh bao dung của người mẹ trong tác phẩm Mẹ tôi của Ét-môn-đô dờ
A-mi-xi
4. Tác phẩm Con của nhà thơ Chế Lan Viên câu: Con lớn vẫn con của
mẹ / Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con => Sự yêu thương, lo lắng của người mẹ dành
cho con "luôn" "vẫn" không bao giờ thay đổi.
5. Trong bài thơ “Khúc hát ru những em lớn trên lưng mẹ”, nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm đã viết: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,/Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
=> Tình mẫu tử thiêng liêng khi hai mẹ con lại thành nguồn sống, điểm tựa cho
nhau. Con dựa vào mẹ để lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nhờ con thêm
nghị lực, kiên cường sống.
6. Đại văn hào Nga Macxim Gorki đã viết: "Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh
hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu?". Mẹ điều kiện rất lớn của hạnh phúc, mẹ món quà
giá của cuộc sống.
7. Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta không ai
không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính người đã chăm sóc, nuôi nấng ta
khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn,
thử thách của cuộc đời. vậy khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết: “Ta đi trọn
kiếp con người / Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”. Tình mẹ cao cả bao la, một
thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt.
Dẫn chứng tình mẫu tử trong cuộc sống
dụ tình mẫu tử trong cuộc sống
1. Câu chuyện về chị Nguyễn Thị Yên (sinh năm 1981, thôn Đông Lao, Đông La,
huyện Hoài Đức, Nội) câu chuyện về một người mẹ chịu để con chào đời
hẳn sẽ khiến không ít chúng ta rơi nước mắt. Cuộc sống tưởng như đã quá trọn vẹn
với chị khi chị tìm được nửa kia của cuộc đời mình. Vậy nhưng cũng từ khi chị mang
bầu, bi kịch cuộc đời chị bắt đầu. Đôi mắt người phụ nữ ấy đã trở nên loà chỉ để
cho đứa con được chào đời. Khi con trong bụng được 5 tháng chị Yên chảy máu
cam nhiều biểu hiện nổi hạch lạ. Chị đi viện khám bị chẩn đoán bị ung thư
hốc mũi giai đoạn cuối. Các bác gia đình khuyên chị bỏ thai trong bụng để
chữa bệnh cứu đôi mắt. Những ngày tháng ấy với chị khó khăn hơn bao giờ hết.
Vừa chiến đấu với bệnh tật vừa mang bầu hạnh phúc đớn đau với chị như hòa
vào làm một. những chiều chị cứ lẩn thẩn lang thang khắp ngõ rồi chỉ biết gục
mặt cạnh tường vật khóc. Vậy nhưng chị khước từ. Chị giữ con quyết tâm
sinh Nguyễn Hoàng Cẩm tháng thứ 8. Khi con ra đời cũng chính lúc đôi
mắt người mẹ trẻ ấy mất đi đôi mắt sáng. Đối với người phụ nữ này, được sinh con
đã một điều hạnh phúc bờ chị không bao giờ hối tiếc về quyết định của
mình. Với chị, việc thể sinh con ra khỏe mạnh một điều hạnh phúc lớn lao
phải chết, chị cũng không bao giờ hối tiếc.
2. Hay một câu chuyện cảm động khác về tình mẫu tử thiêng liêng, người mẹ tình
nguyện chết để giữ mạng sống cho con - chị Trần Thị Lan Anh Bạc Liêu mặc
sắp lìa xa cõi đời chứng suy tim nặng, nhưng người mẹ ấy vẫn cố gắng duy trì sự
sống mong manh từng ngày của đứa con trong bụng. Khi được nhìn thấy con chào
đời cũng lúc chị mỉm cười trút hơi thở cuối cùng. Năm 2013 chị Lan Anh mang
thai lần 3 nhưng không như hai lần trước chị thường những cơn ho dai dẳng
luôn cảm thấy khó thở, tức ngực. Nhiều lúc ho ra máu, thân hình gầy sọp đi. Sau khi
đi khám bác kết luận chị bị suy tim quá nặng, không thể cứu chữa, mạng sống chỉ
tính từng ngày. Lúc này thai nhi đã được 5 tháng, chị Lan Anh biết không sống được
bao lâu nữa nhưng chị cầu khẩn bác làm mọi cách để thể cho đứa chào
đời. Trụ được đến tháng thứ 6 thì thể chị hoàn toàn suy kiệt. Nhận thấy tình thế
quá khẩn cấp, các bác tuyến dưới đã chuyển bệnh nhân lên BV phụ sản Từ Dũ.
Tại đây, mặc chị chỉ còn thở thoi thóp nhưng vẫn luôn lo lắng cho mạng sống của
con mình. Nhận thấy mạng sống chị Anh chỉ còn tính từng giờ, đội ngũ bác đã đi
tới quyết định sẽ thực hiện ca mổ để kịp cứu thai nhi mặc mới được 6 tháng.
Dẫn chứng về tình mẫu tử: Câu chuyện con bồ nông
Con bồ nông mẹ bay về tổ sau một ngày đi kiếm ăn nhọc nhằn. Trời mưa gió. Hôm
nay, trong cái diều to của chẳng gì. không tìm được một chút thức ăn nào
để đem về cho những con bồ công con. đang bay ngược chiều gió thấy
kiệt sức. Bồ nông vẫn cố gắng tìm về tổ, về với các con.
Khi bồ nông mẹ về đến nhà, những con bồ nông con nháo nhác vươn cổ lên, đưa
mỏ của mình lấy mồi từ trong diều của bồ nông mẹ. Bồ nông con được no bụng
nhưng chúng không biết rằng đây bữa ăn cuối cùng mẹ thể dành cho
chúng.
Sự hi sinh cao cả của mẹ bồ nông cho các con nhưng qua đó cũng thể hiện sự
tâm của trẻ non nớt. Chúng coi việc mẹ mang thức ăn về cho mình hiển nhiên
không màng đến dáng vẻ nhọc nhằn mệt mỏi của mẹ. cuối cùng, mẹ bồ nông
vĩnh viễn ra đi.
Dẫn chứng về tình mẫu tử: Tình thương của Mẹ
một người con gái khi không thể chịu đựng những lời trách mắng của mẹ, đã
giận dữ bỏ nhà ra đi. Một ngày kia khi không thể đi được nữa, trong lòng vẫn luôn
nhớ mẹ ân hận cùng, đã tìm về nhà, Hoảng hốt khi từ xa thấy nhà không
khóa cửa, đã khuya đèn vẫn sáng, sợ điều không lành liền vừa chạy về
nhà mình vừa khóc gọi mẹ... Khi thấy mẹ, òa khóc nức nở ôm chặt lấy mẹ.
Khi đã bớt xúc động, hỏi mẹ sao lại để cửa mở ra như thế làm lo lắng,
người mẹ đã trả lời "Từ khi con đi, ngày nào mẹ cũng mở cửa để đèn sáng mong
một ngày con trở về".
Qua câu chuyện này mới thấy tình thương lòng bao dung của mẹ bờ bến,
điều kiện...
Dẫn chứng về tình mẫu tử: Câu chuyện cậu với ông lão ăn xin
Trước mặt người ăn xin già nua, khắc khổ, rách rưới, cậu đã lục hết túi này đến
túi khác không lấy một xu lẻ, cậu bối rối nắm lấy tay ông. "Xin lỗi, cháu không
để cho ông cả." Ông lão mỉm cười "Cảm ơn cháu, như vậy cháu cho lão
nhiều lắm rồi".
Cả ông lão ăn xin cậu đều cảm thấy mình đã nhận một điều quý giá cùng
trong cuộc sống. qua câu chuyện chúng ta thấy rằng, hãy cho nhau sự yêu
thương, đồng cảm, chia sẻ điều đó còn hơn hết thảy mọi thứ vật chất trên thế gian
này.
| 1/4

Preview text:

Dẫn chứng về tình mẫu tử hay nhất
Dẫn chứng tình mẫu tử trong văn học
1. Câu chuyện cổ tích “Cây vú sữa” kể về người con không nghe lời đã bỏ nhà ra đi.
Người mẹ ở nhà luôn ngóng trông con trở về, thương con khôn nguôi mà khi chết
cũng hóa thành cây vú sữa để con về sẽ có những nước sữa thơm ngon cho con trai.
2. Tình mẫu tử thiêng liêng của cậu bé Hồng và người mẹ bất hạnh của mình trong
tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
3. Sự hi sinh và bao dung của người mẹ trong tác phẩm Mẹ tôi của Ét-môn-đô dờ A-mi-xi
4. Tác phẩm Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên có câu: Con dù lớn vẫn là con của
mẹ / Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con => Sự yêu thương, lo lắng của người mẹ dành
cho con "luôn" "vẫn" không bao giờ thay đổi.
5. Trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm đã viết: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,/Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
=> Tình mẫu tử thiêng liêng khi hai mẹ con lại thành nguồn sống, điểm tựa cho
nhau. Con dựa vào mẹ để lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nhờ có con mà thêm
nghị lực, kiên cường sống.
6. Đại văn hào Nga Macxim Gorki đã viết: "Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh
hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu?". Mẹ là điều kiện rất lớn của hạnh phúc, mẹ là món quà vô giá của cuộc sống.
7. Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta không ai là
không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta
khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn,
thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết: “Ta đi trọn
kiếp con người / Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”. Tình mẹ cao cả và bao la, một
thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt.
Dẫn chứng tình mẫu tử trong cuộc sống
Ví dụ tình mẫu tử trong cuộc sống
1. Câu chuyện về chị Nguyễn Thị Yên (sinh năm 1981, thôn Đông Lao, xã Đông La,
huyện Hoài Đức, Hà Nội) – câu chuyện về một người mẹ chịu mù để con chào đời
hẳn sẽ khiến không ít chúng ta rơi nước mắt. Cuộc sống tưởng như đã quá trọn vẹn
với chị khi chị tìm được nửa kia của cuộc đời mình. Vậy nhưng cũng từ khi chị mang
bầu, bi kịch cuộc đời chị bắt đầu. Đôi mắt người phụ nữ ấy đã trở nên mù loà chỉ để
cho đứa con được chào đời. Khi con trong bụng được 5 tháng chị Yên chảy máu
cam nhiều và có biểu hiện nổi hạch lạ. Chị đi viện khám và bị chẩn đoán bị ung thư
hốc mũi giai đoạn cuối. Các bác sĩ và gia đình khuyên chị bỏ thai trong bụng để
chữa bệnh và cứu đôi mắt. Những ngày tháng ấy với chị khó khăn hơn bao giờ hết.
Vừa chiến đấu với bệnh tật vừa mang bầu hạnh phúc và đớn đau với chị như hòa
vào làm một. Có những chiều chị cứ lẩn thẩn lang thang khắp ngõ rồi chỉ biết gục
mặt cạnh tường vật vã khóc. Vậy nhưng chị khước từ. Chị giữ con và quyết tâm
sinh bé Nguyễn Hoàng Cẩm Tú ở tháng thứ 8. Khi con ra đời cũng chính là lúc đôi
mắt người mẹ trẻ ấy mất đi đôi mắt sáng. Đối với người phụ nữ này, được sinh con
đã là một điều hạnh phúc vô bờ mà chị không bao giờ hối tiếc về quyết định của
mình. Với chị, việc có thể sinh con ra khỏe mạnh là một điều hạnh phúc lớn lao mà
dù có phải chết, chị cũng không bao giờ hối tiếc.
2. Hay một câu chuyện cảm động khác về tình mẫu tử thiêng liêng, người mẹ tình
nguyện chết để giữ mạng sống cho con - chị Trần Thị Lan Anh ở Bạc Liêu mặc dù
sắp lìa xa cõi đời vì chứng suy tim nặng, nhưng người mẹ ấy vẫn cố gắng duy trì sự
sống mong manh từng ngày của đứa con trong bụng. Khi được nhìn thấy con chào
đời cũng là lúc chị mỉm cười trút hơi thở cuối cùng. Năm 2013 chị Lan Anh mang
thai lần 3 nhưng không như hai lần trước chị thường có những cơn ho dai dẳng và
luôn cảm thấy khó thở, tức ngực. Nhiều lúc ho ra máu, thân hình gầy sọp đi. Sau khi
đi khám bác sĩ kết luận chị bị suy tim quá nặng, không thể cứu chữa, mạng sống chỉ
tính từng ngày. Lúc này thai nhi đã được 5 tháng, chị Lan Anh biết không sống được
bao lâu nữa nhưng chị cầu khẩn bác sĩ làm mọi cách để có thể cho đứa bé chào
đời. Trụ được đến tháng thứ 6 thì cơ thể chị hoàn toàn suy kiệt. Nhận thấy tình thế
quá khẩn cấp, các bác sĩ tuyến dưới đã chuyển bệnh nhân lên BV phụ sản Từ Dũ.
Tại đây, mặc dù chị chỉ còn thở thoi thóp nhưng vẫn luôn lo lắng cho mạng sống của
con mình. Nhận thấy mạng sống chị Anh chỉ còn tính từng giờ, đội ngũ bác sĩ đã đi
tới quyết định sẽ thực hiện ca mổ để kịp cứu thai nhi mặc dù bé mới được 6 tháng.
Dẫn chứng về tình mẫu tử: Câu chuyện con bồ nông
Con bồ nông mẹ bay về tổ sau một ngày đi kiếm ăn nhọc nhằn. Trời mưa gió. Hôm
nay, trong cái diều to của nó chẳng có gì. Nó không tìm được một chút thức ăn nào
để đem về cho những con bồ công con. Nó đang bay ngược chiều gió và nó thấy
kiệt sức. Bồ nông vẫn cố gắng tìm về tổ, về với các con.
Khi bồ nông mẹ về đến nhà, những con bồ nông con nháo nhác vươn cổ lên, đưa
mỏ của mình lấy mồi từ trong diều của bồ nông mẹ. Bồ nông con được no bụng
nhưng chúng không biết rằng đây là bữa ăn cuối cùng mà mẹ nó có thể dành cho chúng.
Sự hi sinh cao cả của mẹ bồ nông cho các con nhưng qua đó cũng thể hiện sự vô
tâm của lũ trẻ non nớt. Chúng coi việc mẹ mang thức ăn về cho mình là hiển nhiên
và không màng đến dáng vẻ nhọc nhằn mệt mỏi của mẹ. Và cuối cùng, mẹ bồ nông vĩnh viễn ra đi.
Dẫn chứng về tình mẫu tử: Tình thương của Mẹ
Có một người con gái khi không thể chịu đựng những lời trách mắng của mẹ, đã
giận dữ bỏ nhà ra đi. Một ngày kia khi cô không thể đi được nữa, trong lòng vẫn luôn
nhớ mẹ và ân hận vô cùng, cô đã tìm về nhà, Hoảng hốt khi từ xa thấy nhà không
khóa cửa, đã khuya mà đèn vẫn sáng, cô sợ có điều gì không lành liền vừa chạy về
nhà mình vừa khóc gọi mẹ... Khi thấy mẹ, cô òa khóc nức nở và ôm chặt lấy mẹ.
Khi đã bớt xúc động, cô hỏi mẹ vì sao lại để cửa mở ra như thế làm cô lo lắng, và
người mẹ đã trả lời "Từ khi con đi, ngày nào mẹ cũng mở cửa và để đèn sáng mong một ngày con trở về".
Qua câu chuyện này mới thấy tình thương và lòng bao dung của mẹ là vô bờ bến, vô điều kiện...
Dẫn chứng về tình mẫu tử: Câu chuyện cậu bé với ông lão ăn xin
Trước mặt người ăn xin già nua, khắc khổ, rách rưới, cậu bé đã lục hết túi này đến
túi khác mà không có lấy một xu lẻ, cậu bối rối nắm lấy tay ông. "Xin lỗi, cháu không
có gì để cho ông cả." Ông lão mỉm cười "Cảm ơn cháu, như vậy là cháu cho lão nhiều lắm rồi".
Cả ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận một điều quý giá vô cùng
trong cuộc sống. Và qua câu chuyện chúng ta thấy rằng, hãy cho nhau sự yêu
thương, đồng cảm, chia sẻ điều đó còn hơn hết thảy mọi thứ vật chất trên thế gian này.