Một số đặc điểm về Dịch tễ học: Bệnh tả lợn Châu Phi
Một số đặc điểm về Dịch tễ học: Bệnh tả lợn Châu Phi
Preview text:
lOMoARcPSD|35919223
PGS.TS. Đinh Hồng Dương
Khoa Dịch tễ - Học viện Quân y
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
BỆNH TẢ LỢN CHÂU PHI (African Swine Fever)
Hà Nội - tháng 5/2019
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223 MỤC LỤC Trang Danh mục chữ viết tắt
1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ............................................................................................... 1
2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH ....................................................................................... 2
2.1. Sơ lược về hình thể và cấu trúc ........................................................................ 2
2.2. Sức đề kháng .................................................................................................... 3
3. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN ........................................................................................ 4
3.1. Quá trình tồn tại và lưu truyền của vi rút trong tự nhiên ................................. 4
3.2. Khái quát về nguồn truyền nhiễm, đường truyền nhiễm và khối cảm thụ ...... 7
4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở LỢN .................................. 8
4.1. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở lợn ...................................................... 8
4.2. Tỷ lệ chết ở lợn .............................................................................................. 10
4.3. Điều trị ở lợn .................................................................................................. 10
5. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM ............................................................................................................... 11
5.1. Trên thế giới ................................................................................................... 11
5.1.1. Ở Châu Âu .............................................................................................. 13
5.1.2. Ở Châu Phi ............................................................................................. 17
5.1.3. Châu Á .................................................................................................... 18
5.2. Tại Việt Nam ................................................................................................. 18
6. PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ............................................. 21
6.1. Trên thế giới ................................................................................................... 21
6.2. Tại Việt Nam ................................................................................................. 22
6.2.1. Về văn bản chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn ........................................ 22
6.2.2. Tổ chức triển khai ................................................................................... 23
6.2.3. Phương hướng chính trong thời gian tới ................................................ 25
7. KHẢ NĂNG LÂY BỆNH CHO NGƯỜI ............................................................. 27
8. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 28
8.1. Một số đặc điểm Dịch tễ học bệnh tả lợn Châu Phi ...................................... 28
8.2. Thực trạng dịch tả lợn Châu Phi ở Việt Nam đến tháng 5/2019 ................... 28
8.3. Về nguy cơ đối với người ............................................................................... 29
8.4. Về vấn đề tên gọi bệnh ................................................................................... 29
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 31
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASF
Bệnh tả lợn Châu Phi (African swine fever - bệnh Sốt lợn Châu Phi) ASFV
Vi rút gây bệnh tả lợn Châu Phi (African swine fever virus) CS Cộng sự
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ
Bệnh tả lợn Châu Phi (African swine fever - ASF) được mô tả lần đầu tiên
vào năm 1921 tại Kenya. Đến nay, bệnh đã được báo cáo ở lợn nhà ở 26 quốc
gia châu Phi. Nhiều nước Châu Phi bệnh tồn tại dai dẳng hàng thập kỷ nay, gây
thiệt hại đáng kể về kinh tế cho cộng đồng [1], [2].
ASF là một bệnh truyền nhiễm gây xuất huyết với tỷ lệ chết rất cao ở lợn
(lợn rừng và lợn nhà). ASF là một trong những bệnh được Tổ chức Thú y thế
giới (World Organization for Animal Health) đặc biệt chú ý trong công tác kiểm
soát phòng và chống dịch. Tuy nhiên, đây là bệnh của động vật không lây truyền cho người [1].
ASF là bệnh thường lây lan và lưu hành ở cận sa mạc Sahara, một phần Tây
Phi và vùng Sardinia (thuộc Châu Phi). Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc
gia Châu Âu thanh toán được ASF vào giữa những năm 1990. Trước đó, ASF
cũng được thanh toán ở vùng Caribbean trong những năm 1977 - 1980. Tuy
nhiên, đến thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, ASF lại xuất hiện và lây lan tại khu
vực Đông Âu và khu vực Caucasus. Đến những năm cuối cùng của thế kỷ 20,
ASF xuất hiện và lan tràn khắp Liên minh Châu Âu, đặc biệt ở lợn rừng [1].
Bệnh xảy ra ở nhiều nước thuộc Châu Phi và đến nay, các vụ bùng nổ dịch
xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như Trung và Đông Âu, Nga và vùng Caucasus,
và lan tràn ở nhiều nước ở Châu Á. ASF đã từng xuất hiện ở Nam Mỹ và vùng
Caribbean nhưng đến nay, những khu vực này đã thanh toán được ASF [3].
Vi rút gây bệnh tả lợn Châu Phi (African swine fever virus - ASFV) có phổ
độc lực tương đối rộng, từ mức độc lực rất cao, gây chết 100% trên lợn bị
nhiễm, đến mức có độc lực thấp hơn, tạo ra những khó khăn khi chẩn đoán bệnh ở động vật [4].
Vào tháng 8 năm 2018, Trung Quốc báo cáo đã phát hiện trường hợp ASF
đầu tiên trong quần thể lợn nhà của nước này. ASF chưa thấy xuất hiện ở Mỹ,
Canada, Úc và New Zealand [1]. 1
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Tại Việt Nam, ngày 1/2/2019, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn) đã thông báo phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại tỉnh Hưng
Yên. Đến ngày 12/2/2019 ASF tiếp tục phát hiện được ở Thái Bình. Theo thông
tin từ Cục Thú y, từ hai vụ bùng nổ dịch ở Hưng Yên và Thái Bình, chỉ trong
tháng 2/2019, dịch nhanh chóng lây lan sang 4 tỉnh khác, gây dịch trên đàn lợn
của hàng trăm hộ gia đình với hàng ngàn con lợn nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy [5].
Tính đến ngày 19/5/2019, dịch bệnh đã xảy ra tại 3.281 xã, 309 huyện của 48
tỉnh, thành phố với tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là 2.034.858 con [5].
Hầu như tất cả các loài lợn đều có thể cảm nhiễm với bệnh (lợn nhà, lợn
rừng). Tuy nhiên, một số loài lợn lớn ở Châu Mỹ được tin là có khả năng không mắc bệnh [1].
2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
2.1. Sơ lược về hình thể và cấu trúc
Vi rút gây bệnh tả lợn Châu Phi (African swine fever virus - ASFR) thuộc
chi Asfivirus và thuộc họ Asfarviridae. Đây là vi rút có vỏ bọc với bộ gene là
DNA sợi kép. Đến thời điểm hiện nay, chưa có vắc xin và chưa có biện pháp
điều trị hiệu quả cho lợn. Tương tự như các vi rút gây sốt xuất huyết khác, tế
bào đích chính của vi rút này là đại thực bào và các tế bào đơn dòng monocyte [1], [6].
Hiện nay, người ta mới chỉ thấy ASFV có một type huyết thanh duy nhất
(serotype), nhưng có đến hơn 20 kiểu gene (genotype) đã được phát hiện. Độc lực
của các kiểu gene này khác biệt nhau có ý nghĩa; và kiểu gene cùng với tình trạng
miễn dịch sẽ quyết định thể bệnh: Tối cấp, cấp tính, bán cấp và mạn tính [1]. 2
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Hình 1. Hình ảnh vi rút bệnh tả lợn Châu Phi dưới kính hiển vi điện tử
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, 2019 [1]; Erika Chenais và CS, 2018 [7])
2.2. Sức đề kháng
ASFV là một vi rút có sức đề kháng cao, chịu được nhiệt độ thấp, chịu được
pH giao động ở khoảng rộng (chịu được cả pH kiềm và toan). Có thể tồn tại
thời gian dài trong các mô và dịch cơ thể của lợn [1].
Bảng 1. Sức đề kháng của vi rút dịch tả lợn Châu Phi với các yếu tố vật lý và hóa học Yếu tố Sức đề kháng Nhiệt độ
Đề kháng cao với nhiệt độ thấp. Cụ thể: ở 4OC: vi rút có
thể tồn tại trong thịt trong thời gian vài tháng; ở da và mỡ
lợn trong 300 ngày; thịt sấy khô tới 120 ngày; trong thịt
lợn muối hoặc ngâm trong nước muối tới 180 ngày. Cũng
ở 4OC, vi rút có thể tồn tại hơn 1 năm trong tiết lợn; vài
tháng ở phần thịt dính vào xương; nhiều năm nếu đông
lạnh toàn thân lợn bệnh.
Tuy nhiên, ASFV có sức đề kháng tương đối yếu ở nhiệt
độ cao: vi rút bị bất hoạt ở nhiệt độ 56OC/70 phút và 60OC/20 phút. 3
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223 pH
ASFV chỉ bị bất hoạt khi ở mức pH < 3,9 hoặc pH > 11,5.
Ở trong huyết thanh, sức đề kháng của vi rút tăng lên. Cụ
thể: ở pH = 13,4 vi rút có thể tồn tại trong 21 giờ nếu ở
bên ngoài môi trường huyết thanh; nhưng có thể tồn tại
đến 7 ngày nếu vi rút ở trong môi trường huyết thanh
Hóa chất hoặc các ASFV nhạy cảm với cồn và Clo hoạt. Vi rút bị bất hoạt chất khử trùng
với nồng độ Natri Hydroxyt 0,8%/30 phút; hypochlorite
2,3%/30 phút; Formalin 0,3%/30 phút; Phenol 3%/30
phút. Hợp chất sát trùng có chứa Iodine dễ dàng diệt được vi rút.
Khả năng tồn tại ASFV có thể tồn tại trong khoảng thời gian dài trong
máu, phân và mô của lợn, trong các sản phẩm của lợn
nấu chưa chín. Đặc biệt vi rút có thể nhân lên trong ve Ornithodoros spp.
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, 2019; Erika Chenais và CS, 2019)[1], [8])
3. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
3.1. Quá trình tồn tại và lưu truyền của vi rút trong tự nhiên
ASF được cho là có ba đường lây truyền: Tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián
tiếp và do côn trùng truyền. Lợn mắc bệnh do tiếp xúc trực tiếp khi lợn khỏe
tiếp xúc với lợn mắc bệnh và bị lây bệnh thông qua yếu tố trung gian gồm nước
bọt, phân, nước tiểu của lợn mắc bệnh. Tiếp xúc gián tiếp khi lợn khỏe ăn thức
ăn thừa nhiễm vi rút nấu chưa chín. Đường lây truyền thứ ba là do côn trùng
truyền. Đó là loài ve (Ornithodoros spp.) có chứa mầm bệnh, đốt hút máu lợn
lành và truyền bệnh cho lợn lành. Như vậy, ASF lây theo cả 3 đường: tiêu hóa,
hô hấp và đường máu (côn trùng truyền) [1].
Ở vùng cận sa mạc Sahara, bệnh lây truyền và lưu hành giữa các loài lợn
do ve hút máu và tạo thành ổ chứa vi rút trong tự nhiên. Bản thân loài ve cũng
có thể truyền vi rút cho nhau thông qua hoạt động giao phối (lây truyền giữa
con đực và con cái), truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (ve mẹ truyền cho
ve con). Người ta thấy rằng, ngay cả trong trường hợp không tái nhiễm, ve vẫn
có thể truyền vi rút từ thế hệ này sang thế hệ khác trong khoảng thời gian trên 5 năm [1]. 4
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Tình trạng vận chuyển bất hợp pháp lợn và các sản phẩm của lợn nhiễm vi
rút là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới lưu hành và lan tràn
bệnh. Ngoài ra, ở Châu Âu, người ta còn thấy nguyên nhân lưu hành dịch bệnh
là do tình trạng lợn rừng mang mầm bệnh, gây dịch cho lợn rừng và lây lan
sang lợn nhà. Tuy nhiên, người ta không thấy có vai trò của loài ve
Ornithodoros spp. trong việc lưu hành ASF ở Châu Âu [1].
ASF thường được mô tả là một bệnh truyền nhiễm với khả năng lây nhiễm
và tỷ lệ chết rất cao ở lợn. Tỷ lệ chết liên quan đến ASFV có độc lực cao trong
quần thể lợn từ 90 - 100%. Khi lợn có dấu hiệu lâm sàng của ASF, chúng có tải
lượng virus cao trong tất cả các chất tiết cơ thể, với nồng độ trong máu đặc biệt
cao. Chính vì vậy, khả năng lây nhiễm sang lợn lành là rất cao. Mặt khác, nếu
các trường hợp mới mắc bệnh được phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp
kiểm soát dịch bệnh phù hợp một cách nhanh chóng và kịp thời thì mức độ lây nhiễm sẽ thấp [8].
Theo Erika Chenais và cộng sự (2018) mô tả quá trình lưu truyền và lây lan
ASFV trong tự nhiên thành 4 chu trình dịch tễ học (Epidemiologic cycle) giao
thoa nhau như hình 2 dưới đây [7]:
Hình 2. Bốn chu trình dịch tễ học lưu truyền và lây lan vi rút tả lợn Châu
Phi trong tự nhiên (Nguồn: Erika Chenais và CS, 2018 [7]) 5
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
- Chu trình 1: Chu trình rừng núi (Sylvatic cycle)
Vi rút luân chuyển trong rừng ở lợn lòi rừng Châu Phi (Phacochoerus
africanuus), lợn hoang Châu Phi (Potamochoerus larvatus) và loài ve
(Ornithodoros spp.). Tuy nhiên, vai trò của lợn hoang Châu Phi ở chu trình này
chưa thực sự được làm sáng tỏ.
- Chu trình 2: Chu trình Ve - Lợn nhà (Tick - pig cycle)
Ve nhiễm mầm bệnh từ chu trình rừng núi xâm nhập vào nơi ở của con
người và đốt hút máu lợn nhà (gồm cả lợn trang trại và lợn nuôi thả rông) và lây bệnh cho lợn nhà.
- Chu trình 3: Chu trình trang trại (Domestic cycle)
Là chu trình sau khi lợn nhà bị ve đốt và truyền bệnh, những con lợn này
truyền bệnh sang những con lợn khác được nuôi trong trang trại và cả những
con lợn nuôi thả rông; lây lan từ trang trại này sang trang trại khác và từ vùng
này sang vùng khác thông qua việc vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn
(như thịt, mỡ, tiết lợn, xương, da…).
- Chu trình 4: Lợn rừng sống gần người (Wild boar - habitat cycle)
Một số tác giả trên thế giới đề cập đến chu trình “Wild boar - habitat
cycle”. Trong tài liệu này chúng tôi tạm dịch là “Chu trình lợn rừng sống gần
người”. Đây là chu trình trình lợn rừng hoang dại sống gần người đột nhập và
kiếm thức ăn thừa có chứa mầm bệnh của con người và bị lây bệnh. Và từ
những con lợn rừng này lại làm lây bệnh sang những con lợn rừng khác, làm
nhiễm vi rút sang ve ở chu trình rừng núi và khép kín 4 chu trình dịch tễ học
của quá trình lưu hành và lan tràn ASFV trong quần thể lợn.
Trong 4 chu trình dịch tễ học, chu trình rừng núi được coi là ổ chứa ASFV
trong tự nhiên và là chu trình khó kiểm soát nhất. Chính vì vậy, ở một số nơi
trên thế giới, khi quần thể lợn rừng có số lượng đủ lớn là một trong những
nguyên nhân làm cho bệnh dịch tồn tại dai dẳng trong gần 100 năm qua. 6
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
3.2. Khái quát về nguồn truyền nhiễm, đường truyền nhiễm và khối cảm thụ
Từ quá trình tồn tại và lây truyền của vi rút trong tự nhiên, có thể khái quát
hóa một số đặc điểm dịch tễ học cơ bản về nguồn truyền nhiễm, cơ chế truyền
nhiễm, yếu tố trung gian truyền nhiễm - đường truyền nhiễm và khối cảm thụ như sau:
- Nguồn truyền nhiễm: là toàn bộ các loài lợn, kể cả lợn nhà và lợn rừng.
Ngoài ra còn là loài ve Ornithodoros spp. Lưu ý là ve Ornithodoros spp., ngoài
vai trò là yếu tố trung gian truyền nhiễm, vi rút có thể sống độc lập và nhân lên
trong cơ thể ve như là một vật chủ chính thức.
- Yếu tố trung gian truyền nhiễm: nước bọt, phân, nước tiểu của lợn mắc
bệnh; các sản phẩm thịt lợn có chứa mầm bệnh và loài ve Ornithodoros spp.
- Đường truyền nhiễm: gồm đường tiêu hóa, hô hấp và đường máu (do ve truyền).
- Khối cảm thụ: toàn bộ các loại lợn (lợn rừng, lợn nhà nuôi trang trại, nuôi
thả rông) chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh.
Về vấn đề lợn mang vi rút không triệu chứng còn nhiều tranh cãi. Sandra
Blome và CS thì cho rằng không có tình trạng lợn mang vi rút không triệu
chứng. Claire Guinat và CS lại cho rằng: không có bằng chứng chắc chắn để
phủ định tình trang lợn mang vi rút không triệu chứng. Trong khi Petrov A và
CS (2018) lại khẳng định: không có bằng chứng nào về việc lợn mang vi rút
sau mắc bệnh. Petrov A và CS thấy rằng, dù có thể tìm thấy vật liệu di truyền
của ASFV trong máu của lợn đến 91 ngày sau mắc bệnh, nhưng lại không thấy
hiện tượng đào thải vi rút và không phát hiện thấy vi rút ở các mô khi giải phẫu bệnh lý [9], [10], [11].
- Nguy cơ đối với người: Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, cho đến nay, gần 100
năm xuất hiện và tồn tại ASF, chưa từng có báo cáo nào về việc người mắc
ASF. Trên cơ sở đó, có thể nhận định người không cảm nhiễm với ASFV và
không mắc bệnh ASF. Và vì vậy, người không phải là nguồn truyền nhiễm 7
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
trong bệnh này. ASF hoàn toàn là bệnh của động vật và cụ thể là ở lợn, vì người
ta cũng chưa từng thấy ASFV lây nhiễm và gây bệnh cho các loại gia súc khác
như trâu, bò, ngựa, dê, cừu… [1].
Tương đồng với quan điểm của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trung tâm An ninh
lương thực và Sức khỏe cộng đồng (thuộc Trường Đại học tổng hợp Quốc gia
Iowa - Mỹ) cũng cho rằng người không cảm nhiễm với ASFV và không mắc bệnh [3].
4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở LỢN
4.1. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở lợn
Thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 3 - 21 ngày, trung bình 15 ngày. Một số
trường hợp cấp tính có thời gian ủ bệnh ngắn hơn [1].
Dấu hiệu lâm sàng phụ thuộc và kiểu gene (genotype) và thể bệnh (tối cấp,
cấp tính, bán cấp và mạn tính). Với thể tối cấp, lợn chết nhanh chóng mà chưa
kịp xuất hiện các triệu chứng khác (chết là dấu hiệu duy nhất của bệnh).
Với thể cấp tính, lợn sốt cao và rất cao (40,5 - 42OC), bỏ ăn (chán ăn), bơ
phờ, tím tái, rối loạn nhịp tim và hô hấp; giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu xuất
hiện sau 48 - 72 giờ mắc bệnh; nôn mửa, tiêu chảy và sảy thai với lợn nái đang
mang thai. Tổn thương nội tạng gồm: lách to gấp 3 lần, ứ máu và dễ vỡ; xuất
huyết nội tạng nhất là ở thận và tim; xuất huyết hạch bạch huyết; phù phổi và
tắc nghẽn dịch não tủy [1], [4].
Với thể bán cấp tính, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tương tự như
thế cấp tính nhưng nhẹ nhành hơn: sốt nhẹ, bỏ ăn, li bì, sảy thai ở lợn nái [1].
Thể mạn tính thường thấy sốt thoáng qua, kém ăn, các dấu hiệu của viêm
đường hô hấp; có thể thấy hoại tử da, loét da. Thể mạn tính cũng có thể tái phát
hoặc tái nhiễm và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong [1], [4].
Tuy nhiên, người ta cũng quan sát thấy một số trường hợp mắc bệnh nhẹ
hơn và khó chẩn đoán vì các triệu chứng không đặc hiệu, thường bị bỏ qua.
Một số trường hợp có ít, thậm chí không có triệu chứng lâm sàng nào nhưng
vẫn thấy có chuyển đảo huyết thanh. Dấu hiệu tiêu chảy trong ASF không đặc 8
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
hiệu: lợn có thể bị tiêu chảy, hoặc ngược lại bị táo bón. Nếu có tiêu chảy thì
ban đầu là chất nhầy, sau có thể chuyển thành tiêu chảy ra máu. Một dấu hiệu
đáng chú ý là ASF luôn gây sảy thai ở lợn nái. Đôi khi, sảy thai là dấu hiệu đầu
tiên của một vụ dịch [4].
Bảng 2. Dấu hiệu lâm sàng theo thể bệnh Thể bệnh Tối cấp Cấp tính Bán cấp Mạn tính Độc lực của vi Cao Cao Trung bình Thấp rút hoặc thấp Miễn dịch
Chết trước khi Hầu hết là chết Có chuyển đảo Có chuyển đảo
miễn dịch xuất trước khi xuất huyết thanh huyết thanh hiện hiện chuyển đảo huyết thanh Lâm sàng, cận Chết
nhanh Sốt cao (40,5 - Tương tự như Sốt nhẹ trong lâm sàng chóng
nên 42,0OC), giảm trường hợp 2 - 3 tuần, sảy
không kịp xuất bạch cầu, tiểu cấp tính nhưng thai; xuất hiện
hiện các dấu cầu; bỏ ăn; li nhẹ nhàng hơn ban đỏ, sau đó
hiệu lâm sàng, bì; sảy thai, chuyển thâm cận lâm sàng ban đỏ ở da, da tím và hoại tử tím tái và chết ướt và chuyển thành hoại tử khô. Có thể tái phát và chết Tổn
thương Chết trước khi Lách to gấp 3 Tương tự như Viêm màng tổng thể
xuất hiện bất lần, ứ máu và thể cấp tính phổi xơ hóa;
kỳ tổn thương dễ vỡ; xuất nhưng nhẹ dầy dính màng nào
huyết nội tạng hơn: lách to phổi, màng
nhất là ở thận gấp 1,5 lần, tim; tăng sinh
và tim; xuất sưng hạch và lymphô, viêm huyết
hạch xuất huyết nhẹ hoại tử da bạch huyết; ở hạch; xuất
phù phổi và huyết nhẹ nội
tắc nghẽn dịch tạng và ở thận não tủy.
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, 2019 [1])
Ngoài dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, ASF cũng có thể được chẩn đoán
bằng phân lập vi rút. Có thể phân lập vi rút từ máu, từ các mô khi giải phẫu 9
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
bệnh lý như: lách, thận, amidan và các hạch bạch huyết khác… Người ta không
tìm thấy vi rút ở lợn con khi bị sảy thai. Trong trường hợp này phải lấy máu ở
lợn mẹ. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: sau khi lợn chết, mức độ DNA của
vi rút cao nhất ở lách và tồn tại lâu nhất ở mô này [4].
PCR thường được sử dụng rộng rãi hơn so với phương pháp phân lập vi rút.
Nó có độ nhạy cao hơn nhiều so với phân lập vi rút và áp dụng được với các
mẫu không phù hợp cho việc phân lập vi rút. Hơn nữa, PCR cho kết quả nhanh
và chi phí thấp hơn phân lập vi rút. Có thể lấy mẫu làm xét nghiệm PCR từ
máu, chích hút máu - dịch từ hạch amidan, hoặc tăm bông ngoáy máu mũi của lợn [4].
4.2. Tỷ lệ chết ở lợn
Tỷ lệ chết với ASF rất cao với tất cả các thể bệnh [1]:
- Thể tối cấp tỷ lệ chết 100% sau khi nhiễm vi rút 7 - 10 ngày mà không
kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào khác;
- Thể cấp tính: tỷ lệ chết gần 100% sau khi nhiễm vi rút 6 - 13 ngày;
- Thể bán cấp: tỷ lệ chết tùy thuộc tuổi của lợn. Với lợn nhỏ vài tháng tuổi,
tỷ lệ chết khoảng 70 - 80%. Với lợn trưởng thành (gần tuổi khai thác thịt), tỷ lệ
chết thấp hơn, thường dưới 20%;
- Với thể mạn tính: tỷ lệ chết thường thấp.
Tuy nhiên, với bất kỳ thể nào, tỷ lệ chết có thể cao hay thấp, nhưng một khi
đã mắc bệnh thì hiệu quả kinh tế hầu như không còn. Lợn không phát triển tiếp
tục và buộc phải tiêu hủy.
4.3. Điều trị ở lợn
Cho đến nay, hoàn toàn không có phác đồ điều trị thích hợp dành cho ASF.
Vắc xin hiệu quả cũng không có. Trước đây, người ta từng thử nghiệm vắc xin
sống, giảm độc lực phòng bệnh ASF ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên,
vắc xin này không đủ an toàn nên không được sử dụng. Mọi cố gắng sản xuất
vắc xin DNA một cách an toàn, hiệu quả đều chưa thành công [1]. 10
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Hơn nữa, ở thể mạn tính, tỷ lệ chết có thể thấp nhưng không còn hiệu quả
về kinh tế nên vấn đề điều trị (nếu có) cũng nên được xem xét đến tính hiệu quả
của nó. Cho đến nay, biện pháp xử lý khi lợn mắc bệnh (dù bất cứ thể bệnh
nào) đều là tiêu hủy đúng cách.
5. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
5.1. Trên thế giới
Sốt lợn châu Phi (ASF) là một trong những bệnh truyền nhiễm quan trọng
nhất của lợn và gây hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội đối với các quốc gia bị
ảnh hưởng. ASF có mặt ở nhiều quốc gia cận Sahara, Sardinia và một số quốc
gia ở Đông Âu và Trung Âu, nơi sự lây lan của vi rút vẫn diễn ra trong ngành
công nghiệp chăn nuôi lợn. ASF là một bệnh diễn biến phức tạp, hiện nay không
có vắc xin hoặc các biện pháp điều trị hiệu quả. Cũng không có biện pháp nào
có thể phát hiện sớm dịch bệnh và ngăn chặn lây lan có hiệu quả. Vì vậy, cần
thiết phải có những nghiên cứu sâu hơn về lâm sàng, cận lâm sàng hoặc các dấu
hiệu đặc trưng khác, hoặc nghiên cứu các biện pháp giám sát phù hợp, khả thi
để góp phần cải thiện khả năng phát hiện sớm dịch bệnh ở cộng đồng [12].
Chính vì vậy, Tổ chức thú y thế giới đặc biệt quan tâm đến bệnh tả lợn Châu
Phi (World Organisation For Animal Health - OIE). Ngoài báo cáo hàng tháng,
các nước thành viên còn phải báo cáo tình hình dịch định kỳ 6 tháng một lần. 11
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Hình 3: Tình hình dịch tả lợn Châu Phi trên thế giới từ 10-23/5/2019 - Báo
cáo số 18 (Nguồn: Tổ chức Thú y thế giới, 10-23/5/2019 [13])
Trong Báo cáo số 18 (báo cáo 6 tháng của OIE, thống kê tình hình dịch trên
toàn thế giới) ghi nhận thêm 03 nước ở Châu Âu có dịch là Estonia, Italy và
Lithuanlia và 22 nước ở Châu Phi. Nam Phi và Zambia là hai quốc gia mới
được ghi nhận có dịch. Những nước hoặc vùng lãnh thổ hiện đang có bùng nổ
dịch gồm: 7 nước ở Châu Âu (Belgium, Hungary, Latvia, Poland, Romania,
Russia và Ukraine); 3 nước ở Châu Á gồm Trung Quốc, Hồng Kông và Việt
Nam; còn ở Châu Phi có Nam Phi [13].
Trong báo cáo 6 tháng kỳ này (Báo cáo số 18): có 3.835 vụ bùng nổ dịch
vẫn đang diễn ra và thêm 2.607 vụ bùng nổ dịch mới xuất hiện. So với báo cáo 12
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
6 tháng kỳ trước là 1.322 vụ bùng nổ dịch đang xảy ra với chỉ thêm 157 vụ
bùng nổ dịch mới xuất hiện. Các vụ bùng nổ dịch ghi nhận kỳ báo cáo này (Báo
cáo số 18) làm chết hoặc bị tiêu hủy gần hết số lợn còn lại ở Chấu Á (1.555.912
con trên tổng số 1.557.208 con lợn còn lại); trong đó Việt Nam ghi nhận
1.555.407 con; Châu Âu là 1.127 con (chủ yếu ở Ukraina với 1.063 con) và
Nam Phi (Châu Phi) là 169 con [13].
5.1.1. Ở Châu Âu
Ở Châu Âu trong giai đoạn 2014 - 2018, dịch bắt đầu ở Georgia vào năm
2007, và nguyên nhân chủ yếu từ việc xử lý thịt lợn bị nhiễm bệnh không đúng
cách từ một con tàu tại cảng Poti ở Biển Đen. Từ Georgia, vi rút lây lan khắp
vùng Caucasus và Liên bang Nga, nơi căn bệnh này sau đó trở thành dịch lưu
hành địa phương. Vào tháng 7 năm 2012, ASF đã được báo cáo từ Ukraine và
vào tháng 6 năm 2013 được thông báo bởi Belarus. Vào tháng 1 năm 2014,
ASF đã lây lan đến biên giới phía đông của Liên minh châu Âu (EU), khi những
trường hợp đầu tiên của lợn rừng bị nhiễm bệnh được báo cáo từ Litva. Vào
tháng 2 cùng năm, Ba Lan đã báo cáo các trường hợp đầu tiên, tiếp theo là
Latvia vào tháng 6 và Estonia vào tháng 9. Ở ba quốc gia vùng Baltic và Ba
Lan, căn bệnh này đã trở thành dịch lưu hành địa phương ở quần thể lợn rừng,
trong khi các vụ dịch lẻ tẻ xảy ra ở lợn nhà đã được kiểm soát một cách hiệu
quả để ngăn chặn sự lây lan thứ cấp. Các quốc gia mới nhất bị ảnh hưởng ở
châu Âu là Bỉ, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Hungary, Moldova và Romania. Các
trường hợp mắc bệnh đều là lợn rừng hoặc lợn nhà trong các vụ bùng nổ dịch
trong hai năm 2017 và 2018. Tại EU, hơn 12.000 trường hợp ở lợn rừng và hơn
1.300 lợn nhà đã được thông báo mắc bệnh trong các vụ bùng nổ dịch trong
năm 2014. Liên quan đến các trường hợp lợn rừng, người ta cho rằng con số
thực cao hơn nhiều vì không phải tất cả lợn rừng bị bệnh này đều được tìm thấy.
Mặt khác, số lượng lợn rừng mắc bệnh được tìm thấy còn phụ thuộc vào chính
sách của chính phủ các nước (có được trả tiền hay không mỗi khi tìm thấy lợn
rừng mắc bệnh) (bảng 3) [8]. 13
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Bảng 3. Số lợn rừng và lợn nhà được phát hiện mắc bệnh tại Châu Âu từ năm 2014 đến 2018 Năm Lợn nhà Lợn rừng 2104 40 264 2015 42 1639 2016 48 2300 2017 124 3855 2018 1123 4024 Cộng 1.377 12.082
(Nguồn: Erika Chenais và CS, 2019 [8])
ASF lan tràn phổ biến ở Châu Phi hàng chục năm nay nhưng hiếm khi xuất
hiện ở Châu Âu. Đếm năm 2007, ASF đã làm ảnh hưởng đến lợn nhà và lợn
rừng ở Georgia (khu vực Caucasus) và từ đó lây lan sang các quốc gia xung
quanh. Các chủng vi rút được tìm thấy ở Georgia gồm 4 genome: gene B646L
được mã hóa (encode) bằng protein p72; gene E183L và CP204L được mã hóa
bằng protein, lần lượt là p54 và p30; và thứ tư là gene B602L. Các chủng vi rút
này có liên quan chặt chẽ đến các dòng genotype II đang lưu hành ở
Mozambique, Madagascar và Zambia. Đặc biệt là ở Nga, các vụ dịch ASF cho
thấy xu hướng di chuyển về phía bắc nước Nga. Nếu tình trạng này không được
ngăn chặn kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ đưa vi rút vào các khu vực không có vi
rút, gây ra mối lo ngại đặc biệt. Từ đó có thể tạo ra các khu vực lưu hành bệnh
dịch ASF ở vùng Caucasus [14], [15].
Năm 2012, Sandra Blome và CS trong một nghiên cứu về độc lực của ASF
tại Châu Âu cho thấy: các chủng vi rút phân lập được từ vùng Caucasus từ lợn
con đều là các chủng cực độc. Chúng có khả năng cảm nhiễm cao ở tất cả các
lứa tuổi của lợn và đều gây chết với tỷ lệ 100%. Sandra Blome và CS tiêm
chủng ASFV phân lập được từ vùng Caucasus vào 3 con lợn, 1 con lợn đực 14
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
giống 10 tuổi và hai con lợn nái 4 và 5 tuổi. Các triệu chứng lâm sàng nặng đều
được phát hiện ở cả 3 con lợn như sốt cao, li bì, bỏ ăn, khó thở… Vi rút được
tìm thấy trong máu, phân, nước bọt của 3 con lợn bằng kỹ thuật PCR chỉ 6 ngày
sau khi tiêm vi rút. Cả 3 con lợn hoặc là chết, hoặc là gần chết (hấp hối) nên
phải lập tức mang đi tiêu hủy chỉ sau 8 - 9 ngày tiêm vi rút. Kết quả này cho
thấy, chủng vi rút này cực độc và gây bệnh tối cấp hoặc cấp tính nặng, tử vong
100%. Vì lợn tử vong quá nhanh nên không tìm thấy bất kỳ kháng thể nào trong
máu trong suốt quá trình thử nghiệm [9].
Các kết quả nghiên cứu cho thấy ở vùng Caucasus không có khả năng lợn
mắc bệnh mãn tính hoặc lợn mang mầm bệnh. Các vụ dịch tiếp theo, nếu có, sẽ
chủ yếu do nguyên nhân từ lợn rừng, hoặc do vận chuyển lợn và các sản phẩm
của lợn nhiễm vi rút bất hợp pháp; hoặc do lợn ăn phải thức ăn chăn nuôi có chứa mầm bệnh [9].
Claire Guinat và CS (2014) cho rằng: có 3 đường lây truyền chính của
ASFV là tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián tiếp qua các sản phẩm của lợn, phương
tiện giao thông và một số yếu tố trung gian truyền nhiễm khác có chứa vi rút.
Ở Châu Phi, ASFV còn được khẳng định do ve truyền. Tuy nhiên, vai trò của
ve ở Châu Âu chưa được nghiên cứu và báo cáo. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
về sự đào thải của vi rút ở lợn nhà mắc bệnh là rất quan trọng, giúp cho việc dự
đoán mô hình dịch và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự lan tràn vi rút
trong đàn lợn. Hơn nữa, nó còn làm cơ sở cho việc xác định, phân tích và đánh
giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống dịch. Mặc khác, các nghiên cứu
cho rằng, đến thời điểm 2014, chưa có bằng chứng về việc vi rút biến đổi độc
lực (độc lực vẫn rất cao, không thay đổi và gây tỷ lệ chết ở lợn rất cao). Mặc
dù Sandra Blome và CS (năm 2012) cho rằng không có khả năng lợn mắc bệnh
mãn tính hoặc lợn mang mầm bệnh không triệu chứng. Tuy nhiên, theo quan
điểm của Claire Guinat và CS, dù bệnh rất nặng và tỷ lệ chết ở lợn rất cao,
nhưng hiện nay cũng chưa có bằng chứng chắc chắn nào để khẳng định: không
có tình trạng lợn mang vi rút không triệu chứng. Điều này càng chứng tỏ việc 15
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
nghiên cứu đường đào thải vi rút là cần thiết. Trên cơ sở đó, Claire Guinat và
CS đã tiến hành thực nghiệm cấy truyền vi rút vào lợn rừng bằng đường tiêm
bắp (IM). Kết quả cho thấy, ở những con lợn được thử nghiệm, triệu chứng lâm
sàng đầu tiên xuất hiện sau 3 - 4 ngày cấy truyền. Trong khi đó, vi rút đã âm
thầm thải ra ngoài chỉ sau 2 ngày cấy truyền và kéo dài cho tới khi những con
lợn tham gia thử nghiệm chết sau 7 - 9 ngày cấy truyền. Vi rút được thải qua
đường miệng, qua khí thở và qua phân (tìm thấy vi rút ở nước bọt, phân, nước
tiểu). Như vậy, ngoài việc tiêu hủy lợn bệnh đúng cách thì xử lý chuồng trại là
rất quan trọng. Với thói quen nuôi lợn thả rông ở nhiều nơi trên thế giới sẽ là
nguyên nhân dẫn tới khó kiểm soát dịch bệnh. Không tìm thấy bất kỳ kháng thể
nào trong máu cũng như trong các mẫu mô của lợn thử nghiệm. Điều này chứng
tỏ lợn thử nghiệm chết trước khi có đáp ứng miễn dịch [9], [10].
Ngược lại với quan điểm của Claire Guinat và CS, Petrov A và CS (2018)
lại cho rằng: “Không có bằng chứng nào về tình trạng mang vi rút ở lợn sau
mắc bệnh ASF”. Cụ thể: Petrov A và CS nghiên cứu trên 30 con lợn phục hồi
sau mắc bệnh do ASFV từ chủng “Netherlands'86”. Trong suốt quá trình thử
nghiệm, mẫu máu và mẫu tăm bông được thu thập để xác định tình trạng huyết
thanh học và vi rút học. Đến cuối thử nghiệm, những con lợn này đểu được mổ
làm giải phẫu bệnh lý để xác định tình trạng mang vi rút. Kết quả: 66,6% trong
tổng số 30 con lợn xác định có chuyển đảo huyết thanh sau khi mắc bệnh cấp
tính. Thành phần gene của ASFV đã tìm thấy trong máu lợn tối đa 91 ngày thì
hết. Tuy nhiên, không phát hiện thấy sự đào thải vi rút ở những con lợn này. Ở
những con lợn chết sau đó, kết quả giải phẫu thi thể cho thấy: không tìm thấy
vi rút trong các bệnh phẩm. Từ kết quả này, các tác giả cho rằng: vai trò lợn
mang vi rút sau khi mắc bệnh đã được đánh giá quá cao và cần phải được xem xét lại [11].
Tại Liên bang Nga: Kể từ khi ASF xuất hiện ở Georgia vào năm 2007 và
lây lan sang Liên bang Nga và gây thành dịch không chỉ ở lợn nhà mà còn ở
lợn rừng. Từ năm 2008 - 2009, dịch ASF đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợn 16
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
rừng và lợn nhà ở các khu vực miền nam Liên bang Nga. Ban đầu, dịch xuất
hiện là do lây nhiễm giữa lợn rừng và giữa lợn rừng với lợn nhà nuôi theo
phương pháp truyền thống là thả rông. Sau đó là do sự vận chuyển bất hợp pháp
lợn và các sản phẩm của lợn có nhiễm ASFV từ vùng có dịch đến những vùng
chưa có dịch. Từ năm 2010 - 2012, dịch lan tràn sang các khu vực mà trước đó
chưa có dịch ở Liên bang Nga. Hầu hết các vụ bùng nổ dịch xuất hiện ở khu
vực miền nam như các vùng Krasnodar, Stavropol, Rostov… Đến năm 2012,
dịch còn được quan sát thấy ở các vùng Krasnodar, Volgograd và vùng trung
tâm Tver. Dịch hiện đang có xu hướng hoặc có dấu hiệu cho thấy: dịch chuyển
lên phía bắc Liên bang Nga [16].
Ở Ba Lan, dịch ASF bắt đầu xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2014. 14
lợn rừng và lợn nhà chết vì bệnh đã được làm xét nghiệm PCR để khẳng định
mắc ASF. Tình hình dịch ASF ở Ba Lan trong giai đoạn này tương tự như ở
Lithuania, Latvia, Belarus và Liên bang Nga [17].
5.1.2. Ở Châu Phi
Sốt lợn châu Phi đã được báo cáo ở lợn nhà ở 26 quốc gia châu Phi trong
giai đoạn 2009-2011. Ở rất nhiều quốc gia báo cáo có bùng nổ dịch, người ta
thấy vi rút luân chuyển trong chu kỳ rừng núi ở lợn lòi rừng Châu Phi
(Phacochoerus africanuus), lợn hoang Châu Phi (Potamochoerus larvatus) và
loài ve (Ornithodoros spp.). Chính vì vậy, việc đặt vấn đề thanh toán ASF ở
những quốc gia có chu kỳ rừng núi không phải là một lựa chọn tốt, hợp lý và
khả thi. ASF đã trở thành bệnh lưu hành địa phương ở ít nhất 20 quốc gia có
các vụ bùng nổ dịch lớn trong nhiều thập kỷ gần đây. Quá trình sản xuất và tiêu
thụ thịt lợn ở thị trường đã được kiểm soát, giám sát nhằm phát hiện các yếu tố
nguy cơ dẫn đến sự lưu hành và lan tràn của vi rút. Các biện pháp này bao gồm
giám sát các trang trại lớn và cả hình thức nuôi truyền thống thả rông; sự thiếu
đồng bộ trong hoạt động quản lý, giám sát từ sản xuất đến tiêu thụ ở thị trường
đã làm tăng khả năng lây lan của ASF. Những thay đổi này là cần thiết để góp 17
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
phần làm giảm nguy cơ cho những nhà chăn nuôi và đảm bảo an ninh lương
thực không chỉ cho Châu Phi mà cho toàn thế giới [2]. 5.1.3. Châu Á
Trong Báo cáo số 18 của Tổ chức Thú y thế giới, Trung Quốc ghi nhận
thêm 2 vụ bùng nổ dịch (ở Quảng Châu và Tứ Xuyên). Việt Nam báo cáo đã
có 2.501 vụ bùng nổ dịch với khoảng 357 vụ ở Hà Nội, làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến kinh tế và chăn nuôi. Cambodia báo cáo: các vụ bùng nổ dịch đã được dập tắt hoàn toàn [13].
Tại Trung Quốc, ASF đã xảy ra rất nghiêm trọng, 100% các tỉnh, buộc phải
tiêu hủy số lượng lợn rất lớn, dự báo lên đến trên 200 triệu con (theo thông tin
của các cơ quan truyền thông quốc tế như: CNN, Reuters, Công ty dữ liệu thị
trường INTL FCStone,...). Đầu tháng 5/2019, chính quyền Hồng Kông đã tiêu
hủy trên 6.000 con lợn mắc ASF. Dịch bệnh cũng đã xảy ra ở nhiều địa phương
của Cambodia, trong đó có xảy ra tại tỉnh Ra-ta-na-ki-ri (giáp với tỉnh Gia Lai
và Đắk Lắk); nhiều tỉnh, thành phố của Mông Cổ và nhiều nước khác cũng xuất
hiện bệnh, dẫn đến buộc phải tiêu hủy rất nhiều lợn mắc bệnh [5]. 5.2. Tại Việt Nam
Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn gửi Thủ tướng
Chính phủ ngày 19/05/2019, ASF đang xảy ra tại 3.281 xã, 309 huyện của 48
tỉnh, thành phố (gồm: Hà Nội, Hà Nam, Điện Biên, Ninh Bình, Nam Định, Sơn
La, Lai Châu, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Hưng Yên,
Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc
Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình
Phước, Hậu Giang, Hà Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp,
Tuyên Quang, Gia Lai, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Quảng
Ngãi, Đăk Lăk và Cà Mau); tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là 2.034.858 con [5]. 18
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Bảng 4. Tổng hợp số liệu dịch bệnh tả Châu Phi ở Việt Nam đến 19/05/2019 Ngày phát Số Số lợn Tổng trọng TT Tỉnh Vùng hiện Số xã huyện tiêu hủy lượng (kg) 1 Hà Nội (3) 1 23/02/2019 24 423 274.102 19.032.792 2 Hà Nam 1 27/02/2019 6 107 72.732 4.306.638 3 Điện Biên 1 05/03/2019 9 58 6.792 300.842 4 Ninh Bình 1 09/03/2019 8 117 28.419 1.547.158 5 Nam Định 1 09/03/2019 10 212 178.932 9.564.675 6 Sơn La 1 12/03/2019 12 29 4.129 175.126 7 Lai Châu 1 18/03/2019 4 24 4.084 194.707 8 Hòa Bình 1 03/05/2019 5 27 1.057 64.811 9 Vĩnh Phúc 1 25/03/2019 9 89 22.068 1.570.442 10 Yên Bái 1 06/05/2019 8 28 1.965 82.160 11 Phú Thọ 1 02/05/2019 6 17 1.137 73.676 12 Lào Cai 1 16/5/2019 6 25 1.596 87.784 13 Hưng Yên 2 01/02/2019 10 155 148.959 8.984.969 14 Thái Bình (1) 2 12/02/2019 8 268 337.026 16.857.602 15 Hải Phòng 2 18/02/2019 11 165 155.376 8.299.331 16 Hải Dương (2) 2 01/03/2019 12 253 275.000 17.144.282 17 Thái Nguyên 2 06/03/2019 9 126 26.580 1.606.828 18 Quảng Ninh 2 09/03/2019 14 137 86.972 4.156.452 19 Lạng Sơn 2 11/03/2019 11 203 72.607 4.008.688 20 Bắc Ninh 2 14/03/2019 8 123 119.905 8.473.890 21 Bắc Giang 2 23/03/2019 10 223 173.126 9.607.859 22 Cao Bằng 2 07/04/2019 8 49 6.258 272.983 23 Bắc Kạn 2 11/03/2019 8 54 3.032 142.042 24 Hà Giang 2 20/05/2019 3 12 354 14.258 25 Tuyên Quang 2 20/05/2019 3 3 444 19.064 26 Thanh Hóa 3 23/02/2019 25 182 18.739 1.222.105 27 Nghệ An 3 12/03/2019 8 33 1.284 63.375 28 Hà Tĩnh 3 14/05/2019 1 2 67 4.008 29 Quảng Trị 3 25/03/2019 2 2 34 4.104 19
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223 Ngày phát Số Số lợn Tổng trọng TT Tỉnh Vùng hiện Số xã huyện tiêu hủy lượng (kg) 30 TT - Huế 3 15/05/2019 8 49 1.983 108.522 31 Quảng Nam 4 15/05/2019 2 7 189 9.658 32 Khánh Hòa 4 08/04/2019 1 1 44 3.920 33 Đăk Nông 5 16/05/2019 2 6 103 4.850 34 Gia Lai 5 14/05/2019 1 4 556 27.800 35 Đồng Nai 6 17/04/2019 4 11 4.152 173.350 36 Bình Phước 6 06/05/2019 4 13 648 32.400 37 Bình Dương 6 21/05/2019 2 3 1.162 58.100 38 Hậu Giang 7 11/04/2019 5 13 1.906 144.448 39 Vĩnh Long 7 11/05/2019 4 5 190 6.150 40 An Giang 7 12/05/2019 2 2 34 1.350 41 Đồng Tháp 7 19/05/2019 5 7 504 18.700 42 Kiên Giang 7 18/05/2019 3 5 212 6.042 43 Cần Thơ 7 15/05/2019 3 4 178 8.900 44 Sóc Trăng 7 18/05/2019 1 1 55 2.750 45 Đà Nẵng 4 30/05/2019 1 1 12 600 46 Quảng Ngãi 4 28/05/2019 1 1 99 4.950 47 Đăk Lăk 5 30/05/2019 1 1 33 1.650 48 Cà Mau 7 29/05/2019 1 1 20 1.000 Tổng cộng
309 3.281 2.034.858 118.497.790
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam [5])
Bảng 4 cho thấy, những tỉnh có dịch nghiêm trọng, thể hiện ở tất cả các chỉ
số đều ở mức cao và rất cao như: số huyện có dịch, số xã có dịch, số lợn bị tiêu
hủy và tổng trọng lượng bị tiêu hủy đều là các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng
Bắc bộ. Đó là các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định,
Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc
Giang... Những tỉnh/thành phố này có mật độ dân cư cao, số lợn nuôi lớn với
mật độ lợn dày đặc xen lẫn trong khu dân cư. Đây là một trong những nguyên
nhân khiến lợn lây lan nhanh từ nhà này sang nhà khác, từ làng này sang làng 20
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
khác, từ xã này sang xã khác... Hơn nữa, chính vì dân số lớn nên nhu cầu vận
chuyển và tiêu thụ lợn cũng rất lớn và là nguyên nhân làm dịch lan rộng, khó kiểm soát.
Đến ngày 1/6/2019 thêm 02 tỉnh báo cáo có dịch gồm Bạc Liêu và Kon
Tum. Hai tỉnh này đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
6. PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
6.1. Trên thế giới
Đến thời điểm hiện nay, chưa có vắc xin và chưa có biện pháp điều trị hiệu quả cho lợn [1].
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, ba mục tiêu của việc kiểm soát và thanh toán ASF gồm [1]:
1. Phát hiện, kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh ở lợn càng sớm càng tốt;
2. Thanh toán ASF bằng chiến lược chủ yếu là phát triển nền công nghiệp
chăn nuôi bền vững đi kèm với chuỗi cung ứng thực phẩm hợp lý và mang lại
hiệu quả kinh tế cao; bảo vệ môi trường;
3. Cung cấp các bằng chứng khoa học về các yếu tố nguy cơ, đảm bảo ngăn
chặn lợn nhiễm vi rút hoặc các sản phẩm từ thịt lợn có nhiễm vi rút lưu thông trên thị thường.
Các biện pháp chủ yếu để thực hiện ba mục tiêu là: (1) Các biện pháp ngăn
chặn sự tiếp xúc của ASFV với lợn cảm nhiễm; (2) Ngăn chặn việc sử dụng và
lưu thông lợn nhiễm vi rút hoặc các sản phẩm từ thịt lợn nhiễm vi rút trên thị
trường; và (3) ngăn chặn sự lây truyền ASFV từ các vector (loài ve) [1].
Tổ chức Thú y thế giới (OIE) nhận định [13]:
- ASF là mối đe dọa của toàn cầu;
- Bệnh lây lan nhanh bằng nhiều đường khác nhau và đang diễn biến rất
phức tạp tại nhiều nước trên thế giới; 21
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
- Phòng, chống dịch bệnh này là nhiệm vụ ưu tiên cao hàng đầu của các tổ
chức quốc tế và của các nước;
- Các biện pháp phòng, chống chủ yếu gồm: Vệ sinh, sát trùng, an toàn sinh
học; chủ động giám sát, phát hiện sớm và xử lý tiêu hủy triệt để, sát trùng tiêu
diệt mầm bệnh tại ổ dịch và xung quanh; Tổ chức xây dựng các chuỗi và vùng
chăn nuôi an toàn sinh học; Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và thay
đổi hành vi trong chăn nuôi; Hợp tác giữa các cơ quan của mỗi nước, giữa các
nước và các tổ chức quốc tế;
- Điều phối quốc tế và thành lập các nhóm chuyên gia chuyên trách nghiên
cứu, đánh giá và khuyến cáo các biện pháp phòng, chống phù hợp hơn. 6.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, kể từ khi dịch bệnh xuất hiện vào ngày 1/2/2019 tại tỉnh
Hưng Yên, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã
đặc biệt quan tâm, chỉ đạo rất cụ thể và sát sao; Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã triển khai
quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, phòng chống dịch bệnh. Các biện pháp
phòng và chống dịch đã thực hiện gồm [5]:
6.2.1. Về văn bản chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn
Đến nay, đã có trên 50 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống bệnh ASF;
trong đó có các văn bản quan trọng của [5]:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 về
tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống
chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi);
- Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ (Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày
12/9/2018, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019, Nghị quyết số 16/NQ-CP
ngày 07/3/2019, Quyết định số 302/QĐ-TTg ngày 21/3/2019; Thông báo số
192/TB-VPCP ngày 17/5/2019; Công văn số 4291/VPVP-NN ngày 20/5/2019); 22
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
- Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống ASF (Công văn số 01/BCĐDTLCP
ngày 05/4/2019; Công văn số 03/BCĐDTLCP ngày 25/4/2019; Công văn số
04/BCĐDTLCP ngày 28/4/2019);
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Quyết định số 4527/QĐ-BNN-
TY ngày 15/11/2018, Công điện số 1237/CĐ-BNN-TY ngày 22/02/2019, Công
văn số 1960/BNN-TY ngày 20/3/2019,....).
6.2.2. Tổ chức triển khai
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Việt Nam đã triển khai một
số biện pháp như sau [5]:
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ,
Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì 03 hội nghị trực tuyến; đồng thời Lãnh đạo
Bộ đã chủ trì nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho tất
cả các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp chăn nuôi lợn về phòng, chống ASF.
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các đơn vị thuộc Bộ
đã tổ chức hàng chục đoàn công tác đến các địa phương có nguy cơ cao và các
địa phương xảy ra dịch bệnh để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ hóa chất và
hướng dẫn tổ chức thực hiện phòng, chống ASF.
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề nghị các tổ chức quốc tế
(OIE, FAO) và các nước (Hoa Kỳ, Úc, Anh,...) hỗ trợ Việt Nam trong việc khống chế ASF.
Một số kết quả bước đầu đã đạt được [5]:
- Trong giai đoạn đầu, bệnh phát sinh ở nhiều nơi song lẻ tẻ, phạm vi các
hộ nhỏ, số lượng lợn phải tiêu hủy ít. Đến nay đã có 99 xã thuộc 55 huyện của
22 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh. Thiệt
hại do dịch bệnh gây ra được giảm thiểu, góp phần quan trọng cho việc bảo vệ
sản xuất, nhất là tại các địa phương chưa có dịch bệnh.
- Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn tập trung triển khai quyết liệt các biện
pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà, sẵn sàng phục vụ
cho việc khôi phục và phát triển sản xuất của các địa phương khi có điều kiện; 23
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
tập trung chỉ đạo, tổ chức xây dựng được 740 vùng, cơ sở chăn nuôi lợn được
chứng nhận an toàn dịch bệnh.
- Triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm; các loài
gia súc khác (trâu, bò, dê, cừu, thỏ...) để bù đắp cho chăn nuôi lợn.
Một số bất cập, tồn tại hiện nay trong công tác phòng chống dịch [5]:
1. Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chuồng nuôi lợn xen lẫn trong khu dân cư
vẫn phổ biến, mật độ chăn nuôi rất cao, gây khó khăn rất lớn cho công tác
phòng, chống dịch bệnh.
2. Hầu hết các chủ hộ chăn nuôi bị bệnh ASF chưa hiểu rõ tính chất nguy
hiểm của dịch bệnh, nên chưa thực hiện đúng các biện pháp chăn nuôi an toàn
sinh học để phòng, chống dịch bệnh (nuôi chuồng hở, nhưng không thực hiện
tiêu độc sát trùng thường xuyên và triệt để,…).
3. Một số hộ chăn nuôi lợn vẫn sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý
nhiệt (đặc biệt là sử dụng trong chăn nuôi lợn rừng).
4. Các hộ chăn nuôi khi phát hiện lợn có bệnh, nghi mắc bệnh không thực
hiện việc khai báo với chính quyền địa phương và thú y cơ sở để xác minh dịch
bệnh, mà tự ý điều trị, vứt xác lợn ra ngoài môi trường như bãi rác, sông, kênh
rạch...; không phối hợp với cơ quan thú y trong công tác xác minh, điều tra ổ dịch.
5. Công tác chủ động giám sát phát hiện, báo cáo và công bố dịch bệnh chưa
kịp thời; chính quyền và các cơ quan chuyên môn còn chủ quan, lơ là, không
nắm rõ thông tin dịch bệnh, đặc biệt chính quyền cấp cơ sở.
6. Chưa làm tốt công tác kiểm soát giết mổ; vẫn để tình trạng giết mổ lậu
diễn ra thường xuyên, đặc biệt cơ sở giết mổ lậu chuyên thu gom lợn chết không
rõ nguyên nhân và nguồn gốc để giết mổ, đưa vào các quán ăn để tiêu thụ.
7. Việc triển khai công tác vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chưa đáp ứng yêu cầu,
chưa thường xuyên, chưa rộng khắp. Một số địa phương đã được cấp hóa chất,
vôi bột; nhưng trong thực tế chưa triển khai thực hiện hoặc thực hiện hoặc chậm
vệ sinh tiêu độc khử trùng. 24
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
8. Việc tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh nhiều nơi chưa đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật về an toàn sinh học. Lực lượng tham gia tiêu hủy lợn chưa
qua tập huấn, không có đồ bảo hộ hoặc nếu có cũng không sử dụng; Trang thiết
bị tiêu độc khử trùng còn thiếu, hoặc có trang thiết bị nhưng chưa phù hợp;
Chưa dự trữ đủ cơ số vôi bột và hóa chất sát trùng, dẫn đến bị thiếu cục bộ
trong quá trình xử lý ổ dịch. Một số địa phương có địa hình thấp (ví dụ khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long), luôn xảy ra tình trạng ngập úng; do vậy hố chôn
bị ngập nước, gây khó khăn cho quá trình xử lý lợn bệnh bằng phương pháp chôn lấp.
9. Công tác kiểm dịch vận chuyển động vật chưa đáp ứng yêu cầu phòng,
chống dịch bệnh; điều kiện cơ sở vật chất của hệ thống các trạm kiểm dịch đầu
mối giao thông còn thiếu; không có khu vực nuôi nhốt cách ly động vật và nơi
lưu giữ sản phẩm động vật,...
10. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày
20/02/2019 về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế ASF,
trong đó có nội dung duy trì, củng cố hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định
của Luật thú y, nhưng một số địa phương vẫn thực hiện việc sáp nhập hệ thống
thú y các cấp; nguồn nhân lực bị cắt giảm, dẫn đến tình trạng không có đủ công
chức, viên chức để thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh và các hoạt động thú y khác.
6.2.3. Phương hướng chính trong thời gian tới
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất một số nhóm biện pháp
chính trong phòng và chống dịch ASF thời gian tới như sau [5]:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo
rà soát lại và hoàn chỉnh ngay các phương án phòng, chống dịch ở các cấp độ
khác nhau, cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, theo đúng quy định
của Luật thú y và các chỉ thị của Đảng, Chính phủ.
2. Các địa phương cần kiện toàn hệ thống thú y các cấp theo chỉ đạo của
Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống 25
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
dịch bệnh động vật; thành lập tổ công tác, phân công cán bộ đầu mối để cập
nhật tình hình dịch bệnh hàng ngày và gửi báo cáo về Chi cục Thú y vùng quản lý và Cục Thú y.
3. Bộ Tài chính rà soát, nghiên cứu các phương án sử dụng nguồn vốn ngân
sách để hỗ trợ phòng, chống ASF cho các cơ quan trung ương và địa phương;
khẩn trương rà soát, điều chỉnh mức, cơ chế hỗ trợ cho người chăn nuôi, doanh
nghiệp có lợn bị tiêu hủy do nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh và người tham
gia phòng, chống dịch bệnh phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch.
4. Bộ Công thương rà soát, đưa ra các cơ chế, chính sách khuyến khích các
cơ sở, doanh nghiệp thực hiện việc thu mua lợn sạch trong vùng có dịch để tiêu
thụ và cấp trữ đông nhằm giảm thiểu lây lan dịch bệnh và thiệt hại cho người
chăn nuôi nhằm giữ ổn định giá lợn không bị rơi xuống thấp trong giai đoạn
trước mắt và có nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho nhu cầu thị trường thời
gian tới; không để sốt giá thịt lợn vào những tháng, quý tới nhất là vào các
tháng cuối năm. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn
việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, không
bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
5. Tổ chức giám sát, phát hiện sớm, xử lý sớm và kịp thời các ổ dịch; việc
xử lý chôn lấp cần chú ý đến giảm thiểu tối đa tác hại đến môi trường, đặc biệt
là ở vùng ngập nước như ở miền Tây Nam Bộ. Tổ chức thực hiện việc giết mổ
lợn theo văn bản hướng dẫn số 3708/HD-BNN-TY ngày 28/5/2019 của Bộ NN&PTNT.
6. Thành lập các đội tiêu hủy lợn mang tính chuyên nghiệp, triển khai nhanh,
chấp hành chặt chẽ việc vệ sinh, tiêu độc, tránh phát tán mầm bệnh. Tăng cường
tần suất tiêu độc, sát trùng khu vực chăn nuôi và khu vực xung quanh đường
giao thông, khu vực công cộng trên địa bàn cấp xã hàng ngày; đồng thời hướng
dẫn các hộ chăn nuôi tăng cường tần suất tiêu độc khử trùng, làm sạch môi
trường hạn chế lây lan mầm bệnh. 26
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
7. Thành lập và xây dựng các trạm kiểm dịch bảo đảm các yêu cầu kiểm
soát vận chuyện động vật tại các địa phương trọng điểm trên trục quốc lộ Bắc
Nam. Các địa phương tiếp tục rà soát các tuyến đường có thể vận chuyển lợn
vào địa bàn (bao gồm cả giao thông đường thủy) để thành lập các tổ kiểm tra
lưu động hoặc các chốt kiểm tra, kiểm soát trong địa bàn, kịp thời phát hiện và
xử lý các trường hợp vi phạm.
8. Đẩy mạnh xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và xây dựng các
chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
9. Tiếp tục đề nghị và phối hợp với các tổ chức quốc tế (OIE, FAO) và các
nước (Hoa Kỳ, Úc, Anh,...) hỗ trợ Việt Nam trong việc khống chế ASF, bao
gồm: chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, tăng cường năng lực phòng
thí nghiệm, dịch tễ, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và nghiên cứu sản xuất vắc xin...
10. Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện tốt các biện
pháp an toàn sinh học, khuyến cáo người dân không sử dụng thức ăn dư thừa
để cho lợn ăn khi chưa được nấu chín.
7. KHẢ NĂNG LÂY BỆNH CHO NGƯỜI
Nhiều tài liệu như: “Disease response strategy: African swine fever” của
Bộ Nông nghiệp Mỹ (United States of Department of Agriculture, March,
2019); hoặc “African swine fever: update November 2018” của Trung tâm An
ninh lương thực và Sức khỏe cộng đồng thuộc Trường Đại học tổng hợp Quốc
gia Iowa (Mỹ) đều công bố ASF là bệnh của động vật, người không cảm nhiễm
với ASFV và do vậy, bệnh không lây truyền cho người [1], [3]. 27
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223 8. KẾT LUẬN
Từ các tài liệu thu thập được, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
8.1. Một số đặc điểm Dịch tễ học bệnh tả lợn Châu Phi
- Nguồn truyền nhiễm: là toàn bộ các loài lợn, kể cả lợn nhà và lợn rừng.
Ngoài ra còn là loài ve Ornithodoros spp.
- Yếu tố trung gian truyền nhiễm: nước bọt, phân, nước tiểu; các sản phẩm
từ thịt lợn có chứa mầm bệnh và loài ve Ornithodoros spp.
- Đường truyền nhiễm: gồm đường tiêu hóa, hô hấp và đường máu (do ve truyền).
- Khối cảm thụ: toàn bộ các loài lợn (lợn rừng, lợn nhà nuôi trang trại, nuôi
thả rông) chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh. Tình trạng lợn mang vi rút
không triệu chứng (hoặc lợn mang vi rút sau mắc bệnh) còn nhiều tranh cãi, chưa thống nhất.
- Nguy cơ đối với người: Các tài liệu đều khẳng định ASFV không cảm
nhiễm cho người và không gây bệnh ở người.
8.2. Thực trạng dịch tả lợn Châu Phi ở Việt Nam đến tháng 5/2019
Đến thời điểm hiện nay (tháng 5/2019), dịch ASF đã lây lan mạnh tại ít nhất
50 tỉnh ở Việt Nam. Hơn 2 triệu con lợn đã bị tiêu hủy với tổng trọng lượng
gần 120.000 tấn. Gây ra tổn hại kinh tế rất lớn, tới hàng ngàn tỷ đồng.
Việt Nam đã áp dụng mạnh mẽ các biện pháp dập dịch và đã thu được một
số kết quả nhất định. Đến nay đã có 99 xã thuộc 55 huyện của 22 tỉnh, thành
phố đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh. Thiệt hại do dịch bệnh
gây ra được giảm thiểu, góp phần quan trọng cho việc bảo vệ sản xuất, nhất là
tại các địa phương chưa có dịch bệnh.
Theo nhận định của chúng tôi, ở Việt Nam có ít hoặc hầu như không có lợn
rừng hoang dại. Nếu có lợn rừng cũng chỉ là lợn nuôi nhốt tập trung ở các trang
trại và là lợn thương mại, không phải là lợn hoang dã. Chính vì vậy, chúng tôi
cho rằng, ở Việt Nam không có “chu trình rừng núi”. Đây là bệnh mới xuất
hiện ở Việt Nam nên các tài liệu về bệnh này hầu như không có nên vai trò 28
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
truyền bệnh của loài ve Ornithodoros spp. là chưa rõ. Trên cơ sở đó, chúng tôi
cho rằng dịch bệnh xuất hiện ở Việt Nam có nguyên nhân từ việc lưu thông lợn
hoặc sản phẩm của lợn có nhiễm vi rút trên thị trường. Và chính vì không có
“chu trình rừng núi”, tức là không có ổ chứa vi rút trong tự nhiên nên việc dập
dịch ở Việt Nam, thậm chí thanh toán bệnh là hoàn toàn khả thi với các biện
pháp phòng chống dịch cơ bản đang được áp dụng.
8.3. Về nguy cơ đối với người
Người không cảm nhiễm với ASFV và không mắc bệnh. Thậm chí nhiều
tài liệu còn khẳng định ASF là bệnh của riêng đàn lợn (gồm lợn rừng và lợn
nhà các loại) không lây sang các loài động vật khác như trâu, bò, ngựa, dê, cừu.
Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng: với lợn bệnh thì phải tiêu hủy đúng cách.
Nghiêm cấm tuyệt đối việc vận chuyển lưu thông lợn và các sản phẩm của lợn
từ vùng dịch sang vùng không có dịch. Tuy nhiên, con người hoàn toàn có thể
ăn được thịt lợn khỏe mà không bị mắc bệnh, kể cả lợn khỏe ở vùng dịch vẫn
có thể giết mổ và ăn được.
8.4. Về vấn đề tên gọi bệnh
Bệnh tả lợn Châu Phi, tên tiếng Anh là African swine fever, viết tắt tiếng
Anh là ASF. Vi rút gây bệnh là African swine fever virus, viết tắt là ASFV. Nếu
căn cứ vào tiếng Anh thì nên gọi là “Bệnh sốt lợn Châu Phi” sẽ hợp lý hơn.
Chúng tôi đã tham khảo ý kiến một số chuyên gia chuyên ngành Vi sinh Y học,
họ đều nói không hiểu tại sao Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lại gọi
là bệnh tả lợn Châu Phi. Nếu gọi là Bệnh tả lợn Châu Phi sẽ dễ hiểu nhầm là
bệnh này do một loài vi khuẩn tả của riêng lợn gây ra; và hiểu nhầm là sẽ có
triệu chứng tiêu chảy. Thực tế bệnh này do vi rút gây ra, không phải do vi
khuẩn. Và triệu chứng tiêu chảy là không đặc hiệu của bệnh với tỷ lệ có triệu
chứng tiêu chảy thấp, thậm chí táo bón. Nếu có tiêu chảy thì chủ yếu là tiêu
chảy ra máu là chính (lúc đầu là tiêu chảy ra chất nhầy). Lợn chết chủ yếu do
sốt cao và do xuất huyết nội tạng ở tim, thận và do phù phổi. 29
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
Rất có thể do người đầu tiên gọi là bệnh tả lợn Châu Phi, sau đó được nhiều
người sử dụng, thậm chí đưa vào các Chỉ thị, các văn bản quy phạm pháp luật
và đến nay đã thành quen và được phổ thông hóa. Tuy nhiên, theo chúng tôi,
nếu có thể thay đổi được thì vẫn nên đổi lại tên gọi cho chính xác hơn và thống nhất với quốc tế. 30
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. United States of Department of Agriculture (March, 2019), “Disease
response strategy: African swine fever”, Washington City.
2. Penrith ML, Vosloo W, Jori F, Bastos AD (2013), “African swine fever
virus eradication in Africa”, Virus Res. 2013 Apr;173(1), p: 228-46.
3. The Center for Food Security & Public Health (November 2018),
“African swine fever: update November 2018”, Iowa State University.
4. The Center for Food Security & Public Health (October 2015),
“African swine fever: update October 2015”, Iowa State University.
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (tháng 5/2019),
“Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và công tác phòng chống dịch
tả lợn Châu Phi tại Việt Nam ngày 19/05/2019”, Hà Nội.
6. Linda K. Dixon, Charles C. Abrams, Dave G. Chapman and Fuquan
Zhang (2008), “African Swine Fever Virus”, in book: Animal Viruses:
Molecular Biology, Caister Academic Press.
7. Erika Chenais, Karl Ståhl, Vittorio Guberti, and Klaus Depner (2018),
“Identification of Wild Boar–Habitat Epidemiologic Cycle in African
Swine Fever Epizootic”, Emerging Infectious Diseases Journal, April, 2018, 24(4). p: 810-812.
8. Erika Chenais, Klaus Depner, Vittorio Guberti, Klaas Dietze, Arvo
Viltrop, and Karl Ståhl (2019), “Epidemiological considerations on
African swine fever in Europe 2014–2018”, in BioMed Central: Porcine Health Management.
9. Sandra Blome, Claudia Gabriel, Klaas Dietze, Angele Breithaupt,
and Martin Beer (2012), “High Virulence of African Swine Fever Virus
Caucasus Isolate in European Wild Boars of All Ages”, Emerging
Infectious Diseases Journal, ,2012 Apr; 18(4), p: 708. 31
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com) lOMoARcPSD|35919223
10. Claire Guinat, Ana Luisa Reis, Christopher L Netherton, Lynnette
Goatley, Dirk U Pfeiffer, and Linda Dixon (2014), “Dynamics of
African swine fever virus shedding and excretion in domestic pigs infected
by intramuscular inoculation and contact transmission”, Vet Res. 2014; 45(1), p: 93.
11. Petrov A, Forth JH, Zani L, Beer M, Blome S (2018), “No evidence for
long-term carrier status of pigs after African swine fever virus infection”,
Transbound Emerg Dis. 2018 Oct;65(5), p:1318-1328.
12. Sánchez-Vizcaíno JM, Mur L, Gomez-Villamandos JC, Carrasco L
(2015), “An update on the epidemiology and pathology of African swine
fever”, J Comp Pathol. 2015 Jan;152(1), p: 9-21.
13. World Organisation For Animal Health (May, 2019), “African Swine
Fever: Report NO 18, May 10-23/2019”, World Animal Health Information and Analysis Department.
14. Claudia Gabriel, Sandra Blome, Alexander Malogolovkin, Stanislav
Parilov, Denis Kolbasov, Jens P. Teifke, and Martin Beer (2011),
“Characterization of African Swine Fever Virus Caucasus Isolate in
European Wild Boars”, Emerging Infectious Diseases Journal, December, 2011; 17(12), p: 2342–2345.
15. Rowlands RJ, Michaud V, Heath L, Hutchings G, Oura C, Vosloo
W, Dwarka R, Onashvili T, Albina E, Dixon LK (2008), “African swine
fever virus isolate, Georgia, 2007”, Emerging Infectious Diseases Journal,
2008 Dec;14(12), p:1870-1874.
16. Gogin A, Gerasimov V, Malogolovkin A, Kolbasov D (2013), “African
swine fever in the North Caucasus region and the Russian Federation in
years 2007-2012”, Virus Res. 2013 Apr;173(1), p:198-203.
17. Pejsak Z, Truszczyński M, Niemczuk K, Kozak E, Markowska-
Daniel-I (2014), “Epidemiology of African Swine Fever in Poland since
the detection of the first case”, Pol J Vet Sci. 2014;17(4), p:665-672. 32
Downloaded by V?n Lê Ti?n (vanlehcp1152001@gmail.com)