Nêu cảm nghĩ của e về trang phục của một dân tộc mà em biết - Tập làm văn lớp 3 Cánh diều
Viết đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết được sưu tầm và tổng hợp lại nhằm giúp các em có thêm những tài liệu tham khảo hữu ích, qua đó rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn.
Preview text:
Đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết - Mẫu 1
Trang phục của người dân tộc Tày có màu trầm và giản dị. Nhìn chung, người Tày
thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm nên trang phục của họ màu chủ đạo là
màu chàm, phụ nữ thường chít khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng
cổ, tay, chân bằng bạc.
Đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết - Mẫu 2
Trang phục truyền thống của người phụ nữ Thái rất ấn tượng. Bộ trang phục này bao
gồm áo cóm, váy đen và khăn piêu. Những chiếc áo được thêu những hoa văn tinh
xảo, tạo nên vẻ đẹp độc đáo. Chiếc áo được may bó sát, tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của
người mặc. Mỗi bộ trang phục của người Thái đều rất độc đáo và khác biệt.
Đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết - Mẫu 3
Áo dài là biểu tượng đẹp và quyến rũ của người phụ nữ người Kinh. Bộ trang phục này
gồm áo và quần, được làm từ chất liệu lụa mềm mại. Màu sắc và hoa văn trên áo dài
rất đa dạng và đẹp mắt. Người phụ nữ mặc áo dài trở nên duyên dáng và xinh đẹp hơn.
Áo dài đã trở thành biểu tượng của vẻ đẹp truyền thống trong lòng người dân Việt Nam
và được yêu thích rộng rãi. Em cũng thấy rất thích trang phục này.
Đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết - Mẫu 4
Trang phục của người phụ nữ Dao Đỏ rất đặc biệt. Một bộ trang phục gồm áo, mũ,
quần, thắt lưng và xà cạp quấn chân. Áo là loại áo dài, cổ tay và viền áo là các hoa văn
thổ cẩm màu đỏ. Quần có màu đen và phía dưới có thêu hoa văn. Khăn đội đầu màu
đỏ nổi là điểm nhấn cho toàn bộ trang phục. Người Dao Đỏ muốn biết người phụ nữ có
khéo tay sẽ nhìn vào hoa văn trên bộ trang phục của họ. Em cảm thấy rất ấn tượng với bộ trang phục này.
Đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết - Mẫu 5
Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường về cơ bản gồm những yếu
tố sau: Chiếc khăn trắng thắt trên đầu, người Mường gọi là bít trôốc (hoặc mũ); Áo
ngắn, có độ dài vừa chấm eo lưng; Áo chùng, tương tự như áo ngắn nhưng được kéo
dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xoè rộng, hai vạt áo buông tự do tạo cảm giác
mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội); Yếm; Váy, gồm hai phần chính là
cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận
nổi bật trên trang phục.
Đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết - Mẫu 6
Đa phần trang phục của dân tộc Nùng thiên về tạo dáng với phần thân áo ngắn được
xẻ tà và quần may rộng rãi. Ngoài ra, trên trang phục của phụ nữ Nùng còn phải kể tới
một số đồ trang sức làm bằng kim loại đeo trên người như vòng tay, vòng cổ, hoa
tai…Trang phục nam của các nhánh dân tộc Nùng cơ bản là giống nhau. Kiểu dáng áo
ngắn, may sát người, tay áo dài và khá rộng, cổ áo khoét tròn, áo có 7 cúc (tiếng Nùng
gọi là chất kháu) và thường có 2 túi. Màu sắc chủ đạo là màu chàm, đen. Quần được
cắt may theo kiểu chéo (gọi là tải dáng), ống quần rộng, đai quần được giữ bằng chun.
Đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết - Mẫu 7
Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một kiểu trang phục truyền thống riêng.
Trong đó, em đã có lần được nhìn thấy tận mắt bộ trang phục của người phụ nữ
HMông trong một chuyến du lịch vùng cao. Bộ quần áo của phụ nữ dân tộc Mông gồm
có khăn quấn đầu, khăn len đội đầu được dệt bằng tay, váy, yếm được thêu bằng tay.
Bộ trang phục được đính những hạt cườm rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Chính vì vậy, để hoàn thành
một bộ trang phục mất khá nhiều thời gian. Các hoa văn, họa tiết trên trang phục của
người Mông thiên về màu sắc. Đó là sự kết hợp giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng.
Nhìn những bộ trang phục được dệt bằng thổ cẩm nhiều màu sắc như vậy, em thấy rất
đẹp và bắt mắt. Nếu có cơ hội, em rất muốn được mặc thử những bộ trang phục này.
Đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết - Mẫu 8
Trang phục là một phần của nét đẹp văn hóa cũng như nhằm tôn vinh lên vẻ đẹp của
mỗi con người trong cuộc sống. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và đẹp chính là để nhằm
tôn trọng mình cũng như tôn trọng người đối diện. Chúng ta cần tránh xa kiểu ăn mặc
lố lăng, bẩn thỉu, không gọn gàng. Quần áo ko cần quá đẹp nhưng phải gọn gàng, sạch
sẽ. Hơn nữa, việc mặc những trang phục truyền thống của quốc gia dân tộc chính là
mang nét đẹp của dân tộc vươn ra thế giới. Chúng ta có quyền tự hào về trang phục
của đất nước và quê hương mình. Tuy nhiên trang phục thì chúng ta nên hòa nhập với
các quốc gia khác nhưng ko nên hòa tan quá mức. Trang phục chúng ta mặc vẫn nên
mang bản sắc văn hóa của nước mình. Tóm lại, trang phục là nét đẹp văn hóa khi mỗi
người biết mặc đẹp và chứa đựng tinh thần dân tộc.
Đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết - Mẫu 9
Dân tộc Ba Na sống chủ yếu ở Tây Nguyên. Trang phục của dân tộc này rất độc đáo.
Bộ trang phục sẽ gồm áo chui đầu và váy. Chiếc váy là một tấm vải đen khá dài quấn
quanh thân dưới. Trên trang phục, họa tiết thường là hình đối xứng. Màu sắc trên trang
phục thường là màu đen, màu đỏ và màu vàng. Em rất ấn tượng với bộ trang phục này.
Đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết - Mẫu 10
Xã hội càng phát triển mọi thứ yêu cầu ngày càng cao, cả về những điều đời thường
nhiều khi vì cuồng quay cuộc sống ta vô tình bỏ qua, trong đó vấn đề quan trọng về
trang phục văn hóa không thể không nói tới. Trang phục là tất cả những thứ mà người
ta khoác lên cơ thể. Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng khác đi
kèm như mũ, giày, dép, tất, khăn quàng… Hiện nay, một số học sinh đua đòi theo
những lối ăn mặc không lành mạnh với lứa tuổi, văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia
đình. Họ nghĩ ăn mặc như thế là văn minh, sành điệu, có văn hoá. Có những người còn
là học sinh lớp 8, 9 đã đến lớp với tóc xanh, tóc đỏ, quần áo te tua. Họ cứ ngỡ mình là
người tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Những loại quần áo đó vừa tốn kém tiền
bạc, lơ là việc học tập, dễ chán nản vì không có điều kiện thoả mãn, dễ mắc khuyết
điểm, coi thường bạn bè, người khác vì không theo kịp mốt thời đại. Học sinh có văn
hoá không chỉ là người học sinh chăm ngoan, học giỏi… mà trong trang phục cần phải
giản dị, gọn gàng, đẹp đẽ, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp với điều
kiện và truyền thống dân tộc. Vì thế, chúng ta cần mặc trang phục sao cho phù hợp với
hoàn cảnh, không đua đòi, chạy theo mốt.