Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Gây mê hồi sức (có đáp án)

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Gây mê hồi sức (có đáp án)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM – GMHS 2018
BÀI THĂM KHÁM BỆNH NHÂN TRƯỚC MỔ (BS. GIANG)
1. Mục đích chính của thăm khám bệnh nhân trước mổ:
A. Đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
B. Xem xét làm thêm các xét nghiệm và thăm dò chức năng
C. Phát hiện các bệnh phối hợp
D. Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về phẫu thuật
2. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp:
A. Cần ngừng tất cả thuốc điều trị tăng huyết áp trước mổ
B. Cần được đánh giá kỹ chức năng tim và tổn thương cơ quan đích
C. Cần điều trị đưa mức huyết áp về bình thường trước phẫu thuật
D. Tất cả các ý trên đều đúng
3. Tăng huyết áp:
A. Là khi mức huyết áp tâm thu > 140, tâm trương >100
B. Cần hoãn mổ phiên nếu huyết áp > 160/110
C. Cần duy trì thuốc điều trị tăng huyết áp đến ngày phẫu thuật
D. Cần ngừng thuốc thuốc diều trị tăng huyết áp ít nhất 1 ngày trước phẫu thuật
4. Thuốc khởi mê tốt nhất với bệnh nhân tăng huyết áp chưa điều trị là:
A. Thiopental
B. Propofol
C. Etomidate
D. Ketamin
5. Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch
A. Cần chẩn đoán và đánh giá mức độ suy tim theo NYHA
B. Bắt buộc phải siêu âm tim và làm điện tim trước phẫu thuật
C. Cần phải hoãn mổ phiên để điều trị
D. Có chống chỉ định gây tê vùng
6. Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim tốt nhất nên mổ phiên sau:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 6 tháng
7. Phân loại sức khỏe theo ASA:
A. ASA I: bệnh nhân không có bệnh phối hợp, dưới 90 tuổi
B. ASA III: bệnh nhânbệnh mạn tính, được kiểm soát tốt, không ảnh hưởng đến sinh
hoạt
C. ASA IV: Bệnh nhân có bệnh lý mạn tính nặng, nguy hiểm tới tính mạng
D. Cả 3 ý trên đều đúng
8. Bệnh nhân 50 tuổi, tiền sử hẹp hở van 2 lá, suy tim, đã phải đi cấp cứu nhiều lần phù phổi
cấp. Hiện tại bệnh nhân khó thở khi đi bộ > 10m.
A. Phân loại sức khỏe bệnh nhân này theo ASA:
A. ASA II
B. ASA III
C. ASA IV
D. ASA V
B. Phân độ suy tim theo NYHA:
A. NYHA I
B. NYHA II
C. NYHA III
D. NYHA IV
9. Loại phẫu thuật có nguy cơ cao đối với tai biến tim mạch
A. Phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ
B. Phẫu thuật thay khớp háng
C. Phẫu thuật cắt dạ dày
D. Cả 3 loại phẫu thuật trên
10. Bệnh nhân nghiện thuốc lá:
A. Thường kèm theo rối loạn thông khí tắc nghẽn
B. Có nguy cơ cao co thắt phế quản trong và sau mổ
C. Cần ngừng hút thuốc càng sơm càng tốt
D. Tất cả các ý trên đều đúng
11. Trường hợp nào cần hoãn mổ phiên:
A. Bệnh nhân viêm phổi
B. Bệnh nhân huyết áp 150/100
C. Bệnh nhân đang uống Betaloc
D. Cả 3 trường hợp trên
12. Các yếu tố tiên lượng đặt nội khí quản khó gồm:
A. Khoảng cách cằm giáp > 6cm
B. Há miệng < 3cm
C. Bệnh nhân có tiền sử mổ cũ vùng cổ
D. Tất cả các yếu tố trên
13. Khoảng cách cằm giáp thông thường:
A. 3cm
B. 4cm
C. 5cm
D. ≥ 6cm
14. Các bệnh nhân có nguy cơ thông khí nhân tạo khó:
A. Cổ ngắn
B. Béo phì
C. Ngủ ngáy
D. Tất cả các yếu tố trên
15. Thuốc nào bắt buộc phải dừng trước phẫu thuật:
A. Propranolol
B. Nifedipin
C. Clopidogrel
D. Aspirin
16. Các thuốc sau cần dừng trước phẫu thuật, ngoại trừ:
A. Thuốc lợi tiểu
B. Corticoid
C. Thuốc uống điều trị đái tháo đường
D. Thuốc chống đông nhóm kháng vitamin K
17. Các nguyên nhân gây suy hô hấp sớm sau mổ: chọn câu sai
A. Viêm phổi
B. Tồn dư thuốc gây mê
C. Tồn dư thuốc giãn cơ
D. Đau
18. Những bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp sau mổ cao
A. Bệnh nhân già > 70 tuổi
B. Bệnh nhân có tiền sử hen phế quản
C. Bệnh nhân nghiện thuốc lá
D. Tất cả các ý trên đều đúng
19. Nôn , buồn nôn sau mổ
A. Bệnh nhân tuổi càng cao, nguy cơ nôn/buồn nôn càng cao
B. Bệnh nhân nữ có nguy cơ nôn sau mổ cao hơn nam
C. Gây mê bằng thuốc mê bốc hơi ít gây nôn/buồn nôn sau mổ
D. Cần dự phòng nôn bằng Dexamethasone cho tất cả các bệnh nhân phẫu thuật
20. Ưu tiên lựa chọn đối với bệnh nhân có nguy cơ nôn/ buồn nôn sau mổ cao
A. Gây tê vùng
B. Gây mê tĩnh mạch
C. Gây mê hô hấp
D. Gây mê hô hấp + dự phòng nôn
21. Thời gian nhin ăn (thức ăn đặc) với bệnh nhân mổ phiên
A. 2 giờ
B. 4 giờ
C. 6 giờ
D. 8 giờ
22. Bệnh nhân 12 tháng tuổi, phẫu thuật tạo hình khe hở môi. Dự kiến cuộc mổ sẽ bắt đầu lúc
7h30 sáng. Anh/chị cần hướng dẫn bố mẹ bệnh nhân:
A. Cho trẻ nhịn ăn uống hoàn toàn sau 10 giờ tối
B. Cho trẻ nhịn ăn uống hoàn toàn sau 12 giờ đêm
C. Có thể cho trẻ bú mẹ đến 3 giờ sáng
D. Có thể cho trẻ bú bình đến 3 giờ sang
23. Nguy cơ tắc mạch sau mổ
A. Tắc mạch phổi sau mổ rất hiếm gặp
B. Với bệnh nhân nguy cao cần dự phòng tắc mạch sau mổ bằng Lovenox
20mg/ngày, tiêm dưới da
C. Tuổi > 35, béo phì, bệnh lý ác tính đều là các yếu tố nguy cơ cao đối với tắc mạch sau
mổ
D. Các biện pháp học như vận động sớm, băng ép chi dưới thể giúp giảm nguy
tắc tĩnh mạch sâu sau mổ
24. Bệnh nhân nam, 81 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, gãy cổ xương đùi trước vào viện 1 tuần. Bệnh
nhân được chỉ định phẫu thuật thay khớp háng. Các xét nghiệm đều trong giới hạn bình
thường.
24.1. Đánh gá bệnh nhân theo phân loại ASA
A. ASA I
B. ASA II
C. ASA III
D. ASA IV
24.2. Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch của bệnh nhân này:
A. Thấp
B. Trung bình
C. Cao
D. Rất cao
24.3. Biện pháp dự phòng huyết khối ở bệnh nhân này:
A. Vận động sớm
B. Băng ép chi dưới
C. Lovenox 40mg/ngày (tiêm dưới da)
D. Tất cả các biện pháp trên
25. Bệnh nhân nữ 60 tuổi, tiền sử tăng huyết áp, điều trị ổn định, rung nhĩ, đang dùng chống
đông nhóm kháng vitamin K. Bệnh nhân gãy hở bàn chân do tai nạn giao thông được chỉ
định mổ cấp cứu. Xét nghiệm trước mổ: Pt: 60%, INR: 2.5. Bệnh nhân ăn trưa trước khi vào
viện 4 giờ.
25.1.Anh/ chị chọn phương pháp vô cảm nào:
A. Chờ thêm 4 giờ sau đó gây mê nội khí quản
B. Gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to
C. Gây tê tủy sống
D. Gây tê ngoài màng cứng
25.2. Anh/ chị sẽ làm gì:
A. Truyền ngay plasma và tiêm vitamin K
B. Chỉ cần tiêm vitamin K
C. Theo dõi chảy máu, xét dùng lại thuốc chống đông ngay sau phẫu thuật
D. Dừng thuốc chống đông 5 - 7 ngày sau phẫu thuật
26. Bệnh nhân nam, 70 tuổi, hút thuốc nhiều năm tiền sử đái tháo đường type II 20 năm, hiện
tại điều trị cả thuốc uống Insulin. Bệnh nhân được chỉ định mổ cắt đại tràng do ung thư.
Nguy cơ khi gây mê bệnh nhân này là:
A. Tụt huyết áp nặng
B. Co thắt khí phế quản
C. Trào ngược dạ dày
D. Tất cả các nguy cơ trên
BÀI THUỐC TÊ (BS.GIANG)
27. Cấu trúc hóa học của thuốc tê: chọn câu sai
A. Một cực chứa nhân thơm và 1 cực chứa gốc amine
B. Ở giữa là chuỗi trung gian
C. Luôn luôn có gốc amide
D. Cocain là thuốc tê duy nhất nhóm ester có nguồn gốc tự nhiên
28. Sinh lý dẫn truyền thần kinh:
A. Ở trạng thái nghỉ, bên ngoài màng tế bào tích điện âm
B. Bơm Na+-K+ ATpase khi hoạt động sẽ đưa K+ ra ngoài tế bào
C. Khi màng tế bào khử cực, 1 lượng lớn Na+ đi vào trong tế bào
D. Bình thường, Na+ có thể khuếch tán tự do qua màng tế bào
29. Phân loại thuốc tê dựa vào:
A. Gốc hydrocarbon trên nhân thơm
B. Cấu trúc của chuỗi trung gian
C. Chuỗi hydrocarbon gắn với gốc amine
D. Cả 3 ý trên đều sai
30. Thuốc tê nào thuộc nhóm ester:
A. Lidocain
B. Tetracain
C. Mepivacain
D. Ropivacain
31. Thuốc tê nào thuộc nhóm amid:
A. Mepivacain
B. Cocain
C. Tetracain
D. Chloroprocain
32. Cơ chế tác dụng của thuốc tê:
A. Chỉ thuốc tê có tác dụng ức chế kênh Na+
B. Thuốc tê gắn vào kênh Na+ ở mặt ngoài tế bào
C. Thuốc tê làm tăng ngưỡng khử cực của màng tế bào thần kinh
D. Sợi thần kinh có kích thước nhỏ dễ bị phong bế hơn
33. Các sợi thần kinh: chọn câu sai
A. Sợi Aα là sợi hoàn toàn vận động
B. Sợi B là sợi tiền hạch giao cảm
C. Sợi B là sợi bị phong bế đầu tiên và phục hồi cuối cùng khi gây tê
D. Sợi thần kinh có đường kính càng lớn thì càng khó bị phong bế
34. Thứ tự phong bế thần kinh khi gây tê tủy sống:
A. Đau, nhiệt, thần kinh thực vật, vận động
B. Thần kinh thực vật, đau, nhiệt, vận động
C. Thần kinh thực vật, nhiệt, đau, vận động
D. Thần kinh thực vật, nhiệt, vận động, đau
35. Tính chất lý hóa của thuốc tê:
A. Là các base yếu
B. Dạng ion hóa là dạng có khả năng qua màng tế bào
C. Dạng không ion hóa là dạng hoạt động
D. Thuốc tê mạnh là thuốc có pKa gần 7.4
36. Tính chất dược lý của thuốc tê: chọn câu sai
A. Tốc độ onset phụ thuộc pKa
B. Độ tan trong mỡ quyết định độ mạnh của thuốc
C. Độ tan trong mỡ quyết định độc tính của thuốc
D. Độ tan trong mỡ quyết định thời gian tác dụng của thuốc
37. Nồng độ ức chế tối thiểu (Cm) của thuốc tê: chọn câu sai
A. Liên quan với độ mạnh của thuốc
B. Như nhau với tất cả các sợi thần kinh
C. Cm với neuron vận động thường cao hơn neuron cảm giác
D. Tất cả các ý trên đều đúng
38. Yếu tố quyết định độ mạnh của thuốc
A. pKa
B. Độ tan trong mỡ
C. Nồng độ
D. Khả năng gắn protein
39. Yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ onset của thuốc tê:
A. pKa
B. Nồng độ
C. Độ tan trong mỡ
D. Tất cả các yếu tố trên
40. Yếu tố ảnh hưởng tới hấp thu thuốc tê vào tuần hoàn
A. pH của mô
B. Vị trí tiêm thuốc
C. Adrenalin trong dung dịch thuốc tê
D. Tất cả các yếu tố trên
41. Thời gian tác dụng của thuốc tê phụ thuộc vào các yếu tố sau, ngoại trừ:
A. Liều thuốc
B. Khả năng gắn protein
C. pKa
D. Vị trí tiêm thuốc
42. Chuyển hóa thuốc tê: chọn câu sai
A. Thuốc tê nhóm ester bị thủy phân bởi men cholinesterase
B. Thuốc tê nhóm amid có thời gian thải trừ chậm
C. Thuốc tê nhóm amid được chuyển hóa và thải trừ tại thận
D. Para-aminobenzoic là sản phẩm chuyển hóa của thuốc tê nhóm ester
43. Yếu tố ảnh hưởng tới phân bố thuốc tê:
A. Chức năng gan
B. Tình trạng huyết động
C. Tuổi bệnh nhân
D. Tất cả các yếu tố trên
44. Nhiễm trùng tại chỗ:
A. Làm giảm thời gian onset của thuốc tê
B. Làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc tê
C. Làm tăng tác dụng của thuốc tê
D. Làm tăng thời gian tác dụng của thuốc tê
45. Thuốc tê có tính chất gây giãn mạch:
A.Làm tăng hấp thu thuốc vào tuần hoàn
B.Làm kéo dài thời gian tác dụng của thuốc
C.Cả 2 ý trên đều đúng
D.Cả 2 ý trên đều sai
46. Thuốc tê có độc tính mạnh nhất trên tim mạch:
A. Ropivacain
B. Levobupivacain
C. Bupivacain
D. Mepivacain
47. Ropivacain: chọn câu sai
A. Là thuốc ức chế chọn lọc cảm giác
B. Ít độc trên tim mạch hơn Bupivacain
C. Có thể gây ngộ độc cả thần kinh và tim mạch
D. Có thể gây co mạch
48. Ropivacain
A.Có thời gian onset nhanh hơn Bupivacain
B.Thường được dùng với nồng độ 0.05-0.1%
C.Liều tối đa là 3mg/kg
D.Tất cả các ý trên đều sai
49. Bupivacain: chọn câu sai
A.Có độ mạnh gấp 4 lần Lidocain
B.Có độ mạnh gấp 2 lần Ropivacain
C.Có độ mạnh tương đương Levobupivacain
D.Là thuốc tê có độ mạnh và độc tính cao nhất
50. Bupivacain:
A. Có thời gian onset nhanh
B. Là thuốc tê có tác dụng trung bình
C. Ít độc trên tim mạch hơn Levobupivacain
D. Triệu chứng ngộ độc tim mạch có thể xuất hiện không kèm theo triệu chứng thần kinh
51. Có thể làm giảm thời gian onset của thuốc tê bằng cách: chọn câu sai
A. Kiềm hóa dung dịch thuốc tê
B. Pha thêm Adrenalin
C. Tăng nồng độ thuốc
D. Phối hợp Lidocain với Bupivacain làm giảm thời gian onset so với gây bằng
Bupivacain đơn thuần.
52. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc thuốc tê cao:
A. Bệnh nhân có bệnh lý hô hấp, tuần hoàn
B. Phụ nữ có thai
C. Bệnh nhân nhiễm trùng nặng
D. Tất cả các ý trên đều đúng
53. Gây tê cho phụ nữ có thai:
A. Cần tăng liều thuốc tê vì tăng thải trừ thuốc
B. Cần tăng liều thuốc tê vì tăng phân bố thuốc
C. Cần giảm liều thuốc tê vì tăng nguy cơ ngộ độc
D. Cần giảm liều thuốc tê vì thuốc có thể qua nhau thai
54. Phối hợp thuốc tê/ Clonidin:
A. Làm tăng thời gian giảm đau
B. Làm giảm nguy cơ tụt huyết áp tư thế
C. Tác dụng tăng thời gian gây tê, giảm đau phụ thuộc liều
D. Các tác dụng không mong muốn phụ thuộc liều
55. Phối hợp Adrenalin: chọn câu sai
A. Giúp phát hiện tiêm thuốc tê vào mạch máu
B. Làm tăng thời gian tác dụng của tất cả các thuốc tê
C. Làm giảm hấp thu thuốc tê vào tuần hoàn
D. Không nên phối hợp khi gây tê gần ngọn chi
56. Phối hợp thuốc tê/Opioid:
A. Cơ chế tác dụng của Fentanyl khi gây tê tủy sống và tiêm tĩnh mạch là như nhau
B. Tác dụng của Opioid không rõ ràng khi gây tê thần kinh ngoại vi
C. Fentanyl cũng gây ức chế vận động khi gây tê tủy sống
D. Fentanyl có khả năng gây suy hô hấp như Morphine sau gây tê tủy sống
57. Bệnh nhân 50kg, gây tê đám rối cánh tay có thể dùng:
A. 200mg Lidocain + 100mg Ropivacain
B. 200mg Lidocain + 100mg Bupivacain
C. 100mg Lidocain + 150mg Ropivacain
D. 100mg Lidocain + 75mg Bupivacain
BÀI BIẾN CHỨNG GÂY TÊ (BS.GIANG)
58. Chuẩn bị trước gây tê vùng
A. Không cần thiết phải khám như trước gây mê
B. Không cần phải giải thích với bệnh nhân về các tai biến vì tai biến rất hiếm gặp
C. Các tai biến trong gây tê vùng thường ít nghiêm trọng/ít ảnh hưởng đến tính mạng
D. Cả 3 ý trên đều sai
59. Các tai biến do gây tê vùng có thể được giảm thiểu bằng cách:
A. Có các chỉ định phù hợp
B. Ghi chép đầy đủ về quá trình gây tê
C. Theo dõi sát bệnh nhân sau gây tê và sau mổ
D. Cả 3 ý trên đều đúng
60. Các trường hợp sau chống chỉ định tuyệt đối gây tê vùng, ngoại trừ:
A. Không có phương tiện cấp cứu
B. Không có máy dò thần kinh
C. Bệnh nhân từ chối
D. Bệnh nhân nhiễm trùng nặng
61. Tai biến của gây tê tủy sống
A. Dị cảm khi chọc kim là yếu tố nguy cơ của tổn thương thần kinh không hồi phục
B. Đau đầu sau gây tê tủy sống thường gặp ở bệnh nhân nữ
C. Điều trị nôn/ buồn nôn sau gây tê tủy sống phải dùng Naloxon
D. Bí đái sau gây tê tủy sống thường không phải đặt sonde
62. Gây tê tủy sống toàn bộ
A. Thường do chọc thủng màng cứng trong gây tê ngoài màng cứng
B. Tăng huyết áp là triệu chứng thường gặp
C. Thường tự hồi phục không cần can thiệp
D. Cả 3 ý trên đều sai
63. Đau đầu sau gây tê tủy sống
A. Rất hiếm gặp
B. Nguyên nhân do giảm tưới máu não
C. Bệnh nhân thường đau hơn khi ngồi dậy
D. Thường tự hết sau 1-2 ngày
64. Suy hô hấp muộn sau gây tê tủy sống thường do:
A. Liệt cơ hô hấp
B. Liệt cơ hoành
C. Tác dụng của thuốc an thần trong mổ
D. Tác dụng ức chế trung tâm hô hấp của Morphin
65. Sau gây tê ngoài màng cứng có thể gặp các tai biến phiền nạn sau, ngoại trừ:
A. Đau đầu
B. Buồn nôn
C. Bí đái
D. Giảm nhu động ruột
66. Ảnh hưởng lên tim mạch của gây tê ngoài màng cứng ngực
A. Giảm nhịp tim
B. Giảm tưới máu vành
C. Giảm tưới máu tạng
D. Cung lượng tim không thay đổi
67. Tổn thương thần kinh sau gây tê
A. Phần lớn tự hồi phục trong vòng 1 tuần
B. Kim đầu tù ít gây tổn thương hơn kim đầu nhọn
C. Không gặp nếu khi gây tê bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo
D. Tất cả các ý trên đều đúng
68. Tràn khí màng phổi sau gây tê
A. Gặp sau gây tê đường trên đòn nhiều hơn là gây tê đường liên cơ bậc thang
B. Bắt buộc phải dẫn lưu màng phổi
C. Gây tê dưới hướng dẫn siêu âm giúp làm giảm nguy cơ tràn khí màng phổi
D. Gây tê với máy kích thích thần kinh giúp làm giảm nguy cơ tràn khí màng phổi
69. Liệt thần kinh hoành sau gây tê: chọn câu sai
A. Thường gặp sau gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang
B. Vị trí chọc kim càng cao nguy cơ liệt thần kinh hoành càng cao
C. Thường không ảnh hưởng đến chức năng hô hấp
D. Ít khi gặp tổn thương thần kinh hoành không hồi phục
70. Biểu hiện của hội chứng Claude Bernard Horner sau gây tê:
A. Sụp mi
B. Giãn đồng tử
C. Tăng tiết mồ hôi ½ mặt bên gây tê
D. Tất cả các triệu chứng trên
71. Tụt huyết áp sau gây tê: chọn câu sai
A. Thường gặp sau gây tê tủy sống
B. Mức độ tụt huyết áp phụ thuộc liều thuốc tê
C. Clonidin gây tụt huyết áp do ức chế receptor alpha 2
D. Bệnh nhân cao tuổi là yếu tố nguy cơ
72. Ngừng tim sau gây tê: chọn câu sai
A. Thường gặp sau gây tủy sống hơn gây ngoài màng cứng gây thần kinh
ngoại vi
B. Nguyên nhân thường do tụt huyết áp nặng
C. Nguyên nhân thường do thiếu oxy
D. Phẫu thuật thay khớp háng là yếu tố nguy cơ
73. Tai biến phiền nạn sau gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang:
A. Liệt thần kinh hoành cùng bên rất thường gặp
B. Khàn tiếng rất hiếm gặp
C. Tụt huyết áp khi mổ khớp vai rất hiếm gặp
D. Giãn đồng tử là dấu hiệu phong bế hạch sao
74. Tai biến của gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn:
A. 100% bệnh nhân có liệt thần kinh hoành
B. Tràn khí màng phổi rất hiếm gặp
C. Tràn khí màng phổi thường không gây suy hô hấp sớm
D. Liệt thần kinh hoành thường gây suy hô hấp nặng
75. Sử dụng thuốc chống đông
A. Aspirin cần dừng trước 5 – 7 ngày với bệnh nhân gây tê tủy sống
B. Gây tủy sống, ngoài màng cứng nên thực hiện sau khi tiêm Lovenox (liều dự
phòng) 12 giờ
C. Sau khi rút catheter ngoài màng cứng 10 12 giờ mới được dùng lại thuốc chống
đông
D. Sau gây tê ngoài màng cứng 2 giờ có thể dùng lại thuốc chống đông
76. Dị ứng thuốc tê:
A. Thường gặp với thuốc tê nhóm amide
B. Thường do sản phẩm chuyển hóa của thuốc tê nhóm ester
C. Bệnh nhân dị ứng thuốc nhóm ester chống chỉ định đối với thuốc nhóm
amid
D. Tất cả các ý trên đều sai
77. Nguy cơ ngộ độc thuốc tê tăng dần:
A. Gây tê thần kinh liên sườn > tê ngoài màng cứng > tê đám rối cánh tay > tê thấm
B. Gây tê thần kinh liên sườn > tê đám rối cánh tay > tê ngoài màng cứng > tê thấm
C. Tê ngoài màng cứng > tê thần kinh liên sườn > tê đám rối cánh tay > tê thấm
D. Tê ngoài màng cứng > tê đám rối cánh tay > tê thần kinh liên sườn > tê thấm
78. Ngộ độc thuốc tê:
A. Triệu chứng tim mạch luôn xuất hiện sau triệu chứng thần kinh
B. Triệu chứng tim mạch luôn xuất hiện cùng lúc với triệu chứng thần kinh
C. Triệu chứng tim mạch hay gặp nhất là nhịp chậm
D. Các triệu chứng kích thích thường gặp ở giai đoạn muộn
79. Ngộ độc thuốc tê:
A. Chỉ gặp khi tiêm thuốc tê trực tiếp vào mạch máu
B. Các triệu chứng thường xuất hiện sớm ngay sau khi tiêm thuốc
C. Adrenalin 1/200.000 có thể giúp loại trừ nguy cơ ngộ độc thuốc tê
D. Tất cả các ý trên đều sai
80. Điều trị ngộ độc thuốc tê:
A. Intralipid cần được sử dụng ngay khi nghi ngờ có ngộ độc thuốc tê
B. Intralipid chỉ nên sử dụng nếu có ngừng tim
C. Propofol nên được sử dụng để chống co giật
D. Lidocain được lựa chọn để điều trị loạn nhịp
81. Intralipid: chọn câu sai
A. Liều bolus là 1.5ml/kg
B. Liều truyền liên tục là 2.5ml/kg/phút
C. Liều tối đa là 8ml/kg trong 30 phút đầu
D. Có thể lặp lại liều bolus mỗi 5 phút nếu chưa tái lập tuần hoàn
82. Intralipid:
A. Chống chỉ định dùng cho trẻ em do gây rối loạn chuyển hóa lipid
B. Có tác dụng với ngộ độc các thuốc tan trong mỡ khác
C. Không có tác dụng đối với ngộ độc các thuốc tê ít tan trong mỡ
D. Sau khi tái lập tuần hoàn, nếu huyết áp còn thấp có thể tăng gấp đôi liều truyền liên tục
83. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc thuốc tê cao:
E. Bệnh nhân có bệnh lý hô hấp, tuần hoàn
F. Phụ nữ có thai
G. Bệnh nhân nhiễm trùng nặng
H. Tất cả các ý trên đều đúng
84. Bệnh nhân nam 54 tuổi, 90 kg ,ASA III mổ cố định xương đòn. Bệnh nhân có tiền sử:
o Tăng huyết áp điều trị thuốc chẹn kênh calci
o Ngừng thở khi ngủ
o Đái tháo đường điều trị thuốc uống.
o Rung nhĩ, điều trị thuốc chống đông kháng thrombin, ngừng 10 ngày trước mổ,
gối enoxaparine 40x 2/ ngày, dừng trước mổ 24h
Bệnh nhân được gây liên bậc thangđám rối cổ nông. Bệnh nhân được tiêm 1 lần
20ml (liên cơ bậc thang) và 8ml (đám rối cổ nông) Ropivacain 0.75%
Một phút sau khi gây tê, bệnh nhân trở nên nhợt nhạt, sau đó mất tri giác cùng với nhịp
chậm nặng và QRS giãn rộng.
Cách xử trí nào dưới đây là phù hợp nhất
A. Atropine 1 mg tiêm TM.
B. Tiêm TM 100 ml intralipid 20% trong 5 phút nếu atropine không hiệu quả
C. Cấp cứu ngừng tuần hoàn, gọi hỗ trợ. Tiêm TM ngay 100 ml Intralipid 20 % IV
trong 1 phút sau đó tryền liên tục 400 ml trong 20 phút
D. Cấp cứu ngừng tuần hoàn , tiêm TM 100 mg lidocaine 2% để điều trị loạn nhịp
85. Bệnh nhân nam, 54 tuổi ASA II 80kg, 1.70m gãy cổ xương đùi do chấn thương được chỉ
định mổ thay khớp háng toàn bộ
Tiền sử:
Tăng huyết áp – điều trị thường xuyên bằng thuốc chẹn kênh calci, huyết áp nền
130/80, có khó thở khi gắng sức. Siêu âm tim: dày thất trái, EF 52%.
Ngừng thở khi ngủ
Bệnh nhân được gây mê toàn thể và gây tê ngoài màng cứng để giảm đau sau mổ. Bệnh
nhân được gây mê tĩnh mạch với Propofol TCI, cuộc mổ diễn ra bình thường.
Gây tê ngoài màng cứng tại vị trí L3-4 được thực hiện sau mổ (bệnh nhân chưa rút nội khí
quản). Chọc ngoài màng cứng khó khăn, bác sỹ gây mê phải chọc nhiều lần mới vào được
khoang ngoài màng cứng. Sau khi luồn catheter, bệnh nhân được bolus 25mg Ropivacain
0.5%.
Sau vài phút, huyết áp tụt xuống 60/40 mmHg. Bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch tổng cộng
15mg Ephedrin và truyền nhanh 500ml Gelofusin sau đó được chuyển ra phòng hồi tỉnh.
Tại phòng hồi tỉnh, bệnh nhân tiếp tục thở máy, huyết áp duy trì 90/60 mmHg và không
cần dùng thêm thuốc nào khác.
Sau 1 giờ, bệnh nhân không tỉnh, thở theo máy hoàn toàn.
Đánh giá lại:
Bệnh nhân không đáp ứng kích thích
Đồng tử giãn
Mạch: 60 lần/phút, huyết áp 100/65
85.1. Anh/chị hãy đưa ra chẩn đoán (nghi ngờ) của mình cho tình trạng trên 1 cách ngắn gọn
…………………………………
85.2. Theo chẩn đoán của anh/chị, anh chị sẽ làm gì tiếp theo
A. Cho bệnh nhân đi chụp CT Scan sọ não ngay
B. Tiếp tục cho bệnh nhân thở máy, truyền dịch, duy trì huyết áp tới khi bệnh nhân
tỉnh lại
C. Tiêm thêm Ephedrin và Corticoid
D. Mời hội chẩn chuyên khoa thần kinh
86. Bệnh nhân nam, 50 tuổi, được chỉ định mổ mở cắt u phổi. Bệnh nhân được gây ngoài
màng cứng luồn catheter tại vị trí T6-7 để giảm đau sau mổ. Quá trình chọc ngoài màng
cứng khó khăn và có chảy máu. Sau khi luồn catheter, bệnh nhân được bolus 5ml Bupivacain
0.5%. Cuộc gây mê sau đó diễn ra bình thường, cuộc mổ bắt đầu ngay sau đó.
Khoảng 7 phút sau khi phẫu thuật viên mở ngực (25 phút sau khi tiêm thuốc tê) bệnh
nhân xuất hiện nhịp chậm và tụt huyết áp nặng.
Theo anh/chị, các nguyên nhân sau có thể nghĩ tới, ngoại trừ: Local anaesthetic toxicity
A. Tụt huyết áp do ức chế giao cảm ngực
B. Ngộ độc thuốc tê
C. Tê tủy sống toàn bộ
D. Dị ứng thuốc
BÀI GÂY TÊ CHI TRÊN (BS.GIANG)
87. Điền vào chỗ trống: Giải phẫu đám rối cánh tay
A. 1:…..
B. 2:…..
C. 3:…..
D. 4:…..
88. Điền vào chỗ trống: Giải phẫu đám
rối cánh tay
A. 5:…..
B. 6:…..
C. 7:…..
D. 8:…..
E. 9:…..
89. Điền vào chỗ trống
Chi phối thần kinh chi trên:
A. 1:…..
B. 2:…..
C. 3:…..
D. 4:…..
Đáp án
1.
A. Rễ
B. Thân
C. Ngành
D. Bó
2.
A. TK cơ bì
B. TK nách
C. TK quay
D. TK giữa
E. TK trụ
3.
A. TK cơ bì
B. TK quay
C. TK giữa
D. TK trụ
90. Thần kinh nào không thuộc đám rối cánh tay:
A. Thần kinh ngực ngoài
B. Thần kinh ngực trong
C. Thần kinh trên đòn
D. Thần kinh ngực dài
91. Cơ delta do thần kinh nào chi phối:
A. Thần kinh nách
B. Thần kinh trên vai
C. Thần kinh trên đòn
D. Cả 3 ý trên đều sai
92. Thần kinh cơ bì không chi phối cho:
A. Xương cánh tay
B. 2 xương cẳng tay
C. Cơ nhị đầu
D. Cơ tam đầu
93. Đám rối cánh tay ở vùng nách:
A. Tất cả nhánh tận của đám rối cánh tay đều nằm quanh động mạch cánh tay
B. Thần kinh quay và thần kinh trụ nằm sau động mạch cánh tay
C. Thần kinh giữa nằm nông hơn thần kinh cơ bì
D. Tất cả các ý trên đều đúng
94. Đám rối cánh tay vùng dưới đòn
A. Các bó được đặt tên theo vị trí tương đối với động mạch cánh tay
B. Thần kinh giữa được tạo thành từ bó trong và bó ngoài
C. Thần kinh quay là nhánh tận của bó ngoài
D. Thần kinh cơ bì là nhánh tận của bó sau
95. Đáp ứng kích thích của thần kinh giữa:
A. Duỗi cổ tay
B. Gấp cổ tay
C. Duỗi các ngón tay
D. Ngửa cẳng tay
96. Đáp ứng kích thích của thần kinh quay:
A. Duỗi các ngón tay
B. Duỗi cổ tay
C. Ngửa cẳng tay
D. Tất cả các ý trên đều đúng
97. Chi phối cảm giác cho khớp vai chủ yếu là do:
A. Thần kinh nách và thần kinh trên vai
B. Thần kinh nách và thần kinh trên đòn
C. Thần kinh trên đòn và thần kinh trên vai
D. Thần kinh trên vai và thần kinh ngực lớn
98. Thần kinh nào không chi phối cảm giác cho xương cánh tay:
A. Thần kinh nách
B. Thần kinh quay
C. Thần kinh trụ
D. Thần kinh cơ bì
99. Chi phối cảm giác cho 2 xương cẳng tay chủ yếu là do:
A. Thần kinh quay và thần kinh trụ
B. Thần kinh quay và thần kinh giữa
C. Thần kinh quay và thần kinh cơ bì
D. Thần kinh trụ và thần kinh giữa
100. Gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang thường không phong bế được:
A. Thần kinh cơ bì
B. Thần kinh quay
C. Thần kinh giữa
D. Thần kinh trụ
101. Gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang được chỉ định cho các phẫu thuật sau
ngoại trừ:
A. Phẫu thuật xương đòn
B. Phẫu thuật khớp vai
C. Phẫu thuật 1/3 trên xương cánh tay
D. Phẫu thuật cẳng tay
102. Gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang: chọn câu sai
A. Đám rối cánh tay nằm trong tam giác cổ sau
B. Đám rối cánh tay nằm giữa cơ bậc thang trước và giữa
C. Thần kinh hoành nằm phía sau đám rối cánh tay
D. Thường không phong bế được thần kinh bì cánh tay trong
103. Chống chỉ định của gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang là:
A. Liệt cơ hoành bên đối diện
B. Tiền sử phẫu thuật mạch cảnh hoặc hạch cổ cùng bên
C. Gây tê 2 bên
D. Cả 3 ý trên đều đúng
104. Máy kích thích thần kinh:
A. Giúp loại trừ hoàn toàn tổn thương thần kinh
B. Giúp xác định khoảng cách tương đối giữa kim gây tê và thần kinh
C. Làm giảm nguy cơ tiêm thuốc vào mạch máu
D. Cả 3 ý trên đều đúng
105. Khi sử dụng máy kích thích thần kinh để gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc
thang, kim nằm đúng vị trí khi tìm được: (chọn câu sai)
A. Kích thích cơ ngực lớn
B. Kích thích cơ ức đòn chũm
C. Kích thích cơ delta
D. Kích thích cơ nhị đầu
106. Gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn:
A. Đám rối cánh tay nằm ngoài động mạch dưới đòn
B. Đám rối cánh tay nằm giữa xương đòn và xương sườn 1
C. Điểm chọc thường nằm trên điểm giữa xương đòn
D. Tât cả các ý trên đều đúng
107. Gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn thường không phong bế được:
A. Thần kinh cơ bì
B. Thần kinh bì cánh tay trong
C. Thần kinh quay
D. Thần kinh giữa
108. Gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn được chỉ định tốt nhất cho:
A. Phẫu thuật vai
B. Phẫu thuật từ vai đến bàn tay
C. Phẫu thuật từ vai đến khuỷu tay
D. Phẫu thuật từ 1/3 giữa cánh tay đến bàn tay
109. Chống chỉ định của gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn là:
A.Bệnh nhân tràn khí màng phổi cùng bên
B.Bệnh nhân liệt thần kinh hoành cùng bên
C.Gây tê 2 bên
D.Tất cả các ý trên đều đúng
110. Gây tê đám rối cánh tay đường nách
A. Không có tai biến
B. Có thể giảm đau sau mổ 1/3 trên cánh tay
C. Mốc giải phẫu là động mạch cánh tay
D. Không đủ để ga rô trên khuỷu tay
111.Gây tê đám rối cánh tay đường nách:
A. Kỹ thuật chọc xuyên động mạch có độ tin cậy cao và không có tai biến
B. Kích thích gấp cẳng tay (co cơ nhị đầu) là kích thích đáng tin cậy, có thể tiêm thuốc
C. Kích thích gấp cổ tay hoặc các ngón tay chứng tỏ kim đang ở phía trên động mạch
D. Khi gây tê, tư thế cánh tay là dạng 120
o
112. Gây tê đám rối cánh tay đường nách dựa vào mốc giải phẫu thường không phong bế được
A. Thần kinh cơ bì
B. Thần kinh quay
C. Thần kinh giữa
D. Thần kinh trụ
113. Chống chỉ định tuyệt đối của gây tê đám rối cánh tay đường nách:
A. Bệnh nhân dùng thuốc chống đông
B. Hạch nách hoặc tiền sử nạo vét hạch nách
C. Tổn thương thần kinh
D. Tất cả các ý trên đều đúng
114. Gây tê ở cổ tay
A. Thần kinh quay không chi phối cảm giác cho bàn tay
B. Thần kinh trụ chi phối toàn bộ các cơ ở bàn tay
C. Thần kinh quay nằm phía ngoài động mạch quay
D. Thần kinh giữa chi phối cảm giác toàn bộ mặt gan tay
115. Kỹ thuật gây tê thích hợp cho phẫu thuật kết hợp xương đòn:
A. Gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn
B. Gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang
C. Gây tê đám rối cổ nông
D. Gây tê đám rối cổ sâu
116. Phương pháp gây tê thích hợp cho phẫu thuật giải phóng dây chằng vòng cổ tay là (phẫu
thuật viên garo trên khuỷu tay):
A.Gâytê thần kinh giữa ở khuỷu tay
B.Gây tê thần kinh giữa và thần kinh trụ ở khuỷu tay
C.Gây tê đám rối cánh tay đường nách
D.Gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang
117. Các thần kinh chi phối cho khớp khuỷu là:
A.Thần kinh quay, thần kinh giữa, thần kinh trụ
B.Thần kinh quay, thần kinh trụ, thần kinh cơ bì
C.Thần kinh trụ, thần kinh giữa, thần kinh cơ bì
D.Thần kinh quay, thần kinh giữa, thần kinh cơ bì
118. Một bệnh nhân suy thận mạn, có chỉ định mổ làm cầu nối động – tĩnh mạch quay để lọc
máu. Phương pháp gây tê phù hợp nhất là:
A. Gây tê thần kinh quay tại khuỷu tay
B. Gây tê đám rối cánh tay đường nách
C. Gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn
D. Gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang
119. Bệnh nhân nam, 24 tuổi, nhập viện vì gãy cẳng tay có tổn thương động mạch và thần
kinh. Bệnh nhân được mổ cấp cứu, anh/ chị sẽ lựa chọn gây mê cho bệnh nhân này như thế
nào?
A. Gây mê toàn thể, đặt NKQ khởi mê nhanh vì gây tê vùng chống chỉ định tuyệt đối trên
bệnh nhân tổn thương thần kinh.
B. Đánh giá tổn thương thần kinh và gây tê đám rối cánh tay đường nách.
C. Đánh giá tổn thương thần kinh và gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang vì
không vận động được chi.
D. Gây mê toàn thể và gây tê đám rối cánh tay đường nách dưới gây mê.
120. Bệnh nhân nam, 30 tuổi, 70kg, mổ gãy hở xương đốt bàn ngón 2,3 tay trái. Bệnh nhân
được gây tê đám rối cánh tay đường nách với 20ml Ropivacain 0.5%. Sau 20 phút bệnh nhân
vẫn đau. Đánh giá cảm giác cho thấy vùng chi phối của thần kinh quay được phong bế hoàn
toàn. Anh/ chị sẽ làm gi?
A. Gây tê thấm quanh cổ tay bằng Ropivacain + Adrenalin
B. Gây tê bổ xung thần kinh giữa ở khuỷu tay bằng 5ml Ropivacain 0.5%
C. Gây tê bổ xung thần kinh trụ ở cổ tay bằng 5ml Ropivacain 0.5%
D. Gây tê bổ xung cả thần kinh trụ và thần kinh giữa ở khuỷu tay bằng 10ml Ropivacain
0.5%
121. Bệnh nhân nam, 20 tuổi, đa chấn thương đã được dẫn lưu màng phổi 2 bên, gãy 1/3 dưới
xương cánh tay. Bệnh nhân được chỉ định mổ kết hợp xương cánh tay. Thăm khám trước mổ
không phát hiện thêm tổn thương nào khác, bệnh nhân rất đau và không thể vận động được
cánh tay. Anh/chị sẽ lựa chọn phương pháp vô cảm nào?
A. Gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang
B. Gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn
C. Gây tê đám rối cánh tay đường nách
D. Gây mê nội khí quản
122. Bệnh nhân nam, 20 tuổi, gãy hở 1/3 giữa xương cánh tay, nghi ngờ có tổn thương thần
kinh, được chỉ định mổ cấp cứu
122.1. Ở vị trí này, thần kinh dễ bị tổn thương nhất là:
A. Thần kinh quay
B. Thần kinh trụ
C. Thần kinh giữa
D. Thần kinh cơ bì
122.2. Tại phòng mổ, anh/ chị làm thế nào để đánh giá bệnh nhân có tổn thương thần kinh
A. Bảo bệnh nhân gấp các ngón tay
B. Bảo bệnh nhân duỗi các ngón tay
C. Bảo bệnh nhân gấp cổ tay
D. Đánh giá cảm giác gan tay, vùng ô mô cái
BÀI GÂY TÊ CHI D ƯỚI (BS.GIANG)
123. Điền vào chỗ trống: đám rối thắt lưng cùng
A. 1:……
B. 2:……
C. 3:……
D. 4:……
124. Điền vào chỗ trống: chi phối cảm giác chi dưới
A. 1:……
B. 2:……
C. 3:……
D. 4:……
125. Điền vào chỗ trống: chi phối cảm giác chi dưới
A. 5:……
B. 6:……
C. 7:……
126. Điền vào chỗ trống: thần kinh chi dưới
A. 1:……
B. 2:……
C. 3:……
Đáp án
1.
A. TK đùi bì ngài
B. TK đùi
C. TK hông to
D. TK bịt
2.
A. TK đùi bì ngoài
B. TK bịt
C. TK đùi
D. TK hiển
3.
A. TK mác chung
B. TK mác nông
C. TK mác sâu
4.
A. TK hông to
B. TK mác chung
C. TK chày
127. Thần kinh nào không thuộc đám rối thắt lưng:
A. Thần kinh đùi
B. Thần kinh đùi bì ngoài
C. Thần kinh đùi bì sau
D. Thần kinh bịt
128. Đám rối thắt lưng
A. Xuất phát từ các rễ L1,2,3,4,5
B. Gây tê đám rối thắt lưng có thể phẫu thuật toàn bộ chi dưới
C. Thần kinh đùi bì ngoài và thần kinh sinh dục đùi là thần kinh hoàn toàn cảm giác
D. Thần kinh đùi xuất phát từ các nhánh trước của L2,3,4
129. Thần kinh nào không xuất phát từ đám rối cùng:
A. Thần kinh mác chung
B. Thần kinh đùi bì sau
C. Thần kinh bắp chân
D. Thần kinh hiển
130. Thần kinh nào không chi phối cho khớp háng:
A. Thần kinh đùi
B. Thần kinh chậu bẹn
C. Thần kinh hông to
D. Thần kinh bịt
131. Thần kinh hông to:
A. Là nhánh tận lớn nhất của đám rối thắt lưng
B. Chi phối cảm giác cho khớp háng
C. Chi phối cảm giác cho toàn bộ cẳng, bàn chân
D. Chia thành 2 nhánh tận ở phía dưới khớp gối
132. Thần kinh nào là nhánh của thần kinh hông to:
A. Thần kinh đùi bì sau
B. Thần kinh mông trên
C. Thần kinh mông dưới
D. Thần kinh bắp chân
133. Thần kinh bịt
A. Là thần kinh hoàn toàn vận động
B. Không chi phối cảm giác cho khớp gối
C. Chi phối cảm giác cho khớp háng
D. Chi phối cảm giác cho các tạng trong phúc mạc
134. Các thần kinh ở cẳng chân:
A. Thần kinh bắp chân là nhánh tận của thần kinh chày
B. Thần kinh mác nông chi phối cảm giác da cho toàn bộ mặt mu chân
C. Thần kinh chày chi phối cảm giác da cho toàn bộ mặt gan chân
D. Cả 3 ý trên đều đúng
135. Thần kinh đùi:
A. Nằm ngoài động mạch đùi
B. Nằm trên mạc chậu
C. Không cho nhánh cảm giác ở đùi
D. Cho nhánh tận chi phối cảm giác cho mặt ngoài cẳng chân
136. Thần kinh đùi
A. Chi phối cảm giác cho toàn bộ mặt trước và mặt trong đùi
B. Chi phối cảm giác cho toàn bộ khớp gối
C. Chi phối cảm giác cho xương bánh chè
D. Không chi phối cảm giác cho khớp háng
137. Đáp ứng kích thích của thần kinh đùi là
A. Kích thích cơ may
B. Kích thích xương bánh chè
C. Khép đùi
D. Gấp gối
138. Gây tê thần kinh đùi: chọn câu sai
A. Có thể phẫu thuật khớp gối mở
B. Có thể giảm đau sau mổ khớp gối
C. Có thể giảm đau sau mổ khớp háng
D. Có thể khâu vết thương mặt trước đùi
139. Gây tê thần kinh đùi
A. Mốc giải phẫu là động mạch đùi và dây chằng bẹn
B. Vị trí chọc kim phía trong động mạch đùi
C. Tiêm với thể tích lớn có thể phong bể được cả thần kinh bịt
D. Cả 3 ý trên đều đúng
140. Thần kinh đùi bì ngoài:
A. Là thần kinh cả cảm giác và vận động
B. Chi phối cảm giác cho mặt ngoài đùi
C. Bắt buộc phải phong bế khi phẫu thuật khớp gối
D. Cả 3 ý trên đều đúng
141. Thần kinh hiển
A. Là nhánh tận của thần kinh hông to
B. Chi phối cảm giác cho mặt ngoài cẳng chân
C. Là 1 thành phần nằm trong ống cơ khép
D. Là thần kinh hỗn hợp cả cảm giác và vận động
142. Giải phẫu trám khoeo:
A. Bờ trong là cơ nhị đầu
B. Bờ ngoài là cơ bán màng
C. Thần kinh chày đi phía trong động mạch
D. Thần kinh hông to thường chia thành 2 nhánh tận ở đỉnh trám khoeo
143. Gây tê thần kinh hông to ở trám khoeo:
A. Thích hợp cho các phẫu thuật ở cổ chân và bàn chân
B. Thần kinh hông to nằm trong động mạch khoeo
C. Kích thích thần kinh chày là xoay ngoài bàn chân
D. Kích thích thần kinh mác là gấp bàn chân về phía gan chân
144. Tổn thương thần kinh mác chung
A. Thường gặp sau gãy thân xương mác
B. Mất vận động nhóm cơ ở mặt sau cẳng chân
C. Bệnh nhân triệu chứng bàn chân rủ do không thể gấp bàn chân về phía mu
chân
D. Cả 3 câu trên đều đúng
145. Để phẫu thuật nối gân Achille, anh/chị cần phong bế thần kinh nào? (phẫu thuật viên sẽ
garo trên gối)
A. Thần kinh hông to
B. Thần kinh hông to và thần kinh hiển
C. Thần kinh hông to và thần kinh đùi
D. Thần kinh đùi
146. Để phẫu thuật khớp gối, anh/chị cần phong bế các thần kinh nào?
A. Thần kinh đùi, thần kinh bịt, thần kinh đùi bì ngoài
B. Thần kinh đùi, thần kinh bịt, thần kinh hông to
C. Thần kinh đùi, thần kinh chày, thần kinh bịt
D. Thần kinh đùi, thần kinh chày, thần kinh đùi bì sau
147. Anh/ chị chọn cách nào để giảm đau cho bệnh nhân gãy 1/3 dưới xương đùi chờ mổ:
A. Gây tê thần kinh đùi
B. Gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to ở trám khoeo
C. Gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to đường dưới mông
D. Gây tê thần kinh đùi, thần kinh hông to ở trám khoeo, thần kinh bịt
148. Phẫu thuật bàn chân
A. Bắt buộc phải phong bế được thần kinh hiển
B. Nếu đường rạch da ở mặt trong bàn chân, không cần phong bế thần kinh hiển
C. Có thể đặt catheter thần kinh đùi để giảm đau sau mổ
D. Có thể đặt catheter thần kinh hông to ở khoeo để giảm đau sau mổ
149. Bệnh nhân nam, 30 tuổi, gãy trật hở 2 mắt chân phải, tổn thương thần kinh mác.
Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu. Anh/ chị sẽ chọn phương pháp vô cảm nào?
A. Gây mê nội khí quản
B. Gây mê nội khí quản, khởi mê nhanh
C. Gây tê thần kinh hông to sau khi đánh giá kỹ tổn thương
D. Đánh giá kỹ tổn thương rồi gây tê cả thần kinh đùi và thần kinh hông to
150. Để phẫu thuật chỉnh hình ngón 1 bàn chân, anh/chị cần phong bế các thần kinh nào cổ
chân:
A. Thần kinh mác nông, mác sâu, thần kinh chày, thần kinh hiển
B. Thần kinh mác nông, mác sâu, thần kinh chày
C. Thần kinh mác nông, thần kinh chày, thần kinh hiển
D. Thần kinh mác chung, thần kinh chày
151. Bệnh nhân nữ 30 tuổi, 60kg, mổ cấp cứu vết thương bàn chân. Bệnh nhân tiền sử đặt
nội khí quản khó nôn nhiều sau mổ trong 1 phẫu thuật trước đó. Bệnh nhân được gây
thần kinh hông to khoeo với 15ml Ropivacain 0.5% thần kinh đùi với 10ml Lidocain
0.1%.
Sau 20 phút, vùng gan chân vẫn không hết đau. Anh/ chị sẽ làm gì?
A. Gây tê bổ xung thần kinh hông to ở dưới mông
B. Chuyển gây mê nội khí quản
C. Gây tê bổ xung thần kinh chày ở cổ chân với 5ml Ropivacain 0.5%
D. Đề nghị phẫu thuật viên gây tê tại chỗ
152. Bệnh nhân nam, 70 tuổi, phẫu thuật thay khớp gối. Bệnh nhân tiền sử tăng huyết áp
điều trị ổn định, đặt stent mạch vành cách 1 năm, đang dùng Aspirin và Clopidogrel. Sau mổ
bệnh nhân cần tập vận động sớm. Anh/chị sẽ chọn phương pháp gây tê vùng nào để giảm đau
sau mổ sau khi cân nhắc lợi ích và nguy cơ:
A. Gây tê đám rối thắt lưng
B. Đặt catheter ngoài màng cứng
C. Đặt catheter thần kinh đùi
D. Đặt catheter ống cơ khép
BÀI TRIỆU CHỨNG MÊ ETHER VÀ CẢI TIẾN ĐỘ SÂU GM (BS.CHI)
Phần 1: Câu Hỏi Đúng Sai Thân Chung
153. [<g>] Triệu chứng học của độ mê : [</g>]
Để điều chỉnh cuộc mê nhằm giúp phẫu thuật viên tiến hành phẫu thuật một cách thuận lợi
A . Đúng B. Sai
[<br>]
Giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh trong và sau cuộc mổ
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Phụ thuộc hoàn toàn vào lượng thuốc mê đã dùng
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Diễn biến giống nhau giữa tất cả các loại thuốc gây mê
A. Đúng B. Sai
[<br>]
154. [<g>] Giai đoạn I của phân loại độ mê theo Guedel: [</g>]
Là giai đoạn ức chế nhưng không hoàn toàn
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Chưa thể thực hiện thủ thuật nào trong giai đoạn này
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Bệnh nhân tăng mẫn cảm với các kích thích đau trong giai đoạn này
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Biểu hiện thường thấy là: mạch chậm, huyết áp giảm
A . Đúng B. Sai
[<br>]
155. [<g>] Giai đoạn II của phân loại độ mê theo Guedel: [</g>]
Gồm 2 giai đoạn: tác dụng vào vỏ não và tác dụng vào dưới vỏ
A . Đúng B. Sai
[<br>]
Trong giai đoạn này thính giác mất trước thị giác
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Giai đoạn này có đặc điểm chung là giai đoạn kích thích
A . Đúng B. Sai
[<br>]
Có khả năng thực hiện những thủ thuật can thiệp nhỏ như đặt sonde dạ dày / lấy đường truyền
tĩnh mạch trong giai đoạn này vì đã đạt đến một độ mê nhất định
A. Đúng B. Sai
[<br>]
156. [<g>] Phân loại mê theo Guedel: [</g>]
Đã từng được sử dụng rất phổ biến trong gây mê và hiện nay vẫn còn nguyên giá trị
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Các dấu hiệu về hô hấp và tuần hoàn theo Guedel giúp ta xác định được tốt thời điểm đặt
NKQ
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Theo Guedel, đến giai đoạn III
4
, cơ hoành vẫn còn cử động nên phải mê sâu hơn mới đặt được
ống NKQ
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Theo Guedel, nếu đồng tử co nhỏ thì tức là bệnh nhân đã đạt được độ mê từ giai đoạn 3
trở lên và có thể tiến hành phẫu thuật được
A . Đúng B. Sai
[<br>]
157. [<g>] Độ mê : [</g>]
Chỉ cần theo dõi trong thời gian đầu, khi nồng độ các thuốc gây mê trong máu đã đạt đến
trạng thái cân bằng thì độ mê ổn định, ko còn thay đổi nữa
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Theo dõi độ mê chỉ phục vụ cho nghiên cứu, việc này giúp chúng ta có được nồng độ
thuốc gây mê trung bình để phục vụ cho quần thể
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Vấn đề chủ yếu hay gặp trong quá trình gây mê là gây mê nông, làm bệnh nhân bị thức
tỉnh trong mổ và phẫu thuật viên khó làm việc.
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Đánh giá độ mê có cả phương pháp khách quan và phương pháp chủ quan, cần phối hợp
cả 2 phương pháp để đánh giá đúng độ mê
A . Đúng B. Sai
[<br>]
158. [<g>] một vài phương pháp đánh giá độ mê được thực hiện hiện nay: [</g>]
Phương pháp PRST có nhược điểm là đắt tiền, đòi hỏi phải có máy theo dõi chuyên biệt mới có
thể áp dụng được
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Kỹ thuật cách li cẳng tay có độ chính xác cao, khi sử dụng có thể dự đoán được chắc chắn tình
trạng mê của bệnh nhân
A. Đúng B. Sai
[<br>]
BIS đánh giá độ mê dựa vào phân tích hoạt động điện cơ đồ ( EMG) ở các cơ vùng trán, nếu các
cơ này ko hoạt động tức là bệnh nhân đã mê sâu .
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Entropy có nguyên tắc đánh giá cũng dựa vào phân tích điện não đồ và điện cơ đồ của các
vùng trán
A . Đúng B. Sai
[<br>]
159. [<g>] Khi sử dụng BIS : [</g>]
Có thể tin tưởng 100% vào giá trị tuyệt đối của BIS thể hiện trên màn hình
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Ngưỡng mê thích hợp là giá trị BIS : 40- 60
A . Đúng B. Sai
[<br>]
Nếu BIS < 40, BN có nguy cơ thức tỉnh
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Khi thấy có dấu hiệu dấu hiệu lâm sàng mâu thuẫn với giá trị BIS thì cần tin vào BIS hơn vì lâm
sàng mang tính chủ quan, ko chính xác
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Phần 2: Câu hỏi MCQ
160. Trong một cuộc mê, thuốc mê tác động đến những thành phần nào sau đây
A. Ý thức: giảm ý thức, giảm đáp ứng với môi trường xung quanh, tùy theo mức độ mà
bệnh nhân có thể mê từ nông đến sâu
B. Cảm giác: làm giảm sự dẫn truyền cảm giác, các xung động hướng tâm bị hạn chế dẫn
truyền
C. Ức chế hoạt động cơ: dạng tự chủ và dạng phản xạ
D . Tất cả các ý trên
[<br>]
161. Độ mê phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây :
A. Độ mạnh của kích thích
B. Đáp ứng của người bệnh
C. Nồng độ bão hòa của các thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc mê
D. Tất cả các ý trên
[<br>]
162. Miêu tả giai đoạn II của phân độ mê theo Guedel:
A. Mất phản xạ giác mạc và phản xạ nuốt
B. Mất phản xạ giác mạc, phản xạ nuốt , còn phản xạ rung giật nhãn cầu
C. Còn phản xạ giác mạc, phản xạ nuốt, còn rung rật nhãn cầu nhưng nhịp tim, hô hấp đã chậm
lại
D. Tất cả các ý trên đều sai
[<br>]
163. Miêu tả giai đoạn III của phân độ mê theo Guedel:
A. Gồm có 3 giai đoạn nhỏ
B. Trong giai đoạn này, trương lực cơ giảm dần cho đến mất hẳn nhưng các phản xạ vẫn còn
C. Giai đoạn III
4
là giai đoạn muộn, nếu để BN rơi vào giai đoạn này thì các tác động của Ether
là không thể đảo ngược
D. Mạch và huyết áp bắt đầu bị rối loạn từ giai đoạn III.
[<br>]
164. Khi áp dụng phân độ mê của Guedel cần phải chú ý:
A. Không nên áp dụng vì phân độ mê theo Guedel chỉ dựa vào lâm sàng
B. Khi áp dụng phân độ mê theo Guedel cho gây mê cân bằng cần phải bỏ qua các dấu hiệu của
hoạt động cơ ( vì gây mê cân bằng có thể sử dụng thuốc giãn cơ)
C. Có thể dùng dấu hiệu co giãn đồng tử theo Guedel làm một trong các dấu hiệu để đánh giá độ
mê trong gây mê cân bằng
D. Tuyệt đối không áp dụng phân độ mê của Guedel vào gây mê cân bằng vì không còn giá trị.
[<br>]
165. Theo dõi độ mê có tác dụng
A. Tránh mê quá nông và để xảy ra hiện tượng thức tỉnh trong mổ
B. Điều chỉnh cho mê sâu hơn một chút để phẫu thuật viên làm việc thuận lợi và an toàn cho
bệnh nhân ( bệnh nhân không có cử động bất thường trong mổ)
C. Dùng hệ thống 100% các phương tiện theo dõi để theo dõi độ mê là tốt nhất
D. Chỉ cần theo dõi độ mê trong giai đoạn đầu của gây mê, khi đã ổn định, độ mê sẽ không thay
đổi
[<br>]
166. Phương pháp đánh giá độ mê PRST là phân tích tổng hợp dựa trên các yếu tố:
A. Huyết áp, mạch, phản xạ mí mắt, chảy nước mắt
B. Huyết áp, mạch, tiết mồ hôi, phản xạ mí mắt
C. Huyết áp, mạch, tiết mồ hôi, phản xạ co tay
D. Tất cả các phương án trên đều sai
[<br>]
167. Bệnh nhân gây mê toàn thân, trong quá trình mê phát hiện BN tăng huyết áp 40 mmHg thì:
A. Cho 1 điểm theo bảng PRST
B. Cho 2 điểm theo bảng PRST
C. Cho 3 điểm theo bảng PRST
D. Không cho điểm nào, vì BN tăng huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân khác, tăng huyết áp
40 mmHg đơn thuần không phải là dấu hiệu BN tỉnh trong gây mê
[<br>]
168.Khi áp dụng thang điểm PRST cho BN gây mê toàn thân:
A. thang điểm đánh giá 4 yếu tố: huyết áp, mạch, phản xạ mí mắt, tiết mồ hôi
B. khi cho điểm cần chú ý không cho điểm những yếu tố không đặc hiệu, ví dụ như BN mạch có
thể do nhiều nguyên nhân chứ không phải do BN thức tỉnh
C. Khi áp dụng thang điểm này, sẽ cho thuốc khi tổng điểm >3
D. Tất cả các ý trên đều đúng
[<br>]
169. Kĩ thuật cách ly cẳng tay ( isolated forearm technique)
A. Đặt 1 garo ở cánh tay trong thời kì khởi mê để thuốc giãn cơ không xuống được cẳng tay, sau
đó phải tháo garo khi theo dõi nếu không tay không cử động được là do thiếu máu hoặc do tổn
thương thần kinh
B. Là kĩ thuật đơn giản, độ nhạy cao
C. Là kĩ thuật đơn giản, độ nhạy thấp
D. Tất cả các BN có cựa tay tức là có thức tỉnh và có hiện tượng nhớ lại
[<br>]
170. Kỹ thuật theo dõi độ mê bằng phương pháp lưỡng phổ (BIS):
A. Là kĩ thuật đo độ mê duy nhất không bị nhiễu bởi các yếu tố khác
B. Phân tích dựa vào phân tích điện não đồ ( EEG)
C. Khi gây mê cần giữ BIS < 60 để đảm bảo BN đủ độ mê
D. BIS chỉ phản ánh tác dụng của thuốc mê, không phụ thuộc vào thuốc giãn cơ hay thuốc giảm
đau.
[<br>]
171. Khi dùng BIS để theo dõi cho BN
A. BIS chỉ áp dụng khi theo dõi cho BN sử dụng thuốc mê tĩnh mạch, với thuốc mê hô hấp BIS
không có nhiều giá trị
B. BIS không bị ảnh hưởng khi dùng kèm với các thuốc khác
C. BIS không bị ảnh hưởng khi dùng kèm với các phương pháp gây tê vùng
D. Tất cả các ý trên đều sai
[<br>]
172. Khi theo dõi độ mê bằng Entropy:
A. RE 40- 60
B. SE 40- 60
C. Hiệu số RE – SE < 3
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
[<br>]
173. Khi theo dõi một bệnh nhân gây mê toàn thân bằng Entropy, có RE : 50- 60, SE : 50 – 60,
đột nhiên thấy chỉ có RE tăng lên 70 – 80 thì
A. Đây là kết quả sai vì 2 chỉ số phải thay đổi song song với nhau mới có ý nghĩa
B. Bệnh nhân có thức tỉnh, cần phải tăng nồng độ thuốc mê thêm
C. Cần phải kiểm tra lại độ giãn cơ trước, loại trừ BN thiếu giãn cơ rồi mới cho tăng thêm nồng
độ thuốc mê
D. Bệnh nhân đau, cần cho thêm thuốc giảm đau
[<br>]
174. Trong quá trình theo dõi độ mê bằng Entropy, nếu thấy RE tăng lên:
A. Tăng hoạt động điện não, BN đang trong quá trình thức tỉnh
B. Tăng hoạt động điện cơ của vùng trán, BN đang trong quá trình thức tỉnh
C. Tăng cả hoạt động điện não và điện cơ của vùng trán, BN đang trong quá trình thức tỉnh
D. Không có ý nghĩa gì, cần xem xét cùng với sự thay đổi SE rồi mới đưa ra quyết định
175. Trong quá trình theo dõi độ mê bằng BIS, thấy độ mê BIS vẫn ổn định 40 – 60, nhưng nhịp
tim tăng và huyết áp tăng
A. Không có ý nghĩa gì , BIS không thay đổi tức là BN vẫn đủ độ mê
B. BIS sai, BN đang trong quá trình thức tỉnh
C. Đánh giá lại mức độ kích thích của phẫu thuật, có thể đủ thuốc gây mê nhưng BN thiếu thuốc
giảm đau, cần cho thêm thuốc giảm đau.
D. BN chắc chắn đủ độ mê, giảm huyết áp và mạch bằng các thuốc kiểm soát mạch và huyết áp.
[<br>]
176. Khi theo dõi độ mê bằng lâm sàng theo bảng PRST, thấy BN có dấu hiệu tăng mạch và tăng
huyết áp, những việc cần làm là:
A. Lắp phương tiện theo dõi khách quan ( vd như BIS, entropy) Điều chỉnh theo kết luận của
các phương tiện theo dõi khách quan đó
B. Đánh giá lại mức độ kích thích của phẫu thuật, thời gian sử dụng các thuốc gần nhất, điều
chỉnh các yếu tố khác có thể thay đổi mạch và huyết áp ( vd: ưu thán ) Điều chỉnh liều lượng
thuốc mê.
C. Ngay lập tức dùng thuốc mê để điều chỉnh độ mê vì mạch huyết áp tăng song song với nhau là
dấu hiệu của BN chưa đủ độ mê.
D. Dùng thuốc điều chỉnh mạch và huyết áp trước sau đó đánh giá độ mê sau.
[<br>]
177. Các lưu ý khi sử dụng máy theo dõi độ mê lưỡng phổ BIS:
A. Lắp điện cực vào vùng trán
B. Trước khi lắp điện cực nên làm ướt bề mặt da để tăng tiếp xúc
C. Điện cực BIS có thể dùng từ trẻ sơ sinh đến người dưới 100 tuổi
D. Điện cực BIS có thể dùng lại nhiều lần vẫn đảm bảo tính chính xác.
[<br>]
Phần 3: Case Study
178. (Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) < BN nữ, 24 tuổi, tiền sử mắc bệnh
viêm khớp dạng thấp từ 6 tuổi, hiện phát hiện hẹp ở van 2 lá được 3 năm, mức độ hẹp nhiều,
có chỉ định mổ phiên để thay van 2 lá nhân tạo, hiện tại thể trạng còn tốt, chưa có biểu hiện
suy tim>
(<1>) <Các yếu tố nguy cơ của thức tỉnh trong mổ với BN này là >
A. Giới nữ
B. Tuổi trẻ
C. Phẫu thuật tim mạch
D. Tất cả các yếu tố trên
(<2>) < Phương pháp dự kiến để thay theo dõi độ mê trong mổ cho BN này là>
A. Chỉ cần theo dõi về lâm sàng vì BN có nguy cơ thức tỉnh thấp
B. Chỉ cần theo dõi lâm sàng vì BN trẻ, hiện tại chưa có suy tim, thể trạng tốt
C . Nên theo dõi bằng các phương tiện khách quan vì BN có nguy cơ thức tỉnh cao.
D. Nên theo dõi bằng các phương tiện khách quan một cách hệ thống cho tất cả các BN .
(<3>) < BN chưa có rối loạn nhịp tim, nhịp tim trước lúc khởi mê là 80 lần / 1 phút, khi đang
tiến hành khởi mê chuẩn bị đặt ống NKQ, nhịp tim tăng 120 lần / 1 phút>
A. BN tỉnh, cần cho mê sâu ngay lập tức hơn để đặt NKQ
B. Đây là diễn biến bình thường khi khởi mê cho BN có bệnh lí hẹp van 2 lá, không cần xử trí gì
C. BN có thể mê quá sâu, dẫn đến tụt huyết áp và tăng mạch bù lại để phản ứng
D. Tất cả các phương án trên đều sai
179. (Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) < BN nữ, 60 tuổi, tiền sử béo phì,
tăng huyết áp, đái tháo đường , BMI hiện tại 28, được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt dạ
dày >
(<1>) < BN này nên được theo dõi độ mê bằng các phương tiện khách quan vì : a) BN có nguy
cơ thức tỉnh xếp loại cao; b ) BN có nhiều bệnh lí kèm theo , c) BN có bệnh béo phì: nguy cơ
tích lũy thuốc cao hơn BN khác, d) BN được phẫu thuật nội soi>
A. a + b
B. a + c + d
C. b + c
D. b + c + d
(<2>) < BN được khởi mê thuận lợi, theo dõi độ mê bằng BIS , chỉ số BIS dao động từ 40- 60,
kết thúc thì bơm hơi thấy BIS tăng 80, mạch và huyết áp không tăng >
A. Đo lại mạch và huyết áp, có khả năng các chỉ số này sai vì BIS tăng
B. BIS sai , vì mạch và huyết áp BN không thay đổi
C. Có khả năng BN tỉnh, vì bơm hơi cũng là một kích thích tăng thêm của phẫu thuật
D. Bơm hơi làm phân áp CO
2
trong máu, nên làm thay đổi chỉ số BIS chứ thực tế BN không tỉnh
(<3>) < Sau khi phát hiện và xử trí vấn đề, chỉ số BIS đã trở lại bình thường, khoảng 30 phút
sau, điều dưỡng phụ mê báo bạn là thấy huyết áp BN tăng, mạch không tăng, chỉ số BIS 50 – 60,
bạn sẽ>
A. Không xử trí gì, vì diễn biến không phù hợp với logic
B. Cho thêm thuốc mê vì BN tỉnh, BIS chưa phản ánh kịp
C. Cho thêm thuốc hạ huyết áp vì BN có tiền sử tăng HA từ trước
D. Kiểm tra thêm một số yếu tố có thể làm tăng huyết áp đơn thuần
GMHS CHO BN CỚ KÈM THEO BỆNH TIM (BS. CHI)
Phần 1: Câu Hỏi Đúng Sai Thân Chung
180. [<g>] Khi gây mê cho BN có kèm theo bệnh tim cần chú ý : [</g>]
Khai thác tiền sử bệnh lí tim mạch : chẩn đoán bệnh, mức độ bệnh, mức độ ảnh hưởng đến chức
năng sống
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Khai thác các loại thuốc đang dùng, thời gian dùng, liều lượng, đáp ứng của BN
A . Đúng B. Sai
[<br>]
Không chấp nhận mổ cấp cứu cho BN có bệnh lí tim mạch kèm theo, BN này cần tối ưu hóa
chức năng tim mạch trước mổ
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Cần chuyển BN đến tuyến có chuyên khoa gây mê hồi sức và chuyên khoa tim mạch có chuyên
môn thích hợp
A . Đúng B. Sai
[<br>]
181. [<g>] Các thăm dò cận lâm sàng bắt buộc làm trước khi gây mê cho BN có bệnh tim [</g>]
Điện tâm đồ, siêu âm tim, chức năng hô hấp phổi
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Thông tim, chụp mạch , CT 64 dãy dựng hình các buồng tim
A. Đúng B. Sai
[<br>]
X quang tim phổi
A . Đúng B. Sai
[<br>]
Troponin T, CK-MB, Pro- BNP
A. Đúng B. Sai
[<br>]
182. [<g> Ở những BN có bệnh lí tim mạch kèm theo [</g>]
Chỉ định gây mê tĩnh mạch giúp dễ dàng kiểm soát huyết động
A . Đúng B. Sai
[<br>]
Chống chỉ định tuyệt đối của gây tê tủy sống
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Chống chỉ định tuyệt đối của gây tê vùng vì các thuốc tê có độc tính trên tim mạch cao
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Không nên thực hiện giảm đau bằng gây tê vùng cho BN tim mạch
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Câu 4: [<g> Ở BN có bệnh lí tim mạch kèm theo, không nên thực hiện phẫu thuật cấp cứu nếu
có thể trì hoãn vì [</g>]
Cần phẫu thuật hoặc can thiệp để giải quyết vấn đề về tim mạch trước khi phẫu thuật bệnh khác
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Bệnh nhân có thể đang dùng nhiều loại thuốc kèm theo, cần thời gian để dừng hay chuyển thuốc
trước quá trình phẫu thuật
A . Đúng B. Sai
[<br>]
Phẫu thuật cấp cứu làm tăng nguy cơ của tai biến tim mạch trong và sau quá trình phẫu thuật
A . Đúng B. Sai
[<br>]
Tình trạng bệnh nặng, BN và gia đình BN cần phải có thời gian chuẩn bị trước
A. Đúng B. Sai
[<br>]
183. [<g> các loại thuốc mê được ưu tiên sử dụng trong gây mê cho bệnh nhân có bệnh tim
là[</g>]
Ketamin
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Propofol
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Mydazolam
A . Đúng B. Sai
[<br>]
Etomidate
A . Đúng B. Sai
[<br>]
184. [<g> Bệnh lí tim mạch kèm theo hay gặp ở nam trên 60t, tiền sử nghiện thuốc lá là [</g>]
Tăng huyết áp
A . Đúng B. Sai
[<br>]
Tăng áp lực động mạch phổi
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Suy tim
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Thiểu năng động mạch vành
A . Đúng B. Sai
[<br>]
Phần 2: Câu hỏi MCQ
185. Những BN có nguy cơ cao có xảy ra nhồi máu cơ tim trong quá trình phẫu thuật là :
A. Có tiền sử nhồi máu cơ tim dưới 1 tháng trước khi phẫu thuật
B. Có tiền sử nhồi máu cơ tim dưới 6 tháng trước khi phậu thuật
C. Có tiền sử nhồi máu cơ tim dưới 12 tháng trước khi phẫu thuật
D. Tất cả các phương án trên đều sai
[<br>]
186. Chọn ý đúng sau đây:
A. Tiến hành can thiệp vành hoặc mổ bắc cầu vành cho BN có phát hiện hẹp động mạch vành
trước phẫu thuật để giảm tỉ lệ tai biến mạch vành trong và sau mổ.
B. Không được ngừng thuốc chống đông ở BN có tiền sử hẹp động mạch vành trước phẫu thuật
để giảm tỉ lệ tai biến mạch vành trong và sau mổ.
C. Nếu BN có tiền sử hẹp động mạch vành mà chưa có chỉ định can thiệp thì trước phẫu thuật
( không phải trên động mạch vành), cũng ko cần phải can thiệp động mạch vành chỉ vì BN có chỉ
định mổ ở vị trí khác
D. Tất cả các ý trên đều sai .
[<br>]
187. Chọn ý đúng sau đây
A. Thuốc nhóm β-blocker chống chỉ định trong những trường hợp BN có tiền sử bệnh mạch
vành .
B. Thuốc nhóm β-blocker cần được dừng trước khi mổ 1 ngày để tránh nguy cơ tụt huyết áp
trong mổ
C. Thuốc nhóm β-blocker cần được dừng trước khi mổ 3 ngày để tránh nguy cơ tụt huyết áp
trong mổ
D. Ở BN có tiền sử bệnh lí động mạch vành, nếu BN chưa có tiền sử dùng thuốc nhóm β-blocker
trước đó, thì trong mổ không nên bắt đầu sử dụng nhóm β-blocker vì làm tăng nguy cơ tai biến
chung của phẫu thuật
[<br>]
188. Trong các thuốc tim mạch sau, thuốc nào cần phải ngừng ở những BN có chuẩn bị mổ
phiên vì bệnh lí ngoài hệ thống tim mạch 3-5 ngày.
A. Thuốc nhóm β-blocker
B. Thuốc nhóm chẹn kênh Calci
C. Thuốc lợi tiểu
D. Thuốc nhóm ức chế men chuyển
[<br>]
189. Khi gây mê cho BN có tiền sử bệnh lí động mạch vành cần
A. Duy trì mạch < 70 lần / phút, huyết áp > 130 / 80 mmHg
B. Duy trì mạch 60 – 70 lần / phút, huyết áp > 140/ 80 mmHg
C. Duy trì mạch nhanh tương đối, tỉ số mạch / huyết áp trung bình >1
D. Duy trì mạch chậm tương đối, tỉ số huyết áp trung bình/ mạch >1
[<br>]
190. Hiện tượng tụt huyết áp gặp trong quá trình khởi mê ở những BN có suy tim là do nguyên
nhân
A. Do hiện tượng ức chế tim mạch của các thuốc mê
B. Do BN thiếu tiền gánh ( thiếu thể tích tuần hoàn )
C. Do chức năng co bóp của tim không đủ nhu cầu của cơ thể .
D. Tất cả các nguyên nhân trên
[<br>]
191. Trong quá trình duy trì mê cho BN có suy tim để thực hiện phẫu thuật ngoài tim mạch,
nếu BN có tụt huyết áp nhiều hơn 30% huyết áp nền thì cần
A. Tắt thuốc mê, gây mê nông để tăng huyết áp lên
B. Thực hiện bù dịch khối lượng lớn vì khả năng BN thiếu khối lượng tuần hoàn
C. Dùng các thuốc để tăng tần số tim để cải thiện cung lượng, vì tần số tim tăng sẽ làm cung
lượng tim tăng và tăng được huyết áp.
D. Tất cả các phương án trên đều sai
[<br>]
192. Kiểm soát huyết áp cho những BN có cao huyết áp trong mổ
A. Đưa huyết áp về mức bình thường 110 / 60 mmHg để hạn chế nguy cơ chảy máu và tai biến
tim mạch trong mổ
B. Đưa huyết áp về ngưỡng cao hơn bình thường 130 / 80 mmHg để hạn chế nguy cơ chảy máu
và tai biến tim mạch trong mổ
C. Xác định mức huyết áp tối ưu để duy trì trong mổ phụ thuộc vào huyết áp nền của BN .
D. Giữ huyết áp cao > 150 mmHg trong mổ sẽ đi kèm với tăng nguy cơ tai biến mạch não trong
mổ.
[<br>]
193. Nếu huyết áp trong mổ duy trì quá thấp ở những BN có tiền sử cao huyết áp mức độ nặng,
hậu quả xảy ra là:
A. Tăng liều thuốc mê sử dụng
B. Et CO
2
sẽ không còn chính xác nữa vì lượng máu cung cấp đến phổi thấp
C. Không thể phiên giải được độ mê dựa trên các dấu hiệu lâm sàng .
D. Tăng nặng tình trạng tổn thương các tạng đích của tăng huyết áp ( thận, tim, não )
[<br>]
194. Ỡ những BN có tiền sử tăng huyết áp, nguy cơ tai biến tim mạch và nguy cơ tử vong sẽ tăng
lên khi BN mức huyết áp là:
A. Tăng huyết áp giai đoạn 1 ( HATT 140- 159 mmHg , HATTr 90- 99 mmHg)
B. Tăng huyết áp giai đoạn 2 ( HATT: 160- 179 mmHg, HATTr 100-109 mmHg)
C. Tăng huyết áp giai đoạn 3 ( HATT > 180 mmHg, HATTr > 110 mmHg)
D. Tăng huyết áp giai đoạn tăng nguy cơ (HATT 130-139 mmHg, HATTr : 80 – 89 mmHg)
[<br>]
195. Khi gây mê cho những BN có bệnh lí hẹp van động mạch chủ, ý nào sau đây đúng
A. Cần hoãn mổ cho đến khi BN thực hiện nong van hay thay van xong
B. Dùng Dobutamin để tăng sức co bóp cơ tim, thắng được sức cản của van động mạch chủ bị
hẹp
C. Dùng các thuốc giãn mạch như nitroglycerin, để làm giảm bớt sức cản của tuần hoàn ngoại vi,
để tim được co bóp dễ dàng hơn
D. Tất cả các ý trên đều sai
[<br>]
196. Khi gây mê cho những BN có bệnh lí hở van động mạch chủ, ý nào sau đây là đúng
A. Giữ huyết áp ở giới hạn cao tương đối , khoảng 90 lần / phút
B. Giữ tiền gánh đủ
C. Giữ sức cản ngoại vi tương đối thấp
D. Tất cả các ý trên đều đúng
[<br>]
197. Khi gây mê cho những BN có bệnh lí hẹp van hai lá, ý nào sau đây là đúng
A. Duy trì nhịp tim thấp 50 – 70, điều trị tích cực tình trạng nhịp nhanh bằng các thuốc giảm
nhịp tim như β-bloker
B. Hạn chế truyền dịch, giữ PVC < 5cmH
2
O để hạn chế nguy cơ phù phổi
C. Dùng các thuốc giãn mạch như nitro-glycerin để giảm bớt sức cản ngoại vi giúp tim co bóp dễ
dàng hơn.
D. Duy trì tình trạng thông khí hơi ưu thán để làm giảm áp lực động mạch phổi và tránh phù phổi
[<br>]
198. Khi gây mê cho những BN có bệnh lí hở van hai lá, ý nào sau đây đúng
A. Hở van hai lá là tình trạng sinh lí, gặp với tỉ lệ cao, không ảnh hưởng đến gây mê
B. Hở van hai lá chỉ làm giảm tiền gánh của thất trái
C. Hở van hai lá chỉ làm tăng tiền gánh của thất trái
D. Khi gây mê cho BN có hở van hai lá cần duy trì nhịp tim nhanh tương đối
[<br>]
199. Trong các thuốc chống loạn nhịp sau đây, thuốc nào được chỉ định đầu tay BN có cơn
nhịp nhanh trên thất kịch phát.
A. Adenosin
B. Propranolol
C. Amidaron
D. Lidocain
[<br>]
200. Thuốc được dùng đầu tay trong điều trị BN có ngoại tâm thu thất dày, chưa có ảnh hưởng
đến huyết động là
A. Adenosin
B. Propranolol
C. Amidaron
D. Lidocain
[<br>]
201. Tại sao có chống chỉ định sử dụng phẫu thuật nội soi cho những BN có hẹp van 2 lá mức
độ nặng.
A. Do khi bơm hơi làm tăn nguy cơ tắc mạch do khí hơn ở những BN bình thường
B. Do BN có nguy cơ phù phổi cấp cao hơn những BN bình thường
C. Do có thể gây suy tim cấp do tăng gánh thất phải
D. Do có nguy cơ tăng nặng tình trạng tăng áp lực động mạch phổi
[<br>]
202. Khi phải dừng thuốc nhóm kháng vitamin K ở những BN có van tim nhân tạo để chuẩn bị
mổ cho những BN có nguy cơ cao, loại thuốc nào được sử dụng thay thế để hạn chế tai biến
hình thành huyết khối trong buồng tim.
A. Heparin không phân đoạn
B. Heparin trọng lượng phân tử thấp – liều dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu
C. Thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu
D. Không cần thiết phải sử dụng thuốc thay thế, vì thuốc khán nhóm vitamin K sẽ giảm tác dụng
từ từ
[<br>]
Phần 3: Case Study
203. (Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) < Bn nữ 25 tuổi, tiền sử thay van
2 lá do hẹp van 2 lá cách 3 năm, hiện giờ đang sử dụng thuốc hàng ngày ( không rõ tên), lần
này vào viện đau bụng hố chậu phải, chẩn đoán là viêm ruột thừa và có chỉ định mổ cấp cứu.
>
(<1>) < Các xét nghiệm thăm dò cần phải chỉ định thêm ở BN này là: a) Đông máu cơ bản b).
điện tâm đồ , c) siêu âm tim d) X quang tim phổi e) thăm dò chức năng hô hấp f) các marker
đánh giá chức năng tim mạch như : troponin T, CKMB, pro BNP >
A. a + b + c
B. c +f + d
C. a +c + f
D. c + d+ e
[<br>]
(<2>) < sau khi thực hiện các thăm dò cho thấy kết quả bình thường trong giới hạn bình thườn,
hiện trên lâm sàng , BN có NYHA 2 >
A. Gây tê tủy sống để mổ ruột thừa mở
B. Gây mê nội khí quản để mổ ruột thừa mở
C. Gây mê nội khí quản để mổ ruột thừa nội soi
D. Gây tê ngoài màng cứng để mổ ruột thừa mở
[<br>]
(<3>) < Các mục tiêu cần kiểm soát về huyết động ở BN là>
A. Giữ mạch nhanh để tăng cung lượng tim
B. Giữ mạch chậm để làm hạn chế suy tim
C. Ưu tiên dùng dobutamin trợ tim khi có tụt huyết áp
D. Nếu chức năng van nhân tạo hoạt động tốt, có thể duy trì mê như bình thường
[<br>]
204. (Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) < Bn nữ 55 tuổi, tiền sử hẹp hở 2
lá, suy tim , loạn nhịp hoàn toàn. Phẫu thuật cắt túi mật >
(<1>) < Sau khi mắc monitoring theo dõi, thấy tim loạn nhịp hoàn toàn, tần số 120-130, nhịp
hiệu quả 70 lần / phút, đo huyết áp bằng băng huyết áp tay rất dao động: có lần 150/ 80 mmHg,
có lần 70/ 40 mmHg >
A. Băng huyết áp đo tay sai, hiện tượng này không phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng, BN suy tim
nên huyết áp phải thấp
B. Huyết áp BN dao động do BN quá sợ hãi
C. Huyết áp BN dao động do tình trạng rung nhĩ, cần làm huyết áp động mạch xâm lấn để theo
dõi.
D. Tất cả các nguyên nhân trên đều sai
[<br>]
(<2>) < Thuốc giãn cơ được ưu tiên sử dụng trong trường hợp này là>
A. Rocuronium
B. Tracium
C. Nimbex
D. Nên gây mê không sử dụng để làm giảm thời gian hồi tỉnh
[<br>]
(<3>) < Thuốc kiểm soát nhịp ưu tiên trong rung nhĩ – loạn nhịp hoàn toàn – có suy tim là>
A. Lidocain
B. Digoxin
C. Amidarone
D. Magiesunfat
[<br>]
BÀI SINH LÝ THẬN LIÊN QUAN ĐẾN GMHS (BS. CHI)
Phần 1: Câu Hỏi Đúng Sai Thân Chung
205. [<g>] hiện tượng tái hấp thu nước tiểu đầu ở ống lượn phụ thuộc vào các cơ chê [</g>]
Do môi trường dịch kẽ bao quanh ống lượn là môi trường ưu trương
A. Đúng B. Sai
Do hiện tượng cô đặc và pha loãng các chất ngay trong lòng ống Henle
A. Đúng B. Sai
Do hoạt động của các hormon chống bài niệu
A. Đúng B. Sai
Điều hòa theo nhu cầu của cơ thể
A. Đúng B. Sai
[<br>]
206. [<g>] thận có vai trò [</g>]
Điều hòa đường máu
A. Đúng B. Sai
Điều hòa cân bằng dịch
A. Đúng B. Sai
Điều hòa điện giải
A. Đúng B. Sai
Điều hòa protein máu
A. Đúng B. Sai
[<br>]
207. [<g>] Ống lượn gần có chức năng[</g>]
Tái hấp thu nước và điện giải , trong đó chủ yếu là K
+
A. Đúng B. Sai
Tái hấp thu các cation hữu cơ ( creatinine, cimetidine, quinidine)
A. Đúng B. Sai
Quá trình tái hấp thu Na
+
xảy ra trong ống lượn gần là quá trình hấp thu thụ động đơn thuần
A. Đúng B. Sai
Ống lượn gần đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tái hấp thụ lượng nước có trong nước tiểu
đầu
A. Đúng B. Sai
[<br>]
208. [<g>] Ống lượn xa [</g>]
Ống lượn xa nhận dịch là đến từ quai Henle là dịch nhược trương
A. Đúng B. Sai
Ống lượn xa là vị trí chính để hấp thu Canxi nhờ có sự tác động của hormon tuyến cận giáp và
vitamin D.
A. Đúng B. Sai
Sự vận chuyển Na
+
ở ống lượn xa là vận chuyển thụ động, dưới tác động của gradient nồng độ
A. Đúng B. Sai
Ống lượn xa chịu sự tác động của hormon aldosteron sẽ có vai trò tái hấp thu nước và đào thải
Na
+
A. Đúng B. Sai
[<br>]
209. [<g>] Về cấu tạo vi thể của thận [</g>]
Đơn vị cấu tạo chức năng của thận là Nephron
A. Đúng B. Sai
Hầu hết các đơn vị cấu tạo chức năng của thận được nằm trong vùng tủy thận
A. Đúng B. Sai
Ống góp chỉ có vai trò là ống dẫn đổ nước tiểu từ các đơn vị chức năng của cầu thận vào hệ
thống đài bể thận
A. Đúng B. Sai
Mao mạch thận là điểm tiếp đoạn mạch máu nối giữa tiểu động mạch thận và tiểu tĩnh mạch thận
A. Đúng B. Sai
[<br>]
210. [<g>] Áp lực lọc ở cầu thận[</g>]
Áp lực lọc cầu thận bằng khoảng 60 mmHg và bằng với huyết áp hệ thống trung bình
A. Đúng B. Sai
Áp lực lọc cầu thận tỉ lệ nghịch với áp lực keo của huyết tương
A. Đúng B. Sai
Có hiện tượng điều hòa ở các tiểu động mạch thận, giúp cho áp lực lọc ở cầu thận được duy trì
khi huyết áp thay đổi.
A. Đúng B. Sai
Khoảng 90% huyết tương được lọc khi máu đi qua cầu thận
A. Đúng B. Sai
Phần 2: Câu hỏi MCQ
211. Ảnh hưởng của các phương pháp gây tê – gây mê đến chức năng thận chủ yếu là theo cơ
chế
A. Gây độc cho tế bào màng đáy cầu thận
B. Gây độc cho tế bào ống lượn
C. Làm giảm áp lực tưới máu cầu thận
D. Làm tăng áp lực ở các tiểu động mạch đi của cuộn mao mạch thận
[<br>]
212. các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng
A. Các phân tử có kích thước dưới 1.8 nm có thể qua màng lọc cầu thận hay không tùy vào điện
thế của phân tử đó
B. Các phân tử có kích thước dưới 3.6 nm có thể qua màng lọc cầu thận hay không tùy vào điện
thế của phân tử đó
C. Các phân tử có kích thước từ 1.8 nm – 3.6 nm có thể qua màng lọc cầu thận hay không tùy
vào điện thế của phân tử đó
D. Tất cả các phân tử muốn qua màng đều phụ thuộc vào điện thế bất kể kích thước của phân tử
đó
[<br>]
213. ảnh hưởng của gây mê toàn thân lên chức năng thận
A. Giảm lưu lượng tưới máu thận
B. Giảm mức lọc cầu thận
C. Giảm tiết nước tiểu
D. Tất cả các ý trên đều đúng
[<br>]
214. BN 70 tuổi, có phình động mạch chủ bụng trên thận, được chỉ định mổ phiên lấy khối
phình và thay đoạn động mạch chủ bụng nhân tạo. Quá trình phẫu thuật diễn ra ổn định, máu
mất 300 ml. Sau phẫu thuật xét nghiệm thấy BN có suy thận, nguyên nhân chủ yếu là do:
A. Do mất máu mất dịch không nhìn thấy được ( mất trong gạc phẫu thuật) dẫn đến giảm thể tích
tuần hoàn
B. Do tác dụng của các thuốc mê trong mổ
C. Do bệnh nhân cao tuổi, dễ bị suy thận
D. Do động tác kẹp động mạch chủ gây thiếu máu thận
[<br>]
215. Về tác dụng làm giảm huyết áp tưới máu thận và mức lọc cầu thận, phát biểu nào sau đây
là đúng
A. Các thuốc gây mê hiện đại không làm giảm huyết áp tưới máu thận và mức lọc cầu thận.
B. Các thuốc gây mê hiện đại chỉ làm giảm huyết áp tưới máu thận và mức lọc cầu thận nếu làm
tụt huyết áp nhiều trong mổ
C. Các thuốc gây mê đều làm giảm huyết áp tưới máu thận và mức lọc cầu thận, tuy nhiên tác
dụng này chỉ thoáng qua và sẽ phục hồi sau mổ trong đa số các trường hợp
D. Các thuốc gây mê không làm giảm huyết áp tưới máu thận và mức lọc cầu thân vì thận có cơ
chế điều hòa tốt
[<br>]
216. Về tác dụng của ketamin lên chức năng thận:
A. Ketamin làm giảm lưu lượng máu qua thận và làm giảm lượng nước tiểu
B. Ketamin làm giảm lưu lượng máu qua thận nhưng làm tăng lưu lượng nước tiểu
C. Ketamin làm tăng lưu lượng máu qua thận và làm giảm lưu lượng nước tiểu
D. Ketamin làm tăng lưu lượng máu qua thận và làm tăng lưu lượng nước tiểu
[<br>]
217. Khi sử dụng khí mê là sevoflurance:
A. Luôn phải sử dụng lưu lượng khí mới cao để tránh độc cho thận
B. Việc sử dụng lưu lượng khí mới không ảnh hưởng gì đến chức năng thận \
C. Luôn phải sử dụng lưu lượng khí mới thấp để tránh độc cho thận
D. Chưa chứng minh được tác động gây độc cho thận do sản phẩm chuyển hóa của sevoflurance
trên người
[<br>]
218. Thông khí nhân tạo có ảnh hưởng đến chức năng thận:
A. Do làm tuần hoàn trở về, làm giảm cung lượng tim
B. Do tác động lên các receptor áp lực ở xoang cảnh và làm tăng trương lực giao cảm
C. Do cả hai cơ chế kể trên
D. Thông khí nhân tạo không làm ảnh hưởng đến chức năng thận
[<br>]
219. Theo những hiểu biết hiện tại, thuốc nào trong số những thuốc mê bốc hơi sau đây ít ảnh
hưởng đến chức năng thận nhất
A. Isoflurance
B. Sevoflurance
C. Desflurance
D. Halothan
[<br>]
220. Khi gây mê cho những BN có suy thận, tại sao người ta ưu tiên lựa chọn Atracurium hơn
rocuronium :
A. Rocuronium làm tăng nặng tình trạng suy thận
B. Atracurium có tác dụng bảo vệ thận
C. Rocuronium ảnh hưởng đến chức năng thận nhiều hơn Atracurium
D. Atracurium phân hủy theo chu trình Hoffman, nên đào thải của thuốc không phụ thuộc vào
chức năng thận.
[<br>]
221. Với phẫu thuật thay động mạch chủ bụng, phát biểu nào sau đây đúng
A. Chỉ có phẫu thuật thay động mạch chủ trên thận là gây ảnh hưởng chức năng thận
B. Chỉ có phẫu thuật thay động mạch chủ dưới thận là gây ảnh hưởng đến chức năng thận
C. Cả hai phẫu thuật thay động mạch chủ trên và dưới thận đều gây ảnh hưởng đến chức năng
thận
D. Yếu tố vị trí không quan trọng
[<br>]
222. Các biện pháp nào sau đây đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ thận trong quá
trình gây mê và hồi sức
A. Truyền đủ dịch
B. Dùng manitol
C. Dùng furosemid
D. Dùng Dopamin
[<br>]
223. Trong các thuốc giảm đau sau đây, thuốc giảm đau nào phải giảm liều khi có suy thận
A. Morphin
B. Fentanyl
C. Paracetamol
D. Lidocain
[<br>]
224. So sánh giữa hai thuốc gây mê bốc hơi là Desflurance và Sevoflurance, tại sao
Desflurance được cho là ít độc với thận hơn là Sevoflurance.
A. Desflurance ít gây ảnh hưởng huyết động hơn
B. Desflurance có khả năng bảo vệ thận khỏi hội chứng tái tưới máu
C. Desflurance bền hơn hơn và không bị phân hủy thành các sản phẩm fluorid độc cho thận
D. Tất cả các yếu tố trên
[<br>]
225. Succinylcholin chống chỉ định ở những BN chấn thương cột sống có liệt sau 24h là do:
A. Những BN này có K
+
B. BN có thể bị tăng thân nhiệt ác tính khi dùng Succinylcholin
C. Khi dùng succinylcholin
ở BN này K
+
máu có thể tăng 0.5 mmol/ lít và gây nguy hiểm nếu
BN có K
+
máu cao sẵn trước đó
D. Khi dùng succinylcholin ở những BN này K
+
có thể tăng 5- 7 mmol/ lít
[<br>]
226. Một trong những tổn thương cơ quan đích của tăng huyết áp là thận, để tránh làm nặng
thêm tình trạng tổn thương thận ở những BN tăng huyết áp cần :
A. Dùng atracurium thay cho rocuronium trong quá trình gây mê cho BN
B. Ưu tiên lựa chọn biện pháp gây tê vùng hơn so với gây mê toàn thân
C. Kiểm soát huyết áp tốt trước mổ
D. Cần tránh tụt huyết áp trong mổ, xác định mức huyết áp tối ưu trong mổ phụ thuộc vào mức
huyết áp nền của BN .
[<br>]
227. Trong quá trình theo dõi hậu phẫu 1 BN được mổ cấp cứu lấy sỏi niệu quản gây ứ mủ bể
thận, cần theo dõi những điểm nào sau đây
A. Tình trạng nhiễm trùng nặng hay nhiễm trùng máu mới xuất hiện sau lấy sỏi
B. Các biến chứng gây mê gây tê
C. Tình trạng tiểu nhiều
D. Tất cả các ý trên đều đúng
[<br>]
228. Với phẫu thuật phồng động mạch chủ bụng đoạn dưới thận, lưu lượng máu qua thận thay
đổi:
A. Không bị ảnh hưởng
B. Giảm ít < 10 %
C. Giảm trung bình 30 %
D. Giảm trung bình 50 %
[<br>]
Phần 3: Case Study
229. (Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) < Bn nam, 60 tuổi, tiền sử cao
huyết áp 160/ 80 mmHg, chưa phát hiện tổn thương các cơ quan đích, đợt này phẫu thuật lấy
phình động mạch chủ đoạn dưới thận, thay đoạn động mạch chủ nhân tạo. >
(<1>) < Sau khởi mê, mức huyết áp hợp lí nên duy trì cho BN là >
A. Huyết áp trung bình 105-110 mmHg
B. Huyết áp trung bình 65-75 mmHg
C. Huyết áp trung bình 85-95 mmHg
D. Dùng BIS để theo dõi, điều chỉnh độ mê theo BIS, huyết áp duy trì trong mổ không quá quan
trọng trừ khi quá thấp
(<2>) < Khi thời gian kẹp động mạch chủ là bao lâu là phải báo động cho phẫu thuật viên là
nguy cơ tổn thương thận không hồi phục>
A. 30 phút
B. 50 phút
C. 70 phút
D. Không có nguy cơ vì đây là phình động mạch chủ đoạn dưới thận
(<3>) < Trước khi thả kẹp chủ, bạn sẽ cho BN loại thuốc nào sau đây để hạn chế tổn thương thận
>
A. Manitol
B. Furosemid
C. Canxi
D. Tất cả các phương án trên đều sai
230. (Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) <BN nam, 30 tuổi, 60 cần, tiền sử
khỏe mạnh, đa chấn thương: CTSN,CTCS trật T12, liệt hoàn toàn 2 chi dưới, vết thương
phức tạp cánh tay phải. Dự kiến cắt cụt cánh tay P, cố định cột sống . Trước mổ chưa có rối
loạn chức năng các cơ quan>:
(<1>) < Để khởi mê cho BN này, thuốc giãn cơ được lựa chọn là >
A. Rocuronium
B. Atracurium
C. Succinylcholin khởi mê + Atracurium duy trì mê
D. Không nên dùng giãn cơ
(<2>) < Sau khi khởi mê xong, quan sát thấy trong 3h tiếp theo, lượng nước tiểu là 30 ml/ h,
theo bạn nguyên nhân là do >
A. Giảm lưu lượng nước tiểu thoáng qua do gây mê, không cần can thiệp
B. Giảm lưu lượng nước tiểu thoáng qua do gây mê, giảm bớt liều thuốc mê.
C. Suy thận do tiêu cơ vân vì BN có dập nát cánh tay
D. Thiếu khối lượng tuần hoàn, cần bồi phụ khối lượng tuần hoàn
<3>) < Sau mổ, xét nghiệm thấy BN có Kali:5, ure 20 mmol, creatinin: 150 mmol. Nếu chỉ
được chỉ định thêm 1 xét nghiệm duy nhất, bạn sẽ chọn >
A. Định lượng CPK trong máu
B. Định lượng ure/ creatinin, điện giải đồ niệu
C. Định lượng myoglobin niệu
D. Siêu âm thận, tiết niệu
BÀI SUY THẬN CẤP ( BS. CHI)
Phần 1: Câu Hỏi Đúng Sai Thân Chung
231. [<g>] Hậu quả của suy thận cấp là [</g>]
Quá tải dịch
A . Đúng B. Sai
Tăng Kali máu
A . Đúng B. Sai
Tăng Natri máu
A. Đúng B. Sai
Kiềm máu
A. Đúng B. Sai
[<br>]
232. [<g>] Hậu quả của suy thận cấp là [</g>]
Rối loạn thăng bằng kiềm toan
A . Đúng B. Sai
Toan máu
A . Đúng B. Sai
Tăng Kali máu
A . Đúng B. Sai
Hạ Natri máu
A . Đúng B. Sai
[<br>]
233. [<g>] Nguyên nhân gây suy thận cấp là [</g>]
Ngộ độc
A . Đúng B. Sai
Nhiễm trùng
A . Đúng B. Sai
Không sử dụng furosemid để tăng lượng nước tiểu khi BN có thiểu niệu
A. Đúng B. Sai
Quyết định lọc máu quá muộn
A. Đúng B. Sai
[<br>]
234. [<g>] Trong các thuốc sau, thuốc nào chống chỉ định tương đối ở BN suy thận cấp [</g>]
Nhóm giảm đau chống viêm non-steroid
A . Đúng B. Sai
Thuốc giãn cơ không khử cực
A. Đúng B. Sai
Thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển
A . Đúng B. Sai
Các thuốc gây mê bốc hơi
A. Đúng B. Sai
[<br>]
235. [<g>] Các nguyên nhân gây suy thận cấp thường gặp trong chấn thương là [</g>]
Vỡ bàng quang sau phúc mạc
A. Đúng B. Sai
Sốc mất máu
A . Đúng B. Sai
Hội chứng tiêu cơ vân cấp tính
A . Đúng B. Sai
Vỡ thận trong bao thận
A. Đúng B. Sai
[<br>]
236. [<g>] Các thông số nào sau đây cho phép chẩn đoán phân biệt suy thận cấp trước thận và
suy thận cấp tại thận [</g>]
Natri máu và natri niệu
A . Đúng B. Sai
Creatinin máu và Creatinin niệu
A. Đúng B. Sai
Ure máu và Creatinin máu
A . Đúng B. Sai
Áp lực thẩm thấu máu
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Phần 2: Câu hỏi MCQ
237. Trong các chỉ số dùng để đánh giá mức độ tổn thương thận theo hệ thống tiêu chuẩn
RIFLE, các thông số nào sau đây được sử dụng
A. Lưu lượng nước tiểu
B. Mức lọc cầu thận
C. Cả 2 phương án trên đều đúng
D. Cả 2 phương án trên đều sai
[<br>]
238. Trong các chỉ số dùng để đánh giá mức độ tổn thương thận theo hệ thống tiêu chuẩn
RIFLE, nếu lưu lượng nước tiểu nhỏ hơn 0.3 ml/ kg/ 24h thì được gọi là
A. Risk: có nguy cơ tổn thương thận
B. Injury : có tổn thương thận
C. Failure: có suy thận
D. Loss: mất chức năng thận
[<br>]
239. Với BN suy thận cấp có tăng Kali máu có rối loạn điện tâm đồ, thuốc đầu tiên phải sử
dụng là
A. Canxi tiêm tĩnh mạch
B. Furosemid tiêm tĩnh mạch
C. Natribicarbonat tiêm tĩnh mạch
D. Dung dịch đường glucose có Insulin truyền tĩnh mạch
[<br>]
240. Cơ chế tác dụng của canxi trong điều trị tăng kali máu cấp là
A. Bảo vệ tế bào cơ tim
B. Vận chuyển Kali vào bên trong tế bào
C. Tăng đào thải Kali ra khỏi cơ thể
D. Phối hợp tất cả các cơ chế trên
[<br>]
241. Các biểu hiện của tăng Kali máu nặng trên điện tâm đồ là
A. Sóng T cao nhọn đối xứng
B. Sóng P cao nhọn đối xứng
C. Phức bộ QRS cao nhọn đối xứng
D. Tất cả các dấu hiệu trên
[<br>]
242. Các biện pháp đã được chứng minh là có tác dụng bào vệ thận trước nguy cơ suy thận
cấp
A. Truyền đủ dịch
B. Dùng lợi tiểu Furosemid liều cao
C. Dùng dopamin liều thận
D. Tất cả các biện pháp trên đều không có tác dụng vì tổn thương thận là quá trình không thể đảo
ngược
[<br>]
243. Trong các biện pháp theo dõi sau, biện pháp theo dõi nào là bắt buộc phải có ở BN đang
có tăng Kali máu
A. Đo bão hòa oxy đầu ngón tay ( SpO
2)
B. Đo huyết áp không xâm lấn
C. Theo dõi điện tâm đồ
D. Theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn
[<br>]
244. Ở 1 BN suy thận, có thiểu niệu, Natri máu là 128 mmol/ lít. BN tỉnh táo, tiếp xúc bình
thường. Thái độ xử trí thích hợp sẽ là
A. Bù bằng Natriclorua 10%
B. Bù bằng Natriclorua 0.9% = 141 mmol/ lít
C. Dùng lợi tiểu
D. Kết hợp cả 3 phương pháp trên
[<br>]
245. Khi chẩn đoán BN có suy thận sau thận ( suy thận do có tắc nghẽn), điều trị nào sau đây
là chống chỉ định
A. Các thuốc lợi tiểu
B. Truyền dịch
C. Bù dịch bằng các dung dịch có chứa Natri
D. Tất cả các biện pháp trên
[<br>]
246. Khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân suy thận cấp cần chú ý
A. Giảm liều vì thể tích phân bố giảm
B. Giảm liều vì đào thải và chuyển hóa thuốc giảm
C. Giảm liều để tránh độc cho thận
D. Tăng liều để tăng hiệu quả điều trị, bệnh chính nhanh khỏi, thì tình trạng suy thận cũng nhanh
phục hồi hơn
[<br>]
247. Chất làm tắc ống thận trong hội chứng tiêu cơ vân cấp là
A. CPK
B. Myoglobin
C. Hemoglobin
D. Tất cả các chất trên đều tham gia làm tắc ống thận
[<br>]
248. Thang điểm dùng để đánh giá mức độ suy thận hiện nay là
A. SOFA
B. APACHE II
C. RIFLE
D. Cả 3
[<br>]
249. Công thức đúng dùng để tính mức lọc cầu thận là
A.
m c l c c u th n =
creatinin ni u th ch n cướ ti u 24 h
Creatininmáu
B.
m c l c c u th n =
creatinin ni u th tích n cướ ti u 24 h
Creatinin máu1440
C.
m c l c c u th n =
creatinin máuth tích n cướ ti u 24 h
Creatinin ni u 1440
D.
m c l c c u th n =
creatinin u1440
Creatinin máuth tích n cướ ti u 24 h
[<br>]
250. Ngưỡng để xác định suy thận theo mức lọc cầu thận là
A. Mức lọc cầu thận <10 ml/ phút
B. Mức lọc cầu thận < 30 ml / phút
C. Mức lọc cầu thân < 60 ml/ phút
D. Mức lọc cầu thận < 120 ml / phút
[<br>]
251. Ure không được dùng một mình để chẩn đoán suy thận cấp vì
A. Nồng độ Ure ít thay đổi ngay kể cả khi suy thận
B. Nồng độ Ure phụ thuộc nhiều yếu tố kể cả khi không có suy thận
C. Ure bị tái hấp thu ở ống lượn gần
D. Ure bị tái hấp thu ở ống lượn xa
[<br>]
252. Các phương pháp thay thế thận chỉ định trong TH suy thận cấp có huyết động không ổn
định là : a. Lọc màng bụng , b Lọc máu liên tục c. Lọc máu ngắt quãng
A. a + b
B. b + c
C. a + c
D. a + b + c
[<br>]
253. Phương pháp giúp lọc máu bỏ canxi ra khỏi cơ thể BN bao gồm:
A. Dùng kayexalate bơm dạ dày
B. Truyền natribicarbonat 4.2%
C. Truyền Inslulin va dung dịch Glucose
D. Tất cả các phương pháp trên đều có vai trò loại bỏ canxi ra khỏi cơ thể
[<br>]
254. Mục đích điều trị chính trong giai đoạn tiểu nhiều của suy thận cấp là :
A. Dùng furosemid truyền tĩnh mạch liên tục để duy trì lưu lượng nước tiểu
B. Dùng furosemid liều tiêm tĩnh mạch ngắt quãng để duy trì lưu lượng nước tiểu
C. Theo dõi khối lượng tuần hoàn và bù đủ khối lượng tuần hoàn
D. Theo dõi khối lượng tuần hoàn và điện giải để bù đủ khối lượng tuần hoàn và điện giải
[<br>]
Phần 3: Case Study
255. (Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) < BN nam 30 tuổi. Đa chấn
thương : vỡ xương chậu, dập nát đùi 2 bên. BN vào viện trong tình trạng sốc mất máu, đã
được can thiệp mạch để nút động mạch chậu trong 2 bên và chuyển vào phòng mổ để phẫu
thuật cắt lọc tổ chức hoại tử dập nát. Ngày thứ nhất sau mổ, xét nghiệm sinh hóa trả về cho
kết quả như sau : Kali : 4.0 mmol/ lít, Ure : 25 mmol/ lít, Creatinin 130 mmol/ lít. 15h qua,
BN vẫn tiểu được 2000 ml/ 15h>
(<1>) < Nếu được chỉ định duy nhất 1 xét nghiệm trong số các xét nghiệm sau để quyết định
phương hướng điều trị cho BN, bạn sẽ chỉ định xét nghiệm nào >
A. Khí máu
B. Định lượng CPK máu, myoglobulin nước tiểu
C. Ure/ creatinin , điện giải niệu
D. Điện tâm đồ
(<2>) < Để điều trị tình trạng suy thận cấp cho BN này, bạn lựa chọn phương pháp nào>
A. Lọc máu liên tục hoặc lọc máu ngắt quãng
B. Lọc máu ngắt quãng và truyền furosemid đường tĩnh mạch liên tục để duy trì lưu lượng nước
tiểu >= 4ml/ kg/ 1h
C. Truyền dịch nhiều và dùng các thuốc lợi tiểu để duy trì nước tiểu >= 4ml/ kg/ h
D. Lọc máu liên tục sớm để tránh tình trạng suy thận cấp tiển triển nặng hơn
(<3>) < Khi gây mê cho BN, là bác sĩ gây mê, bạn lựa chọn thuốc giãn cơ nào cho BN
A. Atracurium
B. Rocuronium
C. Succinylcholine
D. Vercuronium
256. (Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) < BN nam, 27 tuổi, tiền sử khỏe
mạnh. Vào viện vì sốc mất máu / CT lách độ 3. Được chuyển vào phòng mổ với chỉ định cắt
lách. Với kết quả xét nghiệm làm trước đó 30 phút, có Kali 3,5 mmol/ lít, Ure:” 26 mmol/ lít,
creatinin: 360 mmol/ lít. Bác sĩ gây mê đã khởi mê bằng Succinylcholine và ketamin>
(<1>) < Bác sĩ gây mê đã chọn thuốc giãn cơ dùng tiếp theo là Atracurium để duy trì mê, theo
bạn lí do là vì:>
A. Thuốc không gây ảnh hưởng đến chức năng thận
B. Thuốc bán hủy theo chu kì Hoffman, không phải đào thải qua thận, thời gian tác dụng sẽ ngắn
hơn ở những BN có suy thận
C. Thuốc không gây mạch nhanh nên ít ảnh hưởng đến huyết động
D. Thuốc không gây tăng kali máu.
(<2>) < Phẫu thuật tiến hành khó khăn, BN trong mổ mất nhiều máu , phải dùng vận mạch liều
cao mới giữ được huyết áp 80/ 60 mmHg. Bạn đồng thời quan sát thấy BN vô niệu sau 3h vào
phòng mổ, biện pháp điều trị tiếp theo sẽ là>
A. Cảnh báo phẫu thuật viên, yêu cầu nhanh chóng kết thúc cuộc mổ để có thể tiến hành hồi sức
B. Dùng lợi tiểu Furosemid liều cao tiêm tĩnh mạch bolus
C. Tăng thêm liều vận mạch để tiếp tục tăng huyết áp tưới máu thận lên thêm nữa
D. Tiếp tục bù thêm dịch và máu để bồi phụ khối lượng hoàn, cố găng giảm liều vận mạch nếu
huyết áp vẫn duy trì được .
(<3>) < Kết quả khí máu về như sau : Kali: 6.0, pH: 7.3, HCO
3
-
: 10, BE : -16, pCO
2
:27,
Glucose: 1.8. Thuốc nào bạn sẽ ưu tiên sử dụng đầu tiên khi nhìn thấy kết quả khí máu này>
A. Canxiclorua
B. Canxigluconat
C. Natribicarbonat
D. Glucose
BÀI THUỐC MÊ TĨNH MẠCH (BS.MINH)
257. Cơ chế tác dụng của thuốc mê tĩnh mạch nhóm Barbiturat
A. Tăng thời gian tác dụng của GABA trên kênh Cl
-
B. Cạnh tranh vị trí gắn của GABA trên kênh Cl
-
C. Tác động trực tiếp kênh Cl
-
D. Làm GABA gắn yếu hơn trên kênh Cl
-
258. Một thuốc mê lý tưởng bao gồm các đặc điểm sau đây, trừ
A. Khởi mê nhanh và nhẹ nhàng mà không kèm theo các cử động bất thường
B. Ảnh hưởng tối thiểu nên chức năng tuần hoàn và hô hấp
C. Ít hòa tan trong nước nhưng giữ tính ổn định trong môi trường hòa tan
D. Có tác dụng hồi tỉnh nhanh khi kết thúc mê.
259. Để duy trì sự thức tỉnh cần những yếu tố gì
a. Sự toàn vẹn của vỏ não
b. Sự toàn vẹn của hệ thống dưới vỏ
c. Sự toàn vẹn của thân não
d. Sự toàn vẹn của tủy sống
A. a + b + c
B. a + b + d
C. b+ c + d
D. a + c + d
260. Thứ tự ức chế của thuốc mê tĩnh mạch
A. Vỏ não > tủy sống > tổ chức dưới vỏ
B. Thân não > vỏ não > tổ chức dưới vỏ
C. Vỏ não > thân não > tủy sống
D. Tổ chức dưới vỏ > vỏ não > thân não
261. Propofol là thuốc mê tĩnh mạch có đặc điểm sau :
A. Tỉnh chậm sau khi ngừng thuốc
B. Không gây hạ huyết áp
C. Có tác dụng giảm đau
D. Có thể dùng để đặt nội khí quản mà không cần thuốc giãn cơ
262. Tác dụng của Propofol trên hệ thần kinh trung ương
A. Làm giảm áp lực nội sọ
B. Làm tăng nhu cầu sử dụng oxy não
C. Làm tăng áp lực tưới máu não
D. Làm giảm sức cản mạch não
263. Tác dụng của propofol trên hệ tim mạch
A. Gây hạ huyết áp hệ thống
B. Tăng lưu lượng tim
C. Hạ huyết áp không liên quan đến nồng độ thuốc
D. Không ảnh hưởng đến sức cản hệ thống
264. Tác dụng của propofol lên hô hấp
A. Thuốc gây ức chế hô hấp
B. Không bao giờ gây ngừng thở
C. Thuốc chỉ gây giảm thể tích khí lưu thông
D. Các rối loạn về hô hấp thường không kéo dài ngay cả khi dùng liều cao
265. Chỉ định sử dụng thuốc Propofol
A. Bệnh nhân có giảm khối lượng tuần hoàn
B. Bệnh nhân có bệnh hen phế quản
C. Bệnh nhân có bệnh tim mạch nặng
D. Bệnh nhân có nguy cơ nôn buồn nôn sau mổ
A. Sai; B. Đúng; C. Sai; D. Đúng
266. Chống chỉ định của thuốc mê Propofol, ngoại trừ
A. Bệnh nhân có bệnh tim mạch nặng
B. Bệnh nhân shock giảm khối lượng tuần hoàn
C. Bệnh nhân có tiền sử rối loạn chuyển hóa mỡ
D. Bệnh nhân hen phế quản
267. Tác dụng không mong muốn của Propofol, trừ
A. Đau nơi tiêm
B. Gây co thắt phế quản
C. Co cứng cơ nhất là trong giai đoạn hồi tỉnh
D. Nhịp chậm liên quan đến rối loạn chuyển hóa mỡ do dùng kéo dài
268. Cảm giác đau khi tiêm propofol có thể giảm đi khi:
A. Tiêm thuốc vào tĩnh mạch có kích thước lớn
B. Pha thêm thuốc tê Lidocain vào bơm thuốc propofol
C. Pha loãng propofol
D. Tiêm thuốc chậm
A. Đúng; B. Đúng; C. Sai; D. Sai
269. Nếu cần phải pha loãng Propofol thì dung dịch được lựa chọn là:
A. Glucose 5%
B. Muối sinh lý 0,9%
C. Ringer lactat
D. Voluven 6%
270. Các đặc điểm của thuốc mê Ketamin, trừ
A. Là thuốc mê tĩnh mạch có tác dụng giảm đau
B. Tác dụng trên receptor GABA
C. Có thể sử dụng đường tiêm bắp
D. Có tác dụng giãn phế quản
271. Ketamin là thuốc mê tĩnh mạch không có đặc điểm nào
A. Có tác dụng giảm đau
B. Chỉ được sử dụng đường tĩnh mạch
C. Được lựa chọn gây mê cho trẻ em
D. Có tác dụng giãn phế quản
272. Tác dụng của Ketamin trên thần kinh trung ương
A. Giảm lưu lượng máu não
B. Giảm tiêu thụ oxy não
C. Giảm áp lực nội sọ
D. Gây ra một tình trạng mê phân ly
273. Tác dụng của Ketamin trên tim mạch, trừ
A. Gây nhịp nhanh
B. Gây tăng lưu lượng tim
C. Giảm sức cản mạch phổi
D. Tăng huyết áp tâm thu và tâm trương
274. Tác dụng của Ketamin trên cơ quan hô hấp
A. Mất duy trì đáp ứng hô hấp với sự thay đổi CO
2
B. Làm tăng tần số thở và thể tích khí lưu thông mức độ nhiều
C. Ức chế ảnh hưởng của Histamin trên cơ trơn phế quản
D. Không tốt khi sử dụng trên bệnh nhân có bệnh hen phế quản
275. Chỉ định sử dụng Ketamin phù hợp, trừ
A. Dùng để khởi mê cho phẫu thuật sọ não
B. Trong một số thủ thuật thay băng vết bỏng
C. Thủ thuật nắn xương ở trẻ em
D. Giảm đau dự phòng sau phẫu thuật
276. Triệu chứng ảo giác khi sử dụng Ketamin thường gặp trên đối tượng nào
A. Bệnh nhân nữ tuổi trung niên
B. Bệnh nhân cao tuổi
C. Bệnh nhân trẻ em
D. Bệnh nhân nam tuổi trung niên
277. Một bệnh nhân nam, khoẻ mạnh, nặng khoảng 50 kg, nếu sử dụng Etomidat để khởi
thì liều khuyến cáo là:
A. 10 mg
B. 15 mg
C. 20 mg
D. 25 mg
278. Đặc điểm nào không phải là tác dụng không mong muốn của Etomidate
A. Nôn, buồn nôn sau mổ
B. Đau nơi tiêm
C. Viêm tắc tĩnh mạch
D. Kích thích tuyến thượng thận
279. Thuốc mê nào không nên lựa chọn cho bệnh nhân phẫu thuật sọ não
A. Thiopental
B. Ketamin
C. Etomidat
D. Propofol
280. Thuốc nào nên lựa chọn cho bệnh nhân hen phế quản
A. Ketamin
B. Propofol
C. Etomidat
D. Thiopental
281. Đặc điểm của thuốc mê thiopental
A. Là thuốc mê tĩnh mạch có tác dụng giảm đau
B. Gây đau nhiều khi tiêm
C. Có thể dùng đường tiêm bắp
D. Tích luỹ thuốc khi dùng kéo dài
282. Tác dụng của thuốc mê thiopental trên thần kinh trung ương
A. Gây tăng nhu cầu oxy não
B. Gây tăng áp lực nội sọ
C. Gây tăng lưu lượng máu não
D. Liên quan đến liều lượng và tốc độ tiêm thuốc
283. Chỉ định chính của thiopental
A. Gây mê cho bệnh nhân có huyết động không ổn định
B. Gây mê và duy trì mê cho bệnh nhân cao tuổi
C. Gây mê cho bệnh nhân hen phế quản
D. Gây mê và hồi sức cho bệnh nhân sọ não
284. Đặc điểm của thuốc mê Thiopental
A. Chỉ dùng thuốc với nồng độ 2,5%
B. Không ảnh hưởng nhiều đến huyết động
C. Có tác dụng bảo vệ não, giảm tiêu thụ Oxy não
D. Nên dùng để duy trì mê
285. Bệnh nhân có tiền sử bệnh đái Porphyrin cấp từng cơn. Thuốc mê có thể được sử dụng là:
A. Thiopental
B. Etomidat
C. Ketamin
D. Propofol
286. Bệnh nhân 7 tuổi, nặng 20 kg, tiền sử khoẻ mạnh, bị gẫy kín 2 xương cẳng chân, chỉ
định can thiệp nắn xương bó bột.
30.1. Phương pháp vô cảm nên được lựa chọn là:
A. Mê nội khí quản
B. Mê mask thanh quản
C. Mê tĩnh mạch để bệnh nhân tự thở
D. Gây tê tuỷ sống
A. Thuốc mê tĩnh mạch nên được lựa chọn là
A. Thiopental
B. Ketamin
C. Etomidat
D. Propofol
B. Nếu Ketamin là thuốc được lựa chọn, thì liều khuyến cáo lúc khởi mê là :
A. 10 mg
B. 30 mg
C. 50 mg
D. 70 mg
C. Nếu bệnh nhi xuất hiện co thắt phế quản, mạch nhanh, huyết áp vẫn duy trì tốt,
bước tiếp theo cần làm ngay:
A. Dùng thuốc giãn phế quản ventolin dạng xịt
B. Cho trẻ ngủ sâu và đặt nội khí quản
C. Cho thuốc thiophylin đường tĩnh mạch
D. Cho thuốc Adrenalin tĩnh mạch
D. Sau khi xử trí bệnh nhân hết co thắt phế quản, nắn xương thành công, bệnh
nhân tỉnh lại và kêu đau nhiều, phương pháp giảm đau tối ưu là:
A. Dùng thuốc giảm đau morphin tĩnh mạch
B. Giảm đau Caudal
C. Giảm đau morphin tuỷ sống
D. Thuốc giảm đau Paracetamol đường tĩnh mạch
287. Bệnh nhân nam 70 tuổi, nặng 50 kg, tiền sử bệnh Parkinson, phải điều trị liên tục thuốc
levodopa, nhưng vẫn không hết hẳn cơn giật rung. Bệnh nhân cần chụp cộng hưởng từ sọ não
vì đau đầu nhiều.
A. Phương pháp vô cảm nên lựa chọn
A. Mê tĩnh mạch để bệnh nhân tự thở
B. Chỉ cần cho thuốc tiền mê
C. Gây mê nội khí quản
D. Gây mê mask thanh quản
B. Đối với thuốc Levodopa cần làm gì
A. Dừng thuốc 1 ngày trước khi làm thủ thuật
B. Dừng thuốc 2 ngày trước khi làm thủ thuật
C. Tăng gấp đôi liều thuốc đang dùng
D. Tiếp tục liều đang dùng đến ngày làm thủ thuật
C. Thuốc mê tĩnh mạch nên lựa chọn
A. Ketamin
B. Thiopental
C. Etomidat
D. Propofol
D. Nếu Propofol là thuốc được lựa chọn, liều khuyến cáo để khởi mê là
A. 25 mg
B. 50 mg
C. 75 mg
D. 100 mg
E. Sau khi dùng thuốc huyết áp tối đa huyết áp tối thiểu đều giảm > 30% so
với huyết áp nền, bước tiếp theo cần làm gì
A. Truyền nhanh dịch tinh thể đường tĩnh mạch
B. Truyền nhanh dịch keo đường tĩnh mạch
C. Phối hợp thêm thuốc co mạch và truyền dịch vừa phải
D. Chỉ dùng thuốc co mạch liều cao
288. trai 4 tuổi nặng 15 kg, tiền s hen phế quản. Sau khi tai nạn ngã đập đầu từ giường
xuống nền gạch, cháu quấy khóc không hợp tác, cần chụp cắt MRI sọ não để kiểm tra
A. Phương pháp vô cảm nên được lựa chọn là
A. Gây mê nội khí quản
B. Gây mê mask thanh quản bóp bóng hoặc để bệnh nhân tự thở
C. Gây mê tĩnh mạch để bệnh nhân tự thở
D. Chỉ dùng thuốc tiền mê midazolam
B. Thuốc mê tĩnh mạch nên được lựa chọn là
A. Thiopental
B. Propofol
C. Etomidat
D. Ketamin
C. Thuốc nên phối hợp khi vô cảm cho bệnh nhân
A. Solumedrol
B. Lidocain
C. Ephedrin
D. Fentanyl
D. Nếu lựa chọn Ketamin để gây mê thì liều đầu tiên là
A. 7,5 – 15mg
B. 15 – 30 mg
C. 30 – 45 mg
D. 45 – 60 mg
E. Kết quả chụp phim cắt lớp vi tính không tổn thường đặc biệt, cháu kêu
đau đầu nhiều, thuốc giảm đau nên được lựa chọn là
A. Morphin tĩnh mạch ngắt quãng
B. Morphin tiêm dưới da
C. Paracetamol đường tĩnh mạch
D. Paracetamol đường uống
289. Biến chứng thường gặp nhất khi gây mê ngoài phòng mổ
A. Biến chứng hô hấp
B. Biến chứng tim mạch
C. Biến chứng thần kinh
D. Biến chứng hạ thân nhiệt
290. Chống chỉ định khi gây mê ngoài phòng mổ
a. Không có liên lạc hai chiều giữa phòng can thiệp và phòng mổ
b. Không có đầy đủ các phương tiện hồi sức đường thở
c. Bệnh nhân nhịn ăn > 6 giờ
d. Không có đầy đủ phương tiện theo dõi
e. Bệnh nhân dưới 10 kg
A. a + b + c
B. a + b + d
C. c + d + e
D. a + d + e
A. Thời gian nhịn ăn cần thiết (thức ăn đặc) khi gây mê ngoài phòng mổ là
A. 2 – 3 giờ
B. 3 – 4 giờ
C. 4 – 5 giờ
D. ≥ 6 giờ
291. Bệnh nhân nam 60 tuổi, 50 kg, vào phòng khám cấp cứu trong tình trạng nhợt nhạt, tỉnh,
bữa ăn cuối cùng cách lúc vào viện 4h, đi ngoài ra máu đỏ tươi, mạch nhanh 140 lần phút,
HA 100/60 mmg, Hb 6g/dl, cần soi đại tràng cấp cứu.
A. Thủ thuật này nên được tiến hành ở đâu
A. Tại trung tâm nội soi
B. Tại phòng cấp cứu
C. Tại phòng mổ
D. Tại ICU
B. Phương pháp vô cảm nên được áp dụng cho bệnh nhân
A. Gây mê mask thanh quản
B. Gây mê tĩnh mạch để bệnh nhân tự thở
C. Gây mê nội khí quản
D. Gây tê tại chỗ + tiền mê bằng midazolam
C. Thuốc mê tĩnh mạch được lựa chọn trong tình huống này
A. Ketamin
B. Etomidat
C. Thiopental
D. Propofol
D. Thuốc giãn cơ nên lựa chọn trong lúc khởi mê
A. Succinylcholin
B. Esmeron
C. Norcuron
D. Tracrium
E. Nếu lựa chọn Etomidat để khởi mê thì liều khởi mê là
A. 10 mg
B. 15 mg
C. 20 mg
D. 25 mg
292. Các việc phải chuẩn bị cho một ca gây mê ngoài phòng mổ
a. Máy hút đờm dãi
b. Nguần khí nén
c. Các phương tiện cấp cứu đường thở
d. Các phương tiện theo dõi
e. Các thuốc hồi sức
A. a + b + d + e
B. a + c + d + e
C. b + c + d + e
D. a + b + c +d
293. Thuốc mê tĩnh mạch là thuốc mê chỉ được sử dụng qua đường tĩnh mạch - S
294. Gây mê tĩnh mạch đơn thuần là một dạng của gây mê cân bằng - S
295. Tất cả các thuốc mê tĩnh mạch đều tác dụng thông qua receptor GABA
A
- S
296. Xu hướng gây mê ngoài phòng mổ ngày càng tăng lên và phục vụ cho nhiều chuyên khoa
khác nhau - Đ
BÀI SINH LÝ HÔ HẤP, GÂY MÊ HỒI SỨC CHO BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN
COPD (BS.MINH)
297. Đặc điểm sinh lý của surfactant trong việc dự phòng xẹp phổi
A. Tăng sức căng bề mặt phế nang
B. Tăng áp lực trong phế nang
C. Điều chỉnh sức căng bề mặt phế nang
D. Tác động như một giá đỡ ở phế nang
298. Chức năng của cơ quan hô hấp là
a. Cung cấp O
2
cho mô và đào thải CO
2
b. Trực tiếp tham gia điều chỉnh thăng bằng kiềm toan
c. Trực tiếp tham gia đào thải nước và nhiệt
d. Trực tiếp tham gia điều hòa điện giải
A. a + b + c
B. a + b + d
C. c + d + e
D. a + d + e
299. Hiệu ứng Shunt là
a. Máu đi qua vùng phổi không được thông khí
b. Máu đi qua vùng phổi được thông khí tốt
c. Máu đi qua vùng phổi kém thông khí
A. a + b
B. a + c
C. b + c
D. b + d
300. Hiệu ứng khoảng chết là
a. Không khí đi qua vùng phổi được tưới máu kém
b. Không khí đi qua vùng phổi không được tưới máu
c. Không khí đi qua vùng phổi được tưới máu rất tốt
A. a + b
B. a + c
C. b + c
D. b + d
301. Các nguyên nhân gây giảm oxy máu động mạch, ngoại trừ
A. Xẹp phổi
B. Giảm FiO
2
C. Giảm thông khí khoảng chết
D. Tắc mạch phổi
302. 7. Màng phế nang mao mạch là màng trao đổi khí gồm
A. 5 lớp
B. 6 lớp
C. 7 lớp
D. 8 lớp
303. 8. Phản xạ co mạch phổi do thiếu oxy:
A. Duy trì tỷ lệ thông khí/tưới máu
B. Bị ức chế bởi một số thuốc mê tĩnh mạch
C. Bị ức chế bởi một số thuốc mê hô hấp
D. Là một phản xạ bảo vệ của cơ thể
A. Đ; B. S; C. Đ; D. Đ
304. 9. Những bệnh nhân nên chỉ định đo chức năng hô hấp trước mổ, trừ
A. Bệnh nhân có có chỉ định cắt phổi
B. Bệnh nhân phẫu thuật bụng trên có tiền sử hút thuốc lá
C. Bệnh nhân phẫu thuật bụng dưới có khó thở không giải thích được
D. Bệnh nhân phẫu thuật vùng đầu cổ
305. 10. Ngưỡng chẩn đoán rối loạn không khí tắc nghẽn khi dùng tỷ số Tiffeneau
A. < 70%
B. < 75%
C. < 80%
D. < 85%
306. Surfactan là một phospholipoprotein do
A. Đại thực bào phế nang tiết ra
B. Phế bào Type I tiết ra
C. Phế bào type II tiết ra
D. Tế bào Goblet tiết ra
307. Ngưỡng chẩn đoán rối loạn thông khí hạn chế khi dùng VC
A. Giảm hơn 15% so với lý thuyết
B. Giảm hơn 20% so với lý thuyết
C. Giảm hơn 30% so với lý thuyết
D. Giảm hơn 35% so với lý thuyết
308. Các yếu tố làm tăng phân ly oxy, trừ
A. Tăng nhiệt độ
B. Tăng phân áp oxy
C. Tăng phân áp CO
2
D. Tăng lượng 2,3-DPG
309. Tác dụng Borh
A. CO
2
tăng làm đường cong phân ly oxy dịch sang phải
B. Nhiệt độ tăng làm đường cong phân ly oxy dịch sang phải
C. O
2
giảm làm đường cong phân ly oxy dịch sang phải
D. Tăng 2,3-DPG làm đường cong phân ly oxy dịch sang phải
310. Dạng vận chuyển chính CO
2
trong máu
A. Dạng tự do
B. Dạng gắn vào Hb
C. Dạng gắn vào muối kiềm
D. Dạng kết hợp với Protein máu
311. Hiệu ứng Haldane
A. Phân áp CO
2
tăng làm tăng hàm lượng vận chuyển CO
2
B. Phân áp CO
2
giảm làm giảm hàm lượng vận chuyển CO
2
C. Phân áp O
2
tăng làm giảm hàm lượng vận chuyển CO
2
D. Phân áp O
2
giảm làm tăng hàm lượng vận chuyển CO
2
312. Hiện tượng Hamberger
A. Trao đổi ion Cl
-
làm tăng vận chuyển CO
2
máu
B. Trao đổi ion Cl-
làm giảm vận chuyển CO
2
máu
C. Trao đổi ion Cl
-
làm tăng vận chuyển O
2
máu
D. Trao đổi ion Cl
-
làm giảm vận chuyển O
2
máu
313. Các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng hô hấp, trừ
A. Ngừng hút thuốc lá cách ngày phẫu thuật 8 tuần
B. Béo phì
C. Có bệnh phổi mạn tính từ trước
D. Suy dinh dưỡng
314. Các yếu tố tăng nguy cơ biến chứng hô hấp liên quan đến phẫu thuật
A. Thời gian phẫu thuật 2h
B. Phẫu thuật xa cơ hoành
C. Phẫu thuật nội soi
D. Đặt và lưu sonde dạ dày
315. Các biến chứng hô hấp sau phẫu thuật thường gặp, trừ
A. Viêm phế quản phổi
B. Đợt cấp của COPD
C. Tắc mạch phổi
D. Xơ hóa phổi
316. Các biện pháp làm giảm biến chứng hô hấp, trừ
A. Dùng thuốc giãn cơ tác dụng dài
B. Sửa chữa các rối loạn nước điện giải trước mổ
C. Điều trị các bệnh phổi mạn tính
D. Kiểm soát sau mổ đau tốt
317. Bệnh nhân nam 70 tuổi, béo phì (BMI 35), có tiền sử bệnh COPD, đã có đợt khó thở cấp
phải thở máy cách 6 tháng. Hút thuốc lá nặng 40 bao/năm. Bệnh nhân có chỉ định mổ phiên
cắt đại tràng phải.
A. Các chuẩn bị bệnh nhân trước mổ cho bệnh nhân, trừ
A. Đo chức năng hô hấp để đánh giá mức độ nặng
B. Sửa chữa các rối loạn nước điện giải nếu có
C. Ngừng hút thuốc lá
D. Sử dụng kháng sinh dự phòng
B. Các chiến lược nào đối với bệnh nhân này sau đây là hợp lý, trừ
A. Phẫu thuật nội soi tốt hơn mổ mở
B. Gây tê vùng ưu điểm hơn so với gây mê toàn thân
C. Nên rút ngắn thời gian phẫu thuật càng nhiều càng tốt
D. Nên áp dụng giảm đau PCA sau mổ
C. Bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp ở ngay thứ 2 sau mổ, nguyên nhân gây
suy hô hấp nào sau đây có thể nghĩ tới
A. Viêm phổi do trào ngược
B. Tắc mạch phổi
C. Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
D. Biến chứng của phẫu thuật
D. Điều trị suy hô hấp, chiến lược nào sau đây không đúng
A. Dùng thuốc giãn phế quản
B. Lý liệu pháp hô hấp
C. Thở máy không xâm nhập
D. Cho bệnh nhân thở oxy lưu lương cao
318. Không có xét nghiệm nào đủ tin cậy để quyết định bệnh nhân COPD cần thở máy thêm
sau mổ hay không Đ
319. Không có bằng chứng nào đủ tin cậy để khẳng định gây tê tủy sống hay gây tê vùng có
ưu điểm hơn trên bệnh nhân COPD Đ
320. Xét nghiệm đo chức năng hô hấp có giá trị rất tốt để tiên lượng biến chứng hô hấp sau mổ
S
321. Giáo dục các biện pháp hỗ trợ hô hấp trước mổ có tác dụng rất tốt để làm giảm biến
chứng hô hấp sau mổ Đ
322. Không cần thiết phải hoãn mổ phiên trên bệnh nhân có viêm nhiễm đường hô hấp trên
trước mổ S
BÀI CÁC LOẠI DỊCH TRUYỀN (BS.MINH)
323. Mục tiêu của việc truyền dịch trong mổ
a. Bồi phụ lại lượng dịch thiếu do nhịn ăn
b. Bồi phụ lại lượng dịch đã mất không nhìn thấy
c. Bù lại lượng máu mất trong phẫu thuật
d. Nuôi dưỡng bệnh nhân
A. a + b +d
B. a + c + d
C. b +c + d
D. a + b + c
324. Nồng độ Na
+
trong dung dịch NaCl 0,9%
A. 134 mEq/l
B. 144 mEq/l
C. 154 mEq/l
D. 164 mEq/l
325. Nồng độ K
+
trong dung dịch Ringerlactat
A. 3.4 mEq/l
B. 4. 4 mEq/l
C. 5.4 mEq/l
D. 6.4 mEq/l
326. Tình huống lâm sàng nào không nên lựa chọn Ringer lactat
A. Bệnh nhân nhi
B. Bệnh nhân già yếu
C. Bệnh nhân suy hô hấp
D. Bệnh nhân suy thận
327. Ưu điểm của dịch keo so với dịch tinh thể
A. Khả năng nâng huyết áp tốt hơn
B. Thời gian ổn định huyết áp dài hơn
C. Ít ảnh hưởng đến đông máu hơn
D. Ít gây shock phản vệ hơn
A. Đ; B. Đ; C. S; D. S
328. Ưu điểm của dịch tinh thể NaCl 0,9%
A. Giá thành thấp
B. Ít gây rối loạn đông máu
C. Ít gây rối loạn điện giải ngay cả khi truyền lượng lớn
D. Không bao giờ gây shock phản vệ
A. Đ; B. Đ; C. S; D. S
329. Tại sao không nên truyền Glucose 5% trong mổ
a. Tăng nguy cơ toan chuyển hóa máu
b. Thoát nhiều ra khoảng kẽ
c. Tăng nguy cơ nhiễm trùng sau mổ
d. Gây rối loạn đường huyết
A. a + b +d
B. a + c + d
C. b + c + d
D. a + b + c
330. Đặc điểm của dung dịch tinh thể cân bằng
a. Có thành phần các chất điện giải gần giống huyết tương
b. Áp lực thẩm thấu tương đương trong huyết tương
c. Cân bằng về toan kiềm so với huyết tương
d. Có nồng độ HCO
3
-
tương đương trong huyết tương
A. a + b +d
B. a + c + d
C. b + c + d
D. a + b + c
331. Dung dịch nào dễ gây shock phản vệ nhất
A. Ringer-lactat
B. Glucose 5%
C. Gelatin
D. Heas 6%
332. Khi hồi sức bệnh nhân sọ não có đái tháo nhạt, không nên truyền dung dịch nào sau đây:
a. Glucose 2,5%
b. NaCl 0,9%
c. Glucose 10%
d. Heas 6%
A. a + b
B. b + c
C. c + d
D. d + a
333. Đâu là nhược điểm lớn nhất của của dung dịch Heas 6%
a. Gây suy thận cấp
b. Gây rối loạn đông máu
c. Gây rối loạn thăng bằng kiềm toan
d. Gây phù kẽ phổi
A. a + b
B. b + c
C. c + d
D. d + a
334. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng quá nhiều dịch NaCl 0,9%, trừ
A. Gây toan huyết tăng Cl
-
B. Gây rối loạn nước điện giải
C. Gây pha loãng máu
D. Gây tan máu
335. Khi truyền dịch nào cung cấp năng lượng
A. Ringer lactat
B. NaCl 0,9%
C. Glucose 10%
D. Ringer fundin
336. Cách tính lượng dịch cần truyền trong phẫu thuật bằng dịch tinh thể
Dịch thiếu trước mổ do nhịn ăn và các nguyên nhân khác như nôn hay tiêu chảy = a
(ml)
Mất máu trong phẫu thuật = b (ml)
Dịch mất không nhìn thấy = c (ml)
A. a + b +c (ml)
B. a + 2b + c (ml)
C. a + 3b + c (ml)
D. a + 4b + c (ml)
337. Khi mất 500 ml máu trong mổ thì cần truyền tối thiểu bao nhiêu Ringer - lactat
A. 500 ml
B. 1000 ml
C. 1500 ml
D. 2000 ml
338. Bệnh nhân nam 31 bị chấn thương bụng ngày thứ 3, vào phòng mổ trong tình trạng tỉnh,
bụng chướng căng, mạch nhanh 140 lần/phút, huyết áp thấp 90/60 mmHg, nước tiểu ít, xẫm
mầu.
A. Nên bắt đầu bằng truyền dịch gì
A. Hồng cầu khối
B. Ringer lactat
C. NaHCO
3
4,2%
D. Gelafusin
338.2. Trong truyền dịch có thể áp dụng luật nào (áp dụng đối với tĩnh mạch chủ trên)
A. Luật 2 – 5
B. Luật 2 – 4
C. Luật 3 – 6
D. Luật 3 – 7
338.3.Khi mở bụng, vỡ lách độ 3, rất nhiều máu cục và máu loãng trong ổ bụng, bệnh nhân
nhợt, huyết áp giao động, xử lý tiếp theo là gì?
A. Dùng Albumin 20%
B. Truyền huyết tương tươi đông lạnh
C. Tiếp tục truyền dịch tinh thể
D. Truyền máu
338.4. Bệnh nhân được xét nghiệm khí máu có tình trạng toan chuyển hóa pH 7,18, BE – 10,
bệnh nhân nặng khoảng 50 kg. Cần truyền tổng cộng bao nhiêu ml Nabicarbonat 8,4%
A. 200 ml
B. 300 ml
C. 450 ml
C. 600 ml
338.5.Khi truyền kiềm cần theo dõi ion nào nhất:
A. Kali
B. Calci
C. Phospho
D. Clo
339. Bệnh nhi, 25 kg, nhịn ăn trước mổ 6h, không có các bệnh lý gì đặc biệt khác, lượng dịch
thiếu do nhịn ăn xấp xỉ bằng
A. 290 ml
B. 390 ml
C. 490 ml
C. 590 ml
340. Áp lực thẩm thấu của dung dịch Ringer lactat so với huyết tương
A. Thấp hơn
B. Bằng nhau
C. Cao hơn gấp 1,5 lần
D. Cao hơn gấp 2 lần
341. Nguyên nhân quan trọng nhất của việc ngừng sử dụng Dextran hiện nay
A. Gây rối loạn đông máu
B. Gây shock phản vệ với tỷ lệ cao
C. Gây toan chuyển hóa nặng
D. Gây rối loạn nặng điện giải
A. Đ; B. Đ; C. S; D. S
342. Gelafusin được xem là dịch keo an toàn nhất hiện nay bởi các lý do sau, trừ
A. Không ảnh hưởng đến chức năng thận
B. Ảnh hưởng ít nhất lên quá trình đông máu
C. Ít gây shock phản vệ nhất
D. Không hạn chế lượng dịch truyền
343. Albumin được chỉ định chính trong trường hợp
A. Bù dịch trong trường hợp bệnh nhân shock mất máu cấp
B. Bù dịch trong trường hợp bệnh nhân shock tủy
C. Bù dịch trong trường hợp bệnh nhân bị Shock ép tim cấp
D. Bù dịch trong trường hợp bệnh nhân bị Shock phản vệ
344. Không nên dùng HEAS cho bệnh nhân suy thận Đ
345. Nên dùng HEAS cho bệnh nhân nguy kịch tại phòng hồi sức S
346. Có thể sử dụng Dextran để dự phòng tắc mạch trong phẫu thuật vi phẫu Đ
347. Dịch tinh thể nếu được bù đủ lượng có tác dụng khôi phục tuần hoàn tương tự dịch keo
Đ
348. Theo dõi chính xác nhất của việc truyền dịch là dựa vào áp lực tĩnh mạch trung ương
(PVC) S
BÀI GÂY MÊ TRẺ EM (BS.MINH)
349. Cơ quan hô hấp ở trẻ em
349.1. Đối với trẻ dưới 5 tháng, thở cánh mũi là bắt buộc Đ
349.2. Lưỡi của trẻ nhỏ tương đối so với khoang miệng S
349.3. Thể tích khí lưu thông nhỏ, khoảng chết sinh lý lớn Đ
349.4. Hô hấp của trẻ 50% là do cơ hoành đảm nhiệm S
350. Bé trai thể trạng trung bình, 8 tuổi, nên chọn ống cỡ số
A. 4.5
B. 5
C. 5,5
D. 6
351. Cơ quan tim mạch
351.1. Trẻ sơ sinh dễ bị tắc mạch khí (tắc động mạch) nếu nếu để khí lọt vào tĩnh mạch trong
lúc tiêm truyền Đ
351.2. Lưu lượng tim của trẻ ít phụ thuộc vào nhịp tim S
351.3. Nhịp tim chậm ở trẻ nhỏ không phải là vấn đề nghiêm trọng S
351.4. Hệ giao cảm và phản xạ của các receptor nhận cảm áp lực chưa thực sự hoàn thiện
Đ
351.5. Trẻ em nhất là trẻ sơ sinh có tốc độ chuyển hóa cao nên khi thử khí máu thường có
tình trạng toan chuyển hóa Đ
352. Hệ thần kinh của trẻ không có đặc điểm sau
A. Ít mỡ hơn
B. Tính thấm của hàng rào máu não chưa hoàn thiện
C. Nồng độ phế nang tối thiểu của các thuốc mê hơi cao hơn
D. Đã có đáp ứng với đau
353. Thời gian nhịn đối với trẻ đang bú mẹ
A. Bữa sữa cuối cùng 3h trước gây mê
B. Bữa sữa cuối cùng 4h trước gây mê
C. Bữa sữa cuối cùng 5h trước gây mê
D. Bữa sữa cuối cùng 6h trước gây mê
354. Đối với trẻ khó làm đường truyền tĩnh mạch vì không hợp tác, có thể áp dụng phương
pháp sau, trừ
A. Cho trẻ ngủ bằng Ketamin tiêm bắp với liều 5 - 10 mg/kg
B. Cho trẻ ngủ bằng úp mask cưỡng bức với thuốc mê hô hấp Isofluran
C. Cho trẻ ngủ bằng úp mask cưỡng bức với thuốc mê hô hấp Servoran
D. Cho trẻ ngủ bằng Ketamin uống với liều 6 – 10 mg/kg
355. Đối với khởi mê đường hô hấp, tất cả các ý sau đúng, ngoại trừ
A. Phương pháp hít nhanh thường áp dụng với trẻ không hợp tác
B. Phương pháp hít chậm thường áp dụng với trẻ hợp tác
C. Thuốc mê ưu tiên lựa chọn là Servoran
D. Thuốc mê ưu tiên lựa chọn là Desfluran
356. Phương pháp khởi mê tĩnh mạch ở trẻ nhỏ, tất cả các ý sau đúng, ngoại trừ
A. Được xem là an toàn nhất với trẻ hợp tác và đã có đường truyền
B. Cần tiền mê trước bằng Antropin để giảm xuất tiết
C. Thuốc nên lựa chọn là Ketamin phối hợp Antropin
D. Sử dụng giãn cơ trong tất cả các trường hợp
357. Bản chất của gây tê Caudal là
A. Gây tê thân thần kinh
B. Gây tê đám rối thần kinh đường lưng
C. Gây tê tủy sống
D. Gây tê ngoài màng cứng
358. Gây tê Caudal nên được áp dụng trong trường hợp sau, trừ
A. Bệnh nhi có bệnh phổi mạn tính
B. Giảm đau sau phẫu thuật vùng bụng dưới
C. Giảm đau trong phẫu thuật phối hợp với gây mê toàn thân
D. Bệnh nhi có bệnh tim mạch nặng
359. Sau khi đã tính được tổng lượng dịch cần truyền do nhịn ăn uống cho trẻ. Cách thức để
truyền là :
A. Truyền toàn bộ trong giờ đầu
B. Truyền 1/2 trong giờ đầu, 1/2 trong giờ tiếp theo
C. Truyền 1/2 trong giờ đầu, 1/4 trong giờ thứ 2, 1/4 trong giờ thứ 3
D. Truyền 3/4 trong giờ đầu, 1/4 trong giờ tiếp theo
360. Bệnh nhi 2 tuổi, nặng 10 kg, tiền sử khỏe mạnh, có chỉ định mổ phiên thắt ống phúc tinh
mạc qua nội soi. Thời gian nhin ăn uống trước phẫu thuật là 6h. Bệnh nhi quấy khóc nhiều
nhưng đã làm được đường truyền tĩnh mạch.
A. Lượng dịch tinh thể cần truyền để duy trì cho bệnh nhân là
A. 230 ml
B. 240 ml
C. 250 ml
D. 260 ml
B. Phương pháp vô cảm nên được áp dụng cho trẻ
A. Mê tĩnh mạch đơn thuần
B. Mê nội khí quản
C. Mê mask thanh quản
D. Mê mask thanh quản + caudal
C. Trong quá trình gây mê bệnh nhi có EtCO
2
tăng cao 60 mmHg, hướng xử trí:
a. Tăng thông khí
b. Giảm áp lực bơm hơi
c. Dùng NaHCO
3
d. Cho bệnh nhân ngủ sâu hơn
A. a + b +d
B. a + c + d
C. b + c + d
D. a + b + c
D. Trong quá trình phẫu thuật bệnh nhân giảm dần SpO
2
, rồi giảm rất nhanh
xuống còn 50%, nghe phổi có nhiều ral ứ đọng. Hướng xử trí tiếp theo:
a. Tiếp tục phẫu thuật
b. Nếu bệnh nhân đang đặt mask thanh quản thì rút mask
c. Thông khí bằng tay với mask mặt sau đó đặt nội khí quản
d. Dùng các thuốc giãn phế quản
A. a + b +d
B. a + c + d
C. b + c + d
D. a + b + c
361. Bệnh nhi 6 tuổi, nặng 24 kg, chuyển đến phòng cấp cứu sau khi bị ngã, X –quang có hình
ảnh gẫy hở xương quay trái, không có dấu hiệu chèn ép thần kinh. Bệnh nhân tiền sử khỏe
mạnh, không có tổn thương nào khác ngoài gẫy xương quay. Bệnh nhân ăn cách lúc vào viện
9h, bị ngã 2h sau khi ăn. Phẫu thuật viên chỉ định mổ cấp cứu.
361.1. Chiến lược gây mê là
A. Gây mê nội khí quản, khởi mê như bình thường
B. Gây mê nội khí quản, khởi mê nhanh
C. Chờ 4h, sau đó gây mê nội khí quản, khởi mê nhanh
D. Gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường nách
361.2. Hct của bệnh nhân lúc vào viện là 36%, lượng máu bệnh nhân có thể mất trong phẫu
thuật là
A. 240 ml
B. 260 ml
C. 280 ml
D. 300 ml
361.3. Nếu lượng máu mất trong mổ của bệnh nhân khoảng > 300 ml. Về hồi sức cần làm gì
A. Truyền máu
B. Truyền dịch tinh thể với tỷ lệ 4/1
C. Truyền dịch keo với tỷ lệ 1/1
D. Phối hợp truyền dịch tinh thể và dịch keo
362. Bệnh nhi 6 tháng, 7 kg, được mổ phiên tạo hình lỗ đái thấp. Khởi mê và đặt nội khí quản
hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân được làm Caudal, sử dụng marcain 7 ml, dung dịch
0,25%. Ngay sau đó bệnh nhân xuất hiện ngoại tâm thu thất, rất nhanh sau đó xuất hiện nhịp
nhanh thất 160 l/ph. Không bắt được mạch, EtCO
2
phẳng mặc dù ngực vẫn lên tốt.
362.1. Bệnh nhân được chẩn đoán
A. Shock phản vệ
B. Ngộ độc thuốc tê
C. Tê tủy sống toàn bộ
D. Ép tim cấp do tràn khí màng phổi
362.2. Việc làm đầu tiên là
A. Thông báo ngừng tim, gọi người giúp đỡ, ép tim ngoài lồng ngực
B. Yêu cầu hộp điều trị ngộ độc thuốc tê vùng
C. Yêu cầu shock điện, shock điện với liều 4J/kg
D. Cho Adrenalin 1/10000 tĩnh mạch với liều 0,1ml/kg
362.3. Sau cấp cứu tim đập trở lại, một trong những điều trị tiếp theo nên được áp dụng là
cho Lipide emulsion 20%
A. Liều lượng 8,5ml truyền tĩnh mạch trong 1 phút, sau đó duy trì 15 ml/kg/giờ
B. Liều lượng 9,5ml truyền tĩnh mạch trong 1 phút, sau đó duy trì 15 ml/kg/giờ
C. Liều lượng 10,5ml/kg truyền tĩnh mạch trong 1 phút, sau đó duy trì 15 ml/kg/giờ
D. Liều lượng 11,5ml/kg truyền tĩnh mạch trong 1 phút, sau đó duy trì 15 ml/kg/giờ
363. Bệnh nhi 6 tuổi, được chỉ định mổ phiên u bao hoạt dịch cổ tay. Bệnh nhân hoàn toàn
khỏe mạnh. Tuy nhiên khi thăm khám trước mổ, bệnh nhân có bác ruột từng bị sốt cao ác
tính.
363.1. Chiến lược xử trí
A. Ngừng cuộc mổ cho đến khi có bằng chứng đầy đủ về tiền sử sốt cao ác tính về bác bệnh
nhân
B. Ngừng cuộc mổ cho đến khi điều tra đầy đủ bằng chứng về tiền sử gia đình về bệnh sốt
cao ác tính
C. Tiến hành cuộc mổ bằng cách thay đổi kỹ thuật gây mê, tránh những thuốc có thể làm
khởi phát sốt cao ác tính
D. Tiến hành cuộc mổ như bình thường, không cần quan tâm đến các thay đổi về kỹ thuật
gây mê và sử dụng thuốc mê
363.2. Các thuốc nên tránh khi gây mê cho bệnh nhân có nguy cơ sốt cao ác tính
a. Thuốc mê bốc hơi như Halothan, Isofluran
b. Thuốc mê tĩnh mạch nhóm Barbiturat
c. Thuốc giãn cơ không khử cực Esmeron, Norcuron
d. Thuốc giãn cơ khử cực
A. a + b
B. a + d
C. b + c
D. c + d
THUỐC MÊ HÔ HẤP (BS.HOA)
364. Thuốc mê nào có thời gian khởi mê nhanh nhất
A. Isoflurane
B. Halothan
C. Desflurane
D. Sevofluran
365. Thuốc mê nào sau đây có hệ số máu-khí thấp nhưng không dùng để khởi mê do tính kích
thích khiến bệnh nhân có phản xạ ngừng thở
A. Sevoflurane
B. Desflurane
C. Enlurane
D. Isoflurane
366. Thuốc mê bốc hơi nào có thể có tác dụng gây ảnh hưởng chức năng thận
A. Methoxyflurane
B. Enlurane
C. Isoflurane
D. Desflurane
367. Vì sao Isoflurane không phải là thuốc khởi mê tốt nhất cho trẻ em
A. Thuốc mê mạnh với trẻ em
B. Có mùi hăng
C. Là thuốc mê bốc hơi dùng để khởi mê tốt nhất
D. Cần áp lực đường thở cao để dẫn thuốc
368. Nhược điểm của thuốc mê Isoflurane
A. Gây nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân có thiếu khối lượng tuần hoàn và hoặc bệnh nhân có
bệnh lý mạch vành
B. Gây hội chứng ăn cắp vành
C. Gây độc với các cơ quan như gan thận
D. Tất cả ý trên
369. Thuốc mê nào có tác dụng giảm đau
A. Desflurane
B. Isoflurane
C. Seveflurane
D. N2O
370. Thuốc nào sau đây có xu hướng làm tăng khả năng gây rối loạn nhịn tim khi gây mê
bằng halothane
A. Lidocain
B. Atropin
C. Epinephrine
D. Adenosine
371. Thuốc có độ hòa tan (hệ số hòa tan) càng thấp thì
A. Bệnh nhân mê càng chậm
B. Khả năng độc với thận càng cao
C. Vào tổ chức não càng nhanh
D. Vào tổ chức não càng chậm
372. Thuốc nào ít tạo ra CO nhất khi tiếp xúc với CO2 trong khí thở ra
A. N2O
B. Halothane
C. Sevoflurane
D. Desflurane
373. Các yếu tố gây ảnh hưởng lên việc hình thành các hợp chất gây độc (hợp chất A, CO)
của thuốc mê bốc hơi
A. Vôi soda bị khô do sử dụng các thiết bị chống nước
B. Vôi soda bị nóng do gây mê lưu lượng thấp và hoặc tăng quá trình chuyển hóa của CO2
C. Gây mê lưu lượng khí mới cao kéo dài dẫn đến vôi soda bị khô
D. Tất cả các ý trên
374. Thuốc mê bốc hơi nào gây tăng nhịp tim nhiều nhất
A. Desflurane
B. Isoflurane
C. N2O
D. Halothane
375. Thuốc mê bốc hơi nào gây tác dụng lên huyết áp ít nhất
A. N2O
B. Isoflurane
C. Desflurane
D. Sevoflurane
376. Lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân có tiền sử nhồi máu não
A. Sevoflurane
B. Desflurane
C. Isoflurane
D. N2O
377. Thuốc mê bốc hơi nào hoàn toàn không có tác dụng giãn cơ
A. Isoflurane
B. Sevoflurane
C. N2O
D. Desflurane
378. Sự thay đổi của MAC theo độ tuổi
A. Tăng 6% mỗi 10 tuổi tăng thêm
B. Tăng 10% mỗi 10 tuổi tăng thêm
C. Giảm 6% mỗi 10 tuổi tăng thêm
D. Giảm 10% mỗi 10 tuổi tăng thêm
379. MAC của Sevoflurane (người lớn sử dụng O2 đơn thuần)
A. 1,71
B. 1,15
C. 6
D. 105
380. MAC cao nhất ở độ tuổi nào
A. 1 tuổi
B. 21 tuổi
C. 6 tháng
D. 1 tháng
381. Chống chỉ định sử dụng N2O trong phẫu thuật nào
A. Mở hộp sọ
B. Phẫu thuật mắt
C. Tràn khí màng phổi
D. Tất cả các ý trên
382. Hội chứng ăn cắp vành
A. Cơ tim giảm đàn hồi và giảm khả căng co bóp cơ tim
B. Nhịp tim chậm
C. Tái phân bố O2 từ vùng cơ tim bị thiếu máu sang cùng tổ chức lành
D. Do thuốc mê bốc hơi gây co mạch vành
383. Tác dụng phụ lên tim mạch của N2O
A. Khoảng PR kéo dài
B. Sóng T có đỉnh nhọn
C. Hội chứng xoắn đỉnh
D. Nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân có giảm khối lượng tuần hoàn và bệnh nhân có bệnh lý
mạch vành
Câu hỏi đúng sai có thân chung: nồng độ phế nang tối thiểu MAC
384. Là nồng độ tối thiểu của một thuốc mê dưới dạng lỏng hoặc hơi đo ở áp lực khí quyển
thông thường làm ức chế phản ứng vận động ở 50% các bệnh nhân khi bị một kích thích đau
như rạch da. - Sai
385. Giảm đi khi bệnh nhân thiếu oxy, giảm huyết áp động mạch, thiếu máu, có thai, tiền
mê, phối hợp thuốc. - Đúng
386. Tăng cao khi bệnh nhân sốt cao, ngộ độc rượu cấp, hạ calci máu- Sai
387. Cho thấy tốc độ khởi mê nhanh hay chậm của một thuốc mê đường hô hấp. Sai
Câu hỏi tình huống
388. Vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần nhiều thuốc mê hơn người lớn
A. Tỷ lệ đầu với toàn thân cao hơn người lớn
B. Thể tích bề mặt da thấp hơn người lớn
C. Tốc độ chuyển hóa cao hơn người lớn
D. Không đúng, trẻ em cần ít thuốc mê hơn
389. Một bệnh nhân người lớn có giảm thân nhiệt nhẹ khi gây mê với isoflurane MAC 1% cơ
chế sinh lý nào giúp duy trì thân nhiệt một cách hiệu quả ở bệnh nhân này
A. Cơ chế sinh nhiệt không run
B. Tái phân bố nhiệt từ trung tâm ra ngoại vi
C. Cơ chế sinh nhiệt có run
D. Sự co mạch
390. Yếu tố nào sau đây làm giảm MAC của bệnh nhân đang được gây mê bằng isoflurane
A. Ngộ độc cocain cấp
B. Nghiện rượu mạn tính
C. Kiềm chuyển hóa
D. Hạ natri máu có triệu chứng
391. Một bệnh nhân 65 tuổi bị suy tuyến giáp vào mổ cấp cứu cắt ruột thừa nội soi. Vấn đề
cần lưu ý ở bệnh nhân này là:
A. Giảm MAC của isoflurane
B. Giảm co bóp cơ tim
C. Giảm đáp ứng với catecholamin
D. Tăng các phản xạ tại các trung tâm phản xạ nhận cảm áp lực
392. Thuốc mê bốc hơi có tác dụng nhanh hơn khi
A. Thuốc có chỉ số hòa tan máu khí cao
B. Sử dụng cùng với N2O
C. Bệnh nhân có dung tích cặn chức năng cao
D. Bệnh nhân shunt phải - trái
393. Gây mê cho bệnh nhân thiếu khối lượng tuần hoàn có tiền sử bệnh mạch vành có thể
chọn các thuốc mê bốc hơi sau trừ
A. Sevoflurane
B. N2O
C. Desflurane
D. Isoflurane
BÀI MASK THANH QUẢN (BS.HOA)
394. Biện pháp nào sau đây kiểm soát đường thở không chắc chắn
A. Mở khí quản
B. Đặt nội khí quản qua miệng
C. Đặt nội khí quản qua mũi
D. Đặt mask thanh quản
395. Mask thanh quản dùng để kiểm soát đường thở trong các trường hợp sau trừ
A. Bệnh nhân có đặt nội khí quản khó
B. Hồi sức tim phổi
C. Bệnh nhân có khối u lớn vùng khoang miệng
D. Mổ phiên trẻ em như mổ mắt, tiết niệu
396. Chỉ định của mask thanh quản
A. Kiểm soát đường thở
B. Giúp thuận tiện hơn trong các phẫu thuật thanh quản
C. Chống trào ngược
D. Loại bỏ chất tiết vùng hầu họng
397. Mask thanh quản silicon dùng lại tối đa bao nhiêu lần
A. 10
B. 20
C. 40
D. 60
398. Sử dụng mask thanh quản
A. Mast thanh quản số 2 dành cho trẻ > 30 kg
B. Đặt nội khí quản qua mask thanh quản có tỷ lệ thành công đến 90%
C. Mask thanh quản giúp kiểm soát chắc chắn đường thở
D. Không bị hở trừ khi áp lực đường thở > 25 mmHg
399. Mask thanh quản nào có áp lực kín đường thở cao nhất
A. Mask thanh quản cổ điển (classic)
B. Mask thanh quản 2 nòng dùng một lần (disposable supreme)
C. Mask thanh quản để đặt nội khí quản (intubating)
D. Mask thanh quản hai nòng Proseal
400. Biến chứng hay gặp nhất của Mask thanh quản
A. Rối loạn vận ngôn
B. Đau họng
C. Khàn tiếng
D. Khô miệng
401. Vì sao Mask thanh quản 2 nòng proseal kín hơn Mask thanh quản cổ điển
A. Vị trí của Mask được cố định tốt hơn nhờ có thêm nòng thực quản
B. Do có 2 Cuff khi bơm cuff phần lưng đẩy vào cuff phần bụng làm tăng áp lực kín
C. Có thêm nòng thực quản
D. Áp lực cuff cao hơn
402. Chỉ định của Mask thanh quản
A. Bệnh nhân mổ lấy thai sau khi khởi mê không đặt được nội khí quản
B. Bệnh nhân thở máy đòi hỏi áp lực dương > 35mmHg
C. Bệnh nhân có phẫu thuật dò thực quản khí quản
D. Bệnh nhân phẫu thuật ruột thừa cấp cứu có bữa ăn cuối cách 2 giờ
403. Mask thanh quản có bao nhiêu cỡ
A. 10
B. 5
C. 7
D. 3
404. Chống chỉ định của Mask thanh quản:
A. Gây mê toàn thể sử dụng thuốc mê hô hấp
B. Tổn thương lớn gây tắc nghẽn vùng hầu họng
C. Kiểm soát đường thở trong đặt nội khí quản khó
D. Kiểm soát đường thở cấp cứu khi không đặt được nội khí quản
405. Ưu điểm của mast thanh quản trừ
A. Dễ sử dụng có thể kiểm soát được đường thở
B. Không cần sử dụng thuốc giãn cơ
C. Sử dụng được trong trường hợp dạ dày đầy
D. Có thể tự thở hoặc thông khí kiểm soát áp lực dương
406. Lưu lượng khí mới khi sử dụng Mask thanh quản
A. Thấp < 2 lít/phút
B. Rất thấp 300 ml/phút
C. Cao ít nhất > 4 lít/phút
D. FGF = 3 lần Vt
407. Điều trị co thắt thanh quản
A. Cho giãn cơ rocuronium
B. Bóp bóng áp lực dương cao hy vọng mở dây thanh âm
C. Tiêm succinylcholin
D. Gọi giúp đỡ, chưa xử trí bao giờ
408. Xử trí nào không phù hợp trong trường hợp bệnh nhân bị co thắt thanh quản
A. Tăng sevoflurane, xịt ventolin
B. Bóp bóng oxy 100%, nâng cằm, giữ kín mask bóp bóng áp lực dương cao
C. Tiêm succinylcholin 20mg
D. Cho bệnh nhân ngủ sâu thêm, đặt lại nội khí quản nếu cần
409. Chọn cỡ mask thanh quản cho bệnh nhân 9 tuổi nặng 42 kg
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
410. Lựa chọn loại mask thanh quản giúp dễ dàng đặt sonde dạ dày
A. Proseal
B. Classic
C. Fasttract
D. Fiber optic
411. Theo khuyến cáo thì đặt mast thanh quản nên
A. Cố định lệch sang phải 3cm so với đường giữa
B. Bơm đủ cuff và đẩy vào vị trí
C. Bôi trơn cả mặt trước và sau của mask thanh quản
D. Bơm cuff khoảng 5 cmH2O đặt mask vào đúng vị trí và bơm đủ cuff
412. Mask thanh quản dùng để đặt nội khí quản
A. E-LMA
B. Fasttract
C. Proseal
D. Classic
413. Trường hợp nào không phải chống chỉ định của mask thanh quản
A. Tư thế nằm sấp
B. Đa chấn thương cần đặt nội khí quản nhanh
C. Bệnh nhân thai 26 tuần
D. Phẫu thuật trong ngày không cần giãn cơ
Câu hỏi đúng sai có thân chung: mask thanh quản
414. Cho phép thông khí áp lực dương với áp lực lên đến 20 cmH2O Đúng
415. Loại silicon có thể hấp tiệt trùng và dùng lại Đúng
416. Không sử dụng được cho trẻ <5kg Sai
417. Không nên bơm cuff quá 60 cm H2O Đúng
Câu hỏi tình huống
418. Một bệnh nhân 60 tuổi có BMI 30 phẫu thuật thoát vị bẹn, được gây mê toàn thể và đặt
Mask thanh quản 2 nòng proseal sau đó thông khí áp lực dương. Nếu mask đã được đặt ở vị
trí tốt thì áp lực dương khi thống khí tối đa bao nhiêu để tránh bị hở
A. 15
B. 20
C. 30
D. 40
419. Bệnh nhân sau khi đặt mask thanh quản và tự thở có biến chứng co thắt thanh quản bước
xử trí tiếp theo là:
A. Rút mask thanh quản
B. Làm sạch và mở miệng nâng cằm bệnh nhân
C. propofol tĩnh mạch
D. succinylcholin tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp (nếu không có sẵn đường truyền tĩnh mạch)
420. Bệnh nhân có đặt nội sau khởi mê thông khí khó đặt đèn soi thanh quản đánh giá có độ
Cormack Lehane III bước tiếp theo cần làm là
A. Cố gắng đặt mask thanh quản
B. Tiêm thêm thuốc mê, thuốc giãn cơ tiếp tục đặt nội khí quản
C. Mở màng giáp nhẫn hoặc mở khí quản qua da
D. Thay đổi đèn nội khí quản (lưỡi đèn thẳng)
421. Sau khi khởi mê nhanh bệnh nhân không đặt được nội khí quản và không thông khí
được, bước tiếp theo thích hợp nhất ở bệnh nhân này là
A. Mở màng giáp nhẫn để thông khí
B. Cho tiếp liều giãn cơ thứ hai và cố gắng đặt lại nội khí quản
C. Để bệnh nhân tỉnh lại và tự thở
D. Đặt mask thanh quản và thông khí cho bệnh nhân
422. Bệnh nhân nam 64 tuổi phẫu thuật cắt nửa đại tràng nội soi do ung thư sau khi khởi mê
với 40mg atracurium, đặt đèn soi thanh quản không nhìn thấy dây thanh âm, sau 4 lần cố
gắng với các phương tiện hỗ trợ khác nhau vẫn không đặt được nội khí quản nhưng vẫn
thông khí dễ dàng và người hỗ trợ vẫn trên đường đến. Bước tiếp theo thích hợp nhất là:
A. Tiếp tục thông khí qua mask mặt, giải thích khó khăn với phẫu thuật viên, ngừng cuộc
mổ, đợi bệnh nhân tỉnh và thu xếp đặt nội khí quản qua ống nội soi mềm để mổ sau
B. Đặt mask thanh quản tiếp tục phẫu thuật và hạn chế áp lực bơm hơi < 10 trong khi phẫu
thuật
C. Cho thêm 10 mg giãn cơ atracurium, thông khí qua mask mặt và đặt nội khí quản qua ống
nội soi mềm
D. Đặt mask thanh quản và nếu thông khí được đặt nội khí quản mò qua mask thanh quản
hoặc bằng nội soi mềm, nếu thành công tiếp tục phẫu thuật.
423. Lựa chọn mask thanh quản cho bệnh nhân có cân nặng 10-20kg
A. 1
B. 1,5
C. 2
D. 3
CHỐNG ĐAU TRONG NGOẠI KHOA (BS.HOA)
424. Ý nào sau đây về định nghĩa đau là sai
A. Thường có tổn thương của mô trong các trường hợp đau cấp tính
B. Đau cấp tính không có chức năng bảo vệ cho cơ thể
C. Có liên quan đến tăng hoạt hóa hệ thống thần kinh
D. Phục hồi hoàn toàn sau khi tổn thuong mô lành trở lại
425. Cơ chế thường gặp nhấn trong đau cấp tính
A. Đau do cảm thụ thần kinh
B. Đau do nguyên nhân thần kinh
C. Đau do căn nguyên tâm lý
D. Đau hỗn hợp do cảm thụ thần kinh và căn nguyên thần kinh
Câu hỏi đúng sai: Phân loại đau theo nguyên nhân
426. Đau do cảm thụ thần kinh ít nhạy cảm với các thuốc giảm đau ngoại vi hay trung ương
và các phương pháp phong bế vô cảm Sai
427. Một số trường hợp đau xảy ra trong bệnh cảnh di chứng tổn thương hay cắt đoạn thần
kinh ngoại vi dụ như đau chi ma Đúng
428. Trong đau do căn nguyên thần kinh tính chất đặc biệt của các hiện tượng đau do yếu
tố giao cảm bị lôi cuốn vào quá trình bệnh lý (đau giao cảm) Đúng
429. . Trong đau do nguyên nhân thần kinh đau chỉ mất khi người bệnh tập trung chú ý một
vấn đề gì đó, thuốc chống đau không có tác dụng với loại đau này Sai
430. Đau do cảm thụ thần kinh bao gồm:
A. Bộ phận nhận kích thích đau
B. Bộ phận dẫn truyền
C. Bộ phận nhận thức đau
D. Tất cả quá trình trên
431. Đặc điểm của các receptor nhận cảm đau trừ
A. Có ngưỡng kích thích
B. Hiện tượng cộng kích thích
C. Là các tận cùng thần kinh
D. Có khả năng thích nghi
432. Sợi A delta là sợi:
A. Đáp ứng với cả kích thích chạm nhẹ, kích thích cơ học hoặc nhiệt
B. Dẫn truyền cảm giác đau nhanh và đau nhói
C. Đáp ứng với các kích thích cực mạnh tiềm ẩn nguy cơ tổn thương mô
D. Tất cả các ý trên
433. Trung tâm nhận thức đau nằm ở
A. Vỏ não
B. Đồi thị
C. Hệ viền
D. Thân não
Câu hỏi đúng sai: Trong đau cấp tính:
434. nh hưởng của quá trình viêm lên nhận cảm đau chỉ giới hạn trong vùng tổn thương
mô Sai
435. Sự dẫn truyền cảm giác đau C khi bị ức chế sẽ không gây cảm giác đau bỏng rát, đau sâu
Đúng
436. Tại tủy sồng các tín hiệu đau được dẫn truyền qua một hoặc nhiều noron rồi sau đó bắt
chéo qua bên đối diện của tủy sống ở mép sau và đi lên não Sai
437. Chất P có tác dụng gây giãn mạch, tăng tiết histamin nên làm đau giảm đi Sai
438. Những anh hưởng sau của đau lên chức năng hô hấp là đúng trừ
A. Giảm dung tích sống của phổi
B. Giảm thông khí phế nang
C. Tăng dung tích cặn chức năng
D. Tăng nguy cơ viêm phổi xẹp phổi
439. Đau cấp tính kích thích hệ giao cảm dẫn đến trừ
A. Tăng tiết hệ thống tiêu hóa, tăng nhu động ruột
B. Tăng trương lực cơ trơn
C. Tăng nhịp tim, tăng huyết áp
D. Tăng tiêu thụ oxy cơ tim
440. Thước VAS dùng để đánh giá
A. Thời gian đau
B. Đáp ứng cảm xúc đối với đau
C. Cường độ đau
D. Tất cả yếu tố trên
441. Phương tiện nào sau không phải là thước đo đơn chiều trong đánh giá đau
A. Thang điểm đau hình đồng dạng (VAS)
B. Thang điểm lời nói về cường độ đau
C. Thang điểm nét mặt (faces scale)
D. Bảng kiểm đau rút gọn
442. Để đánh giá được cường độ đau việc nào sau đây là quan trọng nhất
A. Hỏi bệnh nhân yếu tố làm tăng đau
B. Hỏi bệnh nhân vị trí của đau
C. Đặt các câu hỏi mở về cảm giác đau
D. Đề nghị bệnh nhân sử dụng thước đo độ đau để lấy thông tin
443. Phương tiện tốt nhất dùng để lượng giá đau ở bệnh nhi nhỏ tuổi là:
A. Thang điểm hình đồng dạng (VAS)
B. Thang điểm lượng giá 1-10 điểm
C. Mô tả đơn giản về cường độ đau
D. Thang điểm CHEOPS
444. Bảng điểm CHEOPS bao gồm trừ
A. Biểu hiện nét mặt
B. Tư thế bệnh nhân khi chạm vào người
C. Biểu hiện lời nói
D. Nhịp thở
445. Nguyên tắc đầu tiên cần chú ý chi điều trị đau cho bệnh nhân
A. Mục tiêu điều trị dựa trên mong muốn của bệnh nhân
B. Áp dụng chiến điều trị đa phương thức
C. Tin tưởng vào sự nhận thức đau của bệnh nhân
D. Phòng và điều trị các tác dụng phụ của các phương pháp chống đau
446. Chiến lược điều trị đa phương thức là
A. Dùng nhiều loại thuốc trong cùng nhóm
B. Có tác dụng tăng cường giảm đau, giảm tác dụng phụ
C. Một chuyên gia giảm đau điều trị chống đau cho bệnh nhân
D. Chỉ áp dụng cho một số loại đau nhất định
447. Mục đích đầu tiên của chuẩn độ một thuốc giảm đau nhằm
A. Liều nhỏ nhất nhưng đạt hiệu quả giảm đau và ít tác dụng phụ nhất
B. Chuẩn độ cho đến khi bệnh nhân hết đau
C. Chuẩn độ giảm liều dần tránh ngộ độc thuốc
D. Đảm bảo thuốc đủ đáp ứng mong muốn chủ quan của bệnh nhân
448. Thứ tự lựa chọn thuốc giảm đau theo bậc thang của WHO a. Morphine, hydromorphone,
acetaminophen and lorazepam b. NSAIDs and corticosteroids c. Codeine, oxycodone and
diphenhydramine
A. b a c
B. a b c
C. b c a
D. c a b
449. Morphin là thuốc tác động lên vị trí nào của sinh lý đau cấp tính
A. Nhận cảm đau
B. Dẫn truyền đau
C. Nhận thức đau
D. Điều biến đau
450. Phương pháp giảm đau do bệnh nhân tự điều khiển (PCA)
A. Sử dụng nhiều thuốc giảm đau hơn phương pháp do bác sỹ điều khiển
B. Sử dụng ít thuốc giảm đau hơn phương pháp do bác sỹ điều khiển
C. Chỉ hữu ích với bệnh nhân là người lớn
D. Bệnh nhân hài lòng hơn và không ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc giảm đau
451. Bệnh nhân nữ 20 tuổi bị đau nhiều (VAS 4) sau mổ cấp cứu cắt ruột thừa nội soi bệnh
nhân đã được sử dụng acetaminophen 1g và ketorolac 30mg đường tĩnh mạch trong mổ. Biện
pháp chống đau thích hợp nhất tiếp theo là
A. Giảm đau ngoài màng cứng
B. Tê tủy sống morphin
C. Chuẩn độ morphin và sử dụng PCA sau khi VAS ≤4
D. Truyền liên tục morphin 1mg/h
452. Bệnh nhân 65 tuổi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vào viện ngã tại nhà chẩn đoán
gẫy 4 xương sường khôngtràn máu, tràn khí màng phổi. khí máu tốt không có mảng sườn
di động. biện pháp giảm đau thích hợp nhất là
A. Gây mê đặt nội khí quản cho morphin tĩnh mạch liều cao
B. Tiêm bắp fendel 20mg và thở oxy
C. Gây tê ngoài màng cứng đường ngực và tiêm 10mg bupivacain 0,1%
D. Gây tê thần kinh liên sườn tiêm 4ml bupivacain 0,5% vào mỗi xương sườn bị gãy
453. Bệnh nhi 5 tuổi bị bỏng rộng cần thay băng biện pháp giảm đau nào phù hợp
A. Đưa vào phòng mổ gây mê toàn thân giảm đau fentanyl
B. Chỉ cần tiêm an thần midazolam và thở oxy
C. Tiêm morphin tĩnh mạch và thở oxy
D. Tiêm tĩnh mạch ketamin phối hợp giảm đau acetaminnophen
đáp án D
HỆ THỐNG MÊ HÔ HẤP (BS.HOA)
454. Hệ thống mê hô hấp nào thích hợp nhất khi gây mê tự thở cho trẻ sơ sinh
A. Hệ thống Jackson Rees sửa đổi có ống chữ T
B. Mapleson A hoặc hệ thống Magill
C. Mapleson C
D. Hệ thống Bain
455. Hệ thống mê hô hấp nào thích hợp nhất khi gây mê tự thở cho nguời lớn
A. Mapleson A
B. Mapleson E và F
C. Mapleson D
D. Mapleson B
456. Hệ thống mê tốt nhất khi gây mê thông khí kiểm soát với bệnh nhân người lớn.
A. Mapleson A
B. Mapleson E và F
C. Mapleson D hoặc hệ thống Bain sửa đổi
D. Mapleson B
457. So sánh hiệu quả của các hệ trống Mapleson trong việc chống lại hiện tượng hít lại khí
CO2 khi gây mê tự thở
A. A>DEF>BC
B. DEF>A>BC
C. BC>DEF>A
D. DEF>BC>A
Đáp án A ( quy tắc a dog can bite)
458. Các hệ thống sau thích hợp cho cả thông khí kiểm soát và thông khí hỗ trợ trừ
A. Mapleson A
B. Mapleson B và C
C. Mapleson D
D. Mapleson E
459. Phân loại hệ thống Mapleson
A. Có 4 loại A, B, C và D
B. Hệ thống Bain là Mapleson D cải tiến
C. Jackson Rees có ống chữ T là Mapleson D cải tiến
D. Hệ thống chữ T đòi hỏi lượng khí mới gấp 1,5 đến 2 lần
460. Thiết kế các van một chiều ngăn chặn sự hít lại khí thở ra là đúng trừ
A. Càng xa bệnh nhân càng tốt
B. Có cấu trúc nhẹ tránh kẹt van
C. Thiết kế phù hợp
D. Đặt ở cuối đường thở ra
461. Ưu điểm của hệ thống mê vòng kín trừ
A. Tiết kiệm thuốc mê bốc hơi
B. Làm ấm và làm ẩm được khí thở vào
C. Tránh ô nhiễm môi trường
D. Thay đổi nồng độ thuốc mê chậm vì lưu lượng khí mới thấp
đáp án D (nhược điểm)
462. Van điều chỉnh giới hạn áp lực (van giảm áp) trong hệ thống vòng kín
A. Có ở tất cả các hệ thống mê hô hấp
B. Được kích hoạt ở áp lực rất cao tại vị trí mở van
C. Chính là hệ thống xả khí
D. Có thể kết nối với hệ thống xả khí
463. Trong hệ thống mê vòng kín, ý nào đúng
A. Lưu lượng khí mới cao (>2l/phút) trong 15 phút đầu có tác dụng làm sạch CO2 còn lại
trong hệ thống mê hô hấp)
B. Vôi soda có tính acid cao
C. Trong quá trình sử dụng với khí mê vôi soda có thể tạo ra một số chất gây hại như hợp
chất A
D. Lưu lượng khí mới càng thấp thì vôi soda càng chậm giáng hóa, chậm phải thay
464. Khoảng chết sinh lý
A. Mask mặt trong hệ thống Mapleson A không ảnh hưởng đến khoảng chết
B. Mất kết nối với ống dẫn khí mới trong hệ thống Bain gây ra tăng khoảng chết và hít lại
khí thở ra
C. Van một chiều trong hệ thống vòng ở vị trí mở hoàn toàn không đóng lại được không ảnh
hưởng lên khoảng chất và sự hít lại
D. Không tính được khoảng chết sinh lý trong hệ thống mê
465. Hệ thống Bain
A. Chính là hệ thống Mapleson A cải tiến
B. Thông khí tự thở cần lưu lượng khí mới là 70ml/kg
C. Có thể sử dụng với hệ thống ống chữ T không cần van giảm áp
D. Có thể sử dụng cả thông khí tự nhiên và thông khí kiểm soát
466. Thành phần hóa học quan trọng nhất của vôi soda dùng để hấp thu CO2 là:
A. NaOH
B. Ca (OH)2
C. KOH
D. Ba (OH)2
467. Thuốc nào tạo ra CO nhiều nhất khi tiếp xúc với CO2 trong khí thở ra
A. N2O
B. Halothane
C. Sevoflurane
D. Desflurane
468. Nguyên nhân tăng EtCO2 trừ
A. Thở lại
B. Sốt cao ác tính
C. Nhiễm trùng
D. Shock
469. Nhược điểm của hệ thống mê vòng kín, trừ
A. Có thể thay đổi chậm nồng độ khí mê vì lưu lượng khí mới cao
B. Có thể cung cấp nồng độ oxy không đủ
C. Quá liều tác dụng của thuốc mê bốc hơi
D. Tất cả các ý trên
470. Sự hình thành hợp chất A tăng lên nếu
A. Lưu lượng khí mới cao
B. Chất hấp thu khô
C. Nhiệt độ hấp thu thấp
D. Nồng độ isoflurane cao
471. Thể tích bóng dự trữ trong hệ thống mê vòng kìn là
A. 40 lít
B. 50 lít
C. 60 lít
D. 70 lít
472. Khi kiểm tra trước gây mê áp lực các đường ống khí phải đảm bảo:
A. > 40 psi
B. > 50 psi
C. > 60 psi
D. > 70 psi
473. Định nghĩa lưu lượng khí mới thấp
A. FGF > 4 lít/phút
B. FGF 2 – 4 lít/phút
C. FGF < 2 lít /phút
D. FGF < 250 ml /phút
câu hỏi đúng sai có thân chung: hệ thống mê hô hấp Mapleson
474. Mapleson “D” hay còn gọi là hệ thống Magill Sai
475. Có sự hít lại khí thở ra ở một mức độ nào đó ở tất cả hệ thống Mapleson Đúng
476. Hệ thống Mapleson A cần lưu lượng khí mới như nhau ở cả thông khí tự nhiên và thông
khí có kiểm soát Sai
477. Hệ thống E và F được dùng cho gây mê trẻ em Đúng
478. Bệnh nhân nữ 26 tuổi được chỉ định chọc hút và dẫn lưu ổ áp xe gan dưới gây mê tĩnh
mạch tự thở, hệ thống mê hô hấp nào thích hợp nhất
A. Mapleson A
B. Mapleson B
C. Mapleson C
D. Mapleson D
479. Theo dõi EtCO2 qua capnography, ý nào sau đây là đúng
A. EtCO2 > PaCO2 2-5 mmHg do hơi nước trong khí thở ra
B. EtCO2 > PaCO2 1-3 mmHg do hơi nước trong khí thở ra
C. EtCO2 < PaCO2 1-2 mmHg do một số vị trí hở trong hệ thống mê
D. EtCO2 < PaCO2 3-5 mmHg do khoảng chết sinh lý
480. Trẻ sơ sinh được gây mê thở máy bằng hệ thống vòng kín có hệ thống hấp thụ CO2, sức
cản đường thở chủ yếu nằm ở vị trí nào của hệ thống ?
A. Van giảm áp
B. Van một chiều hít vào và van một chiều thở ra
C. Dây máy mê
D. Ống nội khí quản
481. Khi đang ở bước 2 của thao tác kiềm tra trước gây mê: kiểm tra rò rỉ hệ thống áp lực
thấp, nếu quả bóng hút tại vị trí đường thoát khí chung của máy gây mê không giữ được tình
trạng nén chặt sau 10 giây. Nguyên nhân rò rỉ là:
A. Hở tại vị trí bình đựng vôi soda
B. Bình bốc hơi lắp lỏng
C. Hở tại đường ống dẫn oxy
D. Hở tại vị trí bình khí phụ gắn với máy mê
482. Khi sử dụng hệ thống mê vòng kín có hệ thống hấp thu CO2 cho bệnh nhân người lớn
70kg, sự hít lại khí thở ra về mặt thực hành sẽ không đáng kể nếu
A. Lưu lượng khí mới >9l/phút
B. Sử dụng phương pháp thông khí IPPV
C. Thể tích thông khí phút > 9 lít
D. Khí mới đi vào hệ thống tại vị trí hấp thu CO2 của van thở vào
483. Khi bấm nút O2 khẩn cấp trong khi bình mê bóc hơi vẫn mở ta sẽ nhận được một lưu
lượng khí
A. 20-30L/phút khí O2
B. 30-70L/phút khí O2
C. Khí mê + 30L/phút O2
D. Khí mê + 40l/phút O2
GÂY TÊ TỦY SỐNG (BS.TUÂN)
Các đặc điểm giải phẫu của tuỷ sống:
484. Đoạn cột sống thắt lưng của cột sống cong ra sau:
A. Đ B. S
485. Cột sống có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 5
đốt sống cụt:
A. Đ B. S
486. Khoảng cách giữa các khe liên đốt sống là giống nhau:
A. Đ B. S
487. Dây chằng liên gai thường bị hẹp và xơ hoá ở người già
A. Đ B. S
Dịch não tuỷ:
488. Được sản xuất từ đám rối màng mạch của não thất III
A. Đ B. S
489. Dịch não tuỷ qua lỗ Magiendie ra bề mặt não và theo lỗ Luchka xuống tuỷ sống.
A. Đ B. S
490. Nếu tính theo kilogam thể trọng, dịch não tuỷ ở trẻ em nhiều hơn người lớn:
A. Đ B. S
491. Nồng độ Kali trong dịch não tuỷ tương tự trong máu tức là từ 3,5-4,5 mEq/L:
A. Đ B. S
492. Về mức chi phối của tuỷ sống, trong các ý sau đây, ý nào là đúng nhất:
A. Vùng vai do các nhánh của C
3
chi phối
B. Hõm ức bụng do D
8
chi phối
C. Nếp bẹn do D
11
chi phối
D. Cơ hoành do các nhánh C
4
chi phối
493. Thứ tự ức chế của thuốc tê trong gây tê tuỷ sống
A. Cảm giác nhiệt độ, thần kinh giao cảm, cảm giác sờ, vận động
B. Thần kinh giao cảm, cảm giác nhiệt độ, cảm giác sờ, vận động
C. Thần kinh giao cảm, cảm giác sờ, cảm giác nhiệt độ, vận động
D. Thần kinh giao cảm, cảm giác nhiệt độ, vận động, cảm giác sờ
494. Các phương pháp phẫu thuật sau đây đều có chỉ định của gây tê tuỷ sống trừ:
A. Mổ lấy thai
B. Cắt ruột thừa nội soi
C. Kết hợp 2 xương cẳng chân
495. Chống chỉ định tương đối của phương pháp gây tê tuỷ sống là:
A. Bệnh nhân từ chối
B. Tăng áp lực nội sọ
C. Đang dùng thuốc chống đông
D. Bệnh lý mạch vành
496. Chống chỉ định tuyệt đối của phương pháp gây tê tuỷ sống là (1 hoặc nhiều đáp án)
A. Thiếu khối lượng tuần hoàn
B. BN bị ung thư có di căn vào cột sống
C. Nhiễm khuẩn vùng gây tê
D. Suy tim độ 4
497. Các đặc điểm nào sau đây là đúng của thuốc tê khi gây tê tuỷ sống:
A. Tỷ trọng thuốc tê là tỷ suất của thuốc tê đó so với dịch não tuỷ
B. Thuốc tê đồng tỷ trọng là thuốc tê có khối lượng riêng nặng như nước
C. Tất cả các thuốc tê đều là loại có tỷ trọng phân tử cao
D. Trong điều kiện sinh lý bình thường, thuốc tê có tỷ trọng > 1,009 được coi là thuốc tê có
tỷ trọng phân tử cao
498. Các yếu tố sau đây đều ảnh hưởng lên thời gian khởi phát tác dụng của thuốc tê trừ:
A. Vị trí chọc kim gây tê
B. pK
a
của thuốc tê
C. Bản chất kiềm hay bazơ của thuốc tê
D. Liều thuốc
499. Các yếu tố sau đây đều ảnh hưởng đến thời gian kéo dài tác dụng của thuốc tê trừ:
A. Loại thuốc tê
B. Khả năng hoà tan trong nước
C. Khả năng gắn với protein
D. Thuốc co mạch dùng kèm theo
500. Thuốc tê đồng tỷ trọng là loại thuốc tê có tỷ trọng nhỏ hơn... và lớn hơn... ở điều kiện
nhiệt độ....
A. 1,009; 0, 9999; 37
0
C
B. 1; 0,9998; 37,5
0
C
C. 1,009; 0,9998; 37
0
C
D. 1,008; 0,9995; 37,5
0
C
Case study 1: bệnh nhân nữ, 32 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, phân loại ASA I, có chỉ định mổ lấy sỏi
thận đường sườn lưng bên trái
501. Các bước chuẩn bị trước mổ nào sau đây là chuẩn xác (chọn 1 hoặc nhiều đáp án)
A. Động viên, giải thích cho bệnh nhân về kỹ thuật gây tê tuỷ sống
B. Truyền dịch trước mổ theo công thức 4:2:1
C. Giải thích các phương án vô cảm để bệnh nhân lựa chọn
D. Dùng thuốc lợi tiểu
501.1. Các phương pháp vô cảm sau đây có thể áp dụng cho bệnh nhân (chọn 1 hoặc nhiều đáp
án)
A. Gây mê nội khí quản
B. Gây tê đám rối thắt lưng
C. Gây tê ngoài màng cứng
D. Gây mê Mask thanh quản
501.2. Sau khi được giải thích về phương pháp vô cảm, bệnh nhân được truyền dịch trước mổ
với liều 10 ml/kg cân nặng, gây tê bằng phương pháp 2 trong 1 (tuỷ sống kết hợp với ngoài
màng cứng), ý nào sau đây là đúng nhất:
A. Chỉ gây tê cho bệnh nhân ở tư thế nằm
B. Nên giảm liều thuốc tê khi dùng liều bolus đường ngoài màng cứng
C. Chống chỉ định dùng thuốc co mạch khi gây tê ngoài màng cứng
D. Không nên dùng chung một loại thuốc tê vì nguy cơ ngộ độc
501.3. Các loại dich nào sau đây là thích hợp để truyền trước mổ cho bệnh nhân (chọn 1 hoặc
nhiều đáp án)
A. Huyết thanh mặn đẳng trương
B. Glucose 5%
C. Ringer Lactat
D. Albumin 5%
502. Case study 2: Bệnh nhân nam 85 tuổi, thể trạng béo, có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm,
đã điều trị COPD nhiều đợt. Vào viện vì lí do gẫy cổ xương đùi, có chỉ định mổ thay khớp
háng. Khám gây mê trước mổ:
Bệnh nhân chỉ khó thở khi gắng sức
Siêu âm tim EF 60 %, phì đại thất phải
Điện tâm đồ: nhịp xoang, đều 70 lần/phút, trục phải
Malampati IV
Phân loại ASA III
Những nhận định nào sau đây là đúng nhất về bệnh nhân
502.1. Đo chức năng hô hấp (Spirometry) trước mổ là cần thiết
A. Đ B. S
502.2. Gây mê toàn thân là lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân vì có thể kiểm soát được hô hấp và
huyết động
A. Đ B. S
502.3. Các lựa chọn nào sau đây nên được áp dụng để vô cảm cho bệnh nhân
A. Tê tuỷ sống kết hợp với gây mê nội khí quản
B. Tê tuỷ sống kết hợp với ngoài màng cứng
C. Tê thần kinh đùi kết hợp với tê tuỷ sống
D. Tê ngoài màng cứng kết hợp với gây mê mask thanh quản
503. Case Study 3. Bệnh nhân nữ, 20 tuổi, vào viện 1 giờ sau tai nạn giao thông vì lý do gẫy
hở xương đùi, bệnh nhân có chỉ định mổ cấp cứu kết hợp xương đùi cấp cứu. Khám gây mê
trước mổ
Tiền sử khoẻ mạnh
Tỉnh táo, Glasgow 15 điểm, bệnh nhân kêu khát nước
Hematocrit 40 %
Mallampati I
Tại chỗ: đùi trái sưng to, thấm nhiều máu ra băng và nẹp cố định
Nhận định nào sau đây là đúng
503.1. Bệnh nhân không cần bù khối lượng tuần hoàn trước mổ do không thiếu máu
A. Đ B. S
503.2. Bệnh nhân được gây tê tuỷ sống để mổ, sau khi gây tê 10 phút, bệnh nhân xuất hiện huyết
áp thấp 60/40 mmHg, mạch 150 lần/phút. Bệnh nhân kêu mệt nhiều. Các bước xử lý nào sau đây
là hợp lý
A. Nằm đầu thấp 30
0
B. Adrenaline 0,1 mg tiêm dưới da
C. Truyền nhanh 500 ml dịch cao phân tử + CaCl
2
1 g
D. Ephedrin 6 mg tiêm tĩnh mạch
503.3. Sau khi được hồi sức, huyết áp bệnh nhân lên 100/60 mmHg, mạch giảm xuống 120
lần/phút. Bệnh nhân đỡ mệt nhưng xuất hiện nôn, buồn nôn. Các bước xử lý nào sau đây là hợp
lý:
A. Xét nghiệm lại công thức máu
B. Truyền thêm dịch
C. Dùng thuốc vận mạch nâng huyết áp lên
D. Dùng thuốc chống nôn
Những điểm nào sau đây là đúng về tác dụng phụ của gây tê tuỷ sống:
503.4. Đau đầu do gây tê tuỷ sống thường xuất hiện 5-7 ngày sau khi gây tê
A. Đ B. S
503.5. Hay gặp ở người trẻ tuổi hơn
A. Đ B. S
504. Blood-Patch là biện pháp điều trị đầu tay của đau đầu do gây tê tuỷ sống
A. Đ B. S
GÂY MÊ CHO TRẺ EM (BS.TUÂN)
Những đặc điểm nào sau đây là đúng về sinh lý hô hấp ở trẻ em
505. Lỗ mũi của trẻ em thường to hơn đường kính của sụn nhẫn
A. Đ B. S
506. Tỷ lệ thể tích lưỡi/khoang miệng ở trẻ em lớn hơn ở người lớn
A. Đ B. S
507. Trẻ em thở bụng nhiều hơn thở ngực
A. Đ B. S
508. Phế quản bên phải thường ngắn và dốc hơn nên khi đặt NKQ sâu thường dễ vào bên phải
hơn
A. Đ B. S
509. Công thức tính số ống NKQ của trẻ em trên 2 tuổi là :
Số ống NKQ = 4 + Tuổi (năm)/2
A. Đ B. S
510. Đặc điểm nào sau đây là đúng nhất về sinh lý hô hấp ở trẻ em
A. 2 phế quản gốc phân chia cao hơn ở người lớn, ngang mức đốt sống C
2
B. Phế quản của trẻ em dưới 1 tuổikhông có cơ nên ít chịu tác động của giãn cơ
C. Xung quanh phế quản gốc của trẻ em có nhiều hạch, dễ bị khó thở do đè đẩy khi viêm
D. 2 đáy phổi dễ bị viêm nhiễm do thông khí kém hơn 2 đỉnh phổi
511. Đặc điểm nào sau đây là đúng nhất về đặc điểm tuần hoàn ở trẻ em
A. Trẻ em luôn còn lỗ Botan
B. Lưu lượng tim của trẻ sơ sinh ít phụ thuộc vào nhịp tim
C. Khi có yếu tố kích thích (thuốc mê, thiếu oxy) nhịp chậm dễ xuất hiện ơn ở người lớn
D. Sự đàn hồi của tâm thất trái tốt hơn ở người lớn
512. . Đặc điểm nào sau đây là đúng nhất về đặc điểm tuần hoàn ở trẻ em
A. Nhịp tim trên 120 là nhanh ở trẻ em 2 tuổi
B. Hệ thống tuần hoàn ít đáp ứng với thuốc vận mạch
C. Nhịp tim 200 lần/phút là triệu chứng cần cấp cứu ở trẻ em 4 tuổi
D. Nhu cầu sử dụng oxy thấp hơn ở người lớn
513. Các tình huống sau đây thường gặp trong gây mê trẻ em trừ
A. Ưu thán do thông khí khoảng chết
B. Thở rít
C. Thở khò khè
D. Co thắt thanh quản
514. Nguyên nhân sau gây tiếng thở khò khè của bệnh nhi
A. Co thắt thanh quản
B. Mê chưa đủ sâu
C. Hở cuff NKQ
D. Tăng tiết đờm dãi
515. Co thắt thanh quản ở trẻ em
A. Luôn bắt đầu bằng tiếng thở rít
B. Mức độ co thắt tỷ lệ thuận với tiếng rít
C. Gây mê bằng Thiopental và Ketamine giảm nguy cơ co thắt phế quản
D. Thường xảy ra lúc khởi mê
516. Co thắt khí phế quản ở trẻ em
A. Nguyên nhân do mê nông
B. Thường không liên quan đến viêm phổi
C. Khám gây mê trước mổ có thể hạn chế được nguy cơ
D. Adrenaline là thuốc đầu tay khi xử trí trẻ bị co thắt khí phế quản
517. Các bước chuẩn bị sau đây là cần thiết để có một cuộc gây mê an toàn ở trẻ em trừ:
A. Khám gây mê, đánh giá tình trạng trước mổ
B. Siêu âm tim loại trừ các dị tật tim mạch kèm theo
C. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, máy móc đầy đủ
D. Luôn theo dõi sát các thông số: mạch, huyết áp, SPO
2
, ETCO
2
518. Gây mê đường hô hấp ở trẻ em, ý nào sau đây là đúng nhất
A. Áp dụng nhiều nhất cho trẻ em dưới 10 tuổi
B. Để nên rút ngắn thời gian khởi mê, nên dùng nồng độ khí mê cao ngay từ đầu
C. Tăng nồng độ thuốc mê khi trẻ ho hoặc thở rướn
D. Nên tiền mê bằng cách cho trẻ uống thuốc an thần trước khi lên phòng mổ
519. Gây mê cho trẻ em bằng đường tĩnh mạch các ý sau đây đều đúng, trừ:
A. Thường áp dụng cho trẻ em không hợp tác
B. Không nhất thiết phải dùng thuốc tiền mê trước khi khởi mê
C. Có thể dùng Propofol để khởi mê và duy trì mê
D. Chú ý ủ ấm cho trẻ khi gây mê
520. Gây tê tuỷ sống ở trẻ em, ý nào là đúng nhất:
A. Có thể áp dụng cho mọi phẫu thuật ở vùng bụng, chi dưới
B. Liều thuốc tê dùng như ở người lớn
C. Mốc chọc kim giống ở người lớn
D. Thường dùng kim tuỷ sống G25
521. Gây tê khoang cùng (Caudal), các ý sau đây đều đúng, trừ:
A. Có thể dùng cho các phẫu thuật chi dưới, tầng sinh môn, tiết niệu
B. Thường phối hợp với gây mê toàn thân
C. Có thể áp dụng để giảm đau sau mổ
D. Thuốc dùng như gây tê NMC và đám rối
522. Vấn đề về truyền dịch trong mổ ở trẻ em, ý nào sau đây là đúng nhất
A. Luôn bù đủ lượng dịch mất trong mổ
B. Dịch mất trước mổ do nhịn ăn là không đáng kể ở trẻ em
C. Bù dịch thiếu hút theo công thức 4:2:1
D. Nên dùng hỗn hợp dịch Ringerfundin và Glucose 5%
523. Công thức tính bù dịch trong mổ ở trẻ em, các ý sau đây đều đúng, trừ:
A. Theo công thức bù dịch duy trì, nên bù 4 ml cho 10 kg cân nặng đầu tiên
B. Theo công thức bù dịch duy trì, nên bù 1 ml cho kg thứ 20 trở lên
C. Lượng dịch thiếu hụt = lượng dịch duy trì × số giờ nhịn ăn trước mổ
D. Nên bù ½ lượng dịch thiếu hụt + dịch duy trì trong 1 giờ đầu tiên
524. Vấn đề truyền máu trong mổ ở trẻ em, các ý sau đây đều đúng, trừ:
A. Không cần truyền máu nếu mất 5% lượng máu của cơ thể
B. Trung bình cần truyền 2,5 ml/kg cân nặng
C. Có thể ước tính được lượng máu có thể mất dựa vào các giá trị hematocrit
D. Trung bình ở trẻ em có 80 ml/kg cân nặng
525. Các phương pháp sau đây đều có thể áp dụng để cấp cứu khi ngừng tim sau khi gây mê ở
trẻ em, trừ:
A. Truyền TM dung dịch NaCl 0.9 %
B. Tiêm TM Atropin
C. Tiêm TM Adrenalin
D. Truyền TM NaHCO
3
8,4%
526. Chỉ định gây tê tuỷ sống ở trẻ em, các ý sau đây đều đúng, trừ:
A. Phẫu thuật tầng sinh môn
B. Trẻ em trên 10 kg
C. Trẻ có bệnh lý hô hấp mạn tính (hen phế quản, co thắt phế quản...)
D. Trẻ có nguy cơ sốt cao ác tính.
527. Giảm đau sau mổ cho trẻ em, các ý sau đây đều đúng, trừ:
A. Gây tê vùng (Catheter NMC, đám rối) là kỹ thuật tối ưu nhất nếu trẻ em hợp tác
B. Giảm đau đường TM do bệnh nhân tự điều khiển (PCA morphin) có thể áp dụng cho mọi
trường hợp vì dễ áp dụng
C. Các thuốc NSAID có thể dùng phối hợp với morphine trong các trường hợp đau nặng nếu
không có chống chỉ định
D. Tiêm tuỷ sống khoang cùng hoặc đám rối với morphin không chất bảo quản liều duy nhất có
thể áp dụng trong 24 giờ đầu ở với các phẫu thuật tầng sinh môn.
Tình huống lâm sàng:
Bệnh nhi 1 ngày tuổi,có chỉ định mổ cấp cứu với chẩn đoán tắc ruột sơ sinh, trẻ nặng 2,5 kg, đủ
tháng, được đưa thẳng đến phòng mổ cấp cứu ngay sau khi sinh do đã được chẩn đoán trước
sinh. Khám lâm sàng trước mổ:
Trẻ tỉnh khóc to, môi hồng SPO
2
96%
Nhịp thở 24 lần/phút
Bụng chướng nhiều
Các xét nghiệm cận lâm sàng trước mổ cho thấy trẻ bị teo ruột bẩm sinh, không có dị tật
gì khác kèm theo.
Chọn ý đúng trong các bước chuẩn bị trước khi gây mê sau đây:
528. Thở oxy trước khi gây mê với FiO
2
100%
A. Đ B. S
529. Đặt sonde dạ dày hút dịch tiêu hoá trước khi gây mê
A. Đ B. S
530. Đặt sonde hậu môn làm xẹp ruột, giảm chướng bụng
A. Đ B. S
531. Các thuốc sau đây có thể dùng khởi mê cho BN trừ:
A. Atropin
B. Ketamine
C. Midazolam
D. Servorane
532. Cuộc mổ diễn ra thuận lợi trong 1 giờ, lượng máu mất khoảng 2 ml, ý nào sau đây là
đúng nhất khi bù dịch cho BN trong mổ:
A. Albumin 20 %
B. Khối hồng cầu cùng nhóm + Albumine 10%
C. NaCl 0.9%
D. Ringerfundin + Glucose 5%
533. Trong mổ BN được làm xét nghiệm khí máu. Kết quả như sau: pH = 7,29, P
CO2
= 50
mmHg, K= 6,0 mEq/l. Các bước xử lý nào sau đây là hợp lý nhất:
A. Lasix 2 mg tiêm tĩnh mạch
B. 2 ml NaHCO
3
8.4 % truyền TM
C. Thêm 5 đơn vị insuline vào dịch truyền
D. Tăng thông khí
534. Sau mổ BN được chuyển về phòng hồi tỉnh, được rút ống NKQ sau khi đủ các tiêu chuẩn
về lâm sàng và cận lâm sàng. Phương pháp nào sau đây là tối ưu nhất để giảm đau sau mổ
cho BN
A. Morphin tuỷ sống
B. Paraccetamol + Nefopam truyền TM liên tục
C. Ngoài màng cứng
D. Tê Caudal
BÀI RỐI LOẠN TOAN KIỀM (BS.HIỀN)
Phần 1 câu hỏi phần đúng sai
535. Nhiễm toan làm cơ tim và cơ trơn mạch tăng đáp ứng catecholamin nội sinh và ngoại
sinh
A. Đúng B. Sai
[<br>]
536. Toan hô hấp, ức chế thần kinh sẽ gây tăng nguy cơ tăng áp lực nội sọ
A. Đúng B. Sai
[<br>]
537. Truyền nhiều dung dịch glucose, bicarbonat, thả garo sẽ gây tăng sản xuất CO
2,
gây toan
hô hấp
A.Đúng B. Sai
[<br>]
538. Dung dịch nabicarbonat có thể sử dụng an toàn, nhanh chóng với số lượng nhiều trong
điều trị toan chuyển hóa
A. Đúng B . Sai
[<br>]
539. Nhiễm kiềm gây nên ức chế hô hấp, giảm thông khí
A.Đúng B. Sai
[<br>]
540. Nhiễm kiềm là tăng tác dụng ức chế hô hấp của các thuốc giảm đau họ opioids
A.Đúng B. Sai
[<br>]
541. Các hệ đêm sinh lí tquan trọng nhất trong khoang dịch ngoài tế bào
A.Hệ đệm bicarbonat (H
2
CO/HCO
3
-
)
B. Hệ đệm hemoglobin (HHb/Hb
-
)
C. Hệ đệm phosphat (HP
2
O
4
-
/HPO
4
-2
)
D. Hệ đệm protein khác trong tế bào
[<br>]
542. Công thức tính anion gap
A.[2Na+] - [Cl- - HCO3-]
B. [Na+ Cl-] - HCO3-]
C. [Na+] - [Cl- - HCO3-]
D. [Na+] - [Cl- + HCO3-]
[<br>]
543. Bù trừ của thận khi toan hóa máu
A.Tăng tái hấp thu HCO
3
-
đã lọc qua nước tiểu
B.Tăng các acid có thể điều chỉnh mà chủ yếu là HP
2
O
4
-
C. Tăng sản xuất ammoium
D.Tất cả các cơ chế trên
[<br>]
544. Tác dụng sinh lí của nhiễm toan cơ tim và cơ trơn mạch máu.
A. Giảm co bóp cơ tim và giảm sức cản mạch máu ngoại vi gây tụt huyết áp
B.Gây tăng co bóp cơ tim thông qua tác dụng lên kênh vận chuyển ion ở màng tế bào cơ tim
C. Ức chế thần kinh giao cảm dẫn đến giãn mạch ngoại vi
D. Tất cả các tác dụng trên
[<br>]
545. Toan hô hấp nguyên phát là do
A. Giảm thông khí phế nang
B. Do tăng thông khí phế nang
C.Do tiêu thụ HCO
3
-
do acid không bay hơi
D. Mất bicarbonat qua thận hoặc đương tiêu hóa
[<br>]
546. Nguyên tắc điều trị toan hô hấp nguyên phát
A. Tăng thông khí phế nang
B. Dùng bicarbonat để trung hòa
C.Giảm thông khí phế nang
D. Giảm sản xuất CO
2
[<br>]
547. Công thức tính khoảng trống anion (AG)
A.[Na
+
]- ( [ Cl
-
]+ [ HCO
-
3
] )
B.[2Na
+
]- ( [ Cl
-
]+ [ HCO
-
3
] )
C.([Na
+
]+ [ Cl
-
])+ [ HCO
-
3
] )
D.[Na
+
] + [ Cl
-
]+ [ HCO
-
3
]
[<br>]
548. Khoảng trống anion (AG) có giá trị giúp phân biệt nguyên nhân gây toan chuyển hóa
A.Toan chuyển hóa AG cao: tăng acid không bay hơi (toan máu thể ceton, toan máu lactic)
B.Toan chuyển hóa AG bình thường: tăng clo máu ( mất HCO
-
3
qua thận, dò tiêu hóa, ..)
C.Một số trường hợp khó xác định nguyên nhân gây toan hóa máu
D. Tất cả các ý trên đều đúng
[<br>]
549. Điều trị toan chuyển hóa
A. Xử trí bệnh lý gây nên rối loạn toan chuyển hóa
B. Nhanh chóng dùng dung dịch bicarbonat để đưa pH về giá trị bình thường
C.Tăng thông khí phế nang đưa PaCO
2
giá trị nhược thán (< 25 mmHg)
D. Tất cả các biện pháp trên
[<br>]
550. Câu nào sau đây không đúng trong điều trị toan chuyển hóa
A. Kiểm soát hô hấp, giữ PaCO
2
quanh mức 30mmHg
B. Điều trị nguyên nhân nền gây rối loạn toan chuyên hóa
C. Dùng dung dịch kiềm khi tình trạng toan chuyển hóa nặng có nguy cơ (pH ≤7,1)
D. Dùng dung dịch kiềm là an toàn, nhanh chóng để điểu chỉnh rối loạn toan chuyển hóa
[<br>]
551. Các tác dụng sinh lý của nhiễm kiềm
A. Gây giảm thông khí
B. Tăng K
+
máu
C.Dễ vận chuyển O
2
đến tổ chức do giảm ái tính Hb với O
2
D. Tất cả các tác dụng trên
[<br>]
552. Nguyên nhân gây tình trạng kiềm hô hấp
A. Tăng thông khí : kích thích trung tâm hô hấp: lo lắng, kích thích, thở máy
B.Giảm thông khí: kích thích trung tâm hô hấp, tắc nghẽn đường thở, bệnh lý hô hấp...
C. Tăng sản suất CO
2
mà không tăng đủ thông khí
D.Tất cả các nguyên nhân trên
[<br>]
553. Các nguyên nhân thường gặp của kiềm chuyển hóa
A.Mất qua dịch dạ dày : hút sonde dạ dày, rò dịch tiêu hóa
B.Nhiễm kiềm do giảm thể tích : dùng thuốc lợi niệu,
C. Nhiễm kiềm sau tăng nồng độ CO
2
máu
D. Tất cả các nguyên nhân trên
[<br>]
554. Nguyên tắc điều trị nhiễm kiềm chuyển hóa
A. Giảm thông khí phế nang
B.Tìm nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm kiềm bằng đo Clo niệu
C.Nhanh chóng dùng dung dịch Natriclo để điều chỉnh
D. Tất cả các biện pháp trên
[<br>]
555. Chỉ dùng dung dịch Natriclo trong điều chỉnh nhiễm kiềm khi
A.Khi có nguyên nhân kiềm chuyển hóa đáp ứng Clo, có rối loạn tim mạch, triệu chứng thần
kinh
B. Khi kiềm hô hấp gây triệu chứng: thở nhanh, hạ thân nhiệt
C. Kiềm hóa máu gây hạ K
+
D.Tất cả các trường hợp trên đều dùng dung dịch natriclo để điều chỉnh
[<br>]
556. Khi truyền máu số lượng lớn, citrate trong máu có thể gây biến loạn nào.
A.Kiềm chuyển hóa
B.Toan chuyển hóa
C.Kiềm hô hấp
D.Kiềm chuyển hóa.
[<br>]
557. Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày, cần hút sonde dạ dày liên tục, Hai ngày sau mổ thử
khí máu bệnh nhân cho kết quả: pH: 7,51, pCO
2
:55mmHg, HCO
3
-
: 40 mmol/l. Nguyên nhân
nghĩ đến cho rối loạn bệnh nhân:
A.Toan chuyển hóa
B.Kiềm chuyển hóa
C.Toan hô hấp
D. Kiềm hô hấp
[<br>]
558. Khi cần chẩn đoán rối loạn chuyển hóa toan kiềm hỗn hợp cần làm
A.Xét nghiệm khí máu, và điện giải
B.Xét nghiệm khí máu, độ thẩm thấu máu
C.Xét nghiệm khí máu, anion gap, bicarbonate gap, nồng độ clo nước tiểu.
D.Xét nghiệm chức năng gan, thận, và điện giải
[<br>]
Phần 3. Câu hỏi tình huống
559. (case study trả lời các câu hỏi từ câu 25- 26)
Bệnh nhân nam45 tuổi, suy thận mạn,nhập viện vì yếu,mệt. Xét nghiệm thấy
Na
+
= 135 mEq/L creatinin = 14mg/dL
K
+
= 5,4 mEq/L pH= 7,32 mEq/L
Cl
-
= 101 mEq/L PaCO
2
=24 mEq/L
HCO
-
3
= 12 mEq/L Cl
-
=22 mEq/L
Ure máu: 115mg/dL
<1> Rối loạn của bệnh nhân
A. toan hô hấp
B. Kiềm hô hấp
C. toan chuyển hóa.
D. KIềm chuyển hóa
[<br>]
<2>. Cần điều chỉnh cho bệnh nhân
A. tăng thông khí
B. dùng dung dịch đệm
C. Điều trị suy thận mạn
D. Dùng dung dịch natriclo
[<br>]
Case study bệnh nhân nam 31t nhập viện vì chán ăn, đau bụng nôn. Chẩn đoán là hẹp môn vị,
kèm loét dạ dày> đặt sonde dạ dày hút nhiều dịch. Kết quả xét nghiệm thấy
Na
+
= 141 mEq/L
K
+
= 3,0 mEq/L pH= 7,52 mEq/L
Cl
-
= 86 mEq/L PaCO
2
=52 mEq/L
HCO
-
3
= 42 mEq/L AG
=13 mEq/L
Rối loạn chuyển hóa của bệnh nhân
A. toan hô hấp
B. Kiềm hô hấp
C.. toan chuyển hóa.
D. KIềm chuyển hóa
Điều trị cho bệnh nhân
A. Dung dịch Glucose và dịch nuôi dưỡng
B. Dung dịch Natriclorua 0,9% + KCl, bù dinh dưỡng
C. Dung dịch Cao phân tử
D. dung dịch bicarbonate.
GÂY TÊ NMC VÀ KHOANG CÙNG ( BS.HIỀN)
Phần 1. Câu hỏi phần Đúng Sai
560. Thuốc giảm đau họ opioid được ưu tiên sử dụng trong gây tê ngoài màng cứng
A. Đúng B. Sai
[<br>]
561. Bệnh nhân có bệnh lí đường hô hấp là chống chỉ định của gây tê ngoài màng cứng
A. Đúng . Sai
[<br>]
Câu 3: gây tê ngoài màng cứng làm tăng nhu động và lưu thông ruột
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Câu 4: Thuốc giảm đau họ opioid kết hợp thuốc gây tê để giảm đau trong và sau mổ
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Câu 5: Tụt HA khi làm ngoài màng cứng là do ức chế giao cảm, giãn mạch ngoại vi
A. Đúng B. Sai
[<br>]
Câu 6: Đau lưng sau thủ thuật Ngoài màng cứng do tổn thương rễ thần kinh.
A. Đúng B. Sai
[<br>]
562. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 7: Ngoài màng cứng là khoang nàng giữa:
A. Giữa màng cứng và màng nhện
B. Giữa màng cứng và giây chằng
C. Giữa tủy sống và màng nuôi
D.Giữa màng nuôi và màng nhện
[<br>]
563. Khi gây tê ngoài màng cứng những điểm nào gợi ý kim tê đã ở trong khoang ngoài màng
cứng
A.Mất sức cản của bơm
B.Dấu hiệu áp lực âm
C. Không chảy máu hoặc dịch não tủy
D. Các dấu hiệu trên.
[<br>]
564. gây tê ngoài màng cứng được chỉ định trong những trường hợp nào trừ
A. Bệnh nhân thiếu dịch
B. Bệnh nhân có bệnh lí hô hấp
C. Giảm đau sau mổ
D. Giảm đau trong mổ đẻ
[<br>]
565. Thuốc gây tê ngoài màng cứng có tác dụng kéo dài thời gian tê
A. Licocain
B. Procain
C.Bupivacain
D. Cocain
[<br>]
566. Thuốc gây tê bupivacain thì câu nào dưới đây không đúng
A. Không bao giờ được sử dụng để tiêm vein
B. Độc tính cơ tim caao hơn lidocain
C. Nồng độ 0,25% có hiệu quả phong bế tốt vận động
D. Thời gian tác dụng kéo dài
[<br>]
567. Các kỹ thuật được áp dụng cho gây tê ngoài màng cứng
A. Dùng bơm tiêm huyết thanh
B. Bơm tiêm có chứa khí
C. Kỹ thuật giọt nước
D. Mọi kỹ thuật trên đều được áp dụng
[<br>]
568. Tai biến của gây tê ngoài màng cứng
A. Đau thắt lưng do tổn thương cơ và dây chằng
B. Gây tê tủy sống toàn bộ
C. Bơm thuốc vào mạch máu gây biến chứng toàn thân
D. Mọi biến chúng trên đều có thể gặp
[<br>]
569. Tiêm thuốc tê vào khi gây tê ngoài màng cứng khi
A. Có máu chảy ra tốt
B.Có dịch não tủy chảy ra đề, trong
C. Khi hút ra không có dịch, máu, à có áp lực âm
D. Hút thấy có áp lực âm, luồn catheter khó khăn.
[<br>]
570. Tác dụng của thuốc gây tê ngoài màng cứng
A. Mức độ lan rộng của giảm đau phụ thuộc vào số lượng thuốc tiêm vào
B. Mức độ mạnh của giảm đau phụ thuộc vào đậm độ thuốc sử dụng
C. Thời gian tác dụng của gây tê ngoài màng cứng phụ thuộc vào đặc tính của thuốc
D. Cả 3 yếu tố trên
[<br>]
571. Tai biến thường gặp của gây tê cùng cụt
A. Chọc sai chỗ trực tràng
B. Tiêm thuốc tĩnh mạch, tắc mạch do hơi
C. gây tê ngoài màng cứng roongjhown di nhiều thuốc tê
D. Tất cả tai biến trên
[<br>]
572. Chỉ định của gây tê vùng cùng cụt
A. Cho tất cả cuộc mổ từ D12 trở xuống
B. CUộc mổ vùng tiểu khung
C. Giảm đau cho chi dưới
D. Tất cả trường hợp trên
[<br>]
573. Chống chỉ định của tê cùng cut
A. Nhiễm trùng tại vị trị chọc
B. Tổn thương dây thần kinh
C. Thiếu khối lượng tuần hoàn
D. Tất cả các trường hợp trên
[<br>]
574. Chống chỉ định của gây tê ngoài màn cứng
A. Nhiễm trùng tại vị trị chọc
B. Tổn thương dây thần kinh
C. Thiếu khối lượng tuần hoàn
D. Tất cả các trường hợp trên
[<br>]
575. Thời gian tác dụng của thuốc tê khi gây tê ngoài màng cứng
A. Vị trí chọc gây tê ngoài màng cứng
B. Phụ thuộc vào đặc tính thuốc tê
C. Phụ thuộc vào kích thước của kim chọc
D. Phụ thuộc tư thế bệnh nhân khi gây tê ngoài màng cứng
[<br>]
576. Khi kết hợp thuốc tê với thuốc giảm đau họ opioids lợi điểm trong gây tê ngoài màng
cứng
A. Giảm nguy cơ gây suy hô hấp
B. Không gây bí tiểu
C. Không giảm vận động
D. Giảm liều của thuốc tê
[<br>]
577. Biến chứng thường gặp của gây tê ngoài màng cứng
A. Tụt huyết áp
B. Đau đầu
C. Bí tiểu
D. Viêm màng não
[<br>]
578. gây tê ngoài màng cứng có ưu điểm nào sau đây so với tê tủy sống là sai
A. Dễ kiểm soát mức độ giảm đau
B. Ít gây hạ huyết áp
C. Bệnh nhân vận động sớm
D. Tác dụng thuốc tê nhanh chóng
[<br>]
579. thời gian tác dụng của thuốc tê phụ thuộc vào yếu tố sau trừ
A. Số lượng thuốc tê
B. Tính chất của thuốc tê
C. Nồng độ của thuốc tê
D. Vị trí làm gây tê ngoài màng cứng
[<br>]
580. tai biến tụt Huyết áp của bệnh nhân khi gây tê ngoài màng cứng
A. Do bệnh nhân lo lắng
B. Do ức chế giao cảm, gây giãn mạch ngoại vi, thiếu dịch
C. Do thời gian làm thủ thuật kéo dài
D. Do ngộ độc thuốc tê
[<br>]
581. nồng độ của bupivacain được sử dụng đê giảm đau sau mổ
A. 0,25%
B.0,1-0,125 % có thể kết hợp với thuốc giảm đau họ opioids
C.1-1,5%
D.0,75-1%
[<br>]
582. dấu hiệu ngộ độc thuốc tê khi gây tê ngoài màng cứng
A. Bệnh nhân thấy tê môi, lưỡi, có vị mặn kim loại, ù tai,hoa mắt, kích thích
B. Tăng nhịp tim, tụt huyết áp
C. Có giật, lú lẫn’
D. Tất cả triệu chứng trên
[<br>]
583. điều trị ngộ độc thuốc tê
A.Ngưng tiêm thuốc tê khi phát hiện
B.Cấp cứa theo các bước A-B-C-D
C.Theo dõi sát bệnh nhân sau 12 h
D. Làm tất cả các biện pháp trên
[<br>]
584. Dung dịch cấp cứu kho ngộ độc thuốc tê
A. Nước muối sinh lí 0,9%
B. NaHCO3 :4,2%
C. Intralipid 20%
D. Dung dịch cao phân tử
[<br>]
585. giảm biến chứng của gây tê ngoài màng cứng
A. Xác định đúng vị trí catether ở ngoài màng cứng
B. Xác định đúng vùng phong bế
C. Lựa chọn thuốc tê phù hợp
D.Tát cả các yêu tố trên
GÂY MÊ, GÂY TÊ VÙNG TRONG MỔ LẤY THAI (BS.LAM)
586. Đề phòng hội chứng chèn ép chủ bằng cách:
A. Gây mê toàn thân
B. Truyền nhiều dịch keo
C. Cho bàn mổ nghiêng trái 15 độ hoặc kê gối dưới mông phải
D. Cho các thuốc co mạch hệ thống
(Đáp án: C)
587. Hiện tượng “bẫy ion” trong trường hợp thai bị toan hóa là:
A. Tăng tích lũy các thuốc có bản chất axit về phía thai nhi.
B. Tăng tích lũy các thuốc có bản chất kiềm về phía thai nhi
C. Tăng tích lũy các ion Na
+
về phía thai nhi.
D. Tăng tích lũy các ion K
+
về phía thai nhi.
(Đáp án: B)
588. Nhược điểm của gây tê tủy sống – ngoài màng cứng phối hợp là:
A. Liều thuốc gây tê phải cao hơn liều gây tê tủy sống đơn thuần.
B. Thời gian khởi tê chậm hơn.
C. Chậm đánh giá tác dụng của catheter ngoài màng cứng.
D. Khó xác định mức phong bế cao nhất.
(Đáp án: C)
589. Tiêu chuẩn vàng trong điều trị đau đầu do rách màng cứng sau gây tê vùng là:
A. Uống café 3 cốc / ngày.
B. Truyền 3 lít dịch tinh thể / ngày.
C. Bơm máu tự thân vào khoang ngoài màng cứng.
D. Uống Paracetamol 2 g/ngày.
(Đáp án: C)
590. Khi vô cảm để mổ lấy thai cho bệnh nhân đã có sẵn catheter ngoài màng cứng, sau khi
tiêm đủ liều thuốc tê mà vẫn chưa đủ vô cảm để mổ, có thể tiêm thêm:
A. 50 mg Bupivacain
B. 50 mg Levobupivacain
C. 50 mg Ropivacain
D. 75 mcg Clonidin.
(Đáp án: D)
591. Chỉ số Mallampati trong sản khoa
A. Không thay đổi so với trước khi có thai.
B. Thay đổi ở giai đoạn cuối của thai nghén.
C. Thay đổi trong quá trình chuyển dạ.
D. Cả B và C
(Đáp án: D)
592. Phải coi tất cả các thai phụ là dạ dầy đầy khi gây mê toàn thân khi tuổi thai
A. Trên 20 tuần
B. Trên 30 tuần
C. Trên 35 tuần
D. Trên 38 tuần
(Đáp án: A)
593. Sau khi lấy thai ở các trường hợp gâytoàn thân, cần duy trì các thuốchọ Halogen
ở nồng độ:
A. 1 MAC
B. 1,5 MAC
C. 2 MAC
D. 0,5 MAC
(Đáp án: D)
594. Khi mổ lấy thai ở các bệnh nhân rau tiền đạo chưa chảy máu, có thể gây tê tủy sống khi:
A. Rau bám mặt trước
B. Rau cài răng lược
C. Rau bám mặt sau
D.Tiền sử mổ cũ nhiều lần
(Đáp án: C)
595. Trong trường hợp tử cung lộn ngược, có thể sử dụng các phương pháp sau để đưa tử cung
về vị trí bình thường:
A. Gây mê bằng Ketamin
B. Gây mê bằng các thuốc họ Halogen
C. Dùng Nitroglycerin tiêm tĩnh mạch hoặc xịt dưới lưỡi
D. Cả B và C
(Đáp án: D)
596. Trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai chống chỉ định tuyệt đối là:
a) Nhiễm trùng nơi định chọc gây tê tủy sống.
b) Rối loạn đông máu hay đang dùng thuốc chống đông.
c) Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc tê.
d) Thai non tháng hoặc già tháng.
A. a + b + c B. b + c + d
C. a + c + d D. a + b + d
(Đáp án: A)
597. Thành phần xương của cột sống, gồm có:
a) 6 đốt sống cổ
b) 12 đột sống lưng
c) 5 đốt sống thắt lưng
d) 5 đốt sống cùng dính liền nhau
A. a + b + c B. b + c + d
C. a + c + d D. a + b + d
(Đáp án: B)
598. Các phương pháp sau có thể làm giảm đau đầu sau gây tê tủy sống sản khoa ngoại trừ:
a) Gây tê tủy sống bằng kim nhỏ (27 G, 29 G).
b) Khuyên bệnh nhân nên ngồi dậy khi đau đầu.
c) Khi chọc gây tê tủy sống hướng mặt vát của kim song song với trục dọc của cột sống.
d) Sử dụng kim gây tê tủy sống đầu bút chì.
A. a + b + c B. b + c + d
C. a + c + d D. a + d + c
(Đáp án: C)
599. Phương pháp vô cảm không được ưu tiên lựa chọn trong mổ lấy thai ở thai phụ khỏe
mạnh là:
a) Gây mê nội khí quản.
b) Gây mê tĩnh mạch .
c) Gây tê vùng.
d) Tiền mê + gây tê thấm lớp.
A: a + b + c B: b + c + d
C: a + c + d D. a + b + d
(Đáp án: D)
600. . Ưu điểm của gây tê vùng trong mổ lấy thai là:
a) Hạn chế được các biến chứng hô hấp khi gây mê toàn thân.
b) Cho phép kiểm soát được đường thở chắc chắn.
c) Hạn chế thuốc mê qua rau thai gây ức chế sơ sinh.
d) Người mẹ tỉnh táo chứng kiến giây phút đưa con chào đời.
A. a + b + c B. b + c + d
C. a + c + d D. a + d + c
(Đáp án: C)
601. So với gây tê ngoài màng cứng thì gây tê tủy sống có ưu điểm là:
a) Có thể kéo dài thời gian vô cảm trong mổ và giảm đau sau mổ.
b) Kỹ thuật đơn giản.
c) Liều thuốc tê thấp.
d) Thời gian khởi tê ngắn.
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: D)
602. So với gây tê ngoài màng cứng thì gây tê tủy sống có nhược điểm là
a) Thời gian vô cảm bị giới hạn
b) Khó xác định mức độ lan lên của phong bế cảm giác.
c) Nguy cơ ngộ độc thuốc tê cao
d) Tỷ lệ tụt huyết áp cao
A. a + b + c B: a + b + d
C. a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: B)
603. Ưu điểm của gây tê ngoài màng cứng trong sản khoa là:
a) Không gây thủng màng cứng.
b) Có thể phần nào xác định được độ lan của phong bế cảm giác.
c) Khởi tê nhanh.
d) Có thể gây tê liên tục trong mổ và giảm đau liên tục sau mổ.
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: B)
604. Nhược điểm của gây tê ngoài màng cứng sản khoa là:
a) Thời gian khởi tê chậm
b) Nguy cơ ngộ độc thuốc tê cao hơn gây tê tủy sống và phải sử dụng liều thuốc tê cao.
c) Kỹ thuật phức tạp hơn GTTS
d) Thời gian vô cảm bị giới hạn
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: A)
605. Ưu điểm của gây tê tủy sống - ngoài màng cứng phối hợp trong sản khoa là:
a) Có thể giảm liều thuốc tê sử dụng.
b) Thời gian khởi tê nhanh
c) Có thê gây tê liên tục trong mổ và giảm đau liên tục sau mổ
d) Làm chậm đánh giá tác dụng của Catheler ngoài màng cứng
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: A)
606. Các thuốc có thể sử dụng trong điều trị tụt huyết áp khi gây tê tủy sống là:
a) Nifedipin
b) Phenylephrin
c) Adrenalin
d) Ephedrin
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: D)
607. Sử dụng Oxytocin đúng trong mổ lấy thai là:
a) Bắt đầu truyền Oxytocin 5 – 20UI, tốc độ không quá 1 UI/ phút sau khi kẹp rốn
b) Tiến tĩnh mạch nhanh sau khi kẹp rốn 5-20 UI
c) Nên dùng phối hợp với các thuốc gây co tử cung khác nếu Oxytocin ít tác dụng
d) Không dùng quá 30 đơn vị
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: C)
608. Khi mổ lấy thai cấp cứu, thời gian cho phép dưới 15 phút ở bệnh nhân đã gây tê ngoài
màng cứng.
a) Tiêm ngay từ phòng đẻ 10 – 15 ml Lidocain 2% qua catheter ngoài màng cứng
b) Tiêm ngay 100 mg Bupivacain qua catheter NMC
c) Có thể tiêm tới 20-25ml Lidocain 2% khi phong bế cảm giác < D4
d) Nếu còn cảm giác đau dù mức phong bế cảm giác đã đạt: Tiêm thêm 75 mg Clonidin
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: C)
609. Gây tê tủy sống ngoài màng cứng phối hợp thường được chỉ định để vô cảm cho mổ lấy
thai ở các trường hợp:
a) Suy thai cấp cần mổ lấy thai nhanh
b) Dự kiến thời gian mổ kéo dài (mổ cũ, mổ nhiều lần gây dính…)
c) Tình trạng bệnh lý của mẹ khó dung nạp với tụt huyết áp (VD: bệnh tim mạch)
d) Tình trạng có thai khó dung nạp với tụt huyết áp (suy thai mạn)
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: D)
610. Điều trị hạ huyết áp sau gây tê tủy sống để mổ lấy thai bao gồm:
a) Đẩy tử cung sang phải
b) Truyền dịch nhanh
c) Dùng Ephedrin
d) Dùng thêm Phenylephrin nếu có
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: D)
611. Đau đầu sau gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng có đặc điểm là
a) Đau đầu vùng trán và vùng chẩm, đau thường lan xuống cổ
b) Có thể gây cứng gáy
c) Đau tăng lên khi ngôi dậy hoặc đứng dậy, đau giảm đi khi nằm
d) Thường đau đầu vào buổi sáng khi ngủ dậy
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: A)
612. Điều trị đau đầu sau gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng bao gồm:
a) Ngừng cho con bú
b) Giải thích cho bệnh nhân, nằm nghỉ ngơi tại giường, hạn chế ngồi dậy
c) Sử dụng các thuốc giảm đau đường uống
d) Điều trị liên quan nhất là bơm máu tự thân vào khoang ngoài màng cứng (bloodpach)
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: D)
613. Tăng dự trữ Oxy cho các sản phụ trước khi gây mê toàn thân bằng cách:
a) Thở oxy 9 lít/ phút trong vòng 3 phút trước khi khởi mê
b) Thở mạnh 8 nhịp với lưu lượng oxy 15 lít/ phút
c) Thở oxy qua mặt nạ mặt (mask) vào hệ thống máy thở sao cho EtO
2
>90%
d) Thở oxy qua mask vào hệ thống máy thở sao cho Et CO
2
≤ 10 mmHg
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: A)
614. Sử dụng các thuốc họ morphin trước khi kẹp rốn trong gây mê toàn thân để mổ lấy thai:
a) Chỉ sử dụng khi thai già tháng
b) Chỉ sử dụng trong các trường hợp đặc biệt (tiền sản giật nặng, bệnh tim …).
c) Nên sử dụng các thuốc có tác dụng ngắn như Remifentanil
d) Cần báo cho bác sĩ sơ sinh vì có nguy cơ ức chế hô hấp sơ sinh
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: D)
615. Một thai phụ, thai 38 tuần, chuyển dạ đẻ, đã gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong
chuyển dạ, đột ngột vỡ ối và sa dây rau, phương pháp vô cảm nên lựa chọn là:
A) Gây tê tủy sống
B) Tiêm thuốc tê qua catheter ngoài màng cứng
C) Gây tê tủy sống + ngoài màng cứng phối hợp
D) Gây mê nội khí quản
(Đáp án: D)
HỒI SỨC SƠ SINH (BS.LAM)
Câu hỏi đúng sai có thân chung
616. Bảng điểm Apgar ngoài đánh giá hô hấp và tần số tim của trẻ sơ sinh, còn dựa vào các
dấu hiệu khác là: (chọn câu trả lời đúng, có thể có nhiều phương án đúng)
A. Tình trạng thóp trước và thóp sau của trẻ sơ sinh
B. Trương lọc cơ
C. Phản xạ
D. Màu sắc da
(Đáp án: B,C,D)
617. Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, cần đặt ống nội khí quản số:
A. Số 2
B. Số 2,5
C. Số 3
D. Số 3,5
(Đáp án: C)
618. Đèn soi thanh quản để đặt nội khí quản cho trẻ sơ sinh đủ tháng là
A. Lưỡi cong số 0
B. Lưỡi cong số 3
C. Lưỡi thẳng Miller số 1
D. Lưỡi thẳng Miller số 2
(Đáp án: C)
619. Cần phải thông khí kết hợp ép tim ngoài lồng ngực khi tần số tim trẻ sơ sinh:
A. < 60 lần/ phút
B. < 90 lần / phút
C. 100 lần/ phút
D. < 110 lần/ phút
(Đáp án: A)
620. Áp lực cần cho động tác thở lần đầu của trẻ sơ sinh là:
A. 20 – 25 cm H
2
O
B. 25 – 30 cm H
2
O
C. 30 – 35 cm H
2
O
D. 35 – 40 cm H
2
O
(Đáp án: C)
621. Trẻ sơ sinh gọi là ngạt nặng khi điểm Apgar:
A. 0 – 3 điểm
B. 3 – 5 điểm
C. 5 – 7 điểm
D. > 7 điểm
(Đáp án: A)
622. Chỉ định thông khí qua nội khí quản cho trẻ sơ sinh khi :
a. Thông khí bằng bóng ambu thất bại
b. Trẻ có cân nặng > 4000 g
c. Tắc nghẽn đường thở nghi do khối u hầu họng
d. Trẻ bị thoát vị hoành
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: C)
623. Tỷ lệ ép tim/ bóp bóng ở trẻ sơ sinh là:
A. 2 lần ép tim/ một lần bóp bóng
B. 3 lần ép tim/ một lần bóp bóng
C. 4 lần ép tim/ một lần bóp bóng
D. 5 lần ép tim/ một lần bóp bóng
(Đáp án: B)
624. Tiêu chuẩn lâm sàng đặt giá hồi sức thành công ở trẻ sơ sinh là:
a. Trẻ hết tím, hồng hào, khóc được
b. Trẻ thở đều, thở sâu, tự thở
c. Trẻ khóc rên, co kéo cơ hô hấp
d. Nhịp tim > 100 lần/phút, phản xạ tốt, trương lực cơ bình thường
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: B)
625. Tiêu chuẩn khí máu để đánh giá thành công trẻ sơ sinh là :
a. BE < - 10
b. pH > 7,3
c. PaCO
2
< 40 mmHg
d. Pa O
2
> 60 mmHg
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: D)
626. Các trường hợp không nên tiếp tục hồi sức khi cấp cứu trẻ sơ sinh là:
a. Trẻ có nhiều dị tật nặng, không sống được
b. Trẻ bị ngạt kéo dài, hồi sức trên 15-20 phút không kết quả
c. Trẻ quá non tháng, không có khả năng sống sót
d. Trẻ già tháng
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: A)
627. Khi sử dụng Adrenalin qua đường nội khí quản để hồi sức trẻ sơ sinh, liều thuốc cần
dùng là:
A. Gấp 2 lần liều tĩnh mạch
B. Gấp 3 lần liều tĩnh mạch
C. Gấp 4 lần liều tĩnh mạch
D. Gấp 5 lần liều tĩnh mạch
(Đáp án: B)
628. Khi trẻ bị ức chế hô hấp do các thuốc họ morphin, cần phải tiêm cho trẻ sơ sinh:
A. Glucose 10%
B. Naloxon
C. Adrenalin
D. Bicarbonat
(Đáp án: B)
629. Cuống rốn của trẻ sơ sinh được cấu tạo gồm
A. 1 động mạch và 1 tĩnh mạch
B. 2 động mạch và 1 tĩnh mạch
C. 1 động mạch và 2 tĩnh mạch
D. 2 động mạch và 2 tĩnh mạch
(Đáp án: B)
630. Tai biến của tiêm thuốc qua Catheter tĩnh mạch rốn trẻ sơ sinh là:
A. Thuốc không qua gan nên dễ ngộ độc
B. Dễ gây hạ thân nhiệt
C. Có thể gây thiếu máu cục bộ hay huyết khối tại vùng động mạch hạ vị
D. Gây ngừng tim do thuốc qua tim nhanh
(Đáp án: C)
631. Sau khi mổ lấy thai, trẻ sơ sinh trong tình trạng không thở, da tái nhợt, không đáp ứngvới
kích thích, nhịp tim < 60 lần/ phút. Xử trí ban đầu cần tiến hành ngay:
A. Kích thích vùng lưng và gan bàn chân trẻ.
B. Thông khí áp lực dương và ép tim ngoài lồng ngực
C. Làm ngay đường truyền tĩnh mạch rốn
D. Đo nhiệt độ hậu môn của trẻ
(Đáp án: B)
632. Sau khi bóp bóng qua Mask, không thấy ngực nở và di động, trẻ không hồng lên, cần
phải tiến hành:
A. Tiêm Adrenalin vào buồng tim
B. Sốc điện
C. Truyền dung dịch Bicarbonat
D. Đặt NKQ
(Đáp án: D)
633. Sau khi cấp cứu, tần số tim của trẻ > 80 lần/phút, cần tiến hành:
A. Ngừng ép tim, tiếp tục thông khí hỗ trợ
B. Tiếp tục ép tim hỗ trợ
C. Tiêm tĩnh mạch Isuprel
D. Ngừng ép tim và ngừng thông khí
(Đáp án: A)
634. Sau khi cấp cứu, tần số tim trẻ trên 100 lần/phút, trẻ có nhịp thở lại cần tiến hành:
A. Tiêm Cafein để kích thích hô hấp
B. Quan sát nhịp thở tự nhiên sau đó ngừng thông khí nếu trẻ tự thở
C. Cần tiếp tục thở máy hỗ trợ để hạ pH máu
D. Truyền dung dịch Bicanbonat
(Đáp án: B)
635. Sau khi cấp cứu tích cực 20 phút, tình trạng của trẻ không cải thiện Apgar 2 điểm, tần số
tim 30 lần/phút, rời rạc, không đều, cần tiến hành:
A. Mời thêm các bác sĩ ngoại nhi
B. Tiêm Adrenalin vào buồng tim
C. Ngừng hồi sức
D. Tiếp tục hồi sức đến khi thành công hoặc khi ngừng tim hẳn
(Đáp án: C)
636. Vị trí ép tim của trẻ sơ sinh là:
A. Chính giữa xương ức
B. 1/3 trên xương ức
C. 1/3 giữa xương ức
D. 1/3 dưới xương ức
(Đáp án: D)
637. Ép tim trẻ sơ sinh cần được tiến hành bằng:
A. Một ngón tay cái
B. Hai ngón tay cái
C. Một bàn tay
D. Một ngón tay chỏ
(Đáp án: B)
638. Tư thế đầu của trẻ sơ sinh khi cần bóp bóng là:
A. Đầu ngửa tối đa
B. Đầu ngửa ở vị trí trung gian
C. Đầu gập tối đa
D. Đầu nghiêng về một bên
(Đáp án: B)
639. Các biến chứng và tai biến sau đặt nội khí quản ở trẻ sơ sinh là:
a. Phân ly điện cơ
b. Đặt vào thực quản
c. Đặt vào một bên phế quản
d. Tràn dịch, tràn khí màng phổi
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: D)
640. Sử dụng dung dịch Bicarbonat trong hồi sức sơ sinh khi:
a. Trẻ bị toan hô hấp nặng
b. Trẻ bị toan chuyển hóa nặng
c. Ngừng tim kéo dài, không đáp ứng với điều trị khác
d. Rối loạn hô hấp kéo dài quá 10 phút
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: D)
641. Về việc sử dụng Glucose 10%
a. Liều 3 – 5 ml/kg
b. Dùng khi có hạ đường máu
c. Không được dùng quá liều
d. Dùng để bù khối lượng tuần hoàn
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: A)
642. Về việc sử dụng Naloxon trong hồi sức trẻ sơ sinh:
a. Dùng cho trẻ bị ức chế hô hấp do các thuốc lọ Benzodiazepin
b. Dùng cho trẻ bị ức chế hô hấp do các thuốc lọ morphin
c. Có thể tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
d. Có thể bơm qua ống nội khí quản
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: D)
643. Đường sử dụng để tiêm thuốc cấp cứu trong hồi sức sơ sinh là
a. Tiêm dưới da
b. Tiêm tĩnh mạch ngoại vi
c. Đường tiêm tĩnh mạch rốn
d. Đường qua ống nội khí quản
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: D)
644. Phương tiện chuẩn bị để hồi sức sơ sinh cần có
a. Lò sưởi, bàn đón cháu có bóng đèn sưởi
b. Đèn, bóng, ống nội khí quản các cỡ
c. Máy hút và thông hút sơ sinh
d. Túi bóp dịch trong trường hợp cần bù dịch nhanh
A: a + b + c B: a + b + d
C: a + c + d D. b + c + d
(Đáp án: A)
MCQ- TÌNH HUỐNG
1. Bệnh nhân 5tuổi, nặng 20kg, vào phòng cấp cứu vì gẫy kín xương đùi trái sau ngã xe đạp, Bệnh nhân
đã được nẹp chân tạm thời trước khi đến đến bệnh viện và được truyền 400 ml dịch tinh thể. Thăm khám
lúc vào viện, nhịp thở 40l/ph, da, niêm mạc nhợt, nhịp tim 150l/ph.
Bước hồi sức tiếp theo trong khi chờ mổ là :
A. Truyền tiếp 200 ml dịch keo
B. Truyền 200ml máu O Rh
-
C. Gọi điện đến phòng máu dự trù Plasma và tiểu cầu
D. Đặt huyết áp động mạch xâm lấn
Bệnh nhân có chỉ định mổ kết hợp đùi. Các xét nghiệm sinh hóa, đông máu trong giới hạn bình thường,
Hct 35%. Phương pháp vô cảm nên được áp dụng là:
A. Gây mê nội khí quản + tủy sống morphin
B. Gây mê mask thanh quản + Cau dal
C. Gây mê nội khí quản + Tê ngoài màng cứng
D. Gây mê Mask thanh quản + Tê đám rối thần kinh thắt lưng
Lượng máu tối đa trong mổ có thể mất là
A. 100ml
B. 200ml
C. 300ml
D. 400ml
Nếu bệnh nhân được sử dụng lidocain để gây tê vùng. Liều tối đa có thể sử dụng trên bệnh nhân nếu kèm
theo Adrenalin
A. 70mg
B. 140mg
C. 210mg
D. 280mg
Chân phải bệnh nhân vận động khó sau phẫu thuật. Bệnh nhân vẫn tỉnh táo, không sốt. Những việc có thể
làm để tìm nguyên nhân, TRỪ:
A. Hội chẩn với BS chuyên khoa thần kinh
B. Làm điện cơ
C. Chụp cổng hưởng từ kiểm tra
D. Xét nghiệm dịch não tủy
Thời gian tối đa có thể hồi phục các tổn thương thân kinh sau gây tê vùng là:
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 9 tháng
D. 12 tháng
Một số thuốc có thể sử dụng trong quá trình chờ hồi phục tổn thương thần kinh, TRỪ
A. Corticoid
B. Gabapentin
C. Tanakan
D. Chống trầm cảm 3 vòng
2. Bệnh nhân nam 75 tuổi, có chỉ định soi và sinh thiết bàng quang. Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá
40bao/năm. Đo chức năng hô hấp lần gần đây nhất có chỉ số Tiffeneau là 60%, trên siêu âm tim EF 50%.
Một xét nghiệm nên được chỉ định thêm để xác định độ nặng của bệnh nhân
A. Khí máu động mạch
B. X quang ngực
C. Điện giải đồ
D. Điện tâm đồ
Liên quan đến việc hút thuốc lá, Thời gian tối ưu bỏ thuốc lá trước mổ là
A. Bỏ thuốc lá 1 tuần trước mổ
B. Bò thuốc lá 4 tuần trước mổ
C. Bỏ thuốc lá 6 tuần trước mổ
D. Bỏ thuốc lá 9 tuần trước mổ
Trước khi mổ phiên bệnh nhân nên được làm gì, TRỪ :
A. Khí dung hàng ngày bằng các thuốc giãn phế quản
B. Hướng dẫn tập lý liệu pháp phục hồi chức năng
C. Bỏ hút thuốc lá ít nhất 6 tuần trước phẫu thuật
D. Dùng thuốc Digoxin
Phương pháp tê tủy sống được lựa chọn thì thuốc ưu tiên sử dụng là :
A. Anaropin + Fentanyl
B. Bupivacain + Fentanyl
C. Lidocain + Morphin
D. Bupivacain + Morphin
Bệnh nhân tê tủy sống không thành công. Phải chuyển sang gây mê. Thuốc mê nên được lựa chọn là
A. Thuốc mê tĩnh mạch + giãn cơ khử cực
B. Thuốc mê hô hấp + giãn cơ không khử cực
C. Thuốc mê tĩnh mạch + giãn cơ không khử cực
D. Thuốc mê hô hấp + giãn cơ khử cực
Cài đặt máy thở cho bệnh nhân này cần
A. Vt cao + tần số thấp
B. Vt thấp + tần số cao
C. Vt cao + tần số cao
D. Vt thấp + tần số thấp
3. Bệnh nhân nam 13 tuổi, đến phòng khám cấp cứu vì gẫy đầu dưới xương cánh tay. Lưu lượng đỉnh của
bệnh nhân thường xuyên của bệnh nhân là 68% so với chuẩn. Bệnh nhân được dùng thường xuyên thuốc
ức chế beta2 tác dụng kéo dài và khí dung corticoid.
Bệnh nhân được chỉ định gây mê để nắn xương bó bột. Phương pháp vô cảm nên được lựa chọn là
A. Mê tĩnh mạch cho bệnh nhân tự thở
B. Gây mê nội khí quản
C. Gây mê Mask thanh quản
D. Gây mê mask mặt
Thuốc mê tĩnh mạch nên được lựa chọn là
A. Thiopental
B. Etomidat
C. Propofol
D. Ketamin
Nếu Ketamin là thuốc mê được lựa chọn thì thuốc nên được phối hợp là
A. Antropin
B. Fentanyl
C. Morphin
D. Midazolam
Sau khi kết thúc nắn xương 1h, bạn được mời đến để hội chẩn khi bệnh nhân đã được khí dung
salbutamol 2,5mg x 4, Ipratropium 500mcg và 40 mg prednosolon. Lưu lượng đỉnh thấp 35% so với
chuẩn, nói từng từ, SpO
2
93% với O
2
10l/ph.
A. Đặt NKQ rồi thở máy áp lực dương
B. Salbutamol truyền tĩnh mạch 10mcg/ml
C. 20mmol MgSO
4
truyền tĩnh mạch trong 10 – 20 phút
D. Aminophylin Bolus 5mg/kg sau đó duy trì 500mcg/kg/h
Thuốc được sử dụng cuối cùng khi các phương pháp điều trị nội khoa thất bại là
A. Halothan
B. Servofluran
C. Isofluran
D. Desfluran
Sau khi xử lý bệnh nhân cắt được cơn hen. Bệnh nhân nên được giữ lại bệnh viện theo dõi trong bao lâu.
A. Cho bệnh nhân về nhà ngay
B. Sau tối thiểu 12h
C. Sau tối thiểu 18h
D. Sau tối thiểu 24h
4. Bệnh nhân nam 7 tuổi, nặng 35mg không rõ tiền sử hen phế quản . Phẫu thuật sửa chữa thoát vị thành
bụng mổ mở.
Phương pháp vô cảm nên được áp dạng là
A. Mê nội khí quản
B. Mê mask thanh quản
C. Mê tĩnh mạch
D. Mê mask mặt
Phương pháp giảm đau sau mổ có thể được áp dụng, trừ
A. TAP block
B. Tê chậu bẹn, chậu hạ vị
C. Tê caudal
D. Tê tủy sống morphin
Nguyên tắc sử dụng thuốc tê trong gây tê ở bệnh nhân này, Trừ
A. Nồng độ thấp
B. Lựa chọn thuộc nhóm Este
C. Giảm liều
D. Không phối hợp thuốc
Nếu Anaropin là thuốc được lựa chọn. Liều tối đa có thể sự dụng trên bệnh nhân nếu không phối hợp với
các thuốc khác
A. 75 mg
B. 105 mg
C. 140 mg
D. 175 mg
Bệnh nhân co thắt tại thời điểm cuối cuộc mổ, nguyên nhân cơ thể là, Trừ
A. Sử dụng neostigmine để giải giãn cơ
B. Gây mê không đủ sâu
C. Kích thích cây phế quản do dịch chuyển ống nội khí quản
D.Sử dụng isofluran trong quá trình duy trì mê
5. Bệnh nhân nam 35 tuổi, nghiện nhiều năm, vào viện hôn do quá liều thuốc, tần số thở 10l/ph.
Khí máu PaO
2
50, PaCO
2
60, pH 7,25
Lý do chính dẫn đén giảm oxy máu động mạch ở bệnh nhân này là
A. Giảm thông khí phế nang
B. Không đồng bộ thông khí/tưới máu
C. Shunt phổi
D. Rối loạn khuyếch tán khí qua màng phế nang mao mạch phổi
Chênh lệnh Oxy giữa phế nang và động mạch ở bệnh nhân này là
A. 15mmHg
B. 25mmHg
C. 30mmHg
D. 35mmHg
Bệnh nhân được chẩn đoán có shunt phổi. Ngưỡng chênh lệch oxy phế nang động mạch phổi để chẩn
đoán shunt phổi lả
A. 15 mmHg
B. 20 mmHg
C. 25 mmHg
D. 30 mmHg
Bệnh nhân được chẩn đoán shunt phổi. Mức độ shunt phổi không thể điều chỉnh được bằng tăng nồng độ
oxy khí thở vào
A. 20%
B. 30%
C. 40%
D. 50%
Bệnh nhân tiến triển nặng lên, suy hấp nặng lên. Cần được đặt nội khí quản thông khí nhân tạo.
Xquang thâm nhiễm phổi 2 bên. Siêu âm tim bình thường. Khí máu PaO
2
180, PaCO
2
40, pH 7,4 với
FiO
2
100%. Chẩn đoán
A. ARDS
B. ALI
C. Tắc mạch phổi
D. Viêm phổi nặng
Cách cài đặt máy thở phù hợp nhất ở bệnh nhân
A. Thông khí Vt thấp, tần số cao
B. Thông khí Vt cao, tần số cao
C. Thông khí Vt thấp, tần số thấp
D. Thông khí Vt cao, tần số cao
6. Bệnh nhân nam 70 tuổi, béo phì (BMI 35), có tiền sử bệnh COPD, đã có đợt khó thở cấp phải thở máy
cách 6 tháng. Hút thuốc lá nặng 40 bao/năm. Bệnh nhân có chỉ định mổ phiên cắt đại tràng phải.
Các chuẩn bị bệnh nhân trước mổ cho bệnh nhân, trừ
A. Đo chức năng hô hấp để đánh giá mức độ nặng
B. Sửa chữa các rối loạn nước điện giải nếu có
C. Ngừng hút thuốc lá
D. Sử dụng kháng sinh dự phòng
Các chiến lược nào đối với bệnh nhân này sau đây là hợp lý, trừ
A. Phẫu thuật nội soi tốt hơn mổ mở
B. Gây tê vùng ưu điểm hơn so với gây mê toàn thân
C. Nên rút ngắn thời gian phẫu thuật càng nhiều càng tốt
D. Nên áp dụng giảm đau PCA sau mổ
Bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp ở ngay thứ 2 sau mổ, ho, khạc đờm nhiều. nguyên nhân gây suy hô
hấp nào sau đây có thể nghĩ tới
A. Viêm phổi do trào ngược
B. Tắc mạch phổi
C. Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
D. Biến chứng của phẫu thuật
Bệnh nhân vẫn tỉnh táo, hợp tác được, ngoài những điều trị thông thường, về hô hấp bệnh nhân nên được
làm gì, Trừ
A. Khí dung bằng các thuốc giãn phế quản
B. Dùng khăng sinh điều trị
C. Lý liệu pháp hô hấp
D. Thông khí xâm nhập
Các điều trị nội khoa thất bại. Bệnh nhân cần đặt nội khí quản thông khí nhân tạo. Sau đó bệnh nhân ổn
định dần và quyết định cai thở máy. Các bước cần làm khi cai thở máy, trừ
A. Chuyển sang SIMV, giảm dần tần số thở
B. Giảm dần FiO
2
C. Tăng PEEP
C. Chuyển sang mode thở PS
Một số test nên được thực hiện trước khi rút nội khí quản
A. Test thích nghi
B. Leak test
C. Test thở nhanh nông
D. Test nâng chân
| 1/192

Preview text:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM – GMHS 2018
BÀI THĂM KHÁM BỆNH NHÂN TRƯỚC MỔ (BS. GIANG)
1. Mục đích chính của thăm khám bệnh nhân trước mổ:
A. Đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
B. Xem xét làm thêm các xét nghiệm và thăm dò chức năng
C. Phát hiện các bệnh phối hợp
D. Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về phẫu thuật
2. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp:
A. Cần ngừng tất cả thuốc điều trị tăng huyết áp trước mổ
B. Cần được đánh giá kỹ chức năng tim và tổn thương cơ quan đích
C. Cần điều trị đưa mức huyết áp về bình thường trước phẫu thuật
D. Tất cả các ý trên đều đúng 3. Tăng huyết áp:
A. Là khi mức huyết áp tâm thu > 140, tâm trương >100
B. Cần hoãn mổ phiên nếu huyết áp > 160/110
C. Cần duy trì thuốc điều trị tăng huyết áp đến ngày phẫu thuật
D. Cần ngừng thuốc thuốc diều trị tăng huyết áp ít nhất 1 ngày trước phẫu thuật
4. Thuốc khởi mê tốt nhất với bệnh nhân tăng huyết áp chưa điều trị là: A. Thiopental B. Propofol C. Etomidate D. Ketamin
5. Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch
A. Cần chẩn đoán và đánh giá mức độ suy tim theo NYHA
B. Bắt buộc phải siêu âm tim và làm điện tim trước phẫu thuật
C. Cần phải hoãn mổ phiên để điều trị
D. Có chống chỉ định gây tê vùng
6. Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim tốt nhất nên mổ phiên sau: A. 1 tháng B. 2 tháng C. 3 tháng D. 6 tháng
7. Phân loại sức khỏe theo ASA:
A. ASA I: bệnh nhân không có bệnh phối hợp, dưới 90 tuổi
B. ASA III: bệnh nhân có bệnh mạn tính, được kiểm soát tốt, không ảnh hưởng đến sinh hoạt
C. ASA IV: Bệnh nhân có bệnh lý mạn tính nặng, nguy hiểm tới tính mạng
D. Cả 3 ý trên đều đúng
8. Bệnh nhân 50 tuổi, tiền sử hẹp hở van 2 lá, suy tim, đã phải đi cấp cứu nhiều lần vì phù phổi
cấp. Hiện tại bệnh nhân khó thở khi đi bộ > 10m.
A. Phân loại sức khỏe bệnh nhân này theo ASA: A. ASA II B. ASA III C. ASA IV D. ASA V
B. Phân độ suy tim theo NYHA: A. NYHA I B. NYHA II C. NYHA III D. NYHA IV
9. Loại phẫu thuật có nguy cơ cao đối với tai biến tim mạch
A. Phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ
B. Phẫu thuật thay khớp háng
C. Phẫu thuật cắt dạ dày
D. Cả 3 loại phẫu thuật trên
10. Bệnh nhân nghiện thuốc lá:
A. Thường kèm theo rối loạn thông khí tắc nghẽn
B. Có nguy cơ cao co thắt phế quản trong và sau mổ
C. Cần ngừng hút thuốc càng sơm càng tốt
D. Tất cả các ý trên đều đúng
11. Trường hợp nào cần hoãn mổ phiên: A. Bệnh nhân viêm phổi
B. Bệnh nhân huyết áp 150/100
C. Bệnh nhân đang uống Betaloc
D. Cả 3 trường hợp trên
12. Các yếu tố tiên lượng đặt nội khí quản khó gồm:
A. Khoảng cách cằm giáp > 6cm B. Há miệng < 3cm
C. Bệnh nhân có tiền sử mổ cũ vùng cổ
D. Tất cả các yếu tố trên
13. Khoảng cách cằm giáp thông thường: A. 3cm B. 4cm C. 5cm D. ≥ 6cm
14. Các bệnh nhân có nguy cơ thông khí nhân tạo khó: A. Cổ ngắn B. Béo phì C. Ngủ ngáy
D. Tất cả các yếu tố trên
15. Thuốc nào bắt buộc phải dừng trước phẫu thuật: A. Propranolol B. Nifedipin C. Clopidogrel D. Aspirin
16. Các thuốc sau cần dừng trước phẫu thuật, ngoại trừ: A. Thuốc lợi tiểu B. Corticoid
C. Thuốc uống điều trị đái tháo đường
D. Thuốc chống đông nhóm kháng vitamin K
17. Các nguyên nhân gây suy hô hấp sớm sau mổ: chọn câu sai A. Viêm phổi B. Tồn dư thuốc gây mê C. Tồn dư thuốc giãn cơ D. Đau
18. Những bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp sau mổ cao
A. Bệnh nhân già > 70 tuổi
B. Bệnh nhân có tiền sử hen phế quản
C. Bệnh nhân nghiện thuốc lá
D. Tất cả các ý trên đều đúng
19. Nôn , buồn nôn sau mổ
A. Bệnh nhân tuổi càng cao, nguy cơ nôn/buồn nôn càng cao
B. Bệnh nhân nữ có nguy cơ nôn sau mổ cao hơn nam
C. Gây mê bằng thuốc mê bốc hơi ít gây nôn/buồn nôn sau mổ
D. Cần dự phòng nôn bằng Dexamethasone cho tất cả các bệnh nhân phẫu thuật
20. Ưu tiên lựa chọn đối với bệnh nhân có nguy cơ nôn/ buồn nôn sau mổ cao A. Gây tê vùng B. Gây mê tĩnh mạch C. Gây mê hô hấp
D. Gây mê hô hấp + dự phòng nôn
21. Thời gian nhin ăn (thức ăn đặc) với bệnh nhân mổ phiên A. 2 giờ B. 4 giờ C. 6 giờ D. 8 giờ
22. Bệnh nhân 12 tháng tuổi, phẫu thuật tạo hình khe hở môi. Dự kiến cuộc mổ sẽ bắt đầu lúc
7h30 sáng. Anh/chị cần hướng dẫn bố mẹ bệnh nhân:
A. Cho trẻ nhịn ăn uống hoàn toàn sau 10 giờ tối
B. Cho trẻ nhịn ăn uống hoàn toàn sau 12 giờ đêm
C. Có thể cho trẻ bú mẹ đến 3 giờ sáng
D. Có thể cho trẻ bú bình đến 3 giờ sang
23. Nguy cơ tắc mạch sau mổ
A. Tắc mạch phổi sau mổ rất hiếm gặp
B. Với bệnh nhân nguy cơ cao cần dự phòng tắc mạch sau mổ bằng Lovenox 20mg/ngày, tiêm dưới da
C. Tuổi > 35, béo phì, bệnh lý ác tính đều là các yếu tố nguy cơ cao đối với tắc mạch sau mổ
D. Các biện pháp cơ học như vận động sớm, băng ép chi dưới có thể giúp giảm nguy cơ
tắc tĩnh mạch sâu sau mổ
24. Bệnh nhân nam, 81 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, gãy cổ xương đùi trước vào viện 1 tuần. Bệnh
nhân được chỉ định phẫu thuật thay khớp háng. Các xét nghiệm đều trong giới hạn bình thường.
24.1. Đánh gá bệnh nhân theo phân loại ASA A. ASA I B. ASA II C. ASA III D. ASA IV
24.2. Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch của bệnh nhân này: A. Thấp B. Trung bình C. Cao D. Rất cao
24.3. Biện pháp dự phòng huyết khối ở bệnh nhân này: A. Vận động sớm B. Băng ép chi dưới
C. Lovenox 40mg/ngày (tiêm dưới da)
D. Tất cả các biện pháp trên
25. Bệnh nhân nữ 60 tuổi, tiền sử tăng huyết áp, điều trị ổn định, rung nhĩ, đang dùng chống
đông nhóm kháng vitamin K. Bệnh nhân gãy hở bàn chân do tai nạn giao thông và được chỉ
định mổ cấp cứu. Xét nghiệm trước mổ: Pt: 60%, INR: 2.5. Bệnh nhân ăn trưa trước khi vào viện 4 giờ.
25.1.Anh/ chị chọn phương pháp vô cảm nào:
A. Chờ thêm 4 giờ sau đó gây mê nội khí quản
B. Gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to C. Gây tê tủy sống
D. Gây tê ngoài màng cứng
25.2. Anh/ chị sẽ làm gì:
A. Truyền ngay plasma và tiêm vitamin K B. Chỉ cần tiêm vitamin K
C. Theo dõi chảy máu, xét dùng lại thuốc chống đông ngay sau phẫu thuật
D. Dừng thuốc chống đông 5 - 7 ngày sau phẫu thuật
26. Bệnh nhân nam, 70 tuổi, hút thuốc lá nhiều năm tiền sử đái tháo đường type II 20 năm, hiện
tại điều trị cả thuốc uống và Insulin. Bệnh nhân được chỉ định mổ cắt đại tràng do ung thư.
Nguy cơ khi gây mê bệnh nhân này là: A. Tụt huyết áp nặng B. Co thắt khí phế quản C. Trào ngược dạ dày
D. Tất cả các nguy cơ trên
BÀI THUỐC TÊ (BS.GIANG)
27. Cấu trúc hóa học của thuốc tê: chọn câu sai
A. Một cực chứa nhân thơm và 1 cực chứa gốc amine
B. Ở giữa là chuỗi trung gian C. Luôn luôn có gốc amide
D. Cocain là thuốc tê duy nhất nhóm ester có nguồn gốc tự nhiên
28. Sinh lý dẫn truyền thần kinh:
A. Ở trạng thái nghỉ, bên ngoài màng tế bào tích điện âm
B. Bơm Na+-K+ ATpase khi hoạt động sẽ đưa K+ ra ngoài tế bào
C. Khi màng tế bào khử cực, 1 lượng lớn Na+ đi vào trong tế bào
D. Bình thường, Na+ có thể khuếch tán tự do qua màng tế bào
29. Phân loại thuốc tê dựa vào:
A. Gốc hydrocarbon trên nhân thơm
B. Cấu trúc của chuỗi trung gian
C. Chuỗi hydrocarbon gắn với gốc amine D. Cả 3 ý trên đều sai
30. Thuốc tê nào thuộc nhóm ester: A. Lidocain B. Tetracain C. Mepivacain D. Ropivacain
31. Thuốc tê nào thuộc nhóm amid: A. Mepivacain B. Cocain C. Tetracain D. Chloroprocain
32. Cơ chế tác dụng của thuốc tê:
A. Chỉ thuốc tê có tác dụng ức chế kênh Na+
B. Thuốc tê gắn vào kênh Na+ ở mặt ngoài tế bào
C. Thuốc tê làm tăng ngưỡng khử cực của màng tế bào thần kinh
D. Sợi thần kinh có kích thước nhỏ dễ bị phong bế hơn
33. Các sợi thần kinh: chọn câu sai
A. Sợi Aα là sợi hoàn toàn vận động
B. Sợi B là sợi tiền hạch giao cảm
C. Sợi B là sợi bị phong bế đầu tiên và phục hồi cuối cùng khi gây tê
D. Sợi thần kinh có đường kính càng lớn thì càng khó bị phong bế
34. Thứ tự phong bế thần kinh khi gây tê tủy sống:
A. Đau, nhiệt, thần kinh thực vật, vận động
B. Thần kinh thực vật, đau, nhiệt, vận động
C. Thần kinh thực vật, nhiệt, đau, vận động
D. Thần kinh thực vật, nhiệt, vận động, đau
35. Tính chất lý hóa của thuốc tê: A. Là các base yếu
B. Dạng ion hóa là dạng có khả năng qua màng tế bào
C. Dạng không ion hóa là dạng hoạt động
D. Thuốc tê mạnh là thuốc có pKa gần 7.4
36. Tính chất dược lý của thuốc tê: chọn câu sai
A. Tốc độ onset phụ thuộc pKa
B. Độ tan trong mỡ quyết định độ mạnh của thuốc
C. Độ tan trong mỡ quyết định độc tính của thuốc
D. Độ tan trong mỡ quyết định thời gian tác dụng của thuốc
37. Nồng độ ức chế tối thiểu (Cm) của thuốc tê: chọn câu sai
A. Liên quan với độ mạnh của thuốc
B. Như nhau với tất cả các sợi thần kinh
C. Cm với neuron vận động thường cao hơn neuron cảm giác
D. Tất cả các ý trên đều đúng
38. Yếu tố quyết định độ mạnh của thuốc A. pKa B. Độ tan trong mỡ C. Nồng độ D. Khả năng gắn protein
39. Yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ onset của thuốc tê: A. pKa B. Nồng độ C. Độ tan trong mỡ
D. Tất cả các yếu tố trên
40. Yếu tố ảnh hưởng tới hấp thu thuốc tê vào tuần hoàn A. pH của mô B. Vị trí tiêm thuốc
C. Adrenalin trong dung dịch thuốc tê
D. Tất cả các yếu tố trên
41. Thời gian tác dụng của thuốc tê phụ thuộc vào các yếu tố sau, ngoại trừ: A. Liều thuốc B. Khả năng gắn protein C. pKa D. Vị trí tiêm thuốc
42. Chuyển hóa thuốc tê: chọn câu sai
A. Thuốc tê nhóm ester bị thủy phân bởi men cholinesterase
B. Thuốc tê nhóm amid có thời gian thải trừ chậm
C. Thuốc tê nhóm amid được chuyển hóa và thải trừ tại thận
D. Para-aminobenzoic là sản phẩm chuyển hóa của thuốc tê nhóm ester
43. Yếu tố ảnh hưởng tới phân bố thuốc tê: A. Chức năng gan
B. Tình trạng huyết động C. Tuổi bệnh nhân
D. Tất cả các yếu tố trên
44. Nhiễm trùng tại chỗ:
A. Làm giảm thời gian onset của thuốc tê
B. Làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc tê
C. Làm tăng tác dụng của thuốc tê
D. Làm tăng thời gian tác dụng của thuốc tê
45. Thuốc tê có tính chất gây giãn mạch:
A.Làm tăng hấp thu thuốc vào tuần hoàn
B.Làm kéo dài thời gian tác dụng của thuốc
C.Cả 2 ý trên đều đúng D.Cả 2 ý trên đều sai
46. Thuốc tê có độc tính mạnh nhất trên tim mạch: A. Ropivacain B. Levobupivacain C. Bupivacain D. Mepivacain
47. Ropivacain: chọn câu sai
A. Là thuốc ức chế chọn lọc cảm giác
B. Ít độc trên tim mạch hơn Bupivacain
C. Có thể gây ngộ độc cả thần kinh và tim mạch D. Có thể gây co mạch 48. Ropivacain
A.Có thời gian onset nhanh hơn Bupivacain
B.Thường được dùng với nồng độ 0.05-0.1% C.Liều tối đa là 3mg/kg
D.Tất cả các ý trên đều sai
49. Bupivacain: chọn câu sai
A.Có độ mạnh gấp 4 lần Lidocain
B.Có độ mạnh gấp 2 lần Ropivacain
C.Có độ mạnh tương đương Levobupivacain
D.Là thuốc tê có độ mạnh và độc tính cao nhất 50. Bupivacain: A. Có thời gian onset nhanh
B. Là thuốc tê có tác dụng trung bình
C. Ít độc trên tim mạch hơn Levobupivacain
D. Triệu chứng ngộ độc tim mạch có thể xuất hiện không kèm theo triệu chứng thần kinh
51. Có thể làm giảm thời gian onset của thuốc tê bằng cách: chọn câu sai
A. Kiềm hóa dung dịch thuốc tê B. Pha thêm Adrenalin C. Tăng nồng độ thuốc
D. Phối hợp Lidocain với Bupivacain làm giảm thời gian onset so với gây tê bằng Bupivacain đơn thuần.
52. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc thuốc tê cao:
A. Bệnh nhân có bệnh lý hô hấp, tuần hoàn B. Phụ nữ có thai
C. Bệnh nhân nhiễm trùng nặng
D. Tất cả các ý trên đều đúng
53. Gây tê cho phụ nữ có thai:
A. Cần tăng liều thuốc tê vì tăng thải trừ thuốc
B. Cần tăng liều thuốc tê vì tăng phân bố thuốc
C. Cần giảm liều thuốc tê vì tăng nguy cơ ngộ độc
D. Cần giảm liều thuốc tê vì thuốc có thể qua nhau thai
54. Phối hợp thuốc tê/ Clonidin:
A. Làm tăng thời gian giảm đau
B. Làm giảm nguy cơ tụt huyết áp tư thế
C. Tác dụng tăng thời gian gây tê, giảm đau phụ thuộc liều
D. Các tác dụng không mong muốn phụ thuộc liều
55. Phối hợp Adrenalin: chọn câu sai
A. Giúp phát hiện tiêm thuốc tê vào mạch máu
B. Làm tăng thời gian tác dụng của tất cả các thuốc tê
C. Làm giảm hấp thu thuốc tê vào tuần hoàn
D. Không nên phối hợp khi gây tê gần ngọn chi
56. Phối hợp thuốc tê/Opioid:
A. Cơ chế tác dụng của Fentanyl khi gây tê tủy sống và tiêm tĩnh mạch là như nhau
B. Tác dụng của Opioid không rõ ràng khi gây tê thần kinh ngoại vi
C. Fentanyl cũng gây ức chế vận động khi gây tê tủy sống
D. Fentanyl có khả năng gây suy hô hấp như Morphine sau gây tê tủy sống
57. Bệnh nhân 50kg, gây tê đám rối cánh tay có thể dùng:
A. 200mg Lidocain + 100mg Ropivacain
B. 200mg Lidocain + 100mg Bupivacain
C. 100mg Lidocain + 150mg Ropivacain
D. 100mg Lidocain + 75mg Bupivacain
BÀI BIẾN CHỨNG GÂY TÊ (BS.GIANG)
58. Chuẩn bị trước gây tê vùng
A. Không cần thiết phải khám như trước gây mê
B. Không cần phải giải thích với bệnh nhân về các tai biến vì tai biến rất hiếm gặp
C. Các tai biến trong gây tê vùng thường ít nghiêm trọng/ít ảnh hưởng đến tính mạng D. Cả 3 ý trên đều sai
59. Các tai biến do gây tê vùng có thể được giảm thiểu bằng cách:
A. Có các chỉ định phù hợp
B. Ghi chép đầy đủ về quá trình gây tê
C. Theo dõi sát bệnh nhân sau gây tê và sau mổ
D. Cả 3 ý trên đều đúng
60. Các trường hợp sau chống chỉ định tuyệt đối gây tê vùng, ngoại trừ:
A. Không có phương tiện cấp cứu
B. Không có máy dò thần kinh C. Bệnh nhân từ chối
D. Bệnh nhân nhiễm trùng nặng
61. Tai biến của gây tê tủy sống
A. Dị cảm khi chọc kim là yếu tố nguy cơ của tổn thương thần kinh không hồi phục
B. Đau đầu sau gây tê tủy sống thường gặp ở bệnh nhân nữ
C. Điều trị nôn/ buồn nôn sau gây tê tủy sống phải dùng Naloxon
D. Bí đái sau gây tê tủy sống thường không phải đặt sonde
62. Gây tê tủy sống toàn bộ
A. Thường do chọc thủng màng cứng trong gây tê ngoài màng cứng
B. Tăng huyết áp là triệu chứng thường gặp
C. Thường tự hồi phục không cần can thiệp D. Cả 3 ý trên đều sai
63. Đau đầu sau gây tê tủy sống A. Rất hiếm gặp
B. Nguyên nhân do giảm tưới máu não
C. Bệnh nhân thường đau hơn khi ngồi dậy
D. Thường tự hết sau 1-2 ngày
64. Suy hô hấp muộn sau gây tê tủy sống thường do: A. Liệt cơ hô hấp B. Liệt cơ hoành
C. Tác dụng của thuốc an thần trong mổ
D. Tác dụng ức chế trung tâm hô hấp của Morphin
65. Sau gây tê ngoài màng cứng có thể gặp các tai biến phiền nạn sau, ngoại trừ: A. Đau đầu B. Buồn nôn C. Bí đái D. Giảm nhu động ruột
66. Ảnh hưởng lên tim mạch của gây tê ngoài màng cứng ngực A. Giảm nhịp tim B. Giảm tưới máu vành C. Giảm tưới máu tạng
D. Cung lượng tim không thay đổi
67. Tổn thương thần kinh sau gây tê
A. Phần lớn tự hồi phục trong vòng 1 tuần
B. Kim đầu tù ít gây tổn thương hơn kim đầu nhọn
C. Không gặp nếu khi gây tê bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo
D. Tất cả các ý trên đều đúng
68. Tràn khí màng phổi sau gây tê
A. Gặp sau gây tê đường trên đòn nhiều hơn là gây tê đường liên cơ bậc thang
B. Bắt buộc phải dẫn lưu màng phổi
C. Gây tê dưới hướng dẫn siêu âm giúp làm giảm nguy cơ tràn khí màng phổi
D. Gây tê với máy kích thích thần kinh giúp làm giảm nguy cơ tràn khí màng phổi
69. Liệt thần kinh hoành sau gây tê: chọn câu sai
A. Thường gặp sau gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang
B. Vị trí chọc kim càng cao nguy cơ liệt thần kinh hoành càng cao
C. Thường không ảnh hưởng đến chức năng hô hấp
D. Ít khi gặp tổn thương thần kinh hoành không hồi phục
70. Biểu hiện của hội chứng Claude Bernard Horner sau gây tê: A. Sụp mi B. Giãn đồng tử
C. Tăng tiết mồ hôi ½ mặt bên gây tê
D. Tất cả các triệu chứng trên
71. Tụt huyết áp sau gây tê: chọn câu sai
A. Thường gặp sau gây tê tủy sống
B. Mức độ tụt huyết áp phụ thuộc liều thuốc tê
C. Clonidin gây tụt huyết áp do ức chế receptor alpha 2
D. Bệnh nhân cao tuổi là yếu tố nguy cơ
72. Ngừng tim sau gây tê: chọn câu sai
A. Thường gặp sau gây tê tủy sống hơn là gây tê ngoài màng cứng và gây tê thần kinh ngoại vi
B. Nguyên nhân thường do tụt huyết áp nặng
C. Nguyên nhân thường do thiếu oxy
D. Phẫu thuật thay khớp háng là yếu tố nguy cơ
73. Tai biến phiền nạn sau gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang:
A. Liệt thần kinh hoành cùng bên rất thường gặp
B. Khàn tiếng rất hiếm gặp
C. Tụt huyết áp khi mổ khớp vai rất hiếm gặp
D. Giãn đồng tử là dấu hiệu phong bế hạch sao
74. Tai biến của gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn:
A. 100% bệnh nhân có liệt thần kinh hoành
B. Tràn khí màng phổi rất hiếm gặp
C. Tràn khí màng phổi thường không gây suy hô hấp sớm
D. Liệt thần kinh hoành thường gây suy hô hấp nặng
75. Sử dụng thuốc chống đông
A. Aspirin cần dừng trước 5 – 7 ngày với bệnh nhân gây tê tủy sống
B. Gây tê tủy sống, ngoài màng cứng nên thực hiện sau khi tiêm Lovenox (liều dự phòng) 12 giờ
C. Sau khi rút catheter ngoài màng cứng 10 – 12 giờ mới được dùng lại thuốc chống đông
D. Sau gây tê ngoài màng cứng 2 giờ có thể dùng lại thuốc chống đông
76. Dị ứng thuốc tê:
A. Thường gặp với thuốc tê nhóm amide
B. Thường do sản phẩm chuyển hóa của thuốc tê nhóm ester
C. Bệnh nhân có dị ứng thuốc tê nhóm ester có chống chỉ định đối với thuốc tê nhóm amid
D. Tất cả các ý trên đều sai
77. Nguy cơ ngộ độc thuốc tê tăng dần:
A. Gây tê thần kinh liên sườn > tê ngoài màng cứng > tê đám rối cánh tay > tê thấm
B. Gây tê thần kinh liên sườn > tê đám rối cánh tay > tê ngoài màng cứng > tê thấm
C. Tê ngoài màng cứng > tê thần kinh liên sườn > tê đám rối cánh tay > tê thấm
D. Tê ngoài màng cứng > tê đám rối cánh tay > tê thần kinh liên sườn > tê thấm
78. Ngộ độc thuốc tê:
A. Triệu chứng tim mạch luôn xuất hiện sau triệu chứng thần kinh
B. Triệu chứng tim mạch luôn xuất hiện cùng lúc với triệu chứng thần kinh
C. Triệu chứng tim mạch hay gặp nhất là nhịp chậm
D. Các triệu chứng kích thích thường gặp ở giai đoạn muộn
79. Ngộ độc thuốc tê:
A. Chỉ gặp khi tiêm thuốc tê trực tiếp vào mạch máu
B. Các triệu chứng thường xuất hiện sớm ngay sau khi tiêm thuốc
C. Adrenalin 1/200.000 có thể giúp loại trừ nguy cơ ngộ độc thuốc tê
D. Tất cả các ý trên đều sai
80. Điều trị ngộ độc thuốc tê:
A. Intralipid cần được sử dụng ngay khi nghi ngờ có ngộ độc thuốc tê
B. Intralipid chỉ nên sử dụng nếu có ngừng tim
C. Propofol nên được sử dụng để chống co giật
D. Lidocain được lựa chọn để điều trị loạn nhịp
81. Intralipid: chọn câu sai A. Liều bolus là 1.5ml/kg
B. Liều truyền liên tục là 2.5ml/kg/phút
C. Liều tối đa là 8ml/kg trong 30 phút đầu
D. Có thể lặp lại liều bolus mỗi 5 phút nếu chưa tái lập tuần hoàn 82. Intralipid:
A. Chống chỉ định dùng cho trẻ em do gây rối loạn chuyển hóa lipid
B. Có tác dụng với ngộ độc các thuốc tan trong mỡ khác
C. Không có tác dụng đối với ngộ độc các thuốc tê ít tan trong mỡ
D. Sau khi tái lập tuần hoàn, nếu huyết áp còn thấp có thể tăng gấp đôi liều truyền liên tục
83. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc thuốc tê cao:
E. Bệnh nhân có bệnh lý hô hấp, tuần hoàn F. Phụ nữ có thai
G. Bệnh nhân nhiễm trùng nặng
H. Tất cả các ý trên đều đúng
84. Bệnh nhân nam 54 tuổi, 90 kg ,ASA III mổ cố định xương đòn. Bệnh nhân có tiền sử:
o Tăng huyết áp điều trị thuốc chẹn kênh calci o Ngừng thở khi ngủ
o Đái tháo đường điều trị thuốc uống.
o Rung nhĩ, điều trị thuốc chống đông kháng thrombin, ngừng 10 ngày trước mổ,
gối enoxaparine 40x 2/ ngày, dừng trước mổ 24h
Bệnh nhân được gây tê liên cơ bậc thang và đám rối cổ nông. Bệnh nhân được tiêm 1 lần
20ml (liên cơ bậc thang) và 8ml (đám rối cổ nông) Ropivacain 0.75%
Một phút sau khi gây tê, bệnh nhân trở nên nhợt nhạt, sau đó mất tri giác cùng với nhịp
chậm nặng và QRS giãn rộng.
Cách xử trí nào dưới đây là phù hợp nhất A. Atropine 1 mg tiêm TM.
B. Tiêm TM 100 ml intralipid 20% trong 5 phút nếu atropine không hiệu quả
C. Cấp cứu ngừng tuần hoàn, gọi hỗ trợ. Tiêm TM ngay 100 ml Intralipid 20 % IV
trong 1 phút sau đó tryền liên tục 400 ml trong 20 phút
D. Cấp cứu ngừng tuần hoàn , tiêm TM 100 mg lidocaine 2% để điều trị loạn nhịp
85. Bệnh nhân nam, 54 tuổi ASA II 80kg, 1.70m gãy cổ xương đùi do chấn thương được chỉ
định mổ thay khớp háng toàn bộ Tiền sử:
 Tăng huyết áp – điều trị thường xuyên bằng thuốc chẹn kênh calci, huyết áp nền
130/80, có khó thở khi gắng sức. Siêu âm tim: dày thất trái, EF 52%.  Ngừng thở khi ngủ
Bệnh nhân được gây mê toàn thể và gây tê ngoài màng cứng để giảm đau sau mổ. Bệnh
nhân được gây mê tĩnh mạch với Propofol TCI, cuộc mổ diễn ra bình thường.
Gây tê ngoài màng cứng tại vị trí L3-4 được thực hiện sau mổ (bệnh nhân chưa rút nội khí
quản). Chọc ngoài màng cứng khó khăn, bác sỹ gây mê phải chọc nhiều lần mới vào được
khoang ngoài màng cứng. Sau khi luồn catheter, bệnh nhân được bolus 25mg Ropivacain 0.5%.
Sau vài phút, huyết áp tụt xuống 60/40 mmHg. Bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch tổng cộng
15mg Ephedrin và truyền nhanh 500ml Gelofusin sau đó được chuyển ra phòng hồi tỉnh.
Tại phòng hồi tỉnh, bệnh nhân tiếp tục thở máy, huyết áp duy trì 90/60 mmHg và không
cần dùng thêm thuốc nào khác.
Sau 1 giờ, bệnh nhân không tỉnh, thở theo máy hoàn toàn. Đánh giá lại:
 Bệnh nhân không đáp ứng kích thích  Đồng tử giãn
 Mạch: 60 lần/phút, huyết áp 100/65
85.1. Anh/chị hãy đưa ra chẩn đoán (nghi ngờ) của mình cho tình trạng trên 1 cách ngắn gọn
…………………………………
85.2. Theo chẩn đoán của anh/chị, anh chị sẽ làm gì tiếp theo
A. Cho bệnh nhân đi chụp CT Scan sọ não ngay
B. Tiếp tục cho bệnh nhân thở máy, truyền dịch, duy trì huyết áp tới khi bệnh nhân tỉnh lại
C. Tiêm thêm Ephedrin và Corticoid
D. Mời hội chẩn chuyên khoa thần kinh
86. Bệnh nhân nam, 50 tuổi, được chỉ định mổ mở cắt u phổi. Bệnh nhân được gây tê ngoài
màng cứng và luồn catheter tại vị trí T6-7 để giảm đau sau mổ. Quá trình chọc ngoài màng
cứng khó khăn và có chảy máu. Sau khi luồn catheter, bệnh nhân được bolus 5ml Bupivacain
0.5%. Cuộc gây mê sau đó diễn ra bình thường, cuộc mổ bắt đầu ngay sau đó.
Khoảng 7 phút sau khi phẫu thuật viên mở ngực (25 phút sau khi tiêm thuốc tê) bệnh
nhân xuất hiện nhịp chậm và tụt huyết áp nặng.
Theo anh/chị, các nguyên nhân sau có thể nghĩ tới, ngoại trừ: Local anaesthetic toxicity
A. Tụt huyết áp do ức chế giao cảm ngực B. Ngộ độc thuốc tê C. Tê tủy sống toàn bộ D. Dị ứng thuốc
BÀI GÂY TÊ CHI TRÊN (BS.GIANG)
87. Điền vào chỗ trống: Giải phẫu đám rối cánh tay A. 1:….. B. 2:….. C. 3:….. D. 4:…..
88. Điền vào chỗ trống: Giải phẫu đám rối cánh tay A. 5:….. B. 6:….. C. 7:….. D. 8:….. E. 9:…..
89. Điền vào chỗ trống
Chi phối thần kinh chi trên: A. 1:….. B. 2:….. C. 3:….. D. 4:….. Đáp án 1. A. Rễ B. Thân C. Ngành D. Bó 2. A. TK cơ bì B. TK nách C. TK quay D. TK giữa E. TK trụ 3. A. TK cơ bì B. TK quay C. TK giữa D. TK trụ
90. Thần kinh nào không thuộc đám rối cánh tay: A. Thần kinh ngực ngoài B. Thần kinh ngực trong C. Thần kinh trên đòn D. Thần kinh ngực dài
91. Cơ delta do thần kinh nào chi phối: A. Thần kinh nách B. Thần kinh trên vai C. Thần kinh trên đòn D. Cả 3 ý trên đều sai
92. Thần kinh cơ bì không chi phối cho: A. Xương cánh tay B. 2 xương cẳng tay C. Cơ nhị đầu D. Cơ tam đầu
93. Đám rối cánh tay ở vùng nách:
A. Tất cả nhánh tận của đám rối cánh tay đều nằm quanh động mạch cánh tay
B. Thần kinh quay và thần kinh trụ nằm sau động mạch cánh tay
C. Thần kinh giữa nằm nông hơn thần kinh cơ bì
D. Tất cả các ý trên đều đúng
94. Đám rối cánh tay vùng dưới đòn
A. Các bó được đặt tên theo vị trí tương đối với động mạch cánh tay
B. Thần kinh giữa được tạo thành từ bó trong và bó ngoài
C. Thần kinh quay là nhánh tận của bó ngoài
D. Thần kinh cơ bì là nhánh tận của bó sau
95. Đáp ứng kích thích của thần kinh giữa: A. Duỗi cổ tay B. Gấp cổ tay C. Duỗi các ngón tay D. Ngửa cẳng tay
96. Đáp ứng kích thích của thần kinh quay: A. Duỗi các ngón tay B. Duỗi cổ tay C. Ngửa cẳng tay
D. Tất cả các ý trên đều đúng
97. Chi phối cảm giác cho khớp vai chủ yếu là do:
A. Thần kinh nách và thần kinh trên vai
B. Thần kinh nách và thần kinh trên đòn
C. Thần kinh trên đòn và thần kinh trên vai
D. Thần kinh trên vai và thần kinh ngực lớn
98. Thần kinh nào không chi phối cảm giác cho xương cánh tay: A. Thần kinh nách B. Thần kinh quay C. Thần kinh trụ D. Thần kinh cơ bì
99. Chi phối cảm giác cho 2 xương cẳng tay chủ yếu là do:
A. Thần kinh quay và thần kinh trụ
B. Thần kinh quay và thần kinh giữa
C. Thần kinh quay và thần kinh cơ bì
D. Thần kinh trụ và thần kinh giữa 100.
Gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang thường không phong bế được: A. Thần kinh cơ bì B. Thần kinh quay C. Thần kinh giữa D. Thần kinh trụ 101.
Gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang được chỉ định cho các phẫu thuật sau ngoại trừ:
A. Phẫu thuật xương đòn B. Phẫu thuật khớp vai
C. Phẫu thuật 1/3 trên xương cánh tay D. Phẫu thuật cẳng tay 102.
Gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang: chọn câu sai
A. Đám rối cánh tay nằm trong tam giác cổ sau
B. Đám rối cánh tay nằm giữa cơ bậc thang trước và giữa
C. Thần kinh hoành nằm phía sau đám rối cánh tay
D. Thường không phong bế được thần kinh bì cánh tay trong 103.
Chống chỉ định của gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang là:
A. Liệt cơ hoành bên đối diện
B. Tiền sử phẫu thuật mạch cảnh hoặc hạch cổ cùng bên C. Gây tê 2 bên
D. Cả 3 ý trên đều đúng 104. Máy kích thích thần kinh:
A. Giúp loại trừ hoàn toàn tổn thương thần kinh
B. Giúp xác định khoảng cách tương đối giữa kim gây tê và thần kinh
C. Làm giảm nguy cơ tiêm thuốc vào mạch máu
D. Cả 3 ý trên đều đúng 105.
Khi sử dụng máy kích thích thần kinh để gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc
thang, kim nằm đúng vị trí khi tìm được: (chọn câu sai)
A. Kích thích cơ ngực lớn
B. Kích thích cơ ức đòn chũm C. Kích thích cơ delta
D. Kích thích cơ nhị đầu 106.
Gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn:
A. Đám rối cánh tay nằm ngoài động mạch dưới đòn
B. Đám rối cánh tay nằm giữa xương đòn và xương sườn 1
C. Điểm chọc thường nằm trên điểm giữa xương đòn
D. Tât cả các ý trên đều đúng 107.
Gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn thường không phong bế được: A. Thần kinh cơ bì
B. Thần kinh bì cánh tay trong C. Thần kinh quay D. Thần kinh giữa 108.
Gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn được chỉ định tốt nhất cho: A. Phẫu thuật vai
B. Phẫu thuật từ vai đến bàn tay
C. Phẫu thuật từ vai đến khuỷu tay
D. Phẫu thuật từ 1/3 giữa cánh tay đến bàn tay 109.
Chống chỉ định của gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn là:
A.Bệnh nhân tràn khí màng phổi cùng bên
B.Bệnh nhân liệt thần kinh hoành cùng bên C.Gây tê 2 bên
D.Tất cả các ý trên đều đúng 110.
Gây tê đám rối cánh tay đường nách A. Không có tai biến
B. Có thể giảm đau sau mổ 1/3 trên cánh tay
C. Mốc giải phẫu là động mạch cánh tay
D. Không đủ để ga rô trên khuỷu tay
111. Gây tê đám rối cánh tay đường nách:
A. Kỹ thuật chọc xuyên động mạch có độ tin cậy cao và không có tai biến
B. Kích thích gấp cẳng tay (co cơ nhị đầu) là kích thích đáng tin cậy, có thể tiêm thuốc
C. Kích thích gấp cổ tay hoặc các ngón tay chứng tỏ kim đang ở phía trên động mạch
D. Khi gây tê, tư thế cánh tay là dạng 120o
112. Gây tê đám rối cánh tay đường nách dựa vào mốc giải phẫu thường không phong bế được A. Thần kinh cơ bì B. Thần kinh quay C. Thần kinh giữa D. Thần kinh trụ 113.
Chống chỉ định tuyệt đối của gây tê đám rối cánh tay đường nách:
A. Bệnh nhân dùng thuốc chống đông
B. Hạch nách hoặc tiền sử nạo vét hạch nách C. Tổn thương thần kinh
D. Tất cả các ý trên đều đúng 114. Gây tê ở cổ tay
A. Thần kinh quay không chi phối cảm giác cho bàn tay
B. Thần kinh trụ chi phối toàn bộ các cơ ở bàn tay
C. Thần kinh quay nằm phía ngoài động mạch quay
D. Thần kinh giữa chi phối cảm giác toàn bộ mặt gan tay 115.
Kỹ thuật gây tê thích hợp cho phẫu thuật kết hợp xương đòn:
A. Gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn
B. Gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang
C. Gây tê đám rối cổ nông
D. Gây tê đám rối cổ sâu 116.
Phương pháp gây tê thích hợp cho phẫu thuật giải phóng dây chằng vòng cổ tay là (phẫu
thuật viên garo trên khuỷu tay):
A.Gâytê thần kinh giữa ở khuỷu tay
B.Gây tê thần kinh giữa và thần kinh trụ ở khuỷu tay
C.Gây tê đám rối cánh tay đường nách
D.Gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang 117.
Các thần kinh chi phối cho khớp khuỷu là:
A.Thần kinh quay, thần kinh giữa, thần kinh trụ
B.Thần kinh quay, thần kinh trụ, thần kinh cơ bì
C.Thần kinh trụ, thần kinh giữa, thần kinh cơ bì
D.Thần kinh quay, thần kinh giữa, thần kinh cơ bì 118.
Một bệnh nhân suy thận mạn, có chỉ định mổ làm cầu nối động – tĩnh mạch quay để lọc
máu. Phương pháp gây tê phù hợp nhất là:
A. Gây tê thần kinh quay tại khuỷu tay
B. Gây tê đám rối cánh tay đường nách
C. Gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn
D. Gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang 119.
Bệnh nhân nam, 24 tuổi, nhập viện vì gãy cẳng tay có tổn thương động mạch và thần
kinh. Bệnh nhân được mổ cấp cứu, anh/ chị sẽ lựa chọn gây mê cho bệnh nhân này như thế nào?
A. Gây mê toàn thể, đặt NKQ khởi mê nhanh vì gây tê vùng chống chỉ định tuyệt đối trên
bệnh nhân tổn thương thần kinh.
B. Đánh giá tổn thương thần kinh và gây tê đám rối cánh tay đường nách.
C. Đánh giá tổn thương thần kinh và gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang vì
không vận động được chi.
D. Gây mê toàn thể và gây tê đám rối cánh tay đường nách dưới gây mê. 120.
Bệnh nhân nam, 30 tuổi, 70kg, mổ gãy hở xương đốt bàn ngón 2,3 tay trái. Bệnh nhân
được gây tê đám rối cánh tay đường nách với 20ml Ropivacain 0.5%. Sau 20 phút bệnh nhân
vẫn đau. Đánh giá cảm giác cho thấy vùng chi phối của thần kinh quay được phong bế hoàn
toàn. Anh/ chị sẽ làm gi?
A. Gây tê thấm quanh cổ tay bằng Ropivacain + Adrenalin
B. Gây tê bổ xung thần kinh giữa ở khuỷu tay bằng 5ml Ropivacain 0.5%
C. Gây tê bổ xung thần kinh trụ ở cổ tay bằng 5ml Ropivacain 0.5%
D. Gây tê bổ xung cả thần kinh trụ và thần kinh giữa ở khuỷu tay bằng 10ml Ropivacain 0.5% 121.
Bệnh nhân nam, 20 tuổi, đa chấn thương đã được dẫn lưu màng phổi 2 bên, gãy 1/3 dưới
xương cánh tay. Bệnh nhân được chỉ định mổ kết hợp xương cánh tay. Thăm khám trước mổ
không phát hiện thêm tổn thương nào khác, bệnh nhân rất đau và không thể vận động được
cánh tay. Anh/chị sẽ lựa chọn phương pháp vô cảm nào?
A. Gây tê đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang
B. Gây tê đám rối cánh tay đường trên đòn
C. Gây tê đám rối cánh tay đường nách D. Gây mê nội khí quản 122.
Bệnh nhân nam, 20 tuổi, gãy hở 1/3 giữa xương cánh tay, nghi ngờ có tổn thương thần
kinh, được chỉ định mổ cấp cứu
122.1. Ở vị trí này, thần kinh dễ bị tổn thương nhất là: A. Thần kinh quay B. Thần kinh trụ C. Thần kinh giữa D. Thần kinh cơ bì
122.2. Tại phòng mổ, anh/ chị làm thế nào để đánh giá bệnh nhân có tổn thương thần kinh
A. Bảo bệnh nhân gấp các ngón tay
B. Bảo bệnh nhân duỗi các ngón tay
C. Bảo bệnh nhân gấp cổ tay
D. Đánh giá cảm giác gan tay, vùng ô mô cái I GÂY TÊ CHI D Ư ỚI (BS .GIANG) 123.
Điền vào chỗ trống: đám rối thắt lưng cùng A. 1:…… B. 2:…… C. 3:…… D. 4:…… 124.
Điền vào chỗ trống: chi phối cảm giác chi dưới A. 1:…… B. 2:…… C. 3:…… D. 4:…… 125.
Điền vào chỗ trống: chi phối cảm giác chi dưới A. 5:…… B. 6:…… C. 7:…… 126.
Điền vào chỗ trống: thần kinh chi dưới A. 1:…… B. 2:…… C. 3:…… Đáp án 1. A. TK đùi bì ngài B. TK đùi C. TK hông to D. TK bịt 2. A. TK đùi bì ngoài B. TK bịt C. TK đùi D. TK hiển 3. A. TK mác chung B. TK mác nông C. TK mác sâu 4. A. TK hông to B. TK mác chung C. TK chày 127.
Thần kinh nào không thuộc đám rối thắt lưng: A. Thần kinh đùi
B. Thần kinh đùi bì ngoài C. Thần kinh đùi bì sau D. Thần kinh bịt 128. Đám rối thắt lưng
A. Xuất phát từ các rễ L1,2,3,4,5
B. Gây tê đám rối thắt lưng có thể phẫu thuật toàn bộ chi dưới
C. Thần kinh đùi bì ngoài và thần kinh sinh dục đùi là thần kinh hoàn toàn cảm giác
D. Thần kinh đùi xuất phát từ các nhánh trước của L2,3,4 129.
Thần kinh nào không xuất phát từ đám rối cùng: A. Thần kinh mác chung B. Thần kinh đùi bì sau C. Thần kinh bắp chân D. Thần kinh hiển 130.
Thần kinh nào không chi phối cho khớp háng: A. Thần kinh đùi B. Thần kinh chậu bẹn C. Thần kinh hông to D. Thần kinh bịt 131. Thần kinh hông to:
A. Là nhánh tận lớn nhất của đám rối thắt lưng
B. Chi phối cảm giác cho khớp háng
C. Chi phối cảm giác cho toàn bộ cẳng, bàn chân
D. Chia thành 2 nhánh tận ở phía dưới khớp gối 132.
Thần kinh nào là nhánh của thần kinh hông to: A. Thần kinh đùi bì sau B. Thần kinh mông trên C. Thần kinh mông dưới D. Thần kinh bắp chân 133. Thần kinh bịt
A. Là thần kinh hoàn toàn vận động
B. Không chi phối cảm giác cho khớp gối
C. Chi phối cảm giác cho khớp háng
D. Chi phối cảm giác cho các tạng trong phúc mạc 134.
Các thần kinh ở cẳng chân:
A. Thần kinh bắp chân là nhánh tận của thần kinh chày
B. Thần kinh mác nông chi phối cảm giác da cho toàn bộ mặt mu chân
C. Thần kinh chày chi phối cảm giác da cho toàn bộ mặt gan chân
D. Cả 3 ý trên đều đúng 135. Thần kinh đùi:
A. Nằm ngoài động mạch đùi B. Nằm trên mạc chậu
C. Không cho nhánh cảm giác ở đùi
D. Cho nhánh tận chi phối cảm giác cho mặt ngoài cẳng chân 136. Thần kinh đùi
A. Chi phối cảm giác cho toàn bộ mặt trước và mặt trong đùi
B. Chi phối cảm giác cho toàn bộ khớp gối
C. Chi phối cảm giác cho xương bánh chè
D. Không chi phối cảm giác cho khớp háng 137.
Đáp ứng kích thích của thần kinh đùi là A. Kích thích cơ may
B. Kích thích xương bánh chè C. Khép đùi D. Gấp gối 138.
Gây tê thần kinh đùi: chọn câu sai
A. Có thể phẫu thuật khớp gối mở
B. Có thể giảm đau sau mổ khớp gối
C. Có thể giảm đau sau mổ khớp háng
D. Có thể khâu vết thương mặt trước đùi 139. Gây tê thần kinh đùi
A. Mốc giải phẫu là động mạch đùi và dây chằng bẹn
B. Vị trí chọc kim phía trong động mạch đùi
C. Tiêm với thể tích lớn có thể phong bể được cả thần kinh bịt
D. Cả 3 ý trên đều đúng 140. Thần kinh đùi bì ngoài:
A. Là thần kinh cả cảm giác và vận động
B. Chi phối cảm giác cho mặt ngoài đùi
C. Bắt buộc phải phong bế khi phẫu thuật khớp gối
D. Cả 3 ý trên đều đúng 141. Thần kinh hiển
A. Là nhánh tận của thần kinh hông to
B. Chi phối cảm giác cho mặt ngoài cẳng chân
C. Là 1 thành phần nằm trong ống cơ khép
D. Là thần kinh hỗn hợp cả cảm giác và vận động 142. Giải phẫu trám khoeo:
A. Bờ trong là cơ nhị đầu
B. Bờ ngoài là cơ bán màng
C. Thần kinh chày đi phía trong động mạch
D. Thần kinh hông to thường chia thành 2 nhánh tận ở đỉnh trám khoeo 143.
Gây tê thần kinh hông to ở trám khoeo:
A. Thích hợp cho các phẫu thuật ở cổ chân và bàn chân
B. Thần kinh hông to nằm trong động mạch khoeo
C. Kích thích thần kinh chày là xoay ngoài bàn chân
D. Kích thích thần kinh mác là gấp bàn chân về phía gan chân 144.
Tổn thương thần kinh mác chung
A. Thường gặp sau gãy thân xương mác
B. Mất vận động nhóm cơ ở mặt sau cẳng chân
C. Bệnh nhân có triệu chứng bàn chân rủ do không thể gấp bàn chân về phía mu chân
D. Cả 3 câu trên đều đúng 145.
Để phẫu thuật nối gân Achille, anh/chị cần phong bế thần kinh nào? (phẫu thuật viên sẽ garo trên gối) A. Thần kinh hông to
B. Thần kinh hông to và thần kinh hiển
C. Thần kinh hông to và thần kinh đùi D. Thần kinh đùi 146.
Để phẫu thuật khớp gối, anh/chị cần phong bế các thần kinh nào?
A. Thần kinh đùi, thần kinh bịt, thần kinh đùi bì ngoài
B. Thần kinh đùi, thần kinh bịt, thần kinh hông to
C. Thần kinh đùi, thần kinh chày, thần kinh bịt
D. Thần kinh đùi, thần kinh chày, thần kinh đùi bì sau 147.
Anh/ chị chọn cách nào để giảm đau cho bệnh nhân gãy 1/3 dưới xương đùi chờ mổ: A. Gây tê thần kinh đùi
B. Gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to ở trám khoeo
C. Gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to đường dưới mông
D. Gây tê thần kinh đùi, thần kinh hông to ở trám khoeo, thần kinh bịt 148. Phẫu thuật bàn chân
A. Bắt buộc phải phong bế được thần kinh hiển
B. Nếu đường rạch da ở mặt trong bàn chân, không cần phong bế thần kinh hiển
C. Có thể đặt catheter thần kinh đùi để giảm đau sau mổ
D. Có thể đặt catheter thần kinh hông to ở khoeo để giảm đau sau mổ 149.
Bệnh nhân nam, 30 tuổi, gãy trật hở 2 mắt cá chân phải, có tổn thương thần kinh mác.
Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu. Anh/ chị sẽ chọn phương pháp vô cảm nào? A. Gây mê nội khí quản
B. Gây mê nội khí quản, khởi mê nhanh
C. Gây tê thần kinh hông to sau khi đánh giá kỹ tổn thương
D. Đánh giá kỹ tổn thương rồi gây tê cả thần kinh đùi và thần kinh hông to 150.
Để phẫu thuật chỉnh hình ngón 1 bàn chân, anh/chị cần phong bế các thần kinh nào ở cổ chân:
A. Thần kinh mác nông, mác sâu, thần kinh chày, thần kinh hiển
B. Thần kinh mác nông, mác sâu, thần kinh chày
C. Thần kinh mác nông, thần kinh chày, thần kinh hiển
D. Thần kinh mác chung, thần kinh chày
151. Bệnh nhân nữ 30 tuổi, 60kg, mổ cấp cứu vết thương bàn chân. Bệnh nhân có tiền sử đặt
nội khí quản khó và nôn nhiều sau mổ trong 1 phẫu thuật trước đó. Bệnh nhân được gây tê
thần kinh hông to ở khoeo với 15ml Ropivacain 0.5% và thần kinh đùi với 10ml Lidocain 0.1%.
Sau 20 phút, vùng gan chân vẫn không hết đau. Anh/ chị sẽ làm gì?
A. Gây tê bổ xung thần kinh hông to ở dưới mông
B. Chuyển gây mê nội khí quản
C. Gây tê bổ xung thần kinh chày ở cổ chân với 5ml Ropivacain 0.5%
D. Đề nghị phẫu thuật viên gây tê tại chỗ 152.
Bệnh nhân nam, 70 tuổi, phẫu thuật thay khớp gối. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp
điều trị ổn định, đặt stent mạch vành cách 1 năm, đang dùng Aspirin và Clopidogrel. Sau mổ
bệnh nhân cần tập vận động sớm. Anh/chị sẽ chọn phương pháp gây tê vùng nào để giảm đau
sau mổ sau khi cân nhắc lợi ích và nguy cơ:
A. Gây tê đám rối thắt lưng
B. Đặt catheter ngoài màng cứng
C. Đặt catheter thần kinh đùi
D. Đặt catheter ống cơ khép
BÀI TRIỆU CHỨNG MÊ ETHER VÀ CẢI TIẾN ĐỘ SÂU GM (BS.CHI)
Phần 1: Câu Hỏi Đúng Sai Thân Chung 153.
[] Triệu chứng học của độ mê : []
Để điều chỉnh cuộc mê nhằm giúp phẫu thuật viên tiến hành phẫu thuật một cách thuận lợi A
. Đúng B. Sai [ ]
Giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh trong và sau cuộc mổ A. Đúng B. Sai [ ]
Phụ thuộc hoàn toàn vào lượng thuốc mê đã dùng A. Đúng B. Sai [ ]
Diễn biến giống nhau giữa tất cả các loại thuốc gây mê A. Đúng B. Sai [ ] 154.
[] Giai đoạn I của phân loại độ mê theo Guedel: []
Là giai đoạn ức chế nhưng không hoàn toàn A. Đúng B. Sai [ ]
Chưa thể thực hiện thủ thuật nào trong giai đoạn này A. Đúng B. Sai [ ]
Bệnh nhân tăng mẫn cảm với các kích thích đau trong giai đoạn này A. Đúng B. Sai [ ]
Biểu hiện thường thấy là: mạch chậm, huyết áp giảm A
. Đúng B. Sai [ ] 155.
[] Giai đoạn II của phân loại độ mê theo Guedel: []
Gồm 2 giai đoạn: tác dụng vào vỏ não và tác dụng vào dưới vỏ A
. Đúng B. Sai [ ]
Trong giai đoạn này thính giác mất trước thị giác A. Đúng B. Sai [ ]
Giai đoạn này có đặc điểm chung là giai đoạn kích thích A
. Đúng B. Sai [ ]
Có khả năng thực hiện những thủ thuật can thiệp nhỏ như đặt sonde dạ dày / lấy đường truyền
tĩnh mạch trong giai đoạn này vì đã đạt đến một độ mê nhất định A. Đúng B. Sai [ ] 156.
[] Phân loại mê theo Guedel: []
Đã từng được sử dụng rất phổ biến trong gây mê và hiện nay vẫn còn nguyên giá trị A. Đúng B. Sai [ ]
Các dấu hiệu về hô hấp và tuần hoàn theo Guedel giúp ta xác định được tốt thời điểm đặt NKQ A. Đúng B. Sai [ ]
Theo Guedel, đến giai đoạn III4, cơ hoành vẫn còn cử động nên phải mê sâu hơn mới đặt được ống NKQ A. Đúng B. Sai [ ]
Theo Guedel, nếu đồng tử co nhỏ thì tức là bệnh nhân đã đạt được độ mê từ giai đoạn 3
trở lên và có thể tiến hành phẫu thuật được A
. Đúng B. Sai [ ] 157. [] Độ mê : []
Chỉ cần theo dõi trong thời gian đầu, khi nồng độ các thuốc gây mê trong máu đã đạt đến
trạng thái cân bằng thì độ mê ổn định, ko còn thay đổi nữa A. Đúng B. Sai [ ]
Theo dõi độ mê chỉ phục vụ cho nghiên cứu, việc này giúp chúng ta có được nồng độ
thuốc gây mê trung bình để phục vụ cho quần thể A. Đúng B. Sai [ ]
Vấn đề chủ yếu hay gặp trong quá trình gây mê là gây mê nông, làm bệnh nhân bị thức
tỉnh trong mổ và phẫu thuật viên khó làm việc. A. Đúng B. Sai [ ]
Đánh giá độ mê có cả phương pháp khách quan và phương pháp chủ quan, cần phối hợp
cả 2 phương pháp để đánh giá đúng độ mê A
. Đúng B. Sai [ ] 158.
[] một vài phương pháp đánh giá độ mê được thực hiện hiện nay: []
Phương pháp PRST có nhược điểm là đắt tiền, đòi hỏi phải có máy theo dõi chuyên biệt mới có thể áp dụng được A. Đúng B. Sai [ ]
Kỹ thuật cách li cẳng tay có độ chính xác cao, khi sử dụng có thể dự đoán được chắc chắn tình
trạng mê của bệnh nhân A. Đúng B. Sai [ ]
BIS đánh giá độ mê dựa vào phân tích hoạt động điện cơ đồ ( EMG) ở các cơ vùng trán, nếu các
cơ này ko hoạt động tức là bệnh nhân đã mê sâu . A. Đúng B. Sai [ ]
Entropy có nguyên tắc đánh giá cũng dựa vào phân tích điện não đồ và điện cơ đồ của các cơ vùng trán A
. Đúng B. Sai [ ] 159. [] Khi sử dụng BIS : []
Có thể tin tưởng 100% vào giá trị tuyệt đối của BIS thể hiện trên màn hình A. Đúng B. Sai [ ]
Ngưỡng mê thích hợp là giá trị BIS : 40- 60 A
. Đúng B. Sai [ ]
Nếu BIS < 40, BN có nguy cơ thức tỉnh A. Đúng B. Sai [ ]
Khi thấy có dấu hiệu dấu hiệu lâm sàng mâu thuẫn với giá trị BIS thì cần tin vào BIS hơn vì lâm
sàng mang tính chủ quan, ko chính xác A. Đúng B. Sai [ ]
Phần 2: Câu hỏi MCQ 160.
Trong một cuộc mê, thuốc mê tác động đến những thành phần nào sau đây
A. Ý thức: giảm ý thức, giảm đáp ứng với môi trường xung quanh, tùy theo mức độ mà
bệnh nhân có thể mê từ nông đến sâu
B. Cảm giác: làm giảm sự dẫn truyền cảm giác, các xung động hướng tâm bị hạn chế dẫn truyền
C. Ức chế hoạt động cơ: dạng tự chủ và dạng phản xạ D
. Tất cả các ý trên [ ]
161. Độ mê phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây :
A. Độ mạnh của kích thích
B. Đáp ứng của người bệnh
C. Nồng độ bão hòa của các thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc mê
D. Tất cả các ý trên [ ] 162.
Miêu tả giai đoạn II của phân độ mê theo Guedel:
A. Mất phản xạ giác mạc và phản xạ nuốt
B. Mất phản xạ giác mạc, phản xạ nuốt , còn phản xạ rung giật nhãn cầu
C. Còn phản xạ giác mạc, phản xạ nuốt, còn rung rật nhãn cầu nhưng nhịp tim, hô hấp đã chậm lại
D. Tất cả các ý trên đều sai [ ] 163.
Miêu tả giai đoạn III của phân độ mê theo Guedel:
A. Gồm có 3 giai đoạn nhỏ
B. Trong giai đoạn này, trương lực cơ giảm dần cho đến mất hẳn nhưng các phản xạ vẫn còn
C. Giai đoạn III4 là giai đoạn muộn, nếu để BN rơi vào giai đoạn này thì các tác động của Ether
là không thể đảo ngược
D. Mạch và huyết áp bắt đầu bị rối loạn từ giai đoạn III. [ ] 164.
Khi áp dụng phân độ mê của Guedel cần phải chú ý:
A. Không nên áp dụng vì phân độ mê theo Guedel chỉ dựa vào lâm sàng
B. Khi áp dụng phân độ mê theo Guedel cho gây mê cân bằng cần phải bỏ qua các dấu hiệu của
hoạt động cơ ( vì gây mê cân bằng có thể sử dụng thuốc giãn cơ)
C. Có thể dùng dấu hiệu co giãn đồng tử theo Guedel làm một trong các dấu hiệu để đánh giá độ mê trong gây mê cân bằng
D. Tuyệt đối không áp dụng phân độ mê của Guedel vào gây mê cân bằng vì không còn giá trị. [ ] 165.
Theo dõi độ mê có tác dụng
A. Tránh mê quá nông và để xảy ra hiện tượng thức tỉnh trong mổ
B. Điều chỉnh cho mê sâu hơn một chút để phẫu thuật viên làm việc thuận lợi và an toàn cho
bệnh nhân ( bệnh nhân không có cử động bất thường trong mổ)
C. Dùng hệ thống 100% các phương tiện theo dõi để theo dõi độ mê là tốt nhất
D. Chỉ cần theo dõi độ mê trong giai đoạn đầu của gây mê, khi đã ổn định, độ mê sẽ không thay đổi [ ]
166. Phương pháp đánh giá độ mê PRST là phân tích tổng hợp dựa trên các yếu tố:
A. Huyết áp, mạch, phản xạ mí mắt, chảy nước mắt
B. Huyết áp, mạch, tiết mồ hôi, phản xạ mí mắt
C. Huyết áp, mạch, tiết mồ hôi, phản xạ co tay
D. Tất cả các phương án trên đều sai [ ] 167.
Bệnh nhân gây mê toàn thân, trong quá trình mê phát hiện BN tăng huyết áp 40 mmHg thì:
A. Cho 1 điểm theo bảng PRST
B. Cho 2 điểm theo bảng PRST
C. Cho 3 điểm theo bảng PRST
D. Không cho điểm nào, vì BN tăng huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân khác, tăng huyết áp
40 mmHg đơn thuần không phải là dấu hiệu BN tỉnh trong gây mê [ ]
168.Khi áp dụng thang điểm PRST cho BN gây mê toàn thân:
A. thang điểm đánh giá 4 yếu tố: huyết áp, mạch, phản xạ mí mắt, tiết mồ hôi
B. khi cho điểm cần chú ý không cho điểm những yếu tố không đặc hiệu, ví dụ như BN mạch có
thể do nhiều nguyên nhân chứ không phải do BN thức tỉnh
C. Khi áp dụng thang điểm này, sẽ cho thuốc khi tổng điểm >3
D. Tất cả các ý trên đều đúng [ ] 169.
Kĩ thuật cách ly cẳng tay ( isolated forearm technique)
A. Đặt 1 garo ở cánh tay trong thời kì khởi mê để thuốc giãn cơ không xuống được cẳng tay, sau
đó phải tháo garo khi theo dõi nếu không tay không cử động được là do thiếu máu hoặc do tổn thương thần kinh
B. Là kĩ thuật đơn giản, độ nhạy cao
C. Là kĩ thuật đơn giản, độ nhạy thấp
D. Tất cả các BN có cựa tay tức là có thức tỉnh và có hiện tượng nhớ lại [ ] 170.
Kỹ thuật theo dõi độ mê bằng phương pháp lưỡng phổ (BIS):
A. Là kĩ thuật đo độ mê duy nhất không bị nhiễu bởi các yếu tố khác
B. Phân tích dựa vào phân tích điện não đồ ( EEG)
C. Khi gây mê cần giữ BIS < 60 để đảm bảo BN đủ độ mê
D. BIS chỉ phản ánh tác dụng của thuốc mê, không phụ thuộc vào thuốc giãn cơ hay thuốc giảm đau. [ ] 171.
Khi dùng BIS để theo dõi cho BN
A. BIS chỉ áp dụng khi theo dõi cho BN sử dụng thuốc mê tĩnh mạch, với thuốc mê hô hấp BIS không có nhiều giá trị
B. BIS không bị ảnh hưởng khi dùng kèm với các thuốc khác
C. BIS không bị ảnh hưởng khi dùng kèm với các phương pháp gây tê vùng
D. Tất cả các ý trên đều sai [ ]
172. Khi theo dõi độ mê bằng Entropy: A. RE 40- 60 B. SE 40- 60
C. Hiệu số RE – SE < 3
D. Tất cả các phương án trên đều đúng [ ] 173.
Khi theo dõi một bệnh nhân gây mê toàn thân bằng Entropy, có RE : 50- 60, SE : 50 – 60,
đột nhiên thấy chỉ có RE tăng lên 70 – 80 thì
A. Đây là kết quả sai vì 2 chỉ số phải thay đổi song song với nhau mới có ý nghĩa
B. Bệnh nhân có thức tỉnh, cần phải tăng nồng độ thuốc mê thêm
C. Cần phải kiểm tra lại độ giãn cơ trước, loại trừ BN thiếu giãn cơ rồi mới cho tăng thêm nồng độ thuốc mê
D. Bệnh nhân đau, cần cho thêm thuốc giảm đau [ ] 174.
Trong quá trình theo dõi độ mê bằng Entropy, nếu thấy RE tăng lên:
A. Tăng hoạt động điện não, BN đang trong quá trình thức tỉnh
B. Tăng hoạt động điện cơ của vùng trán, BN đang trong quá trình thức tỉnh
C. Tăng cả hoạt động điện não và điện cơ của vùng trán, BN đang trong quá trình thức tỉnh
D. Không có ý nghĩa gì, cần xem xét cùng với sự thay đổi SE rồi mới đưa ra quyết định 175.
Trong quá trình theo dõi độ mê bằng BIS, thấy độ mê BIS vẫn ổn định 40 – 60, nhưng nhịp
tim tăng và huyết áp tăng
A. Không có ý nghĩa gì , BIS không thay đổi tức là BN vẫn đủ độ mê
B. BIS sai, BN đang trong quá trình thức tỉnh
C. Đánh giá lại mức độ kích thích của phẫu thuật, có thể đủ thuốc gây mê nhưng BN thiếu thuốc
giảm đau, cần cho thêm thuốc giảm đau.
D. BN chắc chắn đủ độ mê, giảm huyết áp và mạch bằng các thuốc kiểm soát mạch và huyết áp. [ ]
176. Khi theo dõi độ mê bằng lâm sàng theo bảng PRST, thấy BN có dấu hiệu tăng mạch và tăng
huyết áp, những việc cần làm là:
A. Lắp phương tiện theo dõi khách quan ( vd như BIS, entropy)  Điều chỉnh theo kết luận của
các phương tiện theo dõi khách quan đó
B. Đánh giá lại mức độ kích thích của phẫu thuật, thời gian sử dụng các thuốc gần nhất, điều
chỉnh các yếu tố khác có thể thay đổi mạch và huyết áp ( vd: ưu thán )  Điều chỉnh liều lượng thuốc mê.
C. Ngay lập tức dùng thuốc mê để điều chỉnh độ mê vì mạch huyết áp tăng song song với nhau là
dấu hiệu của BN chưa đủ độ mê.
D. Dùng thuốc điều chỉnh mạch và huyết áp trước sau đó đánh giá độ mê sau. [ ] 177.
Các lưu ý khi sử dụng máy theo dõi độ mê lưỡng phổ BIS:
A. Lắp điện cực vào vùng trán
B. Trước khi lắp điện cực nên làm ướt bề mặt da để tăng tiếp xúc
C. Điện cực BIS có thể dùng từ trẻ sơ sinh đến người dưới 100 tuổi
D. Điện cực BIS có thể dùng lại nhiều lần vẫn đảm bảo tính chính xác. [ ] Phần 3: Case Study 178.
(Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) < BN nữ, 24 tuổi, tiền sử mắc bệnh
viêm khớp dạng thấp từ 6 tuổi, hiện phát hiện hẹp ở van 2 lá được 3 năm, mức độ hẹp nhiều,
có chỉ định mổ phiên để thay van 2 lá nhân tạo, hiện tại thể trạng còn tốt, chưa có biểu hiện suy tim> (<1>) A. Giới nữ B. Tuổi trẻ C. Phẫu thuật tim mạch
D. Tất cả các yếu tố trên
(<2>) < Phương pháp dự kiến để thay theo dõi độ mê trong mổ cho BN này là>
A. Chỉ cần theo dõi về lâm sàng vì BN có nguy cơ thức tỉnh thấp
B. Chỉ cần theo dõi lâm sàng vì BN trẻ, hiện tại chưa có suy tim, thể trạng tốt C
. Nên theo dõi bằng các phương tiện khách quan vì BN có nguy cơ thức tỉnh cao.
D. Nên theo dõi bằng các phương tiện khách quan một cách hệ thống cho tất cả các BN .
(<3>) < BN chưa có rối loạn nhịp tim, nhịp tim trước lúc khởi mê là 80 lần / 1 phút, khi đang
tiến hành khởi mê chuẩn bị đặt ống NKQ, nhịp tim tăng 120 lần / 1 phút>
A. BN tỉnh, cần cho mê sâu ngay lập tức hơn để đặt NKQ
B. Đây là diễn biến bình thường khi khởi mê cho BN có bệnh lí hẹp van 2 lá, không cần xử trí gì
C. BN có thể mê quá sâu, dẫn đến tụt huyết áp và tăng mạch bù lại để phản ứng
D. Tất cả các phương án trên đều sai 179.
(Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) < BN nữ, 60 tuổi, tiền sử béo phì,
tăng huyết áp, đái tháo đường , BMI hiện tại 28, được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt dạ dày >
(<1>) < BN này nên được theo dõi độ mê bằng các phương tiện khách quan vì : a) BN có nguy
cơ thức tỉnh xếp loại cao; b ) BN có nhiều bệnh lí kèm theo , c) BN có bệnh béo phì: nguy cơ
tích lũy thuốc cao hơn BN khác, d) BN được phẫu thuật nội soi> A. a + b B. a + c + d C. b + c D. b + c + d
(<2>) < BN được khởi mê thuận lợi, theo dõi độ mê bằng BIS , chỉ số BIS dao động từ 40- 60,
kết thúc thì bơm hơi thấy BIS tăng 80, mạch và huyết áp không tăng >
A. Đo lại mạch và huyết áp, có khả năng các chỉ số này sai vì BIS tăng
B. BIS sai , vì mạch và huyết áp BN không thay đổi
C. Có khả năng BN tỉnh, vì bơm hơi cũng là một kích thích tăng thêm của phẫu thuật
D. Bơm hơi làm phân áp CO2 trong máu, nên làm thay đổi chỉ số BIS chứ thực tế BN không tỉnh
(<3>) < Sau khi phát hiện và xử trí vấn đề, chỉ số BIS đã trở lại bình thường, khoảng 30 phút
sau, điều dưỡng phụ mê báo bạn là thấy huyết áp BN tăng, mạch không tăng, chỉ số BIS 50 – 60, bạn sẽ>
A. Không xử trí gì, vì diễn biến không phù hợp với logic
B. Cho thêm thuốc mê vì BN tỉnh, BIS chưa phản ánh kịp
C. Cho thêm thuốc hạ huyết áp vì BN có tiền sử tăng HA từ trước
D. Kiểm tra thêm một số yếu tố có thể làm tăng huyết áp đơn thuần
GMHS CHO BN CỚ KÈM THEO BỆNH TIM (BS. CHI)
Phần 1: Câu Hỏi Đúng Sai Thân Chung 180.
[] Khi gây mê cho BN có kèm theo bệnh tim cần chú ý : []
Khai thác tiền sử bệnh lí tim mạch : chẩn đoán bệnh, mức độ bệnh, mức độ ảnh hưởng đến chức năng sống A. Đúng B. Sai [ ]
Khai thác các loại thuốc đang dùng, thời gian dùng, liều lượng, đáp ứng của BN A
. Đúng B. Sai [ ]
Không chấp nhận mổ cấp cứu cho BN có bệnh lí tim mạch kèm theo, BN này cần tối ưu hóa
chức năng tim mạch trước mổ A. Đúng B. Sai [ ]
Cần chuyển BN đến tuyến có chuyên khoa gây mê hồi sức và chuyên khoa tim mạch có chuyên môn thích hợp A
. Đúng B. Sai [ ] 181.
[] Các thăm dò cận lâm sàng bắt buộc làm trước khi gây mê cho BN có bệnh tim []
Điện tâm đồ, siêu âm tim, chức năng hô hấp phổi A. Đúng B. Sai [ ]
Thông tim, chụp mạch , CT 64 dãy dựng hình các buồng tim A. Đúng B. Sai [ ] X quang tim phổi A
. Đúng B. Sai [ ] Troponin T, CK-MB, Pro- BNP A. Đúng B. Sai [ ] 182.
[ Ở những BN có bệnh lí tim mạch kèm theo []
Chỉ định gây mê tĩnh mạch giúp dễ dàng kiểm soát huyết động A
. Đúng B. Sai [ ]
Chống chỉ định tuyệt đối của gây tê tủy sống A. Đúng B. Sai [ ]
Chống chỉ định tuyệt đối của gây tê vùng vì các thuốc tê có độc tính trên tim mạch cao A. Đúng B. Sai [ ]
Không nên thực hiện giảm đau bằng gây tê vùng cho BN tim mạch A. Đúng B. Sai [ ]
Câu 4: [ Ở BN có bệnh lí tim mạch kèm theo, không nên thực hiện phẫu thuật cấp cứu nếu có thể trì hoãn vì []
Cần phẫu thuật hoặc can thiệp để giải quyết vấn đề về tim mạch trước khi phẫu thuật bệnh khác A. Đúng B. Sai [ ]
Bệnh nhân có thể đang dùng nhiều loại thuốc kèm theo, cần thời gian để dừng hay chuyển thuốc
trước quá trình phẫu thuật A
. Đúng B. Sai [ ]
Phẫu thuật cấp cứu làm tăng nguy cơ của tai biến tim mạch trong và sau quá trình phẫu thuật A
. Đúng B. Sai [ ]
Tình trạng bệnh nặng, BN và gia đình BN cần phải có thời gian chuẩn bị trước A. Đúng B. Sai [ ] 183.
[ các loại thuốc mê được ưu tiên sử dụng trong gây mê cho bệnh nhân có bệnh tim là[] Ketamin A. Đúng B. Sai [ ] Propofol A. Đúng B. Sai [ ] Mydazolam A
. Đúng B. Sai [ ] Etomidate A
. Đúng B. Sai [ ] 184.
[ Bệnh lí tim mạch kèm theo hay gặp ở nam trên 60t, tiền sử nghiện thuốc lá là [] Tăng huyết áp A
. Đúng B. Sai [ ]
Tăng áp lực động mạch phổi A. Đúng B. Sai [ ] Suy tim A. Đúng B. Sai [ ]
Thiểu năng động mạch vành A
. Đúng B. Sai [ ]
Phần 2: Câu hỏi MCQ 185.
Những BN có nguy cơ cao có xảy ra nhồi máu cơ tim trong quá trình phẫu thuật là :
A. Có tiền sử nhồi máu cơ tim dưới 1 tháng trước khi phẫu thuật
B. Có tiền sử nhồi máu cơ tim dưới 6 tháng trước khi phậu thuật
C. Có tiền sử nhồi máu cơ tim dưới 12 tháng trước khi phẫu thuật
D. Tất cả các phương án trên đều sai [ ] 186. Chọn ý đúng sau đây:
A. Tiến hành can thiệp vành hoặc mổ bắc cầu vành cho BN có phát hiện hẹp động mạch vành
trước phẫu thuật để giảm tỉ lệ tai biến mạch vành trong và sau mổ.
B. Không được ngừng thuốc chống đông ở BN có tiền sử hẹp động mạch vành trước phẫu thuật
để giảm tỉ lệ tai biến mạch vành trong và sau mổ.
C. Nếu BN có tiền sử hẹp động mạch vành mà chưa có chỉ định can thiệp thì trước phẫu thuật
( không phải trên động mạch vành), cũng ko cần phải can thiệp động mạch vành chỉ vì BN có chỉ
định mổ ở vị trí khác
D. Tất cả các ý trên đều sai . [ ] 187. Chọn ý đúng sau đây
A. Thuốc nhóm β-blocker chống chỉ định trong những trường hợp BN có tiền sử bệnh mạch vành .
B. Thuốc nhóm β-blocker cần được dừng trước khi mổ 1 ngày để tránh nguy cơ tụt huyết áp trong mổ
C. Thuốc nhóm β-blocker cần được dừng trước khi mổ 3 ngày để tránh nguy cơ tụt huyết áp trong mổ
D. Ở BN có tiền sử bệnh lí động mạch vành, nếu BN chưa có tiền sử dùng thuốc nhóm β-blocker
trước đó, thì trong mổ không nên bắt đầu sử dụng nhóm β-blocker vì làm tăng nguy cơ tai biến chung của phẫu thuật [ ] 188.
Trong các thuốc tim mạch sau, thuốc nào cần phải ngừng ở những BN có chuẩn bị mổ
phiên vì bệnh lí ngoài hệ thống tim mạch 3-5 ngày. A. Thuốc nhóm β-blocker
B. Thuốc nhóm chẹn kênh Calci C. Thuốc lợi tiểu
D. Thuốc nhóm ức chế men chuyển [ ]
189. Khi gây mê cho BN có tiền sử bệnh lí động mạch vành cần
A. Duy trì mạch < 70 lần / phút, huyết áp > 130 / 80 mmHg
B. Duy trì mạch 60 – 70 lần / phút, huyết áp > 140/ 80 mmHg
C. Duy trì mạch nhanh tương đối, tỉ số mạch / huyết áp trung bình >1
D. Duy trì mạch chậm tương đối, tỉ số huyết áp trung bình/ mạch >1 [ ] 190.
Hiện tượng tụt huyết áp gặp trong quá trình khởi mê ở những BN có suy tim là do nguyên nhân
A. Do hiện tượng ức chế tim mạch của các thuốc mê
B. Do BN thiếu tiền gánh ( thiếu thể tích tuần hoàn )
C. Do chức năng co bóp của tim không đủ nhu cầu của cơ thể .
D. Tất cả các nguyên nhân trên [ ] 191.
Trong quá trình duy trì mê cho BN có suy tim để thực hiện phẫu thuật ngoài tim mạch,
nếu BN có tụt huyết áp nhiều hơn 30% huyết áp nền thì cần
A. Tắt thuốc mê, gây mê nông để tăng huyết áp lên
B. Thực hiện bù dịch khối lượng lớn vì khả năng BN thiếu khối lượng tuần hoàn
C. Dùng các thuốc để tăng tần số tim để cải thiện cung lượng, vì tần số tim tăng sẽ làm cung
lượng tim tăng và tăng được huyết áp.
D. Tất cả các phương án trên đều sai [ ] 192.
Kiểm soát huyết áp cho những BN có cao huyết áp trong mổ
A. Đưa huyết áp về mức bình thường 110 / 60 mmHg để hạn chế nguy cơ chảy máu và tai biến tim mạch trong mổ
B. Đưa huyết áp về ngưỡng cao hơn bình thường 130 / 80 mmHg để hạn chế nguy cơ chảy máu
và tai biến tim mạch trong mổ
C. Xác định mức huyết áp tối ưu để duy trì trong mổ phụ thuộc vào huyết áp nền của BN .
D. Giữ huyết áp cao > 150 mmHg trong mổ sẽ đi kèm với tăng nguy cơ tai biến mạch não trong mổ. [ ] 193.
Nếu huyết áp trong mổ duy trì quá thấp ở những BN có tiền sử cao huyết áp mức độ nặng, hậu quả xảy ra là:
A. Tăng liều thuốc mê sử dụng
B. Et CO2 sẽ không còn chính xác nữa vì lượng máu cung cấp đến phổi thấp
C. Không thể phiên giải được độ mê dựa trên các dấu hiệu lâm sàng .
D. Tăng nặng tình trạng tổn thương các tạng đích của tăng huyết áp ( thận, tim, não ) [ ] 194.
Ỡ những BN có tiền sử tăng huyết áp, nguy cơ tai biến tim mạch và nguy cơ tử vong sẽ tăng
lên khi BN mức huyết áp là:
A. Tăng huyết áp giai đoạn 1 ( HATT 140- 159 mmHg , HATTr 90- 99 mmHg)
B. Tăng huyết áp giai đoạn 2 ( HATT: 160- 179 mmHg, HATTr 100-109 mmHg)
C. Tăng huyết áp giai đoạn 3 ( HATT > 180 mmHg, HATTr > 110 mmHg)
D. Tăng huyết áp giai đoạn tăng nguy cơ (HATT 130-139 mmHg, HATTr : 80 – 89 mmHg) [ ] 195.
Khi gây mê cho những BN có bệnh lí hẹp van động mạch chủ, ý nào sau đây đúng
A. Cần hoãn mổ cho đến khi BN thực hiện nong van hay thay van xong
B. Dùng Dobutamin để tăng sức co bóp cơ tim, thắng được sức cản của van động mạch chủ bị hẹp
C. Dùng các thuốc giãn mạch như nitroglycerin, để làm giảm bớt sức cản của tuần hoàn ngoại vi,
để tim được co bóp dễ dàng hơn
D. Tất cả các ý trên đều sai [ ] 196.
Khi gây mê cho những BN có bệnh lí hở van động mạch chủ, ý nào sau đây là đúng
A. Giữ huyết áp ở giới hạn cao tương đối , khoảng 90 lần / phút B. Giữ tiền gánh đủ
C. Giữ sức cản ngoại vi tương đối thấp
D. Tất cả các ý trên đều đúng [ ] 197.
Khi gây mê cho những BN có bệnh lí hẹp van hai lá, ý nào sau đây là đúng
A. Duy trì nhịp tim thấp 50 – 70, điều trị tích cực tình trạng nhịp nhanh bằng các thuốc giảm nhịp tim như β-bloker
B. Hạn chế truyền dịch, giữ PVC < 5cmH2O để hạn chế nguy cơ phù phổi
C. Dùng các thuốc giãn mạch như nitro-glycerin để giảm bớt sức cản ngoại vi giúp tim co bóp dễ dàng hơn.
D. Duy trì tình trạng thông khí hơi ưu thán để làm giảm áp lực động mạch phổi và tránh phù phổi [ ] 198.
Khi gây mê cho những BN có bệnh lí hở van hai lá, ý nào sau đây đúng
A. Hở van hai lá là tình trạng sinh lí, gặp với tỉ lệ cao, không ảnh hưởng đến gây mê
B. Hở van hai lá chỉ làm giảm tiền gánh của thất trái
C. Hở van hai lá chỉ làm tăng tiền gánh của thất trái
D. Khi gây mê cho BN có hở van hai lá cần duy trì nhịp tim nhanh tương đối [ ] 199.
Trong các thuốc chống loạn nhịp sau đây, thuốc nào được chỉ định đầu tay BN có cơn
nhịp nhanh trên thất kịch phát. A. Adenosin B. Propranolol C. Amidaron D. Lidocain [ ] 200.
Thuốc được dùng đầu tay trong điều trị BN có ngoại tâm thu thất dày, chưa có ảnh hưởng đến huyết động là A. Adenosin B. Propranolol C. Amidaron D. Lidocain [ ] 201.
Tại sao có chống chỉ định sử dụng phẫu thuật nội soi cho những BN có hẹp van 2 lá mức độ nặng.
A. Do khi bơm hơi làm tăn nguy cơ tắc mạch do khí hơn ở những BN bình thường
B. Do BN có nguy cơ phù phổi cấp cao hơn những BN bình thường
C. Do có thể gây suy tim cấp do tăng gánh thất phải
D. Do có nguy cơ tăng nặng tình trạng tăng áp lực động mạch phổi [ ] 202.
Khi phải dừng thuốc nhóm kháng vitamin K ở những BN có van tim nhân tạo để chuẩn bị
mổ cho những BN có nguy cơ cao, loại thuốc nào được sử dụng thay thế để hạn chế tai biến
hình thành huyết khối trong buồng tim.
A. Heparin không phân đoạn
B. Heparin trọng lượng phân tử thấp – liều dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu
C. Thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu
D. Không cần thiết phải sử dụng thuốc thay thế, vì thuốc khán nhóm vitamin K sẽ giảm tác dụng từ từ [ ] Phần 3: Case Study 203.
(Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) < Bn nữ 25 tuổi, tiền sử thay van
2 lá do hẹp van 2 lá cách 3 năm, hiện giờ đang sử dụng thuốc hàng ngày ( không rõ tên), lần
này vào viện đau bụng hố chậu phải, chẩn đoán là viêm ruột thừa và có chỉ định mổ cấp cứu. >
(<1>) < Các xét nghiệm thăm dò cần phải chỉ định thêm ở BN này là: a) Đông máu cơ bản b).
điện tâm đồ , c) siêu âm tim d) X quang tim phổi e) thăm dò chức năng hô hấp f) các marker
đánh giá chức năng tim mạch như : troponin T, CKMB, pro BNP > A. a + b + c B. c +f + d C. a +c + f D. c + d+ e [ ]
(<2>) < sau khi thực hiện các thăm dò cho thấy kết quả bình thường trong giới hạn bình thườn,
hiện trên lâm sàng , BN có NYHA 2 >
A. Gây tê tủy sống để mổ ruột thừa mở
B. Gây mê nội khí quản để mổ ruột thừa mở
C. Gây mê nội khí quản để mổ ruột thừa nội soi
D. Gây tê ngoài màng cứng để mổ ruột thừa mở [ ]
(<3>) < Các mục tiêu cần kiểm soát về huyết động ở BN là>
A. Giữ mạch nhanh để tăng cung lượng tim
B. Giữ mạch chậm để làm hạn chế suy tim
C. Ưu tiên dùng dobutamin trợ tim khi có tụt huyết áp
D. Nếu chức năng van nhân tạo hoạt động tốt, có thể duy trì mê như bình thường [ ] 204.
(Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) < Bn nữ 55 tuổi, tiền sử hẹp hở 2
lá, suy tim , loạn nhịp hoàn toàn. Phẫu thuật cắt túi mật >
(<1>) < Sau khi mắc monitoring theo dõi, thấy tim loạn nhịp hoàn toàn, tần số 120-130, nhịp
hiệu quả 70 lần / phút, đo huyết áp bằng băng huyết áp tay rất dao động: có lần 150/ 80 mmHg, có lần 70/ 40 mmHg >
A. Băng huyết áp đo tay sai, hiện tượng này không phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng, BN suy tim nên huyết áp phải thấp
B. Huyết áp BN dao động do BN quá sợ hãi
C. Huyết áp BN dao động do tình trạng rung nhĩ, cần làm huyết áp động mạch xâm lấn để theo dõi.
D. Tất cả các nguyên nhân trên đều sai [ ]
(<2>) < Thuốc giãn cơ được ưu tiên sử dụng trong trường hợp này là> A. Rocuronium B. Tracium C. Nimbex
D. Nên gây mê không sử dụng để làm giảm thời gian hồi tỉnh [ ]
(<3>) < Thuốc kiểm soát nhịp ưu tiên trong rung nhĩ – loạn nhịp hoàn toàn – có suy tim là> A. Lidocain B. Digoxin C. Amidarone D. Magiesunfat [ ]
BÀI SINH LÝ THẬN LIÊN QUAN ĐẾN GMHS (BS. CHI)
Phần 1: Câu Hỏi Đúng Sai Thân Chung 205.
[] hiện tượng tái hấp thu nước tiểu đầu ở ống lượn phụ thuộc vào các cơ chê []
Do môi trường dịch kẽ bao quanh ống lượn là môi trường ưu trương A. Đúng B. Sai
Do hiện tượng cô đặc và pha loãng các chất ngay trong lòng ống Henle A. Đúng B. Sai
Do hoạt động của các hormon chống bài niệu A. Đúng B. Sai
Điều hòa theo nhu cầu của cơ thể A. Đúng B. Sai [ ] 206. [] thận có vai trò [] Điều hòa đường máu A. Đúng B. Sai
Điều hòa cân bằng dịch A. Đúng B. Sai Điều hòa điện giải A. Đúng B. Sai Điều hòa protein máu A. Đúng B. Sai [ ] 207.
[] Ống lượn gần có chức năng[]
Tái hấp thu nước và điện giải , trong đó chủ yếu là K+ A. Đúng B. Sai
Tái hấp thu các cation hữu cơ ( creatinine, cimetidine, quinidine) A. Đúng B. Sai
Quá trình tái hấp thu Na + xảy ra trong ống lượn gần là quá trình hấp thu thụ động đơn thuần A. Đúng B. Sai
Ống lượn gần đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tái hấp thụ lượng nước có trong nước tiểu đầu A. Đúng B. Sai [ ] 208. [] Ống lượn xa []
Ống lượn xa nhận dịch là đến từ quai Henle là dịch nhược trương A. Đúng B. Sai
Ống lượn xa là vị trí chính để hấp thu Canxi nhờ có sự tác động của hormon tuyến cận giáp và vitamin D. A. Đúng B. Sai
Sự vận chuyển Na+ ở ống lượn xa là vận chuyển thụ động, dưới tác động của gradient nồng độ A. Đúng B. Sai
Ống lượn xa chịu sự tác động của hormon aldosteron sẽ có vai trò tái hấp thu nước và đào thải Na+ A. Đúng B. Sai [ ] 209.
[] Về cấu tạo vi thể của thận []
Đơn vị cấu tạo chức năng của thận là Nephron A. Đúng B. Sai
Hầu hết các đơn vị cấu tạo chức năng của thận được nằm trong vùng tủy thận A. Đúng B. Sai
Ống góp chỉ có vai trò là ống dẫn đổ nước tiểu từ các đơn vị chức năng của cầu thận vào hệ thống đài bể thận A. Đúng B. Sai
Mao mạch thận là điểm tiếp đoạn mạch máu nối giữa tiểu động mạch thận và tiểu tĩnh mạch thận A. Đúng B. Sai [ ] 210.
[] Áp lực lọc ở cầu thận[]
Áp lực lọc cầu thận bằng khoảng 60 mmHg và bằng với huyết áp hệ thống trung bình A. Đúng B. Sai
Áp lực lọc cầu thận tỉ lệ nghịch với áp lực keo của huyết tương A. Đúng B. Sai
Có hiện tượng điều hòa ở các tiểu động mạch thận, giúp cho áp lực lọc ở cầu thận được duy trì khi huyết áp thay đổi. A. Đúng B. Sai
Khoảng 90% huyết tương được lọc khi máu đi qua cầu thận A. Đúng B. Sai
Phần 2: Câu hỏi MCQ 211.
Ảnh hưởng của các phương pháp gây tê – gây mê đến chức năng thận chủ yếu là theo cơ chế
A. Gây độc cho tế bào màng đáy cầu thận
B. Gây độc cho tế bào ống lượn
C. Làm giảm áp lực tưới máu cầu thận
D. Làm tăng áp lực ở các tiểu động mạch đi của cuộn mao mạch thận [ ] 212.
các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng
A. Các phân tử có kích thước dưới 1.8 nm có thể qua màng lọc cầu thận hay không tùy vào điện thế của phân tử đó
B. Các phân tử có kích thước dưới 3.6 nm có thể qua màng lọc cầu thận hay không tùy vào điện thế của phân tử đó
C. Các phân tử có kích thước từ 1.8 nm – 3.6 nm có thể qua màng lọc cầu thận hay không tùy
vào điện thế của phân tử đó
D. Tất cả các phân tử muốn qua màng đều phụ thuộc vào điện thế bất kể kích thước của phân tử đó [ ] 213.
ảnh hưởng của gây mê toàn thân lên chức năng thận
A. Giảm lưu lượng tưới máu thận
B. Giảm mức lọc cầu thận
C. Giảm tiết nước tiểu
D. Tất cả các ý trên đều đúng [ ] 214.
BN 70 tuổi, có phình động mạch chủ bụng trên thận, được chỉ định mổ phiên lấy khối
phình và thay đoạn động mạch chủ bụng nhân tạo. Quá trình phẫu thuật diễn ra ổn định, máu
mất 300 ml. Sau phẫu thuật xét nghiệm thấy BN có suy thận, nguyên nhân chủ yếu là do:
A. Do mất máu mất dịch không nhìn thấy được ( mất trong gạc phẫu thuật) dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn
B. Do tác dụng của các thuốc mê trong mổ
C. Do bệnh nhân cao tuổi, dễ bị suy thận
D. Do động tác kẹp động mạch chủ gây thiếu máu thận [ ] 215.
Về tác dụng làm giảm huyết áp tưới máu thận và mức lọc cầu thận, phát biểu nào sau đây là đúng
A. Các thuốc gây mê hiện đại không làm giảm huyết áp tưới máu thận và mức lọc cầu thận.
B. Các thuốc gây mê hiện đại chỉ làm giảm huyết áp tưới máu thận và mức lọc cầu thận nếu làm
tụt huyết áp nhiều trong mổ
C. Các thuốc gây mê đều làm giảm huyết áp tưới máu thận và mức lọc cầu thận, tuy nhiên tác
dụng này chỉ thoáng qua và sẽ phục hồi sau mổ trong đa số các trường hợp
D. Các thuốc gây mê không làm giảm huyết áp tưới máu thận và mức lọc cầu thân vì thận có cơ chế điều hòa tốt [ ] 216.
Về tác dụng của ketamin lên chức năng thận:
A. Ketamin làm giảm lưu lượng máu qua thận và làm giảm lượng nước tiểu
B. Ketamin làm giảm lưu lượng máu qua thận nhưng làm tăng lưu lượng nước tiểu
C. Ketamin làm tăng lưu lượng máu qua thận và làm giảm lưu lượng nước tiểu
D. Ketamin làm tăng lưu lượng máu qua thận và làm tăng lưu lượng nước tiểu [ ] 217.
Khi sử dụng khí mê là sevoflurance:
A. Luôn phải sử dụng lưu lượng khí mới cao để tránh độc cho thận
B. Việc sử dụng lưu lượng khí mới không ảnh hưởng gì đến chức năng thận \
C. Luôn phải sử dụng lưu lượng khí mới thấp để tránh độc cho thận
D. Chưa chứng minh được tác động gây độc cho thận do sản phẩm chuyển hóa của sevoflurance trên người [ ] 218.
Thông khí nhân tạo có ảnh hưởng đến chức năng thận:
A. Do làm tuần hoàn trở về, làm giảm cung lượng tim
B. Do tác động lên các receptor áp lực ở xoang cảnh và làm tăng trương lực giao cảm
C. Do cả hai cơ chế kể trên
D. Thông khí nhân tạo không làm ảnh hưởng đến chức năng thận [ ] 219.
Theo những hiểu biết hiện tại, thuốc nào trong số những thuốc mê bốc hơi sau đây ít ảnh
hưởng đến chức năng thận nhất A. Isoflurance B. Sevoflurance C. Desflurance D. Halothan [ ] 220.
Khi gây mê cho những BN có suy thận, tại sao người ta ưu tiên lựa chọn Atracurium hơn rocuronium :
A. Rocuronium làm tăng nặng tình trạng suy thận
B. Atracurium có tác dụng bảo vệ thận
C. Rocuronium ảnh hưởng đến chức năng thận nhiều hơn Atracurium
D. Atracurium phân hủy theo chu trình Hoffman, nên đào thải của thuốc không phụ thuộc vào chức năng thận. [ ] 221.
Với phẫu thuật thay động mạch chủ bụng, phát biểu nào sau đây đúng
A. Chỉ có phẫu thuật thay động mạch chủ trên thận là gây ảnh hưởng chức năng thận
B. Chỉ có phẫu thuật thay động mạch chủ dưới thận là gây ảnh hưởng đến chức năng thận
C. Cả hai phẫu thuật thay động mạch chủ trên và dưới thận đều gây ảnh hưởng đến chức năng thận
D. Yếu tố vị trí không quan trọng [ ] 222.
Các biện pháp nào sau đây đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ thận trong quá
trình gây mê và hồi sức A. Truyền đủ dịch B. Dùng manitol C. Dùng furosemid D. Dùng Dopamin [ ] 223.
Trong các thuốc giảm đau sau đây, thuốc giảm đau nào phải giảm liều khi có suy thận A. Morphin B. Fentanyl C. Paracetamol D. Lidocain [ ] 224.
So sánh giữa hai thuốc gây mê bốc hơi là Desflurance và Sevoflurance, tại sao
Desflurance được cho là ít độc với thận hơn là Sevoflurance.
A. Desflurance ít gây ảnh hưởng huyết động hơn
B. Desflurance có khả năng bảo vệ thận khỏi hội chứng tái tưới máu
C. Desflurance bền hơn hơn và không bị phân hủy thành các sản phẩm fluorid độc cho thận
D. Tất cả các yếu tố trên [ ] 225.
Succinylcholin chống chỉ định ở những BN chấn thương cột sống có liệt sau 24h là do: A. Những BN này có K+
B. BN có thể bị tăng thân nhiệt ác tính khi dùng Succinylcholin
C. Khi dùng succinylcholin ở BN này K+ máu có thể tăng 0.5 mmol/ lít và gây nguy hiểm nếu
BN có K+ máu cao sẵn trước đó
D. Khi dùng succinylcholin ở những BN này K+ có thể tăng 5- 7 mmol/ lít [ ] 226.
Một trong những tổn thương cơ quan đích của tăng huyết áp là thận, để tránh làm nặng
thêm tình trạng tổn thương thận ở những BN tăng huyết áp cần :
A. Dùng atracurium thay cho rocuronium trong quá trình gây mê cho BN
B. Ưu tiên lựa chọn biện pháp gây tê vùng hơn so với gây mê toàn thân
C. Kiểm soát huyết áp tốt trước mổ
D. Cần tránh tụt huyết áp trong mổ, xác định mức huyết áp tối ưu trong mổ phụ thuộc vào mức huyết áp nền của BN . [ ] 227.
Trong quá trình theo dõi hậu phẫu 1 BN được mổ cấp cứu lấy sỏi niệu quản gây ứ mủ bể
thận, cần theo dõi những điểm nào sau đây
A. Tình trạng nhiễm trùng nặng hay nhiễm trùng máu mới xuất hiện sau lấy sỏi
B. Các biến chứng gây mê gây tê
C. Tình trạng tiểu nhiều
D. Tất cả các ý trên đều đúng [ ] 228.
Với phẫu thuật phồng động mạch chủ bụng đoạn dưới thận, lưu lượng máu qua thận thay đổi: A. Không bị ảnh hưởng B. Giảm ít < 10 % C. Giảm trung bình 30 % D. Giảm trung bình 50 % [ ] Phần 3: Case Study 229.
(Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) < Bn nam, 60 tuổi, tiền sử cao
huyết áp 160/ 80 mmHg, chưa phát hiện tổn thương các cơ quan đích, đợt này phẫu thuật lấy
phình động mạch chủ đoạn dưới thận, thay đoạn động mạch chủ nhân tạo. >
(<1>) < Sau khởi mê, mức huyết áp hợp lí nên duy trì cho BN là >
A. Huyết áp trung bình 105-110 mmHg
B. Huyết áp trung bình 65-75 mmHg
C. Huyết áp trung bình 85-95 mmHg
D. Dùng BIS để theo dõi, điều chỉnh độ mê theo BIS, huyết áp duy trì trong mổ không quá quan trọng trừ khi quá thấp
(<2>) < Khi thời gian kẹp động mạch chủ là bao lâu là phải báo động cho phẫu thuật viên là có
nguy cơ tổn thương thận không hồi phục> A. 30 phút B. 50 phút C. 70 phút
D. Không có nguy cơ vì đây là phình động mạch chủ đoạn dưới thận
(<3>) < Trước khi thả kẹp chủ, bạn sẽ cho BN loại thuốc nào sau đây để hạn chế tổn thương thận > A. Manitol B. Furosemid C. Canxi
D. Tất cả các phương án trên đều sai 230.
(Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) khỏe mạnh, đa chấn thương: CTSN,CTCS trật T12, liệt hoàn toàn 2 chi dưới, vết thương
phức tạp cánh tay phải. Dự kiến cắt cụt cánh tay P, cố định cột sống . Trước mổ chưa có rối
loạn chức năng các cơ quan>:
(<1>) < Để khởi mê cho BN này, thuốc giãn cơ được lựa chọn là > A. Rocuronium B. Atracurium
C. Succinylcholin khởi mê + Atracurium duy trì mê
D. Không nên dùng giãn cơ
(<2>) < Sau khi khởi mê xong, quan sát thấy trong 3h tiếp theo, lượng nước tiểu là 30 ml/ h,
theo bạn nguyên nhân là do >
A. Giảm lưu lượng nước tiểu thoáng qua do gây mê, không cần can thiệp
B. Giảm lưu lượng nước tiểu thoáng qua do gây mê, giảm bớt liều thuốc mê.
C. Suy thận do tiêu cơ vân vì BN có dập nát cánh tay
D. Thiếu khối lượng tuần hoàn, cần bồi phụ khối lượng tuần hoàn
<3>) < Sau mổ, xét nghiệm thấy BN có Kali:5, ure 20 mmol, creatinin: 150 mmol. Nếu chỉ
được chỉ định thêm 1 xét nghiệm duy nhất, bạn sẽ chọn >
A. Định lượng CPK trong máu
B. Định lượng ure/ creatinin, điện giải đồ niệu
C. Định lượng myoglobin niệu
D. Siêu âm thận, tiết niệu
BÀI SUY THẬN CẤP ( BS. CHI)
Phần 1: Câu Hỏi Đúng Sai Thân Chung 231.
[] Hậu quả của suy thận cấp là [] Quá tải dịch A
. Đúng B. Sai Tăng Kali máu A
. Đúng B. Sai Tăng Natri máu A. Đúng B. Sai Kiềm máu A. Đúng B. Sai [ ] 232.
[] Hậu quả của suy thận cấp là []
Rối loạn thăng bằng kiềm toan A
. Đúng B. Sai Toan máu A
. Đúng B. Sai Tăng Kali máu A
. Đúng B. Sai Hạ Natri máu A
. Đúng B. Sai [ ] 233.
[] Nguyên nhân gây suy thận cấp là [] Ngộ độc A
. Đúng B. Sai Nhiễm trùng A
. Đúng B. Sai
Không sử dụng furosemid để tăng lượng nước tiểu khi BN có thiểu niệu A. Đúng B. Sai
Quyết định lọc máu quá muộn A. Đúng B. Sai [ ] 234.
[] Trong các thuốc sau, thuốc nào chống chỉ định tương đối ở BN suy thận cấp []
Nhóm giảm đau chống viêm non-steroid A
. Đúng B. Sai
Thuốc giãn cơ không khử cực A. Đúng B. Sai
Thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển A
. Đúng B. Sai
Các thuốc gây mê bốc hơi A. Đúng B. Sai [ ] 235.
[] Các nguyên nhân gây suy thận cấp thường gặp trong chấn thương là []
Vỡ bàng quang sau phúc mạc A. Đúng B. Sai Sốc mất máu A
. Đúng B. Sai
Hội chứng tiêu cơ vân cấp tính A
. Đúng B. Sai Vỡ thận trong bao thận A. Đúng B. Sai [ ] 236.
[] Các thông số nào sau đây cho phép chẩn đoán phân biệt suy thận cấp trước thận và
suy thận cấp tại thận [] Natri máu và natri niệu A
. Đúng B. Sai
Creatinin máu và Creatinin niệu A. Đúng B. Sai Ure máu và Creatinin máu A
. Đúng B. Sai Áp lực thẩm thấu máu A. Đúng B. Sai [ ]
Phần 2: Câu hỏi MCQ 237.
Trong các chỉ số dùng để đánh giá mức độ tổn thương thận theo hệ thống tiêu chuẩn
RIFLE, các thông số nào sau đây được sử dụng
A. Lưu lượng nước tiểu B. Mức lọc cầu thận
C. Cả 2 phương án trên đều đúng
D. Cả 2 phương án trên đều sai [ ] 238.
Trong các chỉ số dùng để đánh giá mức độ tổn thương thận theo hệ thống tiêu chuẩn
RIFLE, nếu lưu lượng nước tiểu nhỏ hơn 0.3 ml/ kg/ 24h thì được gọi là
A. Risk: có nguy cơ tổn thương thận
B. Injury : có tổn thương thận C. Failure: có suy thận
D. Loss: mất chức năng thận [ ] 239.
Với BN suy thận cấp có tăng Kali máu có rối loạn điện tâm đồ, thuốc đầu tiên phải sử dụng là A. Canxi tiêm tĩnh mạch
B. Furosemid tiêm tĩnh mạch
C. Natribicarbonat tiêm tĩnh mạch
D. Dung dịch đường glucose có Insulin truyền tĩnh mạch [ ] 240.
Cơ chế tác dụng của canxi trong điều trị tăng kali máu cấp là
A. Bảo vệ tế bào cơ tim
B. Vận chuyển Kali vào bên trong tế bào
C. Tăng đào thải Kali ra khỏi cơ thể
D. Phối hợp tất cả các cơ chế trên [ ] 241.
Các biểu hiện của tăng Kali máu nặng trên điện tâm đồ là
A. Sóng T cao nhọn đối xứng
B. Sóng P cao nhọn đối xứng
C. Phức bộ QRS cao nhọn đối xứng
D. Tất cả các dấu hiệu trên [ ] 242.
Các biện pháp đã được chứng minh là có tác dụng bào vệ thận trước nguy cơ suy thận cấp A. Truyền đủ dịch
B. Dùng lợi tiểu Furosemid liều cao
C. Dùng dopamin liều thận
D. Tất cả các biện pháp trên đều không có tác dụng vì tổn thương thận là quá trình không thể đảo ngược [ ] 243.
Trong các biện pháp theo dõi sau, biện pháp theo dõi nào là bắt buộc phải có ở BN đang có tăng Kali máu
A. Đo bão hòa oxy đầu ngón tay ( SpO2)
B. Đo huyết áp không xâm lấn
C. Theo dõi điện tâm đồ
D. Theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn [ ] 244.
Ở 1 BN suy thận, có thiểu niệu, Natri máu là 128 mmol/ lít. BN tỉnh táo, tiếp xúc bình
thường. Thái độ xử trí thích hợp sẽ là A. Bù bằng Natriclorua 10%
B. Bù bằng Natriclorua 0.9% = 141 mmol/ lít C. Dùng lợi tiểu
D. Kết hợp cả 3 phương pháp trên [ ] 245.
Khi chẩn đoán BN có suy thận sau thận ( suy thận do có tắc nghẽn), điều trị nào sau đây là chống chỉ định A. Các thuốc lợi tiểu B. Truyền dịch
C. Bù dịch bằng các dung dịch có chứa Natri
D. Tất cả các biện pháp trên [ ] 246.
Khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân suy thận cấp cần chú ý
A. Giảm liều vì thể tích phân bố giảm
B. Giảm liều vì đào thải và chuyển hóa thuốc giảm
C. Giảm liều để tránh độc cho thận
D. Tăng liều để tăng hiệu quả điều trị, bệnh chính nhanh khỏi, thì tình trạng suy thận cũng nhanh phục hồi hơn [ ] 247.
Chất làm tắc ống thận trong hội chứng tiêu cơ vân cấp là A. CPK B. Myoglobin C. Hemoglobin
D. Tất cả các chất trên đều tham gia làm tắc ống thận [ ] 248.
Thang điểm dùng để đánh giá mức độ suy thận hiện nay là A. SOFA B. APACHE II C. RIFLE D. Cả 3 [ ] 249.
Công thức đúng dùng để tính mức lọc cầu thận là
creatinin niệuthể tích nướctiểu 24 h A. m c ứ l c ọ cầu thận= Creatininmáu B. creatinin ni u ướ ti u 24 h mức lọc c u ầ thậnthể tích n c = Creatinin máu∗1440 C. creatinin máu ướ ti u 24 h mức lọc c u ầ thậnthể tích n c = Creatinin niệu∗1440 D. creatinin máu mức lọc c u ầ thận ∗1440
=Creatininmáuthể tíchnướcti u 24 h [ ] 250.
Ngưỡng để xác định suy thận theo mức lọc cầu thận là
A. Mức lọc cầu thận <10 ml/ phút
B. Mức lọc cầu thận < 30 ml / phút
C. Mức lọc cầu thân < 60 ml/ phút
D. Mức lọc cầu thận < 120 ml / phút [ ] 251.
Ure không được dùng một mình để chẩn đoán suy thận cấp vì
A. Nồng độ Ure ít thay đổi ngay kể cả khi suy thận
B. Nồng độ Ure phụ thuộc nhiều yếu tố kể cả khi không có suy thận
C. Ure bị tái hấp thu ở ống lượn gần
D. Ure bị tái hấp thu ở ống lượn xa [ ] 252.
Các phương pháp thay thế thận chỉ định trong TH suy thận cấp có huyết động không ổn
định là : a. Lọc màng bụng , b Lọc máu liên tục c. Lọc máu ngắt quãng A. a + b B. b + c C. a + c D. a + b + c [ ] 253.
Phương pháp giúp lọc máu bỏ canxi ra khỏi cơ thể BN bao gồm:
A. Dùng kayexalate bơm dạ dày
B. Truyền natribicarbonat 4.2%
C. Truyền Inslulin va dung dịch Glucose
D. Tất cả các phương pháp trên đều có vai trò loại bỏ canxi ra khỏi cơ thể [ ] 254.
Mục đích điều trị chính trong giai đoạn tiểu nhiều của suy thận cấp là :
A. Dùng furosemid truyền tĩnh mạch liên tục để duy trì lưu lượng nước tiểu
B. Dùng furosemid liều tiêm tĩnh mạch ngắt quãng để duy trì lưu lượng nước tiểu
C. Theo dõi khối lượng tuần hoàn và bù đủ khối lượng tuần hoàn
D. Theo dõi khối lượng tuần hoàn và điện giải để bù đủ khối lượng tuần hoàn và điện giải [ ] Phần 3: Case Study 255.
(Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) < BN nam 30 tuổi. Đa chấn
thương : vỡ xương chậu, dập nát đùi 2 bên. BN vào viện trong tình trạng sốc mất máu, đã
được can thiệp mạch để nút động mạch chậu trong 2 bên và chuyển vào phòng mổ để phẫu
thuật cắt lọc tổ chức hoại tử dập nát. Ngày thứ nhất sau mổ, xét nghiệm sinh hóa trả về cho
kết quả như sau : Kali : 4.0 mmol/ lít, Ure : 25 mmol/ lít, Creatinin 130 mmol/ lít. 15h qua,
BN vẫn tiểu được 2000 ml/ 15h>
(<1>) < Nếu được chỉ định duy nhất 1 xét nghiệm trong số các xét nghiệm sau để quyết định
phương hướng điều trị cho BN, bạn sẽ chỉ định xét nghiệm nào > A. Khí máu
B. Định lượng CPK máu, myoglobulin nước tiểu
C. Ure/ creatinin , điện giải niệu D. Điện tâm đồ
(<2>) < Để điều trị tình trạng suy thận cấp cho BN này, bạn lựa chọn phương pháp nào>
A. Lọc máu liên tục hoặc lọc máu ngắt quãng
B. Lọc máu ngắt quãng và truyền furosemid đường tĩnh mạch liên tục để duy trì lưu lượng nước tiểu >= 4ml/ kg/ 1h
C. Truyền dịch nhiều và dùng các thuốc lợi tiểu để duy trì nước tiểu >= 4ml/ kg/ h
D. Lọc máu liên tục sớm để tránh tình trạng suy thận cấp tiển triển nặng hơn
(<3>) < Khi gây mê cho BN, là bác sĩ gây mê, bạn lựa chọn thuốc giãn cơ nào cho BN A. Atracurium B. Rocuronium C. Succinylcholine D. Vercuronium 256.
(Case study - trả lời các câu hỏi từ {<1>} đến {<3>}) < BN nam, 27 tuổi, tiền sử khỏe
mạnh. Vào viện vì sốc mất máu / CT lách độ 3. Được chuyển vào phòng mổ với chỉ định cắt
lách. Với kết quả xét nghiệm làm trước đó 30 phút, có Kali 3,5 mmol/ lít, Ure:” 26 mmol/ lít,
creatinin: 360 mmol/ lít. Bác sĩ gây mê đã khởi mê bằng Succinylcholine và ketamin>
(<1>) < Bác sĩ gây mê đã chọn thuốc giãn cơ dùng tiếp theo là Atracurium để duy trì mê, theo bạn lí do là vì:>
A. Thuốc không gây ảnh hưởng đến chức năng thận
B. Thuốc bán hủy theo chu kì Hoffman, không phải đào thải qua thận, thời gian tác dụng sẽ ngắn
hơn ở những BN có suy thận
C. Thuốc không gây mạch nhanh nên ít ảnh hưởng đến huyết động
D. Thuốc không gây tăng kali máu.
(<2>) < Phẫu thuật tiến hành khó khăn, BN trong mổ mất nhiều máu , phải dùng vận mạch liều
cao mới giữ được huyết áp 80/ 60 mmHg. Bạn đồng thời quan sát thấy BN vô niệu sau 3h vào
phòng mổ, biện pháp điều trị tiếp theo sẽ là>
A. Cảnh báo phẫu thuật viên, yêu cầu nhanh chóng kết thúc cuộc mổ để có thể tiến hành hồi sức
B. Dùng lợi tiểu Furosemid liều cao tiêm tĩnh mạch bolus
C. Tăng thêm liều vận mạch để tiếp tục tăng huyết áp tưới máu thận lên thêm nữa
D. Tiếp tục bù thêm dịch và máu để bồi phụ khối lượng hoàn, cố găng giảm liều vận mạch nếu
huyết áp vẫn duy trì được .
(<3>) < Kết quả khí máu về như sau : Kali: 6.0, pH: 7.3, HCO -3 : 10, BE : -16, pCO2:27,
Glucose: 1.8. Thuốc nào bạn sẽ ưu tiên sử dụng đầu tiên khi nhìn thấy kết quả khí máu này> A. Canxiclorua B. Canxigluconat C. Natribicarbonat D. Glucose
BÀI THUỐC MÊ TĨNH MẠCH (BS.MINH) 257.
Cơ chế tác dụng của thuốc mê tĩnh mạch nhóm Barbiturat
A. Tăng thời gian tác dụng của GABA trên kênh Cl-
B. Cạnh tranh vị trí gắn của GABA trên kênh Cl-
C. Tác động trực tiếp kênh Cl-
D. Làm GABA gắn yếu hơn trên kênh Cl- 258.
Một thuốc mê lý tưởng bao gồm các đặc điểm sau đây, trừ
A. Khởi mê nhanh và nhẹ nhàng mà không kèm theo các cử động bất thường
B. Ảnh hưởng tối thiểu nên chức năng tuần hoàn và hô hấp
C. Ít hòa tan trong nước nhưng giữ tính ổn định trong môi trường hòa tan
D. Có tác dụng hồi tỉnh nhanh khi kết thúc mê. 259.
Để duy trì sự thức tỉnh cần những yếu tố gì
a. Sự toàn vẹn của vỏ não
b. Sự toàn vẹn của hệ thống dưới vỏ
c. Sự toàn vẹn của thân não
d. Sự toàn vẹn của tủy sống A. a + b + c B. a + b + d C. b+ c + d D. a + c + d 260.
Thứ tự ức chế của thuốc mê tĩnh mạch
A. Vỏ não > tủy sống > tổ chức dưới vỏ
B. Thân não > vỏ não > tổ chức dưới vỏ
C. Vỏ não > thân não > tủy sống
D. Tổ chức dưới vỏ > vỏ não > thân não 261.
Propofol là thuốc mê tĩnh mạch có đặc điểm sau :
A. Tỉnh chậm sau khi ngừng thuốc
B. Không gây hạ huyết áp C. Có tác dụng giảm đau
D. Có thể dùng để đặt nội khí quản mà không cần thuốc giãn cơ 262.
Tác dụng của Propofol trên hệ thần kinh trung ương
A. Làm giảm áp lực nội sọ
B. Làm tăng nhu cầu sử dụng oxy não
C. Làm tăng áp lực tưới máu não
D. Làm giảm sức cản mạch não 263.
Tác dụng của propofol trên hệ tim mạch
A. Gây hạ huyết áp hệ thống B. Tăng lưu lượng tim
C. Hạ huyết áp không liên quan đến nồng độ thuốc
D. Không ảnh hưởng đến sức cản hệ thống 264.
Tác dụng của propofol lên hô hấp
A. Thuốc gây ức chế hô hấp
B. Không bao giờ gây ngừng thở
C. Thuốc chỉ gây giảm thể tích khí lưu thông
D. Các rối loạn về hô hấp thường không kéo dài ngay cả khi dùng liều cao 265.
Chỉ định sử dụng thuốc Propofol
A. Bệnh nhân có giảm khối lượng tuần hoàn
B. Bệnh nhân có bệnh hen phế quản
C. Bệnh nhân có bệnh tim mạch nặng
D. Bệnh nhân có nguy cơ nôn buồn nôn sau mổ
A. Sai; B. Đúng; C. Sai; D. Đúng 266.
Chống chỉ định của thuốc mê Propofol, ngoại trừ
A. Bệnh nhân có bệnh tim mạch nặng
B. Bệnh nhân shock giảm khối lượng tuần hoàn
C. Bệnh nhân có tiền sử rối loạn chuyển hóa mỡ
D. Bệnh nhân hen phế quản 267.
Tác dụng không mong muốn của Propofol, trừ A. Đau nơi tiêm B. Gây co thắt phế quản
C. Co cứng cơ nhất là trong giai đoạn hồi tỉnh
D. Nhịp chậm liên quan đến rối loạn chuyển hóa mỡ do dùng kéo dài 268.
Cảm giác đau khi tiêm propofol có thể giảm đi khi:
A. Tiêm thuốc vào tĩnh mạch có kích thước lớn
B. Pha thêm thuốc tê Lidocain vào bơm thuốc propofol C. Pha loãng propofol D. Tiêm thuốc chậm
A. Đúng; B. Đúng; C. Sai; D. Sai 269.
Nếu cần phải pha loãng Propofol thì dung dịch được lựa chọn là: A. Glucose 5% B. Muối sinh lý 0,9% C. Ringer lactat D. Voluven 6% 270.
Các đặc điểm của thuốc mê Ketamin, trừ
A. Là thuốc mê tĩnh mạch có tác dụng giảm đau
B. Tác dụng trên receptor GABA
C. Có thể sử dụng đường tiêm bắp
D. Có tác dụng giãn phế quản 271.
Ketamin là thuốc mê tĩnh mạch không có đặc điểm nào A. Có tác dụng giảm đau
B. Chỉ được sử dụng đường tĩnh mạch
C. Được lựa chọn gây mê cho trẻ em
D. Có tác dụng giãn phế quản 272.
Tác dụng của Ketamin trên thần kinh trung ương
A. Giảm lưu lượng máu não B. Giảm tiêu thụ oxy não C. Giảm áp lực nội sọ
D. Gây ra một tình trạng mê phân ly 273.
Tác dụng của Ketamin trên tim mạch, trừ A. Gây nhịp nhanh
B. Gây tăng lưu lượng tim
C. Giảm sức cản mạch phổi
D. Tăng huyết áp tâm thu và tâm trương 274.
Tác dụng của Ketamin trên cơ quan hô hấp
A. Mất duy trì đáp ứng hô hấp với sự thay đổi CO2
B. Làm tăng tần số thở và thể tích khí lưu thông mức độ nhiều
C. Ức chế ảnh hưởng của Histamin trên cơ trơn phế quản
D. Không tốt khi sử dụng trên bệnh nhân có bệnh hen phế quản 275.
Chỉ định sử dụng Ketamin phù hợp, trừ
A. Dùng để khởi mê cho phẫu thuật sọ não
B. Trong một số thủ thuật thay băng vết bỏng
C. Thủ thuật nắn xương ở trẻ em
D. Giảm đau dự phòng sau phẫu thuật 276.
Triệu chứng ảo giác khi sử dụng Ketamin thường gặp trên đối tượng nào
A. Bệnh nhân nữ tuổi trung niên B. Bệnh nhân cao tuổi C. Bệnh nhân trẻ em
D. Bệnh nhân nam tuổi trung niên 277.
Một bệnh nhân nam, khoẻ mạnh, nặng khoảng 50 kg, nếu sử dụng Etomidat để khởi mê thì liều khuyến cáo là: A. 10 mg B. 15 mg C. 20 mg D. 25 mg 278.
Đặc điểm nào không phải là tác dụng không mong muốn của Etomidate A. Nôn, buồn nôn sau mổ B. Đau nơi tiêm C. Viêm tắc tĩnh mạch
D. Kích thích tuyến thượng thận 279.
Thuốc mê nào không nên lựa chọn cho bệnh nhân phẫu thuật sọ não A. Thiopental B. Ketamin C. Etomidat D. Propofol 280.
Thuốc nào nên lựa chọn cho bệnh nhân hen phế quản A. Ketamin B. Propofol C. Etomidat D. Thiopental 281.
Đặc điểm của thuốc mê thiopental
A. Là thuốc mê tĩnh mạch có tác dụng giảm đau B. Gây đau nhiều khi tiêm
C. Có thể dùng đường tiêm bắp
D. Tích luỹ thuốc khi dùng kéo dài 282.
Tác dụng của thuốc mê thiopental trên thần kinh trung ương
A. Gây tăng nhu cầu oxy não
B. Gây tăng áp lực nội sọ
C. Gây tăng lưu lượng máu não
D. Liên quan đến liều lượng và tốc độ tiêm thuốc 283.
Chỉ định chính của thiopental
A. Gây mê cho bệnh nhân có huyết động không ổn định
B. Gây mê và duy trì mê cho bệnh nhân cao tuổi
C. Gây mê cho bệnh nhân hen phế quản
D. Gây mê và hồi sức cho bệnh nhân sọ não 284.
Đặc điểm của thuốc mê Thiopental
A. Chỉ dùng thuốc với nồng độ 2,5%
B. Không ảnh hưởng nhiều đến huyết động
C. Có tác dụng bảo vệ não, giảm tiêu thụ Oxy não
D. Nên dùng để duy trì mê 285.
Bệnh nhân có tiền sử bệnh đái Porphyrin cấp từng cơn. Thuốc mê có thể được sử dụng là: A. Thiopental B. Etomidat C. Ketamin D. Propofol 286.
Bệnh nhân 7 tuổi, nặng 20 kg, tiền sử khoẻ mạnh, bị gẫy kín 2 xương cẳng chân, có chỉ
định can thiệp nắn xương bó bột.
30.1. Phương pháp vô cảm nên được lựa chọn là: A. Mê nội khí quản B. Mê mask thanh quản
C. Mê tĩnh mạch để bệnh nhân tự thở D. Gây tê tuỷ sống A.
Thuốc mê tĩnh mạch nên được lựa chọn là A. Thiopental B. Ketamin C. Etomidat D. Propofol B.
Nếu Ketamin là thuốc được lựa chọn, thì liều khuyến cáo lúc khởi mê là : A. 10 mg B. 30 mg C. 50 mg D. 70 mg C.
Nếu bệnh nhi xuất hiện co thắt phế quản, mạch nhanh, huyết áp vẫn duy trì tốt,
bước tiếp theo cần làm ngay:
A. Dùng thuốc giãn phế quản ventolin dạng xịt
B. Cho trẻ ngủ sâu và đặt nội khí quản
C. Cho thuốc thiophylin đường tĩnh mạch
D. Cho thuốc Adrenalin tĩnh mạch D.
Sau khi xử trí bệnh nhân hết co thắt phế quản, nắn xương thành công, bệnh
nhân tỉnh lại và kêu đau nhiều, phương pháp giảm đau tối ưu là:
A. Dùng thuốc giảm đau morphin tĩnh mạch B. Giảm đau Caudal
C. Giảm đau morphin tuỷ sống
D. Thuốc giảm đau Paracetamol đường tĩnh mạch 287.
Bệnh nhân nam 70 tuổi, nặng 50 kg, tiền sử bệnh Parkinson, phải điều trị liên tục thuốc
levodopa, nhưng vẫn không hết hẳn cơn giật rung. Bệnh nhân cần chụp cộng hưởng từ sọ não vì đau đầu nhiều.
A. Phương pháp vô cảm nên lựa chọn
A. Mê tĩnh mạch để bệnh nhân tự thở
B. Chỉ cần cho thuốc tiền mê C. Gây mê nội khí quản D. Gây mê mask thanh quản
B. Đối với thuốc Levodopa cần làm gì
A. Dừng thuốc 1 ngày trước khi làm thủ thuật
B. Dừng thuốc 2 ngày trước khi làm thủ thuật
C. Tăng gấp đôi liều thuốc đang dùng
D. Tiếp tục liều đang dùng đến ngày làm thủ thuật
C. Thuốc mê tĩnh mạch nên lựa chọn A. Ketamin B. Thiopental C. Etomidat D. Propofol
D. Nếu Propofol là thuốc được lựa chọn, liều khuyến cáo để khởi mê là A. 25 mg B. 50 mg C. 75 mg D. 100 mg
E. Sau khi dùng thuốc huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu đều giảm > 30% so
với huyết áp nền, bước tiếp theo cần làm gì
A. Truyền nhanh dịch tinh thể đường tĩnh mạch
B. Truyền nhanh dịch keo đường tĩnh mạch
C. Phối hợp thêm thuốc co mạch và truyền dịch vừa phải
D. Chỉ dùng thuốc co mạch liều cao 288.
Bé trai 4 tuổi nặng 15 kg, tiền sử hen phế quản. Sau khi tai nạn ngã đập đầu từ giường
xuống nền gạch, cháu quấy khóc không hợp tác, cần chụp cắt MRI sọ não để kiểm tra
A. Phương pháp vô cảm nên được lựa chọn là A. Gây mê nội khí quản
B. Gây mê mask thanh quản bóp bóng hoặc để bệnh nhân tự thở
C. Gây mê tĩnh mạch để bệnh nhân tự thở
D. Chỉ dùng thuốc tiền mê midazolam
B. Thuốc mê tĩnh mạch nên được lựa chọn là A. Thiopental B. Propofol C. Etomidat D. Ketamin
C. Thuốc nên phối hợp khi vô cảm cho bệnh nhân A. Solumedrol B. Lidocain C. Ephedrin D. Fentanyl
D. Nếu lựa chọn Ketamin để gây mê thì liều đầu tiên là A. 7,5 – 15mg B. 15 – 30 mg C. 30 – 45 mg D. 45 – 60 mg
E. Kết quả chụp phim cắt lớp vi tính không có tổn thường gì đặc biệt, cháu kêu
đau đầu nhiều, thuốc giảm đau nên được lựa chọn là
A. Morphin tĩnh mạch ngắt quãng B. Morphin tiêm dưới da
C. Paracetamol đường tĩnh mạch
D. Paracetamol đường uống 289.
Biến chứng thường gặp nhất khi gây mê ngoài phòng mổ A. Biến chứng hô hấp B. Biến chứng tim mạch C. Biến chứng thần kinh
D. Biến chứng hạ thân nhiệt 290.
Chống chỉ định khi gây mê ngoài phòng mổ
a. Không có liên lạc hai chiều giữa phòng can thiệp và phòng mổ
b. Không có đầy đủ các phương tiện hồi sức đường thở
c. Bệnh nhân nhịn ăn > 6 giờ
d. Không có đầy đủ phương tiện theo dõi e. Bệnh nhân dưới 10 kg A. a + b + c B. a + b + d C. c + d + e D. a + d + e
A. Thời gian nhịn ăn cần thiết (thức ăn đặc) khi gây mê ngoài phòng mổ là A. 2 – 3 giờ B. 3 – 4 giờ C. 4 – 5 giờ D. ≥ 6 giờ 291.
Bệnh nhân nam 60 tuổi, 50 kg, vào phòng khám cấp cứu trong tình trạng nhợt nhạt, tỉnh,
bữa ăn cuối cùng cách lúc vào viện 4h, đi ngoài ra máu đỏ tươi, mạch nhanh 140 lần phút,
HA 100/60 mmg, Hb 6g/dl, cần soi đại tràng cấp cứu.
A. Thủ thuật này nên được tiến hành ở đâu A. Tại trung tâm nội soi B. Tại phòng cấp cứu C. Tại phòng mổ D. Tại ICU
B. Phương pháp vô cảm nên được áp dụng cho bệnh nhân A. Gây mê mask thanh quản
B. Gây mê tĩnh mạch để bệnh nhân tự thở C. Gây mê nội khí quản
D. Gây tê tại chỗ + tiền mê bằng midazolam
C. Thuốc mê tĩnh mạch được lựa chọn trong tình huống này A. Ketamin B. Etomidat C. Thiopental D. Propofol
D. Thuốc giãn cơ nên lựa chọn trong lúc khởi mê A. Succinylcholin B. Esmeron C. Norcuron D. Tracrium
E. Nếu lựa chọn Etomidat để khởi mê thì liều khởi mê là A. 10 mg B. 15 mg C. 20 mg D. 25 mg 292.
Các việc phải chuẩn bị cho một ca gây mê ngoài phòng mổ a. Máy hút đờm dãi b. Nguần khí nén
c. Các phương tiện cấp cứu đường thở
d. Các phương tiện theo dõi e. Các thuốc hồi sức A. a + b + d + e B. a + c + d + e C. b + c + d + e D. a + b + c +d 293.
Thuốc mê tĩnh mạch là thuốc mê chỉ được sử dụng qua đường tĩnh mạch - S 294.
Gây mê tĩnh mạch đơn thuần là một dạng của gây mê cân bằng - S 295.
Tất cả các thuốc mê tĩnh mạch đều tác dụng thông qua receptor GABAA - S 296.
Xu hướng gây mê ngoài phòng mổ ngày càng tăng lên và phục vụ cho nhiều chuyên khoa khác nhau - Đ
BÀI SINH LÝ HÔ HẤP, GÂY MÊ HỒI SỨC CHO BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN COPD (BS.MINH) 297.
Đặc điểm sinh lý của surfactant trong việc dự phòng xẹp phổi
A. Tăng sức căng bề mặt phế nang
B. Tăng áp lực trong phế nang
C. Điều chỉnh sức căng bề mặt phế nang
D. Tác động như một giá đỡ ở phế nang 298.
Chức năng của cơ quan hô hấp là
a. Cung cấp O2 cho mô và đào thải CO2
b. Trực tiếp tham gia điều chỉnh thăng bằng kiềm toan
c. Trực tiếp tham gia đào thải nước và nhiệt
d. Trực tiếp tham gia điều hòa điện giải A. a + b + c B. a + b + d C. c + d + e D. a + d + e 299. Hiệu ứng Shunt là
a. Máu đi qua vùng phổi không được thông khí
b. Máu đi qua vùng phổi được thông khí tốt
c. Máu đi qua vùng phổi kém thông khí A. a + b B. a + c C. b + c D. b + d 300.
Hiệu ứng khoảng chết là
a. Không khí đi qua vùng phổi được tưới máu kém
b. Không khí đi qua vùng phổi không được tưới máu
c. Không khí đi qua vùng phổi được tưới máu rất tốt A. a + b B. a + c C. b + c D. b + d 301.
Các nguyên nhân gây giảm oxy máu động mạch, ngoại trừ A. Xẹp phổi B. Giảm FiO2
C. Giảm thông khí khoảng chết D. Tắc mạch phổi 302.
7. Màng phế nang mao mạch là màng trao đổi khí gồm A. 5 lớp B. 6 lớp C. 7 lớp D. 8 lớp 303.
8. Phản xạ co mạch phổi do thiếu oxy:
A. Duy trì tỷ lệ thông khí/tưới máu
B. Bị ức chế bởi một số thuốc mê tĩnh mạch
C. Bị ức chế bởi một số thuốc mê hô hấp
D. Là một phản xạ bảo vệ của cơ thể A. Đ; B. S; C. Đ; D. Đ 304.
9. Những bệnh nhân nên chỉ định đo chức năng hô hấp trước mổ, trừ
A. Bệnh nhân có có chỉ định cắt phổi
B. Bệnh nhân phẫu thuật bụng trên có tiền sử hút thuốc lá
C. Bệnh nhân phẫu thuật bụng dưới có khó thở không giải thích được
D. Bệnh nhân phẫu thuật vùng đầu cổ 305.
10. Ngưỡng chẩn đoán rối loạn không khí tắc nghẽn khi dùng tỷ số Tiffeneau A. < 70% B. < 75% C. < 80% D. < 85% 306.
Surfactan là một phospholipoprotein do
A. Đại thực bào phế nang tiết ra B. Phế bào Type I tiết ra
C. Phế bào type II tiết ra D. Tế bào Goblet tiết ra 307.
Ngưỡng chẩn đoán rối loạn thông khí hạn chế khi dùng VC
A. Giảm hơn 15% so với lý thuyết
B. Giảm hơn 20% so với lý thuyết
C. Giảm hơn 30% so với lý thuyết
D. Giảm hơn 35% so với lý thuyết 308.
Các yếu tố làm tăng phân ly oxy, trừ A. Tăng nhiệt độ B. Tăng phân áp oxy C. Tăng phân áp CO2 D. Tăng lượng 2,3-DPG 309. Tác dụng Borh
A. CO2 tăng làm đường cong phân ly oxy dịch sang phải
B. Nhiệt độ tăng làm đường cong phân ly oxy dịch sang phải
C. O2 giảm làm đường cong phân ly oxy dịch sang phải
D. Tăng 2,3-DPG làm đường cong phân ly oxy dịch sang phải 310.
Dạng vận chuyển chính CO2 trong máu A. Dạng tự do B. Dạng gắn vào Hb
C. Dạng gắn vào muối kiềm
D. Dạng kết hợp với Protein máu 311. Hiệu ứng Haldane
A. Phân áp CO2 tăng làm tăng hàm lượng vận chuyển CO2
B. Phân áp CO2 giảm làm giảm hàm lượng vận chuyển CO2
C. Phân áp O2 tăng làm giảm hàm lượng vận chuyển CO2
D. Phân áp O2 giảm làm tăng hàm lượng vận chuyển CO2 312. Hiện tượng Hamberger
A. Trao đổi ion Cl- làm tăng vận chuyển CO2 máu
B. Trao đổi ion Cl- làm giảm vận chuyển CO2 máu
C. Trao đổi ion Cl- làm tăng vận chuyển O2 máu
D. Trao đổi ion Cl- làm giảm vận chuyển O2 máu 313.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng hô hấp, trừ
A. Ngừng hút thuốc lá cách ngày phẫu thuật 8 tuần B. Béo phì
C. Có bệnh phổi mạn tính từ trước D. Suy dinh dưỡng 314.
Các yếu tố tăng nguy cơ biến chứng hô hấp liên quan đến phẫu thuật
A. Thời gian phẫu thuật 2h
B. Phẫu thuật xa cơ hoành C. Phẫu thuật nội soi
D. Đặt và lưu sonde dạ dày 315.
Các biến chứng hô hấp sau phẫu thuật thường gặp, trừ A. Viêm phế quản phổi B. Đợt cấp của COPD C. Tắc mạch phổi D. Xơ hóa phổi 316.
Các biện pháp làm giảm biến chứng hô hấp, trừ
A. Dùng thuốc giãn cơ tác dụng dài
B. Sửa chữa các rối loạn nước điện giải trước mổ
C. Điều trị các bệnh phổi mạn tính
D. Kiểm soát sau mổ đau tốt 317.
Bệnh nhân nam 70 tuổi, béo phì (BMI 35), có tiền sử bệnh COPD, đã có đợt khó thở cấp
phải thở máy cách 6 tháng. Hút thuốc lá nặng 40 bao/năm. Bệnh nhân có chỉ định mổ phiên cắt đại tràng phải.
A. Các chuẩn bị bệnh nhân trước mổ cho bệnh nhân, trừ
A. Đo chức năng hô hấp để đánh giá mức độ nặng
B. Sửa chữa các rối loạn nước điện giải nếu có C. Ngừng hút thuốc lá
D. Sử dụng kháng sinh dự phòng
B. Các chiến lược nào đối với bệnh nhân này sau đây là hợp lý, trừ
A. Phẫu thuật nội soi tốt hơn mổ mở
B. Gây tê vùng ưu điểm hơn so với gây mê toàn thân
C. Nên rút ngắn thời gian phẫu thuật càng nhiều càng tốt
D. Nên áp dụng giảm đau PCA sau mổ
C. Bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp ở ngay thứ 2 sau mổ, nguyên nhân gây
suy hô hấp nào sau đây có thể nghĩ tới
A. Viêm phổi do trào ngược B. Tắc mạch phổi
C. Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
D. Biến chứng của phẫu thuật
D. Điều trị suy hô hấp, chiến lược nào sau đây không đúng
A. Dùng thuốc giãn phế quản B. Lý liệu pháp hô hấp
C. Thở máy không xâm nhập
D. Cho bệnh nhân thở oxy lưu lương cao 318.
Không có xét nghiệm nào đủ tin cậy để quyết định bệnh nhân COPD cần thở máy thêm sau mổ hay không Đ 319.
Không có bằng chứng nào đủ tin cậy để khẳng định gây tê tủy sống hay gây tê vùng có
ưu điểm hơn trên bệnh nhân COPD Đ 320.
Xét nghiệm đo chức năng hô hấp có giá trị rất tốt để tiên lượng biến chứng hô hấp sau mổ S 321.
Giáo dục các biện pháp hỗ trợ hô hấp trước mổ có tác dụng rất tốt để làm giảm biến chứng hô hấp sau mổ Đ 322.
Không cần thiết phải hoãn mổ phiên trên bệnh nhân có viêm nhiễm đường hô hấp trên trước mổ S
BÀI CÁC LOẠI DỊCH TRUYỀN (BS.MINH) 323.
Mục tiêu của việc truyền dịch trong mổ
a. Bồi phụ lại lượng dịch thiếu do nhịn ăn
b. Bồi phụ lại lượng dịch đã mất không nhìn thấy
c. Bù lại lượng máu mất trong phẫu thuật d. Nuôi dưỡng bệnh nhân A. a + b +d B. a + c + d C. b +c + d D. a + b + c 324.
Nồng độ Na+ trong dung dịch NaCl 0,9% A. 134 mEq/l B. 144 mEq/l C. 154 mEq/l D. 164 mEq/l 325.
Nồng độ K+ trong dung dịch Ringerlactat A. 3.4 mEq/l B. 4. 4 mEq/l C. 5.4 mEq/l D. 6.4 mEq/l 326.
Tình huống lâm sàng nào không nên lựa chọn Ringer lactat A. Bệnh nhân nhi B. Bệnh nhân già yếu C. Bệnh nhân suy hô hấp D. Bệnh nhân suy thận 327.
Ưu điểm của dịch keo so với dịch tinh thể
A. Khả năng nâng huyết áp tốt hơn
B. Thời gian ổn định huyết áp dài hơn
C. Ít ảnh hưởng đến đông máu hơn
D. Ít gây shock phản vệ hơn A. Đ; B. Đ; C. S; D. S 328.
Ưu điểm của dịch tinh thể NaCl 0,9% A. Giá thành thấp
B. Ít gây rối loạn đông máu
C. Ít gây rối loạn điện giải ngay cả khi truyền lượng lớn
D. Không bao giờ gây shock phản vệ A. Đ; B. Đ; C. S; D. S 329.
Tại sao không nên truyền Glucose 5% trong mổ
a. Tăng nguy cơ toan chuyển hóa máu
b. Thoát nhiều ra khoảng kẽ
c. Tăng nguy cơ nhiễm trùng sau mổ
d. Gây rối loạn đường huyết A. a + b +d B. a + c + d C. b + c + d D. a + b + c 330.
Đặc điểm của dung dịch tinh thể cân bằng
a. Có thành phần các chất điện giải gần giống huyết tương
b. Áp lực thẩm thấu tương đương trong huyết tương
c. Cân bằng về toan kiềm so với huyết tương
d. Có nồng độ HCO -3 tương đương trong huyết tương A. a + b +d B. a + c + d C. b + c + d D. a + b + c 331.
Dung dịch nào dễ gây shock phản vệ nhất A. Ringer-lactat B. Glucose 5% C. Gelatin D. Heas 6% 332.
Khi hồi sức bệnh nhân sọ não có đái tháo nhạt, không nên truyền dung dịch nào sau đây: a. Glucose 2,5% b. NaCl 0,9% c. Glucose 10% d. Heas 6% A. a + b B. b + c C. c + d D. d + a 333.
Đâu là nhược điểm lớn nhất của của dung dịch Heas 6% a. Gây suy thận cấp
b. Gây rối loạn đông máu
c. Gây rối loạn thăng bằng kiềm toan d. Gây phù kẽ phổi A. a + b B. b + c C. c + d D. d + a 334.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng quá nhiều dịch NaCl 0,9%, trừ A. Gây toan huyết tăng Cl-
B. Gây rối loạn nước điện giải C. Gây pha loãng máu D. Gây tan máu 335.
Khi truyền dịch nào cung cấp năng lượng A. Ringer lactat B. NaCl 0,9% C. Glucose 10% D. Ringer fundin 336.
Cách tính lượng dịch cần truyền trong phẫu thuật bằng dịch tinh thể
 Dịch thiếu trước mổ do nhịn ăn và các nguyên nhân khác như nôn hay tiêu chảy = a (ml)
 Mất máu trong phẫu thuật = b (ml)
 Dịch mất không nhìn thấy = c (ml) A. a + b +c (ml) B. a + 2b + c (ml) C. a + 3b + c (ml) D. a + 4b + c (ml) 337.
Khi mất 500 ml máu trong mổ thì cần truyền tối thiểu bao nhiêu Ringer - lactat A. 500 ml B. 1000 ml C. 1500 ml D. 2000 ml 338.
Bệnh nhân nam 31 bị chấn thương bụng ngày thứ 3, vào phòng mổ trong tình trạng tỉnh,
bụng chướng căng, mạch nhanh 140 lần/phút, huyết áp thấp 90/60 mmHg, nước tiểu ít, xẫm mầu.
A. Nên bắt đầu bằng truyền dịch gì A. Hồng cầu khối B. Ringer lactat C. NaHCO3 4,2% D. Gelafusin
338.2. Trong truyền dịch có thể áp dụng luật nào (áp dụng đối với tĩnh mạch chủ trên) A. Luật 2 – 5 B. Luật 2 – 4 C. Luật 3 – 6 D. Luật 3 – 7
338.3.Khi mở bụng, vỡ lách độ 3, rất nhiều máu cục và máu loãng trong ổ bụng, bệnh nhân
nhợt, huyết áp giao động, xử lý tiếp theo là gì? A. Dùng Albumin 20%
B. Truyền huyết tương tươi đông lạnh
C. Tiếp tục truyền dịch tinh thể D. Truyền máu
338.4. Bệnh nhân được xét nghiệm khí máu có tình trạng toan chuyển hóa pH 7,18, BE – 10,
bệnh nhân nặng khoảng 50 kg. Cần truyền tổng cộng bao nhiêu ml Nabicarbonat 8,4% A. 200 ml B. 300 ml C. 450 ml C. 600 ml
338.5.Khi truyền kiềm cần theo dõi ion nào nhất: A. Kali B. Calci C. Phospho D. Clo 339.
Bệnh nhi, 25 kg, nhịn ăn trước mổ 6h, không có các bệnh lý gì đặc biệt khác, lượng dịch
thiếu do nhịn ăn xấp xỉ bằng A. 290 ml B. 390 ml C. 490 ml C. 590 ml 340.
Áp lực thẩm thấu của dung dịch Ringer lactat so với huyết tương A. Thấp hơn B. Bằng nhau C. Cao hơn gấp 1,5 lần D. Cao hơn gấp 2 lần 341.
Nguyên nhân quan trọng nhất của việc ngừng sử dụng Dextran hiện nay
A. Gây rối loạn đông máu
B. Gây shock phản vệ với tỷ lệ cao
C. Gây toan chuyển hóa nặng
D. Gây rối loạn nặng điện giải A. Đ; B. Đ; C. S; D. S 342.
Gelafusin được xem là dịch keo an toàn nhất hiện nay bởi các lý do sau, trừ
A. Không ảnh hưởng đến chức năng thận
B. Ảnh hưởng ít nhất lên quá trình đông máu
C. Ít gây shock phản vệ nhất
D. Không hạn chế lượng dịch truyền 343.
Albumin được chỉ định chính trong trường hợp
A. Bù dịch trong trường hợp bệnh nhân shock mất máu cấp
B. Bù dịch trong trường hợp bệnh nhân shock tủy
C. Bù dịch trong trường hợp bệnh nhân bị Shock ép tim cấp
D. Bù dịch trong trường hợp bệnh nhân bị Shock phản vệ 344.
Không nên dùng HEAS cho bệnh nhân suy thận Đ 345.
Nên dùng HEAS cho bệnh nhân nguy kịch tại phòng hồi sức S 346.
Có thể sử dụng Dextran để dự phòng tắc mạch trong phẫu thuật vi phẫu Đ 347.
Dịch tinh thể nếu được bù đủ lượng có tác dụng khôi phục tuần hoàn tương tự dịch keo Đ 348.
Theo dõi chính xác nhất của việc truyền dịch là dựa vào áp lực tĩnh mạch trung ương (PVC) S
BÀI GÂY MÊ TRẺ EM (BS.MINH) 349.
Cơ quan hô hấp ở trẻ em
349.1. Đối với trẻ dưới 5 tháng, thở cánh mũi là bắt buộc Đ
349.2. Lưỡi của trẻ nhỏ tương đối so với khoang miệng S
349.3. Thể tích khí lưu thông nhỏ, khoảng chết sinh lý lớn Đ
349.4. Hô hấp của trẻ 50% là do cơ hoành đảm nhiệm S 350.
Bé trai thể trạng trung bình, 8 tuổi, nên chọn ống cỡ số A. 4.5 B. 5 C. 5,5 D. 6 351. Cơ quan tim mạch
351.1. Trẻ sơ sinh dễ bị tắc mạch khí (tắc động mạch) nếu nếu để khí lọt vào tĩnh mạch trong lúc tiêm truyền Đ
351.2. Lưu lượng tim của trẻ ít phụ thuộc vào nhịp tim S
351.3. Nhịp tim chậm ở trẻ nhỏ không phải là vấn đề nghiêm trọng S
351.4. Hệ giao cảm và phản xạ của các receptor nhận cảm áp lực chưa thực sự hoàn thiện Đ
351.5. Trẻ em nhất là trẻ sơ sinh có tốc độ chuyển hóa cao nên khi thử khí máu thường có
tình trạng toan chuyển hóa Đ 352.
Hệ thần kinh của trẻ không có đặc điểm sau A. Ít mỡ hơn
B. Tính thấm của hàng rào máu não chưa hoàn thiện
C. Nồng độ phế nang tối thiểu của các thuốc mê hơi cao hơn
D. Đã có đáp ứng với đau 353.
Thời gian nhịn đối với trẻ đang bú mẹ
A. Bữa sữa cuối cùng 3h trước gây mê
B. Bữa sữa cuối cùng 4h trước gây mê
C. Bữa sữa cuối cùng 5h trước gây mê
D. Bữa sữa cuối cùng 6h trước gây mê 354.
Đối với trẻ khó làm đường truyền tĩnh mạch vì không hợp tác, có thể áp dụng phương pháp sau, trừ
A. Cho trẻ ngủ bằng Ketamin tiêm bắp với liều 5 - 10 mg/kg
B. Cho trẻ ngủ bằng úp mask cưỡng bức với thuốc mê hô hấp Isofluran
C. Cho trẻ ngủ bằng úp mask cưỡng bức với thuốc mê hô hấp Servoran
D. Cho trẻ ngủ bằng Ketamin uống với liều 6 – 10 mg/kg 355.
Đối với khởi mê đường hô hấp, tất cả các ý sau đúng, ngoại trừ
A. Phương pháp hít nhanh thường áp dụng với trẻ không hợp tác
B. Phương pháp hít chậm thường áp dụng với trẻ hợp tác
C. Thuốc mê ưu tiên lựa chọn là Servoran
D. Thuốc mê ưu tiên lựa chọn là Desfluran 356.
Phương pháp khởi mê tĩnh mạch ở trẻ nhỏ, tất cả các ý sau đúng, ngoại trừ
A. Được xem là an toàn nhất với trẻ hợp tác và đã có đường truyền
B. Cần tiền mê trước bằng Antropin để giảm xuất tiết
C. Thuốc nên lựa chọn là Ketamin phối hợp Antropin
D. Sử dụng giãn cơ trong tất cả các trường hợp 357.
Bản chất của gây tê Caudal là A. Gây tê thân thần kinh
B. Gây tê đám rối thần kinh đường lưng C. Gây tê tủy sống
D. Gây tê ngoài màng cứng 358.
Gây tê Caudal nên được áp dụng trong trường hợp sau, trừ
A. Bệnh nhi có bệnh phổi mạn tính
B. Giảm đau sau phẫu thuật vùng bụng dưới
C. Giảm đau trong phẫu thuật phối hợp với gây mê toàn thân
D. Bệnh nhi có bệnh tim mạch nặng 359.
Sau khi đã tính được tổng lượng dịch cần truyền do nhịn ăn uống cho trẻ. Cách thức để truyền là :
A. Truyền toàn bộ trong giờ đầu
B. Truyền 1/2 trong giờ đầu, 1/2 trong giờ tiếp theo
C. Truyền 1/2 trong giờ đầu, 1/4 trong giờ thứ 2, 1/4 trong giờ thứ 3
D. Truyền 3/4 trong giờ đầu, 1/4 trong giờ tiếp theo 360.
Bệnh nhi 2 tuổi, nặng 10 kg, tiền sử khỏe mạnh, có chỉ định mổ phiên thắt ống phúc tinh
mạc qua nội soi. Thời gian nhin ăn uống trước phẫu thuật là 6h. Bệnh nhi quấy khóc nhiều
nhưng đã làm được đường truyền tĩnh mạch.
A. Lượng dịch tinh thể cần truyền để duy trì cho bệnh nhân là A. 230 ml B. 240 ml C. 250 ml D. 260 ml
B. Phương pháp vô cảm nên được áp dụng cho trẻ
A. Mê tĩnh mạch đơn thuần B. Mê nội khí quản C. Mê mask thanh quản
D. Mê mask thanh quản + caudal
C. Trong quá trình gây mê bệnh nhi có EtCO2 tăng cao 60 mmHg, hướng xử trí: a. Tăng thông khí b. Giảm áp lực bơm hơi c. Dùng NaHCO3
d. Cho bệnh nhân ngủ sâu hơn A. a + b +d B. a + c + d C. b + c + d D. a + b + c
D. Trong quá trình phẫu thuật bệnh nhân giảm dần SpO2, rồi giảm rất nhanh
xuống còn 50%, nghe phổi có nhiều ral ứ đọng. Hướng xử trí tiếp theo: a. Tiếp tục phẫu thuật
b. Nếu bệnh nhân đang đặt mask thanh quản thì rút mask
c. Thông khí bằng tay với mask mặt sau đó đặt nội khí quản
d. Dùng các thuốc giãn phế quản A. a + b +d B. a + c + d C. b + c + d D. a + b + c 361.
Bệnh nhi 6 tuổi, nặng 24 kg, chuyển đến phòng cấp cứu sau khi bị ngã, X –quang có hình
ảnh gẫy hở xương quay trái, không có dấu hiệu chèn ép thần kinh. Bệnh nhân tiền sử khỏe
mạnh, không có tổn thương nào khác ngoài gẫy xương quay. Bệnh nhân ăn cách lúc vào viện
9h, bị ngã 2h sau khi ăn. Phẫu thuật viên chỉ định mổ cấp cứu.
361.1. Chiến lược gây mê là
A. Gây mê nội khí quản, khởi mê như bình thường
B. Gây mê nội khí quản, khởi mê nhanh
C. Chờ 4h, sau đó gây mê nội khí quản, khởi mê nhanh
D. Gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường nách
361.2. Hct của bệnh nhân lúc vào viện là 36%, lượng máu bệnh nhân có thể mất trong phẫu thuật là A. 240 ml B. 260 ml C. 280 ml D. 300 ml
361.3. Nếu lượng máu mất trong mổ của bệnh nhân khoảng > 300 ml. Về hồi sức cần làm gì A. Truyền máu
B. Truyền dịch tinh thể với tỷ lệ 4/1
C. Truyền dịch keo với tỷ lệ 1/1
D. Phối hợp truyền dịch tinh thể và dịch keo 362.
Bệnh nhi 6 tháng, 7 kg, được mổ phiên tạo hình lỗ đái thấp. Khởi mê và đặt nội khí quản
hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân được làm Caudal, sử dụng marcain 7 ml, dung dịch
0,25%. Ngay sau đó bệnh nhân xuất hiện ngoại tâm thu thất, rất nhanh sau đó xuất hiện nhịp
nhanh thất 160 l/ph. Không bắt được mạch, EtCO2 phẳng mặc dù ngực vẫn lên tốt.
362.1. Bệnh nhân được chẩn đoán A. Shock phản vệ B. Ngộ độc thuốc tê C. Tê tủy sống toàn bộ
D. Ép tim cấp do tràn khí màng phổi
362.2. Việc làm đầu tiên là
A. Thông báo ngừng tim, gọi người giúp đỡ, ép tim ngoài lồng ngực
B. Yêu cầu hộp điều trị ngộ độc thuốc tê vùng
C. Yêu cầu shock điện, shock điện với liều 4J/kg
D. Cho Adrenalin 1/10000 tĩnh mạch với liều 0,1ml/kg
362.3. Sau cấp cứu tim đập trở lại, một trong những điều trị tiếp theo nên được áp dụng là cho Lipide emulsion 20%
A. Liều lượng 8,5ml truyền tĩnh mạch trong 1 phút, sau đó duy trì 15 ml/kg/giờ
B. Liều lượng 9,5ml truyền tĩnh mạch trong 1 phút, sau đó duy trì 15 ml/kg/giờ
C. Liều lượng 10,5ml/kg truyền tĩnh mạch trong 1 phút, sau đó duy trì 15 ml/kg/giờ
D. Liều lượng 11,5ml/kg truyền tĩnh mạch trong 1 phút, sau đó duy trì 15 ml/kg/giờ 363.
Bệnh nhi 6 tuổi, được chỉ định mổ phiên u bao hoạt dịch cổ tay. Bệnh nhân hoàn toàn
khỏe mạnh. Tuy nhiên khi thăm khám trước mổ, bệnh nhân có bác ruột từng bị sốt cao ác tính.
363.1. Chiến lược xử trí
A. Ngừng cuộc mổ cho đến khi có bằng chứng đầy đủ về tiền sử sốt cao ác tính về bác bệnh nhân
B. Ngừng cuộc mổ cho đến khi điều tra đầy đủ bằng chứng về tiền sử gia đình về bệnh sốt cao ác tính
C. Tiến hành cuộc mổ bằng cách thay đổi kỹ thuật gây mê, tránh những thuốc có thể làm
khởi phát sốt cao ác tính
D. Tiến hành cuộc mổ như bình thường, không cần quan tâm đến các thay đổi về kỹ thuật
gây mê và sử dụng thuốc mê
363.2. Các thuốc nên tránh khi gây mê cho bệnh nhân có nguy cơ sốt cao ác tính
a. Thuốc mê bốc hơi như Halothan, Isofluran
b. Thuốc mê tĩnh mạch nhóm Barbiturat
c. Thuốc giãn cơ không khử cực Esmeron, Norcuron
d. Thuốc giãn cơ khử cực A. a + b B. a + d C. b + c D. c + d
THUỐC MÊ HÔ HẤP (BS.HOA) 364.
Thuốc mê nào có thời gian khởi mê nhanh nhất A. Isoflurane B. Halothan C. Desflurane D. Sevofluran 365.
Thuốc mê nào sau đây có hệ số máu-khí thấp nhưng không dùng để khởi mê do tính kích
thích khiến bệnh nhân có phản xạ ngừng thở A. Sevoflurane B. Desflurane C. Enlurane D. Isoflurane 366.
Thuốc mê bốc hơi nào có thể có tác dụng gây ảnh hưởng chức năng thận A. Methoxyflurane B. Enlurane C. Isoflurane D. Desflurane 367.
Vì sao Isoflurane không phải là thuốc khởi mê tốt nhất cho trẻ em
A. Thuốc mê mạnh với trẻ em B. Có mùi hăng
C. Là thuốc mê bốc hơi dùng để khởi mê tốt nhất
D. Cần áp lực đường thở cao để dẫn thuốc 368.
Nhược điểm của thuốc mê Isoflurane
A. Gây nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân có thiếu khối lượng tuần hoàn và hoặc bệnh nhân có bệnh lý mạch vành
B. Gây hội chứng ăn cắp vành
C. Gây độc với các cơ quan như gan thận D. Tất cả ý trên 369.
Thuốc mê nào có tác dụng giảm đau A. Desflurane B. Isoflurane C. Seveflurane D. N2O 370.
Thuốc nào sau đây có xu hướng làm tăng khả năng gây rối loạn nhịn tim khi gây mê bằng halothane A. Lidocain B. Atropin C. Epinephrine D. Adenosine 371.
Thuốc có độ hòa tan (hệ số hòa tan) càng thấp thì
A. Bệnh nhân mê càng chậm
B. Khả năng độc với thận càng cao
C. Vào tổ chức não càng nhanh
D. Vào tổ chức não càng chậm 372.
Thuốc nào ít tạo ra CO nhất khi tiếp xúc với CO2 trong khí thở ra A. N2O B. Halothane C. Sevoflurane D. Desflurane 373.
Các yếu tố gây ảnh hưởng lên việc hình thành các hợp chất gây độc (hợp chất A, CO) của thuốc mê bốc hơi
A. Vôi soda bị khô do sử dụng các thiết bị chống nước
B. Vôi soda bị nóng do gây mê lưu lượng thấp và hoặc tăng quá trình chuyển hóa của CO2
C. Gây mê lưu lượng khí mới cao kéo dài dẫn đến vôi soda bị khô D. Tất cả các ý trên 374.
Thuốc mê bốc hơi nào gây tăng nhịp tim nhiều nhất A. Desflurane B. Isoflurane C. N2O D. Halothane 375.
Thuốc mê bốc hơi nào gây tác dụng lên huyết áp ít nhất A. N2O B. Isoflurane C. Desflurane D. Sevoflurane 376.
Lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân có tiền sử nhồi máu não A. Sevoflurane B. Desflurane C. Isoflurane D. N2O 377.
Thuốc mê bốc hơi nào hoàn toàn không có tác dụng giãn cơ A. Isoflurane B. Sevoflurane C. N2O D. Desflurane 378.
Sự thay đổi của MAC theo độ tuổi
A. Tăng 6% mỗi 10 tuổi tăng thêm
B. Tăng 10% mỗi 10 tuổi tăng thêm
C. Giảm 6% mỗi 10 tuổi tăng thêm
D. Giảm 10% mỗi 10 tuổi tăng thêm 379.
MAC của Sevoflurane (người lớn sử dụng O2 đơn thuần) A. 1,71 B. 1,15 C. 6 D. 105 380.
MAC cao nhất ở độ tuổi nào A. 1 tuổi B. 21 tuổi C. 6 tháng D. 1 tháng 381.
Chống chỉ định sử dụng N2O trong phẫu thuật nào A. Mở hộp sọ B. Phẫu thuật mắt C. Tràn khí màng phổi D. Tất cả các ý trên 382.
Hội chứng ăn cắp vành
A. Cơ tim giảm đàn hồi và giảm khả căng co bóp cơ tim B. Nhịp tim chậm
C. Tái phân bố O2 từ vùng cơ tim bị thiếu máu sang cùng tổ chức lành
D. Do thuốc mê bốc hơi gây co mạch vành 383.
Tác dụng phụ lên tim mạch của N2O A. Khoảng PR kéo dài B. Sóng T có đỉnh nhọn
C. Hội chứng xoắn đỉnh
D. Nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân có giảm khối lượng tuần hoàn và bệnh nhân có bệnh lý mạch vành
Câu hỏi đúng sai có thân chung: nồng độ phế nang tối thiểu MAC 384.
Là nồng độ tối thiểu của một thuốc mê dưới dạng lỏng hoặc hơi đo ở áp lực khí quyển
thông thường làm ức chế phản ứng vận động ở 50% các bệnh nhân khi bị một kích thích đau như rạch da. - Sai 385.
Giảm đi khi bệnh nhân thiếu oxy, giảm huyết áp động mạch, thiếu máu, có thai, tiền
mê, phối hợp thuốc. - Đúng 386.
Tăng cao khi bệnh nhân sốt cao, ngộ độc rượu cấp, hạ calci máu- Sai 387.
Cho thấy tốc độ khởi mê nhanh hay chậm của một thuốc mê đường hô hấp. Sai
Câu hỏi tình huống 388.
Vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần nhiều thuốc mê hơn người lớn
A. Tỷ lệ đầu với toàn thân cao hơn người lớn
B. Thể tích bề mặt da thấp hơn người lớn
C. Tốc độ chuyển hóa cao hơn người lớn
D. Không đúng, trẻ em cần ít thuốc mê hơn 389.
Một bệnh nhân người lớn có giảm thân nhiệt nhẹ khi gây mê với isoflurane MAC 1% cơ
chế sinh lý nào giúp duy trì thân nhiệt một cách hiệu quả ở bệnh nhân này
A. Cơ chế sinh nhiệt không run
B. Tái phân bố nhiệt từ trung tâm ra ngoại vi
C. Cơ chế sinh nhiệt có run D. Sự co mạch 390.
Yếu tố nào sau đây làm giảm MAC của bệnh nhân đang được gây mê bằng isoflurane A. Ngộ độc cocain cấp
B. Nghiện rượu mạn tính C. Kiềm chuyển hóa
D. Hạ natri máu có triệu chứng 391.
Một bệnh nhân 65 tuổi bị suy tuyến giáp vào mổ cấp cứu cắt ruột thừa nội soi. Vấn đề
cần lưu ý ở bệnh nhân này là: A. Giảm MAC của isoflurane B. Giảm co bóp cơ tim
C. Giảm đáp ứng với catecholamin
D. Tăng các phản xạ tại các trung tâm phản xạ nhận cảm áp lực 392.
Thuốc mê bốc hơi có tác dụng nhanh hơn khi
A. Thuốc có chỉ số hòa tan máu khí cao B. Sử dụng cùng với N2O
C. Bệnh nhân có dung tích cặn chức năng cao
D. Bệnh nhân shunt phải - trái 393.
Gây mê cho bệnh nhân thiếu khối lượng tuần hoàn có tiền sử bệnh mạch vành có thể
chọn các thuốc mê bốc hơi sau trừ A. Sevoflurane B. N2O C. Desflurane D. Isoflurane
BÀI MASK THANH QUẢN (BS.HOA) 394.
Biện pháp nào sau đây kiểm soát đường thở không chắc chắn A. Mở khí quản
B. Đặt nội khí quản qua miệng
C. Đặt nội khí quản qua mũi D. Đặt mask thanh quản 395.
Mask thanh quản dùng để kiểm soát đường thở trong các trường hợp sau trừ
A. Bệnh nhân có đặt nội khí quản khó B. Hồi sức tim phổi
C. Bệnh nhân có khối u lớn vùng khoang miệng
D. Mổ phiên trẻ em như mổ mắt, tiết niệu 396.
Chỉ định của mask thanh quản
A. Kiểm soát đường thở
B. Giúp thuận tiện hơn trong các phẫu thuật thanh quản C. Chống trào ngược
D. Loại bỏ chất tiết vùng hầu họng 397.
Mask thanh quản silicon dùng lại tối đa bao nhiêu lần A. 10 B. 20 C. 40 D. 60 398.
Sử dụng mask thanh quản
A. Mast thanh quản số 2 dành cho trẻ > 30 kg
B. Đặt nội khí quản qua mask thanh quản có tỷ lệ thành công đến 90%
C. Mask thanh quản giúp kiểm soát chắc chắn đường thở
D. Không bị hở trừ khi áp lực đường thở > 25 mmHg 399.
Mask thanh quản nào có áp lực kín đường thở cao nhất
A. Mask thanh quản cổ điển (classic)
B. Mask thanh quản 2 nòng dùng một lần (disposable supreme)
C. Mask thanh quản để đặt nội khí quản (intubating)
D. Mask thanh quản hai nòng Proseal 400.
Biến chứng hay gặp nhất của Mask thanh quản A. Rối loạn vận ngôn B. Đau họng C. Khàn tiếng D. Khô miệng 401.
Vì sao Mask thanh quản 2 nòng proseal kín hơn Mask thanh quản cổ điển
A. Vị trí của Mask được cố định tốt hơn nhờ có thêm nòng thực quản
B. Do có 2 Cuff khi bơm cuff phần lưng đẩy vào cuff phần bụng làm tăng áp lực kín
C. Có thêm nòng thực quản D. Áp lực cuff cao hơn 402.
Chỉ định của Mask thanh quản
A. Bệnh nhân mổ lấy thai sau khi khởi mê không đặt được nội khí quản
B. Bệnh nhân thở máy đòi hỏi áp lực dương > 35mmHg
C. Bệnh nhân có phẫu thuật dò thực quản khí quản
D. Bệnh nhân phẫu thuật ruột thừa cấp cứu có bữa ăn cuối cách 2 giờ 403.
Mask thanh quản có bao nhiêu cỡ A. 10 B. 5 C. 7 D. 3 404.
Chống chỉ định của Mask thanh quản:
A. Gây mê toàn thể sử dụng thuốc mê hô hấp
B. Tổn thương lớn gây tắc nghẽn vùng hầu họng
C. Kiểm soát đường thở trong đặt nội khí quản khó
D. Kiểm soát đường thở cấp cứu khi không đặt được nội khí quản 405.
Ưu điểm của mast thanh quản trừ
A. Dễ sử dụng có thể kiểm soát được đường thở
B. Không cần sử dụng thuốc giãn cơ
C. Sử dụng được trong trường hợp dạ dày đầy
D. Có thể tự thở hoặc thông khí kiểm soát áp lực dương 406.
Lưu lượng khí mới khi sử dụng Mask thanh quản A. Thấp < 2 lít/phút B. Rất thấp 300 ml/phút
C. Cao ít nhất > 4 lít/phút D. FGF = 3 lần Vt 407.
Điều trị co thắt thanh quản A. Cho giãn cơ rocuronium
B. Bóp bóng áp lực dương cao hy vọng mở dây thanh âm C. Tiêm succinylcholin
D. Gọi giúp đỡ, chưa xử trí bao giờ 408.
Xử trí nào không phù hợp trong trường hợp bệnh nhân bị co thắt thanh quản
A. Tăng sevoflurane, xịt ventolin
B. Bóp bóng oxy 100%, nâng cằm, giữ kín mask bóp bóng áp lực dương cao C. Tiêm succinylcholin 20mg
D. Cho bệnh nhân ngủ sâu thêm, đặt lại nội khí quản nếu cần 409.
Chọn cỡ mask thanh quản cho bệnh nhân 9 tuổi nặng 42 kg A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 410.
Lựa chọn loại mask thanh quản giúp dễ dàng đặt sonde dạ dày A. Proseal B. Classic C. Fasttract D. Fiber optic 411.
Theo khuyến cáo thì đặt mast thanh quản nên
A. Cố định lệch sang phải 3cm so với đường giữa
B. Bơm đủ cuff và đẩy vào vị trí
C. Bôi trơn cả mặt trước và sau của mask thanh quản
D. Bơm cuff khoảng 5 cmH2O đặt mask vào đúng vị trí và bơm đủ cuff 412.
Mask thanh quản dùng để đặt nội khí quản A. E-LMA B. Fasttract C. Proseal D. Classic 413.
Trường hợp nào không phải chống chỉ định của mask thanh quản A. Tư thế nằm sấp
B. Đa chấn thương cần đặt nội khí quản nhanh C. Bệnh nhân thai 26 tuần
D. Phẫu thuật trong ngày không cần giãn cơ
Câu hỏi đúng sai có thân chung: mask thanh quản 414.
Cho phép thông khí áp lực dương với áp lực lên đến 20 cmH2O Đúng 415.
Loại silicon có thể hấp tiệt trùng và dùng lại Đúng 416.
Không sử dụng được cho trẻ <5kg Sai 417.
Không nên bơm cuff quá 60 cm H2O Đúng
Câu hỏi tình huống 418.
Một bệnh nhân 60 tuổi có BMI 30 phẫu thuật thoát vị bẹn, được gây mê toàn thể và đặt
Mask thanh quản 2 nòng proseal sau đó thông khí áp lực dương. Nếu mask đã được đặt ở vị
trí tốt thì áp lực dương khi thống khí tối đa bao nhiêu để tránh bị hở A. 15 B. 20 C. 30 D. 40 419.
Bệnh nhân sau khi đặt mask thanh quản và tự thở có biến chứng co thắt thanh quản bước xử trí tiếp theo là: A. Rút mask thanh quản
B. Làm sạch và mở miệng nâng cằm bệnh nhân C. propofol tĩnh mạch
D. succinylcholin tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp (nếu không có sẵn đường truyền tĩnh mạch) 420.
Bệnh nhân có đặt nội sau khởi mê thông khí khó đặt đèn soi thanh quản đánh giá có độ
Cormack Lehane III bước tiếp theo cần làm là
A. Cố gắng đặt mask thanh quản
B. Tiêm thêm thuốc mê, thuốc giãn cơ tiếp tục đặt nội khí quản
C. Mở màng giáp nhẫn hoặc mở khí quản qua da
D. Thay đổi đèn nội khí quản (lưỡi đèn thẳng) 421.
Sau khi khởi mê nhanh bệnh nhân không đặt được nội khí quản và không thông khí
được, bước tiếp theo thích hợp nhất ở bệnh nhân này là
A. Mở màng giáp nhẫn để thông khí
B. Cho tiếp liều giãn cơ thứ hai và cố gắng đặt lại nội khí quản
C. Để bệnh nhân tỉnh lại và tự thở
D. Đặt mask thanh quản và thông khí cho bệnh nhân 422.
Bệnh nhân nam 64 tuổi phẫu thuật cắt nửa đại tràng nội soi do ung thư sau khi khởi mê
với 40mg atracurium, đặt đèn soi thanh quản không nhìn thấy dây thanh âm, sau 4 lần cố
gắng với các phương tiện hỗ trợ khác nhau vẫn không đặt được nội khí quản nhưng vẫn
thông khí dễ dàng và người hỗ trợ vẫn trên đường đến. Bước tiếp theo thích hợp nhất là:
A. Tiếp tục thông khí qua mask mặt, giải thích khó khăn với phẫu thuật viên, ngừng cuộc
mổ, đợi bệnh nhân tỉnh và thu xếp đặt nội khí quản qua ống nội soi mềm để mổ sau
B. Đặt mask thanh quản tiếp tục phẫu thuật và hạn chế áp lực bơm hơi < 10 trong khi phẫu thuật
C. Cho thêm 10 mg giãn cơ atracurium, thông khí qua mask mặt và đặt nội khí quản qua ống nội soi mềm
D. Đặt mask thanh quản và nếu thông khí được đặt nội khí quản mò qua mask thanh quản
hoặc bằng nội soi mềm, nếu thành công tiếp tục phẫu thuật. 423.
Lựa chọn mask thanh quản cho bệnh nhân có cân nặng 10-20kg A. 1 B. 1,5 C. 2 D. 3
CHỐNG ĐAU TRONG NGOẠI KHOA (BS.HOA) 424.
Ý nào sau đây về định nghĩa đau là sai
A. Thường có tổn thương của mô trong các trường hợp đau cấp tính
B. Đau cấp tính không có chức năng bảo vệ cho cơ thể
C. Có liên quan đến tăng hoạt hóa hệ thống thần kinh
D. Phục hồi hoàn toàn sau khi tổn thuong mô lành trở lại 425.
Cơ chế thường gặp nhấn trong đau cấp tính
A. Đau do cảm thụ thần kinh
B. Đau do nguyên nhân thần kinh
C. Đau do căn nguyên tâm lý
D. Đau hỗn hợp do cảm thụ thần kinh và căn nguyên thần kinh
Câu hỏi đúng sai: Phân loại đau theo nguyên nhân 426.
Đau do cảm thụ thần kinh ít nhạy cảm với các thuốc giảm đau ngoại vi hay trung ương
và các phương pháp phong bế vô cảm Sai 427.
Một số trường hợp đau xảy ra trong bệnh cảnh di chứng tổn thương hay cắt đoạn thần
kinh ngoại vi dụ như đau chi ma Đúng 428.
Trong đau do căn nguyên thần kinh tính chất đặc biệt của các hiện tượng đau là do yếu
tố giao cảm bị lôi cuốn vào quá trình bệnh lý (đau giao cảm) Đúng 429.
. Trong đau do nguyên nhân thần kinh đau chỉ mất khi người bệnh tập trung chú ý một
vấn đề gì đó, thuốc chống đau không có tác dụng với loại đau này Sai 430.
Đau do cảm thụ thần kinh bao gồm:
A. Bộ phận nhận kích thích đau B. Bộ phận dẫn truyền
C. Bộ phận nhận thức đau
D. Tất cả quá trình trên 431.
Đặc điểm của các receptor nhận cảm đau trừ A. Có ngưỡng kích thích
B. Hiện tượng cộng kích thích
C. Là các tận cùng thần kinh D. Có khả năng thích nghi 432.
Sợi A delta là sợi:
A. Đáp ứng với cả kích thích chạm nhẹ, kích thích cơ học hoặc nhiệt
B. Dẫn truyền cảm giác đau nhanh và đau nhói
C. Đáp ứng với các kích thích cực mạnh tiềm ẩn nguy cơ tổn thương mô D. Tất cả các ý trên 433.
Trung tâm nhận thức đau nằm ở A. Vỏ não B. Đồi thị C. Hệ viền D. Thân não
Câu hỏi đúng sai: Trong đau cấp tính: 434.
Ảnh hưởng của quá trình viêm lên nhận cảm đau chỉ giới hạn trong vùng có tổn thương mô Sai 435.
Sự dẫn truyền cảm giác đau C khi bị ức chế sẽ không gây cảm giác đau bỏng rát, đau sâu Đúng 436.
Tại tủy sồng các tín hiệu đau được dẫn truyền qua một hoặc nhiều noron rồi sau đó bắt
chéo qua bên đối diện của tủy sống ở mép sau và đi lên não Sai 437.
Chất P có tác dụng gây giãn mạch, tăng tiết histamin nên làm đau giảm đi Sai 438.
Những anh hưởng sau của đau lên chức năng hô hấp là đúng trừ
A. Giảm dung tích sống của phổi
B. Giảm thông khí phế nang
C. Tăng dung tích cặn chức năng
D. Tăng nguy cơ viêm phổi xẹp phổi 439.
Đau cấp tính kích thích hệ giao cảm dẫn đến trừ
A. Tăng tiết hệ thống tiêu hóa, tăng nhu động ruột
B. Tăng trương lực cơ trơn
C. Tăng nhịp tim, tăng huyết áp
D. Tăng tiêu thụ oxy cơ tim 440.
Thước VAS dùng để đánh giá A. Thời gian đau
B. Đáp ứng cảm xúc đối với đau C. Cường độ đau D. Tất cả yếu tố trên 441.
Phương tiện nào sau không phải là thước đo đơn chiều trong đánh giá đau
A. Thang điểm đau hình đồng dạng (VAS)
B. Thang điểm lời nói về cường độ đau
C. Thang điểm nét mặt (faces scale)
D. Bảng kiểm đau rút gọn 442.
Để đánh giá được cường độ đau việc nào sau đây là quan trọng nhất
A. Hỏi bệnh nhân yếu tố làm tăng đau
B. Hỏi bệnh nhân vị trí của đau
C. Đặt các câu hỏi mở về cảm giác đau
D. Đề nghị bệnh nhân sử dụng thước đo độ đau để lấy thông tin 443.
Phương tiện tốt nhất dùng để lượng giá đau ở bệnh nhi nhỏ tuổi là:
A. Thang điểm hình đồng dạng (VAS)
B. Thang điểm lượng giá 1-10 điểm
C. Mô tả đơn giản về cường độ đau D. Thang điểm CHEOPS 444.
Bảng điểm CHEOPS bao gồm trừ A. Biểu hiện nét mặt
B. Tư thế bệnh nhân khi chạm vào người C. Biểu hiện lời nói D. Nhịp thở 445.
Nguyên tắc đầu tiên cần chú ý chi điều trị đau cho bệnh nhân
A. Mục tiêu điều trị dựa trên mong muốn của bệnh nhân
B. Áp dụng chiến điều trị đa phương thức
C. Tin tưởng vào sự nhận thức đau của bệnh nhân
D. Phòng và điều trị các tác dụng phụ của các phương pháp chống đau 446.
Chiến lược điều trị đa phương thức là
A. Dùng nhiều loại thuốc trong cùng nhóm
B. Có tác dụng tăng cường giảm đau, giảm tác dụng phụ
C. Một chuyên gia giảm đau điều trị chống đau cho bệnh nhân
D. Chỉ áp dụng cho một số loại đau nhất định 447.
Mục đích đầu tiên của chuẩn độ một thuốc giảm đau nhằm
A. Liều nhỏ nhất nhưng đạt hiệu quả giảm đau và ít tác dụng phụ nhất
B. Chuẩn độ cho đến khi bệnh nhân hết đau
C. Chuẩn độ giảm liều dần tránh ngộ độc thuốc
D. Đảm bảo thuốc đủ đáp ứng mong muốn chủ quan của bệnh nhân 448.
Thứ tự lựa chọn thuốc giảm đau theo bậc thang của WHO a. Morphine, hydromorphone,
acetaminophen and lorazepam b. NSAIDs and corticosteroids c. Codeine, oxycodone and diphenhydramine A. b a c B. a b c C. b c a D. c a b 449.
Morphin là thuốc tác động lên vị trí nào của sinh lý đau cấp tính A. Nhận cảm đau B. Dẫn truyền đau C. Nhận thức đau D. Điều biến đau 450.
Phương pháp giảm đau do bệnh nhân tự điều khiển (PCA)
A. Sử dụng nhiều thuốc giảm đau hơn phương pháp do bác sỹ điều khiển
B. Sử dụng ít thuốc giảm đau hơn phương pháp do bác sỹ điều khiển
C. Chỉ hữu ích với bệnh nhân là người lớn
D. Bệnh nhân hài lòng hơn và không ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc giảm đau 451.
Bệnh nhân nữ 20 tuổi bị đau nhiều (VAS ≥4) sau mổ cấp cứu cắt ruột thừa nội soi bệnh
nhân đã được sử dụng acetaminophen 1g và ketorolac 30mg đường tĩnh mạch trong mổ. Biện
pháp chống đau thích hợp nhất tiếp theo là
A. Giảm đau ngoài màng cứng B. Tê tủy sống morphin
C. Chuẩn độ morphin và sử dụng PCA sau khi VAS ≤4
D. Truyền liên tục morphin 1mg/h 452.
Bệnh nhân 65 tuổi có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vào viện vì ngã tại nhà chẩn đoán
gẫy 4 xương sường không có tràn máu, tràn khí màng phổi. khí máu tốt không có mảng sườn
di động. biện pháp giảm đau thích hợp nhất là
A. Gây mê đặt nội khí quản cho morphin tĩnh mạch liều cao
B. Tiêm bắp fendel 20mg và thở oxy
C. Gây tê ngoài màng cứng đường ngực và tiêm 10mg bupivacain 0,1%
D. Gây tê thần kinh liên sườn tiêm 4ml bupivacain 0,5% vào mỗi xương sườn bị gãy 453.
Bệnh nhi 5 tuổi bị bỏng rộng cần thay băng biện pháp giảm đau nào phù hợp
A. Đưa vào phòng mổ gây mê toàn thân giảm đau fentanyl
B. Chỉ cần tiêm an thần midazolam và thở oxy
C. Tiêm morphin tĩnh mạch và thở oxy
D. Tiêm tĩnh mạch ketamin phối hợp giảm đau acetaminnophen đáp án D
HỆ THỐNG MÊ HÔ HẤP (BS.HOA) 454.
Hệ thống mê hô hấp nào thích hợp nhất khi gây mê tự thở cho trẻ sơ sinh
A. Hệ thống Jackson Rees sửa đổi có ống chữ T
B. Mapleson A hoặc hệ thống Magill C. Mapleson C D. Hệ thống Bain 455.
Hệ thống mê hô hấp nào thích hợp nhất khi gây mê tự thở cho nguời lớn A. Mapleson A B. Mapleson E và F C. Mapleson D D. Mapleson B 456.
Hệ thống mê tốt nhất khi gây mê thông khí kiểm soát với bệnh nhân người lớn. A. Mapleson A B. Mapleson E và F
C. Mapleson D hoặc hệ thống Bain sửa đổi D. Mapleson B 457.
So sánh hiệu quả của các hệ trống Mapleson trong việc chống lại hiện tượng hít lại khí CO2 khi gây mê tự thở A. A>DEF>BC B. DEF>A>BC C. BC>DEF>A D. DEF>BC>A
Đáp án A ( quy tắc a dog can bite) 458.
Các hệ thống sau thích hợp cho cả thông khí kiểm soát và thông khí hỗ trợ trừ A. Mapleson A B. Mapleson B và C C. Mapleson D D. Mapleson E 459.
Phân loại hệ thống Mapleson A. Có 4 loại A, B, C và D
B. Hệ thống Bain là Mapleson D cải tiến
C. Jackson Rees có ống chữ T là Mapleson D cải tiến
D. Hệ thống chữ T đòi hỏi lượng khí mới gấp 1,5 đến 2 lần 460.
Thiết kế các van một chiều ngăn chặn sự hít lại khí thở ra là đúng trừ
A. Càng xa bệnh nhân càng tốt
B. Có cấu trúc nhẹ tránh kẹt van C. Thiết kế phù hợp
D. Đặt ở cuối đường thở ra 461.
Ưu điểm của hệ thống mê vòng kín trừ
A. Tiết kiệm thuốc mê bốc hơi
B. Làm ấm và làm ẩm được khí thở vào
C. Tránh ô nhiễm môi trường
D. Thay đổi nồng độ thuốc mê chậm vì lưu lượng khí mới thấp đáp án D (nhược điểm) 462.
Van điều chỉnh giới hạn áp lực (van giảm áp) trong hệ thống vòng kín
A. Có ở tất cả các hệ thống mê hô hấp
B. Được kích hoạt ở áp lực rất cao tại vị trí mở van
C. Chính là hệ thống xả khí
D. Có thể kết nối với hệ thống xả khí 463.
Trong hệ thống mê vòng kín, ý nào đúng
A. Lưu lượng khí mới cao (>2l/phút) trong 15 phút đầu có tác dụng làm sạch CO2 còn lại
trong hệ thống mê hô hấp)
B. Vôi soda có tính acid cao
C. Trong quá trình sử dụng với khí mê vôi soda có thể tạo ra một số chất gây hại như hợp chất A
D. Lưu lượng khí mới càng thấp thì vôi soda càng chậm giáng hóa, chậm phải thay 464.
Khoảng chết sinh lý
A. Mask mặt trong hệ thống Mapleson A không ảnh hưởng đến khoảng chết
B. Mất kết nối với ống dẫn khí mới trong hệ thống Bain gây ra tăng khoảng chết và hít lại khí thở ra
C. Van một chiều trong hệ thống vòng ở vị trí mở hoàn toàn không đóng lại được không ảnh
hưởng lên khoảng chất và sự hít lại
D. Không tính được khoảng chết sinh lý trong hệ thống mê 465. Hệ thống Bain
A. Chính là hệ thống Mapleson A cải tiến
B. Thông khí tự thở cần lưu lượng khí mới là 70ml/kg
C. Có thể sử dụng với hệ thống ống chữ T không cần van giảm áp
D. Có thể sử dụng cả thông khí tự nhiên và thông khí kiểm soát 466.
Thành phần hóa học quan trọng nhất của vôi soda dùng để hấp thu CO2 là: A. NaOH B. Ca (OH)2 C. KOH D. Ba (OH)2 467.
Thuốc nào tạo ra CO nhiều nhất khi tiếp xúc với CO2 trong khí thở ra A. N2O B. Halothane C. Sevoflurane D. Desflurane 468.
Nguyên nhân tăng EtCO2 trừ A. Thở lại B. Sốt cao ác tính C. Nhiễm trùng D. Shock 469.
Nhược điểm của hệ thống mê vòng kín, trừ
A. Có thể thay đổi chậm nồng độ khí mê vì lưu lượng khí mới cao
B. Có thể cung cấp nồng độ oxy không đủ
C. Quá liều tác dụng của thuốc mê bốc hơi D. Tất cả các ý trên 470.
Sự hình thành hợp chất A tăng lên nếu
A. Lưu lượng khí mới cao B. Chất hấp thu khô
C. Nhiệt độ hấp thu thấp D. Nồng độ isoflurane cao 471.
Thể tích bóng dự trữ trong hệ thống mê vòng kìn là A. 40 lít B. 50 lít C. 60 lít D. 70 lít 472.
Khi kiểm tra trước gây mê áp lực các đường ống khí phải đảm bảo: A. > 40 psi B. > 50 psi C. > 60 psi D. > 70 psi 473.
Định nghĩa lưu lượng khí mới thấp A. FGF > 4 lít/phút B. FGF 2 – 4 lít/phút C. FGF < 2 lít /phút D. FGF < 250 ml /phút
câu hỏi đúng sai có thân chung: hệ thống mê hô hấp Mapleson 474.
Mapleson “D” hay còn gọi là hệ thống Magill Sai 475.
Có sự hít lại khí thở ra ở một mức độ nào đó ở tất cả hệ thống Mapleson Đúng 476.
Hệ thống Mapleson A cần lưu lượng khí mới như nhau ở cả thông khí tự nhiên và thông khí có kiểm soát Sai 477.
Hệ thống E và F được dùng cho gây mê trẻ em Đúng 478.
Bệnh nhân nữ 26 tuổi được chỉ định chọc hút và dẫn lưu ổ áp xe gan dưới gây mê tĩnh
mạch tự thở, hệ thống mê hô hấp nào thích hợp nhất A. Mapleson A B. Mapleson B C. Mapleson C D. Mapleson D 479.
Theo dõi EtCO2 qua capnography, ý nào sau đây là đúng
A. EtCO2 > PaCO2 2-5 mmHg do hơi nước trong khí thở ra
B. EtCO2 > PaCO2 1-3 mmHg do hơi nước trong khí thở ra
C. EtCO2 < PaCO2 1-2 mmHg do một số vị trí hở trong hệ thống mê
D. EtCO2 < PaCO2 3-5 mmHg do khoảng chết sinh lý 480.
Trẻ sơ sinh được gây mê thở máy bằng hệ thống vòng kín có hệ thống hấp thụ CO2, sức
cản đường thở chủ yếu nằm ở vị trí nào của hệ thống ? A. Van giảm áp
B. Van một chiều hít vào và van một chiều thở ra C. Dây máy mê D. Ống nội khí quản 481.
Khi đang ở bước 2 của thao tác kiềm tra trước gây mê: kiểm tra rò rỉ hệ thống áp lực
thấp, nếu quả bóng hút tại vị trí đường thoát khí chung của máy gây mê không giữ được tình
trạng nén chặt sau 10 giây. Nguyên nhân rò rỉ là:
A. Hở tại vị trí bình đựng vôi soda
B. Bình bốc hơi lắp lỏng
C. Hở tại đường ống dẫn oxy
D. Hở tại vị trí bình khí phụ gắn với máy mê 482.
Khi sử dụng hệ thống mê vòng kín có hệ thống hấp thu CO2 cho bệnh nhân người lớn
70kg, sự hít lại khí thở ra về mặt thực hành sẽ không đáng kể nếu
A. Lưu lượng khí mới >9l/phút
B. Sử dụng phương pháp thông khí IPPV
C. Thể tích thông khí phút > 9 lít
D. Khí mới đi vào hệ thống tại vị trí hấp thu CO2 của van thở vào 483.
Khi bấm nút O2 khẩn cấp trong khi bình mê bóc hơi vẫn mở ta sẽ nhận được một lưu lượng khí A. 20-30L/phút khí O2 B. 30-70L/phút khí O2 C. Khí mê + 30L/phút O2 D. Khí mê + 40l/phút O2
GÂY TÊ TỦY SỐNG (BS.TUÂN)
Các đặc điểm giải phẫu của tuỷ sống: 484.
Đoạn cột sống thắt lưng của cột sống cong ra sau: A. Đ B. S 485.
Cột sống có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 5 đốt sống cụt: A. Đ B. S 486.
Khoảng cách giữa các khe liên đốt sống là giống nhau: A. Đ B. S 487.
Dây chằng liên gai thường bị hẹp và xơ hoá ở người già A. Đ B. S Dịch não tuỷ: 488.
Được sản xuất từ đám rối màng mạch của não thất III A. Đ B. S 489.
Dịch não tuỷ qua lỗ Magiendie ra bề mặt não và theo lỗ Luchka xuống tuỷ sống. A. Đ B. S 490.
Nếu tính theo kilogam thể trọng, dịch não tuỷ ở trẻ em nhiều hơn người lớn: A. Đ B. S 491.
Nồng độ Kali trong dịch não tuỷ tương tự trong máu tức là từ 3,5-4,5 mEq/L: A. Đ B. S 492.
Về mức chi phối của tuỷ sống, trong các ý sau đây, ý nào là đúng nhất:
A. Vùng vai do các nhánh của C3 chi phối
B. Hõm ức bụng do D8 chi phối
C. Nếp bẹn do D11 chi phối
D. Cơ hoành do các nhánh C4 chi phối 493.
Thứ tự ức chế của thuốc tê trong gây tê tuỷ sống
A. Cảm giác nhiệt độ, thần kinh giao cảm, cảm giác sờ, vận động
B. Thần kinh giao cảm, cảm giác nhiệt độ, cảm giác sờ, vận động
C. Thần kinh giao cảm, cảm giác sờ, cảm giác nhiệt độ, vận động
D. Thần kinh giao cảm, cảm giác nhiệt độ, vận động, cảm giác sờ 494.
Các phương pháp phẫu thuật sau đây đều có chỉ định của gây tê tuỷ sống trừ: A. Mổ lấy thai
B. Cắt ruột thừa nội soi
C. Kết hợp 2 xương cẳng chân 495.
Chống chỉ định tương đối của phương pháp gây tê tuỷ sống là: A. Bệnh nhân từ chối B. Tăng áp lực nội sọ
C. Đang dùng thuốc chống đông D. Bệnh lý mạch vành 496.
Chống chỉ định tuyệt đối của phương pháp gây tê tuỷ sống là (1 hoặc nhiều đáp án)
A. Thiếu khối lượng tuần hoàn
B. BN bị ung thư có di căn vào cột sống
C. Nhiễm khuẩn vùng gây tê D. Suy tim độ 4 497.
Các đặc điểm nào sau đây là đúng của thuốc tê khi gây tê tuỷ sống:
A. Tỷ trọng thuốc tê là tỷ suất của thuốc tê đó so với dịch não tuỷ
B. Thuốc tê đồng tỷ trọng là thuốc tê có khối lượng riêng nặng như nước
C. Tất cả các thuốc tê đều là loại có tỷ trọng phân tử cao
D. Trong điều kiện sinh lý bình thường, thuốc tê có tỷ trọng > 1,009 được coi là thuốc tê có tỷ trọng phân tử cao 498.
Các yếu tố sau đây đều ảnh hưởng lên thời gian khởi phát tác dụng của thuốc tê trừ:
A. Vị trí chọc kim gây tê B. pKa của thuốc tê
C. Bản chất kiềm hay bazơ của thuốc tê D. Liều thuốc 499.
Các yếu tố sau đây đều ảnh hưởng đến thời gian kéo dài tác dụng của thuốc tê trừ: A. Loại thuốc tê
B. Khả năng hoà tan trong nước
C. Khả năng gắn với protein
D. Thuốc co mạch dùng kèm theo 500.
Thuốc tê đồng tỷ trọng là loại thuốc tê có tỷ trọng nhỏ hơn... và lớn hơn... ở điều kiện nhiệt độ.... A. 1,009; 0, 9999; 370C B. 1; 0,9998; 37,50C C. 1,009; 0,9998; 370C D. 1,008; 0,9995; 37,50C
Case study 1: bệnh nhân nữ, 32 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, phân loại ASA I, có chỉ định mổ lấy sỏi
thận đường sườn lưng bên trái 501.
Các bước chuẩn bị trước mổ nào sau đây là chuẩn xác (chọn 1 hoặc nhiều đáp án)
A. Động viên, giải thích cho bệnh nhân về kỹ thuật gây tê tuỷ sống
B. Truyền dịch trước mổ theo công thức 4:2:1
C. Giải thích các phương án vô cảm để bệnh nhân lựa chọn D. Dùng thuốc lợi tiểu
501.1. Các phương pháp vô cảm sau đây có thể áp dụng cho bệnh nhân (chọn 1 hoặc nhiều đáp án) A. Gây mê nội khí quản
B. Gây tê đám rối thắt lưng
C. Gây tê ngoài màng cứng D. Gây mê Mask thanh quản
501.2. Sau khi được giải thích về phương pháp vô cảm, bệnh nhân được truyền dịch trước mổ
với liều 10 ml/kg cân nặng, gây tê bằng phương pháp 2 trong 1 (tuỷ sống kết hợp với ngoài
màng cứng), ý nào sau đây là đúng nhất:
A. Chỉ gây tê cho bệnh nhân ở tư thế nằm
B. Nên giảm liều thuốc tê khi dùng liều bolus đường ngoài màng cứng
C. Chống chỉ định dùng thuốc co mạch khi gây tê ngoài màng cứng
D. Không nên dùng chung một loại thuốc tê vì nguy cơ ngộ độc
501.3. Các loại dich nào sau đây là thích hợp để truyền trước mổ cho bệnh nhân (chọn 1 hoặc nhiều đáp án)
A. Huyết thanh mặn đẳng trương B. Glucose 5% C. Ringer Lactat D. Albumin 5% 502.
Case study 2: Bệnh nhân nam 85 tuổi, thể trạng béo, có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm,
đã điều trị COPD nhiều đợt. Vào viện vì lí do gẫy cổ xương đùi, có chỉ định mổ thay khớp
háng. Khám gây mê trước mổ:
 Bệnh nhân chỉ khó thở khi gắng sức
 Siêu âm tim EF 60 %, phì đại thất phải
 Điện tâm đồ: nhịp xoang, đều 70 lần/phút, trục phải  Malampati IV  Phân loại ASA III
Những nhận định nào sau đây là đúng nhất về bệnh nhân
502.1. Đo chức năng hô hấp (Spirometry) trước mổ là cần thiết A. Đ B. S
502.2. Gây mê toàn thân là lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân vì có thể kiểm soát được hô hấp và huyết động A. Đ B. S
502.3. Các lựa chọn nào sau đây nên được áp dụng để vô cảm cho bệnh nhân
A. Tê tuỷ sống kết hợp với gây mê nội khí quản
B. Tê tuỷ sống kết hợp với ngoài màng cứng
C. Tê thần kinh đùi kết hợp với tê tuỷ sống
D. Tê ngoài màng cứng kết hợp với gây mê mask thanh quản 503.
Case Study 3. Bệnh nhân nữ, 20 tuổi, vào viện 1 giờ sau tai nạn giao thông vì lý do gẫy
hở xương đùi, bệnh nhân có chỉ định mổ cấp cứu kết hợp xương đùi cấp cứu. Khám gây mê trước mổ  Tiền sử khoẻ mạnh
 Tỉnh táo, Glasgow 15 điểm, bệnh nhân kêu khát nước  Hematocrit 40 %  Mallampati I
 Tại chỗ: đùi trái sưng to, thấm nhiều máu ra băng và nẹp cố định
Nhận định nào sau đây là đúng
503.1. Bệnh nhân không cần bù khối lượng tuần hoàn trước mổ do không thiếu máu A. Đ B. S
503.2. Bệnh nhân được gây tê tuỷ sống để mổ, sau khi gây tê 10 phút, bệnh nhân xuất hiện huyết
áp thấp 60/40 mmHg, mạch 150 lần/phút. Bệnh nhân kêu mệt nhiều. Các bước xử lý nào sau đây là hợp lý A. Nằm đầu thấp 300
B. Adrenaline 0,1 mg tiêm dưới da
C. Truyền nhanh 500 ml dịch cao phân tử + CaCl2 1 g
D. Ephedrin 6 mg tiêm tĩnh mạch
503.3. Sau khi được hồi sức, huyết áp bệnh nhân lên 100/60 mmHg, mạch giảm xuống 120
lần/phút. Bệnh nhân đỡ mệt nhưng xuất hiện nôn, buồn nôn. Các bước xử lý nào sau đây là hợp lý:
A. Xét nghiệm lại công thức máu B. Truyền thêm dịch
C. Dùng thuốc vận mạch nâng huyết áp lên D. Dùng thuốc chống nôn
Những điểm nào sau đây là đúng về tác dụng phụ của gây tê tuỷ sống:
503.4. Đau đầu do gây tê tuỷ sống thường xuất hiện 5-7 ngày sau khi gây tê A. Đ B. S
503.5. Hay gặp ở người trẻ tuổi hơn A. Đ B. S 504.
Blood-Patch là biện pháp điều trị đầu tay của đau đầu do gây tê tuỷ sống A. Đ B. S
GÂY MÊ CHO TRẺ EM (BS.TUÂN)
Những đặc điểm nào sau đây là đúng về sinh lý hô hấp ở trẻ em 505.
Lỗ mũi của trẻ em thường to hơn đường kính của sụn nhẫn A. Đ B. S 506.
Tỷ lệ thể tích lưỡi/khoang miệng ở trẻ em lớn hơn ở người lớn A. Đ B. S 507.
Trẻ em thở bụng nhiều hơn thở ngực A. Đ B. S 508.
Phế quản bên phải thường ngắn và dốc hơn nên khi đặt NKQ sâu thường dễ vào bên phải hơn A. Đ B. S 509.
Công thức tính số ống NKQ của trẻ em trên 2 tuổi là :
Số ống NKQ = 4 + Tuổi (năm)/2 A. Đ B. S 510.
Đặc điểm nào sau đây là đúng nhất về sinh lý hô hấp ở trẻ em
A. 2 phế quản gốc phân chia cao hơn ở người lớn, ngang mức đốt sống C2
B. Phế quản của trẻ em dưới 1 tuổikhông có cơ nên ít chịu tác động của giãn cơ
C. Xung quanh phế quản gốc của trẻ em có nhiều hạch, dễ bị khó thở do đè đẩy khi viêm
D. 2 đáy phổi dễ bị viêm nhiễm do thông khí kém hơn 2 đỉnh phổi 511.
Đặc điểm nào sau đây là đúng nhất về đặc điểm tuần hoàn ở trẻ em
A. Trẻ em luôn còn lỗ Botan
B. Lưu lượng tim của trẻ sơ sinh ít phụ thuộc vào nhịp tim
C. Khi có yếu tố kích thích (thuốc mê, thiếu oxy) nhịp chậm dễ xuất hiện ơn ở người lớn
D. Sự đàn hồi của tâm thất trái tốt hơn ở người lớn 512.
. Đặc điểm nào sau đây là đúng nhất về đặc điểm tuần hoàn ở trẻ em
A. Nhịp tim trên 120 là nhanh ở trẻ em 2 tuổi
B. Hệ thống tuần hoàn ít đáp ứng với thuốc vận mạch
C. Nhịp tim 200 lần/phút là triệu chứng cần cấp cứu ở trẻ em 4 tuổi
D. Nhu cầu sử dụng oxy thấp hơn ở người lớn 513.
Các tình huống sau đây thường gặp trong gây mê trẻ em trừ
A. Ưu thán do thông khí khoảng chết B. Thở rít C. Thở khò khè D. Co thắt thanh quản 514.
Nguyên nhân sau gây tiếng thở khò khè của bệnh nhi A. Co thắt thanh quản B. Mê chưa đủ sâu C. Hở cuff NKQ D. Tăng tiết đờm dãi 515.
Co thắt thanh quản ở trẻ em
A. Luôn bắt đầu bằng tiếng thở rít
B. Mức độ co thắt tỷ lệ thuận với tiếng rít
C. Gây mê bằng Thiopental và Ketamine giảm nguy cơ co thắt phế quản
D. Thường xảy ra lúc khởi mê 516.
Co thắt khí phế quản ở trẻ em A. Nguyên nhân do mê nông
B. Thường không liên quan đến viêm phổi
C. Khám gây mê trước mổ có thể hạn chế được nguy cơ
D. Adrenaline là thuốc đầu tay khi xử trí trẻ bị co thắt khí phế quản 517.
Các bước chuẩn bị sau đây là cần thiết để có một cuộc gây mê an toàn ở trẻ em trừ:
A. Khám gây mê, đánh giá tình trạng trước mổ
B. Siêu âm tim loại trừ các dị tật tim mạch kèm theo
C. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, máy móc đầy đủ
D. Luôn theo dõi sát các thông số: mạch, huyết áp, SPO2, ETCO2 518.
Gây mê đường hô hấp ở trẻ em, ý nào sau đây là đúng nhất
A. Áp dụng nhiều nhất cho trẻ em dưới 10 tuổi
B. Để nên rút ngắn thời gian khởi mê, nên dùng nồng độ khí mê cao ngay từ đầu
C. Tăng nồng độ thuốc mê khi trẻ ho hoặc thở rướn
D. Nên tiền mê bằng cách cho trẻ uống thuốc an thần trước khi lên phòng mổ 519.
Gây mê cho trẻ em bằng đường tĩnh mạch các ý sau đây đều đúng, trừ:
A. Thường áp dụng cho trẻ em không hợp tác
B. Không nhất thiết phải dùng thuốc tiền mê trước khi khởi mê
C. Có thể dùng Propofol để khởi mê và duy trì mê
D. Chú ý ủ ấm cho trẻ khi gây mê 520.
Gây tê tuỷ sống ở trẻ em, ý nào là đúng nhất:
A. Có thể áp dụng cho mọi phẫu thuật ở vùng bụng, chi dưới
B. Liều thuốc tê dùng như ở người lớn
C. Mốc chọc kim giống ở người lớn
D. Thường dùng kim tuỷ sống G25 521.
Gây tê khoang cùng (Caudal), các ý sau đây đều đúng, trừ:
A. Có thể dùng cho các phẫu thuật chi dưới, tầng sinh môn, tiết niệu
B. Thường phối hợp với gây mê toàn thân
C. Có thể áp dụng để giảm đau sau mổ
D. Thuốc dùng như gây tê NMC và đám rối 522.
Vấn đề về truyền dịch trong mổ ở trẻ em, ý nào sau đây là đúng nhất
A. Luôn bù đủ lượng dịch mất trong mổ
B. Dịch mất trước mổ do nhịn ăn là không đáng kể ở trẻ em
C. Bù dịch thiếu hút theo công thức 4:2:1
D. Nên dùng hỗn hợp dịch Ringerfundin và Glucose 5% 523.
Công thức tính bù dịch trong mổ ở trẻ em, các ý sau đây đều đúng, trừ:
A. Theo công thức bù dịch duy trì, nên bù 4 ml cho 10 kg cân nặng đầu tiên
B. Theo công thức bù dịch duy trì, nên bù 1 ml cho kg thứ 20 trở lên
C. Lượng dịch thiếu hụt = lượng dịch duy trì × số giờ nhịn ăn trước mổ
D. Nên bù ½ lượng dịch thiếu hụt + dịch duy trì trong 1 giờ đầu tiên 524.
Vấn đề truyền máu trong mổ ở trẻ em, các ý sau đây đều đúng, trừ:
A. Không cần truyền máu nếu mất 5% lượng máu của cơ thể
B. Trung bình cần truyền 2,5 ml/kg cân nặng
C. Có thể ước tính được lượng máu có thể mất dựa vào các giá trị hematocrit
D. Trung bình ở trẻ em có 80 ml/kg cân nặng 525.
Các phương pháp sau đây đều có thể áp dụng để cấp cứu khi ngừng tim sau khi gây mê ở trẻ em, trừ:
A. Truyền TM dung dịch NaCl 0.9 % B. Tiêm TM Atropin C. Tiêm TM Adrenalin D. Truyền TM NaHCO3 8,4% 526.
Chỉ định gây tê tuỷ sống ở trẻ em, các ý sau đây đều đúng, trừ:
A. Phẫu thuật tầng sinh môn B. Trẻ em trên 10 kg
C. Trẻ có bệnh lý hô hấp mạn tính (hen phế quản, co thắt phế quản...)
D. Trẻ có nguy cơ sốt cao ác tính. 527.
Giảm đau sau mổ cho trẻ em, các ý sau đây đều đúng, trừ:
A. Gây tê vùng (Catheter NMC, đám rối) là kỹ thuật tối ưu nhất nếu trẻ em hợp tác
B. Giảm đau đường TM do bệnh nhân tự điều khiển (PCA morphin) có thể áp dụng cho mọi
trường hợp vì dễ áp dụng
C. Các thuốc NSAID có thể dùng phối hợp với morphine trong các trường hợp đau nặng nếu
không có chống chỉ định
D. Tiêm tuỷ sống khoang cùng hoặc đám rối với morphin không chất bảo quản liều duy nhất có
thể áp dụng trong 24 giờ đầu ở với các phẫu thuật tầng sinh môn.
Tình huống lâm sàng:
Bệnh nhi 1 ngày tuổi,có chỉ định mổ cấp cứu với chẩn đoán tắc ruột sơ sinh, trẻ nặng 2,5 kg, đủ
tháng, được đưa thẳng đến phòng mổ cấp cứu ngay sau khi sinh do đã được chẩn đoán trước
sinh. Khám lâm sàng trước mổ:
 Trẻ tỉnh khóc to, môi hồng SPO2 96%
 Nhịp thở 24 lần/phút  Bụng chướng nhiều
 Các xét nghiệm cận lâm sàng trước mổ cho thấy trẻ bị teo ruột bẩm sinh, không có dị tật gì khác kèm theo.
Chọn ý đúng trong các bước chuẩn bị trước khi gây mê sau đây: 528.
Thở oxy trước khi gây mê với FiO2 100% A. Đ B. S 529.
Đặt sonde dạ dày hút dịch tiêu hoá trước khi gây mê A. Đ B. S 530.
Đặt sonde hậu môn làm xẹp ruột, giảm chướng bụng A. Đ B. S 531.
Các thuốc sau đây có thể dùng khởi mê cho BN trừ: A. Atropin B. Ketamine C. Midazolam D. Servorane 532.
Cuộc mổ diễn ra thuận lợi trong 1 giờ, lượng máu mất khoảng 2 ml, ý nào sau đây là
đúng nhất khi bù dịch cho BN trong mổ: A. Albumin 20 %
B. Khối hồng cầu cùng nhóm + Albumine 10% C. NaCl 0.9% D. Ringerfundin + Glucose 5% 533.
Trong mổ BN được làm xét nghiệm khí máu. Kết quả như sau: pH = 7,29, PCO2= 50
mmHg, K= 6,0 mEq/l. Các bước xử lý nào sau đây là hợp lý nhất:
A. Lasix 2 mg tiêm tĩnh mạch
B. 2 ml NaHCO3 8.4 % truyền TM
C. Thêm 5 đơn vị insuline vào dịch truyền D. Tăng thông khí 534.
Sau mổ BN được chuyển về phòng hồi tỉnh, được rút ống NKQ sau khi đủ các tiêu chuẩn
về lâm sàng và cận lâm sàng. Phương pháp nào sau đây là tối ưu nhất để giảm đau sau mổ cho BN A. Morphin tuỷ sống
B. Paraccetamol + Nefopam truyền TM liên tục C. Ngoài màng cứng D. Tê Caudal
BÀI RỐI LOẠN TOAN KIỀM (BS.HIỀN)
Phần 1 câu hỏi phần đúng sai 535.
Nhiễm toan làm cơ tim và cơ trơn mạch tăng đáp ứng catecholamin nội sinh và ngoại sinh A. Đúng B. Sai [ ] 536.
Toan hô hấp, ức chế thần kinh sẽ gây tăng nguy cơ tăng áp lực nội sọ A. Đúng B. Sai [ ] 537.
Truyền nhiều dung dịch glucose, bicarbonat, thả garo sẽ gây tăng sản xuất CO2, gây toan hô hấp A.Đúng B. Sai [ ] 538.
Dung dịch nabicarbonat có thể sử dụng an toàn, nhanh chóng với số lượng nhiều trong
điều trị toan chuyển hóa A. Đúng B . Sai [ ] 539.
Nhiễm kiềm gây nên ức chế hô hấp, giảm thông khí A.Đúng B. Sai [ ] 540.
Nhiễm kiềm là tăng tác dụng ức chế hô hấp của các thuốc giảm đau họ opioids A.Đúng B. Sai [ ] 541.
Các hệ đêm sinh lí tquan trọng nhất trong khoang dịch ngoài tế bào A.Hệ đệm bicarbonat (H - 2CO/HCO3 )
B. Hệ đệm hemoglobin (HHb/Hb-) C. Hệ đệm phosphat (HP - -2 2 O4 /HPO4 )
D. Hệ đệm protein khác trong tế bào [ ] 542. Công thức tính anion gap A.[2Na+] - [Cl- - HCO3-] B. [Na+ Cl-] - HCO3-] C. [Na+] - [Cl- - HCO3-] D. [Na+] - [Cl- + HCO3-] [ ] 543.
Bù trừ của thận khi toan hóa máu
A.Tăng tái hấp thu HCO -3 đã lọc qua nước tiểu
B.Tăng các acid có thể điều chỉnh mà chủ yếu là HP - 2 O4 C. Tăng sản xuất ammoium
D.Tất cả các cơ chế trên [ ] 544.
Tác dụng sinh lí của nhiễm toan cơ tim và cơ trơn mạch máu.
A. Giảm co bóp cơ tim và giảm sức cản mạch máu ngoại vi gây tụt huyết áp
B.Gây tăng co bóp cơ tim thông qua tác dụng lên kênh vận chuyển ion ở màng tế bào cơ tim
C. Ức chế thần kinh giao cảm dẫn đến giãn mạch ngoại vi
D. Tất cả các tác dụng trên [ ] 545.
Toan hô hấp nguyên phát là do
A. Giảm thông khí phế nang
B. Do tăng thông khí phế nang
C.Do tiêu thụ HCO -3 do acid không bay hơi
D. Mất bicarbonat qua thận hoặc đương tiêu hóa [ ] 546.
Nguyên tắc điều trị toan hô hấp nguyên phát
A. Tăng thông khí phế nang
B. Dùng bicarbonat để trung hòa
C.Giảm thông khí phế nang D. Giảm sản xuất CO2 [ ] 547.
Công thức tính khoảng trống anion (AG) A.[Na+]- ( [ Cl-]+ [ HCO-3] ) B.[2Na+]- ( [ Cl-]+ [ HCO-3] ) C.([Na+]+ [ Cl-])+ [ HCO-3] ) D.[Na+] + [ Cl-]+ [ HCO-3] [ ] 548.
Khoảng trống anion (AG) có giá trị giúp phân biệt nguyên nhân gây toan chuyển hóa
A.Toan chuyển hóa AG cao: tăng acid không bay hơi (toan máu thể ceton, toan máu lactic)
B.Toan chuyển hóa AG bình thường: tăng clo máu ( mất HCO-3 qua thận, dò tiêu hóa, ..)
C.Một số trường hợp khó xác định nguyên nhân gây toan hóa máu
D. Tất cả các ý trên đều đúng [ ] 549.
Điều trị toan chuyển hóa
A. Xử trí bệnh lý gây nên rối loạn toan chuyển hóa
B. Nhanh chóng dùng dung dịch bicarbonat để đưa pH về giá trị bình thường
C.Tăng thông khí phế nang đưa PaCO2 giá trị nhược thán (< 25 mmHg)
D. Tất cả các biện pháp trên [ ] 550.
Câu nào sau đây không đúng trong điều trị toan chuyển hóa
A. Kiểm soát hô hấp, giữ PaCO2 quanh mức 30mmHg
B. Điều trị nguyên nhân nền gây rối loạn toan chuyên hóa
C. Dùng dung dịch kiềm khi tình trạng toan chuyển hóa nặng có nguy cơ (pH ≤7,1)
D. Dùng dung dịch kiềm là an toàn, nhanh chóng để điểu chỉnh rối loạn toan chuyển hóa [ ] 551.
Các tác dụng sinh lý của nhiễm kiềm A. Gây giảm thông khí B. Tăng K+ máu
C.Dễ vận chuyển O2 đến tổ chức do giảm ái tính Hb với O2
D. Tất cả các tác dụng trên [ ] 552.
Nguyên nhân gây tình trạng kiềm hô hấp
A. Tăng thông khí : kích thích trung tâm hô hấp: lo lắng, kích thích, thở máy
B.Giảm thông khí: kích thích trung tâm hô hấp, tắc nghẽn đường thở, bệnh lý hô hấp...
C. Tăng sản suất CO2 mà không tăng đủ thông khí
D.Tất cả các nguyên nhân trên [ ] 553.
Các nguyên nhân thường gặp của kiềm chuyển hóa
A.Mất qua dịch dạ dày : hút sonde dạ dày, rò dịch tiêu hóa
B.Nhiễm kiềm do giảm thể tích : dùng thuốc lợi niệu,
C. Nhiễm kiềm sau tăng nồng độ CO2 máu
D. Tất cả các nguyên nhân trên [ ] 554.
Nguyên tắc điều trị nhiễm kiềm chuyển hóa
A. Giảm thông khí phế nang
B.Tìm nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm kiềm bằng đo Clo niệu
C.Nhanh chóng dùng dung dịch Natriclo để điều chỉnh
D. Tất cả các biện pháp trên [ ] 555.
Chỉ dùng dung dịch Natriclo trong điều chỉnh nhiễm kiềm khi
A.Khi có nguyên nhân kiềm chuyển hóa đáp ứng Clo, có rối loạn tim mạch, triệu chứng thần kinh
B. Khi kiềm hô hấp gây triệu chứng: thở nhanh, hạ thân nhiệt
C. Kiềm hóa máu gây hạ K+
D.Tất cả các trường hợp trên đều dùng dung dịch natriclo để điều chỉnh [ ] 556.
Khi truyền máu số lượng lớn, citrate trong máu có thể gây biến loạn nào. A.Kiềm chuyển hóa B.Toan chuyển hóa C.Kiềm hô hấp D.Kiềm chuyển hóa. [ ] 557.
Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày, cần hút sonde dạ dày liên tục, Hai ngày sau mổ thử
khí máu bệnh nhân cho kết quả: pH: 7,51, pCO -
2 :55mmHg, HCO3 : 40 mmol/l. Nguyên nhân
nghĩ đến cho rối loạn bệnh nhân: A.Toan chuyển hóa B.Kiềm chuyển hóa C.Toan hô hấp D. Kiềm hô hấp [ ] 558.
Khi cần chẩn đoán rối loạn chuyển hóa toan kiềm hỗn hợp cần làm
A.Xét nghiệm khí máu, và điện giải
B.Xét nghiệm khí máu, độ thẩm thấu máu
C.Xét nghiệm khí máu, anion gap, bicarbonate gap, nồng độ clo nước tiểu.
D.Xét nghiệm chức năng gan, thận, và điện giải [ ]
Phần 3. Câu hỏi tình huống 559.
(case study trả lời các câu hỏi từ câu 25- 26)
Bệnh nhân nam45 tuổi, suy thận mạn,nhập viện vì yếu,mệt. Xét nghiệm thấy
Na+= 135 mEq/L creatinin = 14mg/dL K+= 5,4 mEq/L pH= 7,32 mEq/L Cl-= 101 mEq/L PaCO2 =24 mEq/L HCO-3= 12 mEq/L Cl- =22 mEq/L Ure máu: 115mg/dL
<1> Rối loạn của bệnh nhân A. toan hô hấp B. Kiềm hô hấp C. toan chuyển hóa. D. KIềm chuyển hóa [ ]
<2>. Cần điều chỉnh cho bệnh nhân A. tăng thông khí B. dùng dung dịch đệm
C. Điều trị suy thận mạn D. Dùng dung dịch natriclo [ ]
Case study bệnh nhân nam 31t nhập viện vì chán ăn, đau bụng nôn. Chẩn đoán là hẹp môn vị,
kèm loét dạ dày> đặt sonde dạ dày hút nhiều dịch. Kết quả xét nghiệm thấy Na+= 141 mEq/L K+= 3,0 mEq/L pH= 7,52 mEq/L Cl-= 86 mEq/L PaCO2 =52 mEq/L HCO-3= 42 mEq/L AG =13 mEq/L
Rối loạn chuyển hóa của bệnh nhân A. toan hô hấp B. Kiềm hô hấp C.. toan chuyển hóa. D. KIềm chuyển hóa Điều trị cho bệnh nhân
A. Dung dịch Glucose và dịch nuôi dưỡng
B. Dung dịch Natriclorua 0,9% + KCl, bù dinh dưỡng C. Dung dịch Cao phân tử D. dung dịch bicarbonate.
GÂY TÊ NMC VÀ KHOANG CÙNG ( BS.HIỀN)
Phần 1. Câu hỏi phần Đúng Sai 560.
Thuốc giảm đau họ opioid được ưu tiên sử dụng trong gây tê ngoài màng cứng A. Đúng B. Sai [ ] 561.
Bệnh nhân có bệnh lí đường hô hấp là chống chỉ định của gây tê ngoài màng cứng A. Đúng . Sai [ ]
Câu 3: gây tê ngoài màng cứng làm tăng nhu động và lưu thông ruột A. Đúng B. Sai [ ]
Câu 4: Thuốc giảm đau họ opioid kết hợp thuốc gây tê để giảm đau trong và sau mổ A. Đúng B. Sai [ ]
Câu 5: Tụt HA khi làm ngoài màng cứng là do ức chế giao cảm, giãn mạch ngoại vi A. Đúng B. Sai [ ]
Câu 6: Đau lưng sau thủ thuật Ngoài màng cứng do tổn thương rễ thần kinh. A. Đúng B. Sai [ ] 562. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 7: Ngoài màng cứng là khoang nàng giữa:
A. Giữa màng cứng và màng nhện
B. Giữa màng cứng và giây chằng
C. Giữa tủy sống và màng nuôi
D.Giữa màng nuôi và màng nhện [ ] 563.
Khi gây tê ngoài màng cứng những điểm nào gợi ý kim tê đã ở trong khoang ngoài màng cứng A.Mất sức cản của bơm B.Dấu hiệu áp lực âm
C. Không chảy máu hoặc dịch não tủy D. Các dấu hiệu trên. [ ] 564.
gây tê ngoài màng cứng được chỉ định trong những trường hợp nào trừ A. Bệnh nhân thiếu dịch
B. Bệnh nhân có bệnh lí hô hấp C. Giảm đau sau mổ
D. Giảm đau trong mổ đẻ [ ] 565.
Thuốc gây tê ngoài màng cứng có tác dụng kéo dài thời gian tê A. Licocain B. Procain C.Bupivacain D. Cocain [ ] 566.
Thuốc gây tê bupivacain thì câu nào dưới đây không đúng
A. Không bao giờ được sử dụng để tiêm vein
B. Độc tính cơ tim caao hơn lidocain
C. Nồng độ 0,25% có hiệu quả phong bế tốt vận động
D. Thời gian tác dụng kéo dài [ ] 567.
Các kỹ thuật được áp dụng cho gây tê ngoài màng cứng
A. Dùng bơm tiêm huyết thanh B. Bơm tiêm có chứa khí C. Kỹ thuật giọt nước
D. Mọi kỹ thuật trên đều được áp dụng [ ] 568.
Tai biến của gây tê ngoài màng cứng
A. Đau thắt lưng do tổn thương cơ và dây chằng
B. Gây tê tủy sống toàn bộ
C. Bơm thuốc vào mạch máu gây biến chứng toàn thân
D. Mọi biến chúng trên đều có thể gặp [ ] 569.
Tiêm thuốc tê vào khi gây tê ngoài màng cứng khi A. Có máu chảy ra tốt
B.Có dịch não tủy chảy ra đề, trong
C. Khi hút ra không có dịch, máu, à có áp lực âm
D. Hút thấy có áp lực âm, luồn catheter khó khăn. [ ] 570.
Tác dụng của thuốc gây tê ngoài màng cứng
A. Mức độ lan rộng của giảm đau phụ thuộc vào số lượng thuốc tiêm vào
B. Mức độ mạnh của giảm đau phụ thuộc vào đậm độ thuốc sử dụng
C. Thời gian tác dụng của gây tê ngoài màng cứng phụ thuộc vào đặc tính của thuốc tê D. Cả 3 yếu tố trên [ ] 571.
Tai biến thường gặp của gây tê cùng cụt
A. Chọc sai chỗ trực tràng
B. Tiêm thuốc tĩnh mạch, tắc mạch do hơi
C. gây tê ngoài màng cứng roongjhown di nhiều thuốc tê D. Tất cả tai biến trên [ ] 572.
Chỉ định của gây tê vùng cùng cụt
A. Cho tất cả cuộc mổ từ D12 trở xuống
B. CUộc mổ vùng tiểu khung C. Giảm đau cho chi dưới
D. Tất cả trường hợp trên [ ] 573.
Chống chỉ định của tê cùng cut
A. Nhiễm trùng tại vị trị chọc
B. Tổn thương dây thần kinh
C. Thiếu khối lượng tuần hoàn
D. Tất cả các trường hợp trên [ ] 574.
Chống chỉ định của gây tê ngoài màn cứng
A. Nhiễm trùng tại vị trị chọc
B. Tổn thương dây thần kinh
C. Thiếu khối lượng tuần hoàn
D. Tất cả các trường hợp trên [ ] 575.
Thời gian tác dụng của thuốc tê khi gây tê ngoài màng cứng
A. Vị trí chọc gây tê ngoài màng cứng
B. Phụ thuộc vào đặc tính thuốc tê
C. Phụ thuộc vào kích thước của kim chọc
D. Phụ thuộc tư thế bệnh nhân khi gây tê ngoài màng cứng [ ] 576.
Khi kết hợp thuốc tê với thuốc giảm đau họ opioids lợi điểm trong gây tê ngoài màng cứng
A. Giảm nguy cơ gây suy hô hấp B. Không gây bí tiểu C. Không giảm vận động
D. Giảm liều của thuốc tê [ ] 577.
Biến chứng thường gặp của gây tê ngoài màng cứng A. Tụt huyết áp B. Đau đầu C. Bí tiểu D. Viêm màng não [ ] 578.
gây tê ngoài màng cứng có ưu điểm nào sau đây so với tê tủy sống là sai
A. Dễ kiểm soát mức độ giảm đau B. Ít gây hạ huyết áp
C. Bệnh nhân vận động sớm
D. Tác dụng thuốc tê nhanh chóng [ ] 579.
thời gian tác dụng của thuốc tê phụ thuộc vào yếu tố sau trừ A. Số lượng thuốc tê
B. Tính chất của thuốc tê
C. Nồng độ của thuốc tê
D. Vị trí làm gây tê ngoài màng cứng [ ] 580.
tai biến tụt Huyết áp của bệnh nhân khi gây tê ngoài màng cứng A. Do bệnh nhân lo lắng
B. Do ức chế giao cảm, gây giãn mạch ngoại vi, thiếu dịch
C. Do thời gian làm thủ thuật kéo dài D. Do ngộ độc thuốc tê [ ] 581.
nồng độ của bupivacain được sử dụng đê giảm đau sau mổ A. 0,25%
B.0,1-0,125 % có thể kết hợp với thuốc giảm đau họ opioids C.1-1,5% D.0,75-1% [ ] 582.
dấu hiệu ngộ độc thuốc tê khi gây tê ngoài màng cứng
A. Bệnh nhân thấy tê môi, lưỡi, có vị mặn kim loại, ù tai,hoa mắt, kích thích
B. Tăng nhịp tim, tụt huyết áp C. Có giật, lú lẫn’
D. Tất cả triệu chứng trên [ ] 583.
điều trị ngộ độc thuốc tê
A.Ngưng tiêm thuốc tê khi phát hiện
B.Cấp cứa theo các bước A-B-C-D
C.Theo dõi sát bệnh nhân sau 12 h
D. Làm tất cả các biện pháp trên [ ] 584.
Dung dịch cấp cứu kho ngộ độc thuốc tê
A. Nước muối sinh lí 0,9% B. NaHCO3 :4,2% C. Intralipid 20% D. Dung dịch cao phân tử [ ] 585.
giảm biến chứng của gây tê ngoài màng cứng
A. Xác định đúng vị trí catether ở ngoài màng cứng
B. Xác định đúng vùng phong bế
C. Lựa chọn thuốc tê phù hợp
D.Tát cả các yêu tố trên
GÂY MÊ, GÂY TÊ VÙNG TRONG MỔ LẤY THAI (BS.LAM) 586.
Đề phòng hội chứng chèn ép chủ bằng cách: A. Gây mê toàn thân
B. Truyền nhiều dịch keo
C. Cho bàn mổ nghiêng trái 15 độ hoặc kê gối dưới mông phải
D. Cho các thuốc co mạch hệ thống (Đáp án: C) 587.
Hiện tượng “bẫy ion” trong trường hợp thai bị toan hóa là:
A. Tăng tích lũy các thuốc có bản chất axit về phía thai nhi.
B. Tăng tích lũy các thuốc có bản chất kiềm về phía thai nhi
C. Tăng tích lũy các ion Na+ về phía thai nhi.
D. Tăng tích lũy các ion K+ về phía thai nhi. (Đáp án: B) 588.
Nhược điểm của gây tê tủy sống – ngoài màng cứng phối hợp là:
A. Liều thuốc gây tê phải cao hơn liều gây tê tủy sống đơn thuần.
B. Thời gian khởi tê chậm hơn.
C. Chậm đánh giá tác dụng của catheter ngoài màng cứng.
D. Khó xác định mức phong bế cao nhất. (Đáp án: C) 589.
Tiêu chuẩn vàng trong điều trị đau đầu do rách màng cứng sau gây tê vùng là:
A. Uống café 3 cốc / ngày.
B. Truyền 3 lít dịch tinh thể / ngày.
C. Bơm máu tự thân vào khoang ngoài màng cứng.
D. Uống Paracetamol 2 g/ngày. (Đáp án: C) 590.
Khi vô cảm để mổ lấy thai cho bệnh nhân đã có sẵn catheter ngoài màng cứng, sau khi
tiêm đủ liều thuốc tê mà vẫn chưa đủ vô cảm để mổ, có thể tiêm thêm: A. 50 mg Bupivacain B. 50 mg Levobupivacain C. 50 mg Ropivacain D. 75 mcg Clonidin. (Đáp án: D) 591.
Chỉ số Mallampati trong sản khoa
A. Không thay đổi so với trước khi có thai.
B. Thay đổi ở giai đoạn cuối của thai nghén.
C. Thay đổi trong quá trình chuyển dạ. D. Cả B và C (Đáp án: D) 592.
Phải coi tất cả các thai phụ là dạ dầy đầy khi gây mê toàn thân khi tuổi thai A. Trên 20 tuần B. Trên 30 tuần C. Trên 35 tuần D. Trên 38 tuần (Đáp án: A) 593.
Sau khi lấy thai ở các trường hợp gây mê toàn thân, cần duy trì các thuốc mê họ Halogen ở nồng độ: A. 1 MAC B. 1,5 MAC C. 2 MAC D. 0,5 MAC (Đáp án: D) 594.
Khi mổ lấy thai ở các bệnh nhân rau tiền đạo chưa chảy máu, có thể gây tê tủy sống khi: A. Rau bám mặt trước B. Rau cài răng lược C. Rau bám mặt sau
D.Tiền sử mổ cũ nhiều lần (Đáp án: C) 595.
Trong trường hợp tử cung lộn ngược, có thể sử dụng các phương pháp sau để đưa tử cung
về vị trí bình thường: A. Gây mê bằng Ketamin
B. Gây mê bằng các thuốc họ Halogen
C. Dùng Nitroglycerin tiêm tĩnh mạch hoặc xịt dưới lưỡi D. Cả B và C (Đáp án: D) 596.
Trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai chống chỉ định tuyệt đối là:
a) Nhiễm trùng nơi định chọc gây tê tủy sống.
b) Rối loạn đông máu hay đang dùng thuốc chống đông.
c) Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc tê.
d) Thai non tháng hoặc già tháng. A. a + b + c B. b + c + d C. a + c + d D. a + b + d (Đáp án: A) 597.
Thành phần xương của cột sống, gồm có: a) 6 đốt sống cổ b) 12 đột sống lưng
c) 5 đốt sống thắt lưng
d) 5 đốt sống cùng dính liền nhau A. a + b + c B. b + c + d C. a + c + d D. a + b + d (Đáp án: B) 598.
Các phương pháp sau có thể làm giảm đau đầu sau gây tê tủy sống sản khoa ngoại trừ:
a) Gây tê tủy sống bằng kim nhỏ (27 G, 29 G).
b) Khuyên bệnh nhân nên ngồi dậy khi đau đầu.
c) Khi chọc gây tê tủy sống hướng mặt vát của kim song song với trục dọc của cột sống.
d) Sử dụng kim gây tê tủy sống đầu bút chì. A. a + b + c B. b + c + d C. a + c + d D. a + d + c (Đáp án: C) 599.
Phương pháp vô cảm không được ưu tiên lựa chọn trong mổ lấy thai ở thai phụ khỏe mạnh là:
a) Gây mê nội khí quản. b) Gây mê tĩnh mạch . c) Gây tê vùng.
d) Tiền mê + gây tê thấm lớp. A: a + b + c B: b + c + d C: a + c + d D. a + b + d (Đáp án: D) 600.
. Ưu điểm của gây tê vùng trong mổ lấy thai là:
a) Hạn chế được các biến chứng hô hấp khi gây mê toàn thân.
b) Cho phép kiểm soát được đường thở chắc chắn.
c) Hạn chế thuốc mê qua rau thai gây ức chế sơ sinh.
d) Người mẹ tỉnh táo chứng kiến giây phút đưa con chào đời. A. a + b + c B. b + c + d C. a + c + d D. a + d + c (Đáp án: C) 601.
So với gây tê ngoài màng cứng thì gây tê tủy sống có ưu điểm là:
a) Có thể kéo dài thời gian vô cảm trong mổ và giảm đau sau mổ. b) Kỹ thuật đơn giản. c) Liều thuốc tê thấp.
d) Thời gian khởi tê ngắn. A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: D) 602.
So với gây tê ngoài màng cứng thì gây tê tủy sống có nhược điểm là
a) Thời gian vô cảm bị giới hạn
b) Khó xác định mức độ lan lên của phong bế cảm giác.
c) Nguy cơ ngộ độc thuốc tê cao
d) Tỷ lệ tụt huyết áp cao A. a + b + c B: a + b + d C. a + c + d D. b + c + d (Đáp án: B) 603.
Ưu điểm của gây tê ngoài màng cứng trong sản khoa là:
a) Không gây thủng màng cứng.
b) Có thể phần nào xác định được độ lan của phong bế cảm giác. c) Khởi tê nhanh.
d) Có thể gây tê liên tục trong mổ và giảm đau liên tục sau mổ. A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: B) 604.
Nhược điểm của gây tê ngoài màng cứng sản khoa là:
a) Thời gian khởi tê chậm
b) Nguy cơ ngộ độc thuốc tê cao hơn gây tê tủy sống và phải sử dụng liều thuốc tê cao.
c) Kỹ thuật phức tạp hơn GTTS
d) Thời gian vô cảm bị giới hạn A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: A) 605.
Ưu điểm của gây tê tủy sống - ngoài màng cứng phối hợp trong sản khoa là:
a) Có thể giảm liều thuốc tê sử dụng.
b) Thời gian khởi tê nhanh
c) Có thê gây tê liên tục trong mổ và giảm đau liên tục sau mổ
d) Làm chậm đánh giá tác dụng của Catheler ngoài màng cứng A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: A) 606.
Các thuốc có thể sử dụng trong điều trị tụt huyết áp khi gây tê tủy sống là: a) Nifedipin b) Phenylephrin c) Adrenalin d) Ephedrin A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: D) 607.
Sử dụng Oxytocin đúng trong mổ lấy thai là:
a) Bắt đầu truyền Oxytocin 5 – 20UI, tốc độ không quá 1 UI/ phút sau khi kẹp rốn
b) Tiến tĩnh mạch nhanh sau khi kẹp rốn 5-20 UI
c) Nên dùng phối hợp với các thuốc gây co tử cung khác nếu Oxytocin ít tác dụng
d) Không dùng quá 30 đơn vị A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: C) 608.
Khi mổ lấy thai cấp cứu, thời gian cho phép dưới 15 phút ở bệnh nhân đã gây tê ngoài màng cứng.
a) Tiêm ngay từ phòng đẻ 10 – 15 ml Lidocain 2% qua catheter ngoài màng cứng
b) Tiêm ngay 100 mg Bupivacain qua catheter NMC
c) Có thể tiêm tới 20-25ml Lidocain 2% khi phong bế cảm giác < D4
d) Nếu còn cảm giác đau dù mức phong bế cảm giác đã đạt: Tiêm thêm 75 mg Clonidin A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: C) 609.
Gây tê tủy sống ngoài màng cứng phối hợp thường được chỉ định để vô cảm cho mổ lấy
thai ở các trường hợp:
a) Suy thai cấp cần mổ lấy thai nhanh
b) Dự kiến thời gian mổ kéo dài (mổ cũ, mổ nhiều lần gây dính…)
c) Tình trạng bệnh lý của mẹ khó dung nạp với tụt huyết áp (VD: bệnh tim mạch)
d) Tình trạng có thai khó dung nạp với tụt huyết áp (suy thai mạn) A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: D) 610.
Điều trị hạ huyết áp sau gây tê tủy sống để mổ lấy thai bao gồm:
a) Đẩy tử cung sang phải b) Truyền dịch nhanh c) Dùng Ephedrin
d) Dùng thêm Phenylephrin nếu có A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: D) 611.
Đau đầu sau gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng có đặc điểm là
a) Đau đầu vùng trán và vùng chẩm, đau thường lan xuống cổ b) Có thể gây cứng gáy
c) Đau tăng lên khi ngôi dậy hoặc đứng dậy, đau giảm đi khi nằm
d) Thường đau đầu vào buổi sáng khi ngủ dậy A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: A) 612.
Điều trị đau đầu sau gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng bao gồm: a) Ngừng cho con bú
b) Giải thích cho bệnh nhân, nằm nghỉ ngơi tại giường, hạn chế ngồi dậy
c) Sử dụng các thuốc giảm đau đường uống
d) Điều trị liên quan nhất là bơm máu tự thân vào khoang ngoài màng cứng (bloodpach) A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: D) 613.
Tăng dự trữ Oxy cho các sản phụ trước khi gây mê toàn thân bằng cách:
a) Thở oxy 9 lít/ phút trong vòng 3 phút trước khi khởi mê
b) Thở mạnh 8 nhịp với lưu lượng oxy 15 lít/ phút
c) Thở oxy qua mặt nạ mặt (mask) vào hệ thống máy thở sao cho EtO2>90%
d) Thở oxy qua mask vào hệ thống máy thở sao cho Et CO2 ≤ 10 mmHg A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: A) 614.
Sử dụng các thuốc họ morphin trước khi kẹp rốn trong gây mê toàn thân để mổ lấy thai:
a) Chỉ sử dụng khi thai già tháng
b) Chỉ sử dụng trong các trường hợp đặc biệt (tiền sản giật nặng, bệnh tim …).
c) Nên sử dụng các thuốc có tác dụng ngắn như Remifentanil
d) Cần báo cho bác sĩ sơ sinh vì có nguy cơ ức chế hô hấp sơ sinh A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: D) 615.
Một thai phụ, thai 38 tuần, chuyển dạ đẻ, đã gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong
chuyển dạ, đột ngột vỡ ối và sa dây rau, phương pháp vô cảm nên lựa chọn là: A) Gây tê tủy sống
B) Tiêm thuốc tê qua catheter ngoài màng cứng
C) Gây tê tủy sống + ngoài màng cứng phối hợp D) Gây mê nội khí quản (Đáp án: D)
HỒI SỨC SƠ SINH (BS.LAM)
Câu hỏi đúng sai có thân chung 616.
Bảng điểm Apgar ngoài đánh giá hô hấp và tần số tim của trẻ sơ sinh, còn dựa vào các
dấu hiệu khác là: (chọn câu trả lời đúng, có thể có nhiều phương án đúng)
A. Tình trạng thóp trước và thóp sau của trẻ sơ sinh B. Trương lọc cơ C. Phản xạ D. Màu sắc da (Đáp án: B,C,D) 617.
Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, cần đặt ống nội khí quản số: A. Số 2 B. Số 2,5 C. Số 3 D. Số 3,5 (Đáp án: C) 618.
Đèn soi thanh quản để đặt nội khí quản cho trẻ sơ sinh đủ tháng là A. Lưỡi cong số 0 B. Lưỡi cong số 3
C. Lưỡi thẳng Miller số 1
D. Lưỡi thẳng Miller số 2 (Đáp án: C) 619.
Cần phải thông khí kết hợp ép tim ngoài lồng ngực khi tần số tim trẻ sơ sinh: A. < 60 lần/ phút B. < 90 lần / phút C. 100 lần/ phút D. < 110 lần/ phút (Đáp án: A) 620.
Áp lực cần cho động tác thở lần đầu của trẻ sơ sinh là: A. 20 – 25 cm H2O B. 25 – 30 cm H2O C. 30 – 35 cm H2O D. 35 – 40 cm H2O (Đáp án: C) 621.
Trẻ sơ sinh gọi là ngạt nặng khi điểm Apgar: A. 0 – 3 điểm B. 3 – 5 điểm C. 5 – 7 điểm D. > 7 điểm (Đáp án: A) 622.
Chỉ định thông khí qua nội khí quản cho trẻ sơ sinh khi :
a. Thông khí bằng bóng ambu thất bại
b. Trẻ có cân nặng > 4000 g
c. Tắc nghẽn đường thở nghi do khối u hầu họng
d. Trẻ bị thoát vị hoành A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: C) 623.
Tỷ lệ ép tim/ bóp bóng ở trẻ sơ sinh là:
A. 2 lần ép tim/ một lần bóp bóng
B. 3 lần ép tim/ một lần bóp bóng
C. 4 lần ép tim/ một lần bóp bóng
D. 5 lần ép tim/ một lần bóp bóng (Đáp án: B) 624.
Tiêu chuẩn lâm sàng đặt giá hồi sức thành công ở trẻ sơ sinh là:
a. Trẻ hết tím, hồng hào, khóc được
b. Trẻ thở đều, thở sâu, tự thở
c. Trẻ khóc rên, co kéo cơ hô hấp
d. Nhịp tim > 100 lần/phút, phản xạ tốt, trương lực cơ bình thường A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: B) 625.
Tiêu chuẩn khí máu để đánh giá thành công trẻ sơ sinh là : a. BE < - 10 b. pH > 7,3 c. PaCO2 < 40 mmHg d. Pa O2 > 60 mmHg A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: D) 626.
Các trường hợp không nên tiếp tục hồi sức khi cấp cứu trẻ sơ sinh là:
a. Trẻ có nhiều dị tật nặng, không sống được
b. Trẻ bị ngạt kéo dài, hồi sức trên 15-20 phút không kết quả
c. Trẻ quá non tháng, không có khả năng sống sót d. Trẻ già tháng A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: A) 627.
Khi sử dụng Adrenalin qua đường nội khí quản để hồi sức trẻ sơ sinh, liều thuốc cần dùng là:
A. Gấp 2 lần liều tĩnh mạch
B. Gấp 3 lần liều tĩnh mạch
C. Gấp 4 lần liều tĩnh mạch
D. Gấp 5 lần liều tĩnh mạch (Đáp án: B) 628.
Khi trẻ bị ức chế hô hấp do các thuốc họ morphin, cần phải tiêm cho trẻ sơ sinh: A. Glucose 10% B. Naloxon C. Adrenalin D. Bicarbonat (Đáp án: B) 629.
Cuống rốn của trẻ sơ sinh được cấu tạo gồm
A. 1 động mạch và 1 tĩnh mạch
B. 2 động mạch và 1 tĩnh mạch
C. 1 động mạch và 2 tĩnh mạch
D. 2 động mạch và 2 tĩnh mạch (Đáp án: B) 630.
Tai biến của tiêm thuốc qua Catheter tĩnh mạch rốn trẻ sơ sinh là:
A. Thuốc không qua gan nên dễ ngộ độc
B. Dễ gây hạ thân nhiệt
C. Có thể gây thiếu máu cục bộ hay huyết khối tại vùng động mạch hạ vị
D. Gây ngừng tim do thuốc qua tim nhanh (Đáp án: C) 631.
Sau khi mổ lấy thai, trẻ sơ sinh trong tình trạng không thở, da tái nhợt, không đáp ứngvới
kích thích, nhịp tim < 60 lần/ phút. Xử trí ban đầu cần tiến hành ngay:
A. Kích thích vùng lưng và gan bàn chân trẻ.
B. Thông khí áp lực dương và ép tim ngoài lồng ngực
C. Làm ngay đường truyền tĩnh mạch rốn
D. Đo nhiệt độ hậu môn của trẻ (Đáp án: B) 632.
Sau khi bóp bóng qua Mask, không thấy ngực nở và di động, trẻ không hồng lên, cần phải tiến hành:
A. Tiêm Adrenalin vào buồng tim B. Sốc điện
C. Truyền dung dịch Bicarbonat D. Đặt NKQ (Đáp án: D) 633.
Sau khi cấp cứu, tần số tim của trẻ > 80 lần/phút, cần tiến hành:
A. Ngừng ép tim, tiếp tục thông khí hỗ trợ
B. Tiếp tục ép tim hỗ trợ C. Tiêm tĩnh mạch Isuprel
D. Ngừng ép tim và ngừng thông khí (Đáp án: A) 634.
Sau khi cấp cứu, tần số tim trẻ trên 100 lần/phút, trẻ có nhịp thở lại cần tiến hành:
A. Tiêm Cafein để kích thích hô hấp
B. Quan sát nhịp thở tự nhiên sau đó ngừng thông khí nếu trẻ tự thở
C. Cần tiếp tục thở máy hỗ trợ để hạ pH máu
D. Truyền dung dịch Bicanbonat (Đáp án: B) 635.
Sau khi cấp cứu tích cực 20 phút, tình trạng của trẻ không cải thiện Apgar 2 điểm, tần số
tim 30 lần/phút, rời rạc, không đều, cần tiến hành:
A. Mời thêm các bác sĩ ngoại nhi
B. Tiêm Adrenalin vào buồng tim C. Ngừng hồi sức
D. Tiếp tục hồi sức đến khi thành công hoặc khi ngừng tim hẳn (Đáp án: C) 636.
Vị trí ép tim của trẻ sơ sinh là: A. Chính giữa xương ức B. 1/3 trên xương ức C. 1/3 giữa xương ức D. 1/3 dưới xương ức (Đáp án: D) 637.
Ép tim trẻ sơ sinh cần được tiến hành bằng: A. Một ngón tay cái B. Hai ngón tay cái C. Một bàn tay D. Một ngón tay chỏ (Đáp án: B) 638.
Tư thế đầu của trẻ sơ sinh khi cần bóp bóng là: A. Đầu ngửa tối đa
B. Đầu ngửa ở vị trí trung gian C. Đầu gập tối đa
D. Đầu nghiêng về một bên (Đáp án: B) 639.
Các biến chứng và tai biến sau đặt nội khí quản ở trẻ sơ sinh là: a. Phân ly điện cơ b. Đặt vào thực quản
c. Đặt vào một bên phế quản
d. Tràn dịch, tràn khí màng phổi A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: D) 640.
Sử dụng dung dịch Bicarbonat trong hồi sức sơ sinh khi:
a. Trẻ bị toan hô hấp nặng
b. Trẻ bị toan chuyển hóa nặng
c. Ngừng tim kéo dài, không đáp ứng với điều trị khác
d. Rối loạn hô hấp kéo dài quá 10 phút A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: D) 641.
Về việc sử dụng Glucose 10% a. Liều 3 – 5 ml/kg
b. Dùng khi có hạ đường máu
c. Không được dùng quá liều
d. Dùng để bù khối lượng tuần hoàn A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: A) 642.
Về việc sử dụng Naloxon trong hồi sức trẻ sơ sinh:
a. Dùng cho trẻ bị ức chế hô hấp do các thuốc lọ Benzodiazepin
b. Dùng cho trẻ bị ức chế hô hấp do các thuốc lọ morphin
c. Có thể tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
d. Có thể bơm qua ống nội khí quản A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: D) 643.
Đường sử dụng để tiêm thuốc cấp cứu trong hồi sức sơ sinh là a. Tiêm dưới da
b. Tiêm tĩnh mạch ngoại vi
c. Đường tiêm tĩnh mạch rốn
d. Đường qua ống nội khí quản A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: D) 644.
Phương tiện chuẩn bị để hồi sức sơ sinh cần có
a. Lò sưởi, bàn đón cháu có bóng đèn sưởi
b. Đèn, bóng, ống nội khí quản các cỡ
c. Máy hút và thông hút sơ sinh
d. Túi bóp dịch trong trường hợp cần bù dịch nhanh A: a + b + c B: a + b + d C: a + c + d D. b + c + d (Đáp án: A) MCQ- TÌNH HUỐNG
1. Bệnh nhân 5tuổi, nặng 20kg, vào phòng cấp cứu vì gẫy kín xương đùi trái sau ngã xe đạp, Bệnh nhân
đã được nẹp chân tạm thời trước khi đến đến bệnh viện và được truyền 400 ml dịch tinh thể. Thăm khám
lúc vào viện, nhịp thở 40l/ph, da, niêm mạc nhợt, nhịp tim 150l/ph.
Bước hồi sức tiếp theo trong khi chờ mổ là :
A. Truyền tiếp 200 ml dịch keo B. Truyền 200ml máu O Rh-
C. Gọi điện đến phòng máu dự trù Plasma và tiểu cầu
D. Đặt huyết áp động mạch xâm lấn
Bệnh nhân có chỉ định mổ kết hợp đùi. Các xét nghiệm sinh hóa, đông máu trong giới hạn bình thường,
Hct 35%. Phương pháp vô cảm nên được áp dụng là:
A. Gây mê nội khí quản + tủy sống morphin
B. Gây mê mask thanh quản + Cau dal
C. Gây mê nội khí quản + Tê ngoài màng cứng
D. Gây mê Mask thanh quản + Tê đám rối thần kinh thắt lưng
Lượng máu tối đa trong mổ có thể mất là A. 100ml B. 200ml C. 300ml D. 400ml
Nếu bệnh nhân được sử dụng lidocain để gây tê vùng. Liều tối đa có thể sử dụng trên bệnh nhân nếu kèm theo Adrenalin A. 70mg B. 140mg C. 210mg D. 280mg
Chân phải bệnh nhân vận động khó sau phẫu thuật. Bệnh nhân vẫn tỉnh táo, không sốt. Những việc có thể
làm để tìm nguyên nhân, TRỪ:
A. Hội chẩn với BS chuyên khoa thần kinh B. Làm điện cơ
C. Chụp cổng hưởng từ kiểm tra
D. Xét nghiệm dịch não tủy
Thời gian tối đa có thể hồi phục các tổn thương thân kinh sau gây tê vùng là: A. 3 tháng B. 6 tháng C. 9 tháng D. 12 tháng
Một số thuốc có thể sử dụng trong quá trình chờ hồi phục tổn thương thần kinh, TRỪ A. Corticoid B. Gabapentin C. Tanakan
D. Chống trầm cảm 3 vòng
2. Bệnh nhân nam 75 tuổi, có chỉ định soi và sinh thiết bàng quang. Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá
40bao/năm. Đo chức năng hô hấp lần gần đây nhất có chỉ số Tiffeneau là 60%, trên siêu âm tim EF 50%.
Một xét nghiệm nên được chỉ định thêm để xác định độ nặng của bệnh nhân A. Khí máu động mạch B. X quang ngực C. Điện giải đồ D. Điện tâm đồ
Liên quan đến việc hút thuốc lá, Thời gian tối ưu bỏ thuốc lá trước mổ là
A. Bỏ thuốc lá 1 tuần trước mổ
B. Bò thuốc lá 4 tuần trước mổ
C. Bỏ thuốc lá 6 tuần trước mổ
D. Bỏ thuốc lá 9 tuần trước mổ
Trước khi mổ phiên bệnh nhân nên được làm gì, TRỪ :
A. Khí dung hàng ngày bằng các thuốc giãn phế quản
B. Hướng dẫn tập lý liệu pháp phục hồi chức năng
C. Bỏ hút thuốc lá ít nhất 6 tuần trước phẫu thuật D. Dùng thuốc Digoxin
Phương pháp tê tủy sống được lựa chọn thì thuốc ưu tiên sử dụng là : A. Anaropin + Fentanyl B. Bupivacain + Fentanyl C. Lidocain + Morphin D. Bupivacain + Morphin
Bệnh nhân tê tủy sống không thành công. Phải chuyển sang gây mê. Thuốc mê nên được lựa chọn là
A. Thuốc mê tĩnh mạch + giãn cơ khử cực
B. Thuốc mê hô hấp + giãn cơ không khử cực
C. Thuốc mê tĩnh mạch + giãn cơ không khử cực
D. Thuốc mê hô hấp + giãn cơ khử cực
Cài đặt máy thở cho bệnh nhân này cần A. Vt cao + tần số thấp B. Vt thấp + tần số cao C. Vt cao + tần số cao
D. Vt thấp + tần số thấp
3. Bệnh nhân nam 13 tuổi, đến phòng khám cấp cứu vì gẫy đầu dưới xương cánh tay. Lưu lượng đỉnh của
bệnh nhân thường xuyên của bệnh nhân là 68% so với chuẩn. Bệnh nhân được dùng thường xuyên thuốc
ức chế beta2 tác dụng kéo dài và khí dung corticoid.
Bệnh nhân được chỉ định gây mê để nắn xương bó bột. Phương pháp vô cảm nên được lựa chọn là
A. Mê tĩnh mạch cho bệnh nhân tự thở B. Gây mê nội khí quản C. Gây mê Mask thanh quản D. Gây mê mask mặt
Thuốc mê tĩnh mạch nên được lựa chọn là A. Thiopental B. Etomidat C. Propofol D. Ketamin
Nếu Ketamin là thuốc mê được lựa chọn thì thuốc nên được phối hợp là A. Antropin B. Fentanyl C. Morphin D. Midazolam
Sau khi kết thúc nắn xương 1h, bạn được mời đến để hội chẩn khi bệnh nhân đã được khí dung
salbutamol 2,5mg x 4, Ipratropium 500mcg và 40 mg prednosolon. Lưu lượng đỉnh thấp 35% so với
chuẩn, nói từng từ, SpO2 93% với O2 10l/ph.
A. Đặt NKQ rồi thở máy áp lực dương
B. Salbutamol truyền tĩnh mạch 10mcg/ml
C. 20mmol MgSO4 truyền tĩnh mạch trong 10 – 20 phút
D. Aminophylin Bolus 5mg/kg sau đó duy trì 500mcg/kg/h
Thuốc được sử dụng cuối cùng khi các phương pháp điều trị nội khoa thất bại là A. Halothan B. Servofluran C. Isofluran D. Desfluran
Sau khi xử lý bệnh nhân cắt được cơn hen. Bệnh nhân nên được giữ lại bệnh viện theo dõi trong bao lâu.
A. Cho bệnh nhân về nhà ngay B. Sau tối thiểu 12h C. Sau tối thiểu 18h D. Sau tối thiểu 24h
4. Bệnh nhân nam 7 tuổi, nặng 35mg không rõ tiền sử hen phế quản . Phẫu thuật sửa chữa thoát vị thành bụng mổ mở.
Phương pháp vô cảm nên được áp dạng là A. Mê nội khí quản B. Mê mask thanh quản C. Mê tĩnh mạch D. Mê mask mặt
Phương pháp giảm đau sau mổ có thể được áp dụng, trừ A. TAP block
B. Tê chậu bẹn, chậu hạ vị C. Tê caudal D. Tê tủy sống morphin
Nguyên tắc sử dụng thuốc tê trong gây tê ở bệnh nhân này, Trừ A. Nồng độ thấp
B. Lựa chọn thuộc nhóm Este C. Giảm liều D. Không phối hợp thuốc
Nếu Anaropin là thuốc được lựa chọn. Liều tối đa có thể sự dụng trên bệnh nhân nếu không phối hợp với các thuốc khác A. 75 mg B. 105 mg C. 140 mg D. 175 mg
Bệnh nhân co thắt tại thời điểm cuối cuộc mổ, nguyên nhân cơ thể là, Trừ
A. Sử dụng neostigmine để giải giãn cơ B. Gây mê không đủ sâu
C. Kích thích cây phế quản do dịch chuyển ống nội khí quản
D.Sử dụng isofluran trong quá trình duy trì mê
5. Bệnh nhân nam 35 tuổi, nghiện nhiều năm, vào viện vì hôn mê do quá liều thuốc, tần số thở 10l/ph.
Khí máu PaO2 50, PaCO2 60, pH 7,25
Lý do chính dẫn đén giảm oxy máu động mạch ở bệnh nhân này là
A. Giảm thông khí phế nang
B. Không đồng bộ thông khí/tưới máu C. Shunt phổi
D. Rối loạn khuyếch tán khí qua màng phế nang mao mạch phổi
Chênh lệnh Oxy giữa phế nang và động mạch ở bệnh nhân này là A. 15mmHg B. 25mmHg C. 30mmHg D. 35mmHg
Bệnh nhân được chẩn đoán là có shunt phổi. Ngưỡng chênh lệch oxy phế nang động mạch phổi để chẩn đoán shunt phổi lả A. 15 mmHg B. 20 mmHg C. 25 mmHg D. 30 mmHg
Bệnh nhân được chẩn đoán shunt phổi. Mức độ shunt phổi không thể điều chỉnh được bằng tăng nồng độ oxy khí thở vào A. 20% B. 30% C. 40% D. 50%
Bệnh nhân tiến triển nặng lên, suy hô hấp nặng lên. Cần được đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo.
Xquang có thâm nhiễm phổi 2 bên. Siêu âm tim bình thường. Khí máu PaO2 180, PaCO2 40, pH 7,4 với FiO2 100%. Chẩn đoán A. ARDS B. ALI C. Tắc mạch phổi D. Viêm phổi nặng
Cách cài đặt máy thở phù hợp nhất ở bệnh nhân
A. Thông khí Vt thấp, tần số cao
B. Thông khí Vt cao, tần số cao
C. Thông khí Vt thấp, tần số thấp
D. Thông khí Vt cao, tần số cao
6. Bệnh nhân nam 70 tuổi, béo phì (BMI 35), có tiền sử bệnh COPD, đã có đợt khó thở cấp phải thở máy
cách 6 tháng. Hút thuốc lá nặng 40 bao/năm. Bệnh nhân có chỉ định mổ phiên cắt đại tràng phải.
Các chuẩn bị bệnh nhân trước mổ cho bệnh nhân, trừ
A. Đo chức năng hô hấp để đánh giá mức độ nặng
B. Sửa chữa các rối loạn nước điện giải nếu có C. Ngừng hút thuốc lá
D. Sử dụng kháng sinh dự phòng
Các chiến lược nào đối với bệnh nhân này sau đây là hợp lý, trừ
A. Phẫu thuật nội soi tốt hơn mổ mở
B. Gây tê vùng ưu điểm hơn so với gây mê toàn thân
C. Nên rút ngắn thời gian phẫu thuật càng nhiều càng tốt
D. Nên áp dụng giảm đau PCA sau mổ
Bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp ở ngay thứ 2 sau mổ, ho, khạc đờm nhiều. nguyên nhân gây suy hô
hấp nào sau đây có thể nghĩ tới
A. Viêm phổi do trào ngược B. Tắc mạch phổi
C. Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
D. Biến chứng của phẫu thuật
Bệnh nhân vẫn tỉnh táo, hợp tác được, ngoài những điều trị thông thường, về hô hấp bệnh nhân nên được làm gì, Trừ
A. Khí dung bằng các thuốc giãn phế quản
B. Dùng khăng sinh điều trị C. Lý liệu pháp hô hấp D. Thông khí xâm nhập
Các điều trị nội khoa thất bại. Bệnh nhân cần đặt nội khí quản thông khí nhân tạo. Sau đó bệnh nhân ổn
định dần và quyết định cai thở máy. Các bước cần làm khi cai thở máy, trừ
A. Chuyển sang SIMV, giảm dần tần số thở B. Giảm dần FiO2 C. Tăng PEEP C. Chuyển sang mode thở PS
Một số test nên được thực hiện trước khi rút nội khí quản A. Test thích nghi B. Leak test C. Test thở nhanh nông D. Test nâng chân
Document Outline

  • 85. Bệnh nhân nam, 54 tuổi ASA II 80kg, 1.70m gãy cổ xương đùi do chấn thương được chỉ định mổ thay khớp háng toàn bộ
  • Tiền sử:
  • Tăng huyết áp – điều trị thường xuyên bằng thuốc chẹn kênh calci, huyết áp nền 130/80, có khó thở khi gắng sức. Siêu âm tim: dày thất trái, EF 52%.
  • Ngừng thở khi ngủ
  • Bệnh nhân được gây mê toàn thể và gây tê ngoài màng cứng để giảm đau sau mổ. Bệnh nhân được gây mê tĩnh mạch với Propofol TCI, cuộc mổ diễn ra bình thường.
  • Gây tê ngoài màng cứng tại vị trí L3-4 được thực hiện sau mổ (bệnh nhân chưa rút nội khí quản). Chọc ngoài màng cứng khó khăn, bác sỹ gây mê phải chọc nhiều lần mới vào được khoang ngoài màng cứng. Sau khi luồn catheter, bệnh nhân được bolus 25mg Ropivacain 0.5%.
  • Sau vài phút, huyết áp tụt xuống 60/40 mmHg. Bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch tổng cộng 15mg Ephedrin và truyền nhanh 500ml Gelofusin sau đó được chuyển ra phòng hồi tỉnh. Tại phòng hồi tỉnh, bệnh nhân tiếp tục thở máy, huyết áp duy trì 90/60 mmHg và không cần dùng thêm thuốc nào khác.
  • Sau 1 giờ, bệnh nhân không tỉnh, thở theo máy hoàn toàn.
  • Đánh giá lại:
  • Bệnh nhân không đáp ứng kích thích
  • Đồng tử giãn
  • Mạch: 60 lần/phút, huyết áp 100/65
  • 85.1. Anh/chị hãy đưa ra chẩn đoán (nghi ngờ) của mình cho tình trạng trên 1 cách ngắn gọn
  • …………………………………
  • 85.2. Theo chẩn đoán của anh/chị, anh chị sẽ làm gì tiếp theo
  • A. Cho bệnh nhân đi chụp CT Scan sọ não ngay
  • B. Tiếp tục cho bệnh nhân thở máy, truyền dịch, duy trì huyết áp tới khi bệnh nhân tỉnh lại
  • C. Tiêm thêm Ephedrin và Corticoid
  • D. Mời hội chẩn chuyên khoa thần kinh
    • A. Van giảm áp
    • B. Van một chiều hít vào và van một chiều thở ra
    • C. Dây máy mê
    • D. Ống nội khí quản