Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" | Ngữ Văn 12

*Giải thích: Miêu tả tâm lí có thể được hiểu là khám phá, đi sâu vào từng ngõ ngách, thể hiện những chuyển biến tinh tế trong tâm trạng nhân vật. * Biểu hiện: - Nhà văn đã đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh mang đậm nét phong tục và giàu chất thơ để từ đó diễn tả quá trình biến đổi tâm lý con người một cách tự nhiên, hợp lý. - Tác giả chú trọng kể, miêu tả các cử chỉ của nhân vật mà không chú trọng đến lời nói nhân vật “Mị không nói”(tác giả nhắc 2 lần), Mị im lặng, lặng lẽ “đến góc nhà”, “với lấy cái váy hoa”,”quấn lại tóc”,”đứng im lặng”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!       

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 12 1 K tài liệu

Thông tin:
2 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" | Ngữ Văn 12

*Giải thích: Miêu tả tâm lí có thể được hiểu là khám phá, đi sâu vào từng ngõ ngách, thể hiện những chuyển biến tinh tế trong tâm trạng nhân vật. * Biểu hiện: - Nhà văn đã đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh mang đậm nét phong tục và giàu chất thơ để từ đó diễn tả quá trình biến đổi tâm lý con người một cách tự nhiên, hợp lý. - Tác giả chú trọng kể, miêu tả các cử chỉ của nhân vật mà không chú trọng đến lời nói nhân vật “Mị không nói”(tác giả nhắc 2 lần), Mị im lặng, lặng lẽ “đến góc nhà”, “với lấy cái váy hoa”,”quấn lại tóc”,”đứng im lặng”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!       

56 28 lượt tải Tải xuống
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ NHÂN VẬT CỦA NHÀ VĂN
TÔ HOÀI TRONG TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ”
*Giải thích:
Miêu tả tâm lí có thể được hiểu là khám phá, đi sâu vào từng ngõ ngách, thể hiện
những chuyển biến tinh tế trong tâm trạng nhân vật.
* Biểu hiện:
- Nhà văn đã đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh mang đậm nét phong tục và giàu
chất thơ để từ đó diễn tả quá trình biến đổi tâm lý con người một cách tự nhiên,
hợp lý.
- Tác giả chú trọng kể, miêu tả các cử chỉ của nhân vật mà không chú trọng đến lời
nói nhân vật “Mị không nói”(tác giả nhắc 2 lần), Mị im lặng, lặng lẽ “đến góc
nhà”, “với lấy cái váy hoa”,”quấn lại tóc”,”đứng im lặng”...
- Tác giả chú trọng đến những diễn biến xảy ra trong thế giới tinh thần của nhân
vật, nói cách khác, chính là chú ý đến “con người bên trong” của nhân vật. Một cô
Mị yêu đời, tràn đầy khát vọng sống, trong nháy mắt đã bị đẩy xuống “vực thẳm”,
mất đi tình yêu, trở nên chai sạn với nỗi đau “Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo”,
“Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”... Hay như một A Phủ kiên
cường, giàu bản lĩnh, lại bị cường quyền đàn áp, phải nhẫn nhục chịu đựng, chấp
nhận số phận bị đè nén dưới sự áp bức của cha con nhà thống lí Pá Tra.
- Diễn biến tâm trạng phức tạp: vừa dửng dưng với tất cả tác động khách quan (câu
hỏi của A Sử, bị trói không cử động được..) lại vừa thiết tha theo đuổi âm thanh
tiếng sáo đang “rập rờn”, vừa có giây phút tỉnh táo nhận thức được thực tại cay
đắng“Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.
- Xây dựng những đối lập để tạo nên sự chuyển biến tâm lý trong nhân vật (mê
man theo tiếng sáo dẫn đến hành động “vùng bước đi”). 2 tâm trạng nối tiếp nhau
giúp hoàn thiện chân dung và số phận nhân vật.
- Thể hiện ở cách Tô Hoài diễn tả một cách tinh tế tâm lí nhân vật thông qua hành
động, cử chỉ, nét mặt. Tác giả Tô Hoài đã giới thiệu cô Mị, một cô gái “ngồi quay
sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”, hay “cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
Tưởng những về làm dâu nhà giàu thì sẽ hạnh phúc, nhưng Mị lại như là thân nô lệ
cho nhà thống lí. Còn ở nhân vật A Phủ, trong khoảnh khắc được Mị cởi trói, A
Phủ “bỗng khuỵu xuống, không bước nổi” nhưng vì ý chí, khi mà cái chết có thể
trong gang tấc đã “quật sức vùng lên, chạy”.
- Tâm lí nhân vật diễn biến theo chiều hướng phát triển chứ không phải lụi tàn. Mị
được hồi sinh, thế giới tâm hồn một lần nữa sống lại, chạy trốn cùng A Phủ, đến
với cuộc sống mới kết thúc chuỗi ngày đau khổ, sống mà như đã chết. A Phủ từ
chỗ khuỵu xuống giây phút được trả tự do đã vùng lên, cố hết sức mà chạy.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật còn được khắc họa rõ nét qua các chi tiết giàu
sức gợi như “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”,
hay chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân, sự kết hợp giữa các phương thức
biểu đạt, tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghệ thuật trần thuật nửa trực tiếp “Chúng nó
thật độc ác”, hay “Người kia việc gì mà phải chết”.
* Đánh giá
- Tác phẩm đã khắc họa hình tượng nhân vật với nỗi đau khổ và tâm trạng phức
tạp, đa chiều.
- Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ta thấy được những vẻ đẹp tâm hồn nhân vật:
sức sống mãnh liệt, tiềm tàng, ý thức phản kháng để chuẩn bị cho sự vùng lên
mãnh liệt.
- Thể hiện sự am hiểu sâu sắc con người cùng sự đồng cảm của nhà văn, phản ánh
sự thật cuộc sống của con người vùng cao, thể hiện xu hướng sáng tác thiên về
hiện thực.
- Góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
- Khẳng định chủ đề tư tưởng tác phẩm, thể hiện khát vọng tự do và hạnh phúc của
người dân lao động Tây Bắc, thể hiện niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp cùng
khả năng cách mạng của họ, cũng như cho ta thấy tài năng lẫn phong cách nghệ
thuật của Tô Hoài, khẳng định tấm lòng nhân đạo và sự đồng cảm của nhà văn
dành cho nhân vật của mình.
=> Góp phần đưa “VCAP” trở thành 1 truyện ngắn đặc sắc về đề tài miền núi trong
KCCP
| 1/2

Preview text:

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ NHÂN VẬT CỦA NHÀ VĂN
TÔ HOÀI TRONG TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” *Giải thích:
Miêu tả tâm lí có thể được hiểu là khám phá, đi sâu vào từng ngõ ngách, thể hiện
những chuyển biến tinh tế trong tâm trạng nhân vật. * Biểu hiện:
- Nhà văn đã đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh mang đậm nét phong tục và giàu
chất thơ để từ đó diễn tả quá trình biến đổi tâm lý con người một cách tự nhiên, hợp lý.
- Tác giả chú trọng kể, miêu tả các cử chỉ của nhân vật mà không chú trọng đến lời
nói nhân vật “Mị không nói”(tác giả nhắc 2 lần), Mị im lặng, lặng lẽ “đến góc
nhà”, “với lấy cái váy hoa”,”quấn lại tóc”,”đứng im lặng”...
- Tác giả chú trọng đến những diễn biến xảy ra trong thế giới tinh thần của nhân
vật, nói cách khác, chính là chú ý đến “con người bên trong” của nhân vật. Một cô
Mị yêu đời, tràn đầy khát vọng sống, trong nháy mắt đã bị đẩy xuống “vực thẳm”,
mất đi tình yêu, trở nên chai sạn với nỗi đau “Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo”,
“Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”..
. Hay như một A Phủ kiên
cường, giàu bản lĩnh, lại bị cường quyền đàn áp, phải nhẫn nhục chịu đựng, chấp
nhận số phận bị đè nén dưới sự áp bức của cha con nhà thống lí Pá Tra.
- Diễn biến tâm trạng phức tạp: vừa dửng dưng với tất cả tác động khách quan (câu
hỏi của A Sử, bị trói không cử động được..) lại vừa thiết tha theo đuổi âm thanh
tiếng sáo đang “rập rờn”, vừa có giây phút tỉnh táo nhận thức được thực tại cay
đắng“Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.
- Xây dựng những đối lập để tạo nên sự chuyển biến tâm lý trong nhân vật (mê
man theo tiếng sáo dẫn đến hành động “vùng bước đi”). 2 tâm trạng nối tiếp nhau
giúp hoàn thiện chân dung và số phận nhân vật.
- Thể hiện ở cách Tô Hoài diễn tả một cách tinh tế tâm lí nhân vật thông qua hành
động, cử chỉ, nét mặt. Tác giả Tô Hoài đã giới thiệu cô Mị, một cô gái “ngồi quay
sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa
”, hay “cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
Tưởng những về làm dâu nhà giàu thì sẽ hạnh phúc, nhưng Mị lại như là thân nô lệ
cho nhà thống lí. Còn ở nhân vật A Phủ, trong khoảnh khắc được Mị cởi trói, A
Phủ “bỗng khuỵu xuống, không bước nổi” nhưng vì ý chí, khi mà cái chết có thể
trong gang tấc đã “quật sức vùng lên, chạy”.
- Tâm lí nhân vật diễn biến theo chiều hướng phát triển chứ không phải lụi tàn. Mị
được hồi sinh, thế giới tâm hồn một lần nữa sống lại, chạy trốn cùng A Phủ, đến
với cuộc sống mới kết thúc chuỗi ngày đau khổ, sống mà như đã chết. A Phủ từ
chỗ khuỵu xuống giây phút được trả tự do đã vùng lên, cố hết sức mà chạy.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật còn được khắc họa rõ nét qua các chi tiết giàu
sức gợi như “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”,
hay chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân, sự kết hợp giữa các phương thức
biểu đạt, tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghệ thuật trần thuật nửa trực tiếp “Chúng nó
thật độc ác
”, hay “Người kia việc gì mà phải chết”. * Đánh giá
- Tác phẩm đã khắc họa hình tượng nhân vật với nỗi đau khổ và tâm trạng phức tạp, đa chiều.
- Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ta thấy được những vẻ đẹp tâm hồn nhân vật:
sức sống mãnh liệt, tiềm tàng, ý thức phản kháng để chuẩn bị cho sự vùng lên mãnh liệt.
- Thể hiện sự am hiểu sâu sắc con người cùng sự đồng cảm của nhà văn, phản ánh
sự thật cuộc sống của con người vùng cao, thể hiện xu hướng sáng tác thiên về hiện thực.
- Góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
- Khẳng định chủ đề tư tưởng tác phẩm, thể hiện khát vọng tự do và hạnh phúc của
người dân lao động Tây Bắc, thể hiện niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp cùng
khả năng cách mạng của họ, cũng như cho ta thấy tài năng lẫn phong cách nghệ
thuật của Tô Hoài, khẳng định tấm lòng nhân đạo và sự đồng cảm của nhà văn
dành cho nhân vật của mình.
=> Góp phần đưa “VCAP” trở thành 1 truyện ngắn đặc sắc về đề tài miền núi trong KCCP