-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nghị luận về lòng hiếu thảo lớp 9 | Văn mẫu lớp 9
Hiếu thảo: là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Nghị luận về lòng hiếu thảo lớp 9
A. Sơ đồ tư duy Nghị luận về lòng hiếu thảo
B. Dàn ý Nghị luận về lòng hiếu thảo
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo - Mẫu 1
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng hiếu thảo.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp phù hợp với năng lực của bản thân. 2. Thân bài a. Giải thích
• Hiếu thảo: là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ,
những người thân trong gia đình; đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền
ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già.
→ Đây là một đức tính tốt đẹp trở thành truyền thống của con người Việt Nam ta mà ai cũng cần có. b. Phân tích
• Cha mẹ là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục chúng ta nên việc hiếu
nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.
• Cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu
thỏa với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập.
• Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm
đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo. c. Chứng minh
• Học sinh tự lấy dẫn chứng là những con người, những hành động sống với lòng hiếu thảo.
• Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến. d. Phản biện
• Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi
trọng công lao của bố mẹ dành cho mình, lại có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ
về già, quên đi công ơn nuôi dưỡng, anh em tranh giành nhau tài sản cha mẹ để lại…
→ những người này đáng bị phê phán.
3. Kết bài: Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của lòng hiếu thảo và rút ra bài học cho bản thân.
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo - Mẫu 2 1. Mở bài
Mẫu: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.
Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người. 2. Thân bài
a. Khái niệm lòng hiếu thảo
• Lòng hiếu thảo có nghĩa là đối xử tốt với cha mẹ của mình; chăm sóc cha mẹ của
mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha
mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.
b. Biểu hiện lòng hiếu thảo
• Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ; biết vâng lời và
làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn
mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.
• Trong cuộc sống, lòng hiếu thảo là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn
ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên.
c. Nhận thức: (Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo?)
• Ông bà cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn, luôn dành
cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này.
• Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống
văn hóa Việt Nam. “Nhị thập tứ hiếu” luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi, mãi mãi ngợi ca.
• Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của
ông bà cha mẹ, thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu
thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm.
• Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng.
• Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cái trưởng thành hơn. Lòng hiếu thảo trở thành bài
học giáo dục sâu sắc cho mọi thế hệ.
• Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà
nó thể hiện qua chữ Hiếu. Ðối với công đức sinh thành thì bổn phận làm con phải ghi
lòng, tạc dạ: Hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ là cách trả ơn những bậc sinh thành
mà bản thân con cái cũng được góp phần rất lớn trong hình thành những phẩm chất
đạo đức và trí tuệ của một bậc thánh nhân.
• Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi trường tràn
ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn. Lòng hiếu thảo xóa bỏ sự đố kị, ích
kỷ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm.
• Lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh, ngưỡng mộ, ta coi đó là tiêu chuẩn luân lý
đạo đức là nét đẹp văn hóa dân tộc sáng ngời.
• Hiếu thảo cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái
bởi đó là quy luật nhân quả trong cuộc sống.
d. Hành động: (Cần phải làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo?)
• Biết kính trọng ông bà, cha mẹ.
• Biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu.
• Biết cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh
tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên. Trau dồi nhân cách tốt đẹp trở thành niềm tự hào của gia đình.
• Thực hiện tốt các nhiệm vụ và công việc làm để có thể bảo đảm vật chất hỗ trợ các
bậc cha mẹ cũng như để thờ phụng tổ tiên.
• Thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa. e. Phê phán
• Trong xã hội có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi
cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. những người
như thế thật đáng chê trách. f. Bài học
• Sống phải có lòng hiếu thảo.
• Phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay. 3. Kết bài
Mẫu: Tấm lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, mãi mãi là một nét đẹp
cao quý trong nền văn hóa Việt Nam.
C. Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về lòng hiếu thảo
Viết đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 1
Từ cổ chí kim, chữ “hiếu” luôn được con người đề cao hàng đầu, từ bậc vua chúa cho đến
dân thường, ai ai cũng coi trọng đạo làm con. Hiểu một cách gần gũi nhất, thì đó là cách mà
người con thể hiện tình cảm của mình với cha mẹ và cách báo đáp công ơn sinh thành,
dưỡng dục của cha mẹ. Đó là điều mà ai cũng nên làm và phải làm, bởi để có chúng ta ngày
hôm nay, cha mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh, nhọc nhằn lo toan. Dù bản thân có phải
thiếu thốn, đói khổ, thì cha mẹ cũng tìm cách cho con được ăn no, ngủ ấm. Tình cha nghĩa
mẹ là thứ tình cảm cao lớn, thiêng liêng không gì so sánh được, bởi vậy, người con phải hiếu
thảo với mẹ cha. Và nó phải được thể hiện ra bằng những lời nói và hành động cụ thể. Khi
còn bé, chúng ta cần biết vâng lời cha mẹ dạy, lớn hơn thì học hành chăm chỉ. Lớn hơn nữa
thì phụ giúp bố mẹ công việc nhà để bố mẹ đỡ vất vả. Khi trưởng thành thì quay lại chăm
sóc bố mẹ, dành thời gian để chia sẻ và quan tâm đến bố mẹ nhiều hơn. Mỗi hành động nhỏ
bé, mỗi lời hỏi thăm đơn giản cũng đủ để khiến bố mẹ vui lòng rồi. Và khi bố mẹ cảm thấy
hạnh phúc thì chính là chúng ta đã là người con hiếu thảo. Dẫu đơn giản là vậy, nhưng hiện
nay vẫn có một số bạn trẻ chưa làm tròn đạo hiếu của mình. Do còn ham chơi, chỉ thích
đến chốn xô bồ, tụ tập với bạn bè hay ích kỉ, chĩ nghĩ cho bản thân mình. Điều này vừa đáng
trách vừa đáng buồn, bởi cha mẹ đâu có thể sống mãi với chúng ta được. Nếu họ cứ u mê
như thế, đến khi thức tỉnh thì đã quá muộn rồi. Vì thế, các bài học về đạo hiếu luôn được
đưa vào sách vở, nhà trường, phim ảnh, hay các bài tuyên truyền, nhằm nhắn nhủ những
người con hãy luôn ưu tiên hoàn thành đạo hiếu. Bản thân em tuy chưa làm được nhiều
điều giúp cha mẹ, nhưng em tin rằng mình đã và đang làm rất tốt. Bởi em đã thấy được nụ
cười hạnh phúc của cha mẹ mỗi ngày.
Viết đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 2
Cổ nhân có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”, ý nói rằng trong một trăm tính cách tốt của con
người thì chữ hiếu đứng hàng đầu tiên. Hiếu thảo là phẩm chất thể hiện tình cảm của con
cháu dành cho ông bà, cha mẹ, thể hiện qua những lời nói, cử chỉ, hành động thực tế. Đó là
sự quan tâm, chở che, giúp đỡ và chia sẻ hoặc đơn giản là sự hỏi thăm, vỗ về. Tất cả đều
nhằm thể hiện sự yêu mến, quý trọng, biết ơn sâu sắc của người làm con, làm cháu với bậc
sinh thành. Ngay từ thời xa xưa, con người đã đề cao sự hiếu thảo trong gia đình khi nhận
xét, đánh giá một cá nhân. Do đó, việc dạy dỗ về lòng hiếu thảo trong gia đình cũng được đề
cao từ khi còn rất nhỏ. Những đứa trẻ thường được dạy phải biết chào hỏi, vâng lời ông bà,
cha mẹ, phải biết làm cho bố mẹ vui lòng, biết đỡ đần công việc trong gia đình. Nhờ thế mà
truyền thống hiếu thảo nối tiếp qua từng thế hệ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày
nay, phẩm chất này đang dần mai một đi ở một số cá nhân. Họ vì những suy nghĩ ích kỉ của
bản thân mà nói chuyện hỗ xược với người lớn, làm những điều khiến cha mẹ đau lòng,
thậm chí từ bỏ trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Đó là những hành động đáng trách và cần
bị lên án, phê phán mạnh mẽ. Chúng ta cần có những biện pháp xử lí, chế tài cứng rắn với
các trường hợp này để làm gương cho người khác. Đồng thời cũng cần nâng cao giáo dục về
phẩm chất hiếu thảo cho thế hệ trẻ. Nhưng hơn hết, các gia đình cần nuôi dưỡng con cháu
bằng tình yêu thương chân thành, khi đó lòng hiếu thảo sẽ tự nhiên sinh ra như một quả ngọt cuối mùa.
Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 3
Lòng hiếu thảo, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, hiện hữu trong tấm lòng
biết ơn và kính trọng sâu sắc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Nó không chỉ là
trách nhiệm mà còn là tình cảm chân thành, là sự hiểu biết và cảm thông về những hy sinh
và tình thương mà cha mẹ đã dành cho chúng ta. Hiếu thảo không chỉ là những hành động
cụ thể như lễ phép, kính trọng mà còn là tình yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc. Chúng ta
cần thể hiện lòng hiếu thảo qua sự cố gắng học tập, làm việc để đền đáp công ơn sinh
thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ. Hiếu thảo là nền tảng tạo niềm vui và hạnh phúc
trong cuộc sống gia đình, đồng thời làm cho xã hội trở nên văn minh và tốt đẹp hơn. Đối
diện với những hành động bất hiếu, vô tâm, chúng ta cần lên tiếng phê phán, lên án những
hành vi đánh đập, ngược đãi người thân. Lòng hiếu thảo là đạo lý tốt đẹp được truyền thống
từ đời này sang đời khác, và chúng ta cần duy trì và phát huy giá trị này. Sống và làm việc với
trách nhiệm, yêu thương, và kính trọng bề trên là cách chúng ta thể hiện lòng hiếu thảo mỗi ngày.
Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 4
“Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên". Trong muôn vàn phẩm chất đạo đức của con người,
hiếu thảo là phẩm chất hàng đầu. Lòng hiếu thảo vừa là tình cảm tự nhiên lại vừa là đức
tính đáng quý được bồi đắp qua thời gian. Hiếu thảo là thương yêu, biết ơn, kính trọng
những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Tinh thần ấy không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia
đình với ông bà, cha mẹ mà còn được hiểu ở tầm vóc khái quát hơn: yêu quê hương, tự hào
về gốc gác của mình, biết tri ân thế hệ đi trước. Những hành động cụ thể như thờ cúng tổ
tiên, giúp đỡ người lớn tuổi, chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho cha mẹ,… đều là biểu hiện
của lòng hiếu thảo. Đức tính này có vai trò quan trọng trong cuộc sống, trở thành trách
nhiệm của mỗi con người. Người sống hiếu thảo là người có đạo đức, biết kính trên nhường
dưới, có tinh thần trách nhiệm. Gia đình, cha mẹ là những người cho ta cuộc sống này. Nếu
không biết quan tâm và săn sóc cha mẹ thì ta không thể quan tâm bất kì ai. Nhờ có lòng
hiếu thảo mà thế hệ trước và thế hệ sau có thể gắn bó, thấu hiểu nhau hơn. Biết được nỗi
vất vả của cha mẹ, ông bà thì ta sẽ có thêm nghị lực để cố gắng. Hiếu thảo còn đi liền với
các phẩm chất khác như dũng cảm, bao dung, nhân hậu, chăm chỉ,… Đây quả thực là
truyền thống đáng quý ngàn đời của dân tộc. Ấy vậy mà trong xã hội hiện nay, một số người
vẫn duy trì lối sống ích kỉ, bạc bẽo với đấng sinh thành. Không ít kẻ bỏ rơi cha mẹ già, hành
động ngược lại với quy chuẩn đạo đức xã hội. Những người như vậy cần phải bị lên án. Cha
mẹ cũng như Tổ quốc, chỉ có một trên đời, không gì thay thế được nên mỗi người cần ý thức
được trách nhiệm của bản thân với gia đình, quê hương. Làm tròn chữ “Hiếu” là bậc thang
đầu tiên và quan trọng nhất để chúng ta thực sự thành “Người”.
Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 5
Ca dao xưa có câu: “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy
ra/Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” để nhắc nhở con người về
công lao của cha mẹ. Thật vậy, lòng hiếu thảo chính là một trong những đức tính cơ bản và
quý báu nhất mà mỗi người cần có. Trên thế gian có thể tồn tại rất nhiều định nghĩa khác
nhau nhưng suy cho cùng, lòng hiếu thảo chính là tấm lòng yêu thương, kính trọng, biết ơn
mà con cháu dành cho ông bà cha mẹ. Hiểu rộng hơn, hiếu thảo còn là biết tự hào về
nguồn cội, gốc gác của mình, nhớ ơn tổ tiên và những người đi trước. Đối với dân tộc ta,
hiếu thảo đã trở thành một truyển thống được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
thấm nhuần trong mỗi con người. Lòng hiếu thảo được thể hiện ở rất nhiều biểu hiện cụ thể,
đa dạng trong đời sống như thờ cúng tổ tiên, biết giúp đỡ và chăm sóc ông bà cha mẹ, chia
sẻ và thấu hiểu với những người lớn tuổi,… Lòng hiếu thảo có ý nghĩa vô cùng lớn lao, mang
lại những giá trị tích cực cho đời sống con người. Cha mẹ là những người đã cho ta sự sống,
nuôi dưỡng và giáo dục ta nên người nên hiếu thảo chính là trách nhiệm của mỗi người con
trên thế giới này. Hiếu thảo thể hiện sự tri ân, thấu hiểu của con cái dành cho bậc sinh
thành. Đó là đạo lí căn bản mà con người cần thực hiện bởi nếu không biết không yêu
thương những người thân thì ta không thể yêu thương bất kì ai khác. Không chỉ vậy, hiếu
thảo còn là sợi dây gắn kết tình cảm gia đình, xóa nhòa đi khoảng cách thế hệ, giúp mọi
người thấu hiểu nhau hơn. Ngoài ra, việc sống có lòng hiếu thảo còn giúp tâm hồn con
người tốt đẹp lên mỗi ngày, bồi đắp cho ta nhiều đức tính khác như: chăm chỉ, đồng cảm, vị
tha,… Nhờ có lòng hiếu thảo, con người được tiếp theo động lực để phấn đấu trong cuộc
đời. Người có lòng hiếu thảo sẽ giữ được sự yên bình trong tâm hồn, nhận được sự yêu mến
từ cộng đồng. Một dẫn chứng tiêu biểu cho lòng hiếu thảo chính là câu chuyện về nhà bác
học Edison. Ngày nhỏ, nhờ có sự dạy dỗ và yêu thương của mẹ mà Edison đã không từ bỏ
việc học, tiếp tục theo đuổi đam mê nghiên cứu. Khi đã thành công, ông nói: “Mẹ là người
tạo ra tôi. Bà khiến tôi cảm thấy có động lực sống, là người khiến tôi luôn cố gắng để không
gây thất vọng". Trong cuộc sống, vẫn tồn tại những người không hiếu thảo, vô ơn với ông bà
cha mẹ. Đó là những hiện tượng đáng phê phán. Như vậy, lòng hiếu thảo là phẩm chất tốt
đẹp. Hãy thể hiện nó bằng cách yêu thương người thân ngay từ những điều bình dị nhất để
mỗi gia đình trở nên hạnh phúc và kiến tạo xã hội văn minh.
Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 6
Con người chúng ta muốn hoàn thiện bản thân và trở nên tốt đẹp thì cần rèn luyện nhiều
đức tính tốt đẹp khác nhau. Một trong những phẩm chất mà chúng ta cần có chính là lòng
hiếu thảo. Lòng hiếu thảo là tấm lòng yêu thương, biết ơn, kính trọng của con cháu dành
cho ông bà cha mẹ; ngoài ra còn là sự đền ơn đáp nghĩa, báo hiếu, giúp đỡ ông bà, cha mẹ
những công việc từ nhỏ đến lớn trên tinh thần tự nguyện. Lòng hiếu thảo là một truyền
thống, một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam ta mà mỗi người chúng ta cần biết bảo
vệ, giữ gìn và phát huy tích cực hơn nữa. Ai sinh ra cũng có ông bà, cha mẹ, để có được
chúng ta trên cõi đời này đã là một đặc ân mà mẹ đã phải trải qua chín tháng mười ngày
mang nặng đẻ đau. Hành trình chúng ta khôn lớn là bao công sức chăm sóc, dạy dỗ, uốn
nắn của cha mẹ, ông bà. Chính vì thế, sống có lòng hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà
còn là nghĩa vụ của mỗi người con để đền đáp những công ơn to lớn của họ. Sống với lòng
hiếu thảo sẽ làm con người ta tốt hơn từng ngày, người sống có lòng hiếu thảo là người hiểu
được trách nhiệm của bản thân mình với cuộc sống, với những người xung quanh. Bên cạnh
đó, sống hiếu thảo giúp con người làm được nhiều việc tốt, có ích hơn cho mọi người, cho
xã hội. Để rèn luyện lòng hiếu thảo, ngay từ hôm nay, mỗi người hãy học cách yêu thương
nhiều hơn nữa ông bà, cha mẹ, những người xung quanh mình; giúp đỡ họ những việc làm
không khả năng của mình một cách tự giác. Ngoài ra chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn
nhận, phê phán những người sống vô trách nhiệm, không có lòng hiếu thảo, thờ ơ, dửng
dưng với những người thân xung quanh. Cuộc sống đã vốn ngắn ngủi, người thân lại không
thể theo ta đến suốt cuộc đời, ngay từ hôm nay, mỗi chúng ta hãy sống trọn vẹn với đạo làm
con, với tấm lòng hiếu thảo để gia đình mình thêm hạnh phúc hơn cũng như đóng góp nhiều
hơn nữa những giá trị tốt đẹp cho xã hội.
Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 7
Cuộc sống của con người được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, để ngày càng hoàn
thiện mình hơn cũng như để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn thì trước hết mỗi người
cần rèn luyện cho chính mình lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý
trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc
sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm. Giá trị của một
người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà nó thể hiện qua tấm
lòng hiếu thảo. Đối với công đức sinh thành to lớn của cha mẹ thì bổn phận làm con phải
ghi lòng, tạc dạ: Hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ là cách trả ơn những bậc sinh thành mà
bản thân con cái cũng được góp phần rất lớn trong hình thành những phẩm chất đạo đức và
trí tuệ. Có hiếu với cha mẹ được thể hiện qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể: ừ lời nói lễ
phép đúng mực đến sự quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình, những việc nhỏ giúp cha mẹ
trong gia đình, sự bảo ban gương mẫu với các em nhỏ. Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu
rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng phải là người công dân tốt "trung với nước, hiếu với dân",
sống với lòng biết ơn những công lao to lớn của thế hệ cha anh đi trước đã dũng cảm hi sinh
để ta có được cuộc sống ngày hôm nay. Có như vậy, lòng hiếu thảo mới được mở rộng và
trọn vẹn ý nghĩa tốt đẹp của nó. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn những người con vô ơn,
bất hiếu, ngược đãi mẹ cha, không nghe lời cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già,
gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào,
đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ bởi đó là những biểu hiện của người vô đạo đức, vô ơn,
bạc nghĩa, không có lương tâm. Cuộc sống vốn ngắn ngủi, cha mẹ lại chẳng theo ta đi đến
cuối đời, hãy sống với lòng hiếu thảo mỗi ngày để cuộc sống gia đình thêm yên ấm, hạnh
phúc hơn cũng như giúp cho xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh hơn.
Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 8
Chúng ta trước khi làm cha, làm mẹ thì đều là những người con được sinh ra, được yêu
thương, được chăm sóc, được nuôi dưỡng để nên người. Chính vì thế, chúng ta cần sống với
lòng hiếu thảo đối với những người có công lao to lớn đối với mình. Lòng hiếu thảo là tình
cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia
đình; đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên,
phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết
yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm
hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Khi chúng ta sống với lòng hiếu
thảo, không chỉ khiến gia đình ta hạnh phúc mà nó còn là tiền đề quan trọng để tạo dựng
tinh thần đoàn kết, lan tỏa thông điệp đạo đức tốt đẹp, tích cực ra xã hội. Lòng hiếu thảo
cũng giúp con người xóa bỏ sự đố kị, ích kỷ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm. Lòng hiếu
thảo là tiền đề xây dựng một gia đình hạnh phúc, khi gia đình hạnh phúc thì xã hội sẽ phát
triển tốt đẹp, bền vững, giàu tình cảm hơn. Tuy nhiên không phải những người con nào cũng
làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ. Có những người con xem cha mẹ của mình
là gánh nặng khi họ già yếu đi, anh em trong cùng một gia đình đùn đẩy trách nhiệm nuôi
cha mẹ hết cho người này rồi đến người khác, có một số người chọn cách đưa cha mẹ vào
viện dưỡng lão để không mất thời gian chăm sóc. Muốn trở thành người công dân tốt thì
trước hết ta phải là người con ngoan ngoãn, sống hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, yêu thương
anh chị em. Một gia đình hạnh phúc hay không là do chính ta gây dựng và vun đắp. Hãy
sống theo đạo lí hiếu nghĩa vốn có của dân tộc và trở thành người công dân tốt giúp cho đất
nước ngày càng văn minh hơn.
Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 9
Một thực trạng đáng buồn đang tiếp diễn ngày càng nhiều trong cuộc sống của chúng ta
hiện nay chính là việc con cháu không hiếu kính với ông bà, cha mẹ. Thực trạng ấy đối lập
với những đức tính tốt đẹp mà chúng ta được học đó là lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo có
nghĩa là biết ơn, ghi nhớ những công lao to lớn của ông bà, cha mẹ đã làm cho mình; đối xử
tốt với họ và có hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu.
Hiếu thảo là một đức tính quý báu trong truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam mà chúng
ta cần học tập theo. Ông bà cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn
lớn, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này mà họ có. Lòng hiếu thảo giúp
gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính
trọng lòng biết ơn. Lòng hiếu thảo xóa bỏ sự đố kị, ích kỷ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm.
Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ; biết vâng lời và làm
cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực
hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao
đẹp, lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm và người có lòng hiếu thảo
luôn được mọi người yêu mến, trân trọng. Lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh, ngưỡng
mộ trong bất cứ thời đại, hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều
người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối
sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi, những người như thế thật đáng chê trách. Là mọt
người con, chúng ta cần biết kính trọng ông bà, cha mẹ; chăm sóc, phụng dưỡng họ khi tuổi
già sức yếu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần trau dồi nhân cách tốt đẹp trở thành niềm tự
hào của gia đình và sống hòa thuận với anh chị em trong gia đình để có được một cuộc sống
tốt đẹp hơn. Truyền thống hiếu thảo luôn là niền tự hào của con người Việt Nam, hãy tiếp
bước truyền thống này và ngày càng làm nó vẻ vang hơn.
Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 10
Con người bên cạnh việc rèn luyện cho bản thân những kiến thức đa lĩnh vực để phát triển
thì cũng rất cần việc nuôi dưỡng đạo đức, sống với tấm lòng. Một trong những đức tính tốt
đẹp mà chúng ta cần rèn luyện chính là lòng hiếu thảo. Hiếu thảo là tình cảm yêu thương,
kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; bên cạnh
đó, còn là việc đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ
tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già. Hiếu thảo là một phẩm chất, đức tính tốt, một
lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam mà chúng ta
cần rèn luyện cho bản thân. Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống
trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn. Bên cạnh đó, lòng
hiếu thảo còn xóa bỏ sự đố kị, ích kỷ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm. Người có lòng hiếu
thảo không chỉ được các thành viên trong gia đình yêu quý mà còn luôn được mọi người yêu
mến, trân trọng. Người sống có lòng hiếu thảo là người biết nghe lời ông bà, cha mẹ, lễ phép
với mọi người trong gia đình, sống và yêu thương mọi người dưới một mái nhà. Họ cũng là
những người có ý thức học tập, rèn luyện bản thân theo hướng tích cực cũng như có ý thức
giúp đỡ ông bà, cha mẹ từ những việc nhỏ nhất và có hành động đền ơn đáp nghĩa đối với
những người có công sinh thành, không trành giành, ghen ghét, đấu đá với các anh chị em.
Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi
trọng công lao của bố mẹ dành cho mình, thậm chí còn có những người vô lễ, đánh đập đối
xử tàn nhẫn, ruồng bỏ cha mẹ khi họ về già, quên đi công ơn nuôi dưỡng, anh em tranh
giành nhau tài sản cha mẹ để lại… Những người như thế thật đáng chê trách. Mỗi chúng ta
trước khi làm cha mẹ đều là những người con, chúng ta muốn con cái hiếu thảo, yêu
thương nhau thì trước tiên chúng ta cũng phải làm tròn đạo con với cha mẹ mình. Luật nhân
quả luôn hiện hữu trong cuộc sống, ta hãy luôn sống trọn đạo để thấy cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 11
Từ xưa đến nay, người dân ta luôn lấy lòng hiếu thảo làm gốc. Và con cháu đời sau cứ thế
học tập, noi theo. Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng,
tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng
ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất,
đạo đức của con người. Mỗi chúng ta được sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục nên người đều
là nhà công lao vất vả, to lớn của cha mẹ. Khi nhận về phải biết cho đi, đề đáp những công
ơn, tình cảm cao đẹp đó một cách trọn vẹn nhất. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống
khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc
cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Khi chúng ta sống với lòng hiếu
thảo, không chỉ khiến gia đình ta hạnh phúc mà nó còn là tiền đề quan trọng để tạo dựng
tinh thần đoàn kết, lan tỏa thông điệp đạo đức tốt đẹp, tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong
cuộc sống xã hội hiện nay vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa,
phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên
người, những con người và những hành động này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Lòng
hiếu thảo là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta cần
yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… cha mẹ chỉ có một, những gì
họ hi sinh cho ta xứng đáng nhận được sự đền đáp trọn vẹn.
D. Viết bài văn Nghị luận về lòng hiếu thảo
Nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 1
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng ch
Nước biển mêng mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”
Đúng như lời thơ trên, công lao của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không gì có thể
so sánh được. Để đáp lại tình cảm ấy, mỗi người con cần có lòng hiếu thảo với những bậc
sinh thành. Hiếu thảo không chỉ là tình cảm tự nhiên mà còn là trách nhiệm cao cả của con người.
Hiếu thảo là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những
người thân trong gia đình. Đây là một đức tính tốt đẹp và truyền thống lâu đời của nhân dân
Việt Nam. Bất cứ người con, người cháu nào cũng phải tồn tại và trau dồi đức tính này.
Lòng hiếu thảo được thể hiện ở việc đối xử tốt với ông bà, cha mẹ cũng như các hành động
đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra, thái độ tôn trọng, sự cảm thông và thấu hiểu
cho khoảng cách thế hệ cũng là một biểu hiện của lòng hiếu thảo. Sự hiếu thảo phải xuất
phát từ sự chân thành, không toan tính, vụ lợi.
Cha mẹ, tổ tiên là người đã sinh thành nên chúng ta. Họ là người đã trao tặng cho ta cơ hội
được nhìn thấy ánh sáng cuộc đời, được ước mơ, được học tập hết mình. Có lẽ, không phải
người cha, người mẹ nào cũng thể hiện rõ tình yêu dành cho con cái nhưng tấm lòng cùng
đức hi sinh của họ thì vô cùng vĩ đại. Họ cống hiến cả cuộc đời, âm thầm chịu đựng những
khó khăn để cho con những điều tốt đẹp nhất. Vậy nên, đã là con cái, việc hiếu thảo với cha
mẹ cần được đặt lên hàng đầu.
Lòng hiếu thảo đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ gia đình và tập thể.
Cha mẹ luôn yêu thương và quan tâm đến con cái, đồng thời, con cái phải có trách nhiệm
phụng dưỡng, quan tâm và chia sẻ với ông bà và cha mẹ bằng tấm lòng chân thành và tự
nguyện. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết về tâm lý đấng sinh thành để có thể tôn trọng và cảm
thông, thay vì chỉ tính toán hơn thua, tranh chấp vụ lợi. Đó chính là tinh thần của đạo làm
con. Không chỉ vậy, lòng hiếu thảo sẽ giúp mỗi người tìm ra được động lực để vượt qua
những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Từ đó, ta có thể gieo mầm niềm tin vào
những điều tốt đẹp và xóa sổ lối sống ích kỷ và vô ơn. Việc hình thành một lối sống nề nếp
và lòng tôn trọng cao quý sẽ góp phần hình thành một xã hội nhân văn và tiến bộ. Chữ hiếu
luôn được xem như một thước đo nhân cách của từng cá nhân, gia đình và một xã hội.
Người sống hiếu thảo với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình sẽ luôn được yêu mến, kính trọng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương cho lòng hiếu thảo. Mẹ Bác ra đi khi Bác chỉ mới là một
cậu bé. Khi trở thành một người thanh niên, Bác quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Thời
gian Bác bôn ba và hoạt động cách mạng ở nước ngoài quá lâu. Đến khi đất nước được đón
Bác trở về, Người đã là một ông cụ râu tóc bạc phơ. Sau bao năm tháng xa quê, Bác vẫn nhớ
về quê hương và đến thăm lại ngôi nhà tranh ở làng Sen, nhớ về những ngày tháng thơ ấu
bên cha mẹ. Người là tấm gương sáng, cho thấy tình yêu gia đình cùng lòng hiếu thảo đã
hóa thành lí tưởng với non sông, đất nước.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn nhiều con người không có lòng hiếu nghĩa, họ không
nhận thức được tầm quan trọng của gia đình và không tôn trọng công lao của cha mẹ dành
cho họ. Thậm chí, còn có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ già, tranh chấp tài sản cha
mẹ khi cha mẹ đang lúc lâm nguy. Có biết bao vụ án thương tâm đã xảy ra khi cha mẹ phải
lìa xa cõi đời bởi chính đứa con mà mình yêu thương nhất. Những cá nhân như vậy cần
nhận một hình phạt thích đáng và bị bài trừ ra khỏi xã hội, đó là một tội lỗi không thể tha thứ.
Lòng hiếu thảo luôn là nét đẹp truyền thống và cao quý cần phải trân trọng, giữ gìn trong
mỗi gia đình. Bất cứ ai trong chúng ta đều sẽ khôn lớn, chúng ta sẽ trở thành những người
cha, người mẹ. Cuộc đời vốn dĩ luôn xoay vòng trong chữ hiếu và đạo hiếu. Cho nên những
người làm con, làm cháu nên làm tròn đạo hiếu ngay bây giờ để không phải hối tiếc muộn màng.
Nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 2
Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Trong đó hiếu thảo
là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Vậy theo các bạn, như thế nào là hiếu
thảo? Trước tiên để biết được ý nghĩa của hiếu thảo thì chúng ta cần phải hiểu thế nào là
hiếu thảo? Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Nó thể hiện những
tình cảm, suy nghĩ của bản thân mỗi người với những ai đã có công ơn to lớn với chúng ta.
Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là đối với những thế
hệ trẻ ngày nay – những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại.
Nhân dân ta có truyền thống hiếu thảo từ bao đời nay. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ sinh ra, nuôi dưỡng
và dạy dỗ ta nên người. Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc những đứa con của họ một
cách vô điều kiện, luôn bên cạnh, chia sẻ, quan tâm trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian
khổ hay lúc thành công hạnh phúc. Đối với cha mẹ, “con dẫu lớn vẫn là con của mẹ – đi
suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn dõi theo con”. Thật vậy, công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn như
“núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la, mênh mông và vô tận”. Bởi thế, mỗi chúng ta cần
phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy từ những việc làm nhỏ nhất như: ra sức học tập,
rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội …. Đó chính là
lý do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo.
Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi
người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,… Thầy cô cho ta kiến thức,
chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm
thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu
là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như
ngày hôm nay, chúng ta cũng chẳng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt
sĩ đã ngã xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa
mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy,
những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai
và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện
đại, và đầy cả lo toan… thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất
đi cả lòng hiếu thảo của bản thân… Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ
và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy
những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên
án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là
nhiệm vụ của bản thân chúng ta.
Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Qua đây, bản thân
chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản
thân, của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo và thấm thía rằng: “Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”.
Nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 3
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam ta luôn sống với đạo lí lấy chữ Hiếu làm cốt. Chữ hiếu
có vai trò quan trọng trong đời sống con người dù ở thời đại nào đi nữa. Có thể thấy, chữ
hiếu trong lòng hiếu thảo mang một ý nghĩa to lớn đối với đồng bào ta.
Vậy lòng hiếu thảo có ý nghĩa là gì? Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái
độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo
đức tốt mà chúng ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nó còn là thước đo để đánh
giá phẩm chất, đạo đức của con người. Mỗi chúng ta được sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục
nên người đều là nhà công lao vất vả, to lớn của cha mẹ. Khi nhận về phải biết cho đi, đề
đáp những công ơn, tình cảm cao đẹp đó một cách trọn vẹn nhất. Bản thân chúng ta khi
cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng.
Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Khi chúng ta
sống với lòng hiếu thảo, không chỉ khiến gia đình ta hạnh phúc mà nó còn là tiền đề quan
trọng để tạo dựng tinh thần đoàn kết, lan tỏa thông điệp đạo đức tốt đẹp, tích cực ra xã hội.
Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội hiện nay vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong
ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc,
dạy dỗ nên người. Lại có những kẻ này còn quay ngược lại chửi mắng đánh đập, đôi khi còn
tàn nhẫn hơn đó chính là giết chính cha mẹ của mình. Hoặc đôi khi có những nơi có tục lệ
rất cổ hủ như khi cha mẹ già yếu thì theo tập tục thì những người con phải mang cha mẹ
mang bỏ lên núi bơ vơ một mình… những con người và những hành động này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta
cần yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… cha mẹ chỉ có một,
những gì họ hi sinh cho ta xứng đáng nhận được sự đền đáp trọn vẹn.
Nghị luận về lòng hiếu thảo - Mẫu 4
“Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân”
Công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không sao kể
xiết. Vì vậy, những người làm con khi đã khôn lớn, trưởng thành phải luôn ghi nhớ công lao
trời biển ấy và báo đáp, phụng dưỡng cha mẹ. Đúng như những lời trong câu ca dao: “Một
lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Bất kể ai cũng vậy, từ khi mới chào đời ta đã nhận được tình yêu thương vô bờ bến của cha
mẹ và những người xung quanh. “Mang nặng đẻ đau” chín tháng mười ngày để rồi vỡ òa
trong niềm vui và hạnh phúc khi nghe thấy tiếng khóc đầu đời của con. Còn gì vui sướng hơn
khi sau bao nhiêu ngày tháng chờ đợi, thiên thần của cha mẹ đã ra đời. Và cũng từ đó, cha
mẹ vất vả hơn khi phải chăm sóc con, lo cho con tất cả mọi thứ, thức trắng đêm trông nom
khi con ốm. Cứ như vậy cho đến khi con “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò
dò biết đi”, thời gian trôi con lớn dẫn trong vòng tay yêu thương, chăm sóc của cha mẹ còn
cha mẹ thì vất vả hơn vì vừa phải lo cho công việc vừa phải lo cho con. Nhưng có một điều
mà chắc chắn ai cũng biết đó là cho dù vất vả, nặng nhọc đến đâu chỉ cần những đứa con
luôn vui tươi, khỏe mạnh thì đó đã là niềm động viên, an ủi, tiếp thêm sức mạnh cho những
người làm cha, làm mẹ rồi.
Công lao của cha mẹ thật vô cùng lớn lao, chính vì vậy con cái cần làm tròn trách nhiệm
của mình đối với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Khi còn nhỏ, bổn
phận của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học tập rèn luyện để cha mẹ được
vui lòng. Tuy còn nhỏ, chưa thể giúp gì nhiều cho cha mẹ nhưng việc phấn đấu để trở thành
con ngoan trò giỏi chính là món quà to lớn dành cho cha mẹ của mình. Mặc dù có nhiều lúc
cha mẹ có quát mắng ta nhưng suy cho cùng, những bậc làm cha làm mẹ chỉ muốn những
điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Có thể khi đó, chúng ta còn quá nhỏ để hiểu được
một cách sâu xa những lời quát mắng đó là muốn tốt cho mình, nhưng khi đã trưởng thành,
ta thầm cảm ơn những lời quát mắng đó đã giúp ta hiểu ra nhiều điều hơn. Khi con cái dần
trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ngày càng già yếu đi, đây chính là lúc những người làm con
cần làm làm tròn chữ hiếu của mình, đó là phải phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo cho cha
mẹ của mình, có như vậy mới làm tròn chữ hiếu của đạo làm con.
Tuy nhiên không phải những người con nào cũng làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha
mẹ. Chắc các bạn đã từng đọc hay được nghe câu thơ:
“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”
Có những người con xem cha mẹ của mình là gánh nặng khi họ già yếu đi, anh em trong
cùng một gia đình đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ hết cho người này rồi đến người khác,
có một số người chọn cách đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để không mất thời gian chăm
sóc. Cha mẹ cả một đời vất vả vì con cái, chỉ mong lúc về già được an nhàn, sum họp bên
con cháu, vậy mà những người con nỡ nhẫn tâm bỏ mặc cha mẹ trong sự cô đơn, mặc dù
vẫn đầy đủ về cuộc sống vật chất nhưng lại thiếu thốn tình cảm, lúc nào cũng cảm thấy cô đơn.
“Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
Một lần nữa phải luôn tự nhắc nhở rằng, công lao, ơn nghĩa của cha mẹ là không gì có thể
sánh nổi. Những người làm con phải luôn ghi nhớ công lao ấy và phải làm tròn trách nhiệm
của mình đối với cha mẹ, đừng để khi cha mẹ mãi mãi không còn trên thế gian này nữa thì
mọi sự báo đáp cũng đã muộn rồi.