-
Thông tin
-
Quiz
Gia đình là gì? Khái niệm gia đình | Văn mẫu 12
Gia đình là gì? Vai trò gia đình là gì? Đây đều là những nội dung quan trọng các em học sinh cần nắm được khi làm các bài văn nghị luận xã hội về vai trò của gia đình, viết đoạn văn về vai trò của gia đình... Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 12 637 tài liệu
Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Gia đình là gì? Khái niệm gia đình | Văn mẫu 12
Gia đình là gì? Vai trò gia đình là gì? Đây đều là những nội dung quan trọng các em học sinh cần nắm được khi làm các bài văn nghị luận xã hội về vai trò của gia đình, viết đoạn văn về vai trò của gia đình... Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 12 637 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Gia đình là gì?
Gia đình là gì? Vai trò gia đình là gì? Đây đều là những nội dung quan trọng
các em học sinh cần nắm được khi làm các bài văn nghị luận xã hội về vai trò
của gia đình, viết đoạn văn về vai trò của gia đình...
Trong bài viết này xin chia sẻ đến các bạn đọc một số thông tin tìm hiểu về khái
niệm gia đình, biểu hiện vai trò của gia đình, ví dụ về vai trò của gia đình... để các
em có thể lồng ghép vào bài viết của mình sao cho hay và hợp lý.
1. Khái niệm gia đình là gì?
Trên phương diện pháp lý
Gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thương gần gũi với chúng ta, gia
đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có
mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Một gia đình theo
truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha mẹ
nuôi, anh, chị, em ruột, hoặc anh chị em nuôi, cô, dì, chú, bác, cậu, mợ,...
Dưới khía cạnh xã hội học
- Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được coi là gia
đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ. Đó là một nhóm người
ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường từ ba
thệ hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt từ tuyến phụ.
- Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là nhóm người thể hiện
mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một người
vợ hoặc một người chồng với các con. Đây là kiểu gia đình của tương lai và ngày
càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển.
2. Vai trò của gia đình
Gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình với xã hội. Nhiều thông
tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia đình. Xã hội nhận thức đầy đủ và
toàn diện hơn về một người khi nhận rõ hoàn cảnh gia đình của người ấy. Nhiều nội
dung quản lý xã hội không chỉ thông qua hoạt động của các thiết chế xã hội, mà còn
thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến con người; nghĩa vụ và quyền lợi
xã hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác chung của các thành viên trong
gia đình. Qua đó ý thức công dân được nâng cao và sự gắn bó giữa gia đình và xã
hội có ý nghĩa thiết thực.
Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người. Trong gia
đình, mỗi cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ thơ có
điều kiện được an toàn và khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động có
điều kiện để phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần…Ở đó, hàng ngày diễn ra các
mối quan hệ thiêng liêng giữa vợ – chồng, cha – con, anh – em,…những người
đồng tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời. Khi đó, gia đình thực sự là
một tổ ấm thực sự của mỗi con người.
Gia đình là nơi cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước hiện nay ngày càng đòi hỏi trình độ và yêu cầu cao, đó phải là những
người “giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức,
sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân
chính”. Gia đình chính “là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và
hình thành nhân cách” để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá
nhân, mỗi con người, góp phần đắc lực vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực có
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Gia đình là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát
triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân
tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu
thương, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo
trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia
đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước
của dân tộc và phát huy trong giai đoạn hiện nay.
3. Nghị luận xã hội về vai trò của gia đình
Gia đình ôi hai tiếng giản dị mà thiêng liêng, vì thế nó có vai trò quan trọng trong
cuộc đời mỗi con người.
Gia đình là khái niệm trừu tượng chỉ sự chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với
nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống. Gia đình là quan hệ khăng khít gắn bó
với các thành viên trong gia đình với nhau được biểu hiện thông qua lời nói và hành
động, cách ứng xử của từng thành viên. Vì thề gia đình có vai trò vô cùng quan
trọng đối với bản thân: Gia đình là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi để mỗi chúng ta
phát triển thể chất và tâm hồn, bảo vệ con người trước những tác động xấu, uốn
nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để nhân cách con người được phát triển toàn
diện. Là nơi ta trở về nghỉ ngơi sau những vất vả của cuộc sống, nơi chia sẻ yêu
thương, vui buồn, nơi bao dung tha thứ khi ta vô tình mắc lỗi… Thiếu đi thứ tình
cảm ấy, ta sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng….
Còn đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt đẹp hạnh phúc thì sẽ
tạo nên một xã hội tốt đẹp, hạnh phúc. Vì vậy tình cảm giúp lan tỏa yêu thương để
tạo nên một xã hội vững mạnh, sống có trách nhiệm và niềm vui. Nhân vật Nhĩ trong
tác phẩm “Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu quá nửa đời người phiêu dạt,
đến khi nằm trên giường bệnh mới nhận ra điều giản dị và thiêng liêng nhất là gia
đình và người vợ tần tảo với những đứa con ngoan chính là bến đỗ bình an nhất, là
điểm tựa cho anh những ngày cuối cùng của cuộc đời. Hay câu nói của Phan Quân
trong “Người phán xử” “Chỉ có gia đình là thứ tồn tại duy nhất” đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải
chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm, sống ích kỉ, vô
trách nhiệm, đáng bị lên án… Gia đình là thứ tài sản quý giá của mỗi con người, có
vai trò và ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của mỗi người. Nhận thức rõ vai trò của gia
đình, vì vậy phải ra sức gìn giữ, bảo vệ gia đình. Là học sinh, là thành viên của gia
đình ta phải giữ gìn gia đình hạnh phúc, phải chăm ngoan học giỏi, hiếu kính với ông
bà cha mẹ, anh em phải yêu thương hòa thuận có như thế gia đình mới ấm êm, hạnh phúc.
Gia đình là thứ tồn tại duy nhất, quan trọng nhất vì vậy chúng ta hãy trân quý và giữ
gìn có như vậy cuộc sống mới ý nghĩa và hạnh phúc. Hãy để gia đình luôn là bờ bến
nhất cho ta trở về sau bao nhọc nhằn vất vả.
4. Viết đoạn văn về vai trò của gia đình
Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều
nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là
duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình
cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu
không bao giờ kết thúc". Vai trò của gia đình đối với cuộc sống con người là vô cùng
quan trọng, dù cuộc đời bạn có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có gia đình thì đó
vẫn chỉ là cuộc đời bất hạnh. Đối với em và tất cả mọi người, gia đình luôn là một
nơi ấm áp, hạnh phúc. Đó là nơi mà em được chung sống hạnh phúc, vui vẻ cùng
những người thân yêu của mình. Em sẽ được quan tâm, chia sẻ những buồn vui
của cuộc sống. Và chắc chắn, gia đình sẽ luôn là hậu phương vững chắc, ủng hộ
em trên mỗi bước đường đời. Chỉ cần biết rằng, dù thành công hay thất bại, vui
sướng hay khổ đau, thì vẫn có gia đình ở bên cạnh, là em như được tiếp thêm
muôn ngàn sức mạnh vậy. Thực sự, gia đình có sức mạnh và vai trò to lớn không
thể nào thay thế được. Mỗi ngày, em luôn hạnh phúc khi được sống trong tổ ấm nhỏ
của mình. Em luôn yêu thương, quan tâm mọi người, chia sẻ dù là những điều nhỏ
nhặt nhất. Để gia đình này luôn là nơi ấm áp để mọi người trở về.