-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nghị luận về việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta hiện nay | Văn mẫu lớp 9
Có thể nhận thấy được rằng việc chúng ta bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Nghị luận về việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta hiện nay
Đề bài: Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta hiện nay.
Nghị luận xã hội về quyền trẻ em mẫu 1
Có thể nhận thấy được rằng việc chúng ta bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới
ngày mai" (UNESCO). Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Trẻ em như búp trên
cành” cho nên việc chúng ta yêu thương các em trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội chứ
không phải của riêng ai.
Nhận thấy được rằng chính tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào
sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời nó cũng lại thật phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ,
năng lực… của thế hệ trẻ. Chúng ta như không thể nào có thể quên được ngay trong "Thư
gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang
hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Thông qua lời căn dặn này
ta đồng thời cũng có thể nhận thấy được trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của
mỗi dân tộc trên trường quốc tế.
Quả không sai khi người ta nói chỉ cần xem công tác kiểm tra các vấn đề bảo vệ, chăm sóc
trẻ em của một đất nước thôi thì có thể đánh giá được trình độ văn minh và phần nào bản
chất của một xã hội. Nước Nhật là một quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên
trong khi đó lại phải đối mặt với rất nhiều thiên tai như động đất và núi lửa nhưng đất nước
vẫn vươn lên trở thành một trong những siêu cường lớn nhất hiện nay. Đó chính là việc nước
Nhật luôn luôn coi trọng và phát triển con người. Người Nhật luôn dạy con cái – những thế
hệ mầm non tương lai của đất nước họ rất nhiều bài học. Họ thực sự quan tâm đến thế hệ
con trẻ và luôn chăm lo đến đời sống của các em. Có như vậy thì đất nước họ mới có thể có
được vị thế vững chắc như ngày hôm nay.
Ta nhận thấy được chính nhờ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, hay
đó cũng còn là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay được
quan tâm trên nhiều khía cạnh. Trong những năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền
trẻ em dường như cũng lại ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm
quyền sống còn, và có cả các nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền
tham gia. Có thể khẳng định được rằng cũng chính công ước này thể hiện sự tôn trọng và
quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Đồng thời nó cũng chính là những điều kiện
cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và
thông cảm. Sự kiện tiếp theo có thể nhận thấy được vào năm 1990, Tuyên bố thế giới… đã
đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một
bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Dễ dàng nhận thấy được cũng
chính tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối
với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.
Hiện nay ta như nhận thấy được cũng chính vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính
phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam vinh dự và cũng thật tự hào là nước thứ hai trên
thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Và ta như thấy được
cũng chỉ sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, lúc này đây thì Hội đồng Bộ
trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì
sự sống còn. Đồng thời như cũng thấy được cũng chính quyền được bảo vệ và phát triển
của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế
hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở những luật pháp như được ban bố
kia thì các ngành, các cấp phải có những hoạt động thật cụ thể để nhằm đảm bảo các
quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có
thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng
cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường
lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc
màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ
côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…
Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại hay mang
đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay.
Hiện nay thì các tình trạng bạo hành trẻ em của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới
cũng đang có xu thế gia tăng và theo nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Bên cạnh những
việc làm có ý nghĩa như hiện tượng cá nhân tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang thì
vẫn còn không ít những quyền của trẻ em hiện nay đang bị xâm hại và không được coi trọng.
Tất cả những vấn nạn gây ra nhiều tổn thương về tinh thần cũng như thể xác của các em
cũng cần được đưa ra để có những biện pháp xử lý cụ thể nhất, nhằm có thể răn đe cho
người sau. Trẻ em cũng nên được giáo dục hiểu biết về luật pháp cũng như những quyền
của chính mình. Các em luôn xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của người thân và toàn xã hội.
Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, nên hãy biết yêu quý và bảo vệ các em để
tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể xác.
Nghị luận xã hội về quyền trẻ em mẫu 2
Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Trẻ em có quyền được sống,
quyền được bảo vệ và quyền được phát triển. Nhưng thực tế cuộc sống tuổi ấu thơ của trẻ
em lại không hoàn toàn như vậy.
Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi
dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... Nhưng trong thực tế, theo thế giới Tuyên bố về sự sống
còn của trẻ em..., hằng ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo,
khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp... Hơn
500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới không có những điều kiện thiết ỵếu để tồn tại như
thiếu thực phẩm, nước uống, thiếu thuốc chữa bệnh... ở nhiều nước đang phát triển, đặc
biệt những nước kém phát triển nhất ở châu Phi, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề
của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trưởng đều đặn hoặc
không có khả năng tăng trưởng. Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng,
bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS) hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ
sinh và do tác động của vấn đề ma tuý. Tỉ lệ tử vong của trẻ em nói chung, trẻ sơ sinh nói
riêng ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay, theo Tuyên bố thế giới... cao đến mức không thể
chấp nhận được. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên
hiệp quốc về Quyền Trẻ em. Đảng và Nhà nước ta đã cố gắng rất nhiều trong việc xoá đói,
giảm nghèo, đảm bảo quyền được sống cho trẻ em. Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn và
miền núi khó khăn vẫn còn rất nhiều trẻ em thiếu ăn, suy dinh dưỡng, không được chăm sóc về mặt y tế.
Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và
xâm hại. Nhựng trong thực tế, cũng theo Tuyên bố thế giới về quyền được bảo vệ của trẻ
em, hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ khôn
lường. Chiến tranh vẫn nổ ra liên miên trên khắp thế giới. Cuộc chiến ở Cô-sô-vô, Nam Tư;
cuộc chiến tranh của Mĩ và Anh ở I-rắc; cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan; các cuộc xung đột ở
Trung Đông; chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nơi... đã biến trẻ em thành nạn nhân của
chiến tranh và bạo lực, thậm chí, ở một số nước châu Phi, người ta tuyển mộ cả trẻ em vào
quân đội, tay lăm lăm súng ống giáp mặt với giết chóc.... Bên cạnh đó, hàng triệu trẻ em là
nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, nạn khủng bố, bắt giữ con tin...
mà gần đây nhất là vụ khủng bố đẫm máu ở một trường học nước Nga (Bes-lan) làm hàng
trăm trẻ em bị giết, hàng trăm trẻ em sống sót trong nỗi kinh hoàng khôn tả...Cũng do chiến
tranh và tình hình chính trị phức tạp, nhiều trẻ em trở thành người tị nạn, phải từ bỏ gia đình
sống tha hương để trốn tránh nỗi hiểm nguy. Có nhiều trẻ em tàn tật đã trở thành nạn nhân
của sự lãng quên, ruồng bỏ, hoặc bị đối xử tàn nhẫn, bị bóc lột. Ở Việt Nam, đây đó, chúng
ta vẫn có thể chứng kiến cảnh trẻ em bị đánh đập, xâm hại, bị lôi kéo vào con đường nghiện
hút, bị bắt buộc làm việc nặng quá sức, bơ vơ không ai chăm sóc do cha mẹ li hôn...
Trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được
học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao... Nhưng
trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở.
Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay là một thách thức lớn đối với cộng
đồng quốc tế, là mối quan tâm sâu sắc của lương tâm loài người. Các quyền của trẻ em cần
phải được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ, có trách nhiệm. Mỗi học sinh chúng ta
hãy bằng khả năng và hành động thực tiễn của mình, phát huy tinh thần tương ái tương trợ,
yêu thương giúp đỡ, nhường cơm xẻ áo cho những bạn nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn. Đó
cũng là một hình thức hữu hiệu góp phần bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
Nghị luận xã hội về quyền trẻ em mẫu 3
“Bảo vệ và phát triển trẻ em” là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở mỗi đất
nước, bởi ”Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đây là câu nói mang đầy đủ ý nghĩ về trẻ em.
Mọi đứa trẻ đều ngây thơ như một tờ giấy trắng, lại rất dễ bị tổn thương nên cần được nâng
niu, yêu thương, cần được khuyến khích cho chúng can đảm hơn trong cuộc sống, được
thoải mái vui chơi, học tập, không âu lo, buồn tủi.
Vào những năm gần đây, trẻ em đã bị mắc phải vào những tệ nạn xã hội chẳng hạn như
nghiện ma tuý, cờ bạc, tham gia các hoạt động không lành mạnh, làm mất đi nét văn hoá
của xã hội. Có nhiều trẻ em các vùng miền phải chịu đói, nghèo khổ và bị mồ côi, không nơi
nương tựa. Theo như chúng ta đã biết có hơn 2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo
nhưng lại không có người thân kề bên chăm sóc. Vậy nên chúng ta hãy cùng chung tay giúp
đỡ các trẻ em đó, có gì giúp nấy, có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều và chúng ta nên đưa đến
cô nhi viện cho những trẻ em bị mồ côi để họ có thể chăm sóc và nuôi dưỡng. Bên cạnh đó
cần phải giúp đỡ cho những mảnh đời khó khăn hơn như đóng góp vào chiến dịch nụ cười
hồng để các bạn nghèo khó có tập sách để đi học.
Hiện nay ở các nơi trên thế giới, sự phát triển của trẻ em không được đảm bảo hoàn toàn.
Nhất là ở những nước nghèo, trẻ em không được đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất: đói
nghèo, không có nhà ở; và thiếu thốn về cả tinh thần: không có cha mẹ, không được đến
trường. Và có khi là bị tước đi những quyền lợi ích của chính mình.
Chăm sóc, giáo dục hay quan trọng hơn là việc bảo vệ trẻ em chưa bao giờ là một chuyện
dễ dàng. Đây không phải là việc riêng của một cá nhân nào mà chính là trách nhiệm của
toàn xã hội. Tuy nhiên, bảo vệ trẻ em hiện nay vẫn đang là sự việc không được mọi người
thực sự xem trọng nên vẫn còn nhiều thách thức. Số trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng
giảm, tuy nhiên nổi lên những năm gần đây là số lượng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ngày
càng cao. Có tình trạng trẻ em gái bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc đi khỏi địa phương, đi nơi khác
làm việc hoặc bị bán ra nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng, kể cả gia đình chưa chủ
động nắm bắt, vẫn còn lơ là trong việc bảo vệ trẻ nhỏ. Thậm chí vấn đề bất bình đẳng giữa
trẻ em giàu - nghèo, người dân tộc thiểu số hay nông thôn - thành thị vẫn còn khá rõ rệt.
Tuyên truyền các điều luật về bảo vệ trẻ em còn kém, nhất là ở nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa.
Trẻ em cũng có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển trí tuệ và thể lực một
cách toàn diện như được học tập đầy đủ, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt
động văn hoá, thể thao của trường lớp,… Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ
em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở. Vì vậy cần phải đấu tranh
cho trẻ em có quyền được đi học và vui chơi giải trí để phát triển một cách toàn diện sau
này là những nhân tài cho đất nước.
Để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến một môi
trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời gian. Điều này
không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình, cả cộng đồng xã hội đều
phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn
phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta
mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.
Ngày nay, nước ta vẫn còn rất nhiều trẻ em không được đến trường để phát triển về tri thức.
Mỗi trẻ em có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn rất nhiều so với người lớn. Việc trẻ em
không được đi học sẽ khiến cho đất nước mất đi rất nhiều nhân tài và nguồn nhân lực lớn
cho phát triển nước ta. Ngoài ra, có nhiều trẻ em đã không được đi học còn bị bóc lột sức
lao động bằng những công việc nặng nhọc. Bên cạnh đó nước ta cũng đã quản lí chặc chẽ
hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Trẻ em ngày càng được học tập trong môi trường cải thiện hơn
trước và được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt. Là một người học sinh, cảm nhận của em về
việc bảo vệ và phát triển trẻ em nước ta đang có những đổi mới tốt hơn giúp cho cuộc sống
trẻ em phần nào lành mạnh hơn.
Vấn đề bảo vệ trẻ em đã được thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ý thức đầy đủ và xây
dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tất cả các trẻ em được an toàn và phát triển một cách toàn
diện. Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của mọi người, mỗi người học sinh chúng ta
phải có ý thức vươn lên, cố gắng trong học tập và rèn luyện, xác định rõ ràng trách nhiệm
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để đất nước có thể sánh cùng năm
châu như Bác Hồ đã nói.
Nghị luận xã hội về quyền trẻ em ngắn gọn mẫu 4
Ngày nay, loài người ngày càng phát triển để không ngừng nâng cao cuộc sống để ai ai cũng
có thể sống trong cảnh cơm no áo ấm. Tuy vậy, vẫn có những mảnh đời bất hạnh, nhất là
những đứa trẻ đang phải sống trong cảnh thiếu cơ cực. Đây cũng là một vấn đề đang nhức
nhối trong xã hội. Chính vì thế, quyền trẻ em ra đời để bảo vệ những mảnh đời ấy.
Vậy quyền trẻ em là gì? Quyền trẻ em là những quyền được nhà nước công nhận và bảo vệ
để chăm sóc và bảo trợ trẻ em. Việc ra đời quyền trẻ em cũng là một cách để thể hiện sự
quan tâm của xã hội đối với chững chủ nhân tương lai của đất nước. Ai cũng biết rằng, trẻ
em là tuổi ăn học, vui chơi, tuổi lớn, tuổi của những hoài bão đẹp và vẫn còn quá mỏng
manh trước những cám dỗ, cạm bẫy của xã hội. Thế nhưng, ở đâu đó, chúng ta lại phải thấy
cảnh những đứa trẻ gầy gò phải ăn xin, phải làm việc để mưu sinh sống qua ngày mà đáng lí
ra, chúng phải đang cắp sách tới trường, chạy nhảy cùng chúng bạn. Có vậy mới thấy sự
quan trọng của quyền trẻ em như thế nào?
Tuy nhiên, trong khi mọi con tim, mọi nỗ lực hướng về trẻ em nhằm làm cho cuộc sống của
những đứa trẻ ấy bớt cực nhọc thì lại có những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác đối trẻ
em như vụ việc cậu bé Đức ba tuổi bị cậu ruột bắt đi ăn xin, ngoài ra còn có những kẻ bạo
hành trẻ em, bắt cóc trẻ em để mua bán, bắt chúng làm những công việc nặng nhọc. Ấy mới
thấy, các bộ luật về quyền trẻ em cần phải nghiêm khắc hơn để trừng trị những kẻ ấy.
Hãy nhìn lại những hình ảnh, những mảnh đời bất hạnh của trẻ em mà hành động vì một thế
giới mai sau tươi sáng. Qua đây, em cũng tự hứa sẽ cố gắng học thật tốt và luôn cố gắng
giúp những đứa trẻ bất hạnh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nghị luận xã hội về quyền trẻ em ngắn gọn mẫu 5
Trong các quyền về trẻ em trên thế giới, không thể thiếu được một quyền quan trọng đối với
trẻ em là quyền bảo vệ trẻ em, tạo những cơ hội cho trẻ em học tập, phát triển và bảo vệ trẻ
em trước những nguy cơ trong cuộc sống.
Trước những thách thức to lớn khiến trẻ em bị kiềm hãm, khó phát triển và cũng là nạn
nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế, đói nghèo, bệnh tật hay thậm chí là tệ nạn xã hội…
Đối với những thách thức đó, thế giới đã tạo ra những thay đổi tạo cơ hội cho trẻ em phát
triển. Bằng cách là các nước trên thế giới đã liên kết với nhau đặt ra các quyền lợi dành cho
trẻ em hay nói cách khác là tạo nên những phúc lợi cho quyền trẻ em. Hay tạo ra những
điều kiện để trẻ em tránh khỏi những cuộc chiến tranh hay các cuộc xuy đột chính trị, hạn
chế sự bóc lột, hành hạ, bạo lực hay rơi vào đường của tệ nạn xã hội.
Để làm những việc đó chúng ta phải vạch ra một kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm
bảo cho trẻ em. Như tạo cơ hội hỗ trợ kinh tế cho trẻ em nghèo để trẻ em có thể cắp sách
tới trường. Xây dựng trường học, cơ sở vật chất hay thiết bị dạy học ở những nơi trẻ em
nghèo khổ, không có điều kiện đi học hoặc những nơi trẻ em không biết chữ. Kêu gọi mọi
người hỗ trợ, đóng góp để giúp đỡ các em nghèo, khuyết tật, bị mù chữ… Chỉ cần ta mở rộng
tấm lòng, mỗi người đóng góp một ít thì có thể giúp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được
hạnh phúc. Như các em bị chất độc màu da cam, cần có một lớp học tình thương, các
trung tâm cứu trợ trẻ em bị mồ côi, khuyết tật và không có nơi nương tựa…Trẻ em cần phải
được gia đình và xã hội bảo vệ khỏi sự hành hạ, mua bán, bắt cóc và nên hướng dẫn trẻ em
những hành động phù hợp để phòng tránh. Ngoài ra trẻ em còn phải được nuôi dạy, chăm
sóc, dạy dỗ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và quan trọng nhất là đạo đức. Trẻ em còn phải
được chăm lo về việc học tập và giáo dục, môi trường sống tốt. Trẻ em còn có quyền được
tự do tham gia những hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động của Đoàn, Đội hoặc của
bộ Giáo dục để trẻ em được giải trí, phát triển và rèn luyện những kĩ năng cần thiết có ích trong cuộc sống.
Trẻ em sẽ là những con người trong tương lai giúp đất nước phát triển và sánh vai với các
nước hiện đại khác. Nên về vấn đề tạo cơ hội để bảo vệ, chăm sóc để trẻ em phát triển đã
được cộng đồng quốc tế nói chung và nước Việt Nam nói riêng, ý thức đầy đủ cụ, cụ thể,
thiết thực. Để xứng đáng với việc bảo vệ, quan tâm, chăm sóc ấy, chúng ta cần phải không
ngừng nỗ lực trong học tập, rèn luyện để có thể gánh vác trọng trách tương lai đất nước sau này.