Nghị luận xã hội Ta là sản phẩm của chính mình | Ngữ Văn 12

Trong tiểu thuyết “Thất lạc cõi người”, nhà văn Dazai Osamu từng viết: “Đời là dòng sông, ta như con thuyền nhỏ, trôi dạt về đâu xa mấy xa”. Theo ông, con người chỉ là sinh linh bé nhỏ giữa vũ trụ, không có khả năng kháng cự lại sự đẩy đưa của dòng đời. Thế nhưng, cuộc đời thực chất là hành trình dài bất tận, dừng chân ở trạm nào đều phụ thuộc vào quyết định cá nhân. Cũng như vậy, thành công và thất bại, sở thích và tính cách – vận mệnh đời người luôn do ta làm chủ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!                            

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 12 1 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nghị luận xã hội Ta là sản phẩm của chính mình | Ngữ Văn 12

Trong tiểu thuyết “Thất lạc cõi người”, nhà văn Dazai Osamu từng viết: “Đời là dòng sông, ta như con thuyền nhỏ, trôi dạt về đâu xa mấy xa”. Theo ông, con người chỉ là sinh linh bé nhỏ giữa vũ trụ, không có khả năng kháng cự lại sự đẩy đưa của dòng đời. Thế nhưng, cuộc đời thực chất là hành trình dài bất tận, dừng chân ở trạm nào đều phụ thuộc vào quyết định cá nhân. Cũng như vậy, thành công và thất bại, sở thích và tính cách – vận mệnh đời người luôn do ta làm chủ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!                            

19 10 lượt tải Tải xuống
Câu 1. Nghị luận xã hội:
“Ta là sản phẩm của chính mình”.
(Giản Tư Trung, “Đúng việc”, NXB Tri thức)
Anh/ chị đồng ý với ý kiến trên không? Hãy viết bài văn trình bày câu trả lời
của anh/ chị.
Bài làm
Trong tiểu thuyết “Thất lạc cõi người”, nhà văn Dazai Osamu từng viết:
“Đời dòng sông, ta như con thuyền nhỏ, trôi dạt về đâu xa mấy xa”. Theo ông, con
người chỉ sinh linh nhỏ giữa trụ, không khả năng kháng cự lại sự đẩy đưa
của dòng đời. Thế nhưng, cuộc đời thực chất hành trình dài bất tận, dừng chân
trạm nào đều phụ thuộc vào quyết định cá nhân. Cũng như vậy, thành công và thất bại,
sở thích và tính cách – vận mệnh đời người luôn do ta làm chủ. Nếu phó mặc số phận
cho đời trôi chảy thì chẳng phải ta đang tồn tại như thực thể hồn hay sao? thế,
để tận hưởng trọn vẹn, sống đến cùng tận ý nghĩa, tôi tâm niệm: “Ta sản phẩm của
chính mình”.
Cái kết điểm của cuộc sống điều không thể tránh khỏi. Nhân thế chỉ
một “dòng sông thời gian” (Kawabata Yasunari) nhưng các chuyến đò chuyên chở
đời người thì nhiều vô kể. Số mênh cuộc đời vận hành theo mong muốn của ta, không
được xem tiền định. Nói cách khác: Ta sản phẩm của chính mình” đây
cũng quan điểm của Giản Trung. Nhà hoạt động giáo dục này cho rằng: tôi chỉ
thể trở thành người do chính tôi tạo ra. Ta vừa nguyên liệu, vừa thành phẩm
cho đời sống nhân. Qua đó, ông khẳng định: con người trung tâm của đời sống
hãy lấy bản thân làm tâm điểm để vẽ nên cuộc đời của mình. Vòng vận mệnh
tròn trịa hay méo mó, cuộc đời toàn vẹn hay thiếu sót, tất cả vẫn do ta nhận lấy về
mình. Những “nguyên liệu” mà ta tích góp qua bao năm tháng sẽ không trở thành lãng
phí nếu ta hiểu được điều này.
Người ta thường nói môi trường hình thành nên nhân cách của con
người. Nhưng liệu điều đó đã đủ? Ta còn là một yếu tố tạo dựng nên bản thân ta. Từng
hành động, cách sống, lối nghĩ ít nhiều cũng ảnh hưởng đến ta, không chỉ về mặt tâm
hồn, tính cách còn thể c. Sở thích phong cách sẽ định hình ta về tính,
tâm hồn, thế giới quan. Người thích đọc sách văn học, thích thưởng thức nghệ thuật
thường tâm hồn mộng, trí tưởng tượng phong phú, thích sự nhẹ nhàng
nền nã. Người có sở thích sáng tạo, khám phá và trải nghiệm thường ưa chuộng sự đột
phá, mạo hiểm, tính cách tính gan dạ. thể nói, ta trở thành ai trước hết
do ta. Đời ta ra sao, ta như thế o tất cả đều bắt nguồn từ lựa chọn nhân. Điều
này thể thấy rất trong nền văn minh lối sống của người Nhật. Sống trong kỷ
nguyên số, trong thời đại văn minh tin học, máy móc công nghệ “rợn ngợp” khắp
không gian nhưng người Nhật vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa cổ truyền. Sự lưu
giữ phong tục truyền thống như: trà đạo, shashimen… khả do nhân dân Nhật
tính cách yêu lao động, sáng tạo, tính kỷ luật cao đồng thời trung thành với
truyền thống. Như vậy, ta chính đạo diễn vẽ nên bộ phim cuộc đời của mình. Bản
thân ta hôm nay chính sản phẩm của quá khứ bản thân ta ngày mai được xây
dựng bởi các hành vi từ nay về sau.
Nhưng phải chăng ta chỉ sản phẩm của chính mình? Con người sống
trên đời này với cách là thành viên của hội nênmỗi nhân đều in dấu ấn của
các yếu tố thời đại, xã hội, lịch sử, kinh tế, văn hóa, cộng đồng, gia đình… Do đó, con
người không thể nào chỉ sản phẩm của chính mình. Ta còn sản phẩm của nhân
loại, của thế giới. Bản thân ta còn được tạo dựng nên từ nền văn hóa, điều kiện kinh
tế-xã hội, chính trị, môi trường xung quanh. Nick Vuijick người khuyết tật bẩm
sinh, anh được thành công như hôm nay cũng nhờ một phần nỗ lực của chính
mình. Thử đặt một câu hỏi, nếu chỉ nhờ vào ý chí và nghị của anh mà không có những
điều kiện thuân lợi được giúp đỡ từ hội thì anh thể thành công hay không?
gặp hoàn cảnh trắc trở nhưng nhờ được sự chung tay giúp đỡ từ cộng đồng, sự yêu
thương và giáo dục từ gia đình, nhà trường vàhội nên anh mới có thể nổi tiếng, trở
thành người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ. vậy, nếu rơi vào hoàn cảnh bất lợi,
ngặt nghèo, ta khó lòng phát triển bản thân toàn vẹn được. Những điều kiện khó
khăn sẽ kìm hãm sự phát triển của chúng ta.
Sống trong thời đại mang tên đổi mới và sáng tạo, cá tính của con người
luôn là tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn nhân tài. Nhưng đừng thế mà đề cao
cái tôi của mình quá mức. “Chủ nghĩa nhân thuốc độc chết người nhưng tính
lại muối ăn trong cuộc sống thường ngày” (H. Frandak). Hoặc những nhân
sống hời hợt, lây lất, chỉ biết dựa vào người khác để tồn tại. Đành rằng môi trường, xã
hội cũng một yếu tố làm nên bản tính của ta nhưng đừng dùng bao biện cho
các hành vi tội lỗi của mình. Hãy nhớ rằng ta như thế nào đều do bản thân ta làm nên.
Có thể xung quanh ta vẫn còn có những lời nói không hay, những hành vi trái với đạo
đức nhưng ta cần nhận thức đúng đắn về lẽ phải-trái-đúng-sai để trở thành người
ích cho xã hội.
Bi kịch lớn nhất của đời người không phải là sự mất đi người thân mà
việc đánh mất chính mình trên hành trình khẳng định bản thân. người trẻ, chúng ta
cần nhận thức rằng đời ta ra sao đều do ta. vậy, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh quá
nhiều nên xem lại bản thân mình đã đủ cố gắng hay chưa. Bên cạnh đó, cần thể
hiện tính của mình nhưng đừng đề cao quá mức để thể nhận được sự đánh giá
cao từ mọi người. Ngoài ra, nếu may mắn được những điều kiện thuận lợi, môi
trường tốt, ta cần tận dụng để phát triển bản thân mình.
Tagore từng nói rằng: “Thế giới không bị rỉ cái chết không phải
một vết nứt”. Chính lẽ đó, hãy sống hết mình, khẳng định bản thân để sống trọn
vẹn. Mỗi chúng ta chỉ hạt cát nhỏ, chết đi cũng tựa như chiếc tịnh lại nơi cội
cây. Vì thế, hãy nhận thức rằng “Ta sản phẩm của chính mình”, hãy đặt “cái ly tràn
đầy cuộc sống của tôi dâng” trước “cửa tử thần” để mỗi ngày trôi qua không bao giờ
là vô nghĩa.
| 1/3

Preview text:

Câu 1. Nghị luận xã hội:
“Ta là sản phẩm của chính mình”.
(Giản Tư Trung, “Đúng việc”, NXB Tri thức)
Anh/ chị có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy viết bài văn trình bày câu trả lời của anh/ chị. Bài làm
Trong tiểu thuyết “Thất lạc cõi người”, nhà văn Dazai Osamu từng viết:
“Đời là dòng sông, ta như con thuyền nhỏ, trôi dạt về đâu xa mấy xa”. Theo ông, con
người chỉ là sinh linh bé nhỏ giữa vũ trụ, không có khả năng kháng cự lại sự đẩy đưa
của dòng đời. Thế nhưng, cuộc đời thực chất là hành trình dài bất tận, dừng chân ở
trạm nào đều phụ thuộc vào quyết định cá nhân. Cũng như vậy, thành công và thất bại,
sở thích và tính cách – vận mệnh đời người luôn do ta làm chủ. Nếu phó mặc số phận
cho đời trôi chảy thì chẳng phải ta đang tồn tại như thực thể vô hồn hay sao? Vì thế,
để tận hưởng trọn vẹn, sống đến cùng tận ý nghĩa, tôi tâm niệm: “Ta là sản phẩm của chính mình”.
Cái kết điểm của cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Nhân thế chỉ
có một “dòng sông thời gian” (Kawabata Yasunari) nhưng các chuyến đò chuyên chở
đời người thì nhiều vô kể. Số mênh cuộc đời vận hành theo mong muốn của ta, không
có gì được xem là tiền định. Nói cách khác: “Ta là sản phẩm của chính mình” – đây
cũng là quan điểm của Giản Tư Trung. Nhà hoạt động giáo dục này cho rằng: tôi chỉ
có thể trở thành người do chính tôi tạo ra. Ta vừa là nguyên liệu, vừa là thành phẩm
cho đời sống cá nhân. Qua đó, ông khẳng định: con người là trung tâm của đời sống
và hãy lấy bản thân làm tâm điểm để vẽ nên cuộc đời của mình. Vòng vận mệnh dù
tròn trịa hay méo mó, cuộc đời toàn vẹn hay thiếu sót, tất cả vẫn là do ta nhận lấy về
mình. Những “nguyên liệu” mà ta tích góp qua bao năm tháng sẽ không trở thành lãng
phí nếu ta hiểu được điều này.
Người ta thường nói môi trường hình thành nên nhân cách của con
người. Nhưng liệu điều đó đã đủ? Ta còn là một yếu tố tạo dựng nên bản thân ta. Từng
hành động, cách sống, lối nghĩ ít nhiều cũng ảnh hưởng đến ta, không chỉ về mặt tâm
hồn, tính cách mà còn là thể xác. Sở thích và phong cách sẽ định hình ta về cá tính,
tâm hồn, thế giới quan. Người thích đọc sách văn học, thích thưởng thức nghệ thuật
thường có tâm hồn mơ mộng, có trí tưởng tượng phong phú, thích sự nhẹ nhàng và
nền nã. Người có sở thích sáng tạo, khám phá và trải nghiệm thường ưa chuộng sự đột
phá, mạo hiểm, có tính cách cá tính và gan dạ. Có thể nói, ta trở thành ai trước hết là
do ta. Đời ta ra sao, ta như thế nào – tất cả đều bắt nguồn từ lựa chọn cá nhân. Điều
này có thể thấy rất rõ trong nền văn minh và lối sống của người Nhật. Sống trong kỷ
nguyên số, trong thời đại văn minh tin học, máy móc công nghệ “rợn ngợp” khắp
không gian nhưng người Nhật vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa cổ truyền. Sự lưu
giữ phong tục truyền thống như: trà đạo, shashimen… khả dĩ là do nhân dân Nhật có
tính cách yêu lao động, sáng tạo, có tính kỷ luật cao và đồng thời trung thành với
truyền thống. Như vậy, ta chính là đạo diễn vẽ nên bộ phim cuộc đời của mình. Bản
thân ta hôm nay chính là sản phẩm của quá khứ và bản thân ta ngày mai được xây
dựng bởi các hành vi từ nay về sau.
Nhưng phải chăng ta chỉ là sản phẩm của chính mình? Con người sống
trên đời này với tư cách là thành viên của xã hội nên ở mỗi cá nhân đều in dấu ấn của
các yếu tố thời đại, xã hội, lịch sử, kinh tế, văn hóa, cộng đồng, gia đình… Do đó, con
người không thể nào chỉ là sản phẩm của chính mình. Ta còn là sản phẩm của nhân
loại, của thế giới. Bản thân ta còn được tạo dựng nên từ nền văn hóa, điều kiện kinh
tế-xã hội, chính trị, môi trường xung quanh. Nick Vuijick là người khuyết tật bẩm
sinh, anh có được thành công như hôm nay cũng là nhờ một phần nỗ lực của chính
mình. Thử đặt một câu hỏi, nếu chỉ nhờ vào ý chí và nghị của anh mà không có những
điều kiện thuân lợi được giúp đỡ từ xã hội thì anh có thể thành công hay không? Dù
gặp hoàn cảnh trắc trở nhưng nhờ có được sự chung tay giúp đỡ từ cộng đồng, sự yêu
thương và giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội nên anh mới có thể nổi tiếng, trở
thành người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ. Vì vậy, nếu rơi vào hoàn cảnh bất lợi,
ngặt nghèo, ta khó lòng mà phát triển bản thân toàn vẹn được. Những điều kiện khó
khăn sẽ kìm hãm sự phát triển của chúng ta.
Sống trong thời đại mang tên đổi mới và sáng tạo, cá tính của con người
luôn là tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn nhân tài. Nhưng đừng vì thế mà đề cao
cái tôi của mình quá mức. “Chủ nghĩa cá nhân là thuốc độc chết người nhưng cá tính
lại là muối ăn trong cuộc sống thường ngày” (H. Frandak). Hoặc có những cá nhân
sống hời hợt, lây lất, chỉ biết dựa vào người khác để tồn tại. Đành rằng môi trường, xã
hội cũng là một yếu tố làm nên bản tính của ta nhưng đừng dùng nó mà bao biện cho
các hành vi tội lỗi của mình. Hãy nhớ rằng ta như thế nào đều do bản thân ta làm nên.
Có thể xung quanh ta vẫn còn có những lời nói không hay, những hành vi trái với đạo
đức nhưng ta cần nhận thức đúng đắn về lẽ phải-trái-đúng-sai để trở thành người có ích cho xã hội.
Bi kịch lớn nhất của đời người không phải là sự mất đi người thân mà là
việc đánh mất chính mình trên hành trình khẳng định bản thân. Là người trẻ, chúng ta
cần nhận thức rằng đời ta ra sao đều do ta. Vì vậy, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh quá
nhiều mà nên xem lại bản thân mình đã đủ cố gắng hay chưa. Bên cạnh đó, cần thể
hiện cá tính của mình nhưng đừng đề cao quá mức để có thể nhận được sự đánh giá
cao từ mọi người. Ngoài ra, nếu may mắn có được những điều kiện thuận lợi, môi
trường tốt, ta cần tận dụng để phát triển bản thân mình.
Tagore từng nói rằng: “Thế giới không bị rò rỉ vì cái chết không phải là
một vết nứt”. Chính vì lẽ đó, hãy sống hết mình, khẳng định bản thân để sống trọn
vẹn. Mỗi chúng ta chỉ là hạt cát bé nhỏ, chết đi cũng tựa như chiếc lá tịnh lại nơi cội
cây. Vì thế, hãy nhận thức rằng “Ta là sản phẩm của chính mình”, hãy đặt “cái ly tràn
đầy cuộc sống của tôi dâng” trước “cửa tử thần” để mỗi ngày trôi qua không bao giờ là vô nghĩa.