Nghiên cứu hoa văn môn Lịch sử mỹ thuật Việt Nam | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Nghiên cứu hoa văn môn Lịch sử mỹ thuật Việt Nam | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 16 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ
BÙI THỊ NHƯ NGỌC
NGHIÊN CỨU HOA VĂN
MÔN LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 4 tháng 1 năm 2023
I.
TRANG TRÍ BỜ NÓC, HÌNH RỒNG TRONG KHUÔN LÁ ĐỀ
1. Niên đại: Nhà Hồ, thế kỷ XIV- XV
2. Đặc điểm:
- Là di vật trang trí kiến trúc được làm bằng đất nung.
- Hoa văn hình rồng vẫn mang đậm nét đặc trưng của thời Lý-Trần
(thế kỷ XI-XIV): thân rắn, thon dài, uốn khúc, không có vẩy, vây
lưng tỉa riêng hình tia lửa nhỏ, dày, đều, vòi uốn quanh ngọn lửa;
lông đài hất ra phía sau, bốn chân ngắn, mỗi chân ba ngón, móng
nhọn giống chim; không có sừng, miệng há rộng, răng sắc, nhỏ, mào
rộng dáng ngọn lửa, má tròn nhỏ dần về phía đầu do ảnh hưởng con
Makara trong nghệ thuật Chăm Pa.
- Hoa văn đám mây phía dưới được tỉa bằng những nét cong mềm
mại, thanh tú làm tổng thể bố cục không bị trống, trông hài hoà hơn.
- Ý nghĩa: là một sáng tạo của nghệ sĩ dân gian, hình ảnh rồng và lá
đề có tính Phật giáo cao, mang đậm bản sắc dân tộc.
II. CHIM THẦN GARUDA NUỐT NAGA
1. Niên đại: Thế kỷ XII – XIII
2. Đặc điểm:
- Phù điêu Chăm chim thần
Garuda đang nuốt rắn Naga
được điêu khắc tinh tế từ đá
cát, trang trí bên ngoài tháp
Chăm Pa.
- Phù điêu mô tả Garuda đang
nuốt rắn Naga, chân giẫm lên
rắn Naga với thái độ dữ dằn,
mạnh mẽ. Đầu chim là sự kết
hợp nhiều loài thú: Đôi mắt
mở to, tròn lồi, chiếc mỏ lớn,
hàm trên và dưới đều có
răng, đặc biệt khóe mỏ hàm
dưới có chiếc răng nanh như
răng Makara. Đôi tai giống
như tai người, nhưng to và
dài quá mức. Thân và chi
trên giống như con người,
với bộ ngực nở nang, đôi
cánh dường như bị xếp lại,,
tay phải cầm một con rắn hai
đầu, miệng ngậm đuôi rắn,
chân phải đạp lên một đầu
rắn khác.
- Ý nghĩa: Theo thần thoại Ấn Độ, Garuda là vua của mọi loài chim,
là vật cưỡi của thần Visnu và nữ thần Laksmi. Hình tượng chim thần
Garuda còn tiêu biểu cho sức mạnh tinh thần và lòng ngưỡng vọng
chân lý.
III. ĐẦU TƯỢNG PHẬT NHỎ
1. Niên đại: Thời Lý - Trần, thế kỷ XI – XIV
2. Đặc điểm:
- Được tìm thấy ở di tích Quần Ngựa, thành Thăng Long.
- Đầu tượng cao khoảng 8,2cm – 9,2cm, được làm từ đất nung, màu
đỏ gạch.
- Đầu tượng có chỏm bông sen, khuôn mặt của Phật được tạc đầy đặn,
phúc hậu, lông mày lá liễu, mắt nhắm, môi cười mỉm hiền từ, mang
đậm vẻ đẹp của Phật giáo thời Lý.
- Tượng trang trí có ý nghĩa làm đẹp, mang lại phước lành cho di tích.
| 1/5

Preview text:

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ BÙI THỊ NHƯ NGỌC NGHIÊN CỨU HOA VĂN
MÔN LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 4 tháng 1 năm 2023 I.
TRANG TRÍ BỜ NÓC, HÌNH RỒNG TRONG KHUÔN LÁ ĐỀ
1. Niên đại: Nhà Hồ, thế kỷ XIV- XV 2. Đặc điểm:
- Là di vật trang trí kiến trúc được làm bằng đất nung.
- Hoa văn hình rồng vẫn mang đậm nét đặc trưng của thời Lý-Trần
(thế kỷ XI-XIV): thân rắn, thon dài, uốn khúc, không có vẩy, vây
lưng tỉa riêng hình tia lửa nhỏ, dày, đều, vòi uốn quanh ngọn lửa;
lông đài hất ra phía sau, bốn chân ngắn, mỗi chân ba ngón, móng
nhọn giống chim; không có sừng, miệng há rộng, răng sắc, nhỏ, mào
rộng dáng ngọn lửa, má tròn nhỏ dần về phía đầu do ảnh hưởng con
Makara trong nghệ thuật Chăm Pa.
- Hoa văn đám mây phía dưới được tỉa bằng những nét cong mềm
mại, thanh tú làm tổng thể bố cục không bị trống, trông hài hoà hơn.
- Ý nghĩa: là một sáng tạo của nghệ sĩ dân gian, hình ảnh rồng và lá
đề có tính Phật giáo cao, mang đậm bản sắc dân tộc. II.
CHIM THẦN GARUDA NUỐT NAGA
1. Niên đại: Thế kỷ XII – XIII 2. Đặc điểm:
-
Phù điêu Chăm chim thần Garuda đang nuốt rắn Naga
được điêu khắc tinh tế từ đá
cát, trang trí bên ngoài tháp Chăm Pa.
- Phù điêu mô tả Garuda đang
nuốt rắn Naga, chân giẫm lên
rắn Naga với thái độ dữ dằn,
mạnh mẽ. Đầu chim là sự kết
hợp nhiều loài thú: Đôi mắt
mở to, tròn lồi, chiếc mỏ lớn,
hàm trên và dưới đều có
răng, đặc biệt khóe mỏ hàm
dưới có chiếc răng nanh như
răng Makara. Đôi tai giống
như tai người, nhưng to và dài quá mức. Thân và chi
trên giống như con người,
với bộ ngực nở nang, đôi
cánh dường như bị xếp lại,,
tay phải cầm một con rắn hai
đầu, miệng ngậm đuôi rắn,
chân phải đạp lên một đầu rắn khác.
- Ý nghĩa: Theo thần thoại Ấn Độ, Garuda là vua của mọi loài chim,
là vật cưỡi của thần Visnu và nữ thần Laksmi. Hình tượng chim thần
Garuda còn tiêu biểu cho sức mạnh tinh thần và lòng ngưỡng vọng chân lý.
III. ĐẦU TƯỢNG PHẬT NHỎ
1. Niên đại: Thời Lý - Trần, thế kỷ XI – XIV 2. Đặc điểm:
-
Được tìm thấy ở di tích Quần Ngựa, thành Thăng Long.
- Đầu tượng cao khoảng 8,2cm – 9,2cm, được làm từ đất nung, màu đỏ gạch.
- Đầu tượng có chỏm bông sen, khuôn mặt của Phật được tạc đầy đặn,
phúc hậu, lông mày lá liễu, mắt nhắm, môi cười mỉm hiền từ, mang
đậm vẻ đẹp của Phật giáo thời Lý.
- Tượng trang trí có ý nghĩa làm đẹp, mang lại phước lành cho di tích.