-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ngôn ngữ Anh và nhiệm vụ phát triển ngành hàng hải Việt Nam | Bài tiểu luận học phần Nhập môn ngôn ngữ Anh | Đại học Hàng Hải Việt Nam
Hiện nay, các doanh nghiệp quốc tế dường như không còn quá xa lạ đối với lao động Việt Nam và đa số các doanh nghiệp nội địa đang dần chuyển mình nhiều hơn, dần “quốc tế hoá” hơn theo phương châm “Vươn gia biển lớn”. Vậy nên, không có bất kì một doanh nghiệp nước ngoài nào muốn làm việc hay hợp tác lâu dài với một doanh nghiệp kém phát triển về ngoại ngữ, tối thiểu là tiếng Anh. Điều này phục vụ cho những mục đích nhất định. Đây là một công cụ tối thiểu để thực hiện các cuộc trao đổi và giao dịch thương mại quốc tế. Trong quá trình hợp tác và làm việc lâu dài, nếu tồn tại những sự bất đồng ngôn ngữ, văn hoá và pháp luật thì sẽ tránh không khỏi các rủi ro về giao dịch, kinh tế cho doanh nghiệp. Điển hình là tranh chấp về hợp đồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Nhập môn ngôn ngữ Anh 1 tài liệu
Đại học Hàng Hải Việt Nam 30 tài liệu
Ngôn ngữ Anh và nhiệm vụ phát triển ngành hàng hải Việt Nam | Bài tiểu luận học phần Nhập môn ngôn ngữ Anh | Đại học Hàng Hải Việt Nam
Hiện nay, các doanh nghiệp quốc tế dường như không còn quá xa lạ đối với lao động Việt Nam và đa số các doanh nghiệp nội địa đang dần chuyển mình nhiều hơn, dần “quốc tế hoá” hơn theo phương châm “Vươn gia biển lớn”. Vậy nên, không có bất kì một doanh nghiệp nước ngoài nào muốn làm việc hay hợp tác lâu dài với một doanh nghiệp kém phát triển về ngoại ngữ, tối thiểu là tiếng Anh. Điều này phục vụ cho những mục đích nhất định. Đây là một công cụ tối thiểu để thực hiện các cuộc trao đổi và giao dịch thương mại quốc tế. Trong quá trình hợp tác và làm việc lâu dài, nếu tồn tại những sự bất đồng ngôn ngữ, văn hoá và pháp luật thì sẽ tránh không khỏi các rủi ro về giao dịch, kinh tế cho doanh nghiệp. Điển hình là tranh chấp về hợp đồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Nhập môn ngôn ngữ Anh 1 tài liệu
Trường: Đại học Hàng Hải Việt Nam 30 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM NHẬP MÔN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
Ngôn ngữ Anh và Nhiệm vụ phát triển ngành hàng hải Việt Nam
Họ và tên: Vũ Thị Quỳnh Anh Mã sinh viên: 98162
Lớp niên chế: NNA63ĐH N08 Năm học 2022-2023 3 Mục lục I.
Tóm tắt: Ngôn ngữ Anh và Nhiệm vụ phát triển
ngành hàng hải Việt Nam. II.
Tình hình thực tiễn. III. Cơ sở lý luận. IV. Nghiên cứu vấn đề
1. Sơ lược về Ngôn ngữ Anh_Ngành Ngôn ngữ Anh
1.1. Ngôn ngữ Anh – Ngành Ngôn ngữ Anh là gì ?
1.2. Mục tiêu đào tạo của ngành Ngôn ngữ Anh.
1.3. Vai trò của ngành Ngôn ngữ Anh.
1.3.1. Đối với các cá nhân.
1.3.2. Đối với các doanh nghiệp.
1.3.3. Đối với quốc gia.
2. Vai trò của ngành Hàng hải đối với sự phát triển của đất nước.
3. Ngôn ngữ Anh có nhiệm vụ như thế nào trong ngành Hàng hải Việt Nam ?
3.1. Vai trò quan trọng của Ngôn ngữ Anh đối với sự phát triển của
ngành Hàng hải Việt Nam.
3.2. Sinh viên, cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh có nhiệm vụ như thế nào
trong sự phát triển ngành Hàng hải của đất nước. V. Kết luận. VI. Tài liệu tham khảo. I.Tóm tắt
Tiếng Anh được coi là một ngôn ngữ mang tính toàn cầu, hiện diện ở hầu hết
các lĩnh vực trong đời sống xã hội như thương mại, văn hoá, kinh tế, du lịch, ngoại
giao… Trong thời đại Hiện đại hoá – Toàn cầu hoá trên khắp thế giới như hiện nay,
Ngôn ngữ Anh càng có vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển mọi mặt của đất nước.
Trong chiến lược phát triển kinh tế biển, ngành Hàng hải đóng vai trò quan
trọng, trong đó cảng biển là hạt nhân phát triển, là đầu mối tiếp nhận, vận chuyển
hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu thông tới mọi miền đất nước nói riêng và quốc tế
nói chung. Ngành Hàng hải đang dần giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và là mục
tiêu mang tính tiềm lực chủ đạo trong chính sách phát triển của quốc gia.
Với sự tồn tại phổ biến và vai trò quan trọng như vậy, tiếng Anh không còn chỉ
là một ngôn ngữ chung trên thế giới mà còn là ngôn ngữ của những người đi biển.
Bởi vậy, Ngôn ngữ Anh có một vị trí và nhiệm vụ quan trọng nhất định trong sự phát
triển của ngành Hàng hải Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với ngành Hàng hải, bản
thân là sinh viên chuyên ngữ ngành Ngôn ngữ Anh_Trường Đại học Hàng hải Việt
Nam, em đã có sự nghiên cứu, tìm hiểu tổng hợp về vấn đề này. Qua đó, rút ra
được nhiệm vụ của Ngôn ngữ Anh đối với sự phát triển ngành Hàng hải Việt Nam
hiện tại và trong tương lai. 3
II.Tình hình thực tiễn 1.Ngôn Ngữ Anh
1.1. Ngôn ngữ Anh_Ngành ngôn ngữ Anh là gì ?
Ngôn ngữ Anh được hiểu là Tiếng Anh_một ngôn ngữ chung của toàn cầu với
hơn 50 quốc gia đang sử dụng làm ngôn ngữ chính, gần 80 quốc gia sử dụng làm
ngôn ngữ thứ hai và hầu hết được giảng dạy trên toàn thế giới. Đây là ngôn ngữ
phổ biến nhất, thông dụng nhất hiện nay, xuất hiện trong mọi lĩnh vực đời sống xã
hội, từ giao tiếp, giao lưu văn hoá đến thương mại, kinh tế, du lịch, ngoại giao… Vì
vậy, việc sở hữu ngôn ngữ này trong tay được coi là chìa khoá vàng thời hội nhập
cho mỗi cá nhân muốn thành công trong công việc và đời sống.
Ngành Ngôn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu về các phương pháp học tập
loại ngôn ngữ phổ biến nhất là tiếng Anh. Là ngành học nghiên cứu và ứng dụng
tiếng Anh nhằm giúp sinh viên có thể thông thạo và giao tiếp tiếng Anh hiệu quả,
phục vụ nhu cầu công việc và đời sống xã hội. Đồng thời, đây còn là ngành học
nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hoá của các quốc gia, dân tộc sử dụng tiếng Anh trên thế giới.
1.2. Mục tiêu đào tạo của ngành Ngôn ngữ Anh
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh cũng như các môn tiếng Anh chuyên ngành
sẽ được đào tạo bài bản các kiến thức nền tảng của ngôn ngữ, văn hoá – xã hội,
lịch sử,…của Vương quốc Anh. Yêu cầu đầu ra của sinh viên phải đảm bảo chất
lượng ngoại ngữ bằng các kĩ năng ứng dụng thành thạo tiếng Anh đa ngành nói
chung và chuyên ngành nói riêng.
Ngoài ra, sinh viên được trang bị thêm các kiến thức, kĩ năng về kinh tế, tài
chính ngân hàng, dịch vụ, ngoại giao – quan hệ quốc tế…và đặc biệt là xuất – nhập
khẩu, ngoại thương, dịch vụ cảng biển, môi trường hàng hải đối với chuyên ngành tiếng Anh Hàng hải.
1.3. Vai trò của Ngôn ngữ Anh.
Trong xu hướng hội nhập và phát triển, tiếng Anh luôn được coi là ngôn ngữ
chung của thế giới để tất cả mọi người ở tất cả quốc gia có thể giao lưu, chia sẻ,
học hỏi cùng phát triển. Từ các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, ngoại giao, truyền
thông, du lịch cho đến giáo dục…tiếng Anh đều giữ một vai trò quan trọng.
1.3.1. Đối với cá nhân:
Người học Ngôn ngữ Anh luôn có một “chìa khoá cơ hội” trong
tay. Vì họ có thể đáp ứng toàn diện các yếu tố chuyên ngành và hội
nhập mà mọi công việc đều yêu cầu. Với khả năng sử dụng ngoại ngữ
tốt, thành thạo trong các công việc, linh hoạt trong các vị trí, cử nhân
ngành Ngôn ngữ Anh luôn có thể tự tạo cho mình nhiều cơ hội việc làm đa dạng, đa ngành.
Đặc biệt, khi làm việc cho các công ty, doanh nghiệp quốc tế;
các công việc xuất – nhập khẩu; ngoại thương; các ngành Hàng hải…
tiếng Anh luôn luôn là một trong những yếu tố cần thiết nhất. Vì vậy,
Ngôn ngữ Anh không chỉ giúp chúng ta mở rộng cơ hội việc làm, nâng
cao kĩ năng nghiệp vụ mà còn tạo thêm lợi thế để chúng ta tích luỹ
những kiến thức chuyên môn từ nước ngoài, dễ dàng hoà nhập với môi trường quốc tế.
1.3.2. Đối với doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp quốc tế dường như không còn
quá xa lạ đối với lao động Việt Nam và đa số các doanh nghiệp nội
địa đang dần chuyển mình nhiều hơn, dần “quốc tế hoá” hơn theo
phương châm “Vươn gia biển lớn”. Vậy nên, không có bất kì một
doanh nghiệp nước ngoài nào muốn làm việc hay hợp tác lâu dài
với một doanh nghiệp kém phát triển về ngoại ngữ, tối thiểu là tiếng
Anh. Điều này phục vụ cho những mục đích nhất định.
Đây là một công cụ tối thiểu để thực hiện các cuộc trao đổi
và giao dịch thương mại quốc tế. Trong quá trình hợp tác và làm
việc lâu dài, nếu tồn tại những sự bất đồng ngôn ngữ, văn hoá và
pháp luật thì sẽ tránh không khỏi các rủi ro về giao dịch, kinh tế cho
doanh nghiệp. Điển hình là tranh chấp về hợp đồng.
1.3.3.Đối với quốc gia.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ và nhanh
chóng với nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, trên hết là con đường
toàn cầu hoá. Nó được coi như là “thước đo sức khoẻ” của nền 3
kinh tế. Và trong đó, tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ chính để làm cầu nối.
Ngôn ngữ Anh được phát triển và phổ biến càng rộng rãi,
đất nước càng có thể dễ dàng tiếp thu những tri thức, tinh hoa văn
hoá; càng hiểu biết về những điều luật, quy định về thương mại
quốc tế của các quốc gia. Từ đó, đất nước ta nắm bắt được xu thế
giao thương quốc tế, hội nhập dễ dàng và đem tới hiệu quả cao hơn.
2. SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG HẢI CÓ VAI TRÒ GÌ ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, với vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh
tế rộng lớn, có diện tích trên 01 triệu km2. Vùng biển và thềm lục địa Việt Nam chứa
đựng nhiều tài nguyên và tiềm năng phong phú, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế
biển. Bờ biển Việt Nam trải dài trên 3.260km, với nhiều cửa ngõ thông thương và
gần các tuyến hàng hải quốc tế, tạo lợi thế lớn cho chiến lược phát triển kinh tế biển.
Trong chiến lược phát triển kinh tế biển, ngành Hàng hải đóng vai trò quan
trọng, trong đó cảng biển là hạt nhân phát triển, là đầu mối tiếp nhận, vận chuyển
hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu thông tới mọi miền đất nước. Vận tải biển hiện đảm
nhiệm tới 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần hàng hóa tới các vùng
miền, là huyết mạch chính trong hệ thống vận chuyển, phân phối hàng hóa của nền kinh tế.
3. Ngôn ngữ Anh có nhiệm vụ như thế nào trong ngành Hàng hải Việt Nam ?
Tiếng Anh chuyên ngành hàng hải là ngôn ngữ chủ đạo và duy nhất được sử
dụng đối với các hoạt động giao tiếp hàng hải. Chẳng hạn như an toàn hàng hải, các
vấn đề pháp lý hay các thương vụ hàng hải
Hàng hải là một ngành rộng, nó không chỉ mang tính thương mại dịch vụ mà
còn là hoạt động an ninh quốc gia.Sẽ thường thấy hàng trăm thương vụ, hàng triệu
lượt nhập cảnh hằng năm. Tất nhiên hoạt động này còn bao gồm cả các hoạt động
ngoại giao. Vì mang đặc thù và tầm quan trọng nên cần phải có sự giao tiếp chuẩn
xác, hiểu đúng, hiểu đủ những gì đối phương muốn chuyển tải. Đó cũng chính là lý
do cần phải dành thời gian để trau dồi về vốn tiếng Anh
Nếu làm việc trong ngành hàng hải, sẽ có rất nhiều tính huống yêu cầu giao
tiếp bằng tiếng Anh. Có thể kể tới như là:
Trao đổi với đồng nghiệp, khách hàng
Bàn bạc các thương vụ kinh doanh
Hoàn thành các thủ tục xuất nhập khẩu, nhập cảnh…
Hiểu rõ cách vận hành tàu thủy, thiết bị Người giới thiệu
1. Quỳnh Như (2015). Ngôn ngữ Anh là gì? Học những gì?. Tin tuyển sinh_Đại
học Kinh tế Tài chính.
2. Trường Đại học FPT (2022). Ngôn ngữ Anh là gì? Tất tần tật về ngành Ngôn
ngữ Anh. Tuyển dụng_Trường Đại học FPT Cần Thơ.
3. Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (2020). Vai trò của ngành Ngôn ngữ
Anh. Tin tức_Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.
4. Auction Supplies (2022). Tầm quan trọng của tiếng Anh chuyên ngành xuất
nhập khẩu. Tin tức_Auction Supplies. 3 Cước chú
Có thể thấy xã hội ngày cành phát triển, nhu cầu Tiếng Anh trong việc phát
triển ngành Hàng Hải, nâng cao kinh tế đất nước ngày càng một lớn. Nó đóng vai trò
rất lớn và cũng có mối quan hệ rất gần gũi với nhau. Với Ngôn Ngữ Anh đi cùng với
Hàng Hải, ta cũng có thể dự đoán được đất nước ta còn đi lên được nhiều nữa, đặc
biệt là trong xu hướng hội nhập của thế giới hiện nay,sự giao du hàng hoá bằng
đường biền ngày một nhiều của các nước.