Ngữ Văn 12 - ĐẤT NƯỚC (NGUYỄN KHOA ĐIỀM) - TƯ LIỆU VÀ LỜI BÌNH

Xúc động thực sự trước khí thế sôi sục, quyết liệt của tuổi trẻ trong phong trào đấu tranh vì hòabình ở các đô thị miền Nam, Nguyễn Khoa Điềm đã viết Mặt đường khát vọng khá nhanh, và khá bất ngờ. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 12 1 K tài liệu

Thông tin:
34 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Ngữ Văn 12 - ĐẤT NƯỚC (NGUYỄN KHOA ĐIỀM) - TƯ LIỆU VÀ LỜI BÌNH

Xúc động thực sự trước khí thế sôi sục, quyết liệt của tuổi trẻ trong phong trào đấu tranh vì hòabình ở các đô thị miền Nam, Nguyễn Khoa Điềm đã viết Mặt đường khát vọng khá nhanh, và khá bất ngờ. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

46 23 lượt tải Tải xuống
Ngữ Văn 12 - ĐẤT NƯỚC (NGUYỄN
KHOA ĐIỀM) - TƯ LIỆU VÀ LỜI BÌNH
Tài liệu được soạn ra nhằm giúp dễ dàng trong việc tìm kiếm tài liệu có liên quan đến
các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn THPT, có sử dụng và tham khảo rất nhiều tư
liệu trên Internet và chỉ mang tính chất tham khảo và hỗ trợ giảng dạy, mong mọi người
không sử dụng cho mục đích thương mại.
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
N NGỌC MINH QUÂN 1
ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Khoa Điềm)
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng)
1. Báo Tiền Phong:
Xúc động thực sự trước khí thế sôi sục, quyết liệt của tuổi trẻ trong phong trào đấu tranh
hòa
bình ở các đô thị miền Nam, Nguyễn Khoa Điềm đã viết Mặt đường khát vọng khá nhanh,
và khá bất
ngờ. Khá nhanh vì trường ca được hoàn thành trong thời gian một tháng, tại một trại sáng
tác do Khu
ủy Trị Thiên tổ chức vào tháng 12/1971.
Khá bất ngờ vì đây là tác phẩm viết theo đơn đặt hàng, loại sản phẩm mà cho đến bây giờ
vẫn có
rất nhiều người “kỵ rơ”, “dị ứng”. Ông kể, ngày đầu nhập trại sáng tác, nhạc Trần Hoàn
hỏi: Điềm sẽ
viết gì. Ông trả lời: Tôi sẽ tiếp tục làm một số bài thơ. NhạcTrần Hoàn bảo: Không
được, lần này phải
viết cái gì thật dài hơi, viết thật hào sảng...
Trong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Tiền Phong nhà thơ Hải Như cho rằng: “Nhà t
phải t
đặtng cho chính mình”. Nhưng từ Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm thì viết
theo đơn đặt
hàng cũng khôngđiều “phản cảm”. Vấn đề cốt tử là người đặt hàng phải biết chọn
mặt gửi vàng,
phải giao đúng người, đúng việc. Về phía người nhận đặt hàng cũng phải biết mình biết ta,
chỉ được
phép nhận những phần việc đúng năng lực, sở trường. Đặt hàng và nhận đặt hàng đúng
nghĩa mới
những công trình, tác phẩm lớn.
Trở lại câu chuyện ở trại sángc, Nguyễn Khoa Điềm đã quyết định viết trường ca. Ông
kể,
sinh viên từ miền Bắc vào, tôi rất thích nhạc giao hưởng. Kết cấu giao hưởng nhiều
trường đoạn,
nhiều giọng điệu, có đoạn đằm thắm nhẹ nhàng, có đoạn suy tư, đoạn cao trào gay gắt,
sôi nổi. Lúc
đó tôi nghĩ mình sẽ viết một bản giao hưởng bằng ngôn ngữ. Và tôi đã đi theo hướng đó.
Trong Mặt đường khát vọng, không chỉ đại đa số độc giả mà chính tác giả cũng tâm đắc
nhất với
chương Đất nước. Với lối viết rất riêng, không đao to búa lớn, và không bắt đầu từ những
anhng dân
tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... tác giả thủ thỉ kể về mình
về người
bạn gái đang dấn thân trong cuộc đấu tranh, về những con người rất bình dị nhưng đều
những cống
hiến cho đất nước với thái độcùng yêu thương, trân trọng những con người “làm nên
đất nước
muôn đời”.
Ông kể, ngày đầu nhập trại sáng tác nhạc sĩ Trần Hoàn hỏi: Điềm sẽ viết gì. Ông trả lời:
Tôi
sẽ tiếp tục làm một số bài thơ. Nhạc sĩ Trần Hoàn bảo: Không được, lần này phải viết cái
thật
dài hơi, viết thật hào sảng...
Đất nước là chủ đề thiêng liêng trong các tác phẩmn học nghthuật xuyên suốt các cuộc
kháng
chiến chống ngoại xâm. Nguyễn Khoa Điềm đã cái nhìn khác về đất nước và nhân dân
vớich thể
hiện cũng rất riêng củanh. Rất khiêm tốn, Nguyễn Khoa Điềm cho đó là một may mắn
của sự lựa
chọn khi hướng dòng cảm xúc yêu thương đến những con người rất đỗi bình thường. Theo
tôi, phải nói
thêm đó là sự tìm tòi, là cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước ở thời điểm
ấy, thời hoa
lửa.
Khi cuộc kháng chiến nói chung và phong trào đấu tranh ở đô thị nói riêng đang vào hồi
cao trào
với những phong trào “hát cho dân tôi nghe”, những lời hiệu triệu “dậy mà đi”... thì
Nguyễn Khoa Điềm
trong Mặt đường khát vọng không nặng nề màu sắc tuyên truyền, cũng không ồn ào, không
rực cháy
lửa tranh đấu, không “hừng hực lửa căm hờn” mà ngôn từ êm dịu kiểu như “biển ồn ào mà
em lại dịu
êm” của Trần Đăng Khoa. Nguyễn Khoa Điềm đã “khơi sáng thêm ngọn đuốc thiêng t
bao đời” bằng
cách của mình. Ông kể: Bản thảo đầu tiên chương kết có tựa đề Mùa thu tựu trường, viết
theo thể t
ngũ ngôn, giai điệu êm dịu, hình ảnh đẹp, nói về những người bạn trẻ sau khi đấu tranh
giành thắng
lợi trở lại mái trường. Nhưng nhiều người góp ý rằng phần này “thiếu lửa”, phải mạnh m
lên, nên ông
đã thay bằng chương khác.
Nguyễn Khoa Điềm đã rất thành công với giọng thơ vừa chính luận vừa trữ tình khi chia sẻ
những
tâm tư của mình với thế hệ trẻ ở đô thị miền Nam, với một thế hệ học sinh sinh viên không
thể ngồi
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
N NGỌC MINH QUÂN 2
yên trên giảng đường, như chính bản thân ông tốt nghiệp đại học sư phạm Nội nhưng
chưa một
ngày bước lên bục giảng mà đã vượt Trường Sơn trở về miền Nam quê hương. Vì thế Mặt
đường khát
vọng mãi mãi là trường ca đi cùng năm tháng, độc giả từ hai phía đều dễ nghe, dễ thấm,
dễ cảm, dễ
đồng tình với lời kêu gọi của tác giả về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làmn Đất Nước muôn đời…
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở là tch nhiệm côngn, là thông điệp của mọi thời
đại.
2. Chất liệu văn học dân gian:
Nguyễn Khoa Điềm nhà thơ thuộc thế hệ các nhà ttrẻ trưởng thành trong thời kì
chống
cứu nước. Thơ ông có sức hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu
lắng về đất nước,
về con người Việt Nam. Trong quá trình cầm bút của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng
góp cho nền thơ
ca nước nhà nhiều tác phẩmgiá trị về nội dung cũng như về nghệ thuật. Đáng kể nhất là
trường ca
Mặt đường khát vọng, nhà thơ hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên, năm 1971, in lần đầu
năm 1974, tác
phẩm nhằm thức tỉnh tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam, xuống đường đấu tranh
giải phóng đất
nước. Và đoạn trích Đấtớc- phần đầu chương V của bản trường ca, được xem là một
trong những
đoạn thơ hay về chủ đề đất nước.
Thành công của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn trích Đất Nước, một phầnở việc tạo ra
một
không khí, một giọng điệu, một không gian nghệ thuật riêng đưa người đọc vào thế giới
gầni, mỹ lệ
của thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, của phong tục tập quán nhưng lại mới
mẻ qua cách
cảm nhận, tư duy hiện đại với hình thức câu thơ tự do, lời thơ như lờin xuôi, lời k
chuyện cổ tích. Đó
chính là nét đặc sắc thẩm mỹ, thống nhất với tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước
của ca dao
thần thoại" của đoạn trích. Trong đó chất liệu văn hoá, văn học dân gian được sử dụng rất
đa dạng và
đầyng tạo: Có thần thoại, truyền thuyết, cổch, ca dao, n ca, tục ngữ. Có phong tục,
lối sống, tập
quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc như miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo,i cột, hạt
gạo xay, giã,
giần, sàng, hòn than, con cúi...Cách vận dụng của tác giả thường là chỉ gợi ra bằng một vài
chữ của câu
ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích.
vậy nếu làm phép hệ thống, ta sẽ thấy Nguyễn Khoa Điềm sử dụng rất nhiều chất liệu
của
ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ dân gian, các truyền thuyết và cổ tích, các phong tục, tập
quán...trong đoạn
trích Đất Nước. Trong đó đáng chú ý nhất:
A. Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn trích Đất Nước gắn với ca dao, tục ngữ, ngạn ng
củan học dân gian
Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng một cách sáng tạo đã tạo nên một
không
gian nghệ thuật riêng cho đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng
tượng, bay bổng.
Hơn nữa, có thể nói chất liệu dân gian đã thấmu vào tư tưởng và cảm xúc của Nguyễn
Khoa Điềm, tạo
nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật của ông trong đoạn thơ. Chỉ nói đến cách sử
dụng ca dao, tục
ngữ, ngạn ngữ, ta cũng thấy sự tinh tế của tác giả trong cách biểu đạt rất riêng, rất độc đáo.
Khi nhà thơ triết lý về cội nguồn sinh ra đất nước cũng là cội nguồn của mỗi gia
đình nên Đất Nước không chỉ tạo bỡi những gì trừu tượng, xa xôi mà được hình thành, tạo
bỡi từ
tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ qua câu thơ :
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Thì đây ý thơ cho ta thấy tác giả gợi tả từ cái gốc của chất liệu dân gian, đó là từ trong
câu ngạn
ngữ dân gian “Gừng cay muối mặn”, chỉ những cay đắng gian nan đã gắn bó tình nghĩa vợ
chồng. Và
thói quen tâm lí, tình cảm này cũng làm cho ta gợi nhớ đến câu ca dao hết sức trìu mến:
Tay bưng chén muối đãi gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
N NGỌC MINH QUÂN 3
khi nói về tình yêu đôi lứa, câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm cũng hết sức mượt mà, đất
nước gắn
với con người trọn đời: từ thuở ấu thơ đến lúc thưởng thành và biết yêu thương, hẹn hò,
nhớ nhung
lại gắn với hình ảnh Đất Nước:
Đất Nước lài em đánhi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Khic cảm nên dòng thơ này, nhà tnhư nhằm muốn tâm sự, trong tình yêu đôi lứa,
trong nỗi
nhớ nhung da diết của em đã hiện hữu tình Đất Nước. Và đónỗi nhớ không định hình
được mà câu
ca dao tình yêu quen thuộc cất lên rất gần gũi và hết đỗi đời thường:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
khi Nguyễn Khoa Điềm nhằm giải bày Đất Nước trải ra theo chiều dài, chiều rộng của
không
gian nhưng không gian ấy thật gần gũi,nơi con chim bay về, nơi con cá móng nước:
Đất nơi “con chim phượng hoàng bay vhòn núi bạc”
Nước lài “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thì đó là một ý thơ thể nhận thấy, nhà thơ lấy cảm hứng trọn vẹn từ câu hò Bình- Trị-
Thiên
quen thuộc, bỡi vì nhà thơ được sinh ra và trưởng thành trên vùng đất giàu giá trị văn hóa,
thơ Nguyễn
Khoa Điềm thấm đẫm hồn Huế, chính vì thấm nhuần nền văna dân gian nơi chôn nhau
cắt rốn nên
khi khái quát về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm cũng đã nghĩ ngay đến câu ca dao bình dân
của quê
hương, xứ sở mình:
Con chim phượng hoàng bay ngang hòn núi bạc
Con ngư ông móng nước ngoài khơi
Gặp nhau đây xin phân tỏ đôi lời
Kẻo mai kia con cá về sông vịnh, con chim nọ đổi dời về non xanh
Tự hào về một đất nước bề dày lịch sử bốn nghìn năm,n nhà thơ đã hướng về một
yếu tố
mang tính tâm linh nhưng hết sức truyền thống của người Việt. Bỡi chính nhân dân
những người đã
làmn cái hồn văn hoá đạo lí truyền thống cao cả cho đất nước, nên nhà thơ tâm sự:
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Trong mỗi chúng ta đều biết cội nguồn dân tộc, gốc gác tổ tiên luôn nhắc nhở mọi người
Việt rằng:
bái vọng tổ tiên, yêu quê cha đất tổ, chính là những yếu tố góp phần làm nên truyền thống
yêu nước
của người Việt Nam. Vì thế, bái vọng tổ tiên là điều không thể thiếu, thể hiện sự tôn trọng
đầy thiêng
liêng của người sống đối với người đã khuất. Đây cũngý thơ mà trong ca dao đã từng
nhắc nhở:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
thể nói trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam cùng phong phú và đa dạng màu sắc
củan
tộc, và nhà thơ đã chọn lọc từ những câu ca dao tiêu biểu nhất để nói về các phương diện
truyền thống
khác nhau của nhân dân. Trong đó câu tcủa Nguyễn Khoa Điềm đã nhằm diễn tả sự say
đắm trong
tình yêu nhân văn, nhân bản và cao đẹp nhất:
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
ý tứ từ câu ca dao đầy ngọt ngào, trìu mến, bình dịhết sức thân quen, nó thường trực
hằng
ngày mà trong những đôi nam nữ, trai gái yêu nhau không khó để nhận ra:
Yêu em từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru
lúc câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm nhằm nói đến sự quý trọng trong lối sống tình
nghĩa, biết
nâng niu, trân trọng những gì có được từ khó nhọc, gian nan:
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Thì đâu đó phản phất trong ca dao cũng đã đúc kết và nhắc nhở mọi người rằng:
Cầmng mà lội quang
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
N NGỌC MINH QUÂN 4
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng
Ngoài ra, câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm cũng nói đến một phẩm chất nữa của nhân dân
Việt Nam
bền bỉ kiên cường trong chiến đấu dựng và giữ nước, vì đất nước là của nhân dân, do
nhân dân làm
nên, nên đất nước mãi mãi trường tồn, bất diệt:
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Điều này cũng có nghĩa trong ý tcủa Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ đã luyến láy, cảm
hứng xuất
phát từ cái gốc của câu ca dao đầyng hồn và đanh thép:
Thù nàyt hẳn còn lâu
Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què
thể thấy ở tất cả những dòng thơ trên của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ đã vận dụng
chuyển
ý sáng tạo những câu ca dao, ngạn ngữ thành lời thơ đằm thắm, trữ tình, thiết tha của mình,
không ngoài
mục đích là ca ngợi nhân dân, ca ngợi bản sắc văn hoá của người Việt Nam.
B. Chất liệu văn hoá dân gian trong Đất Nước còn gắn với những thần thoại, truyền thuyết
truyện cổ tích
Đặc sắc, độc đáo về nghthuật của đoạn trích Đất Nước là sự cảm nhận về đất nước trong
mộti
nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện. Vừa theo mạch cảm xúc thơ, tác giả vừa huy
động vào t
cả một “kho tri thức” phong phú mang tính tổng thể các loại văn học dân gian, đã làm nền
tảng vững
chắc để làm nổi bật tư tưởng của đoạn trích. Trong lời mở đầu đoạn trích Đất Nước,
Nguyễn Khoa Điềm
dòng thơ:
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Lời thơ “ngày xửa ngày xưa” làu mở đầu thường thấy trong các truyện cổ dân gian,
mang âm hưởng của những câu chuyện cổ tích, đưa ta về một thuở rất xa xưa.
Sự kì diệu của đất nước trong chống giặc ngoại xâm ng được nhà thơ gợi lên từ tinh thần
nhổ tre
đánh giặc Ân thuở nào của Thánh Gióng mà truyền thuyết đã kể lại. Và những hình tượng
quen thuộc
trong thần thoại, truyền thuyết như “chim, rồng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, bọc trăm trứng…
” cùng hội tụ
trong trường liên tưởng của nhà thơ đã làm nổi bật ý thơ tầm khái quát cao: dân tộc ta là
“con rồng
cháu tiên”, cùng được sinh ra từ bọc trăm trứng nở ra trăm con của cha là Lạc Long Quân
và mẹ Âu
Cơ. Vì vậy để gợi nhớ truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Nguyễn Khoa Điềm lại liên
tưởng ngay rằng:
Đất nơi Chim về
Nước lài Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Nếu trong mỗi chúng ta, ai đó một khi chưa hiểu hết về đất nước với những khái niệm trừu
tượng
như lãnh thổ, chủ quyền, thì chúng ta sẽ cảm nhận được đất nước là một cái gì đó rất gần
gũi, quen thuộc
qua những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích mẹ thường kể từ thuở còn
nằm trong
nôi.
3. Chất liệu văn hoá dân gian còn gắn với phong tục tập quán của người Việt Nam
Đất nước còn được hình thành từ những truyền thống cao đẹp như truyền thống yêu nước,
anh
hùng, lao động, văn hóa. Trước hết là truyền thống văn hóa với phong tục ngàn đời của
cha ông ta đúc
kết lại. Vì thế, khi Nguyễn Khoa Điềm tâm sự:
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đó là phong tục “miếng trầu là đầu câu chuyện” có từ thuở các vua Hùng dựng nước. Hay
gợi nh
câu chuyện “Trầu cau” đầy nghĩa tình vừa mang yếu tố truyền thuyết lại vừa đậm yếu tố
đời thường
cũng là gợi nhớ tục ăn trầu của người Việt.
Hay khi nhà thơ miêu tả cái dáng dấp thấp thoáng của người mẹ hiện lên trong vẻ đẹp đầy
nữ tính của người phụ nữ Việt Nam, nhà thơ đã viết:
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
N NGỌC MINH QUÂN 5
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Tục búi tóc thành cuộn sau gáy của người dân Việt, đó là tập quán thể hiện quan niệm “cái
răng cái tóc là góc con người” của người Việt cổ xưa mà đã một thời tô điểm vẻ đẹp bên
ngoài của người
phụ nữ Việt Nam.
Nhà thơ đã đưa đến cho người đọc quan niệm hình thành đất nước, đất nước chúng ta được
hình
thành từ trong cộng đồng của những người có chung kiểu ngôn ngữ nôm na dễ hiểu như
thói quen đặt
tên con bằng tên các đồ vật cho dễ nuôi của người dân lao động nước ta:
Cái kèo, cái cột thành tên
Với miếng trầu dung dị hiện lên trên cái miệng móm mém nhai trầu của bà, mái tóc bới
hiền hòa
của mẹ, cách gọi tên “cái kèo, cái cột” dân dã. Tất cả những điềuởng chừng như bình
thường ấy đã trở
thành nếp sống, thành phẩm chất tốt đẹp, thành thuần phong mĩ tục đậm đà bản sắc mang
tính văn hoá
Việt Nam.
thể nói từ những hệ thống như trên, chúng ta thấy Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng chất
liệu văn
hoá, văn học dân gian một cách sáng tạo. Không trích dẫn nguyên văn câu ca dao, tục ngữ,
dân ca, không
kể dài dòng các truyền thuyết, truyện cổ tích, các phong tục tập quán, mà nhà thơ chỉ bắt
lấy rất tinh tế
cái hồn của chất liệu dân gian để gợi liên tưởng, gợi suy ngẫm cho người đọc. Cho nên khi
tiếp xúc tạo
cho người đọc cảm giác vừa quen vừa lạ. Cảm giác “quen” vì từ thuở ấu thơ mỗi người
trong chúng ta,
ai cũng đã sống trong không khí văn hoán gian, cho nên trong mỗi người Việt Nam hết
sức nhạy cảm
với ca dao dân ca, cổ tích, truyền thuyết hay các phong tục tập quán…Chỉ cần một lay
động nhỏ, là tâm
hồn người Việt Nam đã rung lên bao hồi ức. Còn cảm giác “lạ” là khi đọc những dòng thơ
này là do t
những chất liệu văn hoá, văn học dân gian rất gần gũi ấy, nhà thơ đã thu nạp được nhiều ý
tưởng rất
thơ, rất êm dịu và cũng rất bất ngờ đem lại sức hấp dẫn cho đoạn thơ.
Đến đây tathể nhận ra rằng: vẻ đẹp của chất liệu văn hoá dân gian là vô cùng quan
trọng đối
vớin học viết nói riêngvăn học nghệ thuật nói chung. Và cũng chính những chất liệu
văna ấy
khi được cảm nhận sâu sắc và vận dụng sáng tạo vào thơ sẽ tạo nên những khoảng âm
vang rất lớn để
thơ ca trường tồn và song hành cùng thời gian, chính chiều sâu của những chất liệu n hóa
dân gian
đã tạo nên nét độc đáo riêng của đoạn trích Đất Nước của nhà tNguyễn Khoa Điềm.
3. Văn nghệ Công an:
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm kể về hoàn cảnh ra đời trường ca Mặt đường khát vọng, và
những nhận
thức của ông khi viết Đất nước, một chương nổi bật trong trường ca này.
Đầu năm 1971, phong trào học sinh, sinh viên trong các đô thị miền nam đang rất sôi nổi.
Tinh thần
yêu nước cháy bùng ở khắp nơi. Tôing tác trong Thành ủy Huế, ở trên rừng, phụ trách
phong trào học
sinh, sinh viên Huế. Đột nhiêngiấy mời của quan Văn nghệ Khu Trị - Thiên đi d
trại sáng tác. Tôi,
anh Nguyễn Quang Hà, anh Nguyễn Đắc Xuân... đi mất ba ngàyn phía tây Huế, vượt A
Lưới sang đất
Lào dự trại.
Tôi không chuẩn bị gì trước, nhưng trại mở những một tháng, không lẽ lại không viết gì.
Tôi quyết
định phải viết một cái dài hơi.c đó, nhiều nthơ đã viết trường ca, ở miền nam
trường ca Bài ca
chim ChRao của anh Thu Bồn đang rất nổi tiếng được thanh niên đô ththuộc rất nhiều.
Tôi lựa chọn
viết trường ca, cấu tứ theo từng mảng, như thế vừa dễ triển khai cảm xúc, vừa dễ sử dụng
chất liệu.
Thời ấy, là sinh viên từ miền bắc vào, tôi rất thích nhạc giao hưởng, đặc biệt là kết cấu giao
hưởng,
nhiều giọng điệu, có đoạn đằm thắm nhẹ nhàng, có đoạn suy tư, có đoạn cao trào gay
gắt, sôi nổi. Tôi
nghĩ tôi sẽ viết một bản giao hưởng bằng ngôn ngữ. Thế tôi bắt tay vào viết.
Trong các chương, chương cuối cùng tựa đề Mùa thu tựu trường là tôi thích nhất. Đó là
chương
được viết theo thể thơ năm chữ cái, giai điệu êm dịu, hình ảnh đẹp, nói về những người tr
tuổi sau khi
đấu tranh giành thắng lợi trở lại mái trường. Nhưng khi bản thảo tập hợp lại, nhiều anh em
góp ý rằng
phần này mềm yếu quá nên tôi thay bằng chương khác. Về sau chương này bị thất lạc do
bom đạn, nên
tôi rất tiếc.
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
N NGỌC MINH QUÂN 6
Mặt đường khát vọng được kết cấu theo từng mảng, mảng này khơi gợi, dẫn dắt cho mảng
kia, tạo
thành một chỉnh thể tác phẩm trong một trường cảm xúc nhưng từng mảng lại đi sâu vào
một vấn đề,
một ý tưởng do đó nó cũng có tính trọn vẹn riêng.
Chương V - chương Đất nước là một chương lớn. Tôi viết chương này trong những ngày
mưa triền
miên sau Tết. Đó là thời kỳ máy bay Mỹ đánh phá dữ dội. B52 giội bom liên tục, làm cho
mọi thứ tối tăm
mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi
khói bom và
mưa rừng. Có khi viết xong, một trận bom làm cho bản thảo bay lung tung, lượm lại trang
còn trang mất,
lại ngồi viết tiếp. Tôi viết rất nhanh, như cảm xúc đã dồn tụ mộtch mãnh liệt, giờ chỉ
việc tuôn chảy
ra thôi. Tôi viết về những điều giản dị của chínhi, về tuổi trẻ và các bạn bè đang tranh
đấutrong
thành phố, nên nhân vật của tôi là anh em. Đó là lời đằm thắm của một người con trai
với một người
con gái.
Chúng tôi, mỗi người có một số phận khác nhau, nhưng đều gắn kết trong một số phận
chung là số
phận Đất nước. Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh
hùng, nhưng
vớii là của những con người danh, của nhân dân.
Đất nước là một giá trị lâu bền, vĩnh hằng; đất nước được tạo dựng, được bồi đắp qua
nhiều thế hệ,
được truyền nối từ đời này sang đời khác. Cho nên "khi ta lớn lên đất nước đã có rồi!".
Đất nước vừa là một ý niệm thiêng liêng vừa một hiện hữu, cụ thể, rõ ràng, thân thuộc.
Tôi cố
gắng thể hiện một hình ảnh Đất nước giản dị gần gũi nhất. Đó là cách để đi vào lòng người,
không
lặp lại người khác, vì trước tôi cũng như bấy giờ, có rất nhiều người đã viết rất hay về Đất
nước. Tôi nghĩ
mỗi nhân sinh ra, ý niệm về Đất nước đã được thấm đẫm qua môi trường gia đình, qua
thế giới tinh
thần và cả vật chất mà người đó sống.
Đứa trẻ cảm nhận Đất nước qua lời ru của mẹ, câu chuyện kể của bà:
Đất nước có trong nhữngi "ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước gắn bó trong những vật thân thuộc "cái kèo cái cột thành tên", trong hạt gạo ăn
hằng ngày
"một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng...". Ông bà, cha mẹ, những thế hệ đi trước sẽ
truyền ý niệm về
Đất nước cho con trẻ, rồi đứa trẻ lớn lên, trong những tình cảm ban đầu về gia đình, chòm
xóm, về
cánh đồng, lũy tre... thì tình yêu Đất nước cũng đã bắt đầu ở đó rồi. Nghĩa là ý niệm về
Đất nước sẽ
cùng hình thành với sự hình thành của tâm hồn con người. Với năm tháng, khi tâm hồn ta
lớnn, ý
niệm Đất nước sẽ có thêm những nét nghĩa mới.
Thực ra "Đất nước" là một từ được ghép từ hai yếu tố chỉ vật chất đấtnước, là hai yếu
tố
khởi nguyên của thế giới, để tạo thành một khái niệm chỉ Giangn Tổ quốc. Đất nước gắn
bó máu thịt
với mỗi người, rất cụ thể:
Đất nơi anh đến trường
Nước lài em tắm
Đất nơi "con chim phượng hoàng
bay về hòn núi bạc"
Nước lài "con cá ngư ông móng nước biển khơi"...
Ở đâu trên Đất nước cũng gắn với những chuyện kể, những truyền thuyết, những câu ca đã
đi vào
thế giới tinh thần của con người. Đất nước, cái hiện hữu đã trở thành giá trị tinh thần mà
trong đời
sống tâm hồn của mỗi con người nó lấp lánh rất nhiều ý nghĩa.
Truyền thuyết Tiên - Rồng, Âu Cơ - Lạc Long Quân là truyền thuyết về cội nguồn của
người Việt.
Trong truyền thuyết này cũng như trong lịch sử phát triển về sau, mở mang và đoàn tụ đã
làmn nét
đặc trưng của dân tộc Việt, từ thế hệ này sang thế hệ khác:
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
N NGỌC MINH QUÂN 7
Mỗi người dân Việt, bằng máu xương, mồ hôi công sức của mình, đã chiến đấu và lao
động để mở
mang và hoàn thiện Đất nước, để truyền cho con cháu một Đất nước trọn vẹn. Đất nước
không phải chỉ
ở những được thừa hưởng có thể nhìn thấy được, Đất nước còn ở trong chiều sâu tâm
linh được
truyền nối, xuyên suốt qua nhiều thế hệ:
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ i
Gánh vác phần người đi trước để lại...
Phần tâm linh đó đã kết nối tất cả nhân dân về trong một cội nguồn, trong sự thiêng liêng
thành
kính về một ngày giỗ Tổ.
Em ơi Đất nước là máu xương mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làmn Đất nước muôn đời
Đoạn thơ này lấy cảm hứng từ những núi Vọng Phu, những hòn Trống Mái, những ao
đầm ở đồng
bằng Bắc Bộ, đến cửa biển Cửu Long ở Nam Bộ... Những yếu tố vật chất, địa lý thấm đẫm
một cái nhìn
huyền thoại, đầy mầu sắc lãng mạn. Nói cách khác là khoác cho nó một lớp huyền tích, là
điều thường
gặp trong đời sống văn hóa dân gian. Chính điều này đã làm cho các giá trị vật chất tr
nên đẹp đẽ, sinh
động, có sức hấp dẫn, quyến rũ đặc biệt.
Trong chương Đất nước cũng như toàn bộ trường ca Mặt đường khát vọng, ngôn ngữ ca
dao tục
ngữ, ngôn ngữ của đời sống dân gian được sử dụng rất nhiều. Tác phẩm được cảm nhận
trong trường
cảmc, trong những suy tư, ngẫm nghĩ. Ở đoạn thơ này, đã nhấn mạnh Đất nước chính là
thành quả
của lao động, của chiến đấu, của mồ hôi nước mắt và khát vọng của nhiều thế hệ nhân dân
trong nhiều
nghìn năm.
Mỗi con người sinh ra và lớn lên trong một đất nước, luôn luôn trong tinh thần họ đã chứa
đựng
những giá trị của Đất nước, của dân tộc, mà họ đại diện.người Việt Nam, chúng ta tự
hào về lịch sử
bốn nghìn năm của Đất nước mình. Đó là một lịch sử với những chiến công lẫy lừng khai
thiên phá địa
chống giặc ngoại xâm. Nhưng làm nên những chiến công đó lại là "người người lớp
lớp" nhân dân,
những người con trai, con gái bình thường:
Coni con trai bằng tuổi chúng ta
Cần làm lụng
Khi giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Từ nhiều triệu năm về trước, trong buổi sơ khai của con người, lửa là một cứu tinh, là nhân
tố
đưa loài người vượt hẳn đến một giá trị khác tách xa loài vật. Khi phát hiện ra cây lúa
nước, với người
Á Đông, lửa và lúa là những thứ tối cần thiết cho sự sống. Bởi vậy gìn giữ ngọn lửa và
giống lúa, chính
là gìn giữ sự sống còn của cộng đồng. Ngỡ đơn giản, nhưng trong lịch sử nó phản ánh
cuộc chiến đấu
sinh tồn giữa con người và thiên nhiên. Nhưng khi "truyền giọng điệu mình cho con tập
nói", "Gánh
tên, tên làng trong mỗi chuyến di dân" thì đó cnh là khát vọng về duy trì bản sắc dân
tộc. Cha ông
ta với một tinh thần dân tộc cao cả, đã làm được điều đó và truyền lại cho chúng ta truyền
thống văn
hóa như hôm nay.
Để Đất nước này là Đất nước của Nhân dân
Đất nước của Nhân dân,
Đất nước của ca dao thần thoại
Nhân dân làm ra Đất nước. Đất nước thuộc về Nhân dân. Từ đời này qua đời khác, không
chỉ lao
động chiến đấu, nhân dân còn gìn giữ linh hồn dân tộc nngọn lửa thắp lên từ hồi khai
quốc vẫn cháy
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
N NGỌC MINH QUÂN 8
sáng trong mỗi bếp nhà. Linh hồn dân tộc ở trong nếp sống, trong phong tục tập quán,
trong những giá
trị tinh thần phong phú của văn hóa dân gian. Và như đã nói ở trên, mỗi người Việt sinh ra
trong lời ru
của mẹ, câu chuyện của bà... dần dần thấm lấy tinh thần dân tộc. Cứ như thế đời này qua
đời khác, nước
Việt được trường tồn.
4. Nhớ Bắc – Huỳnh Văn Nghệ (Báo Người Lao Động):
Đã biết bao thi sĩ viếtn những bài tthấm đẫm tình yêu với Thăng Long nhưng
lẽ
Nhớ Bắc của thiớng Huỳnh Văn Nghệ là một tác phẩm đỉnh cao. “Từ độ mang gươm đi
mở cõi
/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” chính là cái hồn của đỉnh cao đó
“Điều thú vị ít người biết khi viết nên những câu thơ gan ruột ấy, thi tướng Huỳnh Văn
Nghệ chưa
một lần đặt chân đến đất Thăng Long”. ông Huỳnh Văn Nam, Tổng Giám đốc Đài Truyền
hình TPHCM,
con trai cố thi tướng - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Huỳnh Văn Nghệ - mở đầu
câu chuyện.
Ga Sài Gòn - i ra đời “thần thi”
Ông Nam kể: Ba tôi sinh năm 1914 trong một gia đình công chức nghèo tại vùng đất Tân
Uyên, tỉnh
Biên Hòa, nay thuộc tỉnh Bình Dương. Hơn 20 tuổi, ông đậu tú tài loại ưu ở Trường
Petrus Ký và được
nhận vào làm việc ở văn phòng Sở Hỏa xa Sài Gòn. Năm 1940, thực n Pháp khánh thành
tuyến xe lửa
xuyên Việt đầu tiên. Từ đó, người ta có thể đi từ Hà Nội đến Sài Gòn với chiều dài hơn
1.700 km bởi tuyến
đường duy nhất chỉ mất chưa đến 39 giờ trên những chuyến tàu tối tân với những toa tàu
được thiết kế
nửa gỗ, nửa kim loại và được kéo bằng những đầu tàu hơi nước. Tuyến xe đưa vào sử dụng
chủ yếu để
vận chuyển lực lượng và hàng hóa phục vụ cho công cuộc khai phá xứ An Nam của người
Pháp nên với
mỗi người dân nô lệ, việc được đặt chân lên các toa tàu để vào Nam hay ra Bắc chỉniềm
ước.
Nhân sự kiện quan trọng thông tuyến đường sắt Bắc - Nam, Sở Hỏa xa Sài Gòn được nhà
nước bảo
hộ ưu tiên một số vé cho nhân viên đi tham quan Hà Nội bằng xe lửa. Do số lượng ghế
ngồi hạn chế nên
sở phải tổ chức bốc thăm, người nào bốc trúng vé mới được đi. Huỳnh Văn Nghệ may
mắn là người duy
nhất của Văn phòng Sở Hỏa xa bốc trúng vé đi tham quan. Vậy là niềm háo hức bấy lâu
của một người
con phương Nam luôn đau đáu muốn được về thăm đất Bắc sắp thành hiện thực. Nhưng
khi Huỳnh Văn
Nghệ hăm hở chuẩn bị cho chuyến đi bao nhiêu thì người bạn cùng phòng càng buồn nhớ
quê hương
bấy nhiêu. Hiểu được tâm trạng và nỗi lòng mong mỏi muốn trở lại cố hương của bạn, hai
ngày trước
khi lên đường, ông Nghệ quyết định nhường lại suất vé về Bắc cho người bạn tâm giao.
Buổi chiều tà luyến lưu tiễn bạn, khi đoàn tàu dần khuất bóng cuối sân ga Sài Gòn, một
cảm xúc man
mác buồn cứ ngập tràn tâm trí người ở lại và hình ảnh về một chốn kinh kỳ đô hội, hình
ảnh Tháp Rùa
nghiêng bóng nước hồ Gươm, hình ảnh những chùm vải chín mọng lúc lỉu trên cành và
những làn điệu
dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm... qua nhng câu chuyện kể của người bạn cứ thế ùa
về. Và rồi,
Huỳnh Văn Nghệ đã phóng bút viết nên những câu được nhiều người ví “thần thi”:
Ai về Bắc, ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng
ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương!
Vẫn nghe tiếng hát trời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn nhớ, vẫn thương mùa vải đỏ
Mỗi lần man mác hương sầu riêng...
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
N NGỌC MINH QUÂN 9
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền,
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm!
Muốn trở về quê, mơ cánh tiên.
Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồn xưa Linh Quy hỡi
Bao giờ mang kiếm trả dân ta?
(Ga Sài Gòn, 1940)
“Theo các tác giả Nguyễn Tý, Huy Thông, Trần Xuân Tuyết và nhiều tài liệu đã trích dẫn
khác,
Nhớ Bắc được sáng tác tại Chiến khu Đ (Thủ Dầu Một - Biên Hòa) năm 1946, lúc ba tôi
làm chỉ huy chiến
khu ở đấy. Nhưng qua câu chuyện kể của ba lúc sinh thời và bài viết của tiến sĩ Cù Huy
đăng trên
Báo Hà Nội Mới gần đây càng khẳng định xuất xứ của bài thơ tại sân ga Sài Gòn năm
1940 là đúng- ông
Huỳnh Văn Nam giải thích.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là con trai của nhà thơ Huy Cận, con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu,
cho biết
sinh thời, nhà thơ Xuân Diệukể lại rằng ông đã nhận được bài thơ Nhớ Bắc của Hunh
Văn Nghệ t
những năm đầu kháng chiến. Trong buổi khai mạc Tuần lễ Văn hóa ủng hộ chiến sĩ Nam
Bộ do Đoàn
Văn nghệ Bắc Bộ tổ chức tại Nhà hát Lớn tối 10-10-1945, Xuân Diệu đã đưa những vần
thơ da diết toát
lên từ gan ruột của một người mà ông chưa từng gặp vào bài diễn thuyết của mình. Bài
diễn thuyết này
được Nghiệp đoàn Xuất bản Bắc Bộ in thành sách tại Nhà in Xuân Thu chỉ một ngày sau
đó với nhan đ
“Miền Nam nước Việt và người Việt miền Nam”. Cuốn sách này cùng với bài thơ của
Huỳnh Văn Nghệ
trở thành tài liệu gối đầu giường của các chiến sĩ Nam tiến.
“Nghìn năm” đã hay, “trời Nam” vẫn “đắt”!
Bài thơ in trong cuốn sách nói trên có một số t đã được sửa so với nguyên tác. Và theo
tiến sĩ Cù
Huy Hà Vũ, người chỉnh sửa là nhà thơ tình tài hoa Xuân Diệu.
Câu thơ nguyên tác: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng
Long” nhưng
trong các ấn phẩm sau này đều viết: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Nghìn năm thương
nhớ đất Thăng
Long...”. Và, sau khi phát hành không lâu, câu thơ này tựa hồ một câu ca dao đã thẩm thấu
như một lẽ
tự nhiên vào huyết quản người dân đất Việt.
Ông Nam cho biết thêm: Sinh thời, cụ Huỳnh có kể chuyện về nhiều chiến
sĩ miền Bắc vào Nam ngàyy đã tìm gặp ông đưa bài thơ đã được chỉnh
sửa cho tác giả xem và ông có giải thích về câu thơ nguyên tác. Vấn đ
này, ông Nam cũng đã được chứng kiến trong những năm theo ba tập kết
ra Bắc vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, gia đình ông
sinh sống tại nhà số 10 Lý Nam Đế, gần trụ sở Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Một lần, một nhà văn ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội đến gặp cụ Huỳnh trao đổi, xin được
đăng bài t
Nhớ Bắc trên tạp chí này theo bản thảo mà nhà thơ Xuân Diệu đã chỉnh sửaông cụ đã
đồng ý cho
đăng. Chính vì thế, câu thơ dị bản càng ăn sâu vào tâm trí bạn đọc.
Theo tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, “nghìn năm” so với “Trời Nam” thc là “kẻ tám lạng, người
nửa
cân”. “Nghìn năm” đã có cuộc sống riêng của nó dẫu rằng “Trời Nam” cũng rất “đắt”.
thể khẳng định
rằng “Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long” vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của bao
người. “Nghìn
năm” tồn tại một cách đàng hoàng, vững chắcbởi tính tượng trưng, độ mở của nó cả về
thời gian lẫn
không gian.
Với “Trời Nam”, người đọc có thể hiểu rằng từ khi Nguyễn Hoàng Nam tiến cho đến bây
giờ,
hậu duệ của ông không lúc nào nguôi nhớ kinh đô đất Tổ, còn với “nghìn năm” thì không
chỉ cho đến
“Trời Nam thương nhớ đất
Thăng Long- đótâm
hồn, tư tưởng của người
Việt tự ngàn đời hướng về
gốc gác giống nòi...
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
N NGỌC MINH QUÂN 10
hôm nay mà hàng nghìn, hàng vạn năm sau mãi mãi nhớ về nguồn cội, như một lời thề sắt
son của con
Lạc cháu Hồng. Hơn thế nữa, “Trời Nam”, dù muốn hay không thì khái niệm những người
con xa quê
cũng bị bó hẹp trong một vùng đất, một không gian nhất định. Trong khi đó, “nghìn năm”
mở rộng phạm
trù xa xứ đến vô cùng đối với tất cả những ai mang trong mình dòng máu Lạc - Hồng dù ở
chân trời hay
góc bể.
Tuy nhiên, theo ông Nam, sinh thời cụ Huỳnh chia sẻ: Từ “Trời Nam” dùng ở đây ý nghĩa
rộng
hơn. “Trời Nam” không phải là sự bó hẹp về không gian mà là một sự khẳng định chủ
quyền bất khả
xâm phạm của người Nam đã được “thiên định” như ông cha ta từng khẳng định trong
Hịch tướng sĩ,
Bình Ngô đại cáo hay Nam quốc sơn hà. “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” - đó là
tâm hồn, tư tưởng
của người Việt tự ngàn đời hướng về gốc gác giống nòi... Hồn thơ thức tỉnh những mơ hồ
về Tổ quốc.
Đó là một khẳng định lịch sử trong quá trình dng nước và giữớc của ông cha ta. Thăng
Long còn đó, sông núi còn đây. Một Việt Nam ngàn đời bền vững. Tình cảm ấy vô cùng
cao đẹp. Ấy
tình Bắc - Nam ruột rà để non nước Việt trường tồn... Tố chất Huỳnh Văn Nghệ đặc trưng
Nam Bộ, gân
guốc, ngang tàng, phóng khoáng nhưng thẳm sâu văn hóa, nặng ân tình là vy.
Nặng tình với Thăng Long - Nội
Ông Huỳnh Văn Nam tâm sự: “Tổ tiên, ông bà của tôi quê ở Quảng Bình - “phên dậu”
giữa
Đàng Trong với Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Ông nội tôi người họ Hoàng
theo đoàn
quân Nam tiến của chúa Nguyễn Hoàng “mang gươm đi mở cõi”. Đời ông, đời cha, đến
đời tôi và con
cháu sau này, tuy cung bậc cảm xúc với Thăng Long - Nội phụ thuộc vào những hoàn
cảnh lịch sử
khác nhau nhưng đều vì một cái tình chung, đều có một niềm tự hào chung của nhng con
dân Việt
“nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Ông nam chép tặng tôi mấy câu thơ:
Ông tôi xưa mang gươm đi mở cõi
Cha tôi làm thơ thương nhớ đất Thăng Long
Còn tôi suốt hai mùa mưa nắng
Hát mãi về em, Hà Nội trái tim hồng!
Một nghìn năm cả dặm dài đất nước: Đông Đô - Thăng Long, Đông Đô - Hà Nội cứ kéo
dài hun
hút sâu, kéo dài hun hút nhớ. Hà Nội, từ một vùng đất bãi bồi nhỏ bé của sông Hồng đến
hôm nay
được mở ra ôm trọn trong lòng nhiều hơn nhng tinh hoa văn hóa dân tộc. Giữa những
ngày mùa thu
lịch sử này, chắc hẳn muôn triệu con tim Lạc - Hồng ở khắp muôn phương đều đang hướng
về thủ đô
thân yêu của mình với niềmc cảm trào dâng như tâm trạng của thi tướng Huỳnh Văn
Nghệ và hậu
duệ của ông.
5. Đất Nước dưới con mắt cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi (gđ
1945-
1975):
Trải suốt chiều dài lịch sử văn học, hình tượng đất nước đã bắt nhịp trái tim của không biết
bao nhiêu nghệ sĩ để đi vào thơ với vẻ đẹp thiêng liêng và niềm tin yêu sâu sắc. Hồn thiêng
đất nước,
tinh thần dân tộc hào hùng được bắt nguồn từ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ... tiếp nối
bền vững qua
mỗi thời kì. Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm gặp gỡ
nhau ở đề tài ấy.
Hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại, gian khổ lại thêm một lần tạo nên hoàn cảnh đặt biệt
để xuất hiện
những vần thơ yêu nước với cách thể hiện độc đáo.
Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm nằm trong số những
đỉnh
cao của nền thơ ca cách mạng Việt Nam ra đời trong giai đoạn 1930- 1945. Nung nấu và
vang vọng từ
những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, “Đất nước” của
Nguyễn Đình
Thi viết năm 1948 là một bài thơ trữ tình tràn đầy niềm tự hào về sự trường tồn của đất
nước và tinh
thần bất khuất Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật đầytính, Nguyễn Đình Thi đã thổi
vào vần luật
phóng túng của thơ tự do giọng thơ sôi nổi, hào sảng, chân thật cùng những hình tượng
đặc sắc. Đất nước
của Nguyễn Khoa Điềm cũng là thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca kháng chiến
chống Mĩ. Nằm
trong trường ca “Mặt đường khát vọng”(1971), chương V đã gói ghém trọn vẹn tâm tư của
người thanh
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
N NGỌC MINH QUÂN 11
niên trí thức tham gia tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bài thơ kết hợp giữa cảm
xúc và lí trí,
trữ tình và chính luận đem đến cho người đọc cái nhìn toàn vẹn, nhiều chiều về đất nước
mình. Hai thi
phẩm vừa có những nét chung về đề tài, cảm xúc lại có nhiều khác biệt về cảm hứng, thi tứ,
giọng điệu
... để lại ấn tượng sâu đậm đối với người đọc.
Trước hết, hai bài thơ hội tụ những nét chung giống như nền tảngbản để tạo thành giá
trị
vững chắc xuyên suốt thi mạch dân tộc. Đó là cảm hứng về đề tài đất nước quen thuộc
được ngợi ca, tôn
vinh với lòng trân trọng và tâm tư, cảm xúc chân thành. Trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ
thể, đất nước
lại được đặt dưới những góc nhìn mới mẻ, đặc biệt chiến tranh đã tô đậm một bức chân
dung anh hùng,
vững vàng và liên tiếp chống lại mọi kẻ thù thường gặp trong thơ:
Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về mình mẹ lặng im
Tạ Hữu Yên
Từ nguồn xúc cảm chân thực và mạnh mẽ, Đất nước đã lắng đọng trong nỗi nhớ, nỗi mong
chờ,
xót xa và nhận thức sâu sắc của các tác giả về chủ quyền dân tộc:
Trời xanh đâycủa chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Xuân Diệu từng nói « Thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc », quả thật chính những câu
thơ
tràn ngập lòng tự hào, yêu quý và khẳng định nền độc lập dân tộc đã tạo dựng niềm tin cho
cả một thế
hệ độc giả. « Trời xanh đây» và « núi rừng đây» gần gũi, nhất định « là của chúng ta », chỉ
cần hai lần
điệp mà câu thơ thật dõng dạc dứt khoát. Để rồi phép liệt kê sau đó, không còn có cụm từ
chỉ sự sở hữu,
nhưng tất cả phong cảnh núi sông quê hương hiện lên như một lẽ tất nhiên : tất cả đều
thuộc về đất nước
Việt Nam thân yêu. Ở đó, Nguyễn Khoa Điềm còn thấy được :
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những hòn núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
... Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Không có một từ ngữ nào giống với đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi song cả hai đều kể ra,
tôn
lên một quê hương giàu đẹp mà « núi rng » là « trăm ao đầm » và thắng cảnh « Hạ Long
». Tâm tư tình
cảm của con người với nhiều nỗi niềm, kỉ niệm thiêng liêng «hòn núi Vọng Phu », « hòn
Trống mái » đến
đây cũng góp thành Tổ quốc. Trên hết, vẻ đẹp tâm hồn tình nghĩa đằm thắm đã ghi dấu trên
mỗi sự vật,
hóa chúng thành thiêng liêng bất tử. Bởi niềm tin ấy, đấtớc đã trở đi trở lại thành đề tài
trung tâm
của rất nhiều tác phẩm thơ ca trong suốt ba thập kỉ này. Không phải chỉ trong“Đất nước”,
tiếng thơ mới
rung lên đau đáu những trăn trở, suy tư, tình cảm gắn bó mãnh liệt, mà người yêu thơ còn
biết đến nhiều
tên tuổi lớn “Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng- Chế Lan Viên, “Quê hương”- Giang
Nam, “Việt Bắc”-
Tố Hữu, “Dáng đứng Việt Nam”- Anh Xuân... Nhưng thành công nổi bật đưa hai bài
thơ lên đến đỉnh
cao của thơ ca cách mạng chính là đã cùng xây dựng được hình tượng đất nước gắn liền
với nhân dân,
để đất nước thêm mến yêu gần gũi.
Tuy thế, nhìn ra sự giống nhau cũng là để thấy rõ hơn khám phá riêng biệt của hai bài thơ-
hai
tâm hồn tri âm sâu sắc mà phong phú diệu kì. Cảm hứng về đất nước trong thơ Nguyễn
Đình Thi đến từ
mùa thu mà cuộc kháng chiến đang diễn ra dữ dội và tàn khốc. Tài năng của Nguyễn Đình
Thi gặp Thiên
thời- địa lợi- nhân hòa, gặp được ngọn gió lớn của « bão táp cách mạng » bùng lên, sôi nổi
và hiện đại.
đã khiến cho nhà thơ nhiệt tình ngợi ca và suy tư về sức sống kì diệu của dân tộc trong
mối tương
| 1/34

Preview text:

Ngữ Văn 12 - ĐẤT NƯỚC (NGUYỄN
KHOA ĐIỀM) - TƯ LIỆU VÀ LỜI BÌNH

Tài liệu được soạn ra nhằm giúp dễ dàng trong việc tìm kiếm tài liệu có liên quan đến
các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn THPT, có sử dụng và tham khảo rất nhiều tư
liệu trên Internet và chỉ mang tính chất tham khảo và hỗ trợ giảng dạy, mong mọi người
không sử dụng cho mục đích thương mại.
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019 TÔN NGỌC MINH QUÂN 1
ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Khoa Điềm)
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng) 1. Báo Tiền Phong:
Xúc động thực sự trước khí thế sôi sục, quyết liệt của tuổi trẻ trong phong trào đấu tranh vì hòa
bình ở các đô thị miền Nam, Nguyễn Khoa Điềm đã viết Mặt đường khát vọng khá nhanh, và khá bất
ngờ. Khá nhanh vì trường ca được hoàn thành trong thời gian một tháng, tại một trại sáng tác do Khu
ủy Trị Thiên tổ chức vào tháng 12/1971.
Khá bất ngờ vì đây là tác phẩm viết theo đơn đặt hàng, loại sản phẩm mà cho đến bây giờ vẫn có
rất nhiều người “kỵ rơ”, “dị ứng”. Ông kể, ngày đầu nhập trại sáng tác, nhạc sĩ Trần Hoàn hỏi: Điềm sẽ
viết gì. Ông trả lời: Tôi sẽ tiếp tục làm một số bài thơ. Nhạc sĩ Trần Hoàn bảo: Không được, lần này phải
viết cái gì thật dài hơi, viết thật hào sảng...
Trong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Tiền Phong nhà thơ Hải Như cho rằng: “Nhà thơ phải tự
đặt hàng cho chính mình”. Nhưng từ Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm thì viết theo đơn đặt
hàng cũng không có điều gì “phản cảm”. Vấn đề cốt tử là người đặt hàng phải biết chọn mặt gửi vàng,
phải giao đúng người, đúng việc. Về phía người nhận đặt hàng cũng phải biết mình biết ta, chỉ được
phép nhận những phần việc đúng năng lực, sở trường. Đặt hàng và nhận đặt hàng đúng nghĩa mới có
những công trình, tác phẩm lớn.
Trở lại câu chuyện ở trại sáng tác, Nguyễn Khoa Điềm đã quyết định viết trường ca. Ông kể, là
sinh viên từ miền Bắc vào, tôi rất thích nhạc giao hưởng. Kết cấu giao hưởng có nhiều trường đoạn,
nhiều giọng điệu, có đoạn đằm thắm nhẹ nhàng, có đoạn suy tư, có đoạn cao trào gay gắt, sôi nổi. Lúc
đó tôi nghĩ mình sẽ viết một bản giao hưởng bằng ngôn ngữ. Và tôi đã đi theo hướng đó.
Trong Mặt đường khát vọng, không chỉ đại đa số độc giả mà chính tác giả cũng tâm đắc nhất với
chương Đất nước. Với lối viết rất riêng, không đao to búa lớn, và không bắt đầu từ những anh hùng dân
tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... tác giả thủ thỉ kể về mình và về người
bạn gái đang dấn thân trong cuộc đấu tranh, về những con người rất bình dị nhưng đều có những cống
hiến cho đất nước với thái độ vô cùng yêu thương, trân trọng những con người “làm nên đất nước muôn đời”.
Ông kể, ngày đầu nhập trại sáng tác nhạc sĩ Trần Hoàn hỏi: Điềm sẽ viết gì. Ông trả lời: Tôi
sẽ tiếp tục làm một số bài thơ. Nhạc sĩ Trần Hoàn bảo: Không được, lần này phải viết cái gì thật
dài hơi, viết thật hào sảng...
Đất nước là chủ đề thiêng liêng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật xuyên suốt các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm. Nguyễn Khoa Điềm đã có cái nhìn khác về đất nước và nhân dân với cách thể
hiện cũng rất riêng của mình. Rất khiêm tốn, Nguyễn Khoa Điềm cho đó là một may mắn của sự lựa
chọn khi hướng dòng cảm xúc yêu thương đến những con người rất đỗi bình thường. Theo tôi, phải nói
thêm đó là sự tìm tòi, là cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước ở thời điểm ấy, thời hoa lửa.
Khi cuộc kháng chiến nói chung và phong trào đấu tranh ở đô thị nói riêng đang vào hồi cao trào
với những phong trào “hát cho dân tôi nghe”, những lời hiệu triệu “dậy mà đi”... thì Nguyễn Khoa Điềm
trong Mặt đường khát vọng không nặng nề màu sắc tuyên truyền, cũng không ồn ào, không rực cháy
lửa tranh đấu, không “hừng hực lửa căm hờn” mà ngôn từ êm dịu kiểu như “biển ồn ào mà em lại dịu
êm” của Trần Đăng Khoa. Nguyễn Khoa Điềm đã “khơi sáng thêm ngọn đuốc thiêng từ bao đời” bằng
cách của mình. Ông kể: Bản thảo đầu tiên chương kết có tựa đề Mùa thu tựu trường, viết theo thể thơ
ngũ ngôn, giai điệu êm dịu, hình ảnh đẹp, nói về những người bạn trẻ sau khi đấu tranh giành thắng
lợi trở lại mái trường. Nhưng nhiều người góp ý rằng phần này “thiếu lửa”, phải mạnh mẽ lên, nên ông
đã thay bằng chương khác.
Nguyễn Khoa Điềm đã rất thành công với giọng thơ vừa chính luận vừa trữ tình khi chia sẻ những
tâm tư của mình với thế hệ trẻ ở đô thị miền Nam, với một thế hệ học sinh sinh viên không thể ngồi
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019 TÔN NGỌC MINH QUÂN 2
yên trên giảng đường, như chính bản thân ông tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội nhưng chưa một
ngày bước lên bục giảng mà đã vượt Trường Sơn trở về miền Nam quê hương. Vì thế Mặt đường khát
vọng mãi mãi là trường ca đi cùng năm tháng, độc giả từ hai phía đều dễ nghe, dễ thấm, dễ cảm, dễ
đồng tình với lời kêu gọi của tác giả về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở là trách nhiệm công dân, là thông điệp của mọi thời đại.
2. Chất liệu văn học dân gian:
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ
cứu nước. Thơ ông có sức hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng về đất nước,
về con người Việt Nam. Trong quá trình cầm bút của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp cho nền thơ
ca nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung cũng như về nghệ thuật. Đáng kể nhất là trường ca
Mặt đường khát vọng, nhà thơ hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên, năm 1971, in lần đầu năm 1974, tác
phẩm nhằm thức tỉnh tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam, xuống đường đấu tranh giải phóng đất
nước. Và đoạn trích Đất Nước- phần đầu chương V của bản trường ca, được xem là một trong những
đoạn thơ hay về chủ đề đất nước.
Thành công của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn trích Đất Nước, một phần là ở việc tạo ra một
không khí, một giọng điệu, một không gian nghệ thuật riêng đưa người đọc vào thế giới gần gũi, mỹ lệ
của thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, của phong tục tập quán nhưng lại mới mẻ qua cách
cảm nhận, tư duy hiện đại với hình thức câu thơ tự do, lời thơ như lời văn xuôi, lời kể chuyện cổ tích. Đó
chính là nét đặc sắc thẩm mỹ, thống nhất với tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao
thần thoại" của đoạn trích. Trong đó chất liệu văn hoá, văn học dân gian được sử dụng rất đa dạng và
đầy sáng tạo: Có thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ. Có phong tục, lối sống, tập
quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc như miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo xay, giã,
giần, sàng, hòn than, con cúi...Cách vận dụng của tác giả thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu
ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích.
Vì vậy nếu làm phép hệ thống, ta sẽ thấy Nguyễn Khoa Điềm sử dụng rất nhiều chất liệu của
ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ dân gian, các truyền thuyết và cổ tích, các phong tục, tập quán...trong đoạn
trích Đất Nước. Trong đó đáng chú ý nhất:
A. Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn trích Đất Nước gắn với ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ của văn học dân gian
Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng một cách sáng tạo đã tạo nên một không
gian nghệ thuật riêng cho đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng.
Hơn nữa, có thể nói chất liệu dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm, tạo
nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật của ông trong đoạn thơ. Chỉ nói đến cách sử dụng ca dao, tục
ngữ, ngạn ngữ, ta cũng thấy sự tinh tế của tác giả trong cách biểu đạt rất riêng, rất độc đáo.
Khi nhà thơ triết lý về cội nguồn sinh ra đất nước cũng là cội nguồn của mỗi gia
đình nên Đất Nước không chỉ tạo bỡi những gì trừu tượng, xa xôi mà được hình thành, tạo bỡi từ
tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ qua câu thơ :
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Thì đây là ý thơ cho ta thấy tác giả gợi tả từ cái gốc của chất liệu dân gian, đó là từ trong câu ngạn
ngữ dân gian “Gừng cay muối mặn”, chỉ những cay đắng gian nan đã gắn bó tình nghĩa vợ chồng. Và
thói quen tâm lí, tình cảm này cũng làm cho ta gợi nhớ đến câu ca dao hết sức trìu mến:
Tay bưng chén muối đãi gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019 TÔN NGỌC MINH QUÂN 3
Và khi nói về tình yêu đôi lứa, câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm cũng hết sức mượt mà, đất nước gắn
bó với con người trọn đời: từ thuở ấu thơ đến lúc thưởng thành và biết yêu thương, hẹn hò, nhớ nhung
lại gắn với hình ảnh Đất Nước:
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Khi xúc cảm nên dòng thơ này, nhà thơ như nhằm muốn tâm sự, trong tình yêu đôi lứa, trong nỗi
nhớ nhung da diết của em đã hiện hữu tình Đất Nước. Và đó là nỗi nhớ không định hình được mà câu
ca dao tình yêu quen thuộc cất lên rất gần gũi và hết đỗi đời thường: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất
Và khi Nguyễn Khoa Điềm nhằm giải bày Đất Nước trải ra theo chiều dài, chiều rộng của không
gian nhưng không gian ấy thật gần gũi, là nơi con chim bay về, nơi con cá móng nước:
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thì đó là một ý thơ có thể nhận thấy, nhà thơ lấy cảm hứng trọn vẹn từ câu hò Bình- Trị- Thiên
quen thuộc, bỡi vì nhà thơ được sinh ra và trưởng thành trên vùng đất giàu giá trị văn hóa, thơ Nguyễn
Khoa Điềm thấm đẫm hồn Huế, chính vì thấm nhuần nền văn hóa dân gian nơi chôn nhau cắt rốn nên
khi khái quát về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm cũng đã nghĩ ngay đến câu ca dao bình dân của quê hương, xứ sở mình:
Con chim phượng hoàng bay ngang hòn núi bạc
Con cá ngư ông móng nước ngoài khơi
Gặp nhau đây xin phân tỏ đôi lời
Kẻo mai kia con cá về sông vịnh, con chim nọ đổi dời về non xanh
Tự hào về một đất nước có bề dày lịch sử bốn nghìn năm, nên nhà thơ đã hướng về một yếu tố
mang tính tâm linh nhưng hết sức truyền thống của người Việt. Bỡi chính nhân dân là những người đã
làm nên cái hồn văn hoá và đạo lí truyền thống cao cả cho đất nước, nên nhà thơ tâm sự:
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Trong mỗi chúng ta đều biết cội nguồn dân tộc, gốc gác tổ tiên luôn nhắc nhở mọi người Việt rằng:
bái vọng tổ tiên, yêu quê cha đất tổ, chính là những yếu tố góp phần làm nên truyền thống yêu nước
của người Việt Nam. Vì thế, bái vọng tổ tiên là điều không thể thiếu, thể hiện sự tôn trọng đầy thiêng
liêng của người sống đối với người đã khuất. Đây cũng là ý thơ mà trong ca dao đã từng nhắc nhở:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Có thể nói trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng màu sắc của dân
tộc, và nhà thơ đã chọn lọc từ những câu ca dao tiêu biểu nhất để nói về các phương diện truyền thống
khác nhau của nhân dân. Trong đó câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã nhằm diễn tả sự say đắm trong
tình yêu nhân văn, nhân bản và cao đẹp nhất:
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Là ý tứ từ câu ca dao đầy ngọt ngào, trìu mến, bình dị và hết sức thân quen, nó thường trực hằng
ngày mà trong những đôi nam nữ, trai gái yêu nhau không khó để nhận ra:
Yêu em từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru
Có lúc câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm là nhằm nói đến sự quý trọng trong lối sống tình nghĩa, biết
nâng niu, trân trọng những gì có được từ khó nhọc, gian nan:
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Thì đâu đó phản phất trong ca dao cũng đã đúc kết và nhắc nhở mọi người rằng:
Cầm vàng mà lội qua sông
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019 TÔN NGỌC MINH QUÂN 4
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng
Ngoài ra, câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm cũng nói đến một phẩm chất nữa của nhân dân Việt Nam
là bền bỉ kiên cường trong chiến đấu dựng và giữ nước, vì đất nước là của nhân dân, do nhân dân làm
nên, nên đất nước mãi mãi trường tồn, bất diệt:
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Điều này cũng có nghĩa là trong ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ đã luyến láy, cảm hứng xuất
phát từ cái gốc của câu ca dao đầy hùng hồn và đanh thép:
Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què
Có thể thấy ở tất cả những dòng thơ trên của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ đã vận dụng và chuyển
ý sáng tạo những câu ca dao, ngạn ngữ thành lời thơ đằm thắm, trữ tình, thiết tha của mình, không ngoài
mục đích là ca ngợi nhân dân, ca ngợi bản sắc văn hoá của người Việt Nam.
B. Chất liệu văn hoá dân gian trong Đất Nước còn gắn với những thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích…
Đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật của đoạn trích Đất Nước là sự cảm nhận về đất nước trong một cái
nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện. Vừa theo mạch cảm xúc thơ, tác giả vừa huy động vào thơ
cả một “kho tri thức” phong phú mang tính tổng thể các loại văn học dân gian, đã làm nền tảng vững
chắc để làm nổi bật tư tưởng của đoạn trích. Trong lời mở đầu đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm có dòng thơ:
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Lời thơ “ngày xửa ngày xưa” là câu mở đầu thường thấy trong các truyện cổ dân gian, nó
mang âm hưởng của những câu chuyện cổ tích, đưa ta về một thuở rất xa xưa.
Sự kì diệu của đất nước trong chống giặc ngoại xâm cũng được nhà thơ gợi lên từ tinh thần nhổ tre
đánh giặc Ân thuở nào của Thánh Gióng mà truyền thuyết đã kể lại. Và những hình tượng quen thuộc
trong thần thoại, truyền thuyết như “chim, rồng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, bọc trăm trứng… ” cùng hội tụ
trong trường liên tưởng của nhà thơ đã làm nổi bật ý thơ có tầm khái quát cao: dân tộc ta là “con rồng
cháu tiên”, cùng được sinh ra từ bọc trăm trứng nở ra trăm con của cha là Lạc Long Quân và mẹ Âu
Cơ. Vì vậy để gợi nhớ truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Nguyễn Khoa Điềm lại liên tưởng ngay rằng: Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Nếu trong mỗi chúng ta, ai đó một khi chưa hiểu hết về đất nước với những khái niệm trừu tượng
như lãnh thổ, chủ quyền, thì chúng ta sẽ cảm nhận được đất nước là một cái gì đó rất gần gũi, quen thuộc
qua những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích mẹ thường kể từ thuở còn nằm trong nôi.
3. Chất liệu văn hoá dân gian còn gắn với phong tục tập quán của người Việt Nam
Đất nước còn được hình thành từ những truyền thống cao đẹp như truyền thống yêu nước, anh
hùng, lao động, văn hóa. Trước hết là truyền thống văn hóa với phong tục ngàn đời của cha ông ta đúc
kết lại. Vì thế, khi Nguyễn Khoa Điềm tâm sự:
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đó là phong tục “miếng trầu là đầu câu chuyện” có từ thuở các vua Hùng dựng nước. Hay gợi nhớ
câu chuyện “Trầu cau” đầy nghĩa tình vừa mang yếu tố truyền thuyết lại vừa đậm yếu tố đời thường
cũng là gợi nhớ tục ăn trầu của người Việt.
Hay khi nhà thơ miêu tả cái dáng dấp thấp thoáng của người mẹ hiện lên trong vẻ đẹp đầy
nữ tính của người phụ nữ Việt Nam, nhà thơ đã viết:
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019 TÔN NGỌC MINH QUÂN 5
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Tục búi tóc thành cuộn sau gáy của người dân Việt, đó là tập quán thể hiện quan niệm “cái
răng cái tóc là góc con người” của người Việt cổ xưa mà đã một thời tô điểm vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ Việt Nam.
Nhà thơ đã đưa đến cho người đọc quan niệm hình thành đất nước, đất nước chúng ta được hình
thành từ trong cộng đồng của những người có chung kiểu ngôn ngữ nôm na dễ hiểu như thói quen đặt
tên con bằng tên các đồ vật cho dễ nuôi của người dân lao động nước ta:
Cái kèo, cái cột thành tên
Với miếng trầu dung dị hiện lên trên cái miệng móm mém nhai trầu của bà, mái tóc bới hiền hòa
của mẹ, cách gọi tên “cái kèo, cái cột” dân dã. Tất cả những điều tưởng chừng như bình thường ấy đã trở
thành nếp sống, thành phẩm chất tốt đẹp, thành thuần phong mĩ tục đậm đà bản sắc mang tính văn hoá Việt Nam.
Có thể nói từ những hệ thống như trên, chúng ta thấy Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng chất liệu văn
hoá, văn học dân gian một cách sáng tạo. Không trích dẫn nguyên văn câu ca dao, tục ngữ, dân ca, không
kể dài dòng các truyền thuyết, truyện cổ tích, các phong tục tập quán, mà nhà thơ chỉ bắt lấy rất tinh tế
cái hồn của chất liệu dân gian để gợi liên tưởng, gợi suy ngẫm cho người đọc. Cho nên khi tiếp xúc tạo
cho người đọc cảm giác vừa quen vừa lạ. Cảm giác “quen” vì từ thuở ấu thơ mỗi người trong chúng ta,
ai cũng đã sống trong không khí văn hoá dân gian, cho nên trong mỗi người Việt Nam hết sức nhạy cảm
với ca dao dân ca, cổ tích, truyền thuyết hay các phong tục tập quán…Chỉ cần một lay động nhỏ, là tâm
hồn người Việt Nam đã rung lên bao hồi ức. Còn cảm giác “lạ” là khi đọc những dòng thơ này là do từ
những chất liệu văn hoá, văn học dân gian rất gần gũi ấy, nhà thơ đã thu nạp được nhiều ý tưởng rất
thơ, rất êm dịu và cũng rất bất ngờ đem lại sức hấp dẫn cho đoạn thơ.
Đến đây ta có thể nhận ra rằng: vẻ đẹp của chất liệu văn hoá dân gian là vô cùng quan trọng đối
với văn học viết nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung. Và cũng chính những chất liệu văn hóa ấy
khi được cảm nhận sâu sắc và vận dụng sáng tạo vào thơ sẽ tạo nên những khoảng âm vang rất lớn để
thơ ca trường tồn và song hành cùng thời gian, chính chiều sâu của những chất liệu văn hóa dân gian
đã tạo nên nét độc đáo riêng của đoạn trích Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. 3. Văn nghệ Công an:
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm kể về hoàn cảnh ra đời trường ca Mặt đường khát vọng, và những nhận
thức của ông khi viết Đất nước, một chương nổi bật trong trường ca này.
Đầu năm 1971, phong trào học sinh, sinh viên trong các đô thị miền nam đang rất sôi nổi. Tinh thần
yêu nước cháy bùng ở khắp nơi. Tôi công tác trong Thành ủy Huế, ở trên rừng, phụ trách phong trào học
sinh, sinh viên Huế. Đột nhiên có giấy mời của Cơ quan Văn nghệ Khu Trị - Thiên đi dự trại sáng tác. Tôi,
anh Nguyễn Quang Hà, anh Nguyễn Đắc Xuân... đi mất ba ngày lên phía tây Huế, vượt A Lưới sang đất Lào dự trại.
Tôi không chuẩn bị gì trước, nhưng trại mở những một tháng, không lẽ lại không viết gì. Tôi quyết
định phải viết một cái gì dài hơi. Lúc đó, nhiều nhà thơ đã viết trường ca, ở miền nam trường ca Bài ca
chim ChRao của anh Thu Bồn đang rất nổi tiếng và được thanh niên đô thị thuộc rất nhiều. Tôi lựa chọn
viết trường ca, cấu tứ theo từng mảng, như thế vừa dễ triển khai cảm xúc, vừa dễ sử dụng chất liệu.
Thời ấy, là sinh viên từ miền bắc vào, tôi rất thích nhạc giao hưởng, đặc biệt là kết cấu giao hưởng,
nó nhiều giọng điệu, có đoạn đằm thắm nhẹ nhàng, có đoạn suy tư, có đoạn cao trào gay gắt, sôi nổi. Tôi
nghĩ tôi sẽ viết một bản giao hưởng bằng ngôn ngữ. Thế là tôi bắt tay vào viết.
Trong các chương, chương cuối cùng có tựa đề Mùa thu tựu trường là tôi thích nhất. Đó là chương
được viết theo thể thơ năm chữ cái, giai điệu êm dịu, hình ảnh đẹp, nói về những người trẻ tuổi sau khi
đấu tranh giành thắng lợi trở lại mái trường. Nhưng khi bản thảo tập hợp lại, nhiều anh em góp ý rằng
phần này mềm yếu quá nên tôi thay bằng chương khác. Về sau chương này bị thất lạc do bom đạn, nên tôi rất tiếc.
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019 TÔN NGỌC MINH QUÂN 6
Mặt đường khát vọng được kết cấu theo từng mảng, mảng này khơi gợi, dẫn dắt cho mảng kia, tạo
thành một chỉnh thể tác phẩm trong một trường cảm xúc nhưng từng mảng lại đi sâu vào một vấn đề,
một ý tưởng do đó nó cũng có tính trọn vẹn riêng.
Chương V - chương Đất nước là một chương lớn. Tôi viết chương này trong những ngày mưa triền
miên sau Tết. Đó là thời kỳ máy bay Mỹ đánh phá dữ dội. B52 giội bom liên tục, làm cho mọi thứ tối tăm
mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và
mưa rừng. Có khi viết xong, một trận bom làm cho bản thảo bay lung tung, lượm lại trang còn trang mất,
lại ngồi viết tiếp. Tôi viết rất nhanh, như cảm xúc đã dồn tụ một cách mãnh liệt, giờ chỉ việc tuôn chảy
ra thôi. Tôi viết về những điều giản dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn bè đang tranh đấu ở trong
thành phố, nên nhân vật của tôi là anh và em. Đó là lời đằm thắm của một người con trai với một người con gái.
Chúng tôi, mỗi người có một số phận khác nhau, nhưng đều gắn kết trong một số phận chung là số
phận Đất nước. Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh hùng, nhưng
với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân.
Đất nước là một giá trị lâu bền, vĩnh hằng; đất nước được tạo dựng, được bồi đắp qua nhiều thế hệ,
được truyền nối từ đời này sang đời khác. Cho nên "khi ta lớn lên đất nước đã có rồi!".
Đất nước vừa là một ý niệm thiêng liêng vừa là một hiện hữu, cụ thể, rõ ràng, thân thuộc. Tôi cố
gắng thể hiện một hình ảnh Đất nước giản dị gần gũi nhất. Đó là cách để đi vào lòng người, mà không
lặp lại người khác, vì trước tôi cũng như bấy giờ, có rất nhiều người đã viết rất hay về Đất nước. Tôi nghĩ
mỗi cá nhân sinh ra, ý niệm về Đất nước đã được thấm đẫm qua môi trường gia đình, qua thế giới tinh
thần và cả vật chất mà người đó sống.
Đứa trẻ cảm nhận Đất nước qua lời ru của mẹ, câu chuyện kể của bà:
Đất nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước gắn bó trong những vật thân thuộc "cái kèo cái cột thành tên", trong hạt gạo ăn hằng ngày
"một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng...". Ông bà, cha mẹ, những thế hệ đi trước sẽ truyền ý niệm về
Đất nước cho con trẻ, rồi đứa trẻ lớn lên, trong những tình cảm ban đầu về gia đình, chòm xóm, về
cánh đồng, lũy tre... thì tình yêu Đất nước cũng đã bắt đầu ở đó rồi. Nghĩa là ý niệm về Đất nước sẽ
cùng hình thành với sự hình thành của tâm hồn con người. Với năm tháng, khi tâm hồn ta lớn lên, ý
niệm Đất nước sẽ có thêm những nét nghĩa mới.
Thực ra "Đất nước" là một từ được ghép từ hai yếu tố chỉ vật chất là đất và nước, là hai yếu tố
khởi nguyên của thế giới, để tạo thành một khái niệm chỉ Giang sơn Tổ quốc. Đất nước gắn bó máu thịt
với mỗi người, rất cụ thể:
Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"...
Ở đâu trên Đất nước cũng gắn với những chuyện kể, những truyền thuyết, những câu ca đã đi vào
thế giới tinh thần của con người. Đất nước, cái hiện hữu đã trở thành giá trị tinh thần mà trong đời
sống tâm hồn của mỗi con người nó lấp lánh rất nhiều ý nghĩa.
Truyền thuyết Tiên - Rồng, Âu Cơ - Lạc Long Quân là truyền thuyết về cội nguồn của người Việt.
Trong truyền thuyết này cũng như trong lịch sử phát triển về sau, mở mang và đoàn tụ đã làm nên nét
đặc trưng của dân tộc Việt, từ thế hệ này sang thế hệ khác: Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019 TÔN NGỌC MINH QUÂN 7
Mỗi người dân Việt, bằng máu xương, mồ hôi công sức của mình, đã chiến đấu và lao động để mở
mang và hoàn thiện Đất nước, để truyền cho con cháu một Đất nước trọn vẹn. Đất nước không phải chỉ
ở những gì được thừa hưởng có thể nhìn thấy được, Đất nước còn ở trong chiều sâu tâm linh được
truyền nối, xuyên suốt qua nhiều thế hệ: Những ai đã khuất Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại...
Phần tâm linh đó đã kết nối tất cả nhân dân về trong một cội nguồn, trong sự thiêng liêng thành
kính về một ngày giỗ Tổ.
Em ơi Đất nước là máu xương mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất nước muôn đời
Đoạn thơ này lấy cảm hứng từ những núi Vọng Phu, những hòn Trống Mái, những ao đầm ở đồng
bằng Bắc Bộ, đến cửa biển Cửu Long ở Nam Bộ... Những yếu tố vật chất, địa lý thấm đẫm một cái nhìn
huyền thoại, đầy mầu sắc lãng mạn. Nói cách khác là khoác cho nó một lớp huyền tích, là điều thường
gặp trong đời sống văn hóa dân gian. Chính điều này đã làm cho các giá trị vật chất trở nên đẹp đẽ, sinh
động, có sức hấp dẫn, quyến rũ đặc biệt.
Trong chương Đất nước cũng như toàn bộ trường ca Mặt đường khát vọng, ngôn ngữ ca dao tục
ngữ, ngôn ngữ của đời sống dân gian được sử dụng rất nhiều. Tác phẩm được cảm nhận trong trường
cảm xúc, trong những suy tư, ngẫm nghĩ. Ở đoạn thơ này, đã nhấn mạnh Đất nước chính là thành quả
của lao động, của chiến đấu, của mồ hôi nước mắt và khát vọng của nhiều thế hệ nhân dân trong nhiều nghìn năm.
Mỗi con người sinh ra và lớn lên trong một đất nước, luôn luôn trong tinh thần họ đã chứa đựng
những giá trị của Đất nước, của dân tộc, mà họ đại diện. Là người Việt Nam, chúng ta tự hào về lịch sử
bốn nghìn năm của Đất nước mình. Đó là một lịch sử với những chiến công lẫy lừng khai thiên phá địa
và chống giặc ngoại xâm. Nhưng làm nên những chiến công đó lại là "người người lớp lớp" nhân dân,
những người con trai, con gái bình thường:
Con gái con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Từ nhiều triệu năm về trước, trong buổi sơ khai của con người, lửa là một cứu tinh, là nhân tố
đưa loài người vượt hẳn đến một giá trị khác tách xa loài vật. Khi phát hiện ra cây lúa nước, với người
Á Đông, lửa và lúa là những thứ tối cần thiết cho sự sống. Bởi vậy gìn giữ ngọn lửa và giống lúa, chính
là gìn giữ sự sống còn của cộng đồng. Ngỡ đơn giản, nhưng trong lịch sử nó phản ánh cuộc chiến đấu
sinh tồn giữa con người và thiên nhiên. Nhưng khi "truyền giọng điệu mình cho con tập nói", "Gánh
tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân" thì đó chính là khát vọng về duy trì bản sắc dân tộc. Cha ông
ta với một tinh thần dân tộc cao cả, đã làm được điều đó và truyền lại cho chúng ta truyền thống văn hóa như hôm nay.
Để Đất nước này là Đất nước của Nhân dân
Đất nước của Nhân dân,
Đất nước của ca dao thần thoại
Nhân dân làm ra Đất nước. Đất nước thuộc về Nhân dân. Từ đời này qua đời khác, không chỉ lao
động chiến đấu, nhân dân còn gìn giữ linh hồn dân tộc như ngọn lửa thắp lên từ hồi khai quốc vẫn cháy
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019 TÔN NGỌC MINH QUÂN 8
sáng trong mỗi bếp nhà. Linh hồn dân tộc ở trong nếp sống, trong phong tục tập quán, trong những giá
trị tinh thần phong phú của văn hóa dân gian. Và như đã nói ở trên, mỗi người Việt sinh ra trong lời ru
của mẹ, câu chuyện của bà... dần dần thấm lấy tinh thần dân tộc. Cứ như thế đời này qua đời khác, nước
Việt được trường tồn.
4. Nhớ Bắc – Huỳnh Văn Nghệ (Báo Người Lao Động):
Đã có biết bao thi sĩ viết nên những bài thơ thấm đẫm tình yêu với Thăng Long nhưng có lẽ
Nhớ Bắc của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ là một tác phẩm đỉnh cao. “Từ độ mang gươm đi mở cõi
/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” chính là cái hồn của đỉnh cao đó
“Điều thú vị ít người biết là khi viết nên những câu thơ gan ruột ấy, thi tướng Huỳnh Văn Nghệ chưa
một lần đặt chân đến đất Thăng Long”. ông Huỳnh Văn Nam, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình TPHCM,
con trai cố thi tướng - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Huỳnh Văn Nghệ - mở đầu câu chuyện.
Ga Sài Gòn - nơi ra đời “thần thi”
Ông Nam kể: Ba tôi sinh năm 1914 trong một gia đình công chức nghèo tại vùng đất Tân Uyên, tỉnh
Biên Hòa, nay thuộc tỉnh Bình Dương. Hơn 20 tuổi, ông đậu tú tài loại ưu ở Trường Petrus Ký và được
nhận vào làm việc ở văn phòng Sở Hỏa xa Sài Gòn. Năm 1940, thực dân Pháp khánh thành tuyến xe lửa
xuyên Việt đầu tiên. Từ đó, người ta có thể đi từ Hà Nội đến Sài Gòn với chiều dài hơn 1.700 km bởi tuyến
đường duy nhất chỉ mất chưa đến 39 giờ trên những chuyến tàu tối tân với những toa tàu được thiết kế
nửa gỗ, nửa kim loại và được kéo bằng những đầu tàu hơi nước. Tuyến xe đưa vào sử dụng chủ yếu để
vận chuyển lực lượng và hàng hóa phục vụ cho công cuộc khai phá xứ An Nam của người Pháp nên với
mỗi người dân nô lệ, việc được đặt chân lên các toa tàu để vào Nam hay ra Bắc chỉ là niềm mơ ước.
Nhân sự kiện quan trọng thông tuyến đường sắt Bắc - Nam, Sở Hỏa xa Sài Gòn được nhà nước bảo
hộ ưu tiên một số vé cho nhân viên đi tham quan Hà Nội bằng xe lửa. Do số lượng ghế ngồi hạn chế nên
sở phải tổ chức bốc thăm, người nào bốc trúng vé mới được đi. Huỳnh Văn Nghệ may mắn là người duy
nhất của Văn phòng Sở Hỏa xa bốc trúng vé đi tham quan. Vậy là niềm háo hức bấy lâu của một người
con phương Nam luôn đau đáu muốn được về thăm đất Bắc sắp thành hiện thực. Nhưng khi Huỳnh Văn
Nghệ hăm hở chuẩn bị cho chuyến đi bao nhiêu thì người bạn cùng phòng càng buồn nhớ quê hương
bấy nhiêu. Hiểu được tâm trạng và nỗi lòng mong mỏi muốn trở lại cố hương của bạn, hai ngày trước
khi lên đường, ông Nghệ quyết định nhường lại suất vé về Bắc cho người bạn tâm giao.
Buổi chiều tà luyến lưu tiễn bạn, khi đoàn tàu dần khuất bóng cuối sân ga Sài Gòn, một cảm xúc man
mác buồn cứ ngập tràn tâm trí người ở lại và hình ảnh về một chốn kinh kỳ đô hội, hình ảnh Tháp Rùa
nghiêng bóng nước hồ Gươm, hình ảnh những chùm vải chín mọng lúc lỉu trên cành và những làn điệu
dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm... qua những câu chuyện kể của người bạn cứ thế ùa về. Và rồi,
Huỳnh Văn Nghệ đã phóng bút viết nên những câu được nhiều người ví là “thần thi”: Ai về Bắc, ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương!
Vẫn nghe tiếng hát trời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn nhớ, vẫn thương mùa vải đỏ
Mỗi lần man mác hương sầu riêng...
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019 TÔN NGỌC MINH QUÂN 9
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền,
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm!
Muốn trở về quê, mơ cánh tiên.
Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồn xưa Linh Quy hỡi
Bao giờ mang kiếm trả dân ta? (Ga Sài Gòn, 1940)
“Theo các tác giả Nguyễn Tý, Huy Thông, Trần Xuân Tuyết và nhiều tài liệu đã trích dẫn khác,
Nhớ Bắc được sáng tác tại Chiến khu Đ (Thủ Dầu Một - Biên Hòa) năm 1946, lúc ba tôi làm chỉ huy chiến
khu ở đấy. Nhưng qua câu chuyện kể của ba lúc sinh thời và bài viết của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đăng trên
Báo Hà Nội Mới gần đây càng khẳng định xuất xứ của bài thơ tại sân ga Sài Gòn năm 1940 là đúng” - ông
Huỳnh Văn Nam giải thích.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là con trai của nhà thơ Huy Cận, con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu, cho biết
sinh thời, nhà thơ Xuân Diệu có kể lại rằng ông đã nhận được bài thơ Nhớ Bắc của Huỳnh Văn Nghệ từ
những năm đầu kháng chiến. Trong buổi khai mạc Tuần lễ Văn hóa ủng hộ chiến sĩ Nam Bộ do Đoàn
Văn nghệ Bắc Bộ tổ chức tại Nhà hát Lớn tối 10-10-1945, Xuân Diệu đã đưa những vần thơ da diết toát
lên từ gan ruột của một người mà ông chưa từng gặp vào bài diễn thuyết của mình. Bài diễn thuyết này
được Nghiệp đoàn Xuất bản Bắc Bộ in thành sách tại Nhà in Xuân Thu chỉ một ngày sau đó với nhan đề
“Miền Nam nước Việt và người Việt miền Nam”. Cuốn sách này cùng với bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ
trở thành tài liệu gối đầu giường của các chiến sĩ Nam tiến.
“Nghìn năm” đã hay, “trời Nam” vẫn “đắt”!
Bài thơ in trong cuốn sách nói trên có một số từ đã được sửa so với nguyên tác. Và theo tiến sĩ Cù
Huy Hà Vũ, người chỉnh sửa là nhà thơ tình tài hoa Xuân Diệu.
Câu thơ nguyên tác: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” nhưng
trong các ấn phẩm sau này đều viết: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Nghìn năm thương nhớ đất Thăng
Long...”. Và, sau khi phát hành không lâu, câu thơ này tựa hồ một câu ca dao đã thẩm thấu như một lẽ
tự nhiên vào huyết quản người dân đất Việt.
Ông Nam cho biết thêm: Sinh thời, cụ Huỳnh có kể chuyện về nhiều chiến
sĩ miền Bắc vào Nam ngày ấy đã tìm gặp ông đưa bài thơ đã được chỉnh
sửa cho tác giả xem và ông có giải thích về câu thơ nguyên tác. Vấn đề
này, ông Nam cũng đã được chứng kiến trong những năm theo ba tập kết
ra Bắc vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, gia đình ông
sinh sống tại nhà số 10 Lý Nam Đế, gần trụ sở Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Một lần, một nhà văn ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội đến gặp cụ Huỳnh trao đổi, xin được đăng bài thơ
Nhớ Bắc trên tạp chí này theo bản thảo mà nhà thơ Xuân Diệu đã chỉnh sửa và ông cụ đã đồng ý cho
đăng. Chính vì thế, câu thơ dị bản càng ăn sâu vào tâm trí bạn đọc.
Theo tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, “nghìn năm” so với “Trời Nam” thực là “kẻ tám lạng, người nửa
cân”. “Nghìn năm” đã có cuộc sống riêng của nó dẫu rằng “Trời Nam” cũng rất “đắt”. Có thể khẳng định
rằng “Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long” vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của bao người. “Nghìn
năm” tồn tại một cách đàng hoàng, vững chắc là bởi tính tượng trưng, độ mở của nó cả về thời gian lẫn không gian.
Với “Trời Nam”, người đọc có thể hiểu rằng từ khi Nguyễn Hoàng Nam tiến cho đến bây giờ,
hậu duệ của ông không lúc nào nguôi nhớ kinh đô đất Tổ, còn với “nghìn năm” thì không chỉ cho đến
“Trời Nam thương nhớ đất
Thăng Long” - đó là tâm
hồn, tư tưởng của người
Việt tự ngàn đời hướng về gốc gác giống nòi...
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019 TÔN NGỌC MINH QUÂN 10
hôm nay mà hàng nghìn, hàng vạn năm sau mãi mãi nhớ về nguồn cội, như một lời thề sắt son của con
Lạc cháu Hồng. Hơn thế nữa, “Trời Nam”, dù muốn hay không thì khái niệm những người con xa quê
cũng bị bó hẹp trong một vùng đất, một không gian nhất định. Trong khi đó, “nghìn năm” mở rộng phạm
trù xa xứ đến vô cùng đối với tất cả những ai mang trong mình dòng máu Lạc - Hồng dù ở chân trời hay góc bể.
Tuy nhiên, theo ông Nam, sinh thời cụ Huỳnh chia sẻ: Từ “Trời Nam” dùng ở đây ý nghĩa rộng
hơn. “Trời Nam” không phải là sự bó hẹp về không gian mà là một sự khẳng định chủ quyền bất khả
xâm phạm của người Nam đã được “thiên định” như ông cha ta từng khẳng định trong Hịch tướng sĩ,
Bình Ngô đại cáo hay Nam quốc sơn hà. “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” - đó là tâm hồn, tư tưởng
của người Việt tự ngàn đời hướng về gốc gác giống nòi... Hồn thơ thức tỉnh những mơ hồ về Tổ quốc.
Đó là một khẳng định lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Thăng
Long còn đó, sông núi còn đây. Một Việt Nam ngàn đời bền vững. Tình cảm ấy vô cùng cao đẹp. Ấy là
tình Bắc - Nam ruột rà để non nước Việt trường tồn... Tố chất Huỳnh Văn Nghệ đặc trưng Nam Bộ, gân
guốc, ngang tàng, phóng khoáng nhưng thẳm sâu văn hóa, nặng ân tình là vậy.
Nặng tình với Thăng Long - Hà Nội
Ông Huỳnh Văn Nam tâm sự: “Tổ tiên, ông bà của tôi quê ở Quảng Bình - “phên dậu” giữa
Đàng Trong với Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Ông nội tôi người họ Hoàng theo đoàn
quân Nam tiến của chúa Nguyễn Hoàng “mang gươm đi mở cõi”. Đời ông, đời cha, đến đời tôi và con
cháu sau này, tuy cung bậc cảm xúc với Thăng Long - Hà Nội phụ thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử
khác nhau nhưng đều vì một cái tình chung, đều có một niềm tự hào chung của những con dân Việt
“nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Ông nam chép tặng tôi mấy câu thơ:
Ông tôi xưa mang gươm đi mở cõi
Cha tôi làm thơ thương nhớ đất Thăng Long
Còn tôi suốt hai mùa mưa nắng
Hát mãi về em, Hà Nội trái tim hồng!
Một nghìn năm cả dặm dài đất nước: Đông Đô - Thăng Long, Đông Đô - Hà Nội cứ kéo dài hun
hút sâu, kéo dài hun hút nhớ. Hà Nội, từ một vùng đất bãi bồi nhỏ bé của sông Hồng đến hôm nay
được mở ra ôm trọn trong lòng nhiều hơn những tinh hoa văn hóa dân tộc. Giữa những ngày mùa thu
lịch sử này, chắc hẳn muôn triệu con tim Lạc - Hồng ở khắp muôn phương đều đang hướng về thủ đô
thân yêu của mình với niềm xúc cảm trào dâng như tâm trạng của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ và hậu duệ của ông.
5. Đất Nước dưới con mắt cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi (gđ 1945- 1975):
Trải suốt chiều dài lịch sử văn học, hình tượng đất nước đã bắt nhịp trái tim của không biết
bao nhiêu nghệ sĩ để đi vào thơ với vẻ đẹp thiêng liêng và niềm tin yêu sâu sắc. Hồn thiêng đất nước,
tinh thần dân tộc hào hùng được bắt nguồn từ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ... tiếp nối bền vững qua
mỗi thời kì. Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm gặp gỡ nhau ở đề tài ấy.
Hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại, gian khổ lại thêm một lần tạo nên hoàn cảnh đặt biệt để xuất hiện
những vần thơ yêu nước với cách thể hiện độc đáo.
Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm nằm trong số những đỉnh
cao của nền thơ ca cách mạng Việt Nam ra đời trong giai đoạn 1930- 1945. Nung nấu và vang vọng từ
những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, “Đất nước” của Nguyễn Đình
Thi viết năm 1948 là một bài thơ trữ tình tràn đầy niềm tự hào về sự trường tồn của đất nước và tinh
thần bất khuất Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật đầy cá tính, Nguyễn Đình Thi đã thổi vào vần luật
phóng túng của thơ tự do giọng thơ sôi nổi, hào sảng, chân thật cùng những hình tượng đặc sắc. Đất nước
của Nguyễn Khoa Điềm cũng là thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Mĩ. Nằm
trong trường ca “Mặt đường khát vọng”(1971), chương V đã gói ghém trọn vẹn tâm tư của người thanh
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019 TÔN NGỌC MINH QUÂN 11
niên trí thức tham gia tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bài thơ kết hợp giữa cảm xúc và lí trí,
trữ tình và chính luận đem đến cho người đọc cái nhìn toàn vẹn, nhiều chiều về đất nước mình. Hai thi
phẩm vừa có những nét chung về đề tài, cảm xúc lại có nhiều khác biệt về cảm hứng, thi tứ, giọng điệu
... để lại ấn tượng sâu đậm đối với người đọc.
Trước hết, hai bài thơ hội tụ những nét chung giống như nền tảng cơ bản để tạo thành giá trị
vững chắc xuyên suốt thi mạch dân tộc. Đó là cảm hứng về đề tài đất nước quen thuộc được ngợi ca, tôn
vinh với lòng trân trọng và tâm tư, cảm xúc chân thành. Trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đất nước
lại được đặt dưới những góc nhìn mới mẻ, đặc biệt chiến tranh đã tô đậm một bức chân dung anh hùng,
vững vàng và liên tiếp chống lại mọi kẻ thù thường gặp trong thơ:
Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về mình mẹ lặng im Tạ Hữu Yên
Từ nguồn xúc cảm chân thực và mạnh mẽ, Đất nước đã lắng đọng trong nỗi nhớ, nỗi mong chờ,
xót xa và nhận thức sâu sắc của các tác giả về chủ quyền dân tộc:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Xuân Diệu từng nói « Thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc », quả thật chính những câu thơ
tràn ngập lòng tự hào, yêu quý và khẳng định nền độc lập dân tộc đã tạo dựng niềm tin cho cả một thế
hệ độc giả. « Trời xanh đây» và « núi rừng đây» gần gũi, nhất định « là của chúng ta », chỉ cần hai lần
điệp mà câu thơ thật dõng dạc dứt khoát. Để rồi phép liệt kê sau đó, không còn có cụm từ chỉ sự sở hữu,
nhưng tất cả phong cảnh núi sông quê hương hiện lên như một lẽ tất nhiên : tất cả đều thuộc về đất nước
Việt Nam thân yêu. Ở đó, Nguyễn Khoa Điềm còn thấy được :
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những hòn núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
... Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Không có một từ ngữ nào giống với đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi song cả hai đều kể ra, tôn
lên một quê hương giàu đẹp mà « núi rừng » là « trăm ao đầm » và thắng cảnh « Hạ Long ». Tâm tư tình
cảm của con người với nhiều nỗi niềm, kỉ niệm thiêng liêng «hòn núi Vọng Phu », « hòn Trống mái » đến
đây cũng góp thành Tổ quốc. Trên hết, vẻ đẹp tâm hồn tình nghĩa đằm thắm đã ghi dấu trên mỗi sự vật,
hóa chúng thành thiêng liêng bất tử. Bởi niềm tin ấy, đất nước đã trở đi trở lại thành đề tài trung tâm
của rất nhiều tác phẩm thơ ca trong suốt ba thập kỉ này. Không phải chỉ trong“Đất nước”, tiếng thơ mới
rung lên đau đáu những trăn trở, suy tư, tình cảm gắn bó mãnh liệt, mà người yêu thơ còn biết đến nhiều
tên tuổi lớn “Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng- Chế Lan Viên, “Quê hương”- Giang Nam, “Việt Bắc”-
Tố Hữu, “Dáng đứng Việt Nam”- Lê Anh Xuân... Nhưng thành công nổi bật đưa hai bài thơ lên đến đỉnh
cao của thơ ca cách mạng chính là đã cùng xây dựng được hình tượng đất nước gắn liền với nhân dân,
để đất nước thêm mến yêu gần gũi.
Tuy thế, nhìn ra sự giống nhau cũng là để thấy rõ hơn khám phá riêng biệt của hai bài thơ- hai
tâm hồn tri âm sâu sắc mà phong phú diệu kì. Cảm hứng về đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi đến từ
mùa thu mà cuộc kháng chiến đang diễn ra dữ dội và tàn khốc. Tài năng của Nguyễn Đình Thi gặp Thiên
thời- địa lợi- nhân hòa, gặp được ngọn gió lớn của « bão táp cách mạng » bùng lên, sôi nổi và hiện đại.
Nó đã khiến cho nhà thơ nhiệt tình ngợi ca và suy tư về sức sống kì diệu của dân tộc trong mối tương