Nguyên lý lí luận văn học

Nguyên lý lí luận văn học

Trường:

Đại học Sư Phạm Huế 37 tài liệu

Thông tin:
5 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nguyên lý lí luận văn học

Nguyên lý lí luận văn học

128 64 lượt tải Tải xuống
TRÒ CHƠI KẾT CẤU TIỂU THUYẾT THIÊN THẦN SÁM HỐI - TẠ
DUY ANH
2. Kết cấu lắp ghép - phân mảnh
2.1. Cấu trúc phi trung m
Kết cấu phương diện bản của sáng tác nghệ thuật, “là toàn
bộ tổ chức tác phẩm trong tính độc đáo, sinh động, gợi cảm của
nó”(2). Với loại hình tự sự, đặc biệt tiểu thuyết, khi quan niệm
duy nghệ thuật thay đổi, kết cấu cũng lĩnh vực ghi nhận nhất
sự thể nghiệm. Kết cấu thể hiện trên nhiều cấp độ khác nhau (kết
cấu bề mặt kết cấu bề sâu), thế cuộc chơi kết cấu cũng rất đa
dạng.
Cốt truyện phân một hệ thống các sự kiện tính độc lập
tương đối được sắp đặt cạnh nhau. Trên tinh thần trò chơi, câu
chuyện bị phá vỡ dòng chảy tuyến tính, bị ngắt thành những mảnh,
song vẫn châu tuần về một ý nghĩa, vẫn một mạch ngầm xuyên
suốt. Nhà văn lúc này giống như một họa theo trường phái hội họa
lập thể, chơi với các mảng màu đầy ngẫu hứng, tạo ra những bức
tranh thoạt nhìn rời lộn xộn nhưng sâu thẳm lại “một ý niệm
nhất quán nào đó về thế giới”. Tiếp nhận tiểu thuyết, người đọc
không khỏi bối rối, thậm chí hoang mang trong i cung
chuỗi lắp ghép miên man của tự sự đưa lại. Khó tìm thấy một mối
dây liên hệ của những sự kiện được miêu tả, trần thuật; khó dựng lại
một tọa độ thời gian chuẩn c giữa rất nhiều biến cố, suy cảm, hồi
ức, giấc mơ… những mở, thắt, cao trào… không còn hiện diện
trong duy nghệ thuật mang tính trò chơi.
Tiểu thuyết Thiên thần sám hối, với những mảnh hồi ức hồ, khi
nhớ lúc quên, những suy cảm đầy mộng mị của nhân vật được phân
mảnh, lắp ghép sắp xếp cạnh nhau, không chảy trôi theo mạch
thẳng của thời gian tuyến tính. Quá khứ, hiện tại bị đảo lộn trật tự,
đan xen đồng hiện, vừa tạo sự đứt gãy, phi logic, vừa sự thống
nhất, liên quan chặt chẽ theo một ý đồ nhất định của người tổ chức
trò chơi. Hành trình cốt truyện tiểu thuyết đương đại chính những
khám phá mang đầy tính trò chơi. Nới lỏng độ căng của cốt truyện,
do tính chất giản đơn hoặc rời rạc của hành động, do dòng suy cảm,
hồi ức khi triền miên khi chắp nối, những thoáng ý nghĩ chợt đến
chợt đi, cấu trúc tiểu thuyết lúc này một cấu trúc tự sự lỏng lẻo,
hành động xung đột của sự kiện được giảm một cách đáng kể.
Người đọc hào hứng không phải trong khám phá sự phát triển đầy
kịch tính của những tình tiết, sự kiện… để tìm ra sự liên kết bề
sâu của các phân mảnh đó. duy trò chơi đã biến nhiều tác phẩm
tiểu thuyết thành trò chơi tạo lập n bản, những văn bản rời rạc cố
tình, tựa như những mảnh ghép trong trò ghép hình.
Nhân vật chính - người kể chuyện một vai ẩn: cái bào thai nằm
trong bụng mẹ. Một cách hợp lý, đây phải một nhân vật song
trùng ít ra về tính cách nếu cho rằng i bào thai đó hoạt động
nhận thức thì đây một cặp nhận thức mẹ - con với các tương qua
qua lại. Các chương trong tác phẩm không tên gọi riêng nhưng
khi đi vào mỗi chương một gam màu riêng về bức tranh hiện thực
đời sống qua con mắt của một đứa trẻ sắp chào đời. Số trang của
mỗi chương cũng sự chênh lệnh nhất định, tạo nên tính bất định
trong văn bản, làm nhòe mờ đi biểu thức thời gian, không gian, tạo
nên một thế giới vừa vừa thực, đó những điều dễ nhận thấy
trong sáng tác của Tạ Duy Anh. Chương 1 (5 trang) đứa trong
bào thai đến ngày sinh nhưng không chịu ra đời; chương 2 (6 trang)
chuyện một gái bị sở khanh lừa cho bầu rồi vào viện trút
con ra như trút bỏ nghiệp chướng; chương 3 (13 trang) chuyện một
người vợ phải gánh ác nghiệp bị tuyệt tự đường con cái do chồng
mình gây ra, nỗi ám ảnh về hồn ma của cave do chồng giết;
chương 4: (26 trang) chuyện một gái không thể con ngày
trước đã từng phá thai, chuyện một người cha không muốn con mình
ra đời nghĩ đứa trẻ ra đời sẽ một vướng bận trong cuộc đời anh;
chương 5 (13 trang) chuyện một người phụ nữ mang thai nhưng
không biết bố ai; chương 9 (3 dòng) quyết định ra đời của
đứa trong bào thai… Mỗi bức tranh trong bệnh viện phụ sản chất
chứa tội lỗi của con người, mỗi bức tranh một câu chuyện về s
phận của những em sắp chào đời, không em nào giống em
nào. Tất cả như một lời cảnh tỉnh của tác giả trước sự tha hóa xuống
cấp của con người trong hội hiện đại.
Biểu tượng thiên thần mang ý nghĩa như phần tốt đẹp còn lại
của cõi nhân sinh, phần thiên lương trong sạch trong mỗi con người.
nằm ngoài sự tác động của hoàn cảnh, ngoại cảnh ấy khắc
nghiệt tàn bạo đến đâu chăng nữa. Bị chèn ép, bị lấn át, đối tượng
tiêu diệt của cái xấu cái ác nhưng ánh sáng của vĩnh viễn không
thể bị che khuất. Biểu tượng thiên thần còn cách nhà văn thể hiện
niềm tin vào sự phục thiện, hồi sinh của thiên lương trong con người.
Sự xuất hiện của thiên thần mang đến sự cảm hóa, khơi dậy khát
vọng sám hối của những tâm hồn mang tội bằng nhiều cách thức
khác nhau. khi sức mạnh cảm hóa ấy đến từ những lời nói như
rao giảng, triết Thiên thần m hối cuộc trò chuyện giữa thiên
thần trong giấc với người mẹ bào thai - nhân vật xưng “tôi”
nhưng những yếu tố “ngoài lời” mang đến khả năng cảm hóa mạnh
hơn cả. thể nói, dưới ánh sáng dẫn đường của thiên thần, con
người đã thực hiện một quá trình giã biệt bóng tối, sám hối đi tìm
bản thể của chính mình. Quá trình ấy thường trải qua bước chuyển
hóa với sự tham gia của một yếu tố đóng vai trò trung gian như
chất thanh tẩy đồng thời tái sinh.
Sáng tác của Tạ Duy Anh mang tính luận đề rất việc y
dựng hàng loạt biểu tượng một phương thức để nhà văn triển khai
luận đề của mình. một mức độ nào đó, những biểu tượng đã giúp
tăng chiều kích cho tác phẩm trong việc gợi mở trí tưởng tượng,
buộc người đọc phải suy ngẫm để đón nhận những thông điệp của
tác phẩm thay đọc một cách hời hợt. Đứa trong Thiên thần
sám hối đang còn nằm trong bụng mẹ đã nghe cảm biết hết hiện
thực giả dối, tàn nhẫn, nhan nhản cái xấu cái ác: “Có biết bao nhiêu
chuyện không giống trò đùa một nào. Chẳng hạn việc ngâm cồn
những đứa dị dạng, ngâm rượu những cái thai dưới ba tháng tuổi.
Hay như việc mới xảy ra cách đây mấy hôm, người ta vừa vắc
chiếc thai bảy tháng tuổi của một gái vừa đủ tuổi thành niên
bố của cậu ruột của gái. Người ta không cảm thấy nghĩa
vụ phải săn sóc nó. hiện thân của điều đáng tởm nhất con
người phạm phải...” [2,74]. Hiện thực y tương phản đối lập
mạnh mẽ với những thiên thần được giáo huấn về vẻ đẹp trần
thế: “Khi còn thiên thần trên trời, tôi những linh hồn khác đều
thuộc những bài hát ca ngợi tình yêu sự màu nhiệm. Tình yêu tạo
ra sự màu nhiệm được tạo bởi điều màu nhiệm. Trong niềm ngây
ngất, một màu nhiệm lớn lao nhất được tạo ra, ấy sự mặt của
chúng tôi, như một sự gia ân của đấng tối linh không hiện hình
nhưng hiện hữu khắp nơi” [2,75]. Còn nghịch dị đau xót hơn.
Thông qua hình tượng nghịch dị bào thai biết nói, những đứa dị
dạng, tác giả tố cáo sự tha hóa của con người, cái nhân tính trong
những hành động bản năng tội lỗi, tội loạn luân hay đơn thuần chỉ
muốn thỏa mãn dục vọng thấp hèn của một bộ phận trẻ tuổi sống
trách nhiệm với hội.
Lựa chọn con đường phản ánh trực diện mặt trái của cuộc sống
góc khuất trong tâm hồn con người, cùng với những nỗ lực đổi mới
trong cách viết, sáng tác của Tạ Duy Anh những cuốn nặng nề,
ngột ngạt, gây ám ảnh bởi những cái xấu xa, bỉ ổi, tha hóa. Nhưng
giữa bề bộn, ngổn ngang những thù hận, những lời nguyền cay
nghiệt, ta vẫn bắt gặp bóng dáng của thiên thần cùng với ánh sáng
của niềm tin, của sự trong sạch, bao dung, vị tha niềm hi vọng
vào sự phục thiện của con người.
* Tài liệu tham khảo:
1. Tạ Duy Anh (2005), Thiên thần sám hối, NXB Đà Nẵng.
2. Phương Lựu (chủ biên), luận văn học, Nxb Giáo dục, Nội,
2002, tr.169.
| 1/5

Preview text:

TRÒ CHƠI KẾT CẤU TIỂU THUYẾT THIÊN THẦN SÁM HỐI - TẠ DUY ANH

  1. Kết cấu lắp ghép - phân mảnh

Cấu trúc phi trung tâm

Kết cấu là phương diện cơ bản của sáng tác nghệ thuật, “là toàn bộ tổ chức tác phẩm trong tính độc đáo, sinh động, gợi cảm của nó”(2). Với loại hình tự sự, đặc biệt là tiểu thuyết, khi quan niệm và tư duy nghệ thuật thay đổi, kết cấu cũng là lĩnh vực ghi nhận rõ nhất sự thể nghiệm. Kết cấu thể hiện trên nhiều cấp độ khác nhau (kết cấu bề mặt và kết cấu bề sâu), vì thế cuộc chơi kết cấu cũng rất đa dạng.

Cốt truyện phân rã là một hệ thống các sự kiện có tính độc lập

tương đối được sắp đặt cạnh nhau. Trên tinh thần trò chơi, câu chuyện bị phá vỡ dòng chảy tuyến tính, bị ngắt thành những mảnh, song vẫn châu tuần về một ý nghĩa, vẫn có một mạch ngầm xuyên suốt. Nhà văn lúc này giống như một họa sĩ theo trường phái hội họa lập thể, chơi với các mảng màu đầy ngẫu hứng, tạo ra những bức tranh thoạt nhìn rời rã lộn xộn nhưng sâu thẳm lại là “một ý niệm nhất quán nào đó về thế giới”. Tiếp nhận tiểu thuyết, người đọc không khỏi bối rối, thậm chí hoang mang trong cái mê cung mà chuỗi lắp ghép miên man của tự sự đưa lại. Khó tìm thấy một mối dây liên hệ của những sự kiện được miêu tả, trần thuật; khó dựng lại một tọa độ thời gian chuẩn xác giữa rất nhiều biến cố, suy cảm, hồi ức, giấc mơ… Và những mở, thắt, cao trào… không còn hiện diện trong tư duy nghệ thuật mang tính trò chơi.

Tiểu thuyết Thiên thần sám hối, với những mảnh hồi ức mơ hồ, khi

nhớ lúc quên, những suy cảm đầy mộng mị của nhân vật được phân mảnh, lắp ghép và sắp xếp cạnh nhau, không chảy trôi theo mạch thẳng của thời gian tuyến tính. Quá khứ, hiện tại bị đảo lộn trật tự,

đan xen và đồng hiện, vừa tạo sự đứt gãy, phi logic, vừa có sự thống nhất, liên quan chặt chẽ theo một ý đồ nhất định của người tổ chức trò chơi. Hành trình cốt truyện tiểu thuyết đương đại chính là những khám phá mang đầy tính trò chơi. Nới lỏng độ căng của cốt truyện, do tính chất giản đơn hoặc rời rạc của hành động, do dòng suy cảm, hồi ức khi triền miên khi chắp nối, những thoáng ý nghĩ chợt đến chợt đi, cấu trúc tiểu thuyết lúc này là một cấu trúc tự sự lỏng lẻo, hành động và xung đột của sự kiện được giảm một cách đáng kể.

Người đọc hào hứng không phải trong khám phá sự phát triển đầy kịch tính của những tình tiết, sự kiện… mà là để tìm ra sự liên kết bề sâu của các phân mảnh đó. Tư duy trò chơi đã biến nhiều tác phẩm tiểu thuyết thành trò chơi tạo lập văn bản, những văn bản rời rạc cố tình, tựa như những mảnh ghép trong trò ghép hình.

Nhân vật chính - người kể chuyện là một vai ẩn: cái bào thai nằm

trong bụng mẹ. Một cách hợp lý, đây phải là một nhân vật song trùng ít ra về tính cách và nếu cho rằng cái bào thai đó có hoạt động nhận thức thì đây là một cặp nhận thức mẹ - con với các tương qua qua lại. Các chương trong tác phẩm không có tên gọi riêng nhưng khi đi vào mỗi chương là một gam màu riêng về bức tranh hiện thực đời sống qua con mắt của một đứa trẻ sắp chào đời. Số trang của mỗi chương cũng có sự chênh lệnh nhất định, tạo nên tính bất định trong văn bản, làm nhòe mờ đi biểu thức thời gian, không gian, tạo nên một thế giới vừa hư vừa thực, đó là những điều dễ nhận thấy trong sáng tác của Tạ Duy Anh. Chương 1 (5 trang) – đứa bé trong bào thai đến ngày sinh nhưng không chịu ra đời; chương 2 (6 trang) – chuyện một cô gái bị gã sở khanh lừa cho có bầu rồi vào viện trút con ra như trút bỏ nghiệp chướng; chương 3 (13 trang) – chuyện một người vợ phải gánh ác nghiệp bị tuyệt tự đường con cái do chồng mình gây ra, nỗi ám ảnh về hồn ma của cô cave do chồng cô giết;

chương 4: (26 trang) – chuyện một cô gái không thể có con vì ngày trước đã từng phá thai, chuyện một người cha không muốn con mình ra đời vì nghĩ đứa trẻ ra đời sẽ một vướng bận trong cuộc đời anh; chương 5 (13 trang) – chuyện một người phụ nữ mang thai nhưng không biết bố nó là ai; chương 9 (3 dòng) – quyết định ra đời của đứa bé trong bào thai… Mỗi bức tranh trong bệnh viện phụ sản chất chứa tội lỗi của con người, mỗi bức tranh là một câu chuyện về số phận của những em bé sắp chào đời, không em bé nào giống em bé nào. Tất cả như một lời cảnh tỉnh của tác giả trước sự tha hóa xuống cấp của con người trong xã hội hiện đại.

Biểu tượng thiên thần mang ý nghĩa như là phần tốt đẹp còn lại

của cõi nhân sinh, phần thiên lương trong sạch trong mỗi con người. Nó nằm ngoài sự tác động của hoàn cảnh, dù ngoại cảnh ấy có khắc nghiệt tàn bạo đến đâu chăng nữa. Bị chèn ép, bị lấn át, là đối tượng tiêu diệt của cái xấu cái ác nhưng ánh sáng của nó vĩnh viễn không thể bị che khuất. Biểu tượng thiên thần còn là cách nhà văn thể hiện niềm tin vào sự phục thiện, hồi sinh của thiên lương trong con người. Sự xuất hiện của thiên thần mang đến sự cảm hóa, khơi dậy khát vọng sám hối của những tâm hồn mang tội bằng nhiều cách thức khác nhau. Có khi sức mạnh cảm hóa ấy đến từ những lời nói như rao giảng, triết lí Thiên thần sám hối là cuộc trò chuyện giữa thiên thần trong giấc mơ với người mẹ và bào thai - nhân vật xưng “tôi” nhưng những yếu tố “ngoài lời” mang đến khả năng cảm hóa mạnh hơn cả. Có thể nói, dưới ánh sáng dẫn đường của thiên thần, con người đã thực hiện một quá trình giã biệt bóng tối, sám hối và đi tìm bản thể của chính mình. Quá trình ấy thường trải qua bước chuyển hóa với sự tham gia của một yếu tố đóng vai trò trung gian như là chất thanh tẩy đồng thời tái sinh.

Sáng tác của Tạ Duy Anh mang tính luận đề rất rõ và việc xây

dựng hàng loạt biểu tượng là một phương thức để nhà văn triển khai luận đề của mình. Ở một mức độ nào đó, những biểu tượng đã giúp tăng chiều kích cho tác phẩm trong việc gợi mở trí tưởng tượng, buộc người đọc phải suy ngẫm để đón nhận những thông điệp của tác phẩm thay vì đọc một cách hời hợt. Đứa bé trong Thiên thần sám hối đang còn nằm trong bụng mẹ đã nghe và cảm biết hết hiện thực giả dối, tàn nhẫn, nhan nhản cái xấu cái ác: “Có biết bao nhiêu chuyện không giống trò đùa một tí nào. Chẳng hạn việc ngâm cồn những đứa bé dị dạng, ngâm rượu những cái thai dưới ba tháng tuổi. Hay như việc mới xảy ra cách đây mấy hôm, người ta vừa cô vắc chiếc thai bảy tháng tuổi của một cô gái vừa đủ tuổi thành niên mà bố của nó là cậu ruột của cô gái. Người ta không cảm thấy có nghĩa vụ phải săn sóc nó. Nó là hiện thân của điều đáng tởm nhất mà con người phạm phải...” [2,74]. Hiện thực này tương phản và đối lập mạnh mẽ với những gì mà thiên thần được giáo huấn về vẻ đẹp trần thế: “Khi còn là thiên thần ở trên trời, tôi và những linh hồn khác đều thuộc những bài hát ca ngợi tình yêu và sự màu nhiệm. Tình yêu tạo ra sự màu nhiệm và được tạo bởi điều màu nhiệm. Trong niềm ngây ngất, một màu nhiệm lớn lao nhất được tạo ra, ấy là sự có mặt của chúng tôi, như một sự gia ân của đấng tối linh không hiện hình nhưng hiện hữu ở khắp nơi” [2,75]. Còn gì nghịch dị và đau xót hơn. Thông qua hình tượng nghịch dị bào thai biết nói, những đứa bé dị dạng, tác giả tố cáo sự tha hóa của con người, cái vô nhân tính trong những hành động bản năng tội lỗi, tội loạn luân hay đơn thuần chỉ muốn thỏa mãn dục vọng thấp hèn của một bộ phận trẻ tuổi sống vô trách nhiệm với xã hội.

Lựa chọn con đường phản ánh trực diện mặt trái của cuộc sống và

góc khuất trong tâm hồn con người, cùng với những nỗ lực đổi mới trong cách viết, sáng tác của Tạ Duy Anh có những cuốn nặng nề,

ngột ngạt, gây ám ảnh bởi những cái xấu xa, bỉ ổi, tha hóa. Nhưng giữa bề bộn, ngổn ngang những thù hận, những lời nguyền cay nghiệt, ta vẫn bắt gặp bóng dáng của thiên thần cùng với ánh sáng của niềm tin, của sự trong sạch, bao dung, vị tha và niềm hi vọng vào sự phục thiện của con người.

* Tài liệu tham khảo:

  1. Tạ Duy Anh (2005), Thiên thần sám hối, NXB Đà Nẵng.
  2. Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr.169.