Nguyên tắc toàn diện củaphép biện chứng duy vật - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên đề: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện củaphép biện chứng duy vật. Vận dụng nguyên tắc này vào trong hoạt động nhận thứcvà thực tiễn cuộc sống của bản thân Anh (Chị). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chuyên đề: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện của
phép biện chứng duy vật. Vận dụng nguyên tắc này vào trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn cuộc sống của bản thân Anh (Chị). MỤC LỤC
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lí về MLH phổ biến.....……….…2
1.2 Nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện……………………………………..……3
2. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
VÀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG.
2.1 Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức của bản thân…………...5
2.2 Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong thực tiễn cuộc sống của bản thân…………….6
3. KẾT LUẬN…………………………………………………………………………….6
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT.
1.1 Cơ sở lí luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lí về MLH phổ biến.
MLH là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối quan hệ ràng buột, tương hỗ, quy
định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các
đối tượng với nhau. Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong
số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi.
Một sự vật hiện tượng không chỉ có một MLH, mà nó có nhiều MLH khác nhau bao gồm
những MLH bên trong, MLH bên ngoài, MLH chủ yếu, MLH thứ yếu, MLH cơ bản,
MLH không cơ bản, MLH nguyên nhân kết quả, MLH bản chất hiện tượng, MLH nội
dung hình thức, MLH tất nhiên ngẫu nhiên… Những MLH này mang tính khách quan,
phổ biến và đa dạng phong phú. Mỗi một sự vật hiện tượng luôn có nhiều MLH khác dựa
trên các căn cứ phân chia khác nhau. Vì vậy khi đánh giá sự vật cần nhìn bao quát các mặt
các MLH của nó từ bên trong đến bên ngoài. Nhưng đồng thời chúng ta phải xác định
được MLH cơ bản nhất, MLH chủ yếu quyết định sự sinh thành, phát triển của sự vật hiện
tượng ấy. Khi đánh giá một bạn sinh viên, không thể chì vì không có cảm tình với bạn mà
chúng ta cứ chỉ ra những mặt tiêu cực, hạn chế của bạn này, đó là nhận xét phiến diện, sai
lầm. Chúng ta không nên chăm chăm vào những mặt hạn chế yếu kém mà còn phải xem
xét đến những mặt tích cự khác, từ đó rút ra xem khía cạnh nào là cơ bản nhất. Có thể bạn
sinh viên này có măt xấu là hay trễ giờ, kết quả học tập không tốt, có tình trạng nợ môn.
Nhưng song song vói đó, trong công tác Đoàn - Hội, người này luôn hăng hái tham gia,
luôn năng nổ trong các phong trào; trong các buổi học, luôn có thái độ cầu thị, ham học
hỏi; trong mối quan hệ với bạn bè, luôn thân thiện, hòa đồng, giúp đỡ mọi người;… Từ đó
ta có thể rút ra được ở sinh viên có những mặt tích cực và cả những hạn chế, nhưng suy
cho cùng mặt tích cực vẫn là cơ bản chủ yếu nhất. Từ đây ta có thể đưa ra nguyên nhân và
cách giải quyết cho những mặt hạn chế của sinh viên này. Người này trễ giờ có thể
nguyên do là quản lí thời gian chưa tốt, hoặc có thể do tình trạng giao thông ùn tắc dẫn
đến việc không đúng giờ; kết quả học không tốt có thể đến từ việc thế mạnh của sinh viên
này không phải là học phần hiện tại, hoặc có thể do sự truyền đạt của giảng viên chưa
hiệu quả. Đây chính là đánh giá sự vật hiện tượng một cách toàn diện, từ đó cho thấy cơ
sở lí luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lí về MLH phổ biến. Mỗi sự vật hiện tượng
cần được xem xét đánh giá về nhiều mặt, nhiều MLH phổ biến đa dạng, không nên chỉ
dựa vào một vài MLH mà kết luận sự việc dó là đúng hay sai. Không thể vì có cảm tình
với sinh viên này mà chỉ nhìn thấy những mặt tích cự, thấy đây là một người hăng hái,
chủ động, đối xử tốt với mọi người; cũng không thể chỉ vì không thích mà nhận xét người
này xấu xí, lười học và hay trễ giờ. Đó là quan điểm phiến diện, đó là sai.
Mà việc nhìn sự vật hiện tượng từ nhiều mặt như vậy đó chính là nguyên tắc toàn diện. Ta
nhìn bao quát các mặt chứ không thể chỉ nhìn một mặt và đi đến kết luận, phải xem xét sự
việc trong nhiều MLH khác nhau.
1.2. Nội dung của nguyên tắc toàn diện.
Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn
nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo là những điều, quy định cơ bản
được định ra, nhất thiết phải tuân thủ.
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất
của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các MLH của chỉnh thể đó.
Nghĩa là khi đánh giá xem xét sự vật hiện tượng cần đề cập đến đầy đủ các mặt, các MLH
của nó từ cả bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, cơ bản và không cơ bản,… Khi
đánh giá về tình trạng giao thông đường bộ ở Việt Nam, ta không nên chỉ tập trung xem
xét những mặt hạn chế như ùn tắt, đường xá xuống cấp, tai nạn giao thông,.. mà còn phải
xem xét đến những thành tựu mà ngành giao thông đã đạt được. Trong nhiều năm qua, hệ
thống đường sá liên thôn liên ấp không ngừng mở rộng, nhiều đường lớn được mở rộng
nâng cấp, nhiều công trình cầu đường nối liền các tuyến quan trọng được xây dựng khiến
cho lưu thông hàng hóa dễ dàng và nhanh chóng hơn. Số vụ tai nạn giao thông tính đến
cuối năm 2021 có xu hướng giảm sâu cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương
(Quốc Hoàn (2021), Tai nạn giao thông năm 2021 giảm cả 3 tiêu chí so với năm 2020,
Quân đội nhân dân, Pháp luật, 25/12/2021). Tuy nhiên, song song với chuyển biến tích
cực thì vẫn còn một số hạn chế. Vẫn còn nhiều tuyến đường xuống cấp chưa được sữa
chữa, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng vẫn xảy ra, số vụ vi phạm giao thông vẫn còn nhiều,
… Trong một vấn đề, chúng ta phải xem xét kĩ càng nhiều mặt nhiều yếu tố, không thể
phiến diện một phía mà bỏ quên đi mặt tích cực hoặc hạn chế nào đó, vì như vậy sẽ sa vào
đánh giá thiếu toàn diện và công bằng.
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các MLH tất yếu của đối tượng đó và nhận thức
chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại. Tức là chúng ta phải biết phân loại xem đâu là
MLH cơ bản nhất của sự vật hiện tượng để đặt trọng tâm và làm nổi bật chúng. Như trong
vấn đề giao thông đường bộ ở Việt Nam đều có những tích cực và hạn chế nhất định.
Nhưng ở đây chúng ta có thể thấy mặt tích cực là cơ bản nhất, nổi bật hơn. Những thành
tựu trong phát triển giao thông đường bộ là không thể chối cãi, cơ sở vật chất hạ tầng từng
bước nâng cấp, kết nối đến các vùng giúp phát triển kinh tế đời sống cho bộ phận dân cư
nông thôn, vùng sâu vùng xa. Các dự án đường cao tốc, cầu nối liền các vùng trọng điểm
được tiến hành, trong giai đoạn 2021-2025 triển khai đầu từ 12 dự án với 729 km đường
cao tốc Bắc – Nam (Tuấn Phùng (2021), Đầu tư toàn bộ 12 dự án với 729km đường cao
tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025, Tuổi trẻ Online, Thời sự, 09/11/2021. Những nghị
địn mới được ban hành đã góp phần giảm được số vụ tai nạn giao thông, tăng cường an
ninh trật tự đường bộ. Nhưng trong đó, yếu tố quan trọng cơ bản nhất vẫn vẫn là sự quản
lí tốt từ Đảng và Nhà nước, quan tâm đầu tư xây dựng, kịp thời đưa ra các phương án ứng
phó để bắt kịp với nhip độ phát triển của nền kinh tế. Nhưng đồng thời mặt tiêu cực cũng
xuất hiện. Nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vẫn xảy ra, như vụ việc ở xã Nghi
Sơn (Thanh Hóa), 4 người trong một gia đình đã tử vong do va chạm với xe tải (Hà Đồng
– Tuấn Phùng (2021), Bị xe tải tông, 4 người trong một gia đình tử vong tại Thanh Hóa,
Tuổi trẻ Online, Thời sự, 13/01/2022). Hệ thống đường sá xuống cấp nghiêm trọng ở một
số khu vực nhỏ, thậm chí ở cả những đoạn đường thuộc Quốc lộ 1A. Như vụ việc tại đoạn
Quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận xã Vĩnh Lương, TP.Nha Trang, xuất hiện hàng loạt miếng
vá “bê tông” do đơn vị quản lí tuyến đường này dùng để khắc phục tình trạng hư bỏng
(Hữu Long (2021), Báo động đường xuống cấp, ổ gà khắp QL1A, đoạn qua Khánh Hòa,
Lao động, Giao thông, 15/11/2021). Tình trạng phóng nhanh vượt ẩu vẫn thưởng xuyên
xảy ra ở những tuyến đường đông dân cư, xe tải trọng lớn chạy tốc độ nhanh, lấn làn,…
Nhưng đối với những mặt hạn chế này, ta cần tìm ra nguyên nhân từ gần đến sâu xa mới
có thể cho ra được nhận xét toàn diện, đúng đắn. Việc nhiều vụ tai nạn xảy ra bắt nguồn
từ ý thức tham gia giao thông của người dân chưa tốt, xem thường an toàn của bản thân;
cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, đường sụt lún cản trở việc tham gia giao thông; ổ gà, ổ voi
gây nguy hiểm cho người đi đường; đường nhỏ hẹp do ùn tắc; hoặc có thể do yếu tố thời
tiết mưa gió lớn cản tầm nhìn, làm đường trơn trượt; một phần có thể từ việc thanh tra
kiểm soát thường xuyên chưa được triển khai, các chế tài răn đe xử lí vi phạm chưa thực
sự nghiêm khắc, khiến luật giao thông bị xem nhẹ, phớt lờ;… Còn đối với việc cơ sở hạ
tầng bị xuống cấp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc các xe chở hàng quá tải
trọng của đường sẽ khiến cho đường dễ bị lút, tạo ra vết hằn dì theo đường bánh xe; hoặc
do đơn vị thầu thi công công trình xảy ra thiếu sót trong quá trình xây dựng, bất cập trong
việc chưa quản lí chặt chẽ nguồn vốn đầu tư, xảy ra những vụ viêc “rút ruột công trình”
khiến chất lượng đường không đảm bảo, mặt đường dễ bị sụt lún nứt nẻ nhanh;… Từ đây
chúng ta sẽ tiếp tục cho ra những nguyên nhân của những vấn đề liên quan khác. Cũng
như trong khía cạnh tích cực, mặt hạn chế cũng có yếu tố cơ bản nhất đó chính là việc số
lượng những vụ tai nạn giao thông vẫn còn nhiều, thậm chí có nhiều vụ nghiêm trọng.
Khi nhận thức toàn diện một sự việc, một vấn đề, ngoài việc thể hiện góc nhìn đa chiều về
sự việc đó, ta còn phải xét những điểm nổi bật của nó để đưa ra những kết luận đúng hướng, đúng mục đích.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong MLH với đối tượng khác và với môi trường
xung quanh. Từ viêc rút ra MLH bản chất của sự việc, ta lại tiếp tục đặt MLH bản chất đó
trong tổng thể các MLH của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Chúng ta có thể nhạn thức sự việc trong nhiều MLH phổ biến, phong phú, có thể nhận
thức được MLH cơ bản, chủ yếu nhất. Sau khi đã nhận thức toàn diện sự việc, vấn đề, ta
cần đặt các MLH trong tổng thể các mặt các MLH của sự việc đó để nhìn nhận nó trong
tính chỉnh thể. Bởi vì MLH cơ bản luôn gắn liền với những MLH khác, nguyên nhân chủ
yếu cũng không thể tách rời khỏi những nguyên nhân thứ yếu. Trong vấn đề ùn tắc giao
thông, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: do lưu lượng phương tiện tập trung vào
giờ cao điểm, giờ tan làm, nơi tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp lớn, khu công nghiệp
thời tiết mưa gió làm cản trở giao thông, độ rộng lòng đường chưa đáp ứng nhu cầu,…Từ
những nguyên nhân này ta có thể chỉ ra vấn đề chủ yếu cơ bản nhưng không hoàn toàn
tách rời nó, phải đưa nó trở lại với tổng thể các MLH khác để xem xét, gắn với bối cảnh
của sự việc, xem xét điều kiện hoàn cảnh của sự việc
Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều chỉ thấy mặt này
mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không
thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện và chiết trung. Sau khi có
được một nhận thức toàn diện về tất cả các mặt, các MLH của sự vật hiện tượng, chúng ta
cần phải chống lại bệnh phiến diện. Chúng ta cần bỏ đi cách nhìn sự việc từ một hoặc một
vài khía cạnh chủ yếu mà quên đi nhưng mặt thứ yếu còn sót lại. Nhìn nhận sự viêc cần ý
thức về một cái nhìn khách quan, toàn vẹn tất cả các mặt các MLH, tránh kết luận nóng
vội. Không thể chỉ nhìn vào thành tựu ngành đường bộ mang lại mà tập trung tâng bốc lên
quá mức, bỏ qua những hạn chế còn tồn đọng. Cũng không thể lúc nào cũng tập trung chê
bai vào những khuyết điểm mà bỏ quên những thành tựu đạt được, phải chăng chỉ có
những lực lượng thù địch, phản động, tự chuyển biến tự chuyển hóa, chỉ chăm chăm vào
những khuyết điểm sai lầm để chống đối Nhà nước. Còn người chỉ bám vào những khía
cạnh tích cực, tập trung khen ngợi những thành tựu, những mặt tuyệt vời nhất thì đó là
những người có lối tư duy nịnh bợ. Khi đánh giá đồng nghiệp, có nhiều người vì giữ mối
quan hệ hòa hợp mà khen ngợi hết mình, không quan tâm đế những khuyết điểm sai lầm,
từ đó khiến người được nhận xét cũng bỏ quên đi những yếu kém dẫn đến những sai lầm
không được sửa chữa, những hạn chế không được cải thiện. Từ ý nghĩ chủ quan, gom
chung những MLH theo một cách vô nguyên tắc để đạt được mục đích riêng, suy nghĩ vụ
lợi sẽ đi đến sai lầm, chiết trung. Thế nên khi đã được hiểu về Triết học Mác – Lê-nin,
chúng ta phải kiên định theo lí luận, vận dụng các nguyên tắc để không bị lay động tư
tưởng, để đánh giá đúng mọi sự vật hiện tượng trong đời sống, chống lại những lực lượng
thù địch đang ra sức làm lung lay ý chí dân tộc.
2. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
VÀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG CỦA BẢN THÂN.
2.1 Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức của bản thân.
Trong hoạt động nhận thức, tôi vận dụng nguyên tắc toàn diện vào trong những vấn đề lí
luận liên quan đến kinh tế thuộc chuyên ngành mà tôi theo đuổi. Các dự báo về kinh tế thị
trường, sản lượng cung cầu, xu hướng thương mại có thể giải quyết dựa trên cơ sở của các
MLH phổ biến. Bằng cách đánh giá tình trạng nên kinh tế trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh
có thể giúp tôi có được cái nhìn rộng hơn, bao quát hơn, có thể đưa ra những dự đoán có
tính chính xác cao hơn khi chỉ chăm chăm vào những yếu tố trước mắt. Đồng thời nguyên
tắc toàn diện giúp những lí luận của tôi có cơ sở, đi theo một hệ thông rành mạch, phân
tích các vấn đề theo một trình tự dễ hiểu và đáng tin cậy hơn.
2.2 Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong thực tiễn cuộc sống của bản thân.
Trong đời sống xã hội, nguyên tắc toàn diện phần nhiều được tôi sử dụng trong việc đánh
giá phẩm chất của con người, tính chất của sự vật hiện tượng. Trong các mối quan hệ xã
hội, tôi có thể đánh giá những mối quan hệ trong gia đinh, nhà trường, bạn bè một cách
khách quan hơn. Tôi có thể nhận thức được vấn đề cơ bản chủ yếu của mối quan hệ trong
gia đinh, nhận ra được gia đình là một bộ phận được ghép thành từ sự coi trọng của các
thành viên mà tình cảm là yếu tố chủ yếu, quyết định; ngoài ra tôi có thể xem xét những
hạn chế để đề ra cách giải quyết, trung hòa mối quan hệ này. Trong MLH với bạn bè, tôi
vận dụng nguyên tắc toàn diện để đánh giá mọi người thông qua việc họ học tập, trao đổi
thông tin với giảng viên và nhũng người xung quanh, đánh giá những mặt tiêu cực, tìm ra
nguyên nhân từ nhiều góc nhìn khác nhau, giúp bạn bè có thể cải thiện những thiếu sót
hạn chế. Trong MLH với đời sống hằng ngày, tôi có thể tự đánh giá suy xét cho nhiều tình
huống xảy ra, đưa ra các nhận xét, bình luận với thái độ đóng góp tích cực đối với những
người xung quanh và cả trên những trang mạng xã hội. Nguyên tắc toàn diện này sẽ có
thể giúp cho mối quan hệ trong xã hội được cải thiện, tránh được tư duy phiến diện, sa
vào sai lầm của chính tôi và cho những người xung quanh.. 3. Kết luận
Lí luận khi ở tồn tại ở dạng lí thuyết sẽ là những lí luận suông, nhưng khi đã được vận
dụng một các đúng đắn vào thực tiễn sẽ có thể phát huy được giá trị cực kì to lớn. Nguyên
tắc toàn diện nhìn từ góc độ một người chưa có hiểu biết về triết học sẽ chỉ là những lí
luận thô ráp, nhưng một khi được vân dụng vào đời sống thưc sẽ trở nên gần gũi và giúp
thay đổi những tư tưởng cổ hủ, mang con người đến những suy nghĩ toàn diện, tích cực;
hạn chế được tình trạng suy nghĩ tách biệt, phiến diện; giúp mối quan hệ giữa người với
người được ngày một hài hòa hơn.