-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nhận định Thơ của Xuân Diệu - Ngữ Văn 12
Đề bài: Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng: “Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
Đề bài: Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng: “Người đọc thơ muốn rằng thơ phải
xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và
khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể,
càng độc đáo, càng hay”
Bằng hiểu biết về Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận) và Đây thôn Vĩ
Dạ (Hàn Mặc Tử), hãy làm s NG. áng t THỊ TUYẾT AN ỏ nhận đị H - N nh t Q r 192 ên.2 Bài làm
Lamactin đã từng tâm sự: “Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ
thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”. Tự muôn đời, thơ đã trở thành điểm tựa
nâng đỡ của tâm hồn, như một mạch ngầm chảy trôi, nuôi dưỡng, nâng đỡ hồn
người; thơ rung lên những cảm xúc tế vi nhất, dẫn dắt con người khám phá những
cõi thẳm sâu nhất của tâm hồn. Để đạt được thiên thức cao quý ấy của thơ ca đòi
hỏi người nghệ sĩ phải dụng công, tìm tòi, chắt chiu những tinh hoa mật ngọt cuộc
đời để thai nghén nên đứa con tinh thần độc đáo. Bàn về đặc trưng của thơ ca,
Xuân Diệu cho rằng: “Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ
đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm
hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay”.
Nhận định trên của Xuân Diệu đã khái quát và khẳng định những yêu cầu cơ
bản đặt ra với thơ ca, đó là tính chân thực, tính trữ tình và tính cá thể. Hơn bất cứ
một loại hình nghệ thuật nào, thơ ca nghệ thuật phải “xuất phát từ thực tại, từ đời
sống” và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào ấy. Nếu coi thơ ca là cánh diều của
muôn đời thì hiện thực không gì khác chính là ngọn gió mà cánh diều nương cánh
bay cao. Thơ ca tách rời khỏi dòng chảy cuộc đời sẽ không thể vươn tới giá trị đích
thực của nó, không còn là thứ nghệ thuật vị nhân sinh. Chế Lan Viên cũng đã từng
thấm thía sâu sắc vấn đề này:
“Tôi đóng cửa phòng văn hì hục viết
Nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày”
Tuy nhiên, thơ ca phản ánh đời sống, bắt rễ từ thực tại không có nghĩa nó là bản
sao chép nô lệ về hiện thực. Nhà thơ không phải là mật thám cuộc đời hay là tên hề
lóc cóc chạy theo đời sống. Qua những điều mắt thấy tai nghe, nhà thơ thâm nhập,
cắt nghĩa hiện thực theo cách của riêng mình, thể hiện “một tâm hồn, một trí tuệ”.
Đó là những tình cảm, tư tưởng cá nhân được bộc bạch thông qua một “đôi mắt”
riêng biệt. Thơ mang theo dấu ấn cuộc đời phải được ghi lại bằng trải nghiệm,
bằng xúc động của nhà thơ. Thi sĩ không chỉ viết bằng “những điều trông thấy” mà
còn phải bằng chính “nỗi đau đớn lòng”. Từ đó, hương phấn cuộc đời và tấm lòng
nhà thơ sẽ giao thoa mà làm nên nghệ thuật - thứ nghệ thuật “in dấu tâm hồn trí
tuệ vào đó thật sâu sắc”, “càng cá thể, càng độc đáo, càng hay”. Bởi “sáng tác thơ
là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể”. Chính
những phát hiện mới mẻ, những sáng tạo độc đáo thể hiện qua phong cách riêng
biệt của người nghệ sĩ khiến cuộc đời hiện lên trong thơ đầy màu nhiệm, phong
phú, lạ thường. Để rồi trong một phút ta phải thốt lên ngỡ ngàng: "Hóa ra đây toàn
là những thứ ngày nào ta cũng thấy, ở đâu ta cũng thấy, nhưng dưới con mắt của
nhà văn nó mới tuyệt vời làm N G s . TH ao, Ị TU
m YớẾiT AN kì H
l - ạN Ql192
àm2 sao, mới sống động làm sao."
(Hoài Thanh). Như vậy, lời nhận định của Xuân Diệu đã để cập và khẳng định
những đặc trưng cơ bản của thơ, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu cho người
nghệ sĩ. Một tác phẩm thơ ca chân chính phải được bắt rễ từ mỡ màu của cuộc
sống, qua một quá trình khám phá, nghiên cứu, chắt lọc, dồn nén cảm xúc, nhà thơ
cất lên một tiếng nói, chiếu tỏa ra một thứ ánh sáng lung linh, đầy mới lạ.
Không phải tự nhiên mà Belinsky, cây đại thụ của nền văn học Nga đã từng
nhận định: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau mới là nghệ thuật”. Sẽ “chẳng có thơ
đâu giữa lòng đóng khép”. Thơ ca liệu có tồn tại nếu người làm thơ không giao
cảm với cuộc đời. Danh sĩ Lê Qúy Đôn từng nói: “Trong bụng không có ba vạn
quyển sách, trong mắt không có cảnh núi sông kì vĩ thì không làm thơ được” chính
là khẳng định vai trò của hiện thực đời sống với thơ ca. Thơ khởi nguồn từ cuộc
đời, nhưng không phải là trang giấy in nguyên vẹn bóng hình cuộc sống. Thông
qua sự cảm nhận, quan sát, qua sự chắt lọc dồn nén cảm xúc của “một tâm hồn,
một trí tuệ”, thơ mang trong mình bao buồn vui, đau khổ, rạo rực, đắm say của
nhân thế, trở thành nhịp cầu nối kết những trái tim, đưa tâm hồn đi tìm những điều
hồn đồng điệu. Cái gốc của thơ chính là tình cảm. Lớp vỏ ngôn từ dù sặc sỡ, hoa
mĩ đến đâu nhưng cảm xúc và suy tưởng vô cảm trống rỗng thì muôn đời thơ ca
không thể chạm đến thiên chức cao đẹp vốn có.
Và giống như mỗi loài hoa đều bắt rễ từ đất mẹ mặn mà nhưng chúng lại góp
cho đất trời hương sắc riêng, vẻ đẹp riêng. Hoa hồng kiêu sa không thể là nhành
nhài thuần khiết, đóa quỳnh nồng nàn nào thể là cành cúc dịu thơm. Nhà thơ cũng
vậy. Bước vào làng thơ, mỗi người nghệ sĩ chân chính phải mang trong mình một
tiếng nói riêng, phong cách riêng, cái tôi riêng, không trộn lẫn vào ai. Đặc trưng
lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ là lao động cá thể. Nguời nghệ sĩ phải là
kiến trúc sư phác thảo nên hình họa rồi chính anh cũng là người công nhân dựng
xây nên công trình ấy. Văn chương nghệ thuật không cho phép người nghệ sĩ giẫm
lên đường mòn hay đi theo con đường của người khác. Mỗi tác phẩm văn học có
đọng lại được trong tâm khảm người đọc, có “vượt lên trên mọi quy luật băng hoại
của thời gian” đều nhờ vào tài năng và phẩm chất của người nghệ sĩ. Qua một quá
trình quan sát, nghiên cứu, nhào nặn, chắt chiu từ hàng ngàn hạt bụi quý từ cuộc
sống bộn bề ngoài kia, người nghệ sĩ đem đến cho đời những công trình nghệ thuật
trân quý. Công trình ấy sống giữa cuộc đời, trở thành một tấm gương mới lạ của hiện thực cuộc sống.
Thế gian “thương hải tang điền”, đời có mấy lần gọi là mãi mãi, dòng sông năm
tháng rồi một ngày sẽ cuốn trôi tất cả. Vậy nhưng giữa dòng chảy nghiệt ngã ấy,
điều gì khiến cho tiếng thơ chan nồng nàn, tươi trẻ của Xuân Diệu của xuân diệu
vẫn vang vọng khắp nhân gi NG an, đi. THỊ TU ều gì YẾT A khi NH - NQ19
ến cho t2i2ếng lòng ảo não nặng buồn sông
núi cảu Huy Cận trước cách mạng hay nhịp phách quằn quạt, thiết tha với tình
người nhưng đành “bó tay nhìn thể phách và linh hồn tan rã” của Hàn Mặc Tử...
vẫn còn ngân vang trong lòng nguời đọc... Họ đã sinh ra và ở lại với muôn đời
chính nhờ những vần thơ giản dị mà ám ảnh được chắt chiu từ muôn vàn tinh hoa
mật ngọt cuộc đời. Qua đó thể hiện một tấm lòng, một tài năng độc đáo của những
người nghệ sĩ chân chính.
Người ta đến với thơ Xuân Diệu là đến với bao xúc cảm dạt dào trước niềm yêu
sống mãnh liệt. Đọc thơ ông, ta thấy trước mắt như hiện ra trăm hoa đua nở, như
có nhịp thở khắc giao mùa phả vào không khí, lại thấy cả nhịp đập bồi hồi, rạo rực
của một trái tim yêu đời, yêu cuộc sống. Và “Vội vàng” – một thứ tuyên ngôn về lẽ
sống – có lẽ tiếng nói say đắm, mãnh liệt, chắt chiu những tinh hoa mật ngọt mùa
xuân để kết đọng lại nơi hồn thơ Xuân Diệu:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
Hai chữ “tôi muốn” đặt ở đầu câu điệp đi điệp lại như tô đậm ước nguyện tha thiết
được sống giữa cuộc đời, tuổi trẻ của người thi sĩ. Câu thơ ngắn, nhịp thơ liền
mạch mà nói lên hết “cái tôi” nội cảm, vội vã chạy đua với thời gian, với tuổi đôi
mươi chẳng hai lần thắm lại. Đi sâu vào câu chữ, ta thấy mạch rễ của tâm hồn
thăng hoa, khát vọng kì vĩ, ước muốn lớn lao “tắt nắng, buộc gió”, được sống tận
độ cùng đất trời cỏ cây ấy xuất phát từ tình yêu cuộc sống tha thiết mãnh liệt. Thi
sĩ như muốn bất tử sắc nắng và hương thơm bằng những vần thơ mãnh liệt, bằng
những hành động phi thường, ham muốn đến ngông cuồng. Cảm giác như thơ
Xuân Diệu chẳng hề thanh bình êm ả mà cuồn cuộn thác đổ sóng trào. Từng câu
từng chữ như cuốn người đọc hòa vào nhịp đập vội vã của con tim, của dòng cảm xúc tuôn trào:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cảnh tơ phơ phất...”
Tiếng thơ Xuân Diệu như hơi thở nồng nàn cứ len lỏi vào hồn người một cách tự
nhiên, đánh thức mọi xúc cảm lương tri trước bức tranh chan chứa xuân sắc, xuân
tình. Bằng cặp mắt “xanh non biếc rờn” của một trái tim yêu, thi sĩ họ Ngô đưa
người đọc ngao du qua cõi thiên đường nơi mặt đất tràn trề âm thanh, ánh sáng và
hương sắc. Mỗi chữ “này đây” vang lên lại như một đợt sóng trào của cảm xúc rất
say sưa, khiến con người và t NG ạo . THỊ vậtT UYẾT đều ANH m - NQ uốn 1 922
hòa mình vào vũ điệu mùa xuân,
giữa không gian rộng mở ngập tràn ánh sáng và cuồn cuộn một dòng nhựa sống cứ
muốn trào dâng. Và rồi khi dừng lại, ta chợt ngỡ ngàng mà thảng thốt:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Sự liên tưởng, so sánh đầy độc đáo gợi lên trong người đọc cái căng tròn, ngọt
ngào, gợi cảm của làn môi tháng giêng, hay đúng hơn là cái thơm thảo, toàn mĩ của
vẻ đẹp con người. Nhà thơ đã đặt hình ảnh thiên nhiên và con người trong sự đối
sánh để làm bật lên dáng hình yêu kiều, duyên dáng của người thiếu nữ. Lăng kính
tình yêu đã chi phối cảm nhận, liên tưởng của nhà thơ để ông phóng bút họa nên
một bức tranh mùa xuân rạo rực đầy hương sắc. Để rồi cái dữ dội, mãnh liệt của
hồn thơ Xuân Diệu như trào lên đầu ngọn bút mà vút lên tiếng gọi đầy tha thiết:
“– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Chỉ một từ “cắn” mà gợi lên cái khao khát muốn chiếm lĩnh tuyệt đối của thi nhân
với hương sắc cuộc đời. Mùa xuân không còn là khái niệm trừu tượng chỉ thời
gian, cuộc đời hay tuổi trẻ mà trở thành “xuân hồng” như một trái chín với hương
thơm ngạt ngào, quyến rũ, đầy mời gọi giữa cõi văn chương. Hiện thực mùa xuân
khi đi qua tâm hồn Xuân Diệu đã in đậm dấu ấn của một tiếng lòng nồng nhiệt,
khao khát. Có lẽ trong các bài thơ của Xuân Diệu trước cách mạng thì đây là
những vần thơ Xuân Diệu nhất. Bởi mỗi câu, mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn,
đều được chắt lọc từ tình cảm đắm say, từ ý thức được sống tận độ với cuộc đời
đến cuồng nhiệt của “một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Nếu như thơ Xuân Diệu khoác lên bộ y phục tối tân, lộng lẫy của ngôn từ thì
thơ Huy Cận lại một lòng nặng với núi sông, tìm về với những điệu hồn cổ điển.
Thơ Huy Cận có nỗi buồn “thiên cổ sầu”, “sầu vũ trụ” nhưng hơn cả vẫn là cái tôi
ảo não, một nỗi sầu nhân thế lan tỏa khắp thời gian, giăng mắc khắp không gian.
Như mọi nguồn nước đều đổ ra biển cả cuộc đời, bao nỗi sầu từ mọi ngả thế gian
kết đọng lại trong trang thơ ông một nỗi sầu trăm ngả:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Hệ thống từ láy “điệp điệp”, “song song” như mở ra tầng tầng lớp lớp những cơn
sóng lòng sầu buồn mênh mang của người lữ thứ. Đó là nỗi buồn của cá nhân khi
đối diện với không gian sóng nước mênh mông, khi cảm nhận được kiếp người nhỏ
bé, trôi dạt như cành củi khô dập dềnh sóng nước. Tác giả khéo léo kết hợp nghệ
thuật đảo ngữ và đối lập khiến câu thơ bảy chữ như vỡ ra thành từng mảnh cô đơn.
“Cảnh củi khô” là một sáng t N ạo G . T m HỊ ới T UY m ẾẻT ANH của - N HQ19
uy 2 2Cận khi nói về kiếp người chìm
nổi, khác với hình ảnh “cánh bèo” quen thuộc trong thơ ca xưa. Hình ảnh thơ đem
tới nỗi buồn rợn ngợp trong sự trống vắng, đơn côi. Đó cũng là sự khéo léo tài hoa
của một tâm hồn, trí tuệ uyên bác. Trong giây phút ngậm ngùi, sầu tủi về kiếp
người, về cuộc đời, nỗi nhớ quê hương cứ thế trào dâng da diết đến bâng khuâng
trong lòng thi sĩ: “Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
“Vời” là anh mắt nhìn về phương xa, ánh mắt dõi theo những con sóng nhấp nhô,
gối đầu lên nhau miên man tít tắp. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ khéo léo đã chở
chứa nỗi buồn nặng lòng với sông núi của thi nhân. Người xưa buồn nhớ quê
hương khi đang xa quê, nhìn khói, sóng sông trên sông mà nỗi nhớ quê dâng đầy.
Còn Huy Cận đang đứng giữa quê hương dẫu quê hương không còn mà cảm xúc
nhớ quê hương cũng không kém phần da diết. Đó không chỉ là nỗi nhớ, nỗi buồn
cô đơn của thi nhân mà còn là của cả một thế hệ khi phải sống trong cảnh nước mất
nhà tan. Tâm cảnh đã chi phối ngoại cảnh để Huy Cận cảm nhận về quê hương, thế
giới với một cái tôi rất riêng, đầy độc đáo. Để rồi ông đã đem đến cho thơ mới
những vần thơ rất cổ điển nhưng vẫn rất hiện đại.
Thơ phản ánh một cuộc đời, số phận nhưng cuộc đời ấy đã đi qua một tâm hồn,
một trí tuệ người làm thơ. Vì vậy mà “càng cá thể, càng độc đáo càng hay”. Lại
nghĩ về Hàn Mặc Tử trong những vần thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. Vẫn xuất phát từ khát
khao giao cảm với cuộc đời, con người tưởng đã quen trong muôn vàn áng thơ
khác... vậy mà người thơ vẫn tìm thấy cảm hứng riêng, phong cách riêng độc đáo.
Những tình cảm thiết tha chân thành của một kẻ sĩ đứng giữa hai bờ sinh tử, chơi
vơi giữa cõi thực và cõi mộng đã trùm phủ lên những vần thơ để đọng lại trong tâm
khảm người đọc bao dư ba khó phai mờ về khát khao đồng điệu với tình đời, tình người:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bên sông trăng đó
Có chở kịp trăng về tối nay”
Tất cả như tan loãng trong vầng trăng thân thuộc của Hàn Mặc Tử. Cảnh vật thiên
nhiên tràn ngập ánh trăng, một ánh vàng sáng loáng chiếu xuống dòng sông, làm
cho cả dòng sông và những bãi bồi lung linh, huyền ảo. “Dòng nước buồn thiu” đã
hóa thành dòng sông trăng lung linh, con thuyền khách đã hóa thành thuyền trăng.
Tác giả đã gửi gắm một tình yêu khát khao, nỗi ngóng trông, mong nhớ vào con
thuyền trăng, vào cả dòng s N ôngG .t TrHỊ TUY ăng. ẾT Ý A NtH - hơ N Q l 1922
ồng trong ngôn ngữ thơ thật là tài
hoa, thật là thơ đẹp với xứ Huế mộng mơ. Tác giả như lướt bút viết nên những câu
thơ nhẹ nhàng, sâu kín nhưng hàm chứa cả tình yêu bao la, nồng cháy đến vô cùng.
Câu thơ đau đáu một nỗi niềm mong đợi, một tia hi vọng mong manh trong sự
tuyệt vọng đến quằn quại của thi nhân. Liệu con thuyền chở đầy trăng ấy có kịp
neo đậu nơi bến bờ ước vọng, liệu tình yêu tha thiết nồng hậu của thi sĩ có tìm
được người để sẻ chia, đồng điệu.
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Trước nỗi đau thể xác và linh hồn tan rã, những vần thơ cất lên vô thức như những
hồi kí của đau thương với câu hỏi tu từ không lời giải đáp. Đó là nỗi xót xa, tuyệt
vọng của một con người tha thiết mê đắm với cuộc đời, khao khát bộc lộ tình yêu
đời và khắc khoải tìm kiếm sự đồng cảm, đồng điệu. Câu thơ sử dụng đến hai lần
đại từ phiếm chỉ “ai” gợi nhiều liên tưởng đến mối giao cảm của nhà thơ với người
con gái xứ Huế. Chẳng biết thôn Vĩ có hiểu cho mối tình đơn phương mà tha thiết
đó không? Chẳng hay người thôn Vĩ có tình cảm đậm đà với mình không? Áng thơ
mở đầu là một câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”, và khép lại bài thơ
cũng là một câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà” khiến cho nỗi niềm của tác
giả được đẩy lên đến đỉnh điểm. Cảm xúc cứ day dứt, cứ xoay vòng, xoáy sâu như
một cơn lốc, đầy băn khoăn, trăn trở, nhưng thực ra lại chính là những khao khát
sống, những yêu thương, gắn bó với cuộc đời của một con người ở vực thẳm của
sự tuyệt vọng. Hai chữ “đậm đà” khép lại bài thơ như muốn toát lên bao khao khát,
mong mỏi ai đó thấu hiểu cho tình yêu, cho sự đậm đà của tình người. “Bài thơ
hay làm cho người ta không còn nhìn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người.
Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta cảm thấy như là tiếng ca cất lên từ lòng
mình, như là của mình vậy” (Tố Hữu). Tâm hồn và trí tuệ của Hàn Mặc Tử kết
đọng trong từng lời thơ, lay động đến trái tim, xúc cảm, đọng lại dư ba xao xuyến
nơi tâm hồn bao thế hệ bạn đọc.
Buy-phông viết: “Phong cách chính là người”. Nguyễn Tuân cũng nói: “Tôi
quan niệm, đã viết văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng của riêng mình.
Văn chương cần có sự độc đáo hơn trong bất cứ lĩnh vực nào”. Sáng tạo bao giờ
cũng là yêu cầu to lớn đặt ra với mỗi người nghệ sĩ khi anh bước vào làng văn.
Người nghệ sĩ phải thâm nhập vào đời sống, phải trở thành những người thợ lặn
trong bể cuộc đời để kiếm tìm những viên ngọc còn khuất lấp, đem nó ra ánh sáng
và chiếu tỏa đến hồn người. Anh còn phải có những rung cảm mãnh liệt, phải có
nỗi đau đời, đau người, đau trước sự đổi thay của thời thế. Để rồi chính từ những
cảm xúc tế vi nhất ấy nơi thẳm sâu trong tâm hồn, người nghệ sĩ cất lên những
tiếng ca bất tử về cuộc đời, về NG. T con HỊ TU ngưYẾT ời, A tNH ỏa- NrQ a 1 922
ánh sáng của tài năng và lương tri
người viết “Người viết văn là một người rất nặng nợ với đởi. Cuộc đời anh ta
không bao giờ được phép ngừng lăn lộn trong cuộc sống thực tế, không bao giờ
ngừng nghiên cứu và quan sát.” (Đặng Thai Mai). Tuy nhiên, trên tinh thần sáng
tạo cái mới, văn chương không xa rời hiện thực, đó là kim chỉ nam của mỗi nhà
văn, nhà thơ khi bước chân vào địa hạt văn chương. Chỉ có tuân theo nguyên tắc
ấy, tiếng thơ, lời văn của anh mới có thể chở chứa được sức quảng đại mạnh liệt,
sống mãi với không gian, thời gian và với muôn đời.
Văn chương là sự kết tinh kì diệu vì nó vừa là sản phẩm của cảm xúc, tình cảm,
vừa là biểu hiện cho tài năng, bút lực của người nghệ sĩ. Mảnh đất văn chương sẽ
chỉ màu mỡ, tốt tươi khi có bàn tay của những người làm vườn tài năng và tâm
huyết. Họ phải chắt chiu những hạt giống cuộc đời và vun trồng, gặt hái quả ngọt
thơ văn. Để mỗi tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ là một thứ quả ngọt căng mọng
vẻ đẹp long lanh tuyệt mĩ và tỏa ra hương thơm chín nồng của tình đời, tình người.
Mãi mai về sau với muôn đời, người nghệ sĩ muốn đứa con của mình hóa thành bất
tử, lưu đọng mãi trong trái tim nhân loại, không gì khác ngoài nghiên cứu, lao
động nghệ thuật, chắt chiu từng con chữ và viết nên trang.