-
Thông tin
-
Quiz
Nhận thức của sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về chất lượng giấc ngủ hiện nay | Tiểu luận Thiết kế nghiên cứu xã hội học
Thay vì sống theo khuôn khổ của đồng hồ sinh học truyền thống, sinh viên lại tận dụng thời gian ban đêm để có thể làm việc và học tập một cách hiệu quả. Điều đó khiến việc quan tâm, nhận thức đúng đắn về chất lượng giấc ngủ của các bạn trẻ ở lứa tuổi sinh viên còn nhiều hạn chế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thiết kế nghiên cứu xã hội học 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Nhận thức của sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về chất lượng giấc ngủ hiện nay | Tiểu luận Thiết kế nghiên cứu xã hội học
Thay vì sống theo khuôn khổ của đồng hồ sinh học truyền thống, sinh viên lại tận dụng thời gian ban đêm để có thể làm việc và học tập một cách hiệu quả. Điều đó khiến việc quan tâm, nhận thức đúng đắn về chất lượng giấc ngủ của các bạn trẻ ở lứa tuổi sinh viên còn nhiều hạn chế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thiết kế nghiên cứu xã hội học 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
ĐỀ TÀI : ‘‘Nhận thức của sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền về chất lượng giấc ngủ hiện nay’’
I, Tính cấp thiết của đề tài:
- Ông bà ta quan niệm: Sức khỏe là yếu tố đặt lên hàng đầu
- Thế hệ ngày nay lại cho rằng: sự nghiệp là yếu tố quan trọng chủ chốt và có xu
hướng ít để tâm đến sức khỏe chính mình, đặc biệt là chất lượng giấc ngủ.
=> Thay vì sống theo khuôn khổ của đồng hồ sinh học truyền thống, sinh viên lại
tận dụng thời gian ban đêm để có thể làm việc và học tập một cách hiệu quả.
Điều đó khiến việc quan tâm, nhận thức đúng đắn về chất lượng giấc ngủ của các
bạn trẻ ở lứa tuổi sinh viên còn nhiều hạn chế.
- ngủ là một quá trình giúp cơ thể thoát khỏi những mệt nhọc, căng thẳng, và phục
hồi năng lượng tiêu hao trong ngày. Mỗi người chúng ta thường dành một phần ba
cuộc đời cho những giấc ngủ, hay nói cách khác nếu như chúng ta sống đến 90 tuổi
thì thời gian chúng ta dành cho việc ngủ là 30 năm.
=> chứng tỏ rằng giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
+ Theo Đài phát thanh Mỹ National Public Radio, nhà sản xuất vòng tay theo dõi
sức khỏe Jawbone (gọi tắt là UP) công bố một nghiên cứu dựa trên 1,4 triệu giấc
ngủ của hàng ngàn sinh viên đến từ 100 trường đại học chứng minh rằng sinh viên
không bị thiếu ngủ như chúng ta vẫn nghĩ. Giấc ngủ trung bình của hầu hết sinh
viên là 7 tiếng 3 phút mỗi ngày trong tuần và 7 tiếng 38 phút một ngày vào cuối
tuần. Kết luận cho vấn đề này là sinh viên càng học hành vất vả thì sinh viên càng thức khuya hơn.
+ Một minh chứng do Tạp chí U.S News & World Report công bố: Các sinh viên
tại các trường hàng đầu như Columbia, Stanford, MIT, Princeton và Brown thường thức đến 1 giờ sáng.
+ Một kết quả nghiên cứu khác của các bạn sinh viên khoa Toán - Thống kê trường
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho thấy: Hầu hết sinh viên tham gia khảo sát
của họ ngủ từ 7 - 9 giờ mỗi ngày (bao gồm cả giấc ngủ chính và cả những buổi
nghỉ ngắn) để cảm thấy được nghỉ ngơi và có sức hồi phục, trong đó sinh viên dành
từ 1h30-2h để có 1 giấc ngủ trưa. Điều này không có nghĩa là sinh viên sẽ bị ảnh
hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mình mà chỉ là họ sẽ ngủ bù vào ban ngày.
- Nhiều bạn ưa chuộng học tập và làm việc vào ban đêm bởi sự tập trung tối đa và mang đến hiệu quả cao.
- Nhiều bạn lại bị tác động từ mạng xã hội hoặc các phương tiện thông tin khác dẫn
đến đồng hồ sinh học mỗi ngày có sự khác biệt rõ rệt hơn với truyền thống.
- Một số sinh viên khác còn gặp một số lý do ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
mình như stress, yếu tố tình cảm cá nhân, chơi game hay thậm chí dành buổi đêm
để đi làm việc kiếm thêm thu nhập bản thân.
+ Dựa trên thống kê của một số sinh viên trường Đại học Duke thuộc Bắc Caroline
cho biết: ‘‘Vô số sinh viên thừa nhận việc ngủ chỉ mang đến cho họ cảm giác áy
náy giống như đang làm sai điều gì, một dấu hiệu của sự thụt lùi và bất lực. Ở đại
học ‘‘Nghỉ ngơi’’ là từ khóa bị kỳ thị nhiều nhất’’. Những yếu tố trên phần nào đã
ảnh hưởng đến lối sống hàng ngày cũng như lớn hơn là ảnh hưởng đến sự phát
triển toàn diện bản thân mỗi sinh viên.
- Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò lớn đến sự phát triển con người.
+ Không thể phủ nhận rằng, nhiều sinh viên vẫn tận dụng thời gian ban đêm dành
cho làm việc cá nhân và ngủ thêm vào buổi sáng (tránh thời gian học) hoàn toàn
đem đến kết quả tốt về chất lượng giấc ngủ. Điều này cũng là sự khác biệt lớn với
thời gian làm và nghỉ truyền thống nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng giấc ngủ của mỗi sinh viên.
+ Tuy nhiên phần lớn, sinh viên sẽ cảm thấy chán nản, buồn ngủ, không tập trung
bài giảng khiến chất lượng học tập ngày càng đi xuống. Thậm chí nó còn tác động
đến sự tập trung của mọi người xung quanh khiến họ sẽ bị lôi cuốn và sự mất tập
trung trong việc học tập.
2. Đối tượng nghiên cứu : Nhận thức của sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển
Học viện Báo chí và Tuyên truyền về chất lượng giấc ngủ.
3. Khách thể nghiên cứu : Sinh viên từ năm 1 đến năm 4 khoa Xã hội học và Phát
triển của Học viện Báo Chí và Tuyên truyền .
4. Phạm vi khách thể : Học viện Báo Chí và Tuyên truyền – 36 Xuân Thủy, Dịch
Vọng Hậu, Cầu Giấy , Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Tiến hành thu thập và phân tích những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
nhằm mục đích tổng quan tài liệu để hiểu rõ hơn vấn đề. Kết quả của quá trình thu
thập và phân tích tài liệu giúp tìm được hướng đi cho đề tài và tổng kết trong
phần tổng quan nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Sử dụng bảng hỏi Anket để tiến hành thu thập thông tin, đảm bảo thu thập được
thông tin một cách khách quan nhất. KHUNG LÝ THUYẾT
6. Phương pháp chọn mẫu : -
Nhóm dân số mục tiêu : Sinh viên từ năm nhất đến năm tư của khoa Xã hội
học và Phát triển , học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Cỡ mẫu: được tính như sau • n Trong đó: n = Cỡ mẫu
N = Số lượng tổng quần thể
e = Sai số cho phép (± 5%)
- Chiến lược chọn mẫu: Chọn mẫu phân cụm, nhóm thực hiện như sau
Bước 1 : Lấy danh sách sinh viên tất cả các lớp của khoa Xã hội học và Phát triển
trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bước 2 : Tiến hành chọn cỡ mẫu : tổng số sv của khoa XHH&PT - HVBC&TT là
420 sinh viên, áp dụng công thức ta tính được n=205; vì thế mỗi lớp chọn ngẫu
nhiên 26 sinh viên và tiến hành điều tra
7 . MA TRẬN GIẢ THUYẾT-BIẾN SỐ-THANG ĐO (định lượng) Câu hỏi Giả Biến số Thang Câu hỏi đo lường nghiên thuyết đo Tên biến số Định cứu của nghĩa biến đề tài số Câu hỏi Phần lớn nghiên sinh viên cứu 1: khoa “Nhận XHH&P thức của T Sinh viên HVBCTT khoa đều có XHH&P nhận T Học thức về chất viện Báo lượng chí và giấc ngủ Tuyên
Biến số Đặc điểm Là các Thang
1. Giới tính của bạn là truyền về độc lập cá nhân: thông tin đo định gì? chất - giới tính cơ bản để danh 2. Bạn đang là sinh lượng phân biệt, - năm học viên năm thứ mấy? giấc ngủ” nhận biết - chuyên 3. Chuyên ngành bạn khách thể ngành học đang theo học?
Biến số 1. Mức độ Là quá Thứ bậc 1.1. Bạn đã tiếp phụ nhận biết trình tiếp cận/nghe/biết đến thuộc các thông thu kiến những thông tin về một tin về một thức và
giấc ngủ có chất lượng giấc ngủ có những am chưa? chất lượng hiểu của 1.2.Bạn tiếp khách thể cận/nghe/biết đến về chất những thông tin đó từ lượng giấc những nguồn nào? ngủ 1.3.Theo bạn, ngủ là như thế nào? 1.4. Giấc ngủ là gì? 1.5.Giấc ngủ có chất lượng là gì? 1.6. Theo bạn, đâu là “khung giờ vàng” thích hợp để đi ngủ? 1.7. Theo bạn một ngày, ngủ bao lâu thì gọi là ngủ đủ giấc? 2. Mức độ 2.1.Theo bạn, giấc ngủ nhận biết có chất lượng sẽ đem về lợi ích, lại những lợi ích gì? tầm quan 2.2.Bạn đã biết đến trọng của
những cách thức nào để giấc ngủ có có một giấc ngủ chất chất lượng lượng? 3. Mức độ 3.1.Theo bạn, những nhận biết
biểu hiện nào dưới đây của sinh cho thấy giấc ngủ kém viên về chất lượng biểu hiện, 3.2.Theo bạn những nguyên nguyên nhân nào gây ra nhân gây các vấn đề giấc ngủ ra giấc kém chất lượng ngủ kém 3.3.Theo hiểu biết của chất lượng bạn, một giấc ngủ kém chất lượng sẽ gây ra những hậu quả gì? Câu hỏi Giả nghiên thuyết cứu 2. 2.1. Học Những tập và yếu tố mạng xã ảnh hội là hai hưởng yếu tố đến chất ảnh lượng hưởng giấc ngủ nhiều của sinh nhất đến viên CLGN Khoa của sinh XHHPT viên khoa HVBCTT XHHPT HVBCTT Biến số 2.1. Những Thứ bậc độc lập yếu tố xã hội ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ 2.1.1. Thời gian đi học - Học tập trên trường của bạn? 2.1.2. Trung bình một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để tự học? 2.1.3. Bạn có đi làm - Làm thêm thêm không? 2.1.4. Bạn làm thêm vào khoảng thời gian nào? 2.1.5. Tổng thu nhập một tháng của bạn dựa trên công việc làm thêm? 2.1.6. Bạn có tham gia - Hoạt động
các hoạt động thể dục TDTT thể thao không? 2.1.7. Tần suất tham gia các hoạt động TDTT của bạn? 2.1.8. Mỗi buổi bạn dành bao nhiêu thời gian để tập TDTT? - Internet 2.1.9. Bạn sử dụng internet vào mục đích nào? 2.1.10. Tần suất sử dụng internet của bạn trong một ngày? 2.1.11. Thời gian sử dụng internet sau 10h đêm của bạn? 2.2. Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chất lượng giấc - Nơi ngủ - Cơ sở vật chất chỗ ngủ - Các yếu tố xung quanh (ánh sáng, tiếng ồn) Biến số * Mức độ Khoảng
1. Đánh giá mức độ ảnh phụ quan tâm
hưởng của học tập đến thuộc của sinh
chất lượng giấc ngủ của viên về các bạn? ( 1-5 không ảnh yếu tố ảnh
hưởng - rất ảnh hưởng) hưởng đến
- khối lượng bài tập… chất lượng - thời hạn nộp bài… giấc ngủ - kết quả học tập…
2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc làm thêm đến chất lượng
giấc ngủ của bạn? (1-5) - thời gian làm việc - khối lượng công việc - áp lực công việc
3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của TDTT đến CLGN của bạn? (1-5 không ảnh hưởng - rất ảnh hưởng) 4 . Đánh giá mức độ ảnh hưởng của internet đến CLGN của bạn? (1- 5 không ảnh hưởng - rất ảnh hưởng) 5 . Đánh giá mức độ
ảnh hưởng của nơi ngủ đến CLGN của bạn (1 - 5 từ rất không thoải mái - rất thoải mái)? - ngủ ở nhà - ở trọ - ở khách sạn 5. Đánh giá mức độ
thoải mái về cơ sở vật
chất nơi ngủ của bạn (1 - 5 rất không thoải mái - rất thoải mái)? giường ngủ nệm ngủ chăn gối mùi hương điều hoà 6 . Đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh nơi ngủ
của bạn đến chất lượng giấc ngủ? (1-5 rất không thoải mái - rất thoải mái)? ánh sáng tiếng ồn Phần 1. Thông tin chung
1. Giới tính của bạn là gì? - Nam - Nữ - Khác
2. Bạn đang học năm mấy? - Năm nhất - Năm hai - Năm ba - Năm tư
3. Bạn đang học chuyên ngành nào? - XHH - CTXH
Phần 2. Nhận thức về CLGN
4. Bạn đã tiếp cận/nghe/biết những thông tin về CLGN chưa? - Chưa nghe bao giờ - Đã từng nghe qua
5. Bạn đã tiếp cận/nghe/biết những thông tin về CLGN qua những nguồn nào? - Sách, báo, tạp chí - Tivi, đài - Mạng xã hội
- Gia đình, bạn bè, người quen, thầy cô giáo - Khác
6. Theo hiểu biết của bạn, ngủ là gì? ( có thể chọn 2 đáp án)
- Trạng thái mắt nhắm lại, giúp cho cơ bắp thư giãn
- Một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể có tính chất chu kỳ ngày đêm; trong
đó toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, tạm ngừng hoạt động tri giác và trí thức, các cơ
bắp giãn mềm, các hoạt động hô hấp, tuần hoàn chậm lại
- Là trạng thái những cảm giác và vận động bị hoãn lại một cách tương đối, nhận
thức đối với chất kích thích của môi trường bị giảm sút
7. Theo hiểu biết của bạn, giấc ngủ là gì? (Có thể chọn 2 đáp án)
- Là một tình trạng của cơ thể và lý trí xảy ra trong vài giờ, khi mà các hoạt động
thần kinh bị hạn chế, mắt nhắm lại, có vai trò làm cho cơ bắp được thư giãn, các
hoạt động của ý thức hầu hết bị hạn chế.
- Là khoảng thời gian giúp con người tái tạo năng lượng
- Là khoảng thời gian ngủ, trong đó các trạng thái ngủ diễn ra liên tiếp 2 giai đoạn :
giai đoạn NREM ( giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh) và REM ( giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh )
8. Theo bạn, thế nào là một giấc ngủ chất lượng ? (Có thể chọn 2 đáp án)
- Là khi giấc ngủ đảm bảo đầy đủ về chất lượng, số lượng, thời gian; và khi ngủ dậy,
người ta cảm thấy khoan khoái dễ chịu về thể chất và tâm thần.
- Là một giấc ngủ sâu, ngủ suốt từ đêm tới sáng, hầu như không thức dậy trong đêm
hoặc tối đa chỉ 1 lần thức dậy
- Là một giấc ngủ giúp chúng ta tái tạo năng lượng
- Ngủ đủ số giờ được khuyến nghị cho nhóm tuổi của mình. - Khác
9. Theo bạn, đâu là “khung giờ vàng”thích hợp để đi ngủ?
- Giờ ngủ khoa học là 21h -23h đêm ; thời gian thức dậy tốt nhất khoảng 5h-6h sáng
- Đi ngủ khi hết năng lượng; thức dậy khi bản thân đã tái tạo được năng lượng
- Không có “ khung giờ vàng”, đi ngủ sau khi hoàn thành công việc và thức dậy thời gian tùy thích - Khác.
10.Theo bạn, một ngày ngủ bao nhiêu gọi là ngủ đủ giấc?
- Theo khuyến cáo thanh niên và người trưởng thành cần ngủ 7-9 tiếng/ ngày.
- Ngủ khi bản thân mệt mỏi, căng thẳng, cần tái tạo năng lượng.
- Ngủ đủ giấc trong một ngày bao gồm ngủ buổi trưa và ngủ buổi tối - Khác
11.Theo bạn, giấc ngủ có chất lượng sẽ đem lại những lợi ích gì? ( chọn tối đa 3 đáp án)
- Giấc ngủ chất lượng hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất, góp phần vào nâng cao
chất lượng cuộc sống con người
- Giấc ngủ chất lượng giúp tăng cường sức khỏe để ngăn ngừa bệnh tật , thương tích
- Giấc ngủ chất lượng giúp con người tái tạo lại năng lượng sau một ngày làm việc
căng thẳng, nâng cao hiệu quả công việc.
- Giấc ngủ chất lượng giúp bộ não của con người được nghỉ ngơi, giúp tăng độ minh
mẫn và cải thiện chức năng bộ não.
- Dễ dàng duy trì cân nặng lành mạnh
- Cải thiện khả năng ghi nhớ: giấc ngủ chất lượng giúp bạn tăng cường sự liên kết
giữa các tế bào thần kinh,giúp bạn cải thiện khả năng ghi nhớ.
12. Bạn đã biết đến những cách thức nào để có một giấc ngủ chất lượng (chọn tối đa 3 đáp án)
- Giảm tiếp xúc các thiết bị điện tử trước khi ngủ
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích
- Thư giãn trước khi ngủ ( nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền, tập yoga,....)
- Sử dụng trà thảo mộc
- Tập thể dục thường xuyên
- Chế độ ăn uống lành mạnh
13. Theo bạn, thế nào là một giấc ngủ kém chất lượng? (Chọn tối đa 3 đáp án)
- Là giấc ngủ không sâu, thường hay mơ, mộng du ; bạn thường xuyên thức dậy trong đêm
- Sau khi thức dậy, bạn thấy cơ thể mệt mỏi, rất khó để tỉnh táo và khó tập trung vào công việc.
- Tư thế ngủ không thoải mái, cơ thể bị tì đè dẫn đến đau nhức xương khớp, lằn da,
và tê cứng tay chân do máu không lưu thông.
- Bạn cảm thấy thèm ăn hơn, ăn nhiều hơn vào ngày hôm sau đặc biệt là thích đồ ăn ngọt. - Khác
14. Theo bạn những nguyên nhân nào gây ra các vấn đề giấc ngủ kém chất
lượng? (Chọn tối đa 3 đáp án)
- Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
- Sử dụng chất kích thích, đồ uống caffein trước khi ngủ - Lạm dụng thuốc ngủ
- Ăn quá no trước khi ngủ - Lịch làm việc
- Ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường - Khác
15. Theo hiểu biết của bạn, một giấc ngủ kém chất lượng sẽ gây ra những hậu
quả gì? ( Chọn tối đa 3 đáp án)
- Ảnh hưởng không tốt đến não bộ: ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, gây ra suy
giảm trí nhớ, mất tập trung, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin cũng bị hạn chế
- Dễ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư; các vấn đề về thị lực và ảo giác
- Gây rối loạn tâm lý: gây ra tác động tiêu cực đến tâm lý nhất là các vấn đề về thần kinh
- Dễ bị béo phì , thừa cân: giấc ngủ không chất lượng làm gián đoạn quá trình đào
thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể làm tăng nguy cơ gây béo phì, thừa cân. - Khác
16. Thời gian đi học trên trường của bạn? - Buổi sáng - Buổi chiều - Buổi tối
17. Trung bình một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để tự học? - Dưới 1 tiếng - Từ 1 - dưới 2 tiếng
- Từ 2 tiếng - dưới 3 tiếng - Từ 3 tiếng trở lên
18. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của học tập đến chất lượng giấc ngủ của bạn?
( 1-5 không ảnh hưởng - rất ảnh hưởng) 1 2 3 4 5 Khối lượng bài tập Thời hạn nộp bài Kết quả học tập
19. Bạn có đi làm thêm không? - Có - Không
20. Bạn làm thêm vào khoảng thời gian nào?
- Buổi sáng (6h - trước 12h)
- Buổi trưa (12h - trước 18h) - Buổi tối ( 18h- 22h30) - Khác
21. Tổng thu nhập một tháng của bạn?
- Từ 1 triệu - dưới 3 triệu
- 3 triệu - dưới 5 triệu - Trên 5 triệu - Khác
22. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc làm thêm đến chất lượng giấc ngủ của bạn? (1-5) 1 2 3 4 5 Thời gian làm việc Khối lượng công việc Áp lực công việc
23. Bạn có tham gia các hoạt động thể dục thể thao không? - Có - Không
24. Tần suất tham gia các hoạt động TDTT của bạn? - Từ 1 - 2- buổi/ tuần - Từ 3 - 4 buổi/ tuần - Từ 5 - 6 buổi/ tuần
25. Mỗi buổi bạn dành bao nhiêu thời gian để tập TDTT? - Dưới 30 phút
- Từ 30 phút - dưới 1 tiếng
- Từ 1 tiếng - dưới 1 tiếng 30 phút
- Từ 1 tiếng 30 phút trở lên
26. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của TDTT đến CLGN của bạn? (1-5 không ảnh
hưởng - rất ảnh hưởng)
27. Bạn sử dụng internet vào mục đích nào? - Học tập - Giải trí