Nhận thức và định hướng của sinh viên kế toán với cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Nhận thức và định hướng của sinh viên kế toán với cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/351617963
Nhận thức và định hướng của sinh viên kế toán với cách mạng công nghiệp
4.0: Nghiên cứu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Article · November 2019 CITATIONS READS 0 3,514 1 author: Luong Thi Han Ha Noi University of Industry 7 0
PUBLICATIONS CITATIONS SEE PROFILE
All content following this page was uploaded by Luong Thi Han on 16 May 2021.
The user has requested enhancement of the downloaded file.
Nhận thức và định hướng của sinh viên kế toán với cách mạng
công nghiệp 4.0: Nghiên cứu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Lương Thị Hân, Nguyễn Thị Ngọc Hiền
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Email: luongthihan@haui.edu.vn Mã bài: HTQG.10
Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 17/11/2019 Ngày nhận bài: 16/10/2019
Ngày chấp nhận đăng: 20/11/2019 Tóm tắt
Tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường tất yếu của các quốc gia nếu muốn
phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Nhận thức được điều đó, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các
ngành chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy vậy, mức độ chủ động tham gia
cuộc Cách ngày ở nước ta còn thấp. Có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân nhận thức
về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thống nhất, chất lượng
nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng. Với 285 phiếu điều tra và sử
dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả với bộ dữ liệu sơ cấp thu thập được, mục đích của bài
viết này là kiểm tra nhận thức và định hướng về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sinh
viên kế toán tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Các phát hiện cho thấy phần lớn sinh viên
biết và đã nghe về Cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng họ thiếu kiến thức chi tiết về vấn đề này.
Hầu hết sinh viên có ý kiến trung lập hoặc không thể hình thành nhận thức cụ thể về các khía
cạnh khác nhau của Cách mạng công nghiệp 4.0. Kết quả cũng cho thấy hầu hết các sinh viên rất
muốn biết thêm về Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ những kết quả được phân tích, bài viết đưa ra
các đề xuất nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi nhận thức về Cách mạng công nghiệp 4.0 trong sinh viên kế toán.
Từ khóa: Sinh viên kế toán, nhận thức, cách mạng công nghiệp, cách mạng công nghiệp 4.0 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa
và sinh học, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống
chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên quy
mô toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay và được dự báo làm thay
đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia đang đứng
trước những cơ hội và thách thức. Nhiều quốc gia đang phát triển đã bị lỡ cơ hội tận dụng các 176
thành tựu của các cuộc cách mạnh khoa học kỹ thuật trước đó để phát triển đất nước. Vì thế,
Cách mạng công nghiệp 4.0 được cho là cơ hội “vàng” để các nước đang phát triển nắm bắt cơ hội và vươn lên.
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, trong tương lai, các công việc lặp đi lặp lại, dựa trên các quy
tắc rất có thể sẽ được tự động hóa bởi hệ thống, máy móc hoặc robot như tài xế, phi công, đóng
gói, thu ngân, kế toán, thư ký kế toán; kiểm toán, thanh toán, đăng bài (Cục Thống kê Lao động
Hoa Kỳ, 2017). Điều này có nghĩa bản chất của các công việc trong tương lai chắc chắn sẽ thay đổi
do kết quả của Cách mạng công nghiệp 4.0. Sinh viên có thể không có được việc làm trong các
lĩnh vực đang theo học. Đây là một trong những thách thức đi kèm với Cách mạng công nghiệp 4.0
khi nó được áp dụng hoàn toàn ở Việt Nam. Do đó dũng cảm, sáng tạo và táo bạo là vũ khí khi
sinh viên đối mặt với những thách thức do Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Tại Việt Nam với mục tiêu tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 đem lại cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại
hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học -
công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc
lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái. Mới
đây ngày 27 tháng 9 năm 2019 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52-NQ/TW về một số chủ
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể, theo Nghị
quyết 52 của Bộ Chính trị đã thể hiện rõ quan điểm và sự quyết tâm của Đảng cộng sản Việt
Nam khi coi "chủ động, tích cực than gia cuộc CM 4.0 là yếu tố khách quan, coi đây là nhiệm vụ
có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng
đắn về nội hàm, bản chất của cuộc CMCN 4.0 để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó
là giải pháp đột phát mới bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát
triển kinh tế - xã hội".
Theo đó, CM4.0 đòi hỏi đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo
của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính
trị - xã hội; Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia; chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu;
chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; chính sách phát triển
nguồn nhân lực; chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên; chính sách hội nhập quốc
tế; chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các
tổ chức chính trị - xã hội.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong Nghị quyết 52 nêu rõ: “Rà soát tổng thể, thực
hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp
cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát
triển; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu. Đổi
mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy đánh giá của doanh nghiệp làm thước
đo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khuyến
khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số. Hình thành mạng học tập mở 177
của người Việt Nam. Thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an
ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận
thức, xây dựng văn hoá số trong cộng đồng” (Nghị quyết 52-NQ/TW, 2019).
Các trường đại học có sứ mệnh đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp
ứng nhu cầu lao động cấp thiết cho Cách mạng công nghiệp 4.0. Giáo dục phải tạo ra những sinh
viên tốt nghiệp có khả năng sáng tạo cao, làm chủ công nghệ, có khả năng phân tích, dự đoán. Vì
vậy, trong giáo dục và đào tạo, một số môn học sẽ phải ngừng giảng dạy thay thế vào đó là
những môn học cần thiết cho sự phát triển tất yếu như Robot, tự động hóa… bởi mong muốn của
chính phủ là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhiều sinh viên ra trường có nguy cơ không
tìm được việc làm. Tuy nhiên Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mang lại rất nhiều cơ hội cũng
như lợi ích nếu họ biết tận dụng cơ hội và chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0
Phần tiếp theo của bài viết sẽ tập trung làm rõ nhận thức và định hướng của sinh viên trước
Cách mạng công nghiệp 4.0 từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 cho sinh viên.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Cách mạng cộng nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của
chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh
để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong
Ngày 20/01/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại
thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”,
thu hút sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia và hơn 2.500 quan khách từ hơn 100 quốc gia
bao gồm các CEO và nhân vật nổi tiếng... Khái niệm Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay
Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã được làm rõ tại diễn đàn này.
Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới:
"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản
xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách
mạng lần thứ 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc
Cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ
lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học". Theo ông Klaus Schwab, tốc
độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các
cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải
là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và
chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống
sản xuất, quản lý và quản trị
Theo từ điển Oxford, Cuộc cách mạng công nghiệp được định nghĩa là sự phát triển nhanh
chóng của ngành công nghiệp xảy ra ở Anh vào cuối thế kỷ 18 và 19, và nhanh chóng lan rộng
khắp thế giới. Nó được bắt đầu bằng việc giới thiệu máy móc và sau đó được đặc trưng bởi việc
sử dụng năng lượng hơi nước để cơ giới hóa sản xuất (cuộc cách mạng thứ nhất), sử dụng năng
lượng điện để tạo ra sản xuất hàng loạt hàng hóa sản xuất (cuộc cách mạng thứ hai) và sử dụng
công nghệ thông tin và điện tử để tự động hóa sản xuất (cuộc cách mạng thứ ba). 178
Cách mạng công nghiệp 4.0 không giống với các cuộc cách mạng trước đây vì nó được đặc
trưng bởi sự hợp nhất của các công nghệ liên quan đến phạm vi vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là một tiến bộ công nghệ bao gồm xu hướng tự động hóa và trao đổi
dữ liệu mới nhất như hệ thống vật lý không gian mạng, Internet vạn vật, điện toán đám mây và
điện toán nhận thức. Nó còn được gọi là "nhà máy thông minh", nơi các quy trình vật lý được
giám sát bởi hệ thống công nghệ và việc ra quyết định được phân cấp. Điều này sẽ dẫn đến tăng
năng suất. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại tác động lớn cho toàn thế giới vì nó ảnh
hưởng đến cách sống, làm việc, vui chơi, giao tiếp xã hội.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ
thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo
(AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công
nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy
vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng
tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự
lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions) và công nghệ nano. Hiện, Cách mạng Công nghiệp
4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ
hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.
Trong thời gian tới cách mạng công nghiệp 4.0 cũng được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nhiều
ngành nghề trong đó có nghề kế toán. Cuộc cách mạng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kế toán theo
nhiều cách khác nhau và mang lại cả lợi ích và rủi ro cho kế toán. Các công việc văn phòng hỗ
trợ như nhập dữ liệu và lưu giữ sổ sách, sẽ có dự báo về nhu cầu giảm do thay thế bằng AI và gia
công toàn cầu. Trong khi loại công việc liên quan đến lập kế hoạch quản lý và sản phẩm cũng
như nghiên cứu và phát triển có thể có nhu cầu tăng lên. Trong Cách mạng công nghiệp 4.0, kế
toán sẽ tham gia ít hơn vào các hoạt động tự động mà cần tập trung nhiều hơn vào các chiến lược
lớn của các công ty. Do đó, để duy trì nhu cầu mạnh mẽ, họ cần trang bị cho mình nhận thức và
kiến thức về phát triển các kỹ năng mới.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trước đây tập trung vào nhận thức của những người
quản lý và vào ngành công nghiệp sản xuất, ít đề cấp đến nhận thức trong Cách mạng công
nghiệp 4.0, đặc biệt là sinh viên. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả, không có nghiên cứu nào
được thực hiện liên quan đến nhận thức về Cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, bài viết này có
thể thu hút nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề này trong tương lai.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sinh viên là một trong những nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định thành công Cách
mạng công nghiệp 4.0. Vấn đề đặt ra là sinh viên hiểu thế nào về Cách mạng công nghiệp 4.0?
Sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của cuộc cách mạng mới này chưa? Và họ phải làm
gì cho những thay đổi mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại? Vì lý do đó bài viết cố gắng đi
giải quyết và làm rõ những nội dung trên.
Nghiên cứu sử dụng một bảng câu hỏi, bao gồm hai phần, để thu thập dữ liệu. Phần I người
được khảo sát sẽ cung cấp các thông tin cá nhân như giới tính, năm theo học. Phần 2 được thiết kế
với 22 câu hỏi, trong đó 3 câu hỏi đầu nhằm mục đích tìm hiểu sinh viên kế toán đã biết về Cách 179
mạng công nghiệp 4.0 chưa? Biết qua nguồn thông tin nào? 19 Câu hỏi còn lại được thiết kế theo
thang đo Likert từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý) nhằm giải đáp câu hỏi hiểu biết của sinh
viên kế toán về Cách mạng công nghiệp 4.0, sự ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến
nghề kế toán và định hướng của sinh viên kế toán trước Cách mạng công nghiệp 4.0.
300 bảng câu hỏi đã được chuyển đến các sinh viên các khóa hiện đang theo học tại khoa
kế toán kiểm toán trường Đại học công nghiệp Hà Nội. Số phiếu thu về 290 phiếu, số phiếu hợp
lệ 285 phiếu đạt tỷ lệ 95%. Cỡ mẫu của nghiên cứu này được xác định dựa trên công thức n =
5*m trong đó n: Cỡ mẫu; m: Số lượng câu hỏi trong bảng hỏi. Công thức được đề xuất Dựa theo
nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998). Dữ liệu được phân tích bằng cách sử
dụng phần mềm SPSS, các phân tích chủ yếu là thống kê mô tả và tần số dựa trên các câu trả lời
4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH
Phần I với các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân. Kết quả phân tích cho thấy trong số
285 sinh viên kế toán tham gia khảo sát có 73 sinh viên năm thứ 1 chiếm tỷ lệ 25,6%; 72 sinh
viên năm thứ 2 chiếm tỷ lệ 25,3%; 70 sinh viên năm thứ 3 chiếm tỷ lệ 24,6%; 70 sinh viên năm
thứ 4 chiếm tỷ lệ 24,6%, đây là tỷ lệ hợp lý do số lượng sinh viên khảo sát ở các năm là khá đều
nhau, mang lại độ tin cậy cho nghiên cứu. Điều này được minh họa trong Bảng 1.
Bảng 1. Số lượng sinh viên tham gia khảo sát Tần số Tỷ lệ (%) Sinh viên năm 1 73 25.6 Sinh viên năm 2 72 25.3 Sinh viên năm 3 70 24.6 Sinh viên năm 4 70 24.6 Tổng 285 100.0
Ba câu hỏi đầu tiên của phần II tập trung các phát hiện liên quan đến thông tin của sinh
viên về Cách mạng công nghiệp 4.0. Đa số những người được hỏi (73.3%) đã nghe về Cách
mạng công nghiệp 4.0 và có kiến thức chung về nó. Khi được hỏi họ biết về Cách mạng công
nghiệp 4.0 qua nguồn thông tin nào? Phần lớn sinh viên trả lời biết về Cách mạng công nghiệp
4.0 thông qua Thầy/Cô; Sách, báo, mạng intrernet; Bạn bè; Khác. Có một tỷ lệ rất ít sinh viên
biết đến Cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua hội thảo. 76/285 sinh viên được khảo sát cho biết
họ chưa biết hoặc chưa từng biết đến đến sự tồn tại của cuộc cách mạng mới này. Đặc biệt phân
tích cho thấy 93% sinh viên được khảo sát có ý định và mong muốn được tìm hiểu thêm về cuộc
cách mạng mới này. Điều này được minh họa trong Bảng 2.
Bảng 2. Sinh viên biết và ý định tìm hiểu về Cách mạng công nghiệp 4.0 Tần số Tỷ lệ (%) Chưa biết về CM 4.0 76 26.7 Đã biết về CM 4.0 209 73.3 Tổng 285 100.0 180
Ý định tìm hiểu thêm về CM 4.0 Tần số Tỷ lệ (%)
Có ý định tìm hiểu thêm về CM 4.0 265 93.0
Không có ý định tìm hiểu thêm về CM 4.0 20 7.0 Tổng 285 100.0
Để thực hiện thành công cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Sinh viên, những người nắm
giữ và quyết định xu hướng phát triển của từng quốc gia cần phải hiểu biết sâu rộng nội dung
cũng như xu thế công nghệ mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, từ đó chủ động trong học
tập, nghiên cứu nâng cao sức sáng tạo, học tập và quan trọng hơn là làm chủ công nghệ.
Phần tìm hiểu về hiểu biết của sinh viên kế toán đối với Cách mạng công nghiệp 4.0 được
thiết kế với bảy câu hỏi về những nội dung cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0, được thiết kế
theo thang đo Likert từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý), dữ liệu phân tích thể hiện qua Bảng 3.
Bảng 3. Hiểu biết của sinh viên kế toán về Cách mạng công nghiệp 4.0 Min Max Mean
CM 4.0 sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho xã hội 1 5 4.26
CM 4.0 Máy móc và Robot làm việc một cách tự động 1 5 3.87
Máy móc và Robot sẽ thay thế con người trong các công 1 5 4.16
việc ít sáng tạo, lặp đi lặp lại, độc hại và nguy hiểm
CM 4.0 Máy móc và Robot làm được nhiều công việc 1 5 4.01
tinh vi mà con người đang phụ trách
Bảo mật là vấn đề quan trọng nhất trong CM 4.0 1 5 3.76
Chi phí ứng dụng CM 4.0 cho doanh nghiệp là rất lớn 1 5 3.69
CM 4.0 sẽ thay đổi mô hình kinh doanh giữa các ngành 2 5 3.75 Số quan sát hợp lệ 285
Theo kết quả ở bảng 3 thấy rằng hầu hết sinh viên được hỏi đồng ý rằng Cách mạng công
nghiệp 4.0 sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho tổ chức và xã hội. Nhận định này có căn cứ bởi tự
động hóa trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra năng suất và hiệu quả lao động cao hơn.
Sinh viên cũng cho rằng máy móc và Robot sẽ thay thế con người trong các công việc ít sáng
tạo, lặp đi lặp lại, độc hại và nguy hiểm. Bên cạnh đó bảo mật dữ liệu là mối quan tâm lớn nhất
trong Cách mạng công nghiệp 4.0 bởi công nghệ phát triển kết hợp với trí thông minh nhận tạo,
nguy cơ lộ thông tin, bị đánh cắp dữ liệu của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiêp là có thể xảy ra
va thường trực hàng ngày. Do vậy các chính sách mới, các quy định về việc bảo vệ dữ liệu và
ngăn chặn việc sử dụng trái phép dữ liệu phải được các chính phủ ban hành, phù hợp với sự phát
triển của Cách mạng khoa học 4.0, những hiểu biết khác về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
cũng được đại đa số sinh viên đồng ý. 181
Phần tìm hiểu về ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến nghề kế toán được thể hiện qua Bảng 4.
Bảng 4. Ảnh hưởng Cách mạng công nghiệp 4.0 đến nghề kế toán Min Max Mean
Robot sẽ thay thế nhân viên kế toán trong tương lai 1 5 2.44
Mọi vấn đề về kế toán đều có thể giải quyết thông qua máy móc 1 5 2.57
Kế toán có thể sẽ thất nghiệp 1 5 2.92
CM 4.0 mang lại thay đổi lớn trong việc tuyển dụng kế toán 1 5 3.65
Robot không thể thay thế con người trong phán đoán và ra quyết định 1 5 4.19 kế toán
CM 4.0 mang lại nhiều cơ hội học tập hơn trong đó có kiến thức 1 5 4.37 chuyên ngành
Số quan sát hợp lệ
Vẫn còn sớm để khẳng định rằng các công việc của kế toán sẽ được tự động hóa hoàn toàn
trong Cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng chắc chắn một số công việc đơn giản và mang tính lặp
đi, lăp lại của kế toán sẽ được thay thế bởi máy móc. Tuy nhiên máy móc không thể thay thế
hoàn toàn cong người trong việc nhận định, phán đoán các xu thế kế toán và ra các quyết định,
hợp thời điểm, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Với những nhận định: Robot sẽ thay thế nhân viên kế toán trong tương lai, Mọi vấn đề về
kế toán đều có thể giải quyết thông qua máy móc, Kế toán có thể sẽ thất nghiệp mà nhóm nghiên
cứu đưa ra. Những sinh viên được hỏi không thể đưa ra ý kiến chính xác về tác động của Cách
mạng công nghiệp 4.0 đối với việc làm, nhưng hầu hết họ đều đồng ý rằng Cách mạng công
nghiệp 4.0 sẽ mang lại tác động rất lớn đối với việc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp kế toán.
Thách thức của sinh viên trong tương lai không phải do nhu cầu tuyển dụng giảm đi, mà do các
ứng viên không có đủ các kỹ năng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng như tính sáng tạo, chia sẻ
kinh nghiệm, khả năng phán đoán, phân tích và ra quyết định.
Phần cuối của bảng hỏi tập trung tìm hiểu những định hướng của sinh viên kế toán trước
Cách mạng công nghiệp 4.0, kết quả phân tích được thể hiện qua Bảng 5
Bảng 5. Định hướng của sinh viên kế toán trước Cách mạng công nghiệp 4.0 Min Max Mean
Sinh viên đang thiếu thông tin chi tiết về CM 4.0 1 5 3.91
Tìm hiểu về CM 4.0 là rất quan trọng đối với sinh viên 2 5 4.27
Tính sáng tạo là rất cần thiết trong học tập và làm việc 1 5 4.32
Không ngừng cập nhật kiến thức mới 2 5 4.50
Sinh viên phải thay đổi phương pháp học tập 1 5 4.27 182
Nhà trường, giáo viên phải thay đổi chương trình đào 1 5 4.40
tạo và phương pháp giảng dạy phù hợp Số quan sát hợp lệ 285
Kết quả phân tích cho thấy đa số sinh viên đồng ý rằng họ thiếu kiến thức và thông tin về
Cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này thể hiện sinh viên chưa chủ động trong việc tự tìm kiếm
thông tin, thậm chí chưa chủ động trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin lẫn nhau. Tuy nhiên họ
đã ý thức được việc phải tự thay đổi phương thức học tập và mong muốn trường học rà soát lại
chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng sinh viên bởi: Các
trường Đại học là nơi sẽ đào tạo và cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho Cách mạng
công nghiệp 4.0. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đa số sinh viên dự định tìm hiểu thêm về
Cách mạng công nghiệp 4.0, chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, điều đó cho thấy Sinh viên
có thái độ tích cực và mong muốn trở thành một phần của cuộc cách mạng, họ đang từng bước
chuẩn bị hành trang vững vàng để bước vào cuộc Cách mạng mới này.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Bài viết đã bổ sung một góc nhìn mới cho công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
cho Cách mạng công nghiệp 4.0. Kết quả phân tích cho thấy phần lớn sinh viên kế toán có kiến
thức về Cách mạng công nghiệp 4.0, tuy nhiên hiểu biết còn chưa sâu điều này thể hiện một số
sinh viên chưa thể đưa ra ý kiến cụ thể, tỷ lệ sinh viên chưa biết đến Cách mạng công nghiệp 4.0
theo ý kiến nhà nghiên cứu còn tương đối lớn (26.7%). Nghiên cứu cũng cho thấy sinh viên thể
hiện thái độ tích cực, mong muốn được tìm hiểu thêm về Cách mạng công nghiệp 4.0. Chủ động
trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết để đương đầu với thách thức.
Dựa trên những phát hiện của bài báo, tác giả đưa ra một số khuyến Nghị nhằm nâng cao
hiểu biết và sự chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 của sinh viên, giảng viên nhằm
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho xã hội.
Với các cơ sở đào tạo: Tổ chức các cuộc hội thảo về Cách mạng công nghiệp 4.0 cho
Giảng viên, sinh viên của trường nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Cách mạng
công nghiệp 4.0 về cơ hội và thách thức; về sự thay đổi của thị trường việc làm trong tương lai;
về sứ mạng của trường đại học trong chuẩn bị nguồn nhân lực bậc cao và tham gia tái cơ cấu thị
trường lao động. Chủ động tiếp cận với các làn sóng công nghệ giáo dục mới để triển khai đào
tạo cho phép người học chủ động lựa chọn, tự lập kế hoạch, đăng ký học các học phần trong
chương trình tích hợp. Xây dựng nhiều hơn nữa các lớp học trực tuyến, các bài giảng hay với
nhiều môn học phong phú và đa dạng. Rà xoát lại chương trình đạo tạo một cách kỹ lưỡng, đảm
bảo Sinh viên không còn phải học tập các học phần không cần thiết và những môn học, những
chuyên ngành đào tạo phù hợp với xu thế phát triển phải được đưa vào giảng dạy. Nâng cao cơ
sở vật chất để việc giảng dạy và học tập đạt kết quả cao nhất như phòng học, bố trí, xắp xếp bàn
học, các thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa sự kết nối với
các doanh nghiệp, hỗ trợ sinh viên thực tập có nhiều cơ hội thực hành nâng cao các kỹ năng giải
quyết vấn đề, suy luận logic, khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thích nghi nhanh qua đó dễ
dàng xin việc sau khi tốt nghiệp. 183
Với giảng viên: Cần tạo động lực và khả năng học tập suốt đời và học tập liên tục cho
chính mình và cho sinh viên. Cần thay đổi tư duy và phương pháp giảng dạy học theo phương
pháp mới để người học vừa lĩnh hội được kiến thức, vừa biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.
Kết hợp giữa các phương pháp truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, luyện tập...) với các
phương pháp mới (giải quyết vấn đề, dạy học tình huống, dạy học định hướng hành động...).
Đồng thời, vận dụng các phương pháp gắn với công nghệ hiện đại như dạy học trực tuyến
E-learning… Thay đổi cách thức chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để học tập vượt xa phạm vi lớp
học. Kiến thức có ở khắp mọi nơi, và việc học có thể diễn ra ở bất cứ khung cảnh nào.
Với Sinh viên: Thay đổi phương pháp học tập từ thụ động sang chủ động. Tăng khả năng
thích nghi với môi trường doanh nghiệp thông qua kinh nghiệm làm việc thực tế trong các đợt
kiến tập, thực tập tại các Doanh nghiệp. Trau dồi vốn ngoại ngữ để tiếp cận sâu rộng hơn với các
tri thức mới của nhân loại.
Hạn chế của nghiên cứu: Với phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện nghiên cứu hạn
chế, cùng với việc bảng hỏi còn chưa thực sự hoàn chỉnh, các đối tượng tham gia trả lời câu hỏi
còn chưa thấu hiểu một cách thống nhất, nghiên cứu mới thực hiện trên đối tượng là sinh viên Kế
toán trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mà chưa thực hiện rộng rãi trên các sinh viên chuyên ngành kế toán nói chung.
Hướng nghiên cứu tương lai: Trong tương lai tác giả mong muốn hoàn chỉnh bảng hỏi,
mở rộng đối tượng và phạm vi khảo sát để có kết quả phân tích có độ chính xác cao hơn, đưa ra
được những khuyến nghị thiết thực hơn nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Chính trị, 2019, Nghị quyết 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 về Một số chủ trương, chính sách
chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đặng Quốc Bảo - Lê Thị Phương Hồng (2017). Xây dựng xã hội học tập trong thời đại cách
mạng công nghiệp lần thứ tư , số 412, 1-3.
. Tạp chí Giáo dục
Nguyễn Văn Bình (chủ biên) - Nguyễn Ngọc Anh - Phạm Lan Anh (2017), Việt Nam với cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
Phạm Ngọc Trang (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 - Thực tiễn và thách thức đặt ra đối với
các trường đại học và đội ngũ giảng viên trẻ. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kỳ 2, 90-93. 184