Nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân - Ngữ Văn 12

Tô Hoài là nhà văn lớn có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là tác phẩm viết về đề tài Tây Bắc mang lại những giá trị sâu sắc. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
4 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân - Ngữ Văn 12

Tô Hoài là nhà văn lớn có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là tác phẩm viết về đề tài Tây Bắc mang lại những giá trị sâu sắc. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
Bài làm
Tô Hoài là nhà văn lớn có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt
Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của
nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là tác phẩm viết về
đề tài Tây Bắc mang lại những giá trị sâu sắc. Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm là Mị,
một phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh nhưng có vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng,
mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân, giám đứng lên đấu tranh để giành lại tự do cho
mình.
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được sáng tác năm 1952 và in trong tập
“Truyện Tây Bắc”. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi tham gia chiến dịch giải phóng
Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài mà tác giả đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với đồng bào
dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. Nhân vật Mị chính là một hình
tượng nghệ thuật đặc sắc có ý nghĩa khái quát cao, tiêu biểu cho cuộc sống đau khổ,
tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc. Tác giả đã tập trung vào khắc hạot diễn biến
tâm lý của nhân vật trong đêm tình mùa xuân với sức sống tiềm tàng mãnh liệt hệt như
tinh thần của người dân nơi đây.
Mị là người con gái nết na thùy mị, có những phẩm chất, tính cách tốt đẹp. Ở
tuổi thanh xuân, cô có một tính cách phóng khoáng, tự do; một trái tim nồng nhiệt,
căng tràn sức sống, khao khát yêu và được yêu tài. Mị cũng là một cô gái tài năng"
thổi sáo giỏi "đi đường" nhặt chiếc lá đưa lên môi, thổi sáo lá hay như thổi sáo ".
Những đêm tình mùa xuân, trai làng đến đứng nhẵn vách đầu buồng Mị. Cô chính là
bông hoa ngát hương của núi rừng Tây Bắc, có một cuộc sống tự do, hạnh phúc, vô tư
giữa tháng ngày tuổi trẻ. Hơn thế nữa Mị là người con hiếu thảo biết lo cho gia đình.
Tưởng chừng sẽ có một cuộc đời hạnh phúc, tốt lành, yên ấm, nhưng không may thay
Mị lại trở thành nạn nhân của cường quyền và thần quyền Tây Bắc. Chỉ vì món nợ
truyền kiếp của gia đình và lần cúng trình ma nhà thống lí, Mị đã vĩnh viễn trở thành
cô con dâu gạt nợ của gia đình Pá Tra, để từ đây cuộc sống của Mị hoàn toàn thay đổi.
Vốn là một cô gái tràn trề sức sống, Mị đã bị tước đoạt đi tự do, hạnh phúc cá nhân
hết, cô mất hết ý chí về cuộc đời. Quãng đời Mị sống trong nhà thống lí là chuỗi dài
những đọa đày, tủi nhục. Tuy danh nghĩa là con dâu nhà quan lớn nhưng thực chất Mị
chỉ là đầy tớ, nô lệ, bị coi rẻ" Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng
mình là con trâu, mình cũng là con ngựa ". Đau khổ, cực nhục đã cướp mất tuổi xuân
của Mị, biến cô thành kẻ nhẫn nhịn và cam chịu. Người ta đã tưởng đến độ con người
phải bị áp bức, bị vắt kiệt bị giam cầm đến mức nào mới có thể có những suy nghĩ đớn
đau đến nhường này. Lúc mới bị bắt về, Mị phản ứng quyết liệt, định ăn lá ngón tự tử,
nhưng rồi thương xót cha già, Mị không đành lòng chết. Đời Mị cứ thế lặng lẽ trôi đi.
Cuộc sống không còn ý nghĩa. Cô sống mà như đã chết. Đau khổ triền miên đã làm
cho Mị hóa thờ ơ, lạnh lùng, cô ngày càng ít nói" lầm lũi như con rùa nuôi trong xó
cửa ". Mọi cảm xúc trong cô dường như đã chai lì. Và cái khổ nó đã làm biến dạng cả
tâm hồn, ngoại hình Mị, đầu óc cô không nghĩ việc gì khác ngoài những việc làm
lụng, dù làm gì cũng cúi mặt, buồn rười rượi, lại ngày càng chẳng nói năng gì, dường
như Mị quên đi cả khả năng giao tiếp của mình. Tuy nhiên, khát vọng sống trong Mị
chưa hoàn toàn lụi tắt. Trong Mị luôn tồn tại hai con người tưởng chừng đối lập: Con
người bên ngoài lạnh lùng vô cảm và con người bên trong có sức sống âm thầm nhưng
mãnh liệt. Tưởng chừng Mị sẽ chết tàn chết rụi trong căn buồng u tối chỉ có một lỗ cửa
vuông bằng bàn tay, ngày hay đêm chỉ thấy một màu trăng trắng mờ đục không biết là
sương hay là nắng. Một cảnh tối tăm địa ngục, không có ý định giải thoát cho chính
mình. Số phận bi thảm của Mị là số phận điển hình tiêu biểu cho hàng vạn người con
gái nghèo miền núi trước cách mạng tháng Tám.
Bằng cảm quan nhân đạo và tấm lòng yêu thương đồng cảm với số phận con
người, Tô Hoài đã mang đến cho người đọc những thước phim quay chậm về sự bừng
lên của một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt đang âm ỉ cháy trong con người Mị. Bên
ngoài là một cô Mị lầm lũi như cái bóng, như đã chết nhưng bên trong lại ẩn chứa lòng
ham sống. Sức sống ấy không hề tiêu tan trong tâm hồn đã chai sạn vì quá đau khổ mà
nó chỉ tạm thời lắng xuống, như một ngọn lửa nhỏ nằm dưới đám tro tàn chờ cơ hội
bùng lên mạnh mẽ. Vô tình cơn gió của đêm tình mùa xuân đã làm hồi sinh con người
Mị, thức dậy cả một kí ức tươi đẹp và trỗi dậy một sức sống, lòng ham sống đến cuồng
nhiệt nhưng cũng đầy bi kịch. Đoạn trích nằm ở phần giữa của văn bản, đã miêu tả
diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm xuân với những tình tiết chân thực
và cảm động thể hiện rõ sức sống mãnh liệt cùng khao khát tình yêu cháy bỏng của
người con gái xinh đẹp mà bất hạnh.
Đầu tiên là sự thay đổi bên ngoài. Mùa xuân năm ấy, núi đồi Tây Bắc ngập tràn
sắc xuân: “Những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên các mỏm đá xòa ra như con
bướm sặc sỡ”, “tiếng trẻ con nô đùa, cười ầm trên sân chơi” cùng với đó là những cơn
“gió rét thổi vào cỏ gianh vàng ửng” như báo hiệu một điều gì đó sắp xảy ra trên đất
Hồng Ngài. Ngày xuân, thanh niên đôi lứa thi nhau thổi sáo gọi bạn đi chơi, nghe
tiếng sáo “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm
tết ngày trước”. Lần đầu tiên tiếng sáo xuất hiện trong tác phẩm cũng là lần đầu tiên
sau bao năm dài câm nín trong nhà thống lí: “ Mị thấy thiết tha bổi hổi, Mị ngồi lẩm
thẩm theo lời bài hát”. Ngày Tết, Mị cũng uống rượu, “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống
ừng ực từng bát”, cách uống ấy như nuốt cay, nuốt đắng, nuốt mọi ấm ức vào lòng.
Rượu làm Mị say, ai đó đã từng nói : “một khi rượu đã không còn đủ sức làm người ta
quên thì nó lại đánh thức cả con tim lẫn lí trí.” Quả đúng là như vậy, chất men của
rượu hòa quyện cùng tiếng sáo chính là tác nhân đánh thức phần đời đã mất của Mị .
Tiếng sáo là sự hiện thân của một phần tuổi trẻ và những kí ức tươi đẹp của Mị, đó
là những tháng ngày vô tư hồn nhiên bên bố, được tự do, được thỏa thích ném pao
ngày Tết.
Quá khứ khiến lòng Mị thật chua xót khi nghũ đến cuộc sống hiện tại: Mị sống
trong nhà thống lí không bằng kiếp con trâu con ngựa; “A Sử chẳng bao giờ cho Mị đi
chơi Tết”, quan trọng là “A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với
nhau”, có cay đắng nào bằng cuộc sống hôn nhân mà không xuất phát từ tình yêu, tình
nghĩa vợ chồng mà không có sự gắn kết, điều đó làm cho Mị ước: “nếu có nắm lá
ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại,
chỉ thấy nước mắt ứa ra”. Lại một lần nữa Mị muốn chết, muốn chết để cuộc sống bớt
đau thương hơn, bớt tủi nhục hơn. Như vậy, tiếng sáo gọi bạn kia chính là tấm gương
để Mị nhìn rõ hơn về cuộc sống hiện tại của mình. Mị đã muốn chết ngay , nghĩa là Mị
đã không chấp nhận thực tại, Mị muốn phản kháng lại hoàn cảnh, phản kháng nghịch
cảnh. Đây là hành động hoàn toàn trái ngược với cô Mị lầm lũi suốt bao năm trong
nhà thống lí.
Sau khi nghe tiếng sáo: “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui
sướng như những đêm tết ngày trước”. Tuổi xuân, tuổi trẻ, kí ức ngày xưa của Mị cứ
thế lớn dần lên, cho tới khi chiếm trọn tâm hồn cô, Mị chợt nhận ra : “Mị trẻ lắm, Mị
vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi”, Mị không còn là cô gái cam chịu , chấp nhận, “lùi lũi
như con rùa nuôi trong xó cửa” như trước đây nữa. Thay vào đó, là suy nghĩ của một
người ham sống, muốn sống và khao khát sống. Điều đó không chỉ dừng lại ở trong
suy nghĩ mà Mị còn hành động để thực hiện suy nghĩ đó của mình: “Mị đến góc nhà,
lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Mị sửa soạn để đi chơi:
“Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”- Nhà văn Tô Hoài
thật tinh tế, thật thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm
tình mùa xuân, qua những câu văn ngắn mang nhịp điệu gấp gáp như thể Mị đang
nhanh chóng, dứt khoát thực hiện hành động giải phóng cho mình, rũ bỏ khỏi con ma
nhà thống lí, thoát khỏi căn buồng kín mít, thoát khỏi chốn địa ngục trần gian chôn vùi
tuổi xuân của cô.
Ngọn lửa sống vừa mới được nhen nhóm , ngay lập tức đã bị dập tắt một cách
tàn nhẫn bởi sự xuất hiện của A Sử. Nó không cho Mị đi chơi, nó “xách cả một thúng
sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột,
làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa.” A Sử đâu biết rằng, nó chỉ có
thể trói được thân xác Mị, còn tâm hồn Mị vẫn sống trọn vẹn trong thế giới của riêng
mình: “Mị đứng lặng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn,
Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi”. Tiếng sáo kia quá tha thiết,
quá mạnh mữ, nó dìu hồn Mị bay lên trên hoàn cảnh, nó là biểu tượng của niềm khao
khát sống, khát khao yêu, khao khát tự do. Trong phút chốc Mị quên mất mình đang bị
trói, “Mị vùng bước đi” theo tiếng gọi của tự do và “vùng đi” như muốn bắt quả pao
của người Mị thương. Nhưng cái đau đớn thể xác kéo liền kéo Mị về đúng thân phận
của mình, Mị chỉ còn nghe tiếng chân ngưa đạp vào vách- khô khan, lạc lõng đến mức
tàn nhẫn, Thân xác Mị đã nằm trọn trong vòng dây trói, “Mị thổn thức nghĩ mình
không bằng con ngựa.
Tâm trạng Mị lúc này vừa mơ vừa tỉnh “khắp người dây trói thít lại, đau nhức.
Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ”, Mị nhớ về quá khứ, nhớ tự do, nhớ những kí ức tươi
đẹp và nhớ luôn cả việc không cần nhớ. Đó là câu chuyện kể về người đàn bà bị trói
đến chết trong nhà thống lí: người đàn bà ấy, rồi tiếp theo sẽ là Mị, số kiếp đàn bà làm
dâu nhà giàu đều sẽ chết. Nghĩ thế Mị sợ quá, và “cựa quậy xem mình còn sống hay
chết:” Ý nghĩ về cái chết lúc này khiến Mị sợ, nó khác hẳn cái chết lúc Mị cầm nắm
ngón trên tay chạy về quỳ xin bố. Cho nên khi người chị dâu đến cởi trói, Mị không đổ
xuống hay ngã xuống mà “sụp xuống”, bởi Mị hiểu ra rằng, kết cục của những người
đàn bà sống trong cái nhà này, trong chế độ này, trong xã hội đều phải như vậy.
Cuộc trỗi dậy lần thứ nhất của Mị không thành , Mị không thoát được cảnh tù
ngục ở nhà thống lí nhưng ít nhất Mị cũng được sống lại những thời khắc tươi đẹp của
tuổi trẻ. Sức sống của Mị được đặt trong một thử thách khắc nghiệt, qua đó nhà văn đã
khẳng định một chân lí: dù lay lắt đói khổ, bị đày đọa đến cùng cực thì sức sống con
người không hề chết mà luôn âm ỉ cháy, chỉ gặp thời cơ là bùng lên mạnh mẽ. Hành
động của Mị trong đêm tình mừa xuân tuy bộc phát nhưng hứa hẹn một tương lai bừng
cháy phía trước.
Nhà văn Tô Hoài xây dựng nhân vật Mị với nhiều điểm nghệ thuật đặc sắc. Giới
thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.
Đặc biệt tâm trạng và hành động khá phức tạp của Mị được diễn tả, lí giải một cách cụ
thể, hợp lí. Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.
Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc, sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình, đậm
chất thơ.
Qua đoạn trích trên ,]nhà văn đã rất thành công khi có những trang văn miêu tả
chân thực, cảm động diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Cảm xúc
và hành động của nhân vật đã dần bộc lộ cá tính và nét tính cách, sức sống tiềm tàng
vẫn ẩn sâu trong người con gái ấy. Đó chính là minh chứng cho khát vọng sống, sức
sống mạnh mẽ tiềm tàng biểu trưng cho những con người ý chí vùng cao Tây Bắc
| 1/4

Preview text:

Nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân Bài làm
Tô Hoài là nhà văn lớn có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt
Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của
nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là tác phẩm viết về
đề tài Tây Bắc mang lại những giá trị sâu sắc. Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm là Mị,
một phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh nhưng có vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng,
mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân, giám đứng lên đấu tranh để giành lại tự do cho mình.
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được sáng tác năm 1952 và in trong tập
“Truyện Tây Bắc”. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi tham gia chiến dịch giải phóng
Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài mà tác giả đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với đồng bào
dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. Nhân vật Mị chính là một hình
tượng nghệ thuật đặc sắc có ý nghĩa khái quát cao, tiêu biểu cho cuộc sống đau khổ,
tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc. Tác giả đã tập trung vào khắc hạot diễn biến
tâm lý của nhân vật trong đêm tình mùa xuân với sức sống tiềm tàng mãnh liệt hệt như
tinh thần của người dân nơi đây.
Mị là người con gái nết na thùy mị, có những phẩm chất, tính cách tốt đẹp. Ở
tuổi thanh xuân, cô có một tính cách phóng khoáng, tự do; một trái tim nồng nhiệt,
căng tràn sức sống, khao khát yêu và được yêu tài. Mị cũng là một cô gái tài năng"
thổi sáo giỏi "đi đường" nhặt chiếc lá đưa lên môi, thổi sáo lá hay như thổi sáo ".
Những đêm tình mùa xuân, trai làng đến đứng nhẵn vách đầu buồng Mị. Cô chính là
bông hoa ngát hương của núi rừng Tây Bắc, có một cuộc sống tự do, hạnh phúc, vô tư
giữa tháng ngày tuổi trẻ. Hơn thế nữa Mị là người con hiếu thảo biết lo cho gia đình.
Tưởng chừng sẽ có một cuộc đời hạnh phúc, tốt lành, yên ấm, nhưng không may thay
Mị lại trở thành nạn nhân của cường quyền và thần quyền Tây Bắc. Chỉ vì món nợ
truyền kiếp của gia đình và lần cúng trình ma nhà thống lí, Mị đã vĩnh viễn trở thành
cô con dâu gạt nợ của gia đình Pá Tra, để từ đây cuộc sống của Mị hoàn toàn thay đổi.
Vốn là một cô gái tràn trề sức sống, Mị đã bị tước đoạt đi tự do, hạnh phúc cá nhân
hết, cô mất hết ý chí về cuộc đời. Quãng đời Mị sống trong nhà thống lí là chuỗi dài
những đọa đày, tủi nhục. Tuy danh nghĩa là con dâu nhà quan lớn nhưng thực chất Mị
chỉ là đầy tớ, nô lệ, bị coi rẻ" Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng
mình là con trâu, mình cũng là con ngựa ". Đau khổ, cực nhục đã cướp mất tuổi xuân
của Mị, biến cô thành kẻ nhẫn nhịn và cam chịu. Người ta đã tưởng đến độ con người
phải bị áp bức, bị vắt kiệt bị giam cầm đến mức nào mới có thể có những suy nghĩ đớn
đau đến nhường này. Lúc mới bị bắt về, Mị phản ứng quyết liệt, định ăn lá ngón tự tử,
nhưng rồi thương xót cha già, Mị không đành lòng chết. Đời Mị cứ thế lặng lẽ trôi đi.
Cuộc sống không còn ý nghĩa. Cô sống mà như đã chết. Đau khổ triền miên đã làm
cho Mị hóa thờ ơ, lạnh lùng, cô ngày càng ít nói" lầm lũi như con rùa nuôi trong xó
cửa ". Mọi cảm xúc trong cô dường như đã chai lì. Và cái khổ nó đã làm biến dạng cả
tâm hồn, ngoại hình Mị, đầu óc cô không nghĩ việc gì khác ngoài những việc làm
lụng, dù làm gì cũng cúi mặt, buồn rười rượi, lại ngày càng chẳng nói năng gì, dường
như Mị quên đi cả khả năng giao tiếp của mình. Tuy nhiên, khát vọng sống trong Mị
chưa hoàn toàn lụi tắt. Trong Mị luôn tồn tại hai con người tưởng chừng đối lập: Con
người bên ngoài lạnh lùng vô cảm và con người bên trong có sức sống âm thầm nhưng
mãnh liệt. Tưởng chừng Mị sẽ chết tàn chết rụi trong căn buồng u tối chỉ có một lỗ cửa
vuông bằng bàn tay, ngày hay đêm chỉ thấy một màu trăng trắng mờ đục không biết là
sương hay là nắng. Một cảnh tối tăm địa ngục, không có ý định giải thoát cho chính
mình. Số phận bi thảm của Mị là số phận điển hình tiêu biểu cho hàng vạn người con
gái nghèo miền núi trước cách mạng tháng Tám.
Bằng cảm quan nhân đạo và tấm lòng yêu thương đồng cảm với số phận con
người, Tô Hoài đã mang đến cho người đọc những thước phim quay chậm về sự bừng
lên của một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt đang âm ỉ cháy trong con người Mị. Bên
ngoài là một cô Mị lầm lũi như cái bóng, như đã chết nhưng bên trong lại ẩn chứa lòng
ham sống. Sức sống ấy không hề tiêu tan trong tâm hồn đã chai sạn vì quá đau khổ mà
nó chỉ tạm thời lắng xuống, như một ngọn lửa nhỏ nằm dưới đám tro tàn chờ cơ hội
bùng lên mạnh mẽ. Vô tình cơn gió của đêm tình mùa xuân đã làm hồi sinh con người
Mị, thức dậy cả một kí ức tươi đẹp và trỗi dậy một sức sống, lòng ham sống đến cuồng
nhiệt nhưng cũng đầy bi kịch. Đoạn trích nằm ở phần giữa của văn bản, đã miêu tả
diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm xuân với những tình tiết chân thực
và cảm động thể hiện rõ sức sống mãnh liệt cùng khao khát tình yêu cháy bỏng của
người con gái xinh đẹp mà bất hạnh.
Đầu tiên là sự thay đổi bên ngoài. Mùa xuân năm ấy, núi đồi Tây Bắc ngập tràn
sắc xuân: “Những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên các mỏm đá xòa ra như con
bướm sặc sỡ”, “tiếng trẻ con nô đùa, cười ầm trên sân chơi” cùng với đó là những cơn
“gió rét thổi vào cỏ gianh vàng ửng” như báo hiệu một điều gì đó sắp xảy ra trên đất
Hồng Ngài. Ngày xuân, thanh niên đôi lứa thi nhau thổi sáo gọi bạn đi chơi, nghe
tiếng sáo “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm
tết ngày trước”. Lần đầu tiên tiếng sáo xuất hiện trong tác phẩm cũng là lần đầu tiên
sau bao năm dài câm nín trong nhà thống lí: “ Mị thấy thiết tha bổi hổi, Mị ngồi lẩm
thẩm theo lời bài hát”. Ngày Tết, Mị cũng uống rượu, “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống
ừng ực từng bát”, cách uống ấy như nuốt cay, nuốt đắng, nuốt mọi ấm ức vào lòng.
Rượu làm Mị say, ai đó đã từng nói : “một khi rượu đã không còn đủ sức làm người ta
quên thì nó lại đánh thức cả con tim lẫn lí trí.” Quả đúng là như vậy, chất men của
rượu hòa quyện cùng tiếng sáo chính là tác nhân đánh thức phần đời đã mất của Mị .
Tiếng sáo là sự hiện thân của một phần tuổi trẻ và những kí ức tươi đẹp của Mị, đó
là những tháng ngày vô tư hồn nhiên bên bố, được tự do, được thỏa thích ném pao ngày Tết.
Quá khứ khiến lòng Mị thật chua xót khi nghũ đến cuộc sống hiện tại: Mị sống
trong nhà thống lí không bằng kiếp con trâu con ngựa; “A Sử chẳng bao giờ cho Mị đi
chơi Tết”, quan trọng là “A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với
nhau”, có cay đắng nào bằng cuộc sống hôn nhân mà không xuất phát từ tình yêu, tình
nghĩa vợ chồng mà không có sự gắn kết, điều đó làm cho Mị ước: “nếu có nắm lá
ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại,
chỉ thấy nước mắt ứa ra”. Lại một lần nữa Mị muốn chết, muốn chết để cuộc sống bớt
đau thương hơn, bớt tủi nhục hơn. Như vậy, tiếng sáo gọi bạn kia chính là tấm gương
để Mị nhìn rõ hơn về cuộc sống hiện tại của mình. Mị đã muốn chết ngay , nghĩa là Mị
đã không chấp nhận thực tại, Mị muốn phản kháng lại hoàn cảnh, phản kháng nghịch
cảnh. Đây là hành động hoàn toàn trái ngược với cô Mị lầm lũi suốt bao năm trong nhà thống lí.
Sau khi nghe tiếng sáo: “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui
sướng như những đêm tết ngày trước”. Tuổi xuân, tuổi trẻ, kí ức ngày xưa của Mị cứ
thế lớn dần lên, cho tới khi chiếm trọn tâm hồn cô, Mị chợt nhận ra : “Mị trẻ lắm, Mị
vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi”, Mị không còn là cô gái cam chịu , chấp nhận, “lùi lũi
như con rùa nuôi trong xó cửa” như trước đây nữa. Thay vào đó, là suy nghĩ của một
người ham sống, muốn sống và khao khát sống. Điều đó không chỉ dừng lại ở trong
suy nghĩ mà Mị còn hành động để thực hiện suy nghĩ đó của mình: “Mị đến góc nhà,
lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Mị sửa soạn để đi chơi:
“Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”- Nhà văn Tô Hoài
thật tinh tế, thật thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm
tình mùa xuân, qua những câu văn ngắn mang nhịp điệu gấp gáp như thể Mị đang
nhanh chóng, dứt khoát thực hiện hành động giải phóng cho mình, rũ bỏ khỏi con ma
nhà thống lí, thoát khỏi căn buồng kín mít, thoát khỏi chốn địa ngục trần gian chôn vùi tuổi xuân của cô.
Ngọn lửa sống vừa mới được nhen nhóm , ngay lập tức đã bị dập tắt một cách
tàn nhẫn bởi sự xuất hiện của A Sử. Nó không cho Mị đi chơi, nó “xách cả một thúng
sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột,
làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa.” A Sử đâu biết rằng, nó chỉ có
thể trói được thân xác Mị, còn tâm hồn Mị vẫn sống trọn vẹn trong thế giới của riêng
mình: “Mị đứng lặng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn,
Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi”. Tiếng sáo kia quá tha thiết,
quá mạnh mữ, nó dìu hồn Mị bay lên trên hoàn cảnh, nó là biểu tượng của niềm khao
khát sống, khát khao yêu, khao khát tự do. Trong phút chốc Mị quên mất mình đang bị
trói, “Mị vùng bước đi” theo tiếng gọi của tự do và “vùng đi” như muốn bắt quả pao
của người Mị thương. Nhưng cái đau đớn thể xác kéo liền kéo Mị về đúng thân phận
của mình, Mị chỉ còn nghe tiếng chân ngưa đạp vào vách- khô khan, lạc lõng đến mức
tàn nhẫn, Thân xác Mị đã nằm trọn trong vòng dây trói, “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
Tâm trạng Mị lúc này vừa mơ vừa tỉnh “khắp người dây trói thít lại, đau nhức.
Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ”, Mị nhớ về quá khứ, nhớ tự do, nhớ những kí ức tươi
đẹp và nhớ luôn cả việc không cần nhớ. Đó là câu chuyện kể về người đàn bà bị trói
đến chết trong nhà thống lí: người đàn bà ấy, rồi tiếp theo sẽ là Mị, số kiếp đàn bà làm
dâu nhà giàu đều sẽ chết. Nghĩ thế Mị sợ quá, và “cựa quậy xem mình còn sống hay
chết:” Ý nghĩ về cái chết lúc này khiến Mị sợ, nó khác hẳn cái chết lúc Mị cầm nắm lá
ngón trên tay chạy về quỳ xin bố. Cho nên khi người chị dâu đến cởi trói, Mị không đổ
xuống hay ngã xuống mà “sụp xuống”, bởi Mị hiểu ra rằng, kết cục của những người
đàn bà sống trong cái nhà này, trong chế độ này, trong xã hội đều phải như vậy.
Cuộc trỗi dậy lần thứ nhất của Mị không thành , Mị không thoát được cảnh tù
ngục ở nhà thống lí nhưng ít nhất Mị cũng được sống lại những thời khắc tươi đẹp của
tuổi trẻ. Sức sống của Mị được đặt trong một thử thách khắc nghiệt, qua đó nhà văn đã
khẳng định một chân lí: dù lay lắt đói khổ, bị đày đọa đến cùng cực thì sức sống con
người không hề chết mà luôn âm ỉ cháy, chỉ gặp thời cơ là bùng lên mạnh mẽ. Hành
động của Mị trong đêm tình mừa xuân tuy bộc phát nhưng hứa hẹn một tương lai bừng cháy phía trước.
Nhà văn Tô Hoài xây dựng nhân vật Mị với nhiều điểm nghệ thuật đặc sắc. Giới
thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.
Đặc biệt tâm trạng và hành động khá phức tạp của Mị được diễn tả, lí giải một cách cụ
thể, hợp lí. Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.
Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc, sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình, đậm chất thơ.
Qua đoạn trích trên ,]nhà văn đã rất thành công khi có những trang văn miêu tả
chân thực, cảm động diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Cảm xúc
và hành động của nhân vật đã dần bộc lộ cá tính và nét tính cách, sức sống tiềm tàng
vẫn ẩn sâu trong người con gái ấy. Đó chính là minh chứng cho khát vọng sống, sức
sống mạnh mẽ tiềm tàng biểu trưng cho những con người ý chí vùng cao Tây Bắc