Nhật ký bồi dưỡng SGK lớp 4 Chân Trời Sáng Tạo
Nhật ký bồi dưỡng SGK lớp 4 Chân Trời Sáng Tạo được biên soạn dưới dạng file PDF cho các bạn sinh viên tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TR TRƯỜNG TH LÊ ĐÌNH CHINH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬT KÍ TỰ BỒI DƯỠNG SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4
(Bộ sách Chân trời sáng tạo – Kết nối tri thức) NĂM HỌC: 2023-2024
Họ và tên GV: Nguyễn Bá Đức Trung
Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên chủ nhiệm lớp 4
Thời gian: Từ ngày 01/7/2023 đến ngày 10/7/2023
Bộ sách Chân trời sáng tạo – Kết nối tri thức không chỉ là nơi chuyển tải tri thức mà
còn gợi mở, truyền cảm hứng để các em HS tìm tòi, khám phá, sáng tạo và chinh phục,
giúp các em HS định hướng tư duy; tự khám phá và phát triển mọi tiềm năng của bản thân.
Sách Chân trời sáng tạo - Kết nối tri thức có tính mở, truyền cảm hứng để học sinh
tìm tòi, khám phá, sáng tạo và chinh phục,... giúp các em định hướng tư duy; tự khám
phá và phát triển mọi tiềm năng của bản thân, hướng đến những giá trị tinh thần tốt đẹp
của nhân loại.. Cụ thể:
- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu
tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất
và năng lực mà các em cần có trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
- Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp
tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng
dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có
vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát
hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát
huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được trong cuộc sống.
- Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt
động luyện tập và hoạt động thực hành ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải
quyết những vấn đề có thực trong đời sống, được thực hiện với sự hỗ trợ của đồ dùng
học tập và công cụ khác mà giáo viên chuẩn bị.
- Trong mỗi tiết học, học sinh tự tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động học tập dưới sự chỉ
đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên; học sinh được trình bày và bảo vệ ý kiến của
mình, được lắng nghe và phản biện ý kiến của bạn.
- Giáo viên dạy học chương trình mới vừa cung cấp kiến thức vừa phát triển hài
hòa cả phẩm chất và năng lực, trong đó hình thành và phát triển các phẩm chất “Chăm
học, chăm làm, trách nhiệm, trung thực, kỷ luật”, các năng lực “Hợp tác, tự quản, tự học
và giải quyết vấn đề”. Để hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của học sinh
tiểu học, giáo viên phải thiết kế để cho học sinh vừa tham gia học vừa tự học để từ đó
các em được hình thành các kĩ năng thông qua các hoạt động thực tiễn, trong đó tổ chức
các hoạt động trải nghiệm với các nội dung phù hợp để các em được tham gia, được tự
hoàn thiện bản thân mình.
- Bộ sách không chỉ giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực
tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng
đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng
tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng
non sông này tươi đẹp hơn.
BỘ SÁCH GIÁO KHOA CHÂN TRỜI SÁNG TẠO LỚP 4
Về chương trình và nội dung các môn học:
✓ Môn Tiếng Việt (Ngày 01 - 02/7/2023)
✓ Tác giả: Nguyễn Thị Ly Kha, Cam Ly (đồng chủ biên), Vũ Thị Ân, Trần Văn
Chung, Phạm Thị Kim Oanh, Hoàng Thụy Thanh Tâm.
- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương
- Hình ảnh đẹp, màu sắc đa dạng, phong phú, phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.
- Các hoạt động học tập được chọn lọc, tổ chức dựa trên phát triển các kĩ năng đọc, viết,
nói và nghe cho học sinh, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng nhận thức của học
sinh; tạo cơ sở để giáo viên chủ động sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học;
giúp học sinh rèn luyện, phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, góp phần giáo dục
phẩm chất, đạo đức, phát triển năng lực tư duy và sáng tạo cho học sinh một cách toàn diện.
- Lượng kiến thức truyền thụ phù hợp với HS gắn liền với các hoạt động trong cuộc
sống. Bài tập đọc kết hợp với hình ảnh minh họa phù hợp.
- Các yêu cầu của mỗi hoạt động trong SGK tạo điều kiện thuận lợi để GV đánh giá
mức độ đạt được về năng lực, phẩm chất của HS.
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Dùng cho tập huấn giáo viên sử dụng sách Tiếng Việt 4 – CTST STT Câu hỏi đánh giá
SGK Tiếng Việt 4 được cấu trúc như thế nào?
A. Tập một: 8 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (16 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
Tập hai: 8 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (15 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
B. Tập một: 8 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (16 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
Tập hai: 7 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (15 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập) 1
C. Tập một: 4 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (16 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
Tập hai: 4 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (15 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
D. Tập một: 4 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (16 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
Tập hai: 3 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (15 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
Một chủ điểm trong SGK Tiếng Việt 4 gồm bao nhiêu bài học? Mỗi bài học
dạy trong bao nhiêu tiết?
A. 2 bài học (bài 1 dạy trong 4 tiết, bài 2 dạy trong 3 tiết)
B. 4 bài học (bài 1 và bài 3 dạy trong 4 tiết; bài 2 và bài 4 dạy trong 3 tiết) 2
C. 8 bài học (bài 1, bài 3, bài 5 và bài 7 dạy trong 3 tiết; bài 2, bài 4, bài 6 và bài 8 dạy trong 4 tiết)
D. 8 bài học (bài 1, bài 3, bài 5 và bài 7 dạy trong 4 tiết; bài 2, bài 4, bài 6 và
bài 8 dạy trong 3 tiết)
Hoạt động Khám phá và luyện tập trong bài học 4 tiết có những nội dung gì?
A. 1. Đọc (tuần lẻ: truyện, tuần chẵn: thơ)
2. Luyện từ và câu 3. Viết
B. 1. Đọc (tuần lẻ: thơ, tuần chẵn: truyện) 2. Luyện từ và câu 3 3. Viết
C. 1. Đọc (tuần lẻ: truyện, tuần chẵn: thơ) 2. Đọc mở rộng 3. Viết
D. 1. Đọc (tuần lẻ: thơ, tuần chẵn: truyện) 2. Đọc mở rộng 3. Viết
Hoạt động Khám phá và luyện tập trong bài học 3 tiết ở tuần lẻ và tuần chẵn khác nhau ra sao?
A. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin 2. Nói và nghe 3. Viết
Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả 2. Luyện từ và câu 3. Viết
B. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả 2. Nói và nghe 3. Viết
Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin 2. Luyện từ 4 và câu 3. Viết
C. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin 2. Luyện từ và câu 3. Viết
Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả 2. Nói và nghe 3. Viết
D. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả 2. Luyện từ và câu 3. Viết
Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin 2. Nói và nghe 3. Viết
Nội dung Đọc mở rộng được thiết kế ở vị trí nào trong từng chủ điểm?
A. Ở sau mỗi bài học, trước hoạt động Vận dụng. 5
B. Ở sau phần Đọc bài thơ của bài 3 và bài 7.
C. Ở sau hoạt động Khám phá và luyện tập của bài 3 và bài 7.
D. Ở sau hoạt động Khám phá và luyện tập của bài 2 và bài 6.
Nội dung Nói và nghe được thiết kế ở vị trí nào trong từng chủ điểm?
A. Ở sau phần Đọc của bài 2. 6
B. Ở sau phần Đọc của bài 6.
C. Ở sau phần Đọc của bài 3 và bài 7.
D. Ở sau phần Đọc của bài 2 và bài 6.
Hoạt động luyện từ cho HS được thiết kế bằng những hình thức nào?
A. Mở rộng vốn từ bằng các hình thức: dùng tranh gợi ý: theo nghĩa, tích hợp với
bài tập chính tả, viết câu, đoạn
B. Mở rộng vốn từ bằng các hình thức: tích hợp trong mọi hoạt động dạy học, theo 7
ngữ nghĩa, theo cấu tạo từ ghép/ láy, kết hợp với chính tả.
C. Mở rộng vốn từ bằng các hình thức: dùng tranh, thông qua bài đọc, sử dụng
nghĩa, theo cấu tạo từ, tích hợp với bài tập chính tả, viết câu.
D. Mở rộng vốn từ và phát triển lời nói bằng các hình thức: tích hợp trong
mọi hoạt động dạy học, theo cấu tạo từ, theo nghĩa, kết hợp với đặt câu.
Hoạt động luyện câu cho HS được thiết kế bằng những hình thức nào?
A. Viết câu; thực hiện qua bài tập, tích hợp với dạy đọc, viết, nói và nghe; các
dạng bài tập: nhận diện, sử dụng, luyện tập thực hành.
B. Nói và viết câu; thực hiện tích hợp qua các dạng bài tập: nhận diện – sử dụng từ 8
và câu, đặt câu, dấu câu, hoàn thành câu.
C. Luyện tập viết câu; thực hiện ở bài tập luyện từ và câu; các dạng bài tập: nhận
diện và sử dụng câu, các kiểu câu, dấu câu
D. Viết câu; tích hợp với dạy đọc, viết, nói và nghe; các dạng bài tập: nhận diện và
sử dụng câu, thêm các thành phần của câu.
Nội dung Viết kĩ thuật được thiết kế ở vị trí nào? Gồm những phần nào?
A. Tích hợp trong phần Luyện từ và câu, gồm chính tả nghe – viết và bài tập ôn 9
luyện cách viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức.
B. Tích hợp trong phần Luyện từ và câu, gồm chính tả nghe – viết và bài tập phân
biệt ngữ âm, ngữ nghĩa.
C. Ở tuần ôn tập, gồm chính tả nghe – viết và bài tập ôn luyện cách viết hoa
tên riêng của cơ quan, tổ chức.
D. Ở tuần ôn tập, gồm chính tả nghe – viết và bài tập phân biệt ngữ âm, ngữ nghĩa.
Một kiểu bài Viết được hình thành qua các giai đoạn nào?
A. 1. Nhận diện 2. Lập dàn ý 3. Quan sát, tìm ý 4. Viết đoạn mở bài
5. Viết đoạn kết bài 6. Viết đoạn văn 7. Viết bài văn 8. Trả bài văn
B. 1. Nhận diện 2. Quan sát, tìm ý 3. Lập dàn ý 4. Viết đoạn mở bài 10
5. Viết đoạn văn 6. Viết đoạn kết bài 7. Viết bài văn 8. Trả bài văn
C. 1. Nhận diện 2. Quan sát 3. Tìm ý, lập dàn ý 4. Viết đoạn văn
5. Viết đoạn mở bài 6. Viết đoạn kết bài 7. Viết bài văn 8. Trả bài văn
D. 1. Nhận diện, quan sát 2. Tìm ý 3. Lập dàn ý 4. Viết đoạn văn 5.
Viết đoạn mở bài 6. Viết đoạn kết bài 7. Viết bài văn 8. Trả bài văn
✓ Môn Toán (Ngày 03 - 04/7/2023)
✓ Tác giả: (Trần Nam Dũng - Tổng Chủ biên, Khúc Thành Chính - Chủ biên,
Đinh Thị Xuân Dũng, Nguyễn Kính Đức, Đụa Thị Huế, Đinh Thị Kim Lan,
Huỳnh Thị Kim Trang)
- Thực hiện tự bồi dưỡng sử dụng SGK các môn học trên hệ thống: https://taphuan.nxbgd.vn
- Nội dung phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương.
- Hình ảnh đẹp, ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.
- Có nhiều bài tập được thiết kế dưới dạng trò chơi tạo hứng thú, phát triển khả năng tư duy cho HS.
- Các hoạt động học tập được chọn lọc phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của
HS, thể hiện tinh thần tích hợp, gắn bó môn Toán với các môn học khác, đáp ứng được
nhu cầu của HS tiểu học, hạn chế được những khó khăn trong quá trình dạy học, đồng
thời giúp các em hứng thú hơn khi học tập.
- Cung cấp đầy đủ các nội dung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học theo định
hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học, học sinh thực hành để khám phá
kiến thức mới. Không ép buộc học sinh học thuộc lòng, giới thiệu các cách thức giúp
học sinh chủ động nắm các kiến thức, kĩ năng cần nhớ. Giúp giáo viên thể hiện tốt các
ý tưởng và phương pháp dạy học mới.
- Cách thiết kế sau mỗi bài học có phần liên hệ thực tế liên quan đến dữ kiện bài toán
(VD: Bài 3 trang 68, bài 3 trang 58).
❖ Cấu trúc bài học và sự phát triển hai nhánh Kiến thức, kĩ năng – Phẩm chất, năng lực + Dạng Bài mới:
Với dạng Bài mới:
Đầu tiên là phần Khởi động, : xuất hiện một tình huống mang dáng dấp của cuộc
sống thực tế hoặc một vấn đề được đề xuất cần giải quyết
Tiếp theo là Cùng học hay còn gọi là Bài mới, phần này chứa đựng những nội dung
cơ bản cần chuyển tải.
Phần thực hành: các bài với kí hiệu tam giác màu xanh
Cuối cùng là phần Luyện tập, vận dụng và trải nghiệm: các bài với kí hiệu hình tròn
màu đỏ. Như vậy, các bài luyên tập được tích hợp vào nội dung Bài mới, các thầy cô sẽ
không thấy các bài với tựa Luyện tập như sách hiện hành.
Cấu trúc này phù hợp với Công văn 2345 của Vụ GD Tiểu học hướng dẫn việc chuẩn bị bài dạy Sơ đồ tư duy: Tình huống vấn đề KHỞI ĐỘNG CÙNG HỌC Sử dụng năng lực GQVĐ Phát triển năng lực THỰC HÀNH LUYỆN TẬP
Phát triển năng lực, phẩm chất MỞ RỘNG,
Phát triển năng lực, phẩm chất NÂNG CAO
✓ Môn Đạo đức (Ngày 05/7/2023)
Tác giả: Huỳnh văn sơn (tổng chủ biên), Mai Mỹ hạnh (chủ biên), Trần Thanh Dư,
Nguyễn Thanh Huân, Lâm Thị kim Liên, Giang Thiên Vũ.
TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ TẬP HUẤN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ĐẠO
ĐỨC 4 – BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO.
- Nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống và giáo dục pháp luật. Trong mỗi
bài học, các em sẽ được trải nghiệm, thực hiện những hoạt động học tập tích cực, sinh
động, hấp dẫn thông qua những câu hỏi dẫn dắt, gợi mở, những tình huống gần gũi,
thiết thực, những bài thơ, câu chuyện, trò chơi phù hợp với tâm hồn, nhận thức và thực
tiễn đời sống của các em.
- Môn học hình thành động cơ đạo đức và thực hiện các hành vi đạo đức cụ thể; giúp
cho quá trình dạy học môn Đạo đức thực sự là quá trình chuyển hoá các giá trị đạo đức
và kĩ năng sống thành ý thức và hành vi trong mỗi học sinh.
- Tạo điều kiện để giáo viên vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm tích
cực hoá hoạt động học tập, phát triển năng lực học sinh; Học sinh được suy nghĩ nhiều
hơn, nói nhiều hơn và làm nhiều hơn.
- Mục tiêu hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học.
- Phần hướng dẫn sử dụng, giới thiệu thuật ngữ ngay từ đầu sách giúp người đọc và học
sinh dễ dàng tiếp nhận kiến thức.
- Sách có 8 chủ đề với 12 bài học, mỗi bài học có các phần khởi động, kiến tạo tri thức
mới, luyện tập, vận dụng.
Câu 1: Khi sử dụng sách giáo khoa Đạo đức 4 – bộ sách Chân trời sáng tạo, giáo viên có thể:
a. Thay đổi thứ tự của các pha hoạt động của một bài học.
b. Điều chỉnh ngữ liệu phù hợp với năng lực của học sinh nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu cần đạt.
c. Lược bỏ một số chủ đề và thêm vào một số chủ đề mới theo nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
d. Bổ sung ngữ liệu và hoạt động dạy học mới để phù hợp với thế mạnh của giáo viên.
Câu 2: Mỗi bài học trong sách giáo khoa Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo bao gồm
những hoạt động nào?
a. Khởi động, Khám phá vấn đề, Thực hành, Vận dụng.
b. Khởi động, Khám phá vấn đề, Luyện tập, Vận dụng.
c. Khởi động, Kiến tạo tri thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
d. Khởi động, Kiến tạo tri thức mới, Thực hành, Vận dụng.
Câu 3: Hoạt động Luyện tập trong sách giáo khoa Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo giúp học sinh:
a. Khai thác vốn kinh nghiệm sẵn có liên quan đến bài học; khơi gợi hứng thú tìm tòi,
khám phá tri thức mới về các biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức trong những hoạt động tiếp theo.
b. Củng cố kiến thức, kĩ năng vừa được kiến tạo; tự nhận xét và đưa ra phán
đoán về những ý kiến, hành động và lựa chọn cách thức ứng xử phù hợp trong
các tình huống đạo đức điển hình.
c. Khám phá những tri thức đạo đức mới như những biểu hiện cụ thể của hành vi đạo
đức hay sự cần thiết của việc thực hiện những hành vi đạo đức đó.
d. Vận dụng, trải nghiệm những kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tế cuộc sống.
Câu 4: “Tạo tình huống học tập trên cơ sở huy động kiến thức nền, khơi gợi cảm
xúc đạo đức của học sinh. Đồng thời, kích thích hứng thú tìm tòi, khám phá, giải
quyết vấn đề của học sinh về các biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức trong
những hoạt động tiếp theo.” Đây là mục tiêu của pha hoạt động nào trong sách
giáo khoa Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo?
a. Hoạt động Khởi động.
b. Hoạt động Luyện tập.
c. Hoạt động Khởi động và hoạt động Kiến tạo tri thức mới.
d. Hoạt động Luyện tập và Vận dụng.
Câu 5: Bài học nào không thuộc nội dung trong Chương trình môn Đạo đức lớp 4? a. Em bảo vệ của công. b. Em yêu lao động.
c. Em tôn trọng tài sản của người khác.
d. Em quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
Câu 6: Năng lực đặc thù của môn Đạo đức bao gồm:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi, Năng lực phát triển bản thân, Năng lực tham gia
và tìm hiều hoạt động kinh tế - xã hội.
b. Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
c. Năng lực điều chỉnh hành vi, Năng lực phát triển bản thân, Năng lực tham gia kinh tế - xã hội.
d. Năng lực nhận thức hành vi, Năng lực bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình,
Năng lực vận dụng vào trong thực tiễn.
Câu 7: “Quá trình học tập môn Đạo đức được tổ chức qua các hoạt động của học sinh
và tăng cường sự tương tác ………..(1) tích cực trong học tập. Trong sách giáo khoa
Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo, thì …….(2) cuộc sống của các em được đặc biệt coi
trọng, tạo điều kiện cho học sinh được trực tiếp tiếp xúc, quan sát thực tiễn cuộc sống
xung quanh mình.” Điền vào chỗ trống:
a. (1) hoạt động; (2) thực tiễn.
b. (1) giao tiếp; (2) trải nghiệm.
c. (1) thái độ; (2) bài học.
d. (1) hứng thú; (2) hoàn cảnh.
Câu 8: Nội dung Chương trình môn Đạo đức lớp 4 bao gồm những nội dung nào?
a. Giáo dục đạo đức, Giáo dục kĩ năng sống.
b. Giáo dục đạo đức, Giáo dục kĩ năng sống, Giáo dục kinh tế.
c. Giáo dục đạo đức, Giáo dục kĩ năng sống, Giáo dục kinh tế, Giáo dục pháp luật.
Câu 9: Theo định hướng về phương pháp giáo dục của Chương trình Giáo dục
phổ thông 2018, các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng
các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên có vai
trò như thế nào để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động
học tập, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển?
a. Tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện
và những tình huống có vấn đề.
b. Giao nhiệm vụ và bài tập đa dạng hơn và thường xuyên nhắc nhở kịp thời.
c. Động viên, khen ngợi, luôn giúp đỡ học sinh, làm thay cho học sinh yếu kém.
d. Tôn trọng tuyệt đối sự khác biệt, không được phên bình, nhắc nhở khi học sinh có
suy nghĩ chưa đúng với chuẩn mực đạo đức.
Câu 10: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đánh giá định kì đối với môn
Đạo đức được thực hiện vào bốn thời điểm: giữa học kỳ 1, cuối học kỳ 1, giữa học
kỳ 2 và cuối năm học. Theo đó, hoạt động đánh giá định kì trong môn Đạo đức 4:
a. Căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ
thể về các thành phần năng lực của từng môn học.
b. Thực hiện bài kiểm tra định kỳ ở cuối học kì 1 và cuối năm phù hợp với yêu cầu cần
đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực theo quan điểm của giáo viên.
c. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá
thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường về việc thay đổi yêu cầu cần đạt để đánh giá lại.
d. Giáo viên chủ nhiệm quyết định một mình mà không cần xem xét ý kiến từ phụ
huynh hay giáo viên bộ môn, chủ yếu thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá
trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu,
năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để đánh giá.
✓ Môn Khoa học (Ngày 05/7/2023)
✓ Tác giả: (TS. Đỗ Xuân Hôi – Tổng Chủ Biên, TS. Nguyễn Thị Thanh Thúy
– Chủ Biên, TS. Trần Thanh Sơn, ThS. Lưu Phương Thanh Bình.)
- Sách được trình bày hấp dẫn, cấu trúc rõ ràng, phù hợp với nhận thức của học sinh
tiểu học, dễ sử dụng, tạo hứng thú cho học sinh.
- Sách có 6 chủ đề với 32 bài học, mỗi bài có các phần khởi động, khám phá, luyện tập
– thực hành, vận dụng.
- Môn học được dạy trong 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết với tổng số là 70 tiết.
Cấu trúc về nội dung và sách: Nội dung sách hướng đến mục đích đảm bảo dễ dạy,
dễ học, gắn Khoa học với thực tiễn. Các hoạt động học tập được chọn lọc phù hợp với
lứa tuổi và khả năng nhận thức của học sinh, thể hiện tinh thần tích hợp, gắn bó
môn Khoa học với các môn học khác, đáp ứng được nhu cầu của học sinh trên mọi
miền đất nước và mở ra một chân trời sáng tạo trong dạy Khoa học cho giáo viên - Cấu trúc sách: * Phần mở đầu + Lời nói đầu + Mục lục
* Phần nội dung (30 bài học) + Chủ đề 1: Chất
+ Chủ đề 2: Năng lượng
+ Chủ đề 3: Thực vật và động vật + Chủ đề 4: Nấm
+ Chủ đề 5: Con người và sức khoẻ
+ Chủ đề 6: Sinh vật và môi trường * Phần cuối sách
+ Bảng tra cứu thuật ngữ.
❖ Một số lưu ý khi lập kế hoạch bài dạy là:
- Lựa chọn phương pháp, hình thức, đồ dùng dạy học, nhận xét và đánh giá thích hợp
nhằm giúp HS tích cực, chủ động, sáng tạo phát triển năng lực tự học của HS.
- Kế hoạch bài dạy phải bao gồm những thành tố cơ bản: yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy
học cần chuẩn bị, hoạt động dạy học chủ yếu, điều chỉnh sau bài dạy.
✓ Môn Lịch sử và Địa lí (Ngày 06/7/2023)
Tác giả: (Nguyễn Trà My – Phạm Đỗ Văn Trung – Chủ Biên), Nguyễn Khánh
BĂng, Trần Thị Ngọc Hân, Nguyễn Chí Tuấn.
CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC:
1. Cấu trúc sách:
SGK môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 gồm có phần mở đầu: Làm quen với phương tiện học
tập môn Lịch sử và Địa lí và 6 chủ đề, bao gồm:
Chủ đề 1: Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
Chủ đề 2: Trung du và miền núi bắc bộ
Chủ đề 3: Đồng bằng bắc bộ
Chủ đề 4: Duyên hải miền trung
Chủ đề 5: Tây nguyên
Chủ đề 6: Nam bộ
Ngoài ra, sách còn có trang hướng dẫn sử dụng sách và thuật ngữ.
2. Cấu trúc bài học:
– Phần mục tiêu: những yêu cầu HS đạt được sau khi học xong mỗi bài.
– Phần khởi động: những hoạt động dẫn dắt HS vào bài mới.
– Phần khám phá: bắt đầu bằng hình ảnh trang sách mở ra. Ở phần này, hệ thống kênh
hình, kênh chữ trong mỗi bài có sự chọn lọc, thể hiện sự sinh động, mang tính sư
phạm cao; kết hợp với các hoạt động học để HS đạt được yêu cầu cần đạt sau khi học.
– Phần luyện tập – vận dụng: cuối mỗi bài gồm các câu hỏi luyện tập và vận dụng để
để HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện kĩ năng và sử dụng.
CÂU HỎI TẬP HUẤN SGK LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 (BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Câu 1. Phương tiện nào sau đây không phải là phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí 4?
A. Bản đồ. B. Lược đồ.
C. Tranh ảnh. D. Gương cầu lồi.
Câu 2. Có mấy cụm năng lực đặc thù SGK hướng đến?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3. Trình tự đúng của việc triển khai một bài học trong sách Lịch sử và Địa lí 4 là
A. Khởi động – Hình thành kiến thức mới/ Khám phá – Luyện tập – Vận dụng.
B. Hình thành kiến thức mới/ Khám phá – Khởi động – Vận dụng – Luyện tập.
C. Luyện tập – Hình thành kiến thức mới/ Khám phá – Vận dụng – Khởi động.
D. Vận dụng – Hình thành kiến thức mới/ Khám phá – Luyện tập – Khởi động.
Câu 4. Ngoài phần mở đầu, sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4 gồm mấy chủ đề?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 5. Bài mở đầu trong một chủ đề sẽ có nội dung A. Thiên nhiên vùng. B. dân cư vùng. C. văn hóa vùng. D. lịch sử vùng.
Câu 6. Câu chuyện lịch sử về anh hùng Núp, N’Trang Lơng,... thuộc chủ đề nào?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Duyên hải miền Trung.
Câu 7. Nội dung nào sau đây đúng nhất?
A. Phần vận dụng dùng để ôn tập kiến thức.
B. Phần vận dụng dùng để mở rộng kiến thức.
C. Phần luyện tập dùng để ôn tập kiến thức.
D. Phần luyện tập dùng để mở rộng kiến thức.
Câu 8. Khu vực nào được mệnh danh là “con đường di sản”? A. Đồng bằng Bắc Bộ.
B. Duyên hải miền Trung. C. Tây Nguyên. D. Nam Bộ.
Câu 9. Đáp án nào không phải là quan điểm biên soạn sách Lịch sử và Địa lí 4 – Bộ
sách Chân trời sáng tạo?
A. Đổi mới, kế thừa sách giáo khoa Lịch sử − Địa lí lớp 4 hiện hành.
B. Sáng tạo, thay đổi cách tiếp cận theo hướng tiên tiến, hiện đại.
C. Trang bị cho học sinh nhiều kiến thức cập nhật, hiện đại.
D. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Câu 10. Yêu cầu học sinh hoàn thành một sơ đồ tư duy thường xuất hiện ở mục nào
trong sách Lịch sử và Địa lí 4 – Bộ sách Chân trời sáng tạo? A. Mở đầu. B. Khám phá. C. Luyện tập. D. Vận dụng.
✓ Môn Hoạt động trải nghiệm (Ngày 06/7/2023)
✓ Nhóm tác giả: (Phó Đức Hòa -Tổng Chủ biên, Bùi Ngọc Diệp -Chủ biên, Lê Thị
Thu Huyền, Nguyễn Hà My, Đặng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Hữu Tâm, Nguyễn Huyền Trang)
- Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào khám phá, rèn luyện bản
thân, phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động
xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực
hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi.
- Nội dung các bài học được khai thác lôgic. HS được thực hành trải nghiệm, chia sẻ
cảm xúc, bày tỏ ý kiến của mình, được vận dụng các kĩ năng, kinh nghiệm học được
vào cuộc sống và dùng những kinh nghiệm của bản thân vào xử lí tình huống trong bài học .....
- Hoạt động trải nghiệm được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu:
sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ,
trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn.
- Phát triển năng lực(NL): NL tư duy, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tự chủ và
tự học, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức; Bước đầu hình thành
NL định hướng nghề nghiệp, NL tài chính …
- Bộ sách không chỉ giúp người dạy, người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào
thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và
cộng đồng; đảm bảo tính tích hợp, tính kế thừa tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế và
huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao.
✓ Môn Công nghệ (Ngày 07/7/2023)
- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với địa phương.
- Hình ảnh gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.
- Cấu trúc chủ đề/bài học rõ ràng phát huy khả năng tư duy độc lập nhằm phát triển
năng lực, phẩm chất người học.
- SGK được trình bày hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho HS, phù hợp với đặc trưng
môn học. Các bài học được thiết kế rõ ràng: sau mỗi hoạt động có tiểu kết, tình huống
có gợi ý, câu hỏi cho mỗi hoạt động gần gũi với thực tế.
- Một số sản phẩm công nghệ được sách đề cập, hướng dẫn rất chi tiết, kích thích sự tò
mò, khám phá của HS ngay từ bài học đầu tiên của bộ sách.
- Thúc đẩy giáo dục STEM (tích hợp Khoa học, Công nghệ, Toán học).
- Kết nối môi trường tại gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội.
- Sách có tính mở giúp GV linh hoạt sử dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học để
phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS.
Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học.
✓ Môn Tin học (Ngày 07/7/2023)
✓ Quách Tất Kiên (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Thị Quỳnh
Anh (đồng Chủ biên), Đỗ Minh Hoàng Đức, Lê Tấn Hồng Hải, Trịnh
Thanh Hải, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Đỗ Thị Ngọc Quỳnh.
Câu hỏi đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên – Tin học CTST 4
Câu 1. SGK Tin học 4 - Chân trời sáng tạo gồm mấy chủ đề? A) 4 chủ đề B) 5 chủ đề C) 6 Chủ đề D) 7 Chủ đề
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là sai về SGK Tin học 4 – Chân trời sáng tạo ?
A. Có tất cả 15 bài học.
B. Các bài học 11A và 11B là lựa chọn.
C. Chỉ dạy 14 bài học trong SGK.
D. Phải dạy tất cả các bài học và dạy theo đúng trình tự các bài học trong SGK.
Câu 3. Những phần nào dưới đây chỉ có ở một số bài trong SGK Tin học 4 - Chân trời sáng tạo? A) Thực hành B) Em có biết C) Khám phá D) Vận dụng
Câu 4. SGK Tin học 4 - Chân trời sáng tạo có những dạng bài nào?
A) Bài học lí thuyết (không có tiết thực hành)
B) Bài học có cả tiết lí thuyết và tiết thực hành
C) Bài thực hành (không có tiết lí thuyết)
D) Cả 3 dạng bài A, B và C.
Câu 5. Những phương pháp dạy học nào được chú trọng trong SGK Tin học 4- Chân trời sáng tạo?
A) HS tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. B) Học qua làm. C) Minh họa trực quan
D) Cả ba phương án A, B và C.
Câu 6. Mục đích chính của sách giáo viên là gì?
A) Cung cấp kế hoạch bài dạy (giáo án).
B) Giải thích ý tưởng thiết kế, ý tưởng sư phạm và gợi ý cách triển khai dạy học từng bài học trong SGK.
C) Cung cấp đề kiểm tra định kì.
D) Cả ba phương án A, B và C.
Câu 7. Mục đích của việc xem tiết dạy minh họa là gì?
A) Tìm hiểu một tiết dạy chuẩn mực để thực hiện theo.
B) Phân tích, trao đổi, thảo luận về một phương án triển khai bài học trên
lớp học thực tế để rút kinh nghiệm.
C) Phê phán những hạn chế có trong tiết dạy minh họa.
D) Cả ba phương án A, B và C.
Câu 8. Tài liệu nào dưới đây được biên soạn nhằm giúp giáo viên hiểu rõ SGK và hỗ
trợ việc xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án)? A) SGK B) Sách giáo viên C) Vở bài tập
D) Cả ba phương án A, B và C.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A) Những bài có phần Thực hành thì bắt buộc phải dạy toàn bộ bài đó trên
phòng thực hành tin học.
B) Có thể dạy phần Thực hành mà không cần sử dụng máy tính, phần mềm tin học.
C) Sử dụng thiết bị trình chiếu để minh họa khi dạy học các bài học về sử
dụng phần mềm (như Powerpoint, Word, xem video về lịch sử, văn hoá, tìm kiếm
thông tin trên Internet, …) sẽ hiệu quả hơn.
D) Đối với tất cả các bài, phần Khám phá phải dạy trên lớp và phần Thực hành
phải dạy trên phòng máy tính.
Câu 10. Những phương pháp nào nên được sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh?
A) Đánh giá theo kết quả đầu ra.
B) Đánh giá theo quá trình.
C) Kết hợp cả kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành.
D) Cả ba phương án A, B và C.
✓ Môn Âm nhạc (Ngày 07/7/2023)
Tác giả: HỒ NGỌC KHẢI- LÊ ANH TUẤN – Đồng Tổng Chủ biên, ĐẶNG CHÂU ANH – Chủ biên
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN SAU BỒI DƯỠNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC LỚP 4
(BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Câu 1. Tư tưởng xuyên suốt của Sách giáo khoa Âm nhạc 4 – Chân trời sáng tạo là gì?
A. Lấy người dạy làm trung tâm
B. Lấy người học làm trung tâm
C. Cả người học và người dạy làm trung tâm
D. Chuyển tải kiến thức cho người học
Câu 2. Sách giáo khoa Âm nhạc 4 – Chân trời sáng tạo đảm bảo các yêu cầu cần đạt theo CTGDPT 2018 về A. phẩm chất. B. năng lực chung. C. năng lực âm nhạc.
D. Cả ba câu A, B, C.
Câu 3. Sách giáo khoa Âm nhạc 4 – Chân trời sáng tạo có mấy chủ đề, mỗi chủ đề
được thiết kế bao nhiêu tiết?
A. 6 chủ đề, mỗi chủ đề 3 tiết
B. 7 chủ đề, mỗi chủ đề từ 3 – 4 tiết
C. 8 chủ đề, mỗi chủ đề từ 3 – 4 tiết
D. 8 chủ đề, mỗi chủ đề 4 tiết
Câu 4. Sách giáo khoa Âm nhạc 4 – Chân trời sáng tạo được thiết kế với mục tiêu:
A. có tính gợi mở, tạo điều kiện để học sinh khám phá, tự nhận thức các kiến thức;
trải nghiệm các hoạt động âm nhạc.
B. đa dạng về hình thức học tập như trò chơi, vận động; thực hành để phát triển các
kĩ năng hát, đọc nhạc, nghe nhạc, chơi nhạc cụ,… năng lực âm nhạc.
C. giúp học sinh có điều kiện được phản ứng với âm nhạc, ứng tấu và sáng tạo âm nhạc.
D. Cả ba câu A, B, C.
Câu 5. Mô hình bài học của Sách giáo khoa Âm nhạc 4 – Chân trời sáng tạo bao gồm
mấy phần trong một chủ đề?
A. 3 phần: Khởi hành – Hành trình – Về ga
B. 3 phần: Mở đầu – Hành trình – Về ga
C. 3 phần: Khởi hành – Hành trình – Về đích
D. 3 phần: Khởi hành – Tăng tốc – Về ga
Câu 6. Nội dung các phần trong mô hình bài học của Sách giáo khoa Âm nhạc 4 –
Chân trời sáng tạo bao gồm:
A. Khám phá; Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, thường thức âm nhạc; Nhà ga âm nhạc.
B. Khám phá; Hát, đọc nhạc, nhạc cụ, thường thức âm nhạc; Nhà ga âm nhạc.
C. Khám phá; Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, thường
thức âm nhạc; Nhà ga âm nhạc.
D. Khám phá; Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc; Nhà ga âm nhạc.
Câu 7. Nội dung mới trong Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4 là
A. Nhạc cụ giai điệu (ở mạch Nhạc cụ) B. Lí thuyết âm nhạc
C. Nhạc cụ giai điệu (ở mạch Nhạc cụ) và lí thuyết âm nhạc
D. Nhạc cụ và lí thuyết âm nhạc
Câu 8. Chức năng của Sách giáo viên môn Âm nhạc 4 – Chân trời Sáng tạo là
A. cung cấp định hướng về phương pháp giảng dạy và tư liệu bổ sung để làm tài
liệu tham khảo cho giáo viên.
B. hướng dẫn phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức các nội dung hình thành
kiến thức mới trong Sách giáo khoa.
C. cung cấp tư liệu để làm rõ những nội dung được trình bày trong Sách giáo khoa
và Vở bài tập để hướng dẫn GV sử dụng hai cuốn sách còn lại.
D. hướng dẫn thiết kế và tổ chức các hoạt động học phù hợp với tiến trình của
các bài học trong Sách giáo khoa.
Câu 9. Tiến trình tổ chức một bài học trong Sách giáo khoa Âm nhạc 4 – Chân trời
Sáng tạo theo Công văn số 2345/BGD ĐT-GDTH ngày 7 tháng 6 năm 2021 là:
A. Mở đầu, Luyện tập, Hình thành kiến thức mới – Khám phá, Trải nghiệm.
B. Mở đầu, Hình thành kiến thức mới – Khám phá, Trải nghiệm, Luyện tập.
C. Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập – Thực hành, Vận dụng – Trải nghiệm
D. Mở đầu, Trải nghiệm, Hình thành kiến thức mới – Khám phá, Luyện tập.
Câu 10. Vở bài tập Âm nhạc 4 – Chân trời sáng tạo thể hiện quá trình đánh giá theo
Thông tư 27/2020/TT – BGDĐT như thế nào?
A. Vở bài tập để hỗ trợ trong việc đánh giá khảo sát đầu vào.
B. Vở bài tập để hỗ trợ trong việc đánh giá cuối kì.
C. Vở bài tập để hỗ trợ trong việc đánh giá thường xuyên.
D. Vở bài tập để hỗ trợ trong việc đánh giá định kì.
✓ Môn Mĩ thuật (Ngày 8/7/2023)
✓ Nguyễn Thị Nhung (Tổng Chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường (Chủ biên),
Lương Thanh Khiết, Nguyễn Ánh Phương Nam, Phạm Văn Thuận – Bản 1.
✓ Cấu trúc tên các chủ đề gần gũi và gắn liền với thực tế, giúp hs dễ tiếp cận bài học
✓ Hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng có vẽ, xé dán, nặn, sử dụng vật liệu,…
✓ Nội dung bài học bám sát hoạt động thực tế giúp học sinh dễ tiếp cận và phát huy năng lực hơn.
✓ Học sinh được trải nghiệm nhiều hình thức thể hiện sản phẩm khác nhau.
❖ Một số lưu ý khi lập kế hoạch bài dạy là:
Khi lập kế hoạch và tổ chức một quy trình mĩ thuật, GV cần lưu ý mục đích lớn
nhất là phải khuyến khích và tạo cơ hội để HS học được cách tự học:
- Bắt đầu từ những cái đã biết.
- Thiết kế và tìm câu trả lời cho những câu hỏi mở.
- Điều chỉnh linh hoạt các hình thức thể hiện phù hợp với kiến thức và trải nghiệm mới.
- Tổng kết và đánh giá những gì HS đã làm.
✓ Môn Mĩ thuật (Ngày 8/7/2023)
✓ TỔNG CHỦ BIÊN: PGS.TS HOÀNG MINH PHÚC
✓ CHỦ BIÊN: THS NGUYỄN THỊ MAY
✓ TÁC GIẢ: CN ĐỖ VIẾT HOÀNG
✓ TRẦN ĐOÀN THANH NGỌC
✓ TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG – Bản 2.
❖ Một số lưu ý khi lập kế hoạch bài dạy là:
- Khi lập kế hoạch và tổ chức một quy trình mĩ thuật, GV cần lưu ý mục đích lớn nhất
là phải khuyến khích và tạo cơ hội để HS học được cách tự học:
- Bắt đầu từ những cái đã biết.
- Thiết kế và tìm câu trả lời cho những câu hỏi mở.
- Tạo ra những cảm xúc mới trong điều kiện học tập thực tế.
- Điều chỉnh linh hoạt các hình thức thể hiện phù hợp với kiến thức và trải nghiệm mới.
- Tổng kết và đánh giá những gì HS đã làm.
✓ Môn Giáo dục thể chất (Ngày 8/7/2023)
Tác giả: PHẠM THỊ LỆ HẰNG (Chủ biên), BÙI NGỌC BÍCH – LÊ HẢI –TRẦN MINH TUẤN
Nhìn chung, Sách giáo khoa Giáo dục Thể chất 4 – Chân Trời Sáng Tạo
✓ Hình thức trình bày đẹp mắt với những hình ảnh minh hoạ sinh động, nhiều màu sắc.
✓ Cung cấp nội dung phù hợp để đáp ứng việc hình thành và phát triển năng lực ở học sinh.
✓ Cung cấp hai môn Thể thao tự chọn là Thể dục nhịp điệu và Bóng đá.
✓ Thể hiện được tính mở và tạo điều kiện thuận lợi trong việc dạy học.
✓ Có nhiều ưu thế khi sử dụng và luôn đồng hành cùng Quý thầy cô, học sinh.
✓ Đã được tổ chức dạy thực nghiệm tại Tp HCM cùng một số tỉnh thành lân cận
và đều nhận được các phản hồi tích cực.
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
NHẬT KÝ BỒI DƯỠNG SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC LỚP 4
- Thời gian từ 1/7/2023 đến 10/7/2023
* Nội dung tự bồi dưỡng:
Ngày 1/7/2023: Tiếng việt- kết nối tri thức
Cấu trúc sách và cấu trúc bài học: 1. Cấu trúc sách:
- SGK Tiếng Việt 4, Bộ sách Kết nối tri thức, được biên soạn cho 35 tuần thực học,
mỗi tuần 7 tiết, tổng cộng 245 tiết.
Tác giả tập 1: Bùi Mạnh Hùng(Tổng chủ biên), Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Lê
Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương, Nguyễn Lê Hằng, Trịnh Cẩm Lan.
✓ Tập một: có 32 bài học, dành cho học kì I, gồm 18 tuần với 16 tuần dạy bài mới
(4 chủ điểm), 1 tuần ôn tập giữa học kì và 1 tuần ôn tập, kiểm tra đánh giá cuối học kì.
Tác giả tập 2: Bùi Mạnh Hùng(Tổng chủ biên), Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Vũ
Thị Thanh Hương, Vũ Thị Lan, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm.
✓ Tập hai: có 30 bài học, dành cho học kì II, gồm 17 tuần với 15 tuần dạy bài mới
(4 chủ điểm), 1 tuần ôn tập giữa học kì và 1 tuần ôn tập, kiểm tra đánh giá cuối học kì.
✓ Có 62 văn bản gồm: 5 văn bản thông tin, 16 văn bản thơ, 1 văn bản kịch, 40 văn
bản truyện và các thể loại văn học khác.
2. Cấu trúc bài học: 1 Tuần - Bài 3 tiết ▪
HK1: Từ loại, nhân hoá,.. Đọ c (1 tiết)
HK2: Câu, hai thành phần chính của câu,
▪ Luyện từ và câu (1 tiết) trạng ngữ,… ▪ Viết (1 tiết) Bài 4 tiết
✓ Nói và nghe theo chủ điểm.
✓ Đọc và Luyện tập theo VB đọc (2 tiết)
✓ Thuật lại sự việc đã tham gia ✓ Viết (1 tiết)
✓ Nghe và kể lại câu chuyện đã nghe.
✓ Nói và nghe / Đọc mở rộng (1 tiết)
✓ Phương pháp dạy học đọc:
- Đối với yêu cầu đọc thành tiếng, tăng cường luyện đọc cá nhân (tự đọc), đọc theo cặp, theo nhóm.
- Đối với yêu cầu đọc hiểu: vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức
tổ chức hoạt động học cho HS. Phương châm là dạy đọc hiểu phải kích hoạt
được việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc.
✓ Phương pháp dạy học nói và nghe:
- Nói và nghe theo chủ điểm.
- Thuật lại một sự việc đã tham gia.
- Nghe và kể lại câu chuyện đã nghe.
✓ Phương pháp dạy học viết:
– Bước 1: Tìm hiểu kiểu bài, nhận biết cấu trúc và cách viết
– Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
– Bước 3: Thực hành viết đoạn văn, văn bản
– Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện
– Bước 5: Đánh giá (trả bài).
Ngày 3/7: Môn Toán- Kết nối tri thức:
Tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn áng,
Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường, Bùi Bá Mạnh. ❖ Cấu trúc sách
* Thời lượng thực hiện chương trình: 175 tiết (5 tiết/1 tuần).
* Toán 4 gồm hai tập, gồm 16 chủ đề (2 học kì): - Học kì I
+ Tập 1 gồm 7 chủ đề với 37 bài học (90 tiết)
+ Tiến hành trong 18 tuần. - Học kì II
+ Tập 2 gồm 6 chủ đề với 36 bài học (85 tiết)
+ Tiến hành trong 17 tuần.
MỘT SỐ LƯU Ý VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÉP TÍNH: 1) SỐ TỰ NHIÊN:
• Tính chất phép tính. Bài toán, tình Hình thành kiến thức huống thực Vận dụng tiễn (tính chất phép tính)
• Biểu thức chứa chữ. Tính giá trị của biểu thức chứa chữ Bài toán, tình Tính giá trị của Hình thành kiến thức huống thực biểu thức chứa (biểu thức chứa chữ) tiễn chữ 2) Phân số.
• Phép, cộng trừ phân số.
Bài toán, tình huống thực tế Hình thành kiến thức Vận
(dẫn ra phép cộng, trừ phân số) (cách tính) dụng
• Phép nhân, chia phân số.
• Tìm thành phần chưa biết trong phép tính với phân số.
• Tìm phân số của một số Bài toán, tình Hình thành kiến thức huống thực
(khái niệm, quy tắc tìm phân số của một Vận dụng tế số)
• Tính chất phép tính với phân số. 3) Hình học: 4) Đo lường: Lớp 4 Góc lớn Biểu tượng về đơn hơn, bé hơn Biểu tượng về góc vị đo góc (o)
5) Thống kê, xác suất: Đọc và mô tả THỐNG KÊ Thu thập số liệu được các số liệu Nhận xét số liệu ở dạng dãy số từ dãy số liệu liệu Mô tả các khả Tình huống, thí năng có thể xảy Nêu được kết XÁC SUẤT nghiệm nhiều ra, ghi chép số quả của hoạt lần lần xuất hiện của động thí nghiệm một sự kiện Kế hoạch bài day:
Ngày 5/7: Đạo đức – Kết nối tri thức:
- Giáo viện tự bồi dưỡng sử dụng SGK các môn học trên hệ thống: https://taphuan.nxbgd.vn ❖ Cấu trúc sách
- Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp (theo số tiết học): 35 tiết/năm. + Trang bìa
+ Hướng dẫn sử dụng sách + Giới thiệu nhân vật + Lời nói đầu + Mục lục
+ Các chủ đề và bài học
+ Một số thuật ngữ dùng trong sách.
❖ Cấu trúc chủ đề
❖ Cấu trúc bài học: 1. Khởi động
- Tạo tâm thế và hứng thú học tập cho HS.
- Huy động kiến thức, kinh nghiệm nền của HS, giúp HS nhận ra những gì chưa
biết và muốn biết (đặt vấn đề).
2. Kiến tạo tri thức mới
- Hình thành kiến thức, kĩ năng mới, trả lời các câu hỏi: Em cần làm gì? Làm như
thế nào? Vì sao phải làm thế? 3. Luyện tập
- Củng cố, hoàn thiện những kiến thức, kĩ năng vừa khám phá và thu nhận được. 4. Vận dụng
- Ứng dụng tri thức, kĩ năng vừa khám phá, luyện tập vào giải quyết vấn đề cụ thể
trong cuộc sống với không gian mới, tình huống mới; tiếp tục rèn luyện kĩ năng,
thay đổi thói quen chưa phù hợp để phát triển PC, NL mong đợi. 5. Ghi nhớ
- HS nhớ được chuẩn mực hành vi đã học một cách cô đọng nhất.
❖ Một số lưu ý khi lập kế hoạch bài dạy là:
- Kế hoạch bài dạy phải bao gồm những thành tố cơ bản: yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy
học cần chuẩn bị, hoạt động dạy học chủ yếu, điều chỉnh sau bài dạy.
- Xác định đúng nội dung của bài học: Trình tự bài học, mối liên hệ giữa các phần, các nội dung của bài học.
- Xác định NL chung, NL đặc thù, những phẩm chất, cần hình thành và phát triển ở HS qua từng bài học.
- Dự kiến những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có, cần có; xác định khả năng đáp ứng
các nhiệm vụ học tập của HS; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy
sinh – cách giải quyết.
- Lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và cách đánh giá thích hợp
nhằm giúp HS tích cực, chủ động, sáng tạo phát triển năng lực tự học.
Ngày 5/7: Khoa học – Kết nối tri thức:
Giáo viên tự bồi dưỡng sử dụng SGK các môn học trên hệ thống: https://taphuan.nxbgd.vn ❖ Cấu trúc sách
- Môn học được dạy trong 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết với tổng số là 70 tiết.
❖ Cấu trúc nội dung theo chủ đề: + Chủ đề 1: Chất
+ Chủ đề 2: Năng lượng
+ Chủ đề 3: Thực vật và động vật + Chủ đề 4: Nấm
+ Chủ đề 5: Con người và sức khoẻ
+ Chủ đề 6: Sinh vật và môi trường
+ Bảng tra cứu thuật ngữ
1) Những dạng bài học đặc trưng
- Dạng bài hình thành kiến thức, KN mới.
- Dạng bài thực hành, trải nghiệm thực tiễn. - Dạng bài ôn tập.
2) Cấu trúc bài học * Phần mở đầu
- Hoạt động khởi động: dẫn dắt HS tiếp cận bài học mới bằng sự tò mò, kết nối các tri
thức đã biết, định hướng vào vấn đề sẽ học với hứng thú của người nghiên cứu.
* Phần nội dung chính
- Mỗi bài có từ 2 đến 3 đơn vị kiến thức
- Một đơn vị kiến thức có cấu trúc sau:
▪ Hoạt động đọc hiểu.
▪ Hoạt động tìm tòi khám phá.
▪ Hoạt động thực hành hoặc vận dụng.
HS thực hiện các hoạt động khám phá, tìm hiểu kết hợp với các kiến thức đã có để rút
ra nội dung khoa học mới với mức độ ngày càng sâu sắc.
* Phần kết bài học
- Tóm tắt kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học, yêu cầu HS phải ghi nhớ.
❖ Một số lưu ý khi lập kế hoạch bài dạy là:
- Kế hoạch bài dạy phải bao gồm những thành tố cơ bản: yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy
học cần chuẩn bị, hoạt động dạy học chủ yếu, điều chỉnh sau bài dạy.
- Xác định đúng nội dung của bài học: Trình tự bài học, mối liên hệ giữa các phần, các nội dung của bài học.
- Xác định NL chung, NL đặc thù, những phẩm chất, cần hình thành và phát triển ở HS qua từng bài học.
- Dự kiến những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có, cần có; xác định khả năng đáp ứng
các nhiệm vụ học tập của HS; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy
sinh – cách giải quyết.
- Lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và cách đánh giá thích hợp
nhằm giúp HS tích cực, chủ động, sáng tạo phát triển năng lực tự học.
Ngày 6/7: Lịch sử - Địa lí (Kết nối tri thức)
Giáo viên tự bồi dưỡng sử dụng SGK các môn học trên hệ thống: https://taphuan.nxbgd.vn ❖ Cấu trúc sách
- Môn học được dạy trong 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết với tổng số là 70 tiết.
❖ Cấu trúc nội dung(30 bài học)
+ Chủ đề 1: Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
+ Chủ đề 2: Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Chủ đề 3: Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Chủ đề 4: Duyên hải miền Trung.
+ Chủ đề 5: Tây Nguyên. + Chủ đề 6: Nam Bộ.
+ Giải thích khía niệm, thuật ngữ.
❖ Một số lưu ý khi lập kế hoạch bài dạy là:
- Kế hoạch bài dạy phải bao gồm những thành tố cơ bản: yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy
học cần chuẩn bị, hoạt động dạy học chủ yếu, điều chỉnh sau bài dạy.
- Xác định đúng nội dung của bài học: Trình tự bài học, mối liên hệ giữa các phần, các nội dung của bài học.
- Xác định NL chung, NL đặc thù, những phẩm chất, cần hình thành và phát triển ở HS qua từng bài học.
- Dự kiến những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có, cần có; xác định khả năng đáp ứng
các nhiệm vụ học tập của HS; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy
sinh – cách giải quyết.
- Lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và cách đánh giá thích hợp
nhằm giúp HS tích cực, chủ động, sáng tạo phát triển năng lực tự học.
Ngày 6/7: Hoạt động trải nghiệm (Kết nối tri thức)
Giáo viên tự bồi dưỡng sử dụng SGK các môn học trên hệ thống: https://taphuan.nxbgd.vn ❖ Cấu trúc sách - Trang bìa
- Các kí hiệu dùng trong sách - Lời nói đầu - Mục lục
- Các chủ đề hoạt động trải nghiệm - Giải thích thuật ngữ
- Danh sách tranh, ảnh sử dụng
❖ Cấu trúc chủ đề
- Mỗi tháng 1 chủ đề, mỗi chủ đề 3 – 4 tuần, mỗi tuần 3 tiết.
- Các chủ đề trong SGK (9 chủ đề/9 tháng) được thiết kế bám sát 4 mạch nội dung
trong Chương trình Hoạt động trải nghiệm 2018, ở mỗi mạch hoạt động lại được tiếp
tục phát triển thành các nhánh nhỏ, cụ thể:
+ Hoạt động hướng vào bản thân: Hoạt động khám phá bản thân; Hoạt động rèn luyện bản thân;
+ Hoạt động hướng đến xã hội: Hoạt động chăm sóc gia đình; Hoạt động xây dựng
nhà trường; Hoạt động xây dựng cộng đồng;
+ Hoạt động hướng đến tự nhiên: Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên
nhiên; Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường;
+ Hoạt động hướng nghiệp có hoạt động tìm hiểu về nghề nghiệp.
❖ Tổ chức hoạt động
Chương trình Hoạt động trải nghiệm đã xác định 4 loại hình hoạt động chủ yếu:
* Sinh hoạt dưới cờ:
- Tổ chức theo quy mô toàn trường.
- Nội dung hoạt động của tiết Sinh hoạt dưới cờ gắn liền với nội dung hoạt động của
chủ điểm giáo dục, có tính định hướng, chuẩn bị cho các hoạt động của tuần và của tháng.
- Việc triển khai tiết Sinh hoạt dưới cờ thường được thực hiện với 2 phần:
+ Phần đầu: nghi lễ và hành chính nhà trường.
+ Phần sau: các lớp luân phiên đảm nhận việc tổ chức hoặc trình diễn các hoạt động theo chủ đề giáo dục. * Sinh hoạt lớp:
- Tổ chức theo quy mô lớp học.
- Nội dung hoạt động của tiết Sinh hoạt lớp gắn liền với nội dung hoạt động của chủ
điểm giáo dục, sơ kết hoạt động trong tuần, chuẩn bị cho các hoạt động của tuần và
tháng tiếp theo. GV chủ nhiệm tạo cơ hội cho tất cả HS trong lớp được tham gia các hoạt động.
- Việc triển khai tiết Sinh hoạt lớp có thể được tổ chức theo gợi ý sau:
+ Phần đầu: hành chính lớp học (bao gồm sơ kết
hoạt động trong tuần của lớp, khen ngợi, nhắc nhở HS, chuẩn bị cho các hoạt động của
tuần và tháng tiếp theo...).
+ Phần sau: các nhóm, tổ luân phiên đảm nhận việc tổ chức hoặc trình diễn các hoạt
động theo chủ đề giáo dục. Chú ý tạo cơ hội để tất cả HS trong lớp được tham gia hoạt động.
* Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
Hoạt động giáo dục theo chủ đề bao gồm 2 dạng
hoạt động: Hoạt động trải nghiệm thường xuyên và Hoạt động trải nghiệm định kì.
- Hoạt động trải nghiệm thường xuyên được thực hiện đều đặn từng tuần, được xếp tiết
trong thời khoá biểu và được từng HS thực hiện cả ở trường và ở nhà với các nhiệm vụ
được giao như nhau đến từng HS nhằm tạo cơ hội cho các em hình thành, phát triển
các phẩm chất và năng lực.
- Hoạt động trải nghiệm định kì được thực hiện theo một khoảng thời gian nhất định,
ví dụ 2 hoạt động/ học kì hay 2 hoạt động/ năm học... và thường được tổ chức theo quy
mô khối lớp, trường (ví dụ: hoạt động tham quan, dã ngoại hay hoạt động trải nghiệm
ở làng nghề địa phương).
* Hoạt động câu lạc bộ:
- Thực hiện ngoài giờ học chính thức và là hình thức
tự chọn không bắt buộc. Hoạt động câu lạc bộ thường là các hoạt động theo nhu cầu,
sở thích, năng khiếu và hoạt động mang tính định hướng nghề nghiệp. Tuỳ thuộc vào
điều kiện của các nhà trường và địa phương khác nhau mà việc tổ chức các
hoạt động câu lạc bộ nhiều hay ít.
❖ Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá
Mục đích đánh giá
✓ Thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần
đạt so với chương trình; sự tiến bộ của học sinh trong và sau các giai đoạn trải nghiệm.
✓ Kết quả đánh giá là căn cứ để định hướng học sinh tiếp tục rèn luyện hoàn thiện
bản thân và cũng là căn cứ quan trọng để các cơ sở giáo dục, các nhà quản lí và
đội ngũ giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Nội dung đánh giá
✓ Các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân.
✓ Đối với Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp, nội dung đánh giá chủ yếu tập trung
vào sự đóng góp của học sinh cho các hoạt động tập thể, số giờ tham gia các
hoạt động và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể.
✓ Ngoài ra, các yếu tố như động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính
tích cực đối với hoạt động chung của học sinh cũng được đánh giá thường
xuyên trong quá trình tham gia hoạt động.
Cách thức đánh giá
✓ Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học
sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng; giáo viên chủ
nhiệm lớp chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá. Tư liệu đánh giá
✓ Thông tin thu thập được từ quan sát của giáo viên, từ ý kiến tự đánh giá của học
sinh, đánh giá đồng đẳng của các học sinh trong lớp, ý kiến nhận xét của cha mẹ
học sinh và cộng đồng;
✓ Thông tin về số giờ (số lần) tham gia hoạt động trải nghiệm (hoạt động tập thể,
hoạt động trải nghiệm thường xuyên, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng,
hoạt động hướng nghiệp, hoạt động lao động,...); số lượng và chất lượng các sản
phẩm hoàn thành được lưu trong hồ sơ hoạt động.
Kết quả đánh giá
✓ Với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm
chất và năng lực và có thể phân ra các mức để xếp loại (Thông tư 27/2020/TT-
BGDĐT). Kết quả đánh giá Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (tương đương một môn học).
❖ Một số lưu ý khi lập kế hoạch bài dạy là:
- Kế hoạch giáo dục chủ đề Hoạt động trải nghiệm cụ thể do GV xây dựng phù hợp
với HS lớp mình. Mỗi chủ đề trải nghiệm có 3 loại hình tổ chức hoạt động trải nghiệm
(bắt buộc), khi xây dựng kế hoạch thực hiện từng loại hình cần chú ý:
- Kế hoạch giáo dục Sinh hoạt dưới cờ do GV tổng phụ trách xây dựng thống nhất cho
tất cả các lớp. GV chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức cho HS lớp mình tham gia vào
kế hoạch chung của giờ Sinh hoạt dưới cờ toàn trường. Các GV, cán bộ khác cùng phối hợp.
- Kế hoạch giáo dục Hoạt động giáo dục theo chủ đề do GV chủ nhiệm xây dựng và có
sự thống nhất nhất định trong mỗi khối về các yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình.
- Kế hoạch giáo dục Sinh hoạt lớp do GV chủ nhiệm lớp xây dựng để thực hiện tại lớp
mình. Sinh hoạt lớp cần chú trọng giải quyết các vấn đề cốt lõi của lớp nhằm đạt mục
tiêu phát triển năng lực, phẩm chất HS.
Ngày 6/7: Công nghê (Kết nối tri thức)
Giáo viên tự bồi dưỡng sử dụng SGK các môn học trên hệ thống: https://taphuan.nxbgd.vn ❖ Cấu trúc sách
- Thời lượng thực hiện chương trình môn Công nghệ là 35 tiết/năm học gồm hai phần:
+ Phần 1 – Công nghệ và đời sống
+ Phần 2 – Thủ công kĩ thuật.
❖ Cấu trúc bài học
❖ Phương pháp đánh giá sử dụng đa dạng:
+ Phương pháp kiểm tra viết. + Phương pháp vấn đáp + Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập
❖ Một số lưu ý khi lập kế hoạch bài dạy là:
- Kế hoạch bài dạy phải bao gồm những thành tố cơ bản: yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy
học cần chuẩn bị, hoạt động dạy học chủ yếu, điều chỉnh sau bài dạy.
- Xác định đúng nội dung của bài học: Trình tự bài học, mối liên hệ giữa các phần, các nội dung của bài học.
- Xác định NL chung, NL đặc thù, những phẩm chất, cần hình thành và phát triển ở HS qua từng bài học.
- Dự kiến những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có, cần có; xác định khả năng đáp ứng
các nhiệm vụ học tập của HS; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy
sinh – cách giải quyết.
- Lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và cách đánh giá thích hợp
nhằm giúp HS tích cực, chủ động, sáng tạo phát triển năng lực tự học.
Ngày 7/7: Tin học (Kết nối tri thức)
Giáo viên tự bồi dưỡng sử dụng SGK các môn học trên hệ thống: https://taphuan.nxbgd.vn ❖ Cấu trúc sách
- Thời lượng thực hiện chương trình môn Tin học là 35 tiết/năm học gồm 6 chủ đề với
Lí thuyết (16 tiết) và Thực hành (15 tiết)
❖ Cấu trúc bài học
- Môn học được dạy trong 35 tuần, mỗi tuần 1 tiết với tổng số là 35 tiết.
* Phần nội dung (16 bài học), 3 mạch kiến thức (Học vấn số, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính).
❖ Cấu trúc chủ đề
+ Chủ đề 1: Máy tính và em.
+ Chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet.
+ Chủ đề 3: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin.
+ Chủ đề 4: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số.
+ Chủ đề 5: Ứng dụng Tin học.
+ Chủ đề 6: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính.
❖ Một số lưu ý khi lập kế hoạch bài dạy là:
- Kế hoạch giáo dục chủ đề Hoạt động trải nghiệm cụ thể do GV xây dựng phù hợp
với HS lớp mình. Mỗi chủ đề trải nghiệm có 3 loại hình tổ chức hoạt động trải nghiệm
(bắt buộc), khi xây dựng kế hoạch thực hiện từng loại hình cần chú ý:
- Kế hoạch giáo dục Sinh hoạt dưới cờ do GV tổng phụ trách xây dựng thống nhất cho
tất cả các lớp. GV chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức cho HS lớp mình tham gia vào
kế hoạch chung của giờ Sinh hoạt dưới cờ toàn trường. Các GV, cán bộ khác cùng phối hợp.
- Kế hoạch giáo dục Hoạt động giáo dục theo chủ đề do GV chủ nhiệm xây dựng và có
sự thống nhất nhất định trong mỗi khối về các yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình.
- Kế hoạch giáo dục Sinh hoạt lớp do GV chủ nhiệm lớp xây dựng để thực hiện tại lớp
mình. Sinh hoạt lớp cần chú trọng giải quyết các vấn đề cốt lõi của lớp nhằm đạt mục
tiêu phát triển năng lực, phẩm chất HS.
Ngày 7/7: Âm nhạc (Kết nối tri thức)
Giáo viên tự bồi dưỡng sử dụng SGK các môn học trên hệ thống: https://taphuan.nxbgd.vn ❖ Cấu trúc sách
Thời lượng thực hiện chương trình môn Âm nhạc là 35 tiết/năm học gồm 6 mạch nội
dung (Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Lí thuyết âm nhạc, Thường thức âm nhạc) và 8 chủ đề.
❖ Cấu trúc bài học
Môn học được dạy trong 35 tuần, mỗi tuần 1 tiết với tổng số là 35 tiết.
❖ Cấu trúc chủ đề: Phần nội dung có 8 chủ đề:
+ Chủ đề 1: Âm thanh ngày mới.
+ Chủ đề 2: Giai điệu quê hương.
+ Chủ đề 3: Thầy cô với chúng em.
+ Chủ đề 4: Vui đón Tết.
+ Chủ đề 5: Thiên nhiên tươi đẹp.
+ Chủ đề 6: Tình bạn tuổi thơ.
+ Chủ đề 7: Âm nhạc nước ngoài.
+ Chủ đề 8: Chào mùa hè.
+ Giải thích khía niệm, thuật ngữ.
➢ Mạch nội dung ở các chủ đề: ❖
❖ Một số lưu ý khi lập kế hoạch bài dạy là:
- Kế hoạch giáo dục chủ đề Hoạt động trải nghiệm cụ thể do GV xây dựng phù hợp
với HS lớp mình. Mỗi chủ đề trải nghiệm có 3 loại hình tổ chức hoạt động trải nghiệm
(bắt buộc), khi xây dựng kế hoạch thực hiện từng loại hình cần chú ý:
- Kế hoạch giáo dục Sinh hoạt dưới cờ do GV tổng phụ trách xây dựng thống nhất cho
tất cả các lớp. GV chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức cho HS lớp mình tham gia vào
kế hoạch chung của giờ Sinh hoạt dưới cờ toàn trường. Các GV, cán bộ khác cùng phối hợp.
- Kế hoạch giáo dục Hoạt động giáo dục theo chủ đề do GV chủ nhiệm xây dựng và có
sự thống nhất nhất định trong mỗi khối về các yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình.
- Kế hoạch giáo dục Sinh hoạt lớp do GV chủ nhiệm lớp xây dựng để thực hiện tại lớp
mình. Sinh hoạt lớp cần chú trọng giải quyết các vấn đề cốt lõi của lớp nhằm đạt mục
tiêu phát triển năng lực, phẩm chất HS.
Ngày 7/7: Mĩ thuật (Kết nối tri thức)
Giáo viên tự bồi dưỡng sử dụng SGK các môn học trên hệ thống: https://taphuan.nxbgd.vn
❖ Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học Mĩ thuật -
PPDH phù hợp quá trình nhận thức của HS lớp 4 như: từ đơn giản đến phức tạp;
từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng; -
Phát huy tính tích cực của HS: không áp đặt; thực hiện tổ chức việc học đến
từng HS; đề cao vai trò của người học – tạo cơ hội hình thành kiến thức, rèn kĩ năng; -
Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học đa dạng, linh hoạt: PPDH đặc thù bộ môn và PPDH hiện đại; -
Dạy học thông qua trải nghiệm: tìm hiểu, giải quyết VĐ theo điều kiện thực tế
từng cơ sở giáo dục và khả năng sáng tạo của mỗi HS; -
Kết hợp phương tiện, đồ dùng dạy học linh hoạt, hiệu quả.
❖ Một số lưu ý khi lập kế hoạch bài dạy là:
- Kế hoạch giáo dục chủ đề Hoạt động trải nghiệm cụ thể do GV xây dựng phù hợp
với HS lớp mình. Mỗi chủ đề trải nghiệm có 3 loại hình tổ chức hoạt động trải nghiệm
(bắt buộc), khi xây dựng kế hoạch thực hiện từng loại hình cần chú ý:
- Kế hoạch giáo dục Sinh hoạt dưới cờ do GV tổng phụ trách xây dựng thống nhất cho
tất cả các lớp. GV chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức cho HS lớp mình tham gia vào
kế hoạch chung của giờ Sinh hoạt dưới cờ toàn trường. Các GV, cán bộ khác cùng phối hợp.
- Kế hoạch giáo dục Hoạt động giáo dục theo chủ đề do GV chủ nhiệm xây dựng và có
sự thống nhất nhất định trong mỗi khối về các yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình.
- Kế hoạch giáo dục Sinh hoạt lớp do GV chủ nhiệm lớp xây dựng để thực hiện tại lớp
mình. Sinh hoạt lớp cần chú trọng giải quyết các vấn đề cốt lõi của lớp nhằm đạt mục
tiêu phát triển năng lực, phẩm chất HS.
Ngày 7/7: Giáo dục thể chất (Kết nối tri thức)
Giáo viên tự bồi dưỡng sử dụng SGK các môn học trên hệ thống: https://taphuan.nxbgd.vn ❖ Cấu trúc sách
- Thời lượng thực hiện chương trình môn Giáo dục thể chất là 35 tiết/năm học.
❖ Cấu trúc chủ đề
Nội dung chính được thiết kế thành 3 phần với 5 chủ đề, 17 bài học.
+ Chủ đề 1: Đội hình đội ngũ.
+ Chủ đề 2: Động tác vươn thở, Động tác tay, Động tác chân với vòng.
+ Chủ đề 3: Bài tập rèn luyện kĩ năng thăng bằng.
+ Chủ đề 4: Môn Bóng rổ. + Chủ đề 5: Môn bơi.
❖ Cấu trúc bài học ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖
❖ Một số lưu ý khi lập kế hoạch bài dạy là:
- Kế hoạch giáo dục chủ đề Hoạt động trải nghiệm cụ thể do GV xây dựng phù hợp
với HS lớp mình. Mỗi chủ đề trải nghiệm có 3 loại hình tổ chức hoạt động trải nghiệm
(bắt buộc), khi xây dựng kế hoạch thực hiện từng loại hình cần chú ý:
- Kế hoạch giáo dục Sinh hoạt dưới cờ do GV tổng phụ trách xây dựng thống nhất cho
tất cả các lớp. GV chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức cho HS lớp mình tham gia vào
kế hoạch chung của giờ Sinh hoạt dưới cờ toàn trường. Các GV, cán bộ khác cùng phối hợp.
- Kế hoạch giáo dục Hoạt động giáo dục theo chủ đề do GV chủ nhiệm xây dựng và có
sự thống nhất nhất định trong mỗi khối về các yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình.
- Kế hoạch giáo dục Sinh hoạt lớp do GV chủ nhiệm lớp xây dựng để thực hiện tại lớp
mình. Sinh hoạt lớp cần chú trọng giải quyết các vấn đề cốt lõi của lớp nhằm đạt mục
tiêu phát triển năng lực, phẩm chất HS.
* Tài liệu phục vụ cho việc tìm hiểu và tập huấn hướng dẫn sử dụng SGK lớp 4 được
đặt tập trung tại các địa chỉ sau: https://taphuan.nxbgd.vn
Quận 11, ngày 10 tháng 7 năm 2023 Người học
Nguyễn Bá Đức Trung
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU Đạt Chưa đạt
Quận 11, ngày ... tháng ... năm 2023 HIỆU TRƯỞNG Văn Nhật Phương