-
Thông tin
-
Quiz
Những giá trị của học thuyết pháp trị Trung Hoa cổ đại
Những giá trị của học thuyết pháp trị Trung Hoa cổ đại học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh 130 tài liệu
Đại học Luật Hà Nội 361 tài liệu
Những giá trị của học thuyết pháp trị Trung Hoa cổ đại
Những giá trị của học thuyết pháp trị Trung Hoa cổ đại học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh 130 tài liệu
Trường: Đại học Luật Hà Nội 361 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725 1
Pháp trị là học thuyết chính trị - pháp lý tiêu biểu của
Trung Hoa cổ đại, gồm những quan niệm được đề
xuất, bổ sung và hoàn thiện bởi các đại biểu mà đại
diện là Hàn Phi Tử nhằm lý giải thực trạng, nguyên
nhân biến động xã hội trong bối cảnh lịch sử đặc biệt
là thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc và đề xuất đường
lối chiến lược trị nước lấy pháp luật làm công cụ chủ
yếu nhằm xây dựng quốc gia phong kiến Trung Quốc
thống nhất, trật tự, kỉ cương và thịnh trị.
Ông hết sức coi trọng tác dụng của pháp luật và chủ
trương xây dựng một lý luận pháp trị hoàn chỉnh,
trong đó lấy “pháp” làm hạt nhân, kết hợp chặt chẽ “pháp”, “thuật” với “thế”.
Pháp luật rõ ràng được ban bố cho trăm họ, làm cho dân biết pháp luật để tránh
phạm pháp; lấy đó làm chuẩn tắc cho hành vi của mọi người, chứ không phải là cái bẫy để hại dân.
• Thực hành pháp trị tất phải xây dựng pháp luật. Hàn Phi cho rằng, lập
pháp cần phải xét đến các nguyên tắc sau: 1/ Tính tư lợi. 2/ Hợp với thời thế.
3/ Ổn định, thống nhất. 4/ Phù hợp với tình người, dễ biết dễ làm.
5/ Đơn giản mà đầy đủ.
6/ Thưởng hậu phạt nặng.
• Đối với việc chấp pháp, nguyên tắc của Hàn Phi là:
1/ Tăng cường giáo dục pháp chế, tức là “dĩ pháp vi giáo”.
2/ Mọi người, ai ai cũng bình đẳng trước pháp luật, tức “pháp bất a quý”, “hình
bất tị đại thần, thưởng thiện bất di tứ phu”.
3/ Nghiêm khắc cẩn thận, “tín thưởng tất phạt”, không được tùy ý thưởng cho
người không có công, vô cớ sát hại người vô tội.
4/ Dùng sức mạnh đạo đức hỗ trợ cho việc thi hành pháp luật.
Đối với Hàn Phi, “thuật” chính là một loạt các phương pháp bổ nhiệm, miễn
nhiệm, thi cử, thưởng phạt của nhà vua. Trong đó, phép hình danh là một thuật
không thể thiếu được của bậc quân chủ. Với cách nhìn như vậy thì “pháp” và
“thuật” gắn bó chặt chẽ với nhau: “Nhà vua không có thuật trị nước thì ở trên bị lOMoARc PSD|36215725 2
che đậy; bầy tôi mà không có pháp luật thì cái loạn sinh ra ở dưới. Hai cái
không thể thiếu cái nào, đó đều là những công cụ của bậc đế vương”.
Ngoài “pháp” và “thuật”, Hàn Phi đặc biệt coi trọng “thế”. “Thế” còn được gọi
là “quyền thế”, “uy thế”, “thế trọng”, nó chỉ một sức mạnh quyền uy tuyệt đối,
cũng chính là quyền thống trị tối cao của ông vua, bao gồm quyền sử dụng
người, quyền thưởng phạt, v.v.. Hàn Phi cho rằng, chỉ khi nào nắm quyền thống
trị trong tay, thì một người nào đấy mới là kẻ thống trị, mới có thể cai trị dân chúng.
Hàn Phi quan niệm rất rõ ràng những điểm trọng yếu về thế:
1/Vua không được cho bề tôi mượn quyền thế.
2/ Vua không được dùng chung quyền thế với bề tôi.
3/ Cần sử dụng thuật thưởng phạt để củng cố quyền thế.
4/ Vua phải duy trì địa vị độc tôn của mình, không được để bề tôi quá quý hiển,
đề phòng đại thần tiếm quyền.
Vì vậy, nếu chỉ xét về bản thân vị vua, thì “thế” là cái cốt lõi nhất, quan trọng
nhất, còn “pháp” và “thuật” chỉ là công cụ.
1. Những giá trị của học thuyết pháp trị Trung Hoa cổ đại
1.1. Một tư duy chính trị thực tế, hiệu quả
Ý nghĩa của pháp trị trước hết là ở những quan điểm chính trị - pháp luật thực
tế, đề cao giá trị của các quy phạm pháp luật và đó là cơ sở lý luận quan trọng
để làm thay đôi xã hội Trung Quốc. Lý thuyết đó vừa phản ánh sự vận động của
xã hội Trung Quốc thời kỳ cổ đại, vừa chỉ được con đường tất yếu chính trị để
đi đến một quốc gia Trung
Quốc phong kiến thống nhất. Mặc dù còn yếu tố trực quan kinh nghiệm và nặng
tính thực dụng, song về cơ bản, đó là lý luận có nhiều giá trị, hàm chứa tính khả
hợp, khả dụng, khả thi đối với lịch sử đương thời và có khả năng phục vụ đắc
lực chế độ phong kiên trung ương tập quyền.
1.2. Trị nước bằng pháp luật: yêu cầu khách quan của quản lý xã hội
Để quản lý xã hội và đưa chính sách vào cuộc sống, các nhà nước đều sử dụng
pháp luật như một công cụ sắc bén, hiệu nghiệm và không thể thay thế. Cai trị
bằng pháp luật có ý nghĩa tất yếu khách quan bởi nó giúp cho bộ máy nhà nước
vận hành một cách thuận lợi cũng như trong điều kiện xã hội còn tồn tại giai
cấp, bất cứ quốc gia nào cũng không rời khỏi hình và pháp. Thực tiễn lịch sử đã lOMoARc PSD|36215725 3
chứng minh: trong các xã hội có giai cấp, sự tồn tại của nhà nước cùng với pháp
luật và hệ thống công cụ bạo lực là tất yếu. Không có pháp luật thì mọi quan hệ
xã hội không được điều chỉnh bằng một ý chí thông nhất, không duy trì được
trật tự kỷ cương. Hơn nữa, để đưa xã hội từ tình trạng rối ren vào trật tự, ổn
định thì dùng biện pháp cưỡng chế bằng pháp luật có tác dụng nhanh hơn việc giáo dục đạo đức.
1.3. Pháp luật công bằng: bước phát triển dân chủ ở phương Đông
Bình đẳng trước pháp luật được hiểu là sự ngang hàng, như nhau của mọi công
dân trước mọi điều khoản được quy định trong pháp luật, trước việc thi hành và
xử lý mọi vi phạm các điều khoản đó. Công bằng trên cơ sở mọi người bình
đẳng trước pháp luật là sự phản ánh yêu cầu của pháp luật trong nhà nước pháp
trị, là điểm tiến bộ của pháp trị so với chủ trương phân biệt đẳng cấp của Nho
gia và là bước phát triển lớn trong quan niệm về dân chủ của phương Đông.
Thật ra, thừa nhận mọi người đều bình đẳng trước pháp luật không có nghĩa là
trong xã hội đã có sự bình đẳng thật sự. Có bình đẳng hay không là do bản chất
của chế độ xã hội quy định và điều ấy được phản ánh trong nội dung pháp luật.
Nêu nguyên tắc này được thực hiện thì cũng hạn chế bớt sự nhũng nhiều tùy
tiện của tầng lớp quan lại với nhân dân. Dù sao, tư tưởng mọi người bình đẳng
trước pháp luật của pháp trị cũng là một bước tiên trên con đường đi tới bình
đẳng hoàn toàn của nhân loại.
1.4. Nhận thức đúng đắn về quan hệ giữa yếu tố khách quan - chủ quan
trong xây dựng và thực hiện pháp luật
Pháp luật phải được xây dựng phủ hợp với thực tiễn khách quan mới phát huy
được vai trò, hiệu lực và hiệu quả quản lý xã hội. Do vậy, kẻ thống trị phải căn
cứ vào nhu cầu khách quan đương thời và xu thế của thời cuộc. Điều đó cũng có
nghĩa là pháp luật của các thời kỳ là khác nhau, pháp luật cũ không thể ngăn cản
những yêu cầu điều chỉnh hiện tại. Vì vậy, nhà cầm quyền phải hủy bỏ những
pháp luật cũ không còn phù hợp và đặt ra pháp luật mới thích ứng với hoàn
cảnh. Chủ trương xây dựng chính sách, pháp luật phải xuất phát từ điều kiện
thực tế xã hội của học thuyết pháp trị là hoàn toàn hợp lý. Ngày nay, các quan
điểm pháp lý hiện đại đều khẳng định: pháp luật là sản phẩm của sự phát triển
xã hội vừa mang tính khách quan (do nhu cầu đòi hỏi khách quan của xã hội đã
phát triển ở một trình độ nhất định) vừa mang tính chủ quan (do phụ thuộc ý chí
của nhà nước). Quan điểm về thông nhất giữa yếu tố khách quan, chủ quan
trong xây dựng và thực hiện pháp luật thể hiện tư duy sâu sắc, thức thời và hiện
đại của Hàn Phi trong bối cảnh thời kỳ cổ đại. lOMoARc PSD|36215725 4
Thực tiễn phát triển của đất nước trong thời gian qua đã chứng minh tính
hiệu quả của các chính sách chính trị khi những chính sách đó hướng đến
người dân, khuyến khích động viên được sức mạnh từ nhân dân.
Các tài liệu tham khảo: tapchikhplvn.hcmulaw.edu.v n luanan.nlv.gov.vn
philosophy.vass.gov.vn Câu hỏi:
1. So sánh thuyết pháp trị và thuyết đức trị
Pháp trị dựa trên các nền tảng thực tiễn hơn, và do đó thành công hơn.
Khổng tử chỉ có được một thành công ngắn ngủi ở nước Lỗ nhỏ bé, còn lại
không ở đâu sử dụng học thuyết của ông. Trái lại, các nhà lãnh đạo theo thuyết
Pháp trị lại rất thành công, và những nước nào áp dụng chính sách của họ đều
thành cường quốc, và cuối cùng nước Tần đã thống nhất Trung quốc nhờ áp
dụng chính sách này. Sau khi nhà Tần sụp đổ, thì địa vị của phái Pháp trị đi
xuống, đồng thời địa vị của phái Đức trị đi lên, và trở thành một học thuyết cai
trị chính thống cho các triều đại về Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các
nhà cai trị tin tưởng vào học thuyết Đức trị, và thực hành Đức trị, vì hầu như
không có nhà cai trị nào trong các triều đại sau đó cai trị như Khổng tử tưởng
tượng. Đơn giản vì họ hiểu rằng, luật pháp hà khắc, bạo lực không đủ sức giúp
cho chế độ cai trị duy trì sự tồn tại của nó, và nhà Tần sụp đổ nhanh chóng là
một bằng chứng. Chính vì vậy họ cần một công cụ hiệu quả hơn, và chính Đức
trị mang lại điều đó. Đức trị khiến sự cai trị hợp pháp trong mắt người dân,
người dân thấy được một người cai trị hết lòng vì dân, và hết sức đạo đức…
khiến cho họ phục tùng sự cai trị từ trong tâm hồn mình.
Về cơ bản thì Pháp trị là cai trị cứng, còn Đức trị là cai trị mềm. Một chế độ
cai trị bao giờ cũng kết hợp cả hai, trong đó trọng tâm vẫn là Pháp trị, còn Đức
trị chỉ dùng để hợp pháp hóa việc cai trị, khiến người dẫn dễ tuân phục, và do
đó giảm bớt việc sử dụng đến các công cụ bạo lực, điều mà không phải lúc nào
chế độ cai trị cũng có khả năng sử dụng; và do đó việc cai trị sẽ dễ dàng hơn, và kéo dài hơn.sau.
2. Pháp quyền khác với pháp trị chỗ nào?
Pháp trị là việc vua (hoặc giới cầm quyền) có quyền ban hành pháp luật
để cai trị (hay nói bằng ngôn từ hiện đại là để quản lý). Mặc dù pháp luật
được tuân thủ tuyệt đối, nhưng ban hành pháp luật như thế nào lại là lOMoARc PSD|36215725 5
quyền độc đoán của vua (hoặc của giới cầm quyền). Pháp quyền lại
không hoàn toàn như vậy.
Trước hết, pháp quyền là việc pháp luật đứng trên tất cả, trên cả nhà
nước (trên cả vua). Và quan trọng hơn nữa, người dân cũng như nhà nước
đều bình đẳng trước pháp luật.
Thứ hai, pháp quyền công nhận nhiều quy phạm của pháp luật tự
nhiên. “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm. Các quyền mà tạo hóa ban cho
con người (các quyền tự nhiên của con người) được coi là phần cấu thành
của Luật Hiến pháp - đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Thứ ba, việc ban hành pháp luật bị điều chỉnh rất chặt chẽ. Bất cứ luật
gì mà nhà cầm quyền muốn có để dễ bề cai trị đều phải đáp ứng được
một loạt các quy định chặt chẽ về thủ tục lập pháp và đều phải được cơ
quan đại diện cho dân (Quốc hội) thông qua.
Thứ tư, các cơ quan nhà nước nắm giữ quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp được thiết kế theo nguyên tắc kiểm soát và cân bằng lẫn nhau để
không một cơ quan nào có thể lạm quyền
Thứ năm, tòa án Hiến pháp hoặc các thiết chế bảo hiến khác được
thành lập và vận hành trên thực tế để bảo đảm việc tuân thủ Hiến pháp và
bảo vệ các quyền của con người khỏi sự xâm hại của các quyền lực lập
pháp, hành pháp cũng như tư pháp.
3. Việt Nam chúng ta đang theo đuổi pháp quyền hay pháp trị? Cái chúng
ta đang theo đuổi là pháp quyền. Hiến pháp năm 2013 đã chính thức ghi
nhận Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền. Một loạt các nguyên tắc của
pháp quyền như bảo vệ quyền con người, các cơ quan nhà nước kiểm soát
lẫn nhau, tòa án phải bảo vệ công lý… cũng đã được Hiến pháp ghi nhận.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị thì vẫn còn rất đáng kể. Thí
dụ, thói quen không quản được thì cấm vẫn còn rất thịnh hành hay các
thiết chế bảo hiến vẫn còn khá yếu và kém hiệu quả.