Những luận cứ để mở rộng thẩm quyền của trọng tài

Những luận cứ để mở rộng thẩm quyền của trọng tài

THM QUYN CA TRNGI
Luật Dân Sự (Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Nội)
NHỮNG LUẬN CỨ ĐỂ MỞ RỘNG THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI
TS. Dương Anh Sơn, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia TP. HCM
Hội luật gia Việt Nam đang chủ trì soạn thảo Luật Trọng tài thương mại
(TTTM). lẽ đây một trong những dự thảo luật thu hút được nhiều sự chú ý
của các chuyên gia pháp trong ngoài nước, các nhà hoạt động thực tiễn
của nhiều nhà làm luật. thể nói, so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003,
nội dung của Dự thảo Luật Trọng tài nhiều điểm mới chúng được nhiều
người quan tâm và đánh giá cao. Đặc biệt Ban soạn thảo đã tỏ ra rất mạnh dạn khi
mở rộng phạm vi điều chỉnh của nó. Không hẹp như phạm vi điều chỉnh của
Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 chỉ giải quyết các vụ tranh chấp phát
sinh trong hoạt động thương mại theo sự thoả thuận của các bên, Dự thảo Luật
TTTM quy định phạm vi điều chỉnh các tranh chấp về quyềnnghĩa vụ dân sự
theo thoả thuận của các bên. Cụ thể theo Điều 2 của Dự thảo Luật, các tranh chấp
liên quan đến quyền lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc
nghĩa vụ ngoài hợp đồng thể được giải quyết bằng trọng tài. Đồng thời cũng
quy định các tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài: i) Tranh chấp liên
quan đến các quyền nhân thân, tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân, gia
đình và thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự hôn nhân gia đình; ii) Tranh
chấp liên quan đến việc phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; iii) Tranh
chấp về bất động sản; iv) Tranh chấp giữa các chính phủ, trừ trường hợp các điều
ước quốc tế Việt Nam thành viên quy định khác; v) Tranh chấp thuộc
thẩm quyền giải quyết của quan khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành.
Về vấn đề này tôi chia sẻ ý kiến của GS Đáo Trí Úc “Mở rộng thẩm quyền
của trọng tài phù hợp với tính chất của các quan hệ kinh tế hội hiện nay trong
bối cảnh Việt Nam nền kinh tế th trường hoàn chỉnh. Theo đó, ngoài thẩm
quyền giải quyết tranh chấp thương mại, Luật cần mở rộng các lĩnh vực dân sự,
lao động theo yêu cầu của các bên các bên tranh chấp không chỉ tổ chức,
nhân kinh doanh. Với tính chất hình thức tài phán tư, trọng tài cần được tạo điều
kiện để thể giải quyết tất cả các tranh chấp tư, bao gồm ccác tranh chấp hợp
đồng ngoài hợp đồng, trừ những quan hệ liên quan đến lợi ích công trật
cộng cộng
1
”.
Mặc vậy, xung quanh việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài
còn nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều, nhiều người ng hộ, chia sẻ cũng
nhiều người phản đối. Trong phạm vi bài viết tôi muốn đưa ra một số lập luận
để ủng hộ việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài theo như Dự thảo luật.
Trước hết, tôi cho rằng, việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài sẽ
giải quyết được vấn đề xung đột thẩm quyền của Toà án trọng tài. Thực tiễn
giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thấy trong nhiều trường hợp rất khó xác định
tranh chấp cụ thể nào đó thuộc thẩm quyền của Trọng tài hay của Toà án, của Toà
1
Xem: Dự thảo Luật Trọng tài thương mại: Tiệm cận Luật Trọng tài quốc tế
http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=2133
Kinh tế hay Toà dân sự. Điều này được giải bưởi việc: i) Trong nhiều trường
hợp khó thể phân biệt được một cách ràng tranh chấp dân sự hay tranh chấp
thương mại, bởi lẽ tiêu chí để phân biệt hợp đồng dân sự hợp đồng thương mại
vốn không ràng; ii) khái niệm tranh chấp kinh donh thương mại cũng không
được quy định ràng trong pháp luật Việt Nam. Theo Điểm b, tiểu mục 1.1, mục
1 Nghị quyết 01/2005, Toà kinh tế nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh
chấp các yêu cầu vkinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 Điều 30
của BLTTĐS; các tranh chấp về kinh doanh, thương mại một hoặc các bên
không đăng kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận. Nếu coi mục
đích lợi nhuận tiêu chí để xác định tranh chấp kinh doanh thương mại thì mặc
nhiên coi hợp đồng được kết mục đích lợi nhuận, không phụ thuộc vào chủ
thể đăng kinh doanh hay không, hợp đồng thương mại. ràng nếu pháp
luật quy định như vậy thì quả quá nhiều vấn đề cần phải luận giải cả về mặt
luận lẫn thực tiễn. ới góc độ luận, trong khoa học pháp mục đích được
coi căn cứ để phân biệt hợp đồng n sự thương mại, tuy nhiên sự phân chia
này chỉ mang tính ước lệ. Dưới góc độ thực tiễn, với cách quy như vậy thì hợp
đồng giữa người trồng rau muống với người mua rau muống để bán cũng được coi
hợp đồng thương mạitranh chấp phát sinh từ hợp đồng này (nếu có) được coi
tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
Kinh tế. Theo logic thì trong hợp đồng mua bán nói trên hoàn toàn thể thoả
thuận trọng tài.
Mặt khác, tôi cho rằng, nếu thẩm quyền của trọng tài chỉ giới hạn trong
phạm vi giải quyết tranh chấp thương mại thì không những gặp nhiều khó khăn
trong việc xác định thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể còn rất thể
sẽ dẫn đến sự lạm dụng của toà án trong việc tuyên huỷ quyết định của trọng tài.
Theo quy định của pháp luật, một trong những điều kiện để toà án thể huỷ
quyết định của trọng tài tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài. Nếu
không phân định (cũng khó thể đưa ra những tiêu chí cụ thể để phân
định) tranh chấp thương mại tranh chấp phi thương mại thì chắc chắn trong
nhiều trường hợp, những do khác nhau toà án thể tuyên huỷ phán quyết
của trọng tài. ràng, nhìn từ góc độ này nếu thẩm quyền của trọng tài được mở
rộng thì sẽ hạn chế được số lượng phán quyết của trọng tài bị toà án tuyên huỷ.
Ngoài ra, việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài hạn chế được sự giải thích tuỳ
tiện của của Toà án cũng như sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật quy định
điều kiện huỷ phán quyết của trọng tài
2
.
Thứ hai, việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài như Dự thảo luật thể hiện
sự phù hợp với thông lệ quốc tế xu hướng phát triển của hội. Khoản 1, Điều
7 Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quy định, thoả thuận trọng tài
thoả thuận các bên đưa ra trọng tài giải quyết tất cả hoặc một số tranh chấp
nhất định phát sinh hoặc thể phát sinh giữa các bên trong quan hpháp xác
định cho đó quan hệ hợp đồng hay không phải quan hệ hợp đồng. Phải
2
Ánh Dương, Thực tiễn áp dụng Pháp lệnh trọng tài thương mại tại Trung tâm trong tài quốc tế Việt
Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số:
2
hiểu rằng, việc UNCITRAL soạn thảo và ban hành Luật mẫu không phải chỉ để áp
dụng giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế mà còn mục đích là để các
quốc gia tham khảo khi soạn thảo ban hành luật trọng tài của mình. Như vậy
theo quy định của Luật mẫu, có ba nội dung cần phải chú ý: i) trọng tài thể giải
quyết tranh chấp trong hợp đồng cả tranh chấp ngoài hợp đồng với điều kiện
phải thoả thuận trọng tài; ii) khái niệm “thương mại” quy định tại Chú thích 2
của Luật mẫu 1985 không phải một danh sách liệt toàn bộ các hành vi
thương mại trong đó những hoạt động theo pháp luật Việt Nam không
phải hoạt động thương mại, vid dụ, vận chuyển hành khách; iii) Như đã phân
tích trên, việc phân biệt hành vi thương mại với hành vi phi thương mại hiện nay
chỉ mang tính ước lệ, bởi lẽ hội càng phát triển thì ranh giới giữa, dụ, hợp
đồng thương mại với hợp đồng dân sự trong nhiều trường hợp rất khó xác định.
lẽ chính vậy nên hầu hết pháp luật các nước đều không phân biệt các
tranh chấp thương mại tranh chấp phi thương mại
3
trong thực tiễn trong
nhiều trường hợp không thể phân biệt được hợp đồng dân sự với hợp đồng thương
mại.
Thứ ba, mở rộng thẩm quyền của trọng tài, theo tôi, cách biểu hiện sự tôn
trọng quyền tự do định đoạt tài sản của nhân, tổ chức. Thẩm quyền của trọng
tài, theo Dự thảo, được mở rộng so với quy định của Pháp lệnh Trọng tài 2003.
Tuy nhiên, thể nhận thấy rằng, cho được mở rộng nhưng thẩm quyền của
trọng tài cũng chỉ giới hạn trong phạm vi tranh chấp liên quan đến tài sản. Cùng
với sự hình thành phát triển nền kinh tế thị trường, quyền tự do nhân ngày
càng được mở rộng. Các tranh chấp phát sinh trong ngoài hợp đồng những
tranh chấp gắn liền với tài sản. Vì vậy thiết nghĩ, cá nhân, tổ chức không những
quyền tự do định đoạt tài sản của mình n cần phải được tự do trong việc lựa
chọn phương thức giải quyết tranh chấp liên quan đến i sản đó. Ai cũng biết
rằng, tranh chấp nếu được toà án giải quyết thì thể kéo dài, vì vậy, suy cho cùng
thể ảnh ởng đến tình trạng tài sản của các bên. Bởi lẽ không ai thể đảm
bảo rằng, một bản án của toà thẩm sẽ không bị một trong các bên kháng cáo.
Khi bị kháng cáo, thời gian giải quyết tranh cháp kéo dài thì tài sản tranh chấp
nhiều khi không còn. Mặt khác, ràng thực tiễn xét xử cho thấy sự phức tạp của
việc giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến tài sản Việt Nam. Tranh chấp
của các n trong hợp đồng, không cần phân biệt hợp đồng n sự hay thương
mại, tranh chấp i sản. Hoạt động thương mại hay lưu thông dân sự trong thế
giới đầy biến động ngày nay yêu cầu ngày càng phải được linh hoạt hơn trọng
tài-là phương thức xét xử một cấp thể đáp ứng được yêu cầu đó. Mở rộng thẩm
quyền của trọng tài, nghĩa là tôn trọng trọng tài, mà tôn trọng trọng tài có nghĩa
tôn trọng khế ước, tôn trọng chủ quyền của các bên dân sự, nếu điều đấy
được thể hiện rõ thì dự luật trọng tài sẽ có một triết lý rõ rệt
4
.
3
Phạm Duy Nghĩa, Pháp luật trọng tài Việt Nam-Quá trình phát triển các vấn đề đặt ra.
http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=2179,
4
Xem: Phạm Duy Nghĩa, Góp ý xây dựng luật trọng tài. Tạp chí Khoa học pháp lý, số: 3(46) năm 2008.
Thứ tư, mở rộng thẩm quyền của trọng tài bước đi phù hợp với việc xây
dựng một hội dân sự hiện nay Việt Nam đang cố gắng từng bước để đạt
được điều đó. Điềuai cũng biết là trong xã hội dân sự một phần chức năng của
các quan nhà nước được chuyển giao cho các tổ chức hội, cho nhân.
Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân giao cho nhà nước quyền đó thì
cũng thể lấy lại một số quyền họ đã trao. các nước phát triển các tổ chức
hội giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện một số chức năng của nhà nước
bằng cách chia sẻ quyền lực với họ. Trong thời gian gần đây chúng ta đã triển khai
hình Công chứng tư, Thừa phát lại, đây cách thức để nhân, tổ chức phi
chính phủ thể chia sẻ, gánh vác một phần công việc của Nhà ớc. Vậy thì lý
do nào để hạn chế thẩm quyền giải quyết của trọng tài khi việc mở rộng sẽ làm
giảm gánh nặng của hệ thống toà án, vốn đã quá tải lượng án khổng lồ ng
năm. . Một thực tiễn lẽ ai ng thể nhận thấy hiện tại hệ thống toà án các
cấp đang phải đối mặt với một khối lượng công việc khổng lồ là những tranh chấp
dân sự, kinh tế, hành chính, thương mại, hình sự
5
, những năm gần đây, trung bình
mỗi năm ngành toà án phải giải quyết khoảng 260 ngàn vụ án các loại trong khi s
lượng thẩm phán hiện nay chưa đến 4.500 người
6
. Như vậy, ràng việc mở rộng
thẩm quyền của trọng tài là hình thức chia sẻ công việc với Toà án. Chính vìdo
trên nên tôi hoàn toàn chia sẻ với ý kiến của nhiều chuyên gia pháp khi cho
rằng, việc Ban soạn thảo Luật TTTM mở rộng phạm vi điều chỉnh không chỉ tạo
hội cho trọng tài tham gia giải quyết các vụ tranh chấp về quyền nghĩa v
dân sự theo thoả thuận của các bên, đồng thời chia sẻ bớt gánh nặng xét xử cho
ngành toà án, tạo sự lựa chọn tự do cho các bên tranh chấp. Hy vọng rằng, với
những tính năng ưu việt của trọng tài khi giải quyết tranh chấp: mật, nhanh
chóng, tiết kiệm thời gian quyết định giá trị chung thẩm việc mở rộng
phạm vi điều chỉnh của Luật Trọng tài, sẽ mang lại nhiều thuận lợi thúc đẩy hoạt
động trọng tài Việt Nam phát triển lên tầm cao mới
7
. Ngoài ra, theo tôi việc mở
rộng thẩm quyền của trọng tài không những chia sẻ việc giải quyết tranh chấp liên
quan đến tài sản với Toà án còn góp phần khắc phục tình trạng thiếu thẩm
phán ở nước ta-một vấn đề mà tưởng chứng như không giải quyết nổi trong những
năm vừa qua. Hơn nữa, mở rộng thẩm quyền xét xử của trọng tài tăng ờng
nghĩa vụ giúp đỡ trọng tài của toà án, dưới một góc độ nào đó cũng nghĩa
hạn chế sự lạm dụng quyền lực của toà án.
Thứ năm, pháp luật luôn khuyến khích giải quyết mọi loại tranh chấp trong
hợp đồng ngoài hợp đồng bằng phương thức thương lượng hoà giải (trong
một số trường hợp thương lượng hoà giải thủ tục bắt buộc). Vấn đề đây
pháp luật khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng hgiải thì không lại hạn
chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Bởi lẽ trọng tài không những đặc điểm
hợp đồng pháp còn thủ tục giải quyết tranh chấp tính hoà giải cao.
5
Hàng năm hệ thống Toà án các cấp ở Việt Nam phải giải quyết khoảng 260.000 vụ án các loại.
6
http://www.luathoangminh.com/tin-tuc/783-tham-phan-xu-trung-binh-1-tuan-1-vu.html
7
Xem: Góp ý dự thảo Luật Trọng tài thương mại: Phạm vi điều chỉnh cần được mở rộng ,
http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=2286
4
Trong hoà giải trong tố tụng, quyết định hoà giải thành giá trị pháp bắt buộc
thi hành. Vậy thì, đây mở rộng thẩm quyền của trọng tài chẳng qua cũng chỉ
việc thừa nhận giá trị pháp của quyết định hoà giải thành trong thủ tục hoà giải
ngoài tố tụng.
những do nói trên nên tôi cho rằng, không phân biệt tranh chấp dân sự
hay thương mại, không phân biệt tranh chấp hợp đồng hay ngoài hợp đồng, chừng
nào các bên thoả thuận trọng tài thì trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đó.
Trên đây những lập luận tôi muốn đưa ra để ủng hộ cho việc mở rộng
phạm vi thẩm quyền của trọng tài. Để thuyết phục hơn, trong phạm vi bài viết tôi
một số phân tích, đánh giá một số ý kiến phản đối việc mở rộng nói trên.
Những ý kiến phản đối được thể hiện trong Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban pháp
của Quốc hội
8
và trong một số bài viết
9
.
Thứ nhất, việc mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài đối
với tranh chấp liên quan đến quyền lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ
hợp đồng hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng như dự thảo Luật sẽ phát sinh mâu thuẫn,
chồng chéo với một số văn bản pháp luật hiện hành như Bộ luật Tố tụng dân sự,
Luật Thi hành án dân sự… Tôi cho rằng, lập luận nói trên khó thể thuyết phục,
bởi lẽ nếu việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài mâu thuẫn thực sự với Bộ
luật Tố tụng dân sự thì cần phải xem xét các quy định đó của Bộ luật Tố tụng dân
sự đã thật sự hợp phù hợp với thực tiễn hay chưa. Tại cuộc hội thảo Hoàn
thiện BL TTDS đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh” do Viện
Nhà nước và pháp luật phối hợp với Viện KAS của Đức tổ chức ngày 5-6 tháng 10
năm 2009 tại Vũng Tàu vấn đề gây nhiều tranh luận nhất xác định thẩm quyền
của Toà Kinh tế. Tranh chấp nào thuộc thẩm quyền, tranh chấp nào không thuộc
thẩm quyền của Toà Kinh tế. Rất khó thể xác định bởi lẽ như đã nói trên,
không bất cứ tiêu chí cụ thể, ràng nào có thể cho phép phân định tranh chấp
thương mại với tranh chấp phi thương mại. Tôi cho rằng, nếu thẩm quyền trọng tài
được mở rộng như Dự thảo luật tnhững vấn đề nói trên thể được giải quyết
một cách nhanh chóng và hiệu quả.vậy tôi cho rằng, sẽ là hợp lý nếu luật trọng
và Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi cùng đồng thời được thông qua.
Liên quan đến Luật Thi hành án dân sự, tôi cho rằng, việc mở rộng thẩm
quyền của trọng tài hoàn toàn không mâu thuẫn, chồng chéo với luật này. Bởi lẽ,
quyết định của Toà án hay của Trọng tài nếu khong được thi hành một cách tự
nguyện thì sẽ được quan thi hành án tổ chức thi nh theo thủ tục cưỡng chế.
ràng, về nguyên tắc không khác biệt giữa việc thi hành quyết định của
Toà án và quyết định của trọng tài.
8
Xem: Chưan mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại của trọng tài,
http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Drafts/PrintArticle.aspx?ID=472
9
Xem: Nguyễn Văn Luật, Phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp và hiệu lực pháp lý của các quyết
định trọng tài thương mại của Dự thảo Luật trọng tài- sở luận, thực tiễn kiến nghị, Kỷ yếu hội thảo
“Về dự án Luật trọng tài thương mại” do Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức tại TP. Hội An ngày 27-
28/8/2009.
Thứ hai, để phản đối việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài, nhiều ý kiến
cho rằng, trong điều kiện kinh tế - hội của nước ta thì phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài chưa được phổ biến; sự hiểu biết pháp luật của các tổ
chức, nhân kinh doanh còn hạn chế. Ý kiến nói trên cũng rất khó thể thuyết
phục, bởi lẽ không sở để chứng minh. Bất kỳ một người đã quan một khoá
học về pháp luật ngắn hạn hay dài hạn đều biết những ưu điểm của phương
thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sao với Toà án. Vậy tại sao trong thực
tiễn Việt Nam phương thức trọng tài ít được lựa chọn? Vần đề này thiết nghĩa
các nhà làm luật cũng như các nhà quản cần phải quan tâm. Một trong những
do, như đã nêu trên, sự hiểu biết pháp luật của các tổ chức, nhân kinh doanh
còn hạn chế. Nhà nước không thể lý do đó để hạn chế thẩm quyền của trọng tài.
Tuy nhiên, khôngđiều đó hạn chế thẩm quyền của trọng tài, bởi lẽ, theo tôi,
Hạn chế thẩm quyền trọng tài nghĩa hạn chế quyền tự do của nhân tổ
chức. Nhà nước khi hạn chế quyền tự do của nhân thì phải giải thích để họ hiểu
rằng, tại sao quyền tự do của họ bị hạn chế. Hơn nữa Việt Nam hiện nay một
bộ phận không nhỏ nhân, tổ chức nhận thức pháp luật, biết được một trong
những ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tính
chuyên nghiệp muốn lựa chọn phương thức này. Nếu pháp luật hạn chế thẩm
quyền của trọng tài thì liệu quyền tự do định đoạt của họ đã được tôn trọng hay
chưa? Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng, trong số những người phản đối việc mở
rộng thẩm quyền của trọng tài, chưa ai chứng minh được rằng, việc mở rộng
thẩm quyền của trọng tài khi nhận thức pháp của người dân còn hạn chế sẽ
tác động xấu như thế nào cho ai. Rất đơn giản, bởi lẽ, theo tôi, cho nhận
thức pháp luật của nhân tổ chức còn hạn chế thì việc mở rộng thẩm quyền của
trọng tài hoàn toàn không gây ra bất cứ một hậu quả xấu nào cho bất kỳ ai. Vậy thì
không lẽ để hạn chế thẩm quyền của trọng tài. Giáo dục pháp luật cho người
dân trách nhiệm của Nhà các tổ chức hội Việt Nam. Sự hiểu biết pháp
luật của cá nhán, tổ chức còn hạn chế do Nước các tổ chức hội chưa làm
tốt trách nhiệm của mình.
Mặt khác việc xây dựng pháp luật cần phải tính dự báo. Không thể đợi
đến lúc nhận thức pháp của người dân được nâng cao thì mới mở rộng thẩm
quyền của trọng tài. Theo tôi, ngược lại chính việc mở rộng thẩm quyền của trọng
tài sẽ làm cho nhận thức pháp của các nhận tổ chức được nâng cao vậy
phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ trở nên phổ biến hơn. hội
ngày càng phát triển tnhận thức của các nhân, sử hiểu biết của con người nói
chung về pháp luật nói riêng scao hơn, chính đội nluật không ngừng
tăng về sốợng cũng như việc ngày càng nhiều sở đào tạo luật ở Việt Nam
sẽ góp phần trong việc nâng cao nhận thức pháp lý của người dân.
Thứ ba, đội ngũ trọng tài viên của nước ta chưa đủ về số lượng chất
lượng để thể đảm nhiệm được ngay trách nhiệm giải quyết các tranh chấp liên
quan đến quyền lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc nghĩa
vụ ngoài hợp đồng. Tôi cho rằng, nhận định trên rất không thuyết phục vì thiếu
sở, bởi lẽ: i) Căn cứ vào đâu để nói rằng, đội ngũ trọng tài viên của ớc ta chưa
6
đủ về số lượng, phải chăng căn cứ vào số lượng trọng tài viên hiện nước ta
hiện này? Nếu dựa vào số lượng trọng tài viên hiện để nói thiếu về số lượng thì
quả thật chưa sự hiểu biết thấu đáo về trọng tài phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài. Trọng tài một tổ chức phi chính phủ vậy trọng
tài viên không thuộc biên chế của Nhà ớc cũng như không thuộc biên chế của
bất cứ tổ chức trọng i nào họ làm việc trong các lĩnh vực khác nhau trong
hội, họ tham gia trọng tài được hội tín nhiệm. Nếu theo tiêu chuẩn của một
trọng tài viên, không những theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành,
theo quy định của pháp luật trọng tài các ớc thì Việt Nam số lượng người
thể làm trọng tài viên lớn n rất nhiều so với số lượng thẩm phán Việt Nam hiện
có; ii) Khi chưa biết người nào có thể làm trọng tài viên thì không thể nói trọng tài
viên không khả năng giải quyết các tranh chấp trong ngoài hợp đồng được.
Như đã đề cập trên, trọng tài viên thường những chuyên gia thuộc các lĩnh
vực khác nhau. Vậy thì không thể nói họ không đủ năng lực. Giữa một giảng
viên luật kinh nghiệm giảng dạy nghiên cứu với một thẩm phán kinh
nghiệm thì khó thể nói ai khả năng giải quyết hơn ai. Thẩm phán thường
kinh nghiệm thực tiễn nhưng lại yếu thuyết còn giảng viên nắm chắc thuyết
nhưng thiếu thực tiễn. Chính thiếu những kiến thức mang tính luận.nên trong
nhiều trường hợp thẩm phán thường sử dụng phép quy chiếu khi giải quyết tranh
chấp. Thực tiễn cho thấy khả năng giải thích pháp luật khi áp dụng của thẩm phán
không cao thiếu nền tảng luận pháp lý, vì vậy họ tỏ ra khá cứng nhắc khi áp
dụng pháp luật. Chính lẽ đó nên theo i, thẩm phán của Việt Nam hiện nay ch
thể phát huy được vai trò của mình khi pháp luật rất cụ thể chi tiết. Tuy
nhiên, có thể nhận thấy rằng, pháp luật chỉ thểnên ràng, và không bao giờ
cụ thể luôn tính trừu tượng. Pháp luật mang tính trừu tượng tcần phải giải
thích khi áp dụng. Bởi lẽ cùng một quy định của pháp luật nhưng thể
nhiều cách giải thích không giống nhau phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực
tế. Vì vậy, tôi cho rằng, trong số giảng viên của các sở đào tạo luật ở Việt Nam
có không ít người khả năng giải thích pháp luật khi áp dụng họ hoàn toàn
thể trọng tài viên. Như vậy thì khó thể nói trong tài viên không đủ chất
lượng. Chúng ta thường phàn nàn rằng, sinh viên luật Việt Nam chỉ biết thuyết
kém thực tiễn, điều này một phần theo pháp luật hiện hành giảng viên luật
không được đồng thời luật sư. Giảng viên bị hạn chế trong việc tiếp cận với
thực tiễn thì sinh viên làm sao thể giỏi thực tiễn được. Pháp luật đã không cho
giảng viên luật, những người làm công tác nghiên cứu pháp luật thuộc biên chế
nhà nước làm luật thì cũng phải tạo chế cho họ thể tiếp cận với thực tiễn,
theo tôi cách thức tốt nhất mở rộng thẩm quyền của trọng tài để họ thể tham
gia hoạt động thực tiễn. Điều này hoàn toàn lợi cho việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam và cho sinh viên Luật.
Ngoài ra, những người phản đối việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài lập
luận rằng, việc giải quyết tranh chấp thương mại tại c Trung m trọng tài chưa
hấp dẫn đối các doanh nghiệp nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại
10
.
Bằng chứng hiện nay trên phạm vi cả nước 7 trung m trọng tài được thành
lập nhưng 3 trung tâm từ khi thành lập đến nay chưa giải quyết được vụ nào.
Trong 7 trung tâm nói trên chỉ Trung tâm Trọng tài quốc tế vụ việc tranh
chấp thụ lý, giải quyết nhiều nhất, tuy nhiên tính bình quân 3 năm 2004, 2005,
2006 cũng chỉ khoảng 20 vụ/năm. . Thực trạng nói trên, theo quan điểm của tôi,
không phải cội nguồn từ việc đội ngũ trọng tài viên vừa thiếu, yếu trọng i
không không hấp dẫn, nguyên nhân nằm ở chỗ khác- pháp luật chưa giải quyết
được mối liên hệ giữa trọng tài với toà án. Chính vậy nên việc giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài còn quá nhiều rủi ro. i) khả năng phán quyết của trọng tài bị
huỷ việc xác định thẩm quyền cón quá khó khăn phức tạp; ii) khó thể thu
thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng luật trọng tài thương mại không quy định
nên trong thực tế việc giải quyết tranh chấp của trọng tài gặp nhiều khó khăn
11
.
Từ những phân tích nói trên, chúng tôi cho rằng, tất cả các lập luận được
đưa ra nhằm hạn chế thẩm quyền của trọng tài thiếu sở vậy không thể
thuyết phục. Chính lđó nên tôi ủng hộ việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài
như quy định tại Dự thảo Luật Trọng tài.
Kết luận: theo quan điểm của tôi việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài
giải quyết các tranh chấp trong ngoài hợp đồng không phân biệt tranh chấp dân
sự hay thương mại như trong Dự thảo Luật Trọng tài cần thiết nên làm. Tuy
nhiên, để tránh mâu thuẩn với một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì theo
tôi, đồng thời với việc hoàn chỉnh Dự luật trọng tài, Quốc hội nên kế hoạch
chỉnh sửa một số nội dung của Bộ luật Tố tụng dân sự, cho vậy việc
thông qua Luật Trọng tài có thể lùi lại một thời gian.
10
Xem: Phạm Quý Tỵ, Phạm Quý Tỵ, Những nội dung cần tập trung trao đổi để hoàn thiện dự án luật trọng
tài thương mại, Kỷ yếu hội thảo “Về dự án Luật trọng tài thương mại” do Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội
tổ chức tại TP. Hội An ngày 27-28/8/2009.
11
Xem: Đặng Xuân Đào, Mối quan hệ giữa toà án với trọng tài thương mại trong tố tụng trọng tài được quy
định trong dự thảo luật trọng tài thương mại- cở sở lý luận, thực tiễn và kiến nghị. Kỷ yếu hội thảo “Về dự
án Luật trọng tài thương mại” do Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức tại TP. Hội An ngày 27
28/8/2009.
8
| 1/9

Preview text:


THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI
Luật Dân Sự (Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội)
NHỮNG LUẬN CỨ ĐỂ MỞ RỘNG THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI
TS. Dương Anh Sơn, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia TP. HCM
Hội luật gia Việt Nam đang chủ trì soạn thảo Luật Trọng tài thương mại
(TTTM). Có lẽ đây là một trong những dự thảo luật thu hút được nhiều sự chú ý
của các chuyên gia pháp lý trong và ngoài nước, các nhà hoạt động thực tiễn và
của nhiều nhà làm luật. Có thể nói, so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003,
nội dung của Dự thảo Luật Trọng tài có nhiều điểm mới và chúng được nhiều
người quan tâm và đánh giá cao. Đặc biệt Ban soạn thảo đã tỏ ra rất mạnh dạn khi
mở rộng phạm vi điều chỉnh của nó. Không bó hẹp như phạm vi điều chỉnh của
Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 chỉ giải quyết các vụ tranh chấp phát
sinh trong hoạt động thương mại theo sự thoả thuận của các bên, Dự thảo Luật
TTTM quy định phạm vi điều chỉnh là các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ dân sự
theo thoả thuận của các bên. Cụ thể theo Điều 2 của Dự thảo Luật, các tranh chấp
liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc
nghĩa vụ ngoài hợp đồng có thể được giải quyết bằng trọng tài. Đồng thời cũng
quy định các tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài: i) Tranh chấp liên
quan đến các quyền nhân thân, tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân, gia
đình và thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình; ii) Tranh
chấp liên quan đến việc phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; iii) Tranh
chấp về bất động sản; iv) Tranh chấp giữa các chính phủ, trừ trường hợp các điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác; v) Tranh chấp thuộc
thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Về vấn đề này tôi chia sẻ ý kiến của GS Đáo Trí Úc “Mở rộng thẩm quyền
của trọng tài phù hợp với tính chất của các quan hệ kinh tế – xã hội hiện nay trong
bối cảnh Việt Nam là nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Theo đó, ngoài thẩm
quyền giải quyết tranh chấp thương mại, Luật cần mở rộng các lĩnh vực dân sự,
lao động theo yêu cầu của các bên và các bên tranh chấp không chỉ là tổ chức, cá
nhân kinh doanh. Với tính chất là hình thức tài phán tư, trọng tài cần được tạo điều
kiện để có thể giải quyết tất cả các tranh chấp tư, bao gồm cả các tranh chấp hợp
đồng và ngoài hợp đồng, trừ những quan hệ liên quan đến lợi ích công và trật tư cộng cộng1”.
Mặc dù vậy, xung quanh việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài
còn có nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều, có nhiều người ủng hộ, chia sẻ và cũng
có nhiều người phản đối. Trong phạm vi bài viết tôi muốn đưa ra một số lập luận
để ủng hộ việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài theo như Dự thảo luật.
Trước hết, tôi cho rằng, việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài sẽ
giải quyết được vấn đề xung đột thẩm quyền của Toà án và trọng tài. Thực tiễn
giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thấy trong nhiều trường hợp rất khó xác định
tranh chấp cụ thể nào đó thuộc thẩm quyền của Trọng tài hay của Toà án, của Toà
1 Xem: Dự thảo Luật Trọng tài thương mại: Tiệm cận Luật Trọng tài quốc tế
http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=2133
Kinh tế hay Toà dân sự. Điều này được lý giải bưởi việc: i) Trong nhiều trường
hợp khó có thể phân biệt được một cách rõ ràng tranh chấp dân sự hay tranh chấp
thương mại, bởi lẽ tiêu chí để phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
vốn dĩ không rõ ràng; ii) khái niệm tranh chấp kinh donh thương mại cũng không
được quy định rõ ràng trong pháp luật Việt Nam. Theo Điểm b, tiểu mục 1.1, mục
1 Nghị quyết 01/2005, Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh
chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30
của BLTTĐS; các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên
không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận. Nếu coi mục
đích lợi nhuận là tiêu chí để xác định tranh chấp kinh doanh thương mại thì mặc
nhiên coi hợp đồng được ký kết vì mục đích lợi nhuận, không phụ thuộc vào chủ
thể có đăng ký kinh doanh hay không, là hợp đồng thương mại. Rõ ràng nếu pháp
luật quy định như vậy thì quả là có quá nhiều vấn đề cần phải luận giải cả về mặt
lý luận lẫn thực tiễn. Dưới góc độ lý luận, trong khoa học pháp lý mục đích được
coi là căn cứ để phân biệt hợp đồng dân sự và thương mại, tuy nhiên sự phân chia
này chỉ mang tính ước lệ. Dưới góc độ thực tiễn, với cách quy như vậy thì hợp
đồng giữa người trồng rau muống với người mua rau muống để bán cũng được coi
là hợp đồng thương mại và tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này (nếu có) được coi
là tranh chấp kinh doanh thương mại và thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
Kinh tế. Theo logic thì trong hợp đồng mua bán nói trên hoàn toàn có thể có thoả thuận trọng tài.
Mặt khác, tôi cho rằng, nếu thẩm quyền của trọng tài chỉ giới hạn trong
phạm vi giải quyết tranh chấp thương mại thì không những gặp nhiều khó khăn
trong việc xác định thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể mà còn rất có thể
sẽ dẫn đến sự lạm dụng của toà án trong việc tuyên huỷ quyết định của trọng tài.
Theo quy định của pháp luật, một trong những điều kiện để toà án có thể huỷ
quyết định của trọng tài là tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài. Nếu
không phân định rõ (mà cũng khó có thể đưa ra những tiêu chí cụ thể để phân
định) tranh chấp thương mại và tranh chấp phi thương mại thì chắc chắn trong
nhiều trường hợp, vì những lý do khác nhau toà án có thể tuyên huỷ phán quyết
của trọng tài. Rõ ràng, nhìn từ góc độ này nếu thẩm quyền của trọng tài được mở
rộng thì sẽ hạn chế được số lượng phán quyết của trọng tài bị toà án tuyên huỷ.
Ngoài ra, việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài hạn chế được sự giải thích tuỳ
tiện của của Toà án cũng như sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật quy định
điều kiện huỷ phán quyết của trọng tài2.
Thứ hai, việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài như Dự thảo luật thể hiện
sự phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển của xã hội. Khoản 1, Điều
7 Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quy định, thoả thuận trọng tài
là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài giải quyết tất cả hoặc một số tranh chấp
nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên trong quan hệ pháp lý xác
định cho dù đó là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Phải
2 Vũ Ánh Dương, Thực tiễn áp dụng Pháp lệnh trọng tài thương mại tại Trung tâm trong tài quốc tế Việt
Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số: 2
hiểu rằng, việc UNCITRAL soạn thảo và ban hành Luật mẫu không phải chỉ để áp
dụng giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế mà còn có mục đích là để các
quốc gia tham khảo khi soạn thảo và ban hành luật trọng tài của mình. Như vậy
theo quy định của Luật mẫu, có ba nội dung cần phải chú ý: i) trọng tài có thể giải
quyết tranh chấp trong hợp đồng và cả tranh chấp ngoài hợp đồng với điều kiện là
phải có thoả thuận trọng tài; ii) khái niệm “thương mại” quy định tại Chú thích 2
của Luật mẫu 1985 không phải là một danh sách liệt kê toàn bộ các hành vi
thương mại và trong đó có những hoạt động mà theo pháp luật Việt Nam không
phải là hoạt động thương mại, vid dụ, vận chuyển hành khách; iii) Như đã phân
tích ở trên, việc phân biệt hành vi thương mại với hành vi phi thương mại hiện nay
chỉ mang tính ước lệ, bởi lẽ xã hội càng phát triển thì ranh giới giữa, ví dụ, hợp
đồng thương mại với hợp đồng dân sự trong nhiều trường hợp rất khó xác định.
Có lẽ chính vì vậy nên hầu hết pháp luật các nước đều không phân biệt rõ các
tranh chấp thương mại và tranh chấp phi thương mại3 vì trong thực tiễn trong
nhiều trường hợp không thể phân biệt được hợp đồng dân sự với hợp đồng thương mại.
Thứ ba, mở rộng thẩm quyền của trọng tài, theo tôi, là cách biểu hiện sự tôn
trọng quyền tự do định đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức. Thẩm quyền của trọng
tài, theo Dự thảo, được mở rộng so với quy định của Pháp lệnh Trọng tài 2003.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, cho dù được mở rộng nhưng thẩm quyền của
trọng tài cũng chỉ giới hạn trong phạm vi tranh chấp liên quan đến tài sản. Cùng
với sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường, quyền tự do cá nhân ngày
càng được mở rộng. Các tranh chấp phát sinh trong và ngoài hợp đồng là những
tranh chấp gắn liền với tài sản. Vì vậy thiết nghĩ, cá nhân, tổ chức không những có
quyền tự do định đoạt tài sản của mình mà còn cần phải được tự do trong việc lựa
chọn phương thức giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đó. Ai cũng biết
rằng, tranh chấp nếu được toà án giải quyết thì có thể kéo dài, vì vậy, suy cho cùng
có thể ảnh hưởng đến tình trạng tài sản của các bên. Bởi lẽ không ai có thể đảm
bảo rằng, một bản án của toà sơ thẩm sẽ không bị một trong các bên kháng cáo.
Khi vì bị kháng cáo, thời gian giải quyết tranh cháp kéo dài thì tài sản tranh chấp
nhiều khi không còn. Mặt khác, rõ ràng thực tiễn xét xử cho thấy sự phức tạp của
việc giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến tài sản ở Việt Nam. Tranh chấp
của các bên trong hợp đồng, không cần phân biệt là hợp đồng dân sự hay thương
mại, là tranh chấp tài sản. Hoạt động thương mại hay lưu thông dân sự trong thế
giới đầy biến động ngày nay yêu cầu ngày càng phải được linh hoạt hơn và trọng
tài-là phương thức xét xử một cấp có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Mở rộng thẩm
quyền của trọng tài, có nghĩa là tôn trọng trọng tài, mà tôn trọng trọng tài có nghĩa
là tôn trọng khế ước, tôn trọng chủ quyền tư của các bên dân sự, nếu điều đấy
được thể hiện rõ thì dự luật trọng tài sẽ có một triết lý rõ rệt4.
3 Phạm Duy Nghĩa, Pháp luật trọng tài ở Việt Nam-Quá trình phát triển và các vấn đề đặt ra.
http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=2179,
4 Xem: Phạm Duy Nghĩa, Góp ý xây dựng luật trọng tài. Tạp chí Khoa học pháp lý, số: 3(46) năm 2008.
Thứ tư, mở rộng thẩm quyền của trọng tài là bước đi phù hợp với việc xây
dựng một xã hội dân sự mà hiện nay Việt Nam đang cố gắng từng bước để đạt
được điều đó. Điều mà ai cũng biết là trong xã hội dân sự một phần chức năng của
các cơ quan nhà nước được chuyển giao cho các tổ chức xã hội, cho cá nhân.
Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân giao cho nhà nước quyền đó thì
cũng có thể lấy lại một số quyền họ đã trao. Ở các nước phát triển các tổ chức xã
hội giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện một số chức năng của nhà nước
bằng cách chia sẻ quyền lực với họ. Trong thời gian gần đây chúng ta đã triển khai
mô hình Công chứng tư, Thừa phát lại, đây là cách thức để cá nhân, tổ chức phi
chính phủ có thể chia sẻ, gánh vác một phần công việc của Nhà nước. Vậy thì lý
do nào để hạn chế thẩm quyền giải quyết của trọng tài khi việc mở rộng sẽ làm
giảm gánh nặng của hệ thống toà án, vốn đã quá tải vì lượng án khổng lồ hàng
năm. . Một thực tiễn có lẽ ai cũng có thể nhận thấy là hiện tại hệ thống toà án các
cấp đang phải đối mặt với một khối lượng công việc khổng lồ là những tranh chấp
dân sự, kinh tế, hành chính, thương mại, hình sự5, những năm gần đây, trung bình
mỗi năm ngành toà án phải giải quyết khoảng 260 ngàn vụ án các loại trong khi số
lượng thẩm phán hiện nay chưa đến 4.500 người6. Như vậy, rõ ràng việc mở rộng
thẩm quyền của trọng tài là hình thức chia sẻ công việc với Toà án. Chính vì lý do
trên nên tôi hoàn toàn chia sẻ với ý kiến của nhiều chuyên gia pháp lý khi cho
rằng, việc Ban soạn thảo Luật TTTM mở rộng phạm vi điều chỉnh không chỉ tạo
cơ hội cho trọng tài tham gia giải quyết các vụ tranh chấp về quyền và nghĩa vụ
dân sự theo thoả thuận của các bên, đồng thời chia sẻ bớt gánh nặng xét xử cho
ngành toà án, tạo sự lựa chọn tự do cho các bên tranh chấp. Hy vọng rằng, với
những tính năng ưu việt của trọng tài khi giải quyết tranh chấp: bí mật, nhanh
chóng, tiết kiệm thời gian và quyết định có giá trị chung thẩm và việc mở rộng
phạm vi điều chỉnh của Luật Trọng tài, sẽ mang lại nhiều thuận lợi thúc đẩy hoạt
động trọng tài ở Việt Nam phát triển lên tầm cao mới7. Ngoài ra, theo tôi việc mở
rộng thẩm quyền của trọng tài không những chia sẻ việc giải quyết tranh chấp liên
quan đến tài sản với Toà án mà còn góp phần khắc phục tình trạng thiếu thẩm
phán ở nước ta-một vấn đề mà tưởng chứng như không giải quyết nổi trong những
năm vừa qua. Hơn nữa, mở rộng thẩm quyền xét xử của trọng tài và tăng cường
nghĩa vụ giúp đỡ trọng tài của toà án, dưới một góc độ nào đó cũng có nghĩa là
hạn chế sự lạm dụng quyền lực của toà án.
Thứ năm, pháp luật luôn khuyến khích giải quyết mọi loại tranh chấp trong
hợp đồng và ngoài hợp đồng bằng phương thức thương lượng và hoà giải (trong
một số trường hợp thương lượng và hoà giải là thủ tục bắt buộc). Vấn đề ở đây là
pháp luật khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thì không lý gì lại hạn
chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Bởi lẽ trọng tài không những có đặc điểm
hợp đồng và tư pháp mà còn là thủ tục giải quyết tranh chấp có tính hoà giải cao.
5 Hàng năm hệ thống Toà án các cấp ở Việt Nam phải giải quyết khoảng 260.000 vụ án các loại.
6 http://www.luathoangminh.com/tin-tuc/783-tham-phan-xu-trung-binh-1-tuan-1-vu.html
7 Xem: Góp ý dự thảo Luật Trọng tài thương mại: Phạm vi điều chỉnh cần được mở rộng ,
http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=2286 4
Trong hoà giải trong tố tụng, quyết định hoà giải thành có giá trị pháp lý bắt buộc
thi hành. Vậy thì, ở đây mở rộng thẩm quyền của trọng tài chẳng qua cũng chỉ là
việc thừa nhận giá trị pháp lý của quyết định hoà giải thành trong thủ tục hoà giải ngoài tố tụng.
Vì những lý do nói trên nên tôi cho rằng, không phân biệt tranh chấp dân sự
hay thương mại, không phân biệt tranh chấp hợp đồng hay ngoài hợp đồng, chừng
nào các bên có thoả thuận trọng tài thì trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.
Trên đây là những lập luận tôi muốn đưa ra để ủng hộ cho việc mở rộng
phạm vi thẩm quyền của trọng tài. Để thuyết phục hơn, trong phạm vi bài viết tôi
có một số phân tích, đánh giá một số ý kiến phản đối việc mở rộng nói trên.
Những ý kiến phản đối được thể hiện trong Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp
của Quốc hội8 và trong một số bài viết9.
Thứ nhất, việc mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài đối
với tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ
hợp đồng hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng như dự thảo Luật sẽ phát sinh mâu thuẫn,
chồng chéo với một số văn bản pháp luật hiện hành như Bộ luật Tố tụng dân sự,
Luật Thi hành án dân sự… Tôi cho rằng, lập luận nói trên khó có thể thuyết phục,
bởi lẽ nếu việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài có mâu thuẫn thực sự với Bộ
luật Tố tụng dân sự thì cần phải xem xét các quy định đó của Bộ luật Tố tụng dân
sự đã thật sự hợp lý và phù hợp với thực tiễn hay chưa. Tại cuộc hội thảo “Hoàn
thiện BL TTDS đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp trong kinh doanh” do Viện
Nhà nước và pháp luật phối hợp với Viện KAS của Đức tổ chức ngày 5-6 tháng 10
năm 2009 tại Vũng Tàu vấn đề gây nhiều tranh luận nhất là xác định thẩm quyền
của Toà Kinh tế. Tranh chấp nào thuộc thẩm quyền, tranh chấp nào không thuộc
thẩm quyền của Toà Kinh tế. Rất khó có thể xác định bởi lẽ như đã nói ở trên,
không có bất cứ tiêu chí cụ thể, rõ ràng nào có thể cho phép phân định tranh chấp
thương mại với tranh chấp phi thương mại. Tôi cho rằng, nếu thẩm quyền trọng tài
được mở rộng như Dự thảo luật thì những vấn đề nói trên có thể được giải quyết
một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy tôi cho rằng, sẽ là hợp lý nếu luật trọng
và Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi cùng đồng thời được thông qua.
Liên quan đến Luật Thi hành án dân sự, tôi cho rằng, việc mở rộng thẩm
quyền của trọng tài hoàn toàn không mâu thuẫn, chồng chéo với luật này. Bởi lẽ,
quyết định của Toà án hay của Trọng tài nếu khong được thi hành một cách tự
nguyện thì sẽ được Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành theo thủ tục cưỡng chế.
Rõ ràng, về nguyên tắc không có gì khác biệt giữa việc thi hành quyết định của
Toà án và quyết định của trọng tài.
8 Xem: Chưa nên mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại của trọng tài,
http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Drafts/PrintArticle.aspx?ID=472
9 Xem: Nguyễn Văn Luật, Phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp và hiệu lực pháp lý của các quyết
định trọng tài thương mại của Dự thảo Luật trọng tài-cơ sở lý luận, thực tiễn và kiến nghị, Kỷ yếu hội thảo
“Về dự án Luật trọng tài thương mại” do Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức tại TP. Hội An ngày 27- 28/8/2009.
Thứ hai, để phản đối việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài, nhiều ý kiến
cho rằng, trong điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta thì phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài chưa được phổ biến; sự hiểu biết pháp luật của các tổ
chức, cá nhân kinh doanh còn hạn chế. Ý kiến nói trên cũng rất khó có thể thuyết
phục, bởi lẽ không có cơ sở để chứng minh. Bất kỳ một người đã quan một khoá
học về pháp luật dù là ngắn hạn hay dài hạn đều biết những ưu điểm của phương
thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sao với Toà án. Vậy tại sao trong thực
tiễn ở Việt Nam phương thức trọng tài ít được lựa chọn? Vần đề này thiết nghĩa
các nhà làm luật cũng như các nhà quản lý cần phải quan tâm. Một trong những lý
do, như đã nêu trên, là sự hiểu biết pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh
còn hạn chế. Nhà nước không thể vì lý do đó để hạn chế thẩm quyền của trọng tài.
Tuy nhiên, không vì điều đó mà hạn chế thẩm quyền của trọng tài, bởi lẽ, theo tôi,
Hạn chế thẩm quyền trọng tài có nghĩa là hạn chế quyền tự do của cá nhân và tổ
chức. Nhà nước khi hạn chế quyền tự do của cá nhân thì phải giải thích để họ hiểu
rằng, tại sao quyền tự do của họ bị hạn chế. Hơn nữa ở Việt Nam hiện nay có một
bộ phận không nhỏ cá nhân, tổ chức có nhận thức pháp luật, biết được một trong
những ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là tính
chuyên nghiệp và muốn lựa chọn phương thức này. Nếu pháp luật hạn chế thẩm
quyền của trọng tài thì liệu quyền tự do định đoạt của họ đã được tôn trọng hay
chưa? Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng, trong số những người phản đối việc mở
rộng thẩm quyền của trọng tài, chưa có ai chứng minh được rằng, việc mở rộng
thẩm quyền của trọng tài khi nhận thức pháp lý của người dân còn hạn chế sẽ có
tác động xấu như thế nào và cho ai. Rất đơn giản, bởi lẽ, theo tôi, cho dù nhận
thức pháp luật của cá nhân tổ chức còn hạn chế thì việc mở rộng thẩm quyền của
trọng tài hoàn toàn không gây ra bất cứ một hậu quả xấu nào cho bất kỳ ai. Vậy thì
không vì lẽ gì để hạn chế thẩm quyền của trọng tài. Giáo dục pháp luật cho người
dân là trách nhiệm của Nhà và các tổ chức xã hội ở Việt Nam. Sự hiểu biết pháp
luật của cá nhán, tổ chức còn hạn chế là do Nước và các tổ chức xã hội chưa làm
tốt trách nhiệm của mình.
Mặt khác việc xây dựng pháp luật cần phải có tính dự báo. Không thể đợi
đến lúc nhận thức pháp lý của người dân được nâng cao thì mới mở rộng thẩm
quyền của trọng tài. Theo tôi, ngược lại chính việc mở rộng thẩm quyền của trọng
tài sẽ làm cho nhận thức pháp lý của các nhận và tổ chức được nâng cao và vì vậy
phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ trở nên phổ biến hơn. Xã hội
ngày càng phát triển thì nhận thức của các nhân, sử hiểu biết của con người nói
chung và về pháp luật nói riêng sẽ cao hơn, chính đội ngũ luật sư không ngừng
tăng về số lượng cũng như việc ngày càng có nhiều cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam
sẽ góp phần trong việc nâng cao nhận thức pháp lý của người dân.
Thứ ba, đội ngũ trọng tài viên của nước ta chưa đủ về số lượng và chất
lượng để có thể đảm nhiệm được ngay trách nhiệm giải quyết các tranh chấp liên
quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc nghĩa
vụ ngoài hợp đồng. Tôi cho rằng, nhận định trên rất không thuyết phục vì thiếu cơ
sở, bởi lẽ: i) Căn cứ vào đâu để nói rằng, đội ngũ trọng tài viên của nước ta chưa 6
đủ về số lượng, phải chăng căn cứ vào số lượng trọng tài viên hiện có ở nước ta
hiện này? Nếu dựa vào số lượng trọng tài viên hiện có để nói thiếu về số lượng thì
quả thật là chưa có sự hiểu biết thấu đáo về trọng tài và phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài. Trọng tài là một tổ chức phi chính phủ và vì vậy trọng
tài viên không thuộc biên chế của Nhà nước cũng như không thuộc biên chế của
bất cứ tổ chức trọng tài nào mà họ làm việc trong các lĩnh vực khác nhau trong xã
hội, họ tham gia trọng tài vì được xã hội tín nhiệm. Nếu theo tiêu chuẩn của một
trọng tài viên, không những theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, mà
theo quy định của pháp luật trọng tài các nước thì ở Việt Nam số lượng người có
thể làm trọng tài viên lớn hơn rất nhiều so với số lượng thẩm phán Việt Nam hiện
có; ii) Khi chưa biết người nào có thể làm trọng tài viên thì không thể nói trọng tài
viên không có khả năng giải quyết các tranh chấp trong và ngoài hợp đồng được.
Như đã đề cập ở trên, trọng tài viên thường là những chuyên gia thuộc các lĩnh
vực khác nhau. Vậy thì không thể nói họ không có đủ năng lực. Giữa một giảng
viên luật có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu với một thẩm phán có kinh
nghiệm thì khó có thể nói ai có khả năng giải quyết hơn ai. Thẩm phán thường có
kinh nghiệm thực tiễn nhưng lại yếu lý thuyết còn giảng viên nắm chắc lý thuyết
nhưng thiếu thực tiễn. Chính vì thiếu những kiến thức mang tính lý luận.nên trong
nhiều trường hợp thẩm phán thường sử dụng phép quy chiếu khi giải quyết tranh
chấp. Thực tiễn cho thấy khả năng giải thích pháp luật khi áp dụng của thẩm phán
không cao vì thiếu nền tảng lý luận pháp lý, vì vậy họ tỏ ra khá cứng nhắc khi áp
dụng pháp luật. Chính vì lẽ đó nên theo tôi, thẩm phán của Việt Nam hiện nay chỉ
có thể phát huy được vai trò của mình khi pháp luật rất cụ thể và chi tiết. Tuy
nhiên, có thể nhận thấy rằng, pháp luật chỉ có thể và nên rõ ràng, và không bao giờ
cụ thể mà luôn có tính trừu tượng. Pháp luật mang tính trừu tượng thì cần phải giải
thích khi áp dụng. Bởi lẽ cùng một quy định của pháp luật nhưng nó có thể có
nhiều cách giải thích không giống nhau phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực
tế. Vì vậy, tôi cho rằng, trong số giảng viên của các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam
có không ít người có khả năng giải thích pháp luật khi áp dụng và họ hoàn toàn có
thể là trọng tài viên. Như vậy thì khó có thể nói trong tài viên không đủ chất
lượng. Chúng ta thường phàn nàn rằng, sinh viên luật Việt Nam chỉ biết lý thuyết
mà kém thực tiễn, điều này một phần vì theo pháp luật hiện hành giảng viên luật
không được đồng thời là luật sư. Giảng viên bị hạn chế trong việc tiếp cận với
thực tiễn thì sinh viên làm sao có thể giỏi thực tiễn được. Pháp luật đã không cho
giảng viên luật, những người làm công tác nghiên cứu pháp luật thuộc biên chế
nhà nước làm luật sư thì cũng phải tạo cơ chế cho họ có thể tiếp cận với thực tiễn,
theo tôi cách thức tốt nhất là mở rộng thẩm quyền của trọng tài để họ có thể tham
gia hoạt động thực tiễn. Điều này hoàn toàn có lợi cho việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam và cho sinh viên Luật.
Ngoài ra, những người phản đối việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài lập
luận rằng, việc giải quyết tranh chấp thương mại tại các Trung tâm trọng tài chưa
hấp dẫn đối các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại10.
Bằng chứng là hiện nay trên phạm vi cả nước có 7 trung tâm trọng tài được thành
lập nhưng có 3 trung tâm từ khi thành lập đến nay chưa giải quyết được vụ nào.
Trong 7 trung tâm nói trên chỉ có Trung tâm Trọng tài quốc tế có sô vụ việc tranh
chấp thụ lý, giải quyết nhiều nhất, tuy nhiên tính bình quân 3 năm 2004, 2005,
2006 cũng chỉ có khoảng 20 vụ/năm. . Thực trạng nói trên, theo quan điểm của tôi,
không phải có cội nguồn từ việc đội ngũ trọng tài viên vừa thiếu, yếu và trọng tài
không không hấp dẫn, mà nguyên nhân nằm ở chỗ khác- pháp luật chưa giải quyết
được mối liên hệ giữa trọng tài với toà án. Chính vì vậy nên việc giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài còn có quá nhiều rủi ro. i) khả năng phán quyết của trọng tài bị
huỷ vì việc xác định thẩm quyền cón quá khó khăn và phức tạp; ii) khó có thể thu
thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng vì luật trọng tài thương mại không quy định
nên trong thực tế việc giải quyết tranh chấp của trọng tài gặp nhiều khó khăn11.
Từ những phân tích nói trên, chúng tôi có cho rằng, tất cả các lập luận được
đưa ra nhằm hạn chế thẩm quyền của trọng tài thiếu cơ sở và vì vậy không thể
thuyết phục. Chính vì lẽ đó nên tôi ủng hộ việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài
như quy định tại Dự thảo Luật Trọng tài.
Kết luận: theo quan điểm của tôi việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài
giải quyết các tranh chấp trong và ngoài hợp đồng không phân biệt tranh chấp dân
sự hay thương mại như trong Dự thảo Luật Trọng tài là cần thiết và nên làm. Tuy
nhiên, để tránh mâu thuẩn với một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì theo
tôi, đồng thời với việc hoàn chỉnh Dự luật trọng tài, Quốc hội nên có kế hoạch
chỉnh sửa một số nội dung của Bộ luật Tố tụng dân sự, cho dù có vì vậy mà việc
thông qua Luật Trọng tài có thể lùi lại một thời gian.
10 Xem: Phạm Quý Tỵ, Phạm Quý Tỵ, Những nội dung cần tập trung trao đổi để hoàn thiện dự án luật trọng
tài thương mại, Kỷ yếu hội thảo “Về dự án Luật trọng tài thương mại” do Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội
tổ chức tại TP. Hội An ngày 27-28/8/2009.
11 Xem: Đặng Xuân Đào, Mối quan hệ giữa toà án với trọng tài thương mại trong tố tụng trọng tài được quy
định trong dự thảo luật trọng tài thương mại- cở sở lý luận, thực tiễn và kiến nghị. Kỷ yếu hội thảo “Về dự
án Luật trọng tài thương mại” do Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức tại TP. Hội An ngày 27 28/8/2009. 8