Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền công học phần Triết học Mac-Lênin
Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền công học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36517948
Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền công
+ Khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền công có xu hướng giảm, khi
cung về lao động nhỏ hơn cầu về lao động thì tiền công có xu hướng tăng, còn khi
cung về lao động bằng với cầu lao động thì thị trường lao động đạt tới sự cân bằng.
+ Khi chi phí sinh hoạt thay đổi, do giá cả hàng hoá, dịch vụ thay đổi sẽ kéo theo tiền
cong thực tế thay đổi. Cụ thể khi chi phí sinh hoạt tăng thì tiền công thực tế sẽ giảm.
+ Các chính sách của doanh nghiệp: các chính sách lương, phụ cấp, giá thành… được
áp dụng triệt để phù hợp sẽ thúc đẩy lao động nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả, trực tiếp tăng thu nhập cho bản thân.
+ Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh tới tiền công. Với doanh
nghiệp có khối lượng vốn lớn thì khả năng chi trả tiền công cho người lao động sẽ
thuận tiện dễ dàng. Còn ngược lại nếu khả năng tài chính không vững thì tiền lương
của người lao động sẽ rất bấp bênh.
+ Trình độ lao động: Với lao động có trình độ cao thì sẽ có được thu nhập cao hơn so
với lao động có trình độ thấp hơn bởi để đạt được trình độ đó người lao động phải bỏ
ra một khoản chi phí tương đối cho việc đào tạo đó.
+ Mức độ hoàn thành công việc nhanh hay chậm, đảm bảo chất lượng hay không đều
ảnh hưởng ngay đến tiền công của người lao động.
+ Mức độ phức tạp của công việc: Với độ phức tạp của công việc càng cao thì định
mức tiền công cho công việc đó càng cao.
+ Điều kiện thực hiện công việc: tức là để thực hiện công việc cần xác định phần việc
phải làm, tiêu chuẩn cụ thể để thực hiện công việc, cách thức làm việc với máy móc,
môi trường thực hiện khó khăn hay dễ dàng đều quyết định đến tiền lương.
Chính sách tiền lương ở nước ta: một số suy nghĩ và đề xuất
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta đạt được nhiều
thành tựu trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân, thể hiện qua chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, đầu
tư phát triển giáo dục đào tạo, phát triển y tế nâng cao sức khỏe cho nhân dân...
Theo phương án tăng lương vừa được thống nhất, tiền lương tối thiểu vùng 1
tăng thêm 260.000 đồng/tháng, lên mức 4,68 triệu đồng/người/tháng; vùng 2
tăng thêm 240.000 đồng/tháng, lên mức 4,16 triệu đồng/người/tháng; vùng 3
tăng thêm 210.000 đồng/tháng, lên mức 3,64 triệu đồng/người/tháng; vùng 4
tăng thêm 180.000 đồng, lên mức 3,25 triệu đồng/người/tháng. Tuy mức tăng
chưa cao nhưng nó dung hòa được mong muốn của người lao động và người sử dụng lao động. lOMoARc PSD|36517948
Song thực tế cho thấy, chính sách tiền lương của nhà nước còn chậm đổi mới so
với sự phát triển chung của tình hình kinh tế - xã hội. Chính sách tiền lương còn
nhiều bất hợp lý được thể hiện ở những điểm sau: -
Mức lương tối thiểu: Mặc dù đã qua rất nhiều lần điều chỉnh tăng lương
tối thiểu nhưng hiện nay mức lương tối thiểu nước ta vẫn quá thấp không đảm
bảo tái sản xuất giản đơn sức lao động. Mức lương tối thiểu hiện nay chỉ bằng
37,5% nhu cầu tối thiểu (gồm:ăn, ở, mặc, đi lại, học tập, văn hóa, giao tiếp xã
hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp). -
Thời gian và mức độ điều chỉnh tiền lương danh nghĩa. Ở nước ta, trong
những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát hằng năm khá cao, lạm phát cơ bản 12 tháng
tăng 0,81%.Vì thế, về nguyên tắc, để tiền lương thực tế của người lao động
không bị giảm cần phải điều chỉnh tăng mức lương danh nghĩa ít nhất ngang
bằng với tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lương chưa
được thực hiện kịp thời, không theo kịp với đà tăng giá.
-Các chế độ phụ cấp lương theo ngành nghề cấp bậc chưa minh bạch,phân bổ
nguồn tài chính từ ngân hàng nhà nước chưa thỏa đáng gây mất cân bằng,lãng
phí cho ngân sách của nhà nước.
Hiện trạng bất cập trong chế độ tiền lương ở nước ta hiện nay bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân. Một trong số đó là nhận thức chưa đầy đủ về tính chất hàng hóa
của sức lao động cũng như về bản chất của tiền lương. Trong cơ chế kế hoạch
hóa tập trung, chúng ta không coi sức lao động là hàng hóa cả trong khu vực sản
xuất, kinh doanh, cũng như khu vực nhà nước, vì vậy tiền lương không phải là
giá cả của sức lao động, không dựa trên cơ sở giá trị sức lao động. Trong khu
vực kinh tế nhà nước, Nhà nước bao cấp tiền lương, việc trả lương trong doanh
nghiệp không gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, chính sách biên chế suốt
đời được áp dụng. Kết quả là, biên chế lao động ngày càng lớn, ngân sách thâm
hụt nặng nề do phải bao cấp tiền lương, mà tiền lương lại không đủ tái sản xuất
sức lao động. Sản xuất - kinh doanh mất động lực nên hiệu quả sút kém. Những
bất cập của chính sách tiền lương đã gây nên những hệ lụy, như chất lượng lao
động của công chức nhà nước thấp, tham nhũng trở thành “quốc nạn”..., cản trở
công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước.
Một số phương hướng cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả chính sách tiền công nước ta
-Trước yêu cầu phát triển trong điều kiện những cơ hội, thuận lợi và khó khăn,
thách thức đan xen đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm đúng đắn, phù hợp với bối cảnh mới. lOMoARc PSD|36517948
-Tăng tiền công danh nghĩa trước tiền công thực tế để kịp thời đối phó với sự gia
tang của giá cả tư vật liệu.
-Điều hòa cung cầu ổn định giá cả thị trường.
-Cơ cấu lại các nguồn chi tiêu từ ngân sách nhà nước cho tiền lương.