-
Thông tin
-
Quiz
Những suy nghĩ về ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ siêu hay | Ngữ văn 12
Đây là nội dung phần Viết trang 74 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1 bộ kết nối tri thức với cuộc sống. Trong bài viết này xin chia sẻ đến các em học sinh mẫu lập dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học cùng với các bài văn mẫu phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7 siêu hay để các em có thêm tài liệu tham khảo khi làm bài.
Văn mẫu 12 634 tài liệu
Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Những suy nghĩ về ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ siêu hay | Ngữ văn 12
Đây là nội dung phần Viết trang 74 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1 bộ kết nối tri thức với cuộc sống. Trong bài viết này xin chia sẻ đến các em học sinh mẫu lập dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học cùng với các bài văn mẫu phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7 siêu hay để các em có thêm tài liệu tham khảo khi làm bài.
Chủ đề: Văn mẫu 12 634 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



















Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
(12 mẫu) Viết bài văn phân tích đặc điểm
nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7 KNTT
1. Đề bài trang 74 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
Trong các bài học vừa qua, em đã được “làm quen” với nhiều nhân vật văn học thú
vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy
chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật),... và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa
mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên),... hết lòng yêu thương con trẻ. Chắc
hẳn, còn có một số nhân vật mà em từng "gặp gỡ" qua những tác phẩm truyện đã
đọc khác. Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em cách viết bài văn phân tích
đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
2. Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học
1. Yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học.
- Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.
- Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.
2. Dàn ý chung của một bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
* Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
* Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật:
Lần lượt trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng theo một trình tự nhất
định để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài:
- Chỉ ra các đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.
- Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn
- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.
Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật..
3. Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy sen
Đề bài phân tích đặc điểm của nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản Người thầy đầu
tiên (Ai-tơ-ma-tốp) là một trong những dạng đề thường gặp khi các em viết bài văn
phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7. Dưới đây là mẫu
dàn ý chi tiết viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy sen chi tiết sẽ giúp
các em nắm được cách làm dạng bài này.
1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
Tình cảm thầy trò luôn là một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, được bao áng thơ văn
ngợi ca. Có những người thầy đã hết lòng vì học sinh thân yêu, đem lại ánh sáng,
thay đổi cuộc đời cho bao học trò. Đến với những trang văn của nhà văn người
Cư-rơ-gư-dơ-xtan, Ai-tơ-ma-tốp qua truyện vừa “Người thầy đầu tiên”, người đọc
đặc biệt ấn tượng với hình tượng thầy Đuy-sen – một người thầy giáo đáng kính, hết
lòng vì học sinh thân yêu.
2. Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật:
Lần lượt trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng theo một trình tự nhất
định để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài:
*Chỉ ra các đặc điểm của nhân vật thầy Đuy-sen dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm:
Nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên hiện lên qua lời kể, qua cảm xúc và suy nghĩ của
nhân vật An-tư-nai – nhân vật “tôi”, người kể chuyện. Ngôi kể thứ nhất giúp miêu tả
tính cách của nhân vật thầy Đuy-sen qua cảm nhận của nhân vật khác, vừa thể hiện
được tình cảm của nhân vật An-tư-nai với người thầy đầu tiên của mình.
* Ngoại hình: Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai: đi chân không đứng
giữa dòng suối đá, hai tay để sau gáy và đôi mắt sáng long lanh đăm đăm nhìn theo
những đám mây trắng xa tít… *Ngôn ngữ:
- Thầy Đuy-sen trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học:
+ “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? … Thế
nào, các em thích học không, các em sẽ đi học chứ?”
+ “Các em cứ gọi thầy là thầy. Các em có muốn xem trường không? Vào đây, đừng ngại gì cả.”
- Động viên, khích lệ An-tư-nai:
“Dòng suối trong trẻo của thầy, em thông minh lắm… Ôi, ước gì thầy được gửi em
ra thành phố lớn. Em sẽ còn khá hơn biết chừng nào”.
=> Lời nói của thầy Đuy-sen gần gũi, ân cần, đầy yêu thương. *Hành động:
- Một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học, tự tay thầy đắp lò sưởi, dự trữ củi
đốt, đi cắt rạ khô lót nền nhà,..
- Thầy bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá;
- Không để ý đến những lời lăng mạ, chế giễu của bọn nhà giàu; kể những câu
chuyện vui để học trò quên đi mọi sự.
- Cuối buổi học, thầy ở lại lấy đá và đất đắp những ụ nhỏ trên lòng suối để các em
nhỏ bước qua không bị ướt chân.
- Lo lắng, chăm sóc ân cần cho An-tư-nai khi cô bé bị chuột rút ở giữa suối.
- Kiên trì day chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, sự đơn độc;
- Thầy mơ ước về tương lai tươi sáng cho học trò.
=> Những hành động của thầy Đuy-sen vô cùng ấm áp; thầy lo lắng, quan tâm đến
học trò như người thân trong gia đình.
*Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp nhân vật:
- Đám học trò đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩa tốt
lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai học trò.
- Học trò bất chấp khó khăn, khắc nghiệt (phải đi xa, leo đồi lội suối , bạt hơi vì gió
rét, chân ngập trong những cồn tuyết) để tự nguyện đến lớp học nghe thầy giảng bài.
- Nhân vật “tôi” mong ước: “Ước gì thầy là anh ruột của tôi.”
*Mối quan hệ với các nhân vật khác:
- Với bọn nhà giàu: thầy phớt lờ lời nói, hành động và thái độ coi thường, chế giễu của chúng.
- Với học trò: Thầy coi học trò như người thân trong gia đình.
- Với An-tư-nai: Thầy Đuy-sen hiểu và để tâm cả những hành động nhỏ bé của
An-tư-nai (trút lại ki-giắc ở trường); An-tư-nai vô cùng yêu quý và kính trọng thầy
Đuy-sen, mong muốn thầy là anh trai của mình.
*Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn:
- Nhân vật thầy giáo Đuy-sen hiện lên qua hành động, cử chỉ, lời nói (đối thoại);
được thể hiện qua cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật khác (An-tư-nai).
- Kết cấu truyện truyện lồng truyện; ngôn ngữ truyện giàu hình ảnh, đậm chất thơ.
*Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
- Thầy Đuy-sen là người có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân
hậu, vị tha,... trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.
- Hình tượng thầy Đuy-sen là hình mẫu về người thầy mẫu mực, hết lòng yêu
thương học trò, lấy tình yêu thương để cảm hoá học trò. Ngợi ca vẻ đẹp của hình
tượng thầy Đuy-sen cùng tình cảm thầy trò cao đẹp giữa thầy Đuy-sen và cô bé
An-tư-nai, nhà văn đã làm nảy nở trong lòng người đọc niềm trân trọng những
người thầy và bồi đắp trong mỗi chúng ta vươn tới lối sống nhân hậu, vị tha, yêu thương mọi người.
3. Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.
4. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong
một tác phẩm văn học lớp 7
Ở bên trên Hoatieu đã chia sẻ dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy sen với
những ý chính các em cần triển khai trong bài viết. Dưới đây là bài văn mẫu phân
tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy sen khớp với dàn ý bên trên sẽ là tài liệu tham khảo
bổ ích để các em có thêm những bài văn hay cho riêng mình.
Tình cảm thầy trò luôn là một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, được bao áng thơ văn
ngợi ca. Có những người thầy đã hết lòng vì học sinh thân yêu, đem lại ánh sáng,
thay đổi cuộc đời cho bao học trò. Đến với những trang văn của nhà văn người
Cư-rơ-gư-dơ-xtan, Ai-tơ-ma-tốp qua truyện vừa “Người thầy đầu tiên”, người đọc
đặc biệt ấn tượng với hình ảnh thầy Đuy-sen – một người thầy giáo đáng kính, hết
lòng vì học sinh thân yêu.
Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi
chúng ta khi tìm hiểu về thầy Đuy-sen trong văn bản “Người thầy đầu tiên”. Thầy
Đuy-sen hiện lên qua lời kể, qua cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai – nhân
vật “tôi”, người kể chuyện. Ngôi kể thứ nhất giúp miêu tả tính cách của nhân vật thầy
Đuy-sen qua cảm nhận của nhân vật khác một cách chân thực, khách quan, vừa thể
hiện được tình cảm của cô bé An-tư-nai với người thầy đầu tiên của mình.
Nhà văn Ai-tơ-ma-tốp đã xây dựng nhân vật thầy Đuy-sen chủ yếu qua các chi tiết
về ngoại hình, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và mối quan hệ với các nhân vật khác.
Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai, thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học
vấn của thầy lúc đó tuy không cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi
sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hàng tháng trời, phạt cỏ, trát lại
vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang
phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường
vào cái làng nhỏ nghèo nàn lạc hậu. Thầy tự tay thầy đắp lò sưởi, dự trữ củi đốt, đi
cắt rạ khô lót nền nhà,.. Tất cả những việc làm đó nhằm tạo điều kiện cơ sở vật chất
cho lớp học của các em trong hoàn cảnh nghèo khó của địa phương.
Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo
đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”.
Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về
thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào
đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì
có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”. Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ
của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi
thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao
khát muốn được học hành của các em: “Các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy
“khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường
học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy
nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất
cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi
học chứ?”. Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài
phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã
khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Với
An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an
ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là
ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã
khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Những
buổi đến trường, thầy Đuy-sen gắn bó với những đám trẻ bằng thứ tình cảm nhân
hậu, yêu thương. Thầy bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá. Bị bọn nhà
giàu chế giễu, coi thường, thầy không để ý, thầy còn kể những câu chuyện vui để
học trò quên đi mọi sự. Cuối buổi học, thầy ở lại lấy đá và đất đắp những ụ nhỏ trên
lòng suối để các em nhỏ bước qua không bị ướt chân. Thầy vô cùng lo lắng và
chăm sóc ân cần cho An-tư-nai khi cô bé bị chuột rút ở giữa suối. Lũ trẻ hiểu hết
những cử chỉ và hành động yêu thương của người thầy đáng kính nên vì yêu quý
thầy, chúng đã tự nguyện đến trường mặc cho đường xa, phải leo đèo, lội suối, bạt
hơi vì gió rét, chân ngập trong những cồn tuyết. Tấm lòng nhân hậu và những ý nghĩ
tốt lành của thầy đã cảm hoá được lũ trẻ, thổi bùng lên khát khao học tập của
chúng. Thật đẹp đẽ biết bao hình ảnh thầy trò cùng nhau chia sẻ chiếc lò sưởi giữa
cảnh trời buốt giá. Những hành động của thầy Đuy-sen vô cùng ấm áp; thầy lo lắng,
quan tâm đến học trò như người thân trong gia đình. Với riêng An-tư-nai, thầy động
viên, khích lệ: “Dòng suối trong trẻo của thầy, em thông minh lắm… Ôi, ước gì thầy
được gửi em ra thành phố lớn. Em sẽ còn khá hơn biết chừng nào”. Thầy Đuy-sen
luôn sống mãi trong kí ức của An-tư-nai với hình ảnh đi chân không đứng giữa dòng
suối đá, hai tay để sau gáy và đôi mắt sáng long lanh đăm đăm nhìn theo những đám mây trắng xa tít…
Thầy Đuy-sen còn hiện lên qua lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp nhân vật:
“Chắc chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng
nhân từ, vì những ý nghĩa tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng
tôi. Cô bé An-tư-nai mong muốn thầy Đuy-sen là anh trai của mình: “Lúc bấy giờ
cuộn tròn trong chiếc áo choàng của thầy Đuy-sen, tôi thầm nghĩ: “Ước gì thầy là
anh ruột của tôi. Ước gì tôi được bá cổ thầy, nhắm nghiền mắt lại và thủ thỉ với thầy
những lời đẹp đẽ nhất! Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột tôi!”.
Như vậy, bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc qua qua hành động, cử chỉ,
lời nói (đối thoại); được thể hiện qua cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật khác
(An-tư-nai); kết cấu truyện truyện lồng truyện; ngôn ngữ truyện giàu hình ảnh, đậm
chất thơ, văn bản truyện “Người thầy đầu tiên” đã xây dựng thành công hình tượng
nhân vật thầy Đuy-sen là người có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn,
nhân hậu, vị tha,... trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.
Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em
nhỏ vùng quê nghèo ngọn lửa của khát khao tri thức. Hình tượng thầy Đuy-sen là
hình mẫu về người thầy mẫu mực, hết lòng yêu thương học trò, lấy tình yêu thương
để cảm hoá học trò. Ngợi ca vẻ đẹp của hình tượng thầy Đuy-sen cùng tình cảm
thầy trò cao đẹp giữa thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai, nhà văn đã làm nảy nở trong
lòng người đọc niềm trân trọng những người thầy và bồi đắp trong mỗi chúng ta
vươn tới lối sống nhân hậu, vị tha, yêu thương mọi người.
Ai-tơ-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động.
Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi,
với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình
thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn
lửa tình thương như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người.
Những trang viết của nhà văn Ai-tơ-ma-tốp cùng hình ảnh thầy Đuy-sen sẽ có sức
sống lâu bền, neo đậu lâu dài trong lòng mỗi chúng ta.
5. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của đại văn hào
Aitmatov. Tác phẩm này đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn
lớp 7 sách mới. Trong đoạn trích Người thầy đầu tiên, bên cạnh hình ảnh thày
Đuy-sen với tấm lòng nhân hậu yêu thương học sinh thì An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va
lại là một cô bé kiên cường mạnh mẽ, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
An-tư-nai là một cô bé có hoàn cảnh rất đặc biệt. Em không được may mắn như
những bạn bè cùng trang lứa vì mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải ở cùng với chú thím.
Tuy nhiên, An-tư-nai rất nghị lực và cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Khi được
thầy Đuy-sen hỏi "Thế em con ai?", An-tư-nai lặng thinh, có chút tự ái vì không
muốn ai thương hại mình. Nhờ tình yêu thương và sự giúp đỡ của thầy Đuy-sen,
An-tư-nai không ngừng cố gắng học tập và trở thành một viện sĩ.
Mặc dù thiếu vắng tình cảm từ cha mẹ nhưng An-tư-nai vẫn luôn nuôi dưỡng cho
mình tâm hồn trong sáng cùng bản tính tốt bụng, lương thiện. Biết thầy vất vả trữ
sẵn củi để sưởi ấm cho lớp học, An-tư-nai sẵn sàng trút lại ki-giắc. Khi thấy lũ nhà
giàu ở trên núi đi qua "quất cho ngựa chạy làm nước và bùn bắn tóe lên chúng tôi,
cười phá lên rồi đi khuất", em vô cùng bất bình "Sao lúc đó tôi muốn đuổi theo
những con người ngu xuẩn ấy thế, muốn nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào
những bộ mặt láo xược của họ: "Các người không được nói thầy giáo của chúng tôi
như thế! Các người ngu lắm, các người tồi lắm!". An-tư-nai cũng luôn quan tâm,
giúp đỡ những người xung quanh. Em không ngần ngại cùng thầy xếp đá qua dòng
nước cho các bạn đi lại an toàn, thuận tiện. Có thể thấy, An-tư-nai sáng ngời một vẻ
đẹp thuần khiết, tươi mát như "dòng suối trong trẻo".
Không những thế, An-tư-nai còn là một cô học trò trọng nghĩa tình. Em luôn mong
ước thầy Đuy-sen là anh ruột của mình, "yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ". Sau
này, khi trở thành một viện sĩ, An-tư-nai muốn lan tỏa câu chuyện về thầy Đuy-sen
với mọi người. Cô đã nhờ người họa sĩ kể lại những kỉ niệm tươi đẹp từng trải qua
khi có sự quan tâm của người thầy đáng mến.
Bằng việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là An-tư-nai, tác giả đã làm
nổi bật tính cách, tâm trạng của cô bé. An-tư-nai chính là tấm gương sáng về sự
hiếu học và tâm hồn cao đẹp. Đoạn trích "Người thầy đầu tiên" sẽ mãi khắc ghi
trong lòng độc giả khắp thế giới về hình ảnh một cô học trò trong sáng, giàu tình
cảm. Hi vọng những giá trị nhân văn, tốt đẹp của tác phẩm luôn sống mãi với thời gian.
6. Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong Vừa
nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một trong số ít những tác phẩm viết về tình cha
con. Trong truyện này, tác giả xây dựng một vài nhân vật: người con, người cha,
thằng Tí, bà Sáu… Nhưng với tôi, người để lại nhiều ấn tượng hơn cả là nhân vật người cha.
Nhân vật người cha xuất hiện song hành cùng người con và xuyên suốt câu chuyện.
Trong mắt người con, cha hiện lên là một người đảm đang, gần gũi với con “bố
trồng nhiều hoa, bố làm cho “tôi” cái bình tưới nhỏ bằng thùng sơn, hai bố con cùng
nhau tưới hoa”. Không chỉ có vậy, bố còn là người có cách giáo dục đặc biệt. Bố
không dạy lí thuyết sách vở chung chung mà dạy con mọi thứ bằng thực hành,
hướng dẫn con để con tự cảm nhận. Hàng ngày bố yêu cầu con nhắm mắt, sờ và
đoán các loài hoa trong vườn. Ban đầu chưa quen, con chỉ đoán được một hai loại,
dần dà con đã đoán được hết các loài hoa trong vườn của bố, hơn thế nữa con còn
thuộc hết khu vườn, vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm phải một vật gì. Bài sờ
hoa đoán đã thuộc, người cha tăng độ khó lên, lần này cha cho con ngửi mùi các
loài hoa và đoán tên. Trò chơi của bố được lặp lại cho đến khi người con thuộc hết
các loài hoa trong vườn thì thôi. Như vậy người đọc không chỉ thấy được phương
pháp giáo dục hiện đại của người cha mà còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần trong cách
dạy con, thấy được tình yêu thiên nhiên, trân trọng những điều giản dị nhất của người cha.
Bên cạnh đó, thông qua việc giảng giải cho người con về món quà, về sự huyền
diệu của tên gọi người đọc còn thấy đây là một người cha sống tình cảm và có hiểu
biết rộng. Khi biết con thích gọi tên thằng Tí, người cha đã lí giải cho con “mỗi cái
tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó
càng tuyệt diệu bấy nhiêu”. Rồi khi thằng Tí đem cho ổi, mặc dù cha không thích ăn
những vẫn ăn ổi nó tặng, người con thắc mắc “sao bố kính trọng nó quá vậy”. Người
bố trả lời người con chân thành “bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món
quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món
quà đó”. Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: món quà chính là tình cảm, tấm lòng
của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách
chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính
mình.. Qua đây chúng ta cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người
cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ
cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình.
Nhân vật người cha được khắc họa qua hành động, cử chỉ, lời nói, cảm xúc, suy
nghĩ và qua mối quan hệ với những nhân vật khác (thằng Tí, bà Sáu, hàng xóm…).
Khi khắc họa nhân vật người cha, tác giả sáng tạo nhiều chi tiết có giá trị biểu hiện
đặc sắc như: người cha nhảy xuống cứu thằng Tí, cầm hai chân dốc ngược; …. Tác
giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn là người con kể về người cha khiến cho
câu chuyện được kể hấp dẫn, hồn nhiên và người con dễ dàng bộc lộ được tình
cảm, cảm xúc của mình với cha, ví như “bố cười khà khà khen tiến bộ lắm, bố tôi bơi giỏi lắm”…
Xây dựng nhân vật người cha song hành cùng người con không chỉ giúp người đọc
thấy được mối quan hệ cha con, tình cảm cha con trong gia đình mà tác giả còn cho
người đọc thấy bài học bổ ích về phương pháp giáo dục hiện đại: học bằng thực
hành. Đồng thời cũng nhắn nhủ tới các bậc làm cha làm mẹ hãy yêu thương con cái,
tạo cho con môi trường lành mạnh, gần gũi chan hòa với thiên nhiên. Thời buổi công
nghệ số, con trẻ xem, chơi điện thoại, ipad quá nhiều, vì thế gần gũi giao hòa, cảm
nhận thiên nhiên là điều hết sức cần thiết.
Nhân vật người cha để lại trong lòng tôi rất nhiều ấn tượng đẹp, đó không chỉ là tình
cảm chân thành với người con mà còn là cách chơi, cách dạy con, cách giảng giải
cho con về tất cả những điều mà con khúc mắc. Thầm nghĩ, sau này tôi cũng sẽ
hướng dẫn và gần gũi con cái của mình giống như người cha trong câu chuyện Vừa
nhắm mắt vừa mở cửa sổ.
7. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác
phẩm Gió lạnh đầu mùa
Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế
giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống
thường ngày. Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.
Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Sơn.
Truyện được in trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (NXB Đời nay, 1937). Sơn
là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, được nhà văn xây dựng để gửi gắm những tư
tưởng nhân văn sâu sắc.
Mở đầu truyện, Thạch Lam đã có những câu văn miêu tả tinh tế về sự thay đổi của
thời tiết. Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên
của một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị
đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét
cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá
khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong
chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Nhân vật Sơn thức giấc và cảm nhận
được cái lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan. Sau đó, Sơn được
mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải
thâm. Qua cách giới thiệu này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá
giá, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh.
Sống trong sự chăm sóc của mẹ và chị, nhưng Sơn không kiêu ngạo và xa cách.
Cậu sống rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều đó được
thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên -
đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy
cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ
em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước
mắt”. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy cho thấy Sơn là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng
thương người. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm - Thằng
Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc
những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với
chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co
ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và
tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo,
nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt
thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên.
Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan
đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự
nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cảm xúc ấy cho thấy ý nghĩa của sự chia sẻ đem đến sự
hạnh phúc cho cả người nhận và người cho. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn tuy còn
nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.
Qua nhân vật này, nhà văn đã gửi gắm bài học về tình yêu thương, cũng như tấm
lòng nhân ái, biết chia sẻ và đồng cảm của con người trong cuộc sống.
8. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo
Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen.
Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi
chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai.
Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy
dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng
tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng
ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên
hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu
Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo
đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”.
Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về
thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào
đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì
có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”
Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu
nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần
đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các
em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò
sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học
được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc
miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế
nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”
Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp
gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy
trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.
Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy
an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là
ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã
khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.
Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy
hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn
lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một
ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy
nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng
như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.
Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình
ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao
được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao
la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ,
đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả
sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở
nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.
9. Viết bài văn Phân tích đặc điểm nhân vật dế Mèn
Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô
Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về
hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau.
Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả
ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.
Ngay phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là
một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều
độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành
một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong
phú và kỹ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật
đẹp và sinh động: “thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân
và ở khoeo cứng và nhọn hoắt”, “ chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…
Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng,
khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu
tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế
này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác
nhau. Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn
hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng
chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự
cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.
Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là
giúp đỡ, hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Mèn nhưng chú lại nghĩ
đó là họ sợ mình, không ai dám đối đầu với mình. Chính vì thế sự ảo tưởng ngông
cuồng của Dế Mèn lại càng được đà đẩy lên cao, bản thân tự cho mình là “một tay
ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Rồi chính bản tính kiêu căng, hống
hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn đã để lại cho chú dế một bài học nhớ đời, bài
học đắt giá ấy đã đánh đổi bằng cả mạng sống của anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.
Trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu, bộ dạng
không có sức sống lại không có sức làm. Dế Mèn là hàng xóm nhưng lại chỉ biết chê
bai, khinh bỉ, khi Dế Choắt nhờ giúp cũng chẳng bận tâm. Bản tính ngông cuồng của
Dế Mèn đã nảy ra ý tưởng trêu chị Cốc, hắn rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ
không dám, còn căn ngăn nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui
tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn, mà đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là
Choắt, Dế Choắt đã gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn. Chỉ đến
khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế
Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có
óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.
Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn
Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế. Bên
cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết
khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.
10. Phân tích đặc điểm nhân vật Mên trong Bầy chim chìa vôi
Cậu bé Mên là nhân vật mà em yêu thích nhất trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi
của nhà văn Nguyến Quang Thiều.
Mên là một cậu bé vừa có vẻ trưởng thành của người lớn, vừa mang nét tinh nghịch
của trẻ em. Sự trưởng thành của cậu, thể hiện rõ nét trong mối quan hệ với em trai
của mình là Mon. Chính sự tin tưởng, dựa dẫm và đặt câu hỏi liên tiếp về mọi thắc
mắc của Mon, đã làm cho hình dáng của Mên càng thêm chín chắn trưởng thành.
Trong các tình huống xảy ra, Mên là người giải đáp, đưa ra quyết định và chỉ huy
cho hai anh em cùng làm. Tựa như việc quyết định lấy đò, chèo ra bờ sông xem bầy
chìa vôi non, hay kéo đò vào bờ để cất kẻo trôi trong đêm mưa vậy. Nhưng ở Mên,
cũng có những nét trẻ con lộ rõ. Thể hiện qua những lần chợt sợ hãi khi nghĩ về bố -
một chi tiết rất thú vị, đặc trưng về tâm lí của trẻ em.
Nhưng tuyệt vời nhất ở nhân vật Mên, thì phải nhắc đến trái tim ấm áp, giàu tình yêu
thương của cậu. Hành động lo lắng, cùng em trai chèo đò ra bờ sông trong đêm
mưa gió để kiểm tra tình hình mấy chú chìa vôi non đã khẳng định được điều đó.
Từng giây phút thấp thỏm theo nhịp vỗ của cánh chim của nhân vật Mên, đã thể
hiện được một tâm hồn giàu tình yêu thương của cậu. Sự yêu thương ấy, khiến cậu
lo lắng, rồi vui sướng vỡ òa đến bật khóc khi những chú chim được an toàn.
Có thể nói, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã rất thành công khi xây dựng nên một
nhân vật hay và ấn tượng như cậu bé Mên trong truyện Bầy chim chìa vôi.
11. Phân tích đặc điểm nhân vật An trong bài Đi lấy mật
Cậu bé An trong đoạn trích Đi lấy mật, là một nhân vật mà em rất yêu quý và ấn
tượng ngay từ lần đầu tiên đọc tác phẩm.
An là một cậu bé với tình yêu dành cho thế giới thiên nhiên xung quanh minh vô
cùng cháy bỏng. Đồng thời, ở cậu cũng luôn rạo rực khát khao được học hỏi và
khám phá những cái mới. Nét tính cách này đã được thể hiện rõ qua hành trình đi
lấy mật của An cùng cha nuôi và thằng Cò. Trong hành trình lấy mật, An chăm chú
và tận hưởng mọi thứ xung quanh mình bằng cả tâm hồn và mọi giác quan. Cậu
“đảo mắt khắp nơi” khi nghe lời kể của thằng Cò, rồi nhìn chăm chú, “mắt không rời
khỏi tổ ong” mà cha nuôi chỉ. Dù mệt nhọc, vất vả khi lần đầu đi rừng, An vẫn không
hề than thở một lời, quyết tâm theo mọi người tiến về phía trước. Tinh thần ấy của
cậu bé khiến em vô cùng khâm phục. Tình yêu thiên nhiên ở An được thể hiện rõ
nét qua sự thích thú của cậu khi lần đầu được đi “săn ong”. Qua sự thán phục, chăm
chú lắng nghe khi cha nuôi và thằng Cò kể về rừng cây, về loài ong mật. Rồi lại ngây
ngất trước vẻ đẹp của núi rừng.
Ở nhân vật An, em còn thấy những nét tính cách trẻ con, tinh nghịch rất thú vị, Khi
cậu "chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé" để theo cha nuôi vào rừng. Rồi lại
giận dỗi thằng Cò khi bị nó trêu chọc. Nhưng An giận nhanh mà quên cũng nhanh,
chẳng mấy mà cậu lại tíu tít với thằng Cò như trước.
Những đặc điểm ấy đã cùng nhau tạo nên sự thú vị và hấp dẫn cho nhân vật vật An
nói riêng cũng như đoạn trích Đi lấy mật nói chung.
12. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong
một tác phẩm văn học Cô bé bán diêm
“Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An- đéc- xen. Dưới ngòi bút
đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má
vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự
hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình
em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm
thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự
cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội
nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong
đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi
mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em
đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ
thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua
cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với
những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ.
Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san
sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của
các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về
tình yêu thương con người.
Qua nhân vật cô bé bán diêm, Anđecxen nói lên tiếng nói yêu thương với những
đứa trẻ đáng thương, tội nghiệp. Đồng thời cũng là lời phê phán những con người
thờ ơ, thiếu tình yêu thương với những con người khó khăn.
Document Outline
- (12 mẫu) Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7 KNTT
- 1. Đề bài trang 74 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
- 2. Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học
- 3. Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy sen
- 4. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7
- 5. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Người thầy đầu tiên
- 6. Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- 7. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm Gió lạnh đầu mùa
- 8. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Người thầy đầu tiên
- 9. Viết bài văn Phân tích đặc điểm nhân vật dế Mèn
- 10. Phân tích đặc điểm nhân vật Mên trong Bầy chim chìa vôi
- 11. Phân tích đặc điểm nhân vật An trong bài Đi lấy mật
- 12. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Cô bé bán diêm