-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nội dung ôn tập Tội phạm học | Đại học Công Đoàn
Nội dung ôn tập Tội phạm học | Đại học Công Đoàn. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 7 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Tội phạm học (CĐ) 1 tài liệu
Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Nội dung ôn tập Tội phạm học | Đại học Công Đoàn
Nội dung ôn tập Tội phạm học | Đại học Công Đoàn. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 7 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tội phạm học (CĐ) 1 tài liệu
Trường: Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 42676072 I. Lý thuyết 1.
Phân tích các nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội? Rút ra ý
nghĩa thực tiễn trong phòng ngừa tội phạm? 2.
Phân tích các tiêu chí đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm? II. Bài tập 1.
Nghiên cứu tình hình tội phạm năm 2020 tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cho thấy: -
Tỉnh Quảng Nam: Báo cáo phát hiện 2.024 vụ; -
Tình Gia Lai: Báo cáo phát hiện 2.550 vụ;- Tỉnh Phú Yên: Báo cáo phát hiện 3.000 vụ.
Theo báo cáo kết quả điều tra tội phạm học, tỷ lệ tội phạm ẩn ở tỉnh Quảng Nam là 50%,
tỉnh Gia Lai là 60%, tỉnh Phú Yên là 40%. Số dân ở độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của tỉnh
Quảng Nam là 1,2 triệu người, tỉnh Gia Lai là 1,5 triệu người, tỉnh Phú Yên là 2 triệu người.
Các số liệu về cơ cấu, tính chất, mức độ hậu quả tác hại do tình trạng phạm tội gây ra ở 3 tình
có tỷ lệ tương đương nhau.
Qua những số liệu nêu trên, anh/chị có nhận xét gì về tình hình tội phạm và hiệu quả
hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm ở 3 tỉnh nói trên.
NỘI DUNG CẦN ÔN TẬP Câu 1. -
Đây được coi tà nhóm nguyên nhân, điều kiện giữ vai trò quyết định đối với
việclàm phát sinh một tội phạm cụ thể; -
Nhóm nguyên nhân, điều kiện này hiện diện ở mọi tội phạm cụ thể với những đặctrưng riêng biệt; -
Các đặc điểm sinh học, xã hội thuộc về người phạm tội:
+ Nhóm đặc điểm này bao gồm giới tính, độ tuồi, cấu trúc tâm lí nhân cách;
+ Một số đặc điểm có liên quan đến quá trình xã hội hóa cá nhân như: nghề nghiệp,
vị trí xã hội, hoàn cành gia đỉnh, nơi cư trú;
+ Đây là nhóm đặc điểm không giữ vai trò quyết định đối với việc hình thành động cơ
phạm tội nhưng lại cỏ ý nghĩa rất quan trọng với việc lựa chọn phương thức, thủ đoạn, phương tiện phạm tội;
+ Khi lên kế hoạch thực hiện tội phạm người phạm tội luôn có sự cân nhẳc, tính toán
đến một sổ đặc điểm lợi thế về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp; -
Các đặc điểm tâm lí phản ảnh nhận thức xã hội tiêu cực của người phạm tội:
+ Đây là những đặc điểm được hình thành trong suốt quá trình sống của cá nhân,
dưới sự tác động của môi trường xã hội…;
+ Các đặc điểm tâm lí của người phạm tội bao gồm nhu cầu, hệ thống giá trị, quan
điểm sống, sở thích, thị hiếu, thói quen, ý thức đạo đức, ý thức pháp luật…; lOMoARcPSD| 42676072
+ Các đặc điểm này trong sự tương tác với nhau và với những tình huống khách quan
thuận lợí bên ngoài sẽ làm phát sinh động cơ của hành vi phạm tội; - Ý nghĩa:
+ Cần nhận thức đúng về nguyên nhân và điều kiện này;
+ Cần khai thác triệt để các mặt tích cực và khắc phục làm triệt tiêu các mặt tiêu cực
trong đặc điểm về phía người phạm tội, phục vụ phòng ngừa tội phạm ngày một hiệu quả hơn.
2. Phân tích các tiêu chí đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm? -
Các tiêu chỉ về lượng: + Số vụ phạm tội giảm;
+ Là số vụ phạm tội thực tể xảy ra, bao gồm tội phạm rõ và tội phạm ẩn;
+ Không thể chỉ dựa vào số lượng phạm tội được các cơ quan tố tụng thống kê;
+ Hiệu quả phòng ngừa tội phạm ẩn thể hiện trước hết ở tỷ lệ ẩn của loại tội phạm này giảm;
+ Cần thay đổi phương pháp đánh giá hiệu quả phòng ngừa của các cơ quan bảo vệ pháp luật; - Các tiêu chí về chất:
+ Đó là có sự giảm bớt tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm;
+ Giảm dần tỷ trọng các loạì tội phạm nguy hiếm và phổ biến;
+ Khuynh hướng chống đối xã hội giảm dần tính chất nguy hiềm;
+ Giảm tỷ trọng các tội phạm mới; giảm dần chỉ số về sự thiệt hại của tình hình tội phạm;
+ Giảm tỷ trọng các tội phạm mới; giảm dần chỉ số về sự thiệt hại của tình hình tội phạm. - Một số tiêu chí khác:
+ Địa bàn phạm tội, lĩnh vực phát sinh tội phạm có sự chuyển hóa tốt; +
Chi phí cho công tác phòng chống tội phạm thấp nhưng đạt kết quả cao…
Câu 3. (như đã hướng dẫn ôn tập lần trước). Câu 4.
Phân tích làm rõ tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội? Rút ra ý nghĩa thực tiễn
trong phòng ngừa tội phạm? Câu 5.
Phân tích các đặc điểm xã hội của người phạm tội? Bài tập 2.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an, năm 2020 cả nước phát hiện
17.274 vụ phạm tội về ma túy, cụ thể: -
Tội mua bán trái phép chất ma túy: 15.634 vụ; -
Tội mua bán trái phép tiền chất ma túy: 282 vụ; -
Tội trồng cây thuốc phiện, cây có chứa chất ma túy: 176 vụ;- Tội tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy: 5571 vụ; - Tội phạm khác: 611 vụ. 2 lOMoARcPSD| 42676072
Qua số liệu trên, anh/chị hãy: -
Tính tỷ lệ các loại tội phạm trong tổng số tình hình tội phạm về ma túy đã được phát hiện; -
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu các loại tội phạm; -
Nhận xét, đánh giá về cơ cấu của các loại tội phạm trong tổng số tình hình tội phạm về ma túy. NỘI DUNG ÔN TẬP Câu 4. -
Nêu khái niệm tình hình tội phạm. -
Phân tích làm rõ tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội:
+ Khi xác định một hiện tượng mang tính xã hội, chúng ta căn cứ vào nguồn gốc hình
thành, nội dung tác động cũng như xu hướng, quy luật vận dộng của hiện tượng đó;
+ Xét về nguồn gốc thì tình hình tội phạm lại chính do con người thực hiện;
+ Tình hinh tội phạm mang tính xã hộỉ được thể hiện: tình hình tội phạm là một hiện
tượng tồn tại trong xã hội, do con người trong xã hội thực hiện dưới sự tác động của những
điều kỉện xã hội nhất định;
+ Tinh hình tội phạm không phải là hiện tượng bất biến ổn định mà hiện tượng này
luôn thay đổi cùng với sự thay đồi của xâ hội;
+ Nguyên nhân phát sinh, sự thay đồi của nó không phụ thuộc vào những yếu tố tự
nhiên mà chính do các yếu tố xã hội;
+ Nguyên nhân phát sinh, sự thay đồi của nó phụ thuộc vào những yếu tố xã hội;
+ Cần hiểu thấu đáo về hiện tượng xã hội tiêu cực;
+ Các yếu tố xã hội này có thể là những quan hệ xã hội về kinh tể, chính trị, văn hóa,
tâm lý xã hội nói chung hay những hiện tượng xã hội khác đang tồn tại. - Ý nghĩa:
+ Cần nhận thức đúng về tình hình tội phạm;
+ Trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm cần ưu tiên tác động vào những
yếu tố xã hội, các hiện tượng xã hội có khả năng làm phát sinh tội phạm. Câu 5.
- Đặc điểm về hoàn cảnh gia đình:
+ Sự tác động qua lại của gia đình và cá nhân đối với sự hình thành nhân cách cá nhân;
+ Sự tác động qua lại của gia đình và cá nhân trong thời điềm xảy ra tội phạm và ngay sau khi phạm tội;
+ Những biểu hiện cụ thể của sự khiếm khuyết trong gia đình có thể ở một số hoàn
cảnh như: Gia đình có cơ cấu không hoàn thiện; Gia đình có bầu không khỉ xung đột căng thẳng kéo dài…; lOMoARcPSD| 42676072
+ Nghiên cứu đặc điểm này giúp chúng ta nhận thúc được nguyên nhân của việc hình
thành những đặc điểm tâm lí tiêu cực của người phạm tội.
- Đặc điểm về nghề nghiệp:
+ Nghiên cửu đặc điểm này, tội phạm học nhằm xác định hai vấn đề: mổi liên hệ giữa
nghề nghiệp với tình hình tội phạm, và cơ cấu của tội phạm theo nghề nghiệp;
+ Kết quả thống kê cho thấy ngươi phạm tội không có việc làm thường chiếm tỷ lệ rẩt cao;
+ Trong số những người có nghề nghiệp thì người phạm tội phần lớn rơi vào nhóm lao
động chân tay, lao động giản đơn, những người tri thức và hưu tri thường ít phạm tội hơn;
+ Nghiên cứu đặc điểm này giúp chúng ta nhận thửc được ở lĩnh vực nào của đời sống
xã hội, ở ngành nào của nền kinh tế loại tộỉ phạm nào thường xảy ra.
- Đặc điểm về nơi cư trú:
+ Nghiên cứu đặc điểm này cho phép chủng ta nhận thức được tỳ lệ phạm tội theo khu
vực cư trú, cơ cấu của tỉnh hình tội phạm theo các vùng miền, khu vực khác nhau;
+ Kết quả thống kê cho thấy tình hình tội phạm thường tập trung ở các đô thị lớn với
cơ cấu cũng hết sức đa dạng và phức tạp;
+ Nơi cư trú là môi trường của sự hình thành và phảt triền nhân cách cá nhân con
người, nó thề hiện quá trình xã hội hóa cá nhân, xác định vai trò, vị trí của mỗi cá nhân trong môi trường lớn;
+ Yếu tố nơi cư trú có thể ảnh hưởng đến một số đặc điểm thuộc tâm lí cả nhân như
yếu tố văn hóa, tập quán, thói quen… Điều này rất có ý nghĩa trong hoạt động dự báo và phòng ngừa tội phạm.
II. Bài tập 2 (như đề cương ôn tập cũ)
Câu 5. Phân tích đối tượng nghiên cứu của tội phạm học? Rút ra ý nghĩa trong phòng ngừa tội phạm?
Câu 6. Phân tích đặc điểm nhân thân mang tính pháp lý hình sự của người phạm tội?
Rút ra ý nghĩa trong phòng ngừa tội phạm? III. Bài tập 3.
Phân tích các chủ thể phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam? NỘI DUNG ÔN TẬP Câu 5. -
Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học là những vấn đề (sự vật, hiện tượng)
mà ngành khoa học này nghiên cứu trong những phạm vi, mức độ nghiên cứu cụ thể
nhằm đạt được mục đích của nó; -
Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học Việt Nam gồm bốn vấn đề cơ bản sau đây: 4 lOMoARcPSD| 42676072
+ Tội phạm được tội phạm học nghiên cứu ở các mức độ tồn tại khác nhau, không chỉ
ở mửc độ hành vi mà còn ở mức độ chung nhất, khái quát nhất, đó là ‘‘tình hình tội phạm”;
+ Ờ góc độ xã hội, tội phạm học quan niệm tình hình tội phạm là một hiện tượng xã
hội được hình thành từ những xử sự có tính xã hội. Ở góc độ pháp lý, tình hình tội phạm
được tạo thành từ những hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm;
+ Như vậy, tội phạm học đã tiểp cận tình hình tội phạm ở khía cạnh xã hội - pháp lý;
+ Tội phạm học nghiên cứu tình hình tội phạm ở ba mức độ: tình hình tội phạm chung
(bao gồm tất cả các tội phạm), loại tội phạm (bao gồm những tội phạm có cùng đặc điểm,
tính chất) và tội phạm cụ thể;
+ Mỗi mức độ tồn tại đều có quy luật riêng và giữa chúng có mối quan hệ biện chứng
tuân theo quy luật cùa cặp phạm trù cái chung - cái riêng cùa phép biện chứng duy vật;
+ Sự tồn tại tình hình tội phạm luôn luôn cỏ nguyên nhân và điều kiện. Như vậy,
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là nội dung quan trọng thuộc đối tượng
nghiên cứu của tội phạm học;
+ Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu lả
những hiện tượng, quá trình có khả năng làm phát sinh, tồn tại tình hình tội phạm;
+ Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được nghiên cứu ở phạm vi và
mức độ chung nhất, ở phạm vi và mức độ loại tội phạm, ở phạm vi và mức độ tội phạm cụ thể. - Ý nghĩa:
+ Cần nắm vững đối tượng nghiên cứu của tội phạm học;
+ Trên cơ sờ các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm có thể biết được quy
luật của tình hình tội phạm, xu hướng của nó và xây dựng các biện pháp phòng ngừa nó trong tương lai; Câu 6. -
Đây là nhóm dấu hiệu thể hiện tính chất nguy hiểm của tội phạm và của nhân
thân người phạm tội, bao gồm:
+ Người phạm tội lần đầu là người từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước
đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Phân tích đặc điểm về nhân thân (lứa tuổi, nhân cách, nhận thức…) của người phạm tội lần đầu;
+ Người tái phạm, tái phạm nguy hiểm là người đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà
lại phạm tội; đối tượng lưu manh chuyên nghiệp là người bất lương không nghề nghiệp,
chuyên sống bằng trộm cắp, lừa đảo…;
+ Phân tích đặc điểm về nhân thân người tái phạm; lưu manh chuyên nghiệp (lứa tuổi,
nhân cách, nhận thức…);
+ Người tồ chức, cầm đầu và những người đồng phạm khác;
+ Phân tích đặc điểm về nhân thân người tồ chức, cầm đầu và những người đồng phạm khác; lOMoARcPSD| 42676072
+ Người chưa thành niên phạm tội là người dưới 18 tuổi phạm tội;
+ Phân tích đặc điểm về nhân thân người chưa thành niên phạm tội (lứa tuổi, nhân cách, nhận thức…). - Ý nghĩa:
+ Cần nhận thức đầy đủ về đặc điểm nhân thân mang tính pháp lý hình sự của người phạm tội;
+ Cần hạn chế tối đa những tác động tiêu cực về đặc điểm nhân thân mang tính pháp lý
hình sự của người phạm tội để người đó không tái phạm, trở thành người lương thiện, tái hòa nhập cộng đồng. Bài tập 3.
Các chủ thể chính trong phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam:
- Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Điều 4 Hiến pháp năm 2013 xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
+ Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật.
- Quốc hội, hội đồng nhân dân:
+ Điều 1. Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
+ Điều 6. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: Hội đồng nhân
dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền
lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân
dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân
địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình…
- Các cơ quan hành chính nhà nước:
+ Ủy ban nhân dân các cấp. Vai trò phòng ngừa tội phạm của ủy ban nhân dân các cấp
thể hiện như sau: Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục
ở địa phương để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, từ đó có tác dụng phòng ngừa tội phạm; 6 lOMoARcPSD| 42676072
+ Xây dựng chương trình, kể hoạch phòng ngừa tội phạm ở địa phương; lành dạo hoạt
dộng phòng ngừa tội phạm ở địa phương;
+ Phát động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự; quản lý hộ khẩu, tạm trú, tạm
vắng, đặc biệt đối vói những người có nhân thận xấu, người có liên hệ với nước ngoài; +
Phối hợp với các cơ quan hữu quan giám sát, giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.
- Các cơ quan công an, Vỉện kiểm sát, Tòa án:
+ Đây là những chủ thể chuyên trách, giữ vai trò chính trong phòng ngừa tội phạm;
+ Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống
tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
+ Điều 2. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định: Viện kiểm sát
nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Các tổ chức và các cá nhân, công dân:
+ Bộ luật hình sự quy định: các cơ quan, tồ chức có nhiệm vụ giáo dục những người
thuộc quyền quản lý cùa minh nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và tuân theo
pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chù nghĩa; kịp thời có các biện pháp
loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan tổ chức của mình;
+ Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Đây là đề cương ôn tập môn Tội phạm học (mới). Các em chú ý ôn tập các nội dung
trên để thi đạt kết quả tốt. Chú ý Nội dung ôn tập số 1 +2 (từ câu 1 đến câu 4 và bài tập),
nhưng cũng không được bỏ qua Nội dung ôn tập 3. Chúc các em thi tốt.