Nội dung quy luật lượng- chất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại ở một thể thống nhất bao gồm phần chất và phần lượng. Trong đó phần chất là phần tương đối ổn định còn phần lượng là phần thường xuyên có sự biến đổi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
* NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT:
- Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại ở một thể thống nhất bao gồm phần chất và phần l ượng.
Trong đó phần chất là phần tương đối ổn định còn phần lượng là phần thường xuy ên có sự biến đổi.
- Sự biến đổi này của lượng sẽ tạo nên sự mâu thuẫn giữa lượng và chất. -
Trong một điều kiện nhất định đáp ứng được sự biến đổi về lượng, một sự vật, hiện
tượng sẽ có sự biến đổi về lượng, đến một mức độ nhất định, nó sẽ phá vỡ chất cũ.
Lúc này mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành v ới một lượng mới. Tuy
nhiên bản chất của lượng là vận động nên nó sẽ không đứng yên mà sẽ tiếp tục vận
động đến một thời điểm nào đó nó sẽ làm phá vỡ chất hiện tại.
- Quá trình vận động giữa hai mặt Lượng và Chất tác động với nhau qua hai mặt:
Chúng tạo nên sự vận động liên tục và không dừng lại.
Lượng sẽ biến đổi dần dần và tạo nên chất mới,
hay nói cách khác, lượng biến đổi dần dần và tạo nên bước nhảy vọt.
Sau đó chúng tiếp tục biến đổi dần và tạo nên bước nhảy vọt tiếp theo.
- Nói một cách ngắn gọn thì nội dung
quy luật lượng chất là bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
- Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh c hất mới.
Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng.
Biến đổi về lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất.
Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của biến đổi về lượng.
Quy luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của s ự vật.
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT :
- Mỗi một quy luật trong đời sống đều đem đến những ý nghĩa nhất định, phương
pháp luận của quy luật lượng chất cũng vậy.
- Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất đem đến hai ý nghĩa cơ bản sau đây. -Ý nghĩa tro ng nhận thức:
- Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chúng ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện
tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
- Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất.
-Do đó khi nhận thức, chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có
cái nhìn phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta.
- Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định
giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy.
- Ý nghĩa tro ng thực tiễn:
- Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ và điểm nút)
- Cần tránh hai khuynh hướng sau:
- Thứ nhất, nôn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân không kiên trì và
nỗ lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất
- Thứ hai, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút
nhưng không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất.
- Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong giới hạn độ.
- Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải
được thực hiện một cách cẩn thận.
- Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút và thực hiện
bước nhảy một cách phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để
tránh được những hậu quả không đáng có như không đạt được sự thay đổi về chất,
dẫn đến việc phải thực hiện sự thay đổi về lượng lại từ đầu. Giới thiệu khái quát a.
Khái quát về quản trị kinh doanh:
Quản trị kinh doanh là cách học làm chủ bản thân, là cách học hoàn thiện sở
trường và chuyên môn và là cách đánh giá năng lực của mỗi người để gắn kết tất
cả lại với nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, quản trị kinh doanh trở thành
ngành học cực kỳ quan trọng cho các nhà quản trị tương lai. Theo học ngành Quản
trị kinh doanh, sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng liên quan đến lĩnh
vực kinh tế, thị trường – môi trường kinh doanh…Các môn học chủ yếu là : Kinh
tế vĩ mô, kinh tế quốc tế, Quản trị học, Quản lý nguồn lực và quyết định tài chính,
Marketing, Nhân sự…Sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng để hiểu
và tham gia vào thế giới kinh doanh hiện đại. b. Điều kiện học tập:
- Chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh, theo chuẩn đầu ra được trong
nước lẫn quốc tế công nhận cung cấp nguồn nhân lực đủ trình độ “ có năng lực vận
dụng linh hoạt những kiến thức và kỹ năng đã được học và các lĩnh vực linh động
và đầy tính cạnh tranh như Kinh doanh quốc tế, Marketing và Quản trị nguồn nhân
lực.” Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp Việt
Nam tại thời kỳ hội nhập.
- Kết hợp thế mạnh chuyên ngành và ngoại ngữ (Tiếng Anh), giúp trang bị
cho sinh viên không những nắm vững kiến thức lý thuyết về các hoạt động của
ngành… mà còn tạo nền tảng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành, giúp sinh viên có
thể ứng tuyển và thành công tại các doanh nghiệp sau này.
- Đội ngũ giảng viên: Khoa yêu cầu tất cả giảng viên dạy môn chuyên ngành
phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mình giảng dạy. Ngoài ra, đa số giảng
viên đều được đào tạo ở nước ngoài, có nền tảng vững chắc cho nên sinh viên hoàn
toàn yên tâm khi luôn được thầy cô cập nhật xu hướng của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
- Hoạt động phong trào: có truyền thống tổ chức các hoạt động ngoài lớp học
giúp sinh viên ứng dụng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.
- Chất lượng và học thuật, cùng với công tác điều hành hiệu quả của Ban Chủ
nhiệm Khoa và Trợ lý Khoa, Khoa Quản trị kinh doanh quốc tế luôn sẵn sàng đổi
mới, hoàn thiện từ chương trình đến phương pháp giảng dạy để có thể đón đầu các
cơ hội, vượt qua thách thức, đưa HUFLIT đến một tầm cao mới.
Những yêu cầu về chuẩn đầu ra của chuyên nghành /nghành/học phần :
1.Biết thu thập, phân tích dữ liệu, hệ thống hóa thông tin quản trị cũng như xu
hướng kinh doanh để đánh giá tình hình tổ chức ở các mảng Marketing và Nhân sự.
2. Biết lập mục tiêu và đánh giá môi trường, chiến lược kinh doanh và tính
khả thi của kế hoạch tổ chức thực hiện, đôn đốc/kiểm tra, nhận định rủi ro, và đề
xuất giải pháp cải thiện công việc) trong lĩnh vực Marketing và Quản trị Nguồn nhân lực.
3. Biết quản lý nhân sự (hoạch định nguồn lực, đo lường năng lực, thiếp lập
các mối quan hệ...) trong môi trường hội nhập toàn cầu.
4. Biết nhu cầu, xu thế và phát triển thị trường cũng như chiến lược marketing.
5. Có kỹ năng đàm phán, thuyết trình, viết báo cáo, trình bày, và bảo vệ kết quả nghiên cứu.
6. Có kỹ năng làm việc nhóm, có tinh thần cộng đồng, và thích nghi với sự
thay đổi trong công việc và môi trường kinh doanh, sẵn sàng hội nhập quốc tế.
7: Biết thiết kế phương pháp tự học, tiếp tục nghiên cứu độc lập, kỷ luật, trách
nhiệm, tự giác và đạo đức nghề nghiệp. 3
8. Sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp thông thường và thương lượng kinh
doanh; và vận dụng kỹ năng tin học ứng dụng trong soạn thảo văn bản, quản lý, và truyền thông.
Chất : là những yêu cầu về mặt chuẩn đầu ra mà sinh viên cần đạt được để tốt nghiệp
Lượng mới : sau khi ra trường sinh viên đạt được những kỹ năng và kiến thức
thiết cho chuyên nghành và công việc tương lai của mình
Quá trình tích luỹ về lượng để có biến đổi về chất
Từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Trong mối quan hệ
giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn định, còn lượng là mặt biến đổi
hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi
về chất ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến
trạng thái tồn tại của sự vật. So với lượng thì chất thay đổi chậm hơn. Chỉ khi nào
lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (độ) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất,
sự vật không còn là nó nữa, một sự vật mới ra đời thay thế nó.
Tại thời điểm lượng đạt đến một giới hạn nhất định để vật thay đổi về chất gọi
là điểm nút. Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay
đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
Khi có sự thay đổi về chất diễn ra gọi là bước nhảy. Bước nhảy là sự kết thúc
một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự đứt đoạn trong liên tục, nó không chấm dứt
sự vận động nói chung mà chỉ chấm dứt một dạng vận động cụ thể, tạo ra một
bước ngoặt mới cho sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng trong một độ mới.
Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật, có thể phân chia
thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần. Bước nhảy đột biến là bước nhảy
được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu
cơ bản của sự vật. Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng
bước bằng cách tích luỹ dần dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của
chất cũ dần dần mất đi. Bước nhảy dần dần khác với sự thay đổi dần dần về lượng
của sự vật. Bước nhảy dần dần là sự chuyển hoá dần dần từ chất này sang chất
khác còn sự thay đổi dần dần về lượng, là sự tích luỹ liên tục về lượng để đến một
giới hạn nhất định sẽ chuyển hoá về chất.
Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có bước nhảy toàn bộ, có
bước nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ
các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi
chất của từng mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật.
Khi lượng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay
thế cho chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng
mới này tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy,
quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi
về lượng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận.
Sinh viên xây dựng chiến lược học bằng cách tích lũy các kiến thức mới
( lượng )thông qua sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, chăm chú nghe
giảng, ghi chép bài đầy đủ và ôn tập lại nhiều lần, ngoài ra sinh viên cũng cần phải
học cách sắp xếp thời gian hợp lí cho từng môn học bên cạnh những kiến thức
trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt
động trong những câu lạc bộ.
Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một
bước nhảy , đó là vượt qua kì thi để đạt được số điểm mong muốn
Khi có điểm ( chất mới) nếu kết quả cao sinh viên sẽ nhận thấy chiến lược mà
mình đã đặt ra là phù hợp,nếu chưa đạt được kết quả như mong muốn sinh viên sẽ
khắc phục bằng cách sửa chữa, sắp xếp lại sao cho hợp lý. Từ đó có thêm động
lực , càng muốn học , trau dồi thêm kiến thức của mình giúp bản thân biết thêm
nhiều điều mới ( lượng thay đổi )
Thực hiện bước nhảy để chất mới ra đời và tác động trở lại lượng
Sinh viên xây dựng chiến lược học bằng cách tích lũy các kiến thức mới
( lượng )thông qua sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, chăm chú nghe
giảng, ghi chép bài đầy đủ và ôn tập lại nhiều lần, ngoài ra sinh viên cũng cần phải
học cách sắp xếp thời gian hợp lí cho từng môn học bên cạnh những kiến thức
trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt
động trong những câu lạc bộ.
Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước
nhảy , đó là vượt qua kì thi để đạt được số điểm mong muốn
Khi có điểm ( chất mới) nếu kết quả cao sinh viên sẽ nhận thấy chiến lược mà
mình đã đặt ra là phù hợp,nếu chưa đạt được kết quả như mong muốn sinh viên sẽ
khắc phục bằng cách sửa chữa, sắp xếp lại sao cho hợp lý. Từ đó có thêm động
lực , càng muốn học , trau dồi thêm kiến thức của mình giúp bản thân biết thêm
nhiều điều mới ( lượng thay đổi )
Các hình thức bước nhảy phù hợp -
Tham gia các hoạt động xã hội, clb, làm thêm, đi thực tập …để lấy
thêm kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng -
Sắp xếp thời gian hợp lí để cân bằng giữa các môn học và các hoạt
động khác nhằm tránh bị đình trệ công việc và bỏ sót công việc -
Dành thêm nhiều thời gian để tự nghiên cứu, tìm tòi để mở rộng kiến thức -
Tự tin đưa ra quan điểm cá nhân và tích cực nhận lời nhận xét và ý
kiến đóng góp của mọi người nhằm nâng cao sự hiểu biết -
Nắm vững kiến thức và biết áp dụng đúng chỗ để mọi thứ vận hành
thật tốt và không bị rò rĩ chất xám -
Xác định hướng đi, mục tiêu ngay từ đầu
Cần có thái độ rõ ràng đúng đắn
Cần hiểu rõ mình học để làm gì, học như thế nào, mục tiêu
Cần có động lực để thúc đẩy bản thân khi chán nản
Nên nghiêm túc và kiên trì