















Preview text:
Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
1. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ số 1
Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã khắc học rõ nét hình ảnh về chủ
tịch Hồ Chí Minh - một con người vĩ đại với trái tim rộng lớn, giàu tình yêu thương.
Bài thơ dựa trên sự kiện có thật diễn ra vào khoảng thời gian chiến dịch Biên giới
cuối năm 1950. Lúc bấy giờ, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi, chỉ huy cuộc
chiến đấu của bộ đội và nhân dân.
Mở đầu bài thơ là câu chuyện kể về anh đội viên chợt tỉnh giấc trong đêm, khi trời
đã về khuya nhưng anh thấy Bác vẫn ngồi đó, chưa ngủ:
“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ”
Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục
hành quân. Nhưng Bác vẫn còn ngồi đó bên ánh lửa bập bùng:
“Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác”
Khổ thơ giúp chúng ta hình dung rõ hơn hình ảnh Bác Hồ hiện lên với nét mặt trầm
ngâm như đang suy nghĩ, lo lắng về một điều gì đó. Khung cảnh trời mưa lâm thâm,
với mái lều tranh xơ xác càng làm hiện rõ nên những trăn trở trong Bác.
Đọc những câu thơ tiếp theo, người đọc sẽ càng cảm động hơn trước những hành động của Bác: "Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng"
Đêm đông lạnh giá, Bác đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngủ ngon
giấc. Cách gọi “Người Cha mái tóc bác” cho thấy một tình cảm gắn bó, thân thương
như thể máu thịt. Đối với anh đội viên, Bác cũng giống như người cha luôn chăm lo
cho những đứa con của mình. Hành động Bác đi “dém chăn” với những bước chân
nhẹ nhàng để các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc. Hiếm thấy một vị lãnh tụ nào lại
giản dị, gần gũi như vậy. Điều đó càng giúp người đọc cảm nhận rõ ràng hơn về
lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ.
Đặc biệt nhất, tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và
nhân dân còn được thể hiện dân qua lời bộc bạch trực tiếp:
“Bác thương đoàn dân công Đêm nay ngủ ngoài rừng Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn”
Trước đó, anh đội viên rất ngạc nhiên khi thấy Bác còn thức. Anh nằng nặc đòi Bác
phải đi ngủ sớm, vì lo cho sức khỏe của Bác. Nhưng đến khi nghe được lí do mà
Bác vẫn còn thức, vì thương đoàn dân công thì anh càng cảm phục, yêu mến Bác
nhiều hơn. Dù là một vị lãnh tụ, nhưng Bác vẫn quan tâm đến cuộc sống của đoàn
dân công. Bác lo lắng cho họ từ miếng ăn, cái mặc đến giấc ngủ.
Bài thơ đã thể hiện tình cảm chung của toàn nhân dân ta dành cho Bác. Đó là niềm
hạnh phúc được đón nhận tình yêu thương và sự lo lắng, chăm sóc tận tình của
Bác. Đồng thời chính là niềm tin yêu, biết ơn sâu sắc, vô cùng kính trọng người lãnh tụ vĩ đại.
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ số 2
Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ sáng tác năm 1951, là một trong
những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế
hệ. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch. Bài
thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân
dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh
tụ. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể
chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm
động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh,
không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai
nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ
và anh đội viên. Trong đêm khuya, trời mưa, gió lạnh, anh đội viên thức giấc, thấy
Bác vẫn ngồi bên bếp lửa. Anh băn khoăn thắc mắc, vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác
vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét
mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Anh xúc động hiểu rằng Bác đang lặng lẽ
đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Trong lòng anh đội viên dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn.
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thót
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng
người một. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho
đàn con. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị
mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị
lãnh tụ đối với bộ đội.
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập
bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa
ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh rừng sâu,
trong đêm khuya, dưới mái lều tranh. Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên hình
ảnh tuyệt đẹp về Bác.
Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
Bác ơi Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không?
Anh đội viên lo lắng tha thiết mời Bác đi nghỉ, vì đêm đã khuya rồi mà Bác vẫn chưa
đi ngủ. Nỗi lo Bác ốm cứ bề bộn trong lòng anh.
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Nhưng Bác không trả lời câu hỏi của anh mà ân cần khuyên nhủ:
Không biết nói gì hơn Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài
Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi?
Vâng lời anh nhắm mắt nhưng bụng vẫn bồn chồn. Nỗi lo lắng của anh thật thiết
thực, bởi trong suy nghĩ của anh, Bác là linh hồn chiến dịch.
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn không ngủ
mà tập trung suy nghĩ cao độ.
Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. So với lần trước,
lần này anh đội viên năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn.
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên
nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm: Lý do Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ
đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận
rất cụ thể những gian lao vất vả của họ.
Anh đội viên nhìn bác
..............................
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác
Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên xúc động và thấm thía tấm lòng nhân
ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Được chứng kiến những hành động và lời nói
biểu hiện tình thương và đạo đức cao cả của Bác Hồ, anh chiến sĩ thấy trong tâm
hồn mình tràn ngập một niềm hạnh phúc. Bác đã khơi dậy tình đồng đội, tình giai
cấp đẹp đẽ, cao quý. Khi đã hiểu rõ tâm trạng của Bác thì người chiến sĩ: Lòng vui
sướng mênh mông, Anh thức luôn cùng Bác. Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh
Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hòa hợp khéo léo giữa suy nghĩ của nhà thơ
và tâm trạng người chiến sĩ.
Nhà thơ đã đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác.
Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc. Bài thơ
thể hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đồng thời là lòng
tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị. Tình
cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Đêm nay không ngủ được miêu tả
trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Cuộc đời
Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Chúng ta nguyện sống, học tập và
làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.
3. Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ số 3
Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong những bài thơ hay nhất về Bác
Hồ và những vần thơ giản gị ấy đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam.
Bài thơ đã khắc họa hình ảnh Bác Hồ hiện lên vô cùng chân thực. Giữa đêm khuya,
dưới ánh lửa bập bùng, hình ảnh Người hiện lên rất đỗi bình dị, thân quen:
“Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác”
Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên
với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Người đã sưởi
ấm trái tim người chiến sĩ không chỉ bằng sự lắng lo, thao thức mà còn bằng những hành động cụ thể: “Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh
cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà
họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm,
săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho
từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến
anh đội viên cảm thấy ấm áp:
“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
Với hình ảnh so sánh trên, người đọc đã cảm nhận được rõ hơn về vẻ đẹp của Bác.
Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy.
Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng
đường hành quân khó khăn phía trước. Nhưng đến khi anh biết được lí do vì sao Bác không ngủ:
“Bác thương đoàn dân công Đêm nay ngủ ngoài rừng Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn”
Tấm lòng của Bác vẫn đau đáu khi nghĩ đến lực lượng dân công đang chống chọi
với thời tiết giá lạnh, mưa gió nơi rừng thiêng nước độc. Bức chân dung của Bác
hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô
cùng vĩ đại. Có thể thấy, trong bất kì hoàn cảnh nào, chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn lo
lắng cho nhân dân cùng những hiểm nguy mà người chiến sĩ phải đối mặt. Chính
tấm lòng giàu lòng nhân ái đó đã khiến cho anh đội viên cảm thấy ấm áp, cảm phục: “Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh”
Những câu thơ vang lên như lời đúc kết mang tính chân lí về con người, về nhân
cách của Bác. Bài thơ đã giúp cho em cảm nhận sâu sắc về hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh.
Như vậy, bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” đã khắc họa được một bức chân dung
sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn. Khi đọc tác phẩm này, em
cảm thấy tự hào khi đất nước Việt Nam có một vị lãnh tụ thật vĩ đại biết nhường nào.
4. Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ hay nhất số 4
Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt
Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại.
Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn
đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" đã để lại trong
lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực
tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiến đấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc
về vị lãnh tụ của dân tộc.
Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh, và được bắt đầu khi anh đội viên
chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc ngủ
của những người chiến sĩ, bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến
vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến
sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đang mơ
mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời
vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.
"Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác"
Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,
anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ
cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà
Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác
lặng lẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.
"Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một.
Sợ cháu mình giật thốt
Bác nhón chân nhẹ nhàng"
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc
từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một
rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha
đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại
thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp
ru anh chìm vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn
cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
"Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc."
Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ. Anh lo lắng vì sợ Bác mệt,
không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự
và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:
"Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!"
Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên
nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:
"Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau."
Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán
đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì
Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng
Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ. Câu trả lời của Bác đã khiến
cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già
dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ
nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa
bình. Một nỗi xúc động đột ngột dâng trào trong anh chiến sĩ khi anh hiểu được tấm
lòng của Bác, khi đó anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi niềm
cùng Bác và đã thức luôn cùng Bác. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại một người
cha hiền hậu, Bác không chỉ lo cho những việc lớn mà còn nghĩ đến từng miếng ăn
giấc ngủ của tất cả các chiến sĩ và còn của tất cả mọi người dân.
Ở đoạn kết tác giả viết
"Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh"
Lẽ thường tình ấy đơn giản dễ hiểu mà sâu sắc. Vì tên người là Hồ Chí Minh. Vì
người từng ra trận từng đồng cam cộng khổ đối với các chiến sĩ dân công. Ba chữ
"lẽ thường tình"hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh
đạo kính yêu của dân tộc.
Bài thơ để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là hình ảnh một
vị lãnh tụ hiện lên là một người cha già của cả dân tộc. Hình ảnh Bác không ngủ
chăm sóc từng giấc ngủ của mỗi người chiến sĩ để lại trong chúng ta rất nhiều ấn
tượng mới mẻ về Bác. Bài thơ cho chúng ta hiểu thêm về Bác hiểu thêm về một vị
lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
5. Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ lớp 6 số 5
Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính
yêu. Trong số đó, có bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ. Bài
thơ được viết giữa năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác
liệt. Bằng những vần thơ sâu lắng, thiết tha, Minh Huệ đã khắc họa lại hình ảnh một
vị lãnh tụ qua cách nhìn của người chiến sĩ giữa rừng sâu Việt Bắc, Bác Hồ cùng
chiến sĩ ra trận, cùng trú quân dưới một túp lều tranh đơn sơ trong khu rừng già rét
buốt. Bài thơ đã làm dâng trào trong con tim bao người đọc một nỗi niềm xúc động.
"Đêm nay Bác không ngủ"đã đọng lại trong em hình ảnh Người cha già kính yêu của
dân tộc đang thổn thức giữa trời đêm lạnh giá. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác
không ngần ngại hi sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy bộ đội đánh giặc. Bác trầm
ngâm, đăm chiêu lặng lẽ… trong khi mọi người đang ngủ ngon. Bác xem những
chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình. Trong bài, nhà thơ đã viết:
"Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một."
Bác nhóm lên ngọn lửa yêu thương từ con tim của mình để truyền hơi ấm cho con
cháu. Điệp ngữ "từng người" đã thể hiện tình cảm bao la của Bác dành cho các
chiến sĩ. Đối với ai Người cũng chia đều cho họ một tình cảm yêu thương, đằm
thắm, nhẹ nhàng mà cao cả. Làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc, ấm áp biết
bao cho dù đang ở nơi rừng núi sâu thẳm lạnh buốt. Trong bài, Minh Huệ không tả
cái lạnh ở rừng núi Việt Bắc mà chỉ viết rằng:
"Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác."
Chỉ qua hai câu thơ, tác giả đã thể hiện được sự thiếu thốn về vật chất của những
chiến sĩ và Bác Hồ ở chốn rừng sâu Việt Bắc. Giữa làn mưa phùn dai dẳng, mọi
người cùng nhau dựng lên lán trại bằng tranh đơn sơ, dưới tán cây xanh thẳm. Tuy
thiếu thốn về vật chất, nhưng các chiến sĩ lại được Bác thắp sáng ngọn lửa tâm hồn,
Bác yêu thương, chăm sóc từng li từng tí cho mọi người, cho đất nước như người
cha chăm sóc cho đàn con thân yêu của mình. Người cha ấy đã trằn trọc suốt đêm
lo lắng cho chiến dịch đang còn dở dang:
"Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ."
Đoạn thơ trên tuy mộc mạc,giản dị nhưng đã lột tả được tình cảm của Bác đối với
dân tộc, với đất nước. Bác thức suốt đêm với bao nỗi niềm, với bao tình thương.
Bác như bức tường thành vững chãi bảo vệ cho các chiến sĩ ở ngoài mặt trận vượt
qua bao thử thách. Bác là người cha già của đất nước với bao nỗi lo toan sớm hôm,
đáng nhẽ ra Bác phải là người đi ngủ sớm nhất để có sức lo cho chiến dịch còn cả
đoạn đường dài nhưng "Không!"Người vẫn thức suốt đêm để giữ sự bình yên cho
giấc ngủ của mọi người. Sự "trầm ngâm trên nét mặt", "lặng yên bên bếp lửa" đã thể
hiện một tâm hồn đang nặng trĩu những nỗi lo âu. Tuy bề ngoài nhẹ nhàng,lặng lẽ
nhưng trong thâm tâm Bác là cả một khối suy nghĩ khổng lồ, Bác luôn ôm cả trăm
công ngàn việc và điều đó đã làm cho anh đội viên cảm động về tình cảm của Bác
với non sông, với mọi người:
"Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm"
Càng nhìn Bác, anh đội viên càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu về một con
người nguyện hi sinh trọn cuộc đời vì dân tộc. Ánh lửa rừng mà Bác nhóm nên đã
sáng rực lên tấm lòng nhân ái bao la của Bác. Người đã chăm sóc cho các anh
chiến sĩ như tình cha con ruột thịt. Ánh lửa Bác nhóm lên không đơn giản chỉ là ánh
lửa rừng mà còn là ánh lửa của lòng yêu nước từ tận đáy lòng, tình thương nồng
ấm dành cho các anh chiến sĩ giữa màn đêm lạnh giá. Người đã truyền thêm sức
mạnh cho con dân nước Việt Nam để đưa chiến dịch đi đến thành công. Chính sự
chăm chút của Bác đã làm cho anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm
xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy hình ảnh Bác như kì vĩ hẳn lên:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Bằng biện pháp tu từ so sánh, tác giả đã thể hiện hình ảnh lớn lao của Bác Hồ trong
mắt anh chiến sĩ và trong mắt mỗi người dân Việt Nam.Bác như một ông tiên trong
những câu chuyện cổ tích, ông tiên to lớn, vĩ đại, bóng hình ông "lồng lộng", ông tiên
đã đem ánh lửa soi sáng mọi nẻo đường trên khắp dải đất hình chữ S. Bác đã mang
phép màu đến cho nước Việt, đưa cả dân tộc đến bến bờ thành công. Tình cảm của
người cha dành cho những đứa con của mình thật lớn lao và sâu nặng.
Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hoảng hốt khi thấy Bác vẫn còn ngồi đó:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hoảng hốt giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
Lần thứ ba anh đội viên thức dậy,đã sau mấy giờ đồng hồ mà Bác vẫn còn ngồi đó
với bao tâm tư. Chi tiết này đã thể hiện được sự quan tâm, lo lắng của anh chiến sĩ
đối với Bác,đối với người cha của dân tộc. Cho dù nghe lời khuyên của Bác, anh
chiến sĩ vẫn đi ngủ nhưng thỉnh thoảng lại tỉnh giấc anh không thể ngủ được khi
người cha của mình vẫn còn ngồi lặng lẽ ở đó. Và từ lần đầu, anh chỉ mới thầm thì
hỏi nhỏ, sang đến lần thứ ba anh đã hoảng hốt nằng nặc mời Bác ngủ:
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! mời Bác ngủ!
Đoạn thơ trên đã đảo trật tự ngôn từ, lặp cụm từ: "Mời Bác ngủ, Bác ơi" diễn tả tăng
dần sự bồn chồn, lo lắng cho sức khoẻ Bác Hồ của anh chiến sĩ. Mặc dù đã ba lần
anh đội viên tha thiết mời Bác ngủ nhưng Người vẫn cứ thức, Người còn động viên anh chiến sĩ:
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bằng cách trả lời dứt khoát mà giản dị, mộc mạc, Bác đã động viên anh chiến sĩ đi
ngủ để ngày mai đánh giặc. Còn Bác, Bác thức để lo cho non sông, đất nước, Bác
ngủ không an lòng vì trong lòng còn bao nỗi lo âu. Cả một khối công việc đang chất
đầy trong bộ não của Bác. Và để cho anh đội viên khỏi phải băn khoăn, muốn cho
anh an lòng đi ngủ, bác đã giải thích:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Một nỗi xúc động đột ngột dâng trào trong anh chiến sĩ hiểu được tấm lòng của Bác,
anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh muốn chia sẻ niềm lo toan với Bác và đã thức
luôn cùng Bác. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha hiền hậu, Bác
không chỉ lo những việc lớn mà còn nghĩ đến từng miếng ăn, giấc ngủ của người
dân. Hình ảnh "Anh đội viên nhìn Bác, Bác nhìn ngọn lửa hồng" thật đẹp mà cao
quý. Đó là cái đẹp của tình cảm cha con chân thành, cái đẹp của ánh lửa Bác nhóm
lên trong lòng anh chiến sĩ và tất cả người dân Việt Nam. Ở đoạn kết, Minh Huệ đã viết:
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Lẽ thường tình ấy đơn giản, dễ hiểu mà sâu sắc. Vì tên Người là Hồ Chí Minh. Vì
người đã từng ra trận, đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ, dân công. Ba chữ "Lẽ
thường tình" hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh tụ
kính yêu. Đêm nay không phải là đêm duy nhất Bác không ngủ, Bác đã thức rất
nhiều đêm để suy nghĩ, tìm đường cứu nước.
Document Outline
- Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
- 1. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ số 1
- 2. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ số 2
- 3. Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ số 3
- 4. Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ hay nhất số 4
- 5. Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ lớp 6 số 5