Ôn tập Triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Gợi ý trả lời_Vấn đề giai cấp 1. Định nghĩa giai cấp của Lênin được nêu trong tác phẩm nào? -Sáng kiến vĩ đại 2. Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về những gì? - Quan hệ của họ đối với TLSX; - Cách thức phân phối sản phẩm;- Vai trò trong tổ chức lao động xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ÔN TẬP TRIẾT HỌC
Gợi ý trả lời_Vấn đề giai cấp
1. Định nghĩa giai cấp của Lênin được nêu trong tác phẩm nào?
- Sáng kiến vĩ đại
2. Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về những gì?
- Quan hệ của họ đối với TLSX;
- Cách thức phân phối sản phẩm;
- Vai trò trong tổ chức lao động xã hội
3. Nguồn gốc sâu xa và nguồn gốc trực tiếp dẫn đến ra đời của giai cấp?
- sâu xa: Sự phát triển của LLSX
- trực tiếp: Xuất hiện chế độ tư hữu về TLSX
4. Tổng thể các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp, tồn
tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định được gọi là gì?
- Cơ cấu xã hội – giai cấp
5. Các giai cấp cơ bản trong xã hội: TBCN; PK; CHNL; XHCN - TBCN: GCTS -GCVS
- PK: Địa chủ phong kiến – Nông dân - CHNL: Chủ nô – Nô lệ - XHCN: GCCN, GCND
6. Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp thường dẫn đến điều gì?
- Cách mạng xã hội
7. Khi chưa giành được chính quyền, cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản được diễn ra ở hình thức cơ bản nào?
- Đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng
8. Giai cấp là phạm trù có tính lịch sử hay vĩnh viễn? - Lịch sử
9. Thực chất của quan hệ giai cấp?
- Quan hệ giữa bóc lột và bị bóc lột, tập đoàn người
này chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác
10. Trí thức thuộc yếu tố nào trong kết cấu xã hội – giai cấp của
xã hội xã hội chủ nghĩa?
- Tầng lớp trung gian
11. Mục tiêu của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là gì?
- Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa
12. Nhiệm vụ của đấu tranh giai cấp về kinh tế trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là gì?
- Xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa
13. Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin, để giành
chính quyền từ tay giai cấp tư sản, phương pháp cách mạng
phổ biến nào buộc phải thực hiện?
- Phương pháp bạo lực
14. Đâu là thực chất của đấu tranh giai cấp?
- Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của giai cấp bị
áp bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc lột
nhằm giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích
Gợi ý trả lời_Vấn đề CMXH
1.Nguồn gốc sâu xa và trực tiếp của CMXH?
- Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX - Đấu tranh giai cấp
2. CMXH theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng?
- Nghĩa rộng: - Là sự thay đổi căn bản về chất toàn bộ
các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Nghĩa hẹp: Là cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền,
thiết lập một chính quyền mới tiến bộ hơn
3. Điều kiện khách quan và chủ quan của CMXH?
- Khách quan: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất mâu thuẫn gau gắt với nhau tất yếu sẽ dẫn
đến sự bùng nổ của cách mạng xã hội. Mâu thuẫn
giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, dẫn đến khủng
hoảng chính trị, xuất hiện tình thế cách mạng.
- Chủ quan: Trình độ giác ngộ và nhận thức của LLCM
về mục tiêu và nhiệm vụ CM; năng lực tổ chức, khả năng tập hợp LLCM
4. Khái niệm nào dùng để chỉ phương thức giành chính quyền
của một nhóm người nhưng không làm thay đổi bản chất chế độ? - Đảo chính
5. Tình thế và thời cơ cách mạng là gì?
- Tình thế CM: Là sự chín muồi của mâu thuẫn gay gắt
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự
phát triển đến đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp
dẫn tới những đảo lộn sâu sắc trong nền tảng kinh
tế - xã hội của nhà nước đương thời, khiến cho việc
thay thế thể chế chính trị đó bằng một thể chế
chính trị khác, tiến bộ hơn.
- Thời cơ CM: là thời điểm đặc biệt khi điều kiện
khách quan và nhân tố chủ quan của cách mạng xã
hội đã chín muồi, đó là lúc thuận lợi nhất có thể
bùng nổ cách mạng, có ý nghĩa quyết định đối với
thành công của cách mạng. 6. Động lực của CMXH?
- Là những giai cấp có lợi ích gắn bó chặt chẽ và lâu
dài đối với cách mạng, có tính tự giác, tích cực, chủ
động, kiên quyết, triệt để cách mạng, có khả năng
lôi cuốn, tập hợp các giai cấp, tầng lớp khác tham
gia phong trào cách mạng.
7. Khái niệm nào dùng để chỉ thời điểm thuận lợi nhất có thể
bùng nổ cách mạng, khi điều kiện khách quan và nhân tố khách
quan của cách mạng đã chín muồi, có ý nghĩa quyết định đối
với thành công của cách mạng?
- Thời cơ cách mạng
8. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định muốn cứu nước, giải
phóng dân tộc thì chỉ có một con đường duy nhất, không có con
đường nào khác. Đó là con đường gì?
- Cách mạng vô sản
Gợi ý trả lời_Vấn đề nhà nước
1.Nguồn gốc sâu xa và trực tiếp hình thành nhà nước?
- Sâu xa: Sự xuất hiện chế độ tư hữu
- Trực tiếp: Mâu thuẫn đối kháng giai cấp
2. Bản chất của nhà nước?
- Là một tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về
mặt kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn
áp phản kháng của giai cấp khác
- Mang bản chất của giai cấp thống trị
3. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, đến giai đoạn phát triển nào
của xã hội thì nhà nước sẽ tự tiêu vong? - CNCS
4. Các kiểu nhà nước trong lịch sử? - CHNL; PK; TBCN; XHCN
5. Nhà nước là phạm trù lịch sử hay vĩnh viễn? - Lịch sử
6. MQH giữa chức năng thống trị chính trị của giai cấp đối với
chức năng xã hội của nhà nước?
- Chức năng thống trị chính trị của giai cấp giữ địa vị
quyết định, chi phối và định hướng chức năng xã hội của nhà nước
- Chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị
và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào
nó thực hiện chức năng xã hội
7. MQH giữa chức năng đối nội với chức năng đối ngoại của nhà nước?
- Là 2 mặt của một thực thế thống nhất, hỗ trợ và tấc
động lẫn nhau nhằm thực hiên đường lối nội và
ngoại của giai cấp thống trị
- Chức năng đối nội của nhà nước giữ vai trò CHỦ
YẾU, là điều kiện thực hiện chức năng đối ngoại.
- Thực hiện tốt chức năng đối ngoại, làm tăng vị thế,
vai trò và sự phát triển của nhà nước.
8. Kiểu nhà nước nào trong lịch sử được gọi là “Một nửa nhà
nước”, “Nhà nước không còn nguyên nghĩa”?
- Kiểu nhà nước trong CNXH được gọi là “một nửa nhà nước”
- Kiểu nhà nước CNCS là “nhà nước không còn nguyên nghĩa”
Gợi ý trả lời_Vấn đề con người
1.Quan niệm của chủ nghĩa Mác Lênin về con người?
- Con người là thực thể sinh học-xã hội
- Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
- Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản
phẩm của lịch sử
- Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
2.Theo triết học Mác-Lênin, ai là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử?
- Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ: quần chúng nhân
dân là người sáng tạo ra lịch sử; cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng. Điều đó đã chỉ ra cho xã
hội, đặc biệt là giai cấp công nhân, nhân dân lao
động, phương pháp luận đúng đắn để nhận thức và
cải tạo thế giới.
3. Theo Hồ Chí Minh, con người theo nghĩa hẹp là gì?
- Gia đình, anh em, họ hàng bầu bạn
4. Bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của con người là gì?
- Bản tính tự nhiên: Là kết quả tiến hóa & phát triển
lâu dài của GTN. QH b/chứng giữa tồn tại của con
người với các tồn tại khác của GT
- Bản chất xã hội của con người là cơ sở của tính
thống nhất toàn nhân loại. Một trong 2 nguồn gốc
hình thành nên con người: LĐ& NN
- Sự chi phối của các quy luật XH
5. “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
các quan hệ xã hội” là câu nói của ai? Viết trong tác phẩm nào?
Luận cương về Phoiơbắc
6. Theo triết học Mác-Lênin, thực chất của hiện tượng tha hóa con người là gì?
Lao động của con người bị tha hóa
7. Khái niệm quần chúng nhân dân? Lực lượng nào được xem là
hạt nhân cơ ban của quần chúng nhân dân?
- Dùng để chỉ cộng đồng XH:
- + Gồm nhiều lực lượng (chủ yếu, cơ bản nhất là người LĐ).
- + Có cùng lợi ích căn bản (gắn với việc giải quyết
các nhiệm vụ lịch sử)
- + Có tổ chức, có lãnh đạo tạo nên sức mạnh để giải
quyết các nhiệm vụ lịch sử
- Chú ý: QCND là cộng đồng sống động, biến đổi
- - QCND là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử,là
lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử
- - Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần, đóng vai trò là hạt nhân cơ
bản của quần chúng nhân dân.
8. Khái niệm vĩ nhân? Lãnh tụ?
- Vĩ nhân: Là người có tài đức lớn lao, vượt hẳn mọi
người, có sự nghiệp, công lao đặc biệt trong xã hội.
- Lãnh tụ: Những cá nhân có tài năng kiệt xuất và có
ảnh hưởng lớn đến lịch sử của một cộng đồng, một
dân tộc hoặc cả thế giời trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
9. Vai trò của quần chúng nhân dân? Vĩ nhân? Lãnh tụ? Quần chúng nhân dân:
- Lực lượng sản xuất cơ bản, trực tiếp tạo ra của cải VC
- Trực tiếp hoặc gián tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh
thần & “kiểm chứng”
- Là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng & cải cách Lãnh tụ:
- Lãnh tụ có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tiến bộ xã hội
- Lãnh tụ thường là người sáng lập ra các tổ chức chính trị, xã
hội, là linh hồn của tổ chức xã hội. Do đó, lãnh tụ là người
sáng lập, quản lý, điều khiển các tổ chức xã hội và có vai trò
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức đó.
- Lãnh tụ còn là tấm gương mẫu mực để quần chúng phấn đấu,
học tập nhằm nâng cao nhân cách của các thành viên trong tổ chức
10. Tìm từ còn thiếu trong nhận định sau đây của V.I.Lênin
“Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền
thống trị, nếu nó không đào tạo được trong một hàng ngũ của mình những….”?
- Lãnh tụ chính trị
11. Tình trạng lao động từ chỗ phục vụ con người bị biến thành
lực lượng đối lập, nô dịch con người, khiến con người đánh mất
bản thân mình được gọi là gì?
- Lao động bị tha hóa
12. Tìm từ còn thiếu trong nhận định sau định: “Sự phát triển tự
do của mỗi con người là điều kiện cho sự phát triển tự do của…”?
- Tất cả con người
Gợi ý trả lời_Vấn đề dân tộc
1.Hình thức cộng đồng người nào gắn liền với xã hội có giai cấp và nhà nước? - Dân tộc
2.Kể tên các cộng đồng người trước khi hình thành dân tộc?
Hình thức nào xuất hiện đầu tiên?
- Thị tộc(đầu tiên); Bộ lạc; Bộ tộc; Dân tộc
3. Dân tộc hiểu theo mấy nghĩa? - Nghĩa rộng: Quốc gia
- Nghĩa hẹp: Các bộ tộc
4. Quyền lực của tù trường, tộc trưởng, thủ lính quân sự trong
thị tộ được hình thành dựa trên những cơ sở nào?
- Uy tín, đạo đức cá nhân
5. Hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất trong lịch sử nhân loại là gì? - Dân tộc
6. Hình thức cộng đồng người được hình thành bởi sự liên kết
các thị tộc lại với nhau trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết
thống được gọi là gì? - Bộ lạc
7. Xét đến cùng đâu là nguyên nhân quyết định sự hình thành,
phát triển của các hình thức cộng đồng người trong lịch sử?
- Sự phát triển của phương thức sản xuất
8. Đặc trưng nào đã tạo nên nét độc đáo trong sự cố kết cộng
đồng của dân tộc Việt Nam?
- Việc hình thành dân tộc bắt nguồn từ nhu cầu chống
thiên tai và ngoại xâm
9. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp?
- Vấn đề giai cấp quyết định về vấn đề dân tộc
- Vấn đề dân tộc tác động đến vấn đề giai cấp
10. MQH giữa vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại?
- Trong xã hội có giai cấp, lợi ích nhân loại không tách
rời lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và chỉ bị chi phối
bởi lợi ích giai cấp và dân tộc.
Gợi ý trả lời_Mối quan hệ biện chứng giữa TTXH (Tồn tại xã hội)
& YTXH (Ý thức xã hội)
1.Phạm trù nào dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và
những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội? - Tồn tại xã hội
2. Các yếu tố của TTXH? Yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội là gì?
- +PTSX vật chất ( quan trọng nhất )
- +Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý
- +Dân số và mật độ dân số
3.YTXH do yếu tố nào sinh ra? YTXH phản ánh yếu tố nào?
- Do TTXH sinh ra và phản ánh TTXH
4. Giữa TTXH và YTXH yếu tố nào quyết định? - TTXH quyết định
5. Hệ tư tưởng định hướng cho mọi hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
- Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
6. “Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa ra quét lá đa/ Bao
giờ dân nổi can qua/ Con vua thất thể lại ra quét chùa”. Câu ca
dao vừa nêu phản ánh tính chất gì và thể hiện cấp độ nào của ý thức xã hội?
- Tính giai cấp và ở cấp độ tâm lí xã hội