Ôn tập vật chất và ý thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Talet cho rằng: Vật chất là nước, nước là yếu tố đầu tiên, mọi sự vật đều sinh ra từ nước, nước cấu thành ra cả vũ trụ, con người, vạn vật và tồn tại dưới nhiều trạng thái khác nhau, khi phân huỷ lại biến thành nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
VẬT CHẤT
Quan điểm của CNDT là k bàn đến vật chất
1. Các nhà DV trước Mác quan niệm ntn về VC? (Ngũ Hành, Talet, Hêcralit, Đêmôcrit...)
– Ngũ hành là một thuật ngữ được dùng để chỉ 5 loại vật chất tồn tại trong vũ trụ, gồm: Kim –
Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ
– Talet cho rằng: Vật chất là nước, nước là yếu tố đầu tiên, mọi sự vật đều sinh ra từ nước, nước
cấu thành ra cả vũ trụ, con người, vạn vật và tồn tại dưới nhiều trạng thái khác nhau, khi phân
huỷ lại biến thành nước. Mọi vật đều có sinh ra và mất đi, biến đổi không ngừng, chỉ có nước là
tồn tại mãi mãi, quan niệm rằng nước là cái nhỏ nhất
– Hêraclit cho rằng lửa là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi vật: “Mọi cái biến đổi thành lửa và lửa
biến thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng”. “Lửa sống
nhờ đất chết, không khí sống nhờ lửa chết, nước sống nhờ không khí chết, đất sống nhờ nước chết”
– Democrit cho rằng tất cả mọi vật đều hình thành từ nguyên tử, đó là phần tử vật chất bé nhỏ, cơ
sở của mọi vật và không phân chia được nữa
2. Ưu điểm và hạn chế của quan niệm đó
Ưu điểm: đưa ra những kiến giải khác nhau về vật chất và qua đó đã có những đóng góp hết sức
quan trọng đối với lịch sử phát triển của triết học duy vật Hạn chế:
– Chưa bao quát được mọi tồn tại vật chất trong thế giới
– Chưa giải quyết được triệt để phạm trù vật chất từ góc độ giải quyết 2 mặt vấn đề cơ bản của triết học
– Không thấy được sự tồn tại của vật chất gắn liền với vận động
– Không chỉ ra được biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội
3. Tại sao Lênin phải đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về Vật chất? Vì :
+VC là ngtu ---> nguyên tử: nhỏ nhất, cứng nhất, k bị xuyên qua ---> sự tồn tại vĩnh viễn
Các nhà khoa học cho ra những định luật mới chứng minh ngtu có thể bị xuyên qua, k phải là
nhỏ nhất, VC k là sự tồn tại vĩnh viễn ---> đối nghịch lại với định nghĩa VC là thế giới
Các nhà duy tâm dựa vào các chứng minh khoa học phản đối nhà duy vật nên leenin đã đứng ra cho một kn mới của VC
4. Thuộc tính quan trọng nhất của Vật chất là gì?
Đặc trưng quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan
5. Dựa vào đâu mà con người có thể nhận biết được vật chất? Dựa vào 5 giác quan
6. Ưu điểm của quan niệm về vật chất của Lenin so với quan niệm trước đó? 7.
Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất là gì (làm rõ, vd):
* Vận động: là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật chất -
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất nghĩa là vật chất tồn tại bằng cách vận động -
ĐN về vận động: Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất nghĩa là vận động là một
thuộc tính bên trong của vật chất và sự vận động của vật chất là sự tự vận động, dc tạo nên do sự
tác động qua lại lẫn nhau của chính các mặt, các yếu tố trong cấu trúc của vật chất.
- Vận động bao gồm nhiều hình thức khác nhau:
+ Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian
+ Vận động vật lý: sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử, các quá trình nhiệt, điện…
+ Vận động sinh học: sự trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường
+ Vận động hoá học: sự vận động của các nguyên tử, các quá trình hoá hợp và phân giải các chất
+ Vận động xã hội: sự thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế-xã hội.
5 dạng vận động này quan hệ chặt chẽ với nhau. Một hình thức vận động nào đó được thực
hiện là do có sự tác động qua lại với nhiều hình thức vận động khác. Một hình thức vận động này
luôn có khả năng chuyển hoá thành hình thức vận động khác, nhưng không thể quy hình thức
vận động này thành hình thức vận động khác. Mỗi một sự vật, hiện tượng có thể gắn liền với
nhiều hình thức vận động nhưng bao giờ cũng được đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản.
- Vận động và đứng im: Thế giới vật chất bao giờ cũng ở trong quá trình vận động không ngừng,
trong sự vận động không ngừng đó có hiện tượng đựng im tương đối. Nên hiểu hiện tượng đứng
im chỉ xảy ra đối với một hình thức vận động nào đó của vật chất trong một lúc nào đó và trong
một quan hệ nhất định nào đó, còn xét đến cùng, vật chất luôn luôn vận động. Nếu vận động là
sự tồn tại trong sự biến đổi của các sự vật, hiện tượng, thì đứng im tương đối là sự ổn định, là sự
bảo toàn quán tính của các sự vật, hiện tượng.
Như vậy, đứng im là tương đối; tạm thời và là trạng thái đặc biệt của vật chất đang vận động không ngừng.
CON NGƯỜI LUÔN TỒN TẠI 5 HÌNH THỨC VĐ
* Không gian và thời gian: là các hình thức tồn tại của vật chất, nghĩa là vật chất luôn tồn tại
trong không gian và thời gian và cũng như không có không gian, thời gian nào tồn tại bên ngoài vật chất Ý THỨC 1. Ý thức là gì:
- Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật
chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự
cái biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất”.
- Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con
người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan
hệ qua lại với thế giới khách quan
Ý thức là thuộc tính (thuộc tính phản ánh) của 1 dạng vật chất sống có tổ chức cao, đó là bộ
não người. Theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người, có
sự cải biên và sáng tạo
2.Tại sao nói ý thức mang bản chất xã hội, ví dụ
Ý thức mang bản chất xã hội là vì ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo của ý thức gắn bó chặt
chẽ với xã hội, gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, xã hội và
được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã
hội. Với tính năng động, ý thức sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
Ví dụ : Trước khi lên tàu vũ trụ bay lên mặt trăng, con người đã có rất nhiều thông tin về mặt
trăng. Sau khi đặt chân lên mặt trăng, con người sẽ khám phá những thông tin mới và loại bỏ
những thông tin sai lầm về mặt trăng.
3. Bản chất phản ánh sáng tạo của ý thức được biểu hiện :
- Là sự phản ánh khái quát trừu tượng, gián tiếp, được thể hiện thông qua “vỏ vật chất” của nó là
hệ thống ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết).
- Sự phản ánh của ý thức không chỉ là sự sao chép, liệt kê những hiện tượng, những mối liên hệ
bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên của đối tượng. Sự phát triển ý thức là một quá trình con người
không ngừng tìm kiếm và tích lũy những hiểu biết mới ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn về mặt bản
chất, qui luật vận động và phát triển của sự vật.
- Sự phản ánh sáng tạo của ý thức gắn liền với nhu cầu của cuộc sống vào hoạt động thực tiễn của con người.
- Tính sáng tạo của ý thức còn được thể hiện ở chỗ, thông qua hoạt động thực tiễn của con người,
ý thức tác động làm biến đổi thế giới.
Ví dụ : Trước kia con người sản xuất ra của cải vật chất thông qua công cụ thô sơ như cày,
cuốc.., ngày nay thông qua lao động con người đã sáng tạo ra máy móc làm tăng năng suất lao
động để tạo ra được nhiều của cải vật chất hơn và con người còn tiếp tục sáng tạo ra và áp dụng
những công nghệ mới hơn để thay thế máy móc.
4. Tại sao nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan? Ví dụ
- Vì mỗi người có trình độ khác nhau, góc nhìn khác nhau sẽ dẫn đến nhận thức (hay ý thức) về
sự vật hiện tượng khác nhau
VD: trong chuyện thầy bói xem voi người sờ vào cái vòi thì chỉ nhận thức được cái vòi, người sờ
vào cái tai thì có nhận thức về cái tai..... vì họ mù nên không nhìn thấy và không nhận thức được
tất cả các bộ phận đó mới cấu thành 1 con voi dẫn đến ý thức về con voi bị lệch theo chủ quan của mỗi người.
5. Ý thức được hình thành từ đâu ? Ví dụ
- Nguồn gốc tự nhiên: là kết quả phản ánh sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ não con người
- Nguồn gốc xã hội : bao gồm lao động ( trực tiếp và quan trọng nhất) và ngôn ngữ, ví dụ cụ thể:
VD: Con người khi chế tạo ra các công cụ lao động, công cụ dùng trong sinh hoạt, từ đó con
người có ý thức về việc thay đổi thói quen ăn uống hay mục đích của hoạt động biến đổi phát triển xã hội.
Câu 6: Ý thức gồm những yếu tố nào ? Yếu tố nào là quan trọng nhất ? vì sao ?
Ý thức bao gồm những yếu tố: tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí
Trong đó yếu tố tri thức là quan trọng nhất bởi vì tri thức là nhân tố quyết định ý thức. Tri thức là
phương thức tồn tại của ý thức, là điều kiện để ý thức phát triển và đồng thời là nhân tố định
hướng đối với sự quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố còn lại.
Câu 7: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được biểu hiện như thế nào ? Ví dụ ? Bài học rút ra
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được biểu hiện qua quan điểm duy vật biện chứng:
-Vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người:
- Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết
định nội dung, bản chất và sự vận động, phát triển của ý thức.
Ví dụ: Khi ta nhìn ngắm một bông hoa ( vật chất ) thì bộ não của ta sẽ phản ánh lại hình
ảnh bông hoa đấy ( ý thức ) --> trong ý thức chúng ta xuất hiện bông hoa --> ý thức là cái có sau
phản ánh lại vật chất ---> vật chất có trước và quyết định ý thức
- Ý thức độc lập tương đối, không quyết định vật chất và tác động trở lại vật chất phải qua hoạt
động thực tiễn của con người:
Ví dụ: Bây giờ ta đang có mức lương 6tr/tháng, không đủ cho chi tiêu, nên trong ý thức
của ta ý thức nghĩ là sếp sẽ tăng lương cho ta ---> nếu ta k có hành động thực tế chứng minh khả
năng bản thân thì sếp vẫn chỉ trả cho ta 6tr/tháng ----> ý thức không quyết định vật chất
Ngược lại, nếu ta coi ý thức muốn tăng lương là mục tiêu và chăm chỉ nỗ
lực làm việc được sếp công nhận, thì sếp có thể tăng lương cho ta ---> ý thức có thể tác động trở
lại vật chất qua hành động thực tiễn.