Ôn tập về quản lý nhà nước
Ôn tập về quản lý nhà nước
Preview text:
lOMoARcPSD|19704494
ÔN TẬP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
CÂU 1: Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam:
- Trình bày vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường/ tính tất yếu khách
quan/ sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với nền kinh tế/các chủ thể kinh tế
- Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Bài làm BƯỚC 1: - Khái niệm:
+ NN là một thiết chế quyền lực chính trị - là cơ quan thống trị giai cấp của một
hoặc toàn bộ các giai cấp khác trong xã hội, vừa là quyền lực công đại diện cho lợi
ích chung của cộng đồng xã hội nhằm duy trì và phát triển xã hội trước lịch sử và các NN khác
- Đặc trưng (5 đt):
➢ Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ
➢ Nhà nước thiết lập quyền lực công để quản lý xã hội
➢ Nhà nước có chủ quyền quốc gia
➢ Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý buộc các thành viên trong xã hội phải tuân theo
➢ Nhà nước quy định và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc - Vai trò:
➢ Mọi Nhà nước sinh ra, phải nắm giữ quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế
nhằm điều tiết mối quan hệ KT-XH → Nhà nước phải tiến hành quản lý mọi
lĩnh vực của xã hội, trong đó có quản lý kinh tế.
➢ Lực lượng sản xuất phát triển, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao do
cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ tạo ra → cần thiết có sự
quản lý của Nhà nước về kinh tế.
➢ Kinh tế thị trường có cả ưu điểm và hạn chế
➢ Phát huy những ưu điểm của nền kinh tế thị trường
Phối hợp hoạt động tư nhân
- Cung cấp nhiều việc làm
Hỗ trợ các thị trường
- Tạo động lực con người thảo sức sáng tạo Thúc đẩy cạnh tranh - Thúc đẩy HĐSX Thúc đẩy hội nhập
- Có 1 LLSX lớn=> đáp ứng nhu cầu NTD
➢ Khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường
- KTTT tạo ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập lOMoARcPSD|19704494
➔ Dẫn đến phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng
– Kinh tế thị trường phát triển => thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển
➔ Vai trò của kinh tế nhà nước bị giảm sút và chịu sức ép mạnh mẽ từ các
thành phần kinh tế khác.
– Có sự cạnh trạnh gắt gao giữa các nhà sản xuất, các nhà phân phối dẫn đế độc quyền
➔ Thất nghiệp tăng cao hoạt động phúc lợi xã hội bị giảm sút.
– Các nhà sản xuất hàng hoá dịch vụ chạy theo lợi nhuận
➔ Gây ra hậu quả về môi trường sinh thái làm giảm tốc độ tăng trưởng bền vững của quốc gia.
– Mặt trái của nền kinh tế thị trường đem lại là các tệ nạn xã hội mới nảy sinh càng ngày càng gia tăng.
➔ Nhà nước tác động thúc đẩy nền kinh tế phát triển đúng theo chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
(Nền kinh tế thị trường với bản chất của nó là lợi nhận tối đa thì việc cần định
hướng cho các thành phần kinh tế là rất quan trọng, nếu không sẽ có nguy cơ đi
chệch hướng xã hội chủ nghĩa đối lập với bản chất của nhà nước ta.)
➢ Giải pháp khắc phục KTTT
❖ Hàng hóa công cộng thuần túy:
➢ Không cạnh tranh trong tiêu dùng
➢ Không thể loại trừ: chi phí cao khi loại trừ những người không có khả năng chi trả
❖ Cung cấp hàng hoá công cộng thuần tuý ➢ Quốc phòng, an ninh
➢ Pháp luật và trật tự
➢ Thiết lập các nguyên tắc về quyền sở hữu tài sản và luật về hợp đồng trao đổi ➢ Y tế công cộng
❖ Quản lý kinh tế vĩ mô: tỷ lệ thất nghiệp, ổn định giá cả và tăng trưởng kinh
tế, phân bổ các nguồn lực
❖ Giải quyết ngoại ứng tích cực hoặc tiêu cực ➢ Giáo dục cơ bản ➢ Bảo vệ môi trường
❖ Điều tiết độc quyền tự nhiên
➢ Chính sách chống độc quyền
❖ Xử lý tình trạng thông tin không hoàn hảo ➢ Bảo hiểm
➢ Điều tiết thi trường tài chính lOMoARcPSD|19704494
➢ Bảo vệ người tiêu dùng
❖ Phân phối lại thu nhập và cơ hội tiếp cận dịch vụ công
➢ Trợ cấp: hàng hóa & tiền mặt ➢ Thuế
- Liên hệ thực tiễn Việt Nam
+ Những thất bại của KTTT đã cản trở việc thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế- XH của NNVN. Vì vậy, NN phải khắc phục hạn chế của thị trường,
đảm bảo mục tiêu phát triển kt-xh
+ Đặc biệt, trong sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, Nhà nước có vai
trò to lớn trong việc bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng
trưởng kinh tế. “ổn định” ở đây thể hiện sự cân đối, hài hòa các quan hệ nhu
cầu, lợi ích giữa người và người, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong hành
động vì mục tiêu phát triển của đất nước. =>Là những công cụ tạo ra sự
đồng thuận xã hội, từ đó mà có ổn định xã hội cho phát triển và tăng trưởng kinh tế.
+ Các chính sách, pháp luật của Nhà nước, một mặt, phải phản ánh đúng
những nhu cầu chung của xã hội, của mọi chủ thể kinh tế…; mặt khác, phải
tôn trọng tính đa dạng về nhu cầu, lợi ích cụ thể của các chủ thể đó.
+ Nhà nước ta cũng có vai trò to lớn trong việc bảo đảm gia tăng phúc lợi
xã hội, bởi mục tiêu căn bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam là góp phần thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Có chính sách xã hội hợp lý; bảo đảm phúc
lợi ngày một gia tăng nhờ hiệu quả tác động của chính sách kinh tế tiến bộ
do Nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện bằng những nỗ lực của nhiều
chủ thể kinh tế khác nhau… là nhân tố có vai trò quyết định trong vấn đề này.
+ Từ đó, việc bảo đảm yêu cầu thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội được
thể hiện đầy đủ ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển kinh tế là
một nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước ta trong việc thực hiện chức năng phát
triển, tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
+ Thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu phá hoại nền kinh tế => Thực hiện
Thực hiện chủ trương “ DBHB ở các vùng biên giới, hải đảo, miền n úi, dtoc
ít người có trình độ phát triển kte yếu kém ➔ BVAN, QP và độc lập dân
tộc nhất thiết phải tăng cường vai trò QL của NN với nền kinh tế.
CÂU 2: Phương pháp trong quản lý Nhà nước về kinh tế ở Việt Nam.
- Khái niệm, đặc điểm của phương pháp kinh tế / hành chính/giáo dục
- Cho ví dụ minh họa việc sử dụng lOMoARcPSD|19704494 BÀI LÀM
- Phương pháp quản lý của Nhà nước về kinh tế là tổng thể các cách thức tác
động có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên nền kinh tế quõc dân và các bộ
phận hợp thành của nó để thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế quõc dân.
– Các phương pháp quản lý chủ yếu của nhà nước về kinh tế ở Việt Nam là:
phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính, phương pháp giáo dục
a) Phương pháp kinh tế
- Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước, dựa trên
những lợi ích kinh tế có tính hướng dæn, lên đõi tượng quản lý Nhà nước về kinh
tế, nhằm làm cho họ quan tâm tới hiệu quả cuõi cùng của sự hoạt động, từ đó mà tự
giác, chủ động hoàn thành tõt nhiệm vụ được giao
- Đặc điểm:
• Các phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích
kinh tế, để cho đõi tượng bị quản lý lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả
nhãt trong phạm vi hoạt động.
• Đề ra mục tiêu nhiệm vụ, đưa ra các điều kiện khuyến khích về kinh tế, những
phương tiện vật chãt có thể sử dụng để họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ.
• Các phương pháp kinh tế có thể có những giải pháp kinh tế khác nhau cho
cùng một vấn đề. Tuy nhiên nó phải tạo ra những điều kiện để lợi ích cá nhân
và các doanh nghiệp phù hợp với lợi ích chung của nhà nước. - Ví dụ:
“Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với đại dịch Covid-19”
Trong tình huống nêu trên, chính sách được đề cập đến là những chính sách hỗ trợ
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển trong đại dịch Covid. Theo
đó, Chính phủ đã kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ gồm: Miễn, giảm, gia hạn
thuế và các khoản thu ngân sách, cơ cấu lại nợ, miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay… Trong đó,
- Có các giải pháp kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, giảm thuế
thu nhập DN phải nộp năm 2020, giảm thuế bảo vệ môi trường.
- Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá
nhân và tiền thuê đất; giảm tiền thuê đất của năm 2020 cho các đối tượng bị ảnh
hưởng bởi đại dịch ; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm lệ phí trước bạ
khi đăng ký đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
- Xem xét hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh,
trong đó có ngành hàng không lOMoARcPSD|19704494
b) Phương pháp hành chính
- Phương pháp hành chính là các tác động trực tiếp bằng các quyết định mang
tính bắt buộc của nhà nước lên đõi tượng quản lý Nhà nước về kinh tế nhằm thực
hiện những mục tiêu của quản lý kinh tế vĩ mô trong những tình huõng nhãt định. - Đặc điểm:
+ Mang tính bắt buộc, tính quyền lực: cấp dưới bắt buộc phải thực hiện, không
được lựa chọn, chỉ có cấp thẩm quyền ra quyết định mới có quyền thay đổi quyết định.
+ Tác động vào đối tượng quản lý theo hai hướng: tác động về mặt tổ chức và
tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý kinh tế.
+ Chủ thể quản lý phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ
người thực hiện, loại trừ khả năng có sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao. - Ví dụ:
+ Nộp thuế không cho sản xuất các mặt hàng gây ung thư
- “ Quốc hội ban hành số: 59/2020/QH14 Luật doanh nghiêp 2020”
+ Có tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp + Mục tiêu:
➢ Đầu tiên là tạo thuận lợi nhất cho hoạt động thành lập và đăng ký doanh
nghiệp; cắt giảm chi phí và thời gian trong khởi sự kinh doanh;
➢ Thứ hai là nâng cao cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp
của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của doanh nghiệp; thúc đẩy quản
trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực theo thông lệ tốt và phổ biến trong khu vực và quốc tế
➢ Thứ ba đó là: Nâng cao hiệu lực quản trị, công khai minh bạch và trách
nhiệm giải trình đối với doanh nghiệp mà nhà nước có phần vốn góp chi phối.
➢ Cuối cùng đó là: Tạo thuận lợi hơn, giảm chi phí trong tổ chức lại doanh
nghiệp: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
c) Phương pháp giáo dục
- Phương pháp giáo dục là cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của con
người nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Đặc điểm:
+ Dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật về tâm lý. lOMoARcPSD|19704494
+ Thường sử dụng kết hợp với các phương pháp khác một cách uyển chuyển,
linh hoạt, vừa nhẹ nhàng vừa sâu sát đến từng cá nhân, có tác dụng rộng rãi trong xã hội.
+ Các hình thức: các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, đài phát
thanh, truyền hình...), các đoàn thể, các hội nghị tổng kết, hội thi, hội trợ... - Ví dụ:
“ Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông “
+ Mục tiêu: Nhằm chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu qua giáo
dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người người vè định hướng nghề nghiệp; góp
phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát
triển toàn diện về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, tris, thể, mỹ, và phát hy tốt
nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
CÂU 3. Công cụ trong quản lý Nhà nước về kinh tế ở Việt Nam.
- Trình bày khái n i ê m
̣ và vai trò của pháp luât ̣/chính sách/tài sản quốc gia
- ví dụ minh họa các vai trò đó. BÀI LÀM
- Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện hữu hình
và vô hình mà nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh tế nhằm thực
hiện mục tiêu quản lý nền kinh tế quõc dân.
– Các công cụ quản lý chủ yếu của nhà nước về kinh tế: Pháp luật, Kế hoạch,
Chính sách, Tài sản quõc gia a) Pháp luật
- Pháp luật kinh tế là hệ thống các văn bản có tính quy phạm đó cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện ý chí, quyền lực của nhà nước nhằm
điều chỉnh các quan hệ trong nền kinh tế.
- Vai trò của pháp luật trong QLNN về KT
+ Tạo tiền đề pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, duy
trì sự ổn định lâu dài của nền kinh tế quõc dân nhằm thực hiện mục tiêu tăng
trưởng kinh tế bền vững.
+ Tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và
nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế quõc dân. lOMoARcPSD|19704494
+ Tạo cơ sở pháp lý cän thiết để kết hợp hài hoà phát triển kinh tế với
phát triển xã hội và bảo vệ môi trường b) Kế hoạch
- Kế hoạch là quá trình xây dựng, quán triệt, chãp hành và giám sát, kiểm
tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai
+ Là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước: kế hoạch là hệ thống các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm, chương trình, dự án, ngân sách
- Vai trò của kế hoạch
+ QLKH vĩ mô là căn cứ cơ bản của quản lý kinh tế quõc dân.
+ QLKH vĩ mô là một khâu quan trọng và là một bộ phận cãu thành hữu cơ
của quản lý kinh tế quõc dân. c) Chính sách
- Chính sách KT-XH: Là tổng thể các quan điểm tư tưởng, mục tiêu tổng quát và
những phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước.
- Vai trò của chính sách:
+ Thứ nhất, định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Thứ hai, tạo động lực cho các đõi tượng tham gia hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu chung.
+ Thứ ba, phát huy mặt tích cực, đöng thời khắc phục những hạn chế của
nền kinh tế thị trường
+ Thứ tư, tạo lập các cân đõi trong phát triển.
+ Thứ năm, kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong xã hội.
+ Thứ sáu, tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Thứ bảy, thúc đåy sự phõi hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành.
d) Tài sản quốc gia
- Tài sản quõc gia là nguồn vốn và các phương tiện vật chất - kỹ thuật mà nhà
nước có thể sử dụng để tiến hành quản lý kinh tế quõc dân. • Tức là bao gồm:
✓ Tài nguyên thiên nhiên của đãt nước
✓ Các loại tài sản được sản xuãt ra
✓ Nguồn vốn con người, …
- Vai trò TSQG:
+ TSQG là cơ sở vật chãt mà kinh tế Nhà nước dựa vào đó để tön tại
và phát triển, tạo nền tảng cho các thành phän kinh tế ngoài quõc lOMoARcPSD|19704494
doanh phát triển, đem lại nguön thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước,
đáp ứng nhu cäu vật chãt và văn hoá ngày càng tăng lên của nhân dân.
+ TSQG là một công cụ quan trọng mà Nhà nước sử dụng để can
thiệp trực tiếp vào nền kinh tế quõc dân, kịp thời giải quyết các trục
trặc, lệch lạc, mãt cân đõi mà nền kinh tế thị trường gây ra.
+ TSQG là bộ khung vật chãt - kỹ thuật của nền kinh tế quõc dân. BƯỚC 2:
- Ví dụ minh họa:
“Hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” 1. Chính sách
- Chínhsách được đề cập đến là những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Theo đó, chương trình hỗ trợ DNNVV trọng tâm đã được đề ra gồm:
(i) Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN;
(ii) Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn;
(iii) Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới;
(iv) Phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị;
(vi) Cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường;
(vii) Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển;
(viii) Quản lý thực hiện kế hoạch phát triển.
- Bên cạnh đó, các DNNVV được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ Nhà nước
như: Hỗ trợ thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi từ hộ kinh
doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, hỗ trợ cho
các DNNVV giảm bớt gánh năng về tài chính với việc triển khai đa dạng các gói
tín dụng với lãi suất ưu đãi dành cho DNNVV, hỗ trợ pháp lý cho DN, hỗ trợ DN
tiếp cận, thực hiện các cam kết trong hội nhập quốc tế.
- Như vậy, với tinh thần “Chính phủ đồng hành cùng DN”, lấy DN là đối tượng
phục vụ, chính phủ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân và DN khởi
nghiệp, tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm; tạo
môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV.
➔ Các chính sách hỗ trợ DNNVV cũng đã định hướng mục tiêu cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tham gia hoạt động kinh tế xã hội, tạo động lực cho các
DNVVN hoạt động kinh tế theo mục tiêu chung đồng thời phát huy mặt tích cực và
khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường. 2. Pháp luật
Trong tình huống nêu trên, các văn bản pháp luật gồm có:
- Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV. lOMoARcPSD|19704494
- Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 phê duyệt Kế hoạch
phát triển DNNVV 05 năm (giai đoạn 2006 – 2010).
- Nghị định số 56/2008/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV.
- Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
các giải pháp, chương trình hỗ trợ DNNVV trọng tâm.
- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020.
- Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP.
- Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh
tra, kiểm tra đối với DN.
- Luật Hỗ trợ DNNVV, có hiệu lực ngày 01/01/ 2018.
- Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 (có hiệu lực ngày 01/01/2018).
- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018)
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018).
- Luật Chuyển giao công nghệ (có hiệu lực từ ngày 01/7/2018).
- Nghị định số 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hỗ trợ DNNVV.
- Quyết định số 565/QĐ-585 ngày 03/04/2018.
➔ Với công cụ pháp luật, nhà nước đã xây dựng hành lang pháp lý quan trọng để
hỗ trợ cho sự phát triển mạnh mẽ của DNNVV, tạo chuyển biến tích cực về tư
tưởng, nhận thức của bộ máy công quyền với tinh thần phục vụ và hỗ trợ phát triển DN;
+ Từng bước tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho DN;
+ Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng nhanh, góp phần quan
trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. 3. Kế hoạch
Trong tình huống nêu trên, các kế hoạch được sử dụng gồm có:
- Kế hoạch phát triển DNNVV 05 năm (giai đoạn 2006 – 2010).
- Kế hoạch triển khai hoạt động mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN tại các
địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (của Bộ Tư Pháp).
- Chương trình hỗ trợ DNNVV.
- Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
- Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
- Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020
➔ Công cụ kế hoạch được sử dụng đã cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền từ trung ương đến địa phương nhận thức thống nhất về hướng đi, cách đi
thích hợp để nhanh chóng đạt tới mục tiêu tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh lOMoARcPSD|19704494
thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV, hỗ trợ pháp lý cho DN,
hỗ trợ DN tiếp cận, thực hiện các cam kết trong hội nhập quốc tế.
(Ngoài 3 công cụ cơ bản là chính sách, pháp luật và kế hoạch, bài tình huống
còn biểu thị việc sử dụng nhóm công cụ để sử dụng các công cụ trên, đó là
các cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, Bộ Tư pháp), Kiểm toán Nhà
nước, Thanh tra Chính phủ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung
ương đến địa phương.) 4: TSQG
Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối 2 tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đầu tư xây dựng, được khởi
công xây dựng từ năm 2019.
Đến nay, sau những ngày tháng tích cực thi công, vượt qua nhiều khó khăn,
vất vả, dự án cầu Cửa Hội đã cơ bản hoàn thành, đủ điều kiện thông xe. Đây
là cây cầu thứ 3 bắc qua sông Lam, nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
➔ Cầu Cửa Hội tạo động lực phát triển kinh tế biển, du lịch, dịch vụ, thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng khu vực; đảm
bảo an toàn giao thông, phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư xây
dựng các dự án, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1.
➔ Việc thông xe cầu Cửa Hội có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ góp phần hoàn
thiện tuyến đường bộ ven biển qua 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, mở ra nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển, kinh tế biển.
CÂU 4. Mục tiêu và các chức năng của nhà nước trong quản lý nền kinh tế.
- Trình bày khái n i ê m
̣ và đăc ̣ điểm của mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế - Trình bày khái n i ê m
̣ và nôi ̣dung của chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
- vai trò của nhà nước/chính phủ trong điều tiết hoạt đông kinh tế ở Viêt ̣ Nam
(chức năng điều tiết) +Ví dụ minh họa
- chức năng tạo lâp ̣ môi trường thuân ̣ lợi cho hoạt đông sản xuất – kinh doanh
trong nền kinh tế VN +Ví dụ minh họa chức năng BÀI LÀM
a) Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế
- Mục tiêu quản lý Nhà nước về kinh tế là trạng thái mong đợi, cần có của
nền kinh tế tại một thời điểm hoặc sau một thời gian nhãt định.
- Đặc điểm của mục tiêu QLNN về kinh tế: lOMoARcPSD|19704494
➢ Có tính vĩ mô: Do mục tiêu của QLNN về KT định hướng của toàn bộ nền
kinh tế và tập trung vào việc giải quyết các vấn đề có tính vĩ mô như: tốc độ
tăng trưởng, việc làm, vấn đề lao động, lạm phát, chuyển dịch cơ cấu KT,….
➢ Thống nhất về chất và lượng: mục tiêu QLNN về KT phải đảm bảo tính
thống nhất vè phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, không vì chạy theo số
lượng mà ảnh hưởng đến chất lượng phát triển. (VD: Mục tiẻu tăng trưởng
kinh tế thì phải gia tăng thu hút đầu tư tưc là gia tăng về lượng nhưng không
vì thế mà chấp nhận các dự án đầu tư không đảm bảo về bền vững về xã hội và môi trường)
➢ Tính tiến thủ và tinh tự giai đoạn: mục tiêu cho nền kinh tế của mình luôn
tăng hơn qua các năm. Tuy nhiên, nó phải có tính trình tự giai đoạn, bởi mỗi
gđ khác nhau với điều kiện bối cảnh khác thì mục tiêu phải được xác định
một cách phù hợp để có thể thực hiện được
➢ Tính quan hệ tương hỗ: Các mục tiêu không chỉ độc lập với nhau mà phải
có tính tương hỗ thậm chí liên quan đến nhau nhưng cần phải tránh mâu thuẫn với nhau
* Hệ thống các mục tiêu – Tăng trưởng kinh tế
– Sử dụng tài nguyên hợp lý
– Tạo công ăn việc làm
– Phân phối của cải xã hội
– Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
– Chuyển dịch cơ cãu kinh tế
– Bảo hộ sản xuãt trong nước
– Phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ
– Nâng cao phúc lợi, bảo đảm công bằng
+ Các mục tiêu quản lý nhà nước
• Mục tiêu kinh tế
• Mục tiêu phi kinh tế:
– Thất nghiệp/việc làm – Nghèo đói – Lạm phát – Y tế – Tăng trưởng kinh tế – Giáo dục – Cán cân thanh ton – Bạo lực – Công bằng kinh tế – Môi trường… lOMoARcPSD|19704494
(Nghị quyết ĐH XIII nhấn mạnh, mục tiêu tổng quát là nâng cao năng lực
lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng
và hẹ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường
niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa;
khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí
và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy
mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định; phấn đấu đến giưã thế kỷ XXI nước ta phát triển, theo định hướng XHCN.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là nước đang phát triển, có công nghiệp theo
hướng HĐ, vượt qua mức thu nhập TB thấp; đến năm 2030 là nước đang
phát triển, có công nghiệp HĐ, thu nhập TB cao; đến năm 2045 thành nước
phát triển, thu nhập cao.)
b) Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
- Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế là hình thức biểu hiện phương
hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của Nhà nước tới nền kinh tế quốc dân.
+ Là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà Nhà nước phải tiến hành trong quá
trình quản lý nền kinh tế quốc dân.
- Nội dung:
Phân tích chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế không chỉ góp phần
quan trọng trong việc xây dựng cơ chế quản lý kinh tế đúng đắn mà còn góp
phần quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý kinh tế nền
quốc dân có hiệu lực và hiệu quả.
Tuỳ theo cách tiếp cận chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế mà chia
các hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế thành các nhóm chức năng khác nhau:
➢ Tiếp cận theo quá trình quản lý phân chia các hoạt động quản lý Nhà nước về
kinh tế, chia các hđ QLNN về kte thành các nhóm chức năng:
+ Hoạch định phát triển kinh tế;
+ Tổ chức và điều hành nền kinh tế;
+ Tiểm soát sự phát triển kinh tế.
➢ Theo tính chất tác động:
+ Thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế,
+ Tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh;
+ Bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển;
+ Hỗ trợ phát triển, cải cách khu vực công. lOMoARcPSD|19704494
➢ Theo yếu tố và lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân:
+ QLNN về tài chính – tiền tệ;
+ QLNN về kinh tế đối ngoại;
+ QLNN về tài nguyên môi trường;
+ QLNN về khoa học công nghệ…
- Vai trò, ý nghĩa của các chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN:
✓ Là căn cứ để xác định các nhiệm vụ cụ thể, là cơ sở khách quan để xây
dựng hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế và bố trí cán bộ, công
chức quản lý nhà nước về kinh tế cho phù hợp.
✓ Là căn cứ để đánh giá, khen thưởng, kỷ luật các tổ chức và cá nhân cán bộ,
công chức trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Chức năng
quyết định vị trí, mối quan hệ của mỗi tổ chức và cá nhân cán bộ công chức
trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
c) Vai trò của nhà nước / chính phủ trong điều tiết hoạt động kinh tế ở VN
( chức năng điều tiết)? Lấy ví dụ.
* Khái niệm
Đây là chức năng mà Nhà nước bằng các công cụ quyền lực của mình điều
tiết hoạt động của nền kinh tế quốc dân theo định hướng của Nhà nước, đảm
bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, công bằng và hiệu quả.
* Vai trò của nhà nước trong điều tiết hoạt động kinh tế ở VN
- Giữ vững mục tiêu chiến lược trong phát triển nền kinh tế quốc dân mà
Đảng và Nhà nước đã vạch ra;
- Duy trì các cân đối kinh tế vĩ mô, ổn định và phát triển nền kinh tế;
- Ứng phó và giảm thiểu tác động tiêu cực của chu kỳ kinh tế;
- Đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế thị trường như cân đối tổng cung – tổng cầu,
cân đối xuất khẩu – nhập khẩu, cân đối thu – chi ngân sách… bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô của nền kinh tế thị trường.
- Bảo hộ và bảo vệ cho các chủ thể kinh doanh đúng pháp luật, can thiệp vào nền
kinh tế thị trường khi có những biến động lớn ( khủng hoảng, suy thoái kinh tế…)
* Nội dung
- Điều tiết thu - chi ngân sách
- Điều tiết lưu thông tiền tệ
- Điều tiết tiết kiệm - đầu tư lOMoARcPSD|19704494
- Điều tiết cán cân xuất - nhập khẩu
- Thiết lập mối quan hệ kinh tế với các nước và các tổ chức quốc tế
Các công cụ chủ yếu được sử dụng: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ
* Ví dụ minh họa
– Trong giai đoạn hiện nay, dịch Covid-19 đã khiến cho hàng nghìn DN gặp
khó khăn, đình đốn sản xuất, thậm chí đóng cửa, dừng kinh doanh. Thực tế
này đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách điều tiết phù hợp, hỗ trợ về vốn, lãi
suất, thuế… giúp DN tồn tại và vượt qua giai đoạn khó khăn để phát triển.
Thể hiện vai trò của Chính phủ kiến tạo phát triển, phản ứng nhanh, ngay
đầu tháng 3/2020, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DN.
➢ Về vấn đề vốn cho SXKD: ngày 04/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó
khăn cho SXKD, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Chính
phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng
cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ SXKD, đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng
cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện
pháp hỗ trợ, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ
nguyên nhóm nợ, giảm phí… đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh
hưởng của dịch Covid-19.
➢ Về vấn đề thuế: ngày 03/3/2020, Tổng cục Thuế đã có Công văn 897/TCT-
QLN về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh
Covid-19 và Công văn 1307/TCT-CS ngày 27/3/2020 về Nghị định gia hạn
nộp thuế và tiền thuê đất.
d) Chức năng tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất – kinh
doanh trong nền kinh tế Việt Nam? Lấy ví dụ
* Khái niệm
➢ Chức năng này là chức năng mà ở đó Nhà nước, bằng quyền lực và sức
mạnh kinh tế của mình, xây dựng và đảm bảo môi trường thuận lợi, bình
đẳng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời còn bảo đảm môi
trường phù hợp cho chính cơ chế mới đang hình thành, phát triển và phát huy tác dụng.
* Vai trò
- Các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế chỉ có thể hoạt động tốt khi có môi
trường thuận lợi, bởi khi đó, các nhà kinh doanh mới có thể yên tâm bỏ vốn đầu
tư và phát triển kinh doanh thuận lợi, ổn định. lOMoARcPSD|19704494
- Đồng thời, chính quá trình tạo lập môi trường này của Nhà nước lại khiến cho
các yếu tố môi trường ngày càng được bồi đắp, hoàn thiện hơn, khiến cho phát
triển xã hội ngày càng theo hướng toàn diện và văn minh hơn.
* Nội dung + Ví dụ
- Xây dựng môi trường chính trị ổn định, thật sự phát huy các nguồn lực
và sức sáng tạo của nhân dân, của các doanh nghiệp, làm trong sạch bộ
máy NN và quan chức;
VD: Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế không
phải chủ đạo của VN như DNVVN
- Xây dựng hệ thống pháp luật ổn định, thuận lợi, phù hợp với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế;
VD: Quốc hội ban hành luật DN 2020 áp dụng cho DN, cá nhân tổ chứ trong
quá trình hoạt động kinh tế
- Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế vận động và
phát triển thuận lợi
VD: + Trong tình hình dịch covid hiện nay, nhà nước đã đưa ra các giải
pháp hỗ trợ DN gặp khó khắn như hỗ trợ về vốn, lãi suất, thuế
+ Hiện nay, đi vay với lãi suất thấp ➔ Kích thích đầu tư
- Xây dựng môi trường văn hóa, xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường;
VD: Vấn đề việc làm hiện nay, có xuất hiện thất nghiệp, thiếu việc làm;
không chỉ ảnh hưởng đến môi trường xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến
sử dụng nguồn nhân lực của đất nước, hơn nữa việc thu nhập và đời sống là
mục tiêu của phát triển kinh tế đất nước. Để giải quyết vấn đề này thì nhà
nước có một số giải pháp như:
+ Khuyến khích phát triển nông nghiệp và nông thôn
+ Tạo ra công nghệ mới ở địa phương
+ Phân phối lại thu nhập cho người nghèo
- Bảo đảm môi trường an ninh trật tự, kỷ luật, kỷ cương, pháp luật được
thực thi pháp nghiêm minh, tạo lập môi trường văn hóa pháp luật cho
mọi công dân, mọi tổ chức,…Nhà nước bảo vệ những doanh nghiệp và
doanh nhân hoạt động đúng luật pháp;
- Xây dựng và hoàn thiện môi trường thông tin. Nhà nước phải là trung
tâm cung cấp thông tin tin cậy nhất cho các doanh nghiệp một cách
thường xuyên, kịp thời và chính xác… lOMoARcPSD|19704494
Câu 5. Thông tin trong quản lý Nhà nước về kinh tế.
- trình bày vai trò / yêu cầu của thông tin trong quản lý Nhà nước về kinh tế + Cho
ví dụ minh họa vai trò/ yêu cầu
- Trình bày khái niệm, nội dung cơ bản hệ thống thông tin quản lý (MIS). BÀI LÀM
(a) * Khái niệm
– Thông tin trong QLNN về kinh tế là những tín hiệu thu nhận được sử dụng
cho việc đề ra và thực hiện các quyết định quản lý của Nhà nước
* Vai trò của thông tin trong quản lý NN về kinh tế
➢ Muốn tiến hành quản lý có hiệu quả phải có: Thông tin đầu vào, Thông tin
phản höi từ đầu ra, Thông tin từ môi trường, Thông tin về nhiễu -> thông tin
là tiền đề của quản lý.
➢ Thông tin là cơ sở/căn cứ quan trong nhất cho quá trình ra quyết định->
thông tin là cơ sở của quản lý
➢ Thông tin vừa là một yếu tố đầu vào không thể thiếu được của bất kỳ một tổ
chức nào, vừa là nguön dự trữ tiềm năng đối với tổ chức đó-> thông tin là
công cụ của quản lý.
VD: -Các thông tin về định mức, mức chi tiêu cho các kế hoạch dài hạn của quốc
gia; những phát minh khoa học; sự thay đổi của các sự kiện kinh tế… ➔ để từ đố
nhà quản lý có thể đưa ra các giải pháp phù hợp
* Yêu cầu của thông tin trong quản lý NN về kinh tế:
➢ Tính chính xác: Thông tin phải phản ánh chính xác tình hình thực tế,
đúng bản chất sự việc, đồng thời phải thu thập từ các nguồn đáng tin cậy,
có căn cứ, đảm bảo sức thuyết phục
➢ Tính kịp thời: Thông tin phải chập nhật liên tục, phản ánh đúng tình hình
đang hay sắp diễn ra. Cần thiết cho công tác ra quyết định và chất lượng
quyết định nhằm giải quyết vấn đề còn tồn tại và ngăn chặn các vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai
➢ Tính bảo mật: là thông tin cơ sở để ra quyết định quản lý của cơ quan
quản lý NN nên thông tin cần tính bảo mật nhằm bảo vệ tiềm năng kinh
tế, độc lập, chủ quyền, anh ninh trật tự và kỷ cuơng quốc gia
➢ Tính kinh tế: Thông tin QLNN về KT phải đảm bảo các yêu cầu về kinh
tế và đạt được hiệu quả xã hội. lOMoARcPSD|19704494
➢ Đầy đủ, hiện đại, hệ thống: …. Đảm bảo đầy đủ về dung lượng, khía
cạnh sự vật, vấn đề, xem xét nhều khía cạnh ➔ Chủ thể Qly nhìn nhận
bao quát vấn đề và đưa ra quyết định chính xác.
+ Bên cạnh đó cần đảm bảo TT hiện đại: thông tin mới và liên tục
➢ Lôgic và ổn định: đòi hỏi thông tin phải được thu thập, xử lý, truyền đạt
theo trình tự khoa học hợp lý. ➔ Gíup nhà quản lý thấy rõ vấn đề cần nghiên cứu.
+ Tính lôgic là điều kiện làm cho ý nghĩa , vai trò và hiệu quả của thông tin được nâng cao
VD: Các thông tin sự thay đổi của các sự kiện kinh tế luôn
được cập nhật một cách chính xác, kịp thờivới tìn hình hiện tại, bảo
mật quốc gia, để từ đó NN, DN đưa ra quyết định phù hợp đảm bảo sự phát triển kinh tế.
(b) * Khái niệm
➢ Hệ thống thông tin quản lý (MIS): là môt hệ thống dùng để tiến hành
quản lý cùng với những thông tin cần thiết được cung cấp thường xuyên
+ Là tập hơn các phương tiện, phương pháp và các bộ phân có liên quan
chặt chẽ với nha, nhằm đảm bảo việc thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, xử lý và
cung cấp những thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý
* Hệ thống thông tin quản lý bao gồm:
+ Tính đồng bộ và tổng thể của thông tin nhằm phục vụ hoạt đọng quản
lý, thực hiện quy trình quản lý
+ Thông tin thu thập đảm bảo tính xác thực, phù hợp với điều kiện thực tế
+ Tính năng động của thông tin, quá trình thu thập, tìm kiếm thông tin
đảm bảo tính kịp thời
+ Tính hiện đại và phổ cập của thông tin
* MIS đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nhà lãnh đạo:
+ Thứ nhất, giúp nhà lãnh đạo bao quát hơn trong quản lý công việc
+ Thứ hai, giúp LĐ đưa ra quyết định kịp thời và hiệu quả hơn do hệ
thống thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời
+ Thứ ba, đánh giá toàn diện đối tượng quản lý nhờ có thông tin hiêu quả, chất lượng
+ Thứ tư, Lựa chọn được phương án tối ưu
+ Thứ năm, giúp nhà lãnh đạo tuân thủ nguyên tắc đồng bộ trong hệ thống QLNN
* Các nguyên tắc xây dựng MIS lOMoARcPSD|19704494
– Phải xuất phát từ mục đích của hệ thống quản lý từ chức năng, nhiệm
vụ hoạt động của tổ chức để thiết kế mõi quan hệ thông tin.
– Phải hợp với cơ cãu tổ chức quản lý của Nhà nước: thông tin trong hệ
thõng phải đi theo 2 kênh: ngành và cãp.
– Thuận lợi khi sử dụng, hiệu quả cao.
6. Quyết định quản lý NN về KT
- Trình bày khái niệm, căn cứ ra quyết định trong quản lý nhà nước về kinh tế
- trình bày những loại văn bản quản lý nhà nước cơ bản? Lấy ví dụ minh họa một loại văn bản.
- phân tích nội dung về phân tích vấn đề/ xây dựng các phương án quyết định/ đánh
giá và lựa chọn phương án/ tổ chức thực hiện trong quá trình ra quyết định trong
quản lý nhà nước về kinh tế. Minh hoạ nội dung này trong một quyết định quản lý nhà nước.
- Nêu một quyết định trong quản lý nhà nước về kinh tế đã ban hành và minh họa
quá trình ra quyết định đó. BÀI LÀM
a) Quyết định QLNN về kinh tế
* Khái niệm:
- Quyết định QLNN là những hành vi của Nhà nước nhằm định ra mục tiêu,
tính chãt và chương trình hoạt động của cá nhân, tập thể hoặc tổ chức (phải thực
hiện quyết định) để giải quyết một vãn đề nhãt định.
* Đặc trưng của quyết định QLNN về KT
- Là sản phåm hoạt động của Nhà nước, thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của NN
- Mục đích: giải quyết một vãn đề nhãt định trong quá trình thực hiện các
chức năng nhiệm vụ của cơ quan và cán bộ công chức NN
- Đưa ra những quy định chung mang tính pháp lý hoặc tình trạng pháp lý cụ
thể, cá biệt cho đõi tượng thi hành trên cơ sở pháp luật
- Phạm vi của quyết định QLNN rộng hơn quyết định sản xuãt kinh doanh của doanh nghiệp
* Yêu cầu đối với quyết định QLNN về KT - Tính khả thi lOMoARcPSD|19704494 - Tính tối ưu - Tính khoa học - Tính xác định
- Tính cô đọng, dễ hiểu - Tính hợp pháp - Tính hệ thống
* Căn cứ ra quyết định quản lý:
– Yêu cầu của quy luật khách quan: Trên thực tế, các quy luật kinh tế khách
quan không chịu chi phối bởi các quyết định dài hạn. Chính vì thế khi ra các
quyết định quản lý phải căn cứ vào sự phù hợp với các quy luật khách quan
như: QL cung cầu, QL giá trị,…
– Mục tiêu dài hạn của đãt nước: ( Quan trọng) Thực tế, để hoàn thành mục
tiêu chung của nhà nước cần thông qua rất nhiều mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, và
hàng loạt các quyết định quản lý. ➔ Nhà quản lý không thể tùy tiện ban hành
các quyết định QL mà không xác định được quyết định QL đó sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến mục tiêu chung của NN
– Thực trạng và xu thế biến động của các đõi tượng quản lý: quyết định QL
phải căn cứ vào đối tượng thực thi các quyết định đó. ➔Nếu quyết định không
quan tâm thực trang,…. QL thì quyết định đó khó trở thành hiện thực
– Bõi cảnh ra quyết định: quá trình ra quyết định phải căn cứ vào hoàn cảnh ra
quyết định, căn cứ vào thực trạng của tổ chức. ➔Mọi quyết định dù khoa học
đến đâu không phù hợp…. thì cũng không thể hiện thực hóa được
– Thời gian cho phép: việc lựa chọn phương án để thực hiện công việc cụ thể
nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức còn phải căn cứ vào time cho phép
– Quy phạm ra quyết định của Nhà nước b) Văn bản
* Khái niệm
- Văn bản quản lý NN: là những quyết định và thông tin quản lý thành văn
do cơ quan QLNN ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức
nhất định và được NN bảo đảm thi hành bằng những hình thức khác nhau
nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ NN or giữa các cơ quan
NN với các tổ chức và công dân
* Vai trò của văn bản quản lý nhà nước lOMoARcPSD|19704494
– Văn bản là phương tiện đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước
– Là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý đến các đõi tượng quản lý
– Là cơ sở của công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà
nước, các tổ chức và các doanh nghiệp
* Các loại văn bản QLNN
– Văn bản hành chính: công văn hành chính (công văn hướng dæn; Công văn
phúc đáp; Công văn đôn đõc; công văn giao dịch,…), tờ trình, thông báo, thông
cáo, báo cáo, biên bản, diễn văn. Được sử dụng thường xuyên trong các cơ quan
NN, tổ chức XH và doanh nghiệp nhằm chyển giao thông tin, phục vụ các quan hệ
giao dịch, trao đổi công tác.
➢ Công văn hành chính: đựoc sử dụng phổ biến nhằm thông tin về quy phạm
của Nhà nước trong các hoạt động giao dịch, trao đối công tác với các cơ
quan, tổ chức và doanh nghiệp bên ngoài, cãp trên và cãp dưới trực thuộc
nhằm đề nghị giải thích, phúc đáp, yêu cäu… tới các chủ thể cän giao dịch,
quan hệ. (VD: công văn hướng dẫn; Công văn phúc đáp; Công văn đôn đốc;
công văn giao dịch; công văn chiêu sinh…)
➢ Tờ trình: đây là loại văn bản chủ yếu để đề xuãt với cơ quan quản lý cãp
trên phê chuån về một chủ trương hoạt động, một phương án công tác, một
công trình xây dựng, một chính sách… và chỉ khi có sự phê chuån của cãp
trên thì cơ quan trình báo mới được tiến hành triển khai các nội dung đç trình.
➢ Báo cáo: là loại văn bản có tính chất tổng hợp các thông tin trong phạm vi
hoạt động tác nghiệp hoặc có mối quan hệ của chủ thể để báo cáo với cãp
trên hoặc thông tin cho các chủ thể khác theo các chủ đề, các yêu cäu định
trước nhằm phục vụ các yêu cäu tổng kết, rút kinh nghiệm…
➢ Thông báo: dùng để thông tin về những nội dung và kết quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
➢ Thông cáo: dùng để công bõ một sự kiện quan trọng về đõi nội, đõi ngoại
của Quõc hội, của Chính phủ, đôi khi dùng để công bõ một quyết định, chỉ
thị quan trọng có tính mệnh lệnh.
➢ Biên bản: ghi chép lại đäy đủ thông tin về các sự kịên thực tế đang xảy ra
trong các hoạt động quản lý, giao dịch, hợp đöng… và các hoạt động khác có tính pháp lý.
➢ Diễn văn: là loại văn bản mang tính diễn thuyết được dùng ở nhiều cãp,
nhiều ngành khác nhau, theo nhiều mục đích khác nhau. lOMoARcPSD|19704494
- Văn bản quy phạm pháp luật: văn bản luật (hiến pháp, luật) và văn bản dưới
luật (nghị quyết, nghị định, thông tư, …)
➢ Hiến pháp: là văn bản duy nhãt quy định việc tổ chức quyền lực Nhà nước,
là hình thức pháp lý thể hiện hệ tư tưởng của giai cãp lãnh đạo ở từng giai
đoạn phát triển, là phương tiện pháp lý để thể hiện tư tưởng của Đảng dưới
hình thức quy phạm pháp luật. Chỉ Quõc hội mới có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp (2/3).
➢ Luật: Là văn bản có giá trị sau Hiến pháp, được ban hành nhằm cụ thể hoá
các quy định của Hiến pháp. Luật do Quõc hội thông qua khi được trên 50%
đại biểu biểu quyết tán thành.
- Văn bản quản lý chuyên ngành: văn bản thanh tra, thuyết minh dự án, hö sơ thầu, …
* Ví dụ minh họa một loại văn bản quy phạm pháp luật:
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về Quy định chính
sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
c) Phân tích nội dung
* Phân tích vấn đề + Phát hiện vấn đề + Tìm kiếm nguyên nhân
+ Xác định việc cần phải ra QĐ
+ Xác định mục tiêu của QĐ
+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá: chuyển đổi các mục tiêu thành các chỉ tiêu
hay tiêu chí và các điều kiện ràng buộc
* Xây dựng các phương án QĐ
+ Xây dựng các phương án: phương án tích cực, tình thế, lâm thời + Mô hình hóa
* Đánh giá và lựa chọn phương án
+ Phân tích kết quả của mỗi phương án the từng tiêu chí và các ảnh hưởng
+ Sử dụng mô hình phân tóch để xác định các phương án tối ưu
+ Đề ra quyết định và thể chế hóa
* Tổ chức thực hiện
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện.
+ Thực hiện và giám sát
+ Kiểm tra và điều chỉnh
+ Tổng kết rút kinh nghiệm
d) Lấy ví dụ cụ thể phân tích (ở bản QĐ) lOMoARcPSD|19704494
7. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích đặc trưng của mô hình tập trung/phi tập trung trong tổ chức bộ máy
quản lý Nhà nước về kinh tế? Chỉ ra đặc trưng đó trong bộ máy ở một quốc gia?
- Trình bày cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế (cấp trung ương/địa
phương) ở Việt Nam +Minh họa cụ thể
- Vai trò các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế (chính phủ) trong việc điều tiết
kinh tế ở Việt Nam (+ lấy ví dụ minh họa) 1)
- Khái niệm: Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là một bộ phận cấu thành của
bộ máy nhà nước, bao gồm các cơ quan có mqh phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí
thành các cấp và khâu để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế nhằm mục tiêu đã đặt ra
+ Bộ máy nhà nước được thiết lập để thực thi quyền lực nhà nước, thường
được chia làm 3 nhóm quyền lực cơ bản là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tư
duy về quản lý nhà nước và mối quan hệ giữa các tổ chúc trong việc thực thi 3
nhóm quyền lực này không giống nhau giữa các nước do sự khác biệt về thể chế
chính trị, hình thức chính thể, có 2 mô hình phân chia quyền lực nhà nước như sau:
➢ Mô hình tập trung( tập quyền ) :
- Tập quyền: Mọi quyền lực của nhà nước được tập trung thống nhất, không phân chia.
- Tản quyền: Tuy nhiên , vẫn có sự phân công phối hợp nhất định
giữa các cơ quan quản lý, cụ thể là việc thực hiện các nhiệm vụ của
chính quyền trung ương tại địa phương thông qua các cơ quan của bộ
máy nhà nước trung ương đóng tại địa phương.
➢ Mô hình phi tập trung ( phân quyền)
- Hướng tới việc hạn chế việc lạm dụng quyền lực, hệ thống kiểm tra
và cân bằng quyền lực giữa các tổ chức được trao quyền thực thi hoạt
động quản lý nhà nước trên từng ngành quyền được thiết lập. Trên
thực tế, có 2 mô hình tổ chức bộ máy thực thi quyền lực nhà nước dựa
trên nguyên tắc tam quyền phân lập, đó là:
+ Mô hình tam quyền phân lập cứng nhắc : các bộ phận cấu thành bộ
máy thực thi 3 loại quyền lực nhà nước ( lập pháp, hành pháp, tư
pháp) độc lập với nhau trên những nguyên tắc mỗi một bộ máy không
phụ thuôc vào nhau và hoạt động mang tính độc lập.
+ Mô hình tam quyền phân lập mềm dẻo: tổ chức bộ máy nhà nước
nước cũng dựa trên tam quyền phân lập nhưng giữa các bộ phận cấu
thành thực thi các loại quyền lực đó có những phần liên hệ với nhau.
Có hai hình thức phân quyền là phân quyền chức năng (sự phân giao
của một cơ quan cấp trên cho một tổ chức bên dưới các chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được quy định rõ ràng) và phân quyền lãnh thổ lOMoARcPSD|19704494
(sự phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phương tiện vật
chất, tài chính, nhân sự cho chính quyền địa phương).
➔ Qua đó, ta thấy bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế được thành lập qua 2 mo
hình tập trung và phi tập trung. Với mô hình tập trung, quyền lực nhà nước đặc
biệt là quyền ra quyết định được giao cho những cơ quan quản lý ở trung ương.
Với mô hình phi tập trung, có sự dịch chuyển một phần quyền hạn từ cấp
trung ương xuống cấp địa phương, từ trên xuống dưới.
- Ở Việt Nam, mô hình tổ chức bộ máy là nhà nước đơn nhất và tập quyền.
Mọi quyền lực nhà nước tập trung vào 1 cơ quan là Quốc Hội – cơ quan
quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước. Quyền lực nhà nước là thống
nhất, không phân chia nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Việt Nam chỉ có một Hiến pháp chung, các chính quyền địa phương
không có quyền lập hiến và lập pháp mà chỉ được ban hành các văn bản quy
định pháp luật theo thẩm quyền được phân cấp
2) Cơ cấu quản lý bộ máy nhà nước về kinh tế
* Cơ cấu bộ máy quả lý nhà nước cấp trung ương:
- Cơ quan lập pháp: quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ
quan quyền lực cao nhất trong bổ máy nhà nước. Chịu tách nhiệm thực thi
quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng cảu đất
nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác.
- Cơ quan hành pháp: chính phủ, các bộ ngành ( quan trọng, quản lý trực
tiếp). chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp
hành của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công atsc
trước Quốc hội, Ùy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
- Cơ quan tư pháp: Toàn án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao
* Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước cấp địa phương:
- Cơ quan lập pháp: Hội đồng nhân dân đại diện cho ý chí nguyện vọng và
quyền làm chủ của Nhân dân, chịu tách nhiệm trước Nhân dân địa phương
và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Cơ quan hành pháp: UBND và các sở ban ngành ( quan trọng, quản lý
trực tiếp). Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân
dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân, cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân
dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
-Cơ quan tư pháp: Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm soát nhân dân các cấp.
* Ví dụ minh họa: lOMoARcPSD|19704494
Cơ cấu bộ máy chính phủ nước CHXHCNVN: đứng đầu là thủ tướng chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc, tiếp đó gồm các phó thủ tưởng chính phủ: Trương
Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức
Đam, tiếp đến là các bộ trưởng ( bộ quốc phòng, bộ công an, bộ nội vụ, bộ tài chính, bộ y tế,…)
3) Vai trò của nhà nước trong điều tiết hoạt động kinh tế ở VN (Câu 4)
* Vai trò Cphu:
- Giữ vững mục tiêu chiến lược trong phát triển nền kinh tế quốc dân mà
Đảng và Nhà nước đã vạch ra;
- Duy trì các cân đối kinh tế vĩ mô, ổn định và phát triển nền kinh tế;
- Ứng phó và giảm thiểu tác động tiêu cực của chu kỳ kinh tế;
- Đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế thị trường như cân đối tổng cung – tổng cầu,
cân đối xuất khẩu – nhập khẩu, cân đối thu – chi ngân sách… bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô của nền kinh tế thị trường.
- Bảo hộ và bảo vệ cho các chủ thể kinh doanh đúng pháp luật, can thiệp vào nền
kinh tế thị trường khi có những biến động lớn ( khủng hoảng, suy thoái kinh tế…)
* Ví dụ minh họa
– Trong giai đoạn hiện nay, dịch Covid-19 đã khiến cho hàng nghìn DN gặp
khó khăn, đình đốn sản xuất, thậm chí đóng cửa, dừng kinh doanh. Thực tế
này đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách điều tiết phù hợp, hỗ trợ về vốn, lãi
suất, thuế… giúp DN tồn tại và vượt qua giai đoạn khó khăn để phát triển.
Thể hiện vai trò của Chính phủ kiến tạo phát triển, phản ứng nhanh, ngay
đầu tháng 3/2020, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DN.
➢ Về vấn đề vốn cho SXKD: ngày 04/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó
khăn cho SXKD, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Chính
phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng
cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ SXKD, đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng
cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện
pháp hỗ trợ, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ
nguyên nhóm nợ, giảm phí… đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh
hưởng của dịch Covid-19.
➢ Về vấn đề thuế: ngày 03/3/2020, Tổng cục Thuế đã có Công văn 897/TCT-
QLN về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh
Covid-19 và Công văn 1307/TCT-CS ngày 27/3/2020 về Nghị định gia hạn
nộp thuế và tiền thuê đất. lOMoARcPSD|19704494
8. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế.
- vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế + lấy ví dụ minh họa
- trình bày những nội dung cơ bản của công tác đánh giá cán bộ quản lý kinh tế/
đào tạo đội ngũ cán bộ/ công tác tuyển dụng cán bộ ở VN.
- yêu cầu của lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước Việt Nam.
- minh họa công tác lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo/ công tác đào tạo đội
ngũ cán bộ QL/ công tác đánh giá cán bộ ở một cơ quan QLNN về kinh tế?
- những hạn chế cơ bản của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt
Nam hiện nay? cần có giải pháp gì? BÀI LÀM
1) Khái niệm
- Cán bộ nhà nước về kinh tế là những người làm việc trong bộ máy quản lý
nhà nước về kinh tế, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quá
trình quản lý nền kinh tế quốc dân
- Đây là những người đóng vai trò vô cùng quan trọng đối vợi sự phát triển
kinh tế - xã hội của một quốc gia, bởi suy cho cùng nguồn lực con người luôn là
yếu tố quyết định đối với hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. Một số vai trò
cơ bản của đội ngũ cán bộ nhà nước về kinh tế là:
➢ Hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách
phát triển kinh tế
Đây chính là nhân lực chủ chốt trong quá trình thiết lập những khuôn
khổ chung cho hoạt động của nền kinh tế, phát huy điểm điểm, hạn
chế nhược điểm của cơ chế thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực, nhận diện đúng các cơ hội và thách thức trong bối
cảnh môi trường biến động và hội nhập ngày càng sâu rộng nhằm thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế
➢ Tổ chức thực thi các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách
phát triển kinh tế
Họ là những người biến chủ trương, đường lối phát triển của Nhà
nước thành hiện thực, quản lý việc thực thi kế hoạch, chính sách, điều lOMoARcPSD|19704494
chỉnh những mất cân đối trong nền kinh tế, đảm bảo nền kinh té vận
hành hiệu quả, đạt được các mục tiêu đã đề ra
➢ Là người kết nối và xử lý mối quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế,
giữa nhà nước với các tổ chức kinh tế và nhân dân
Các cán bộ quản lý kinh tế là người làm việc trực tiếp với các tổ chức,
cá nhân tham gia vào nền kinh tế. Có thể nắm bắt rõ nhất những kì
vọng, mong muốn chính đáng của doanh nghiệp và người dân đối với
nhà nước và là những người trực tiếp xử lý các mâu thuẫn phát sinh
giữa các chủ thể kinh tế.Vì vậy, hiệu quả hoạt động của cán bộ quản lý
quyết định hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý nói riêng và bộ máy Nhà nước nói chung
➢ Là nhân tố đảm bảo sự thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng, xu hướng các quốc gia là mở cửa nền kinh tế, đa phương hóa các
quan hệ kinh tế đối ngoại trên cơ sở độc lập chủ quyền, bình đẳng. để
hội nhập vói quá trình toàn cầu hóa, các đội ngũ cán bộ về kinh tế là
nhân tố giúp đất nước nắm bắt được các cơ hội, đồng thời giúp hạn
chế được những rủi ro, thách thức để đạt được thành công bối cảnh
toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
- Ví dụ minh họa: trước tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp, sử dụng
các nguồn tài chính của Quỹ đóng góp trên cơ sở tự nguyện để tài trợ, hỗ trợ cho
hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử
dụng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân, thủ tướng ban hành Thông tư số
41/2021/TT-BTC hướng dẫn về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và chế độ kế
toán, quyết toán, công khai tài chính Quỹ vắc xin phòng Covid-19 vừa được Bộ
Tài chính ban hành ngày 2/6/2021.
2) Nội dung cơ bản của xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế:
- Kế hoạch hóa đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế:
Xuất phát từ mục tiêu và kế hoạch hoạt động của toàn bộ hệ thống quản lý
(từ chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt và cơ cấu tổ chức xác định số lượng
cá bộ; có kế hoạch tuyển chon, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, bố trí, sử dụng và đánh giá cán bộ). Cụ thể:
➢ Tiến hành dự báo tình hình cán bộ, những sự biến động cán bộ và những
nhu cầu mới về số lượng và chất lượng cán bộ
➢ Vạch kế hoạch bổ sung và luân chuẩn cán bộ
➢ Kế hoạch hóa từng mặt riêng biệt ( kế hoạch trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản
lý, kế hoạch định kì nâng cao trình độ cán bộ…)
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế:
+ Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế là các hoạt động nhằm nâng cao
năng lực cho cán bộ để từ đó thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan quản lý Nhà nước. lOMoARcPSD|19704494
+ Đây là con đường cơ bản để tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đáp ứng
được các yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kì mở cửa và hội
nhập. đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cần quan tâm đến:
• Quy mô và cơ cấu đào tạo:
- Quy mô đào tạo phản ánh số lượng cán bộ cần thiết cho hoạt động công
vụ của bộ máy nhà nước. Để quy mô hợp lí, cần chú trọng công tác quy hoạch cán bộ quản lý.
- Cơ cấu đào tạo phản ánh phản ánh cơ cấu ngành nghề cần thiết theo số
lượng và chất lượng, có thể đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung cho phù hợp thực tiễn
• Đào tạo và đào tạo lại:
Thường được tiến hành do 3 nguyên nhân:
- Cập nhật kiến thức mới, tạo khả năng tốt hơn để hoàn thành nhiệm vụ
- Yêu cầu ngày càng cao của công việc
- Sự thuyên chuyển cán bộ, dẫn tới sự không phù hợp giữa ngành
nghề được đào tạo so với công việc đang thực hiện
➔ Việc đòa tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý kinh tế
đã trở thành nhu cầu cấp bách và thường xuyên.
• Chất lượng đào tạo:
- Được thể hiện thông qua: trình độ, khả năng thực hiện các công việc
được giao tương ứng với thời gian và bằng cấp mà cán bộ nhận được.
- Phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khả năng, năng lực của đối tượng đào
tạo; chương trình đào tạo, dội ngũ giáo viên và phương pháp đào tạo;
cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ đào tạo. • Hình thức đào tạo:
- Bao gồm: đào tạo theo trường, lớp ( cấp bằng, chứng chỉ ); đào tạo tại
chỗ qua công việc; tự đào tạo.
- Đánh giá cán bộ quản lý kinh tế:
Mục đích của việc đánh giá:
• Phân loại chính xác cán bộ quản lý trong các tổ chức
• Tạo ra động lực phấn đấu cho người quản lý
• Tạo điều kiện cho công tác đào tạo bồi dưỡng, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật
Nguyên tắc đánh giá công chức:
• Đánh giá thừng xuyên theo định kì
• Đánh giá công khai có nhiều người tham gia kể cả người được đánh giá • Đánh gía công bằng • Đánh giá chính xác • Đánh giá toàn diện
Nội dung đánh giá cán bộ quản lý kinh tế lOMoARcPSD|19704494
• Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch của cán bộ quản lý
cả về số lượng và chất lượng thời gian
• Đánh giá sự phù hợp theo yêu cầu nghề nghiệp
• Đánh giá mức độ uy tín của tập thể đối với cán bộ quản lý Phương pháp đánh giá: • Tự đánh giá
• Đánh giá của tập thể
• Đánh giá của các tổ chwusc chính trị xã hội
• Đánh giá theo dư luận
Đánh giá cán bộ lãnh đạo:
• Về ý nghĩa: có vị trí quan trọng đặc biệt
• Về nội dung: đánh giá kết quả của cá nhân người lãnh đạo trong đơn vị và và
kết quả chung của đơn vị mà cán bộ lãnh đạo đó phụ trách; đánh gái mức độ
thực hiện các chức năng quản lý và lãnh đạo; đánh giá phẩm chất cá nhân
người lãnh đạo; đánh giá uy tín lãnh đạo
• Phương pháp đánh giá: đánh giá tập thể, điều tra xã hội học…
- Công tác tuyển dụng cán bộ ở VN:
Để có được đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế đủ về số lượng,
đảm bảo về chất lượng, công tác tuyển dụng cần tiến hành nghiêm túc, công
khai, minh bạch và bình đẳng.
- Căn cứ tuyển dụng : năng lực trình độ; phẩm chất đạo đức, chính trị; sức khỏe. - Nguyên tắc cơ bản:
• Nguyên tắc dân chủ và công bằng
• Nguyên tắc theo tài năng qua thi tuyển
• Nguyên tắc phục vụ vô điều kiện
- Phương thức tuyển dụng: tuyển dụng thẳng; thi tuyển; phương thức phân bố
hoặc giới thiệu; phương thức đào tạo tiền công vụ,…
- Bổ nhiệm: căn cứ các yêu cầu về phẩm chất chính trị, năng lực tổ chức,cá tính
của người lãnh đạo, đạo đức công tác, uy tín.
3) Yêu cầu của lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước Việt Nam.
Cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước khi bổ nhiệm phải đáp ứng các yêu
cầu cơ bản sau:
• Yêu cầu về phẩm chất chính trị: yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với cán bộ lãnh đạo
• Yêu cầu về năng lực chuyên môn:
Cần đáp ứng những kĩ năng:
‣ kĩ năng về kĩ thuật ‣ kĩ năng quan hệ
‣ kĩ năng về mặt nhận thức ‣ kĩ năng thiết kế lOMoARcPSD|19704494
• Yêu cầu về năng lực tổ chức: đó là khả năng phân tích công việc và sắp xếp
con người hợp lí, tạo ra sự phù hợp để thúc đẩy công việc tiến triển
• Yêu cầu về cá tính của người lãnh đạo: có mong muốn thể hiện bản thân, có
khát vọng lãnh đạo, có khả năng quan hệ tốt với các cá nhân trong và ngoài
tập thể, trung thực, thẳng thắn, có kinh nghiệm công tác, quyết đoán, dám làm dám chịu,…
• Yêu cầu về đạo đức công tác: biết tôn trọng người khác, có văn hóa , có kỉ
luật, không làm điều ác, gương mẫu trong chấp hành pháp luật, không vi
phạm những điều cấm đối với đảng viên, cán bộ, công chức theo quy định
của pháp luật hiện hành.
• Yêu cầu về mặt uy tín: thể hiện năng lực và sử ủng hộ của lãnh đạo
4) Những hạn chế cơ bản của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế ở
Việt Nam hiện nay? cần có giải pháp gì?
* Hạn chế
- Kiến thức về kinh tế thị trường, năng lực tổ chwusc và hoạt động thực tiễn
của đội ngũ cán bộ còn hạn chế. Nhiều cán bộ không đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ và công tác quản lý sau khi đổi mới, bởi thiếu kiến thức kĩ năng và yếu kém ngoại ngữ.
- Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý chưa cân đối, vừa thừa lại vừa thiếu. Một số
ngành, địa phương còn tình trạng thiếu người lãnh đạo chuyên môn cao,
năng lực giỏi và thừa những cán bộ lãnh đạo quản lý kém cả về đạo đức
nghề nghiệp và năng lực chuyên môn. Có một số tình trạng thoái hóa đạo
đức, quan liêu, cửa quyền, hách dịch, gây sách nhiễu
- Tổ chức lao động quản lý còn cứng nhắc, thiếu khoa học. Việc phân định
thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của cán bộ lãnh đạo, quản lý
chưa thật sự rõ ràng. Một số người thụ động, thiếu tính sáng tạo trong các đề
xuất. mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ, tham nhũng và lãng phí vẫn chwua
được giải quyết triệt để
- Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý cán bộ vi phạm pháp luật trong quản
lý kinh tế chưa thực sự hiệu quả, do vậy chưa ngăn chặn hiệu quả sự suy
thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa của một bộ phận cán bộ.
* Giải pháp:
- Về cải cách chế độ công vụ, công chức:
• Xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh công chức trong từng
cơ quan của nhà nước để làm căn cứu tuyển dụng và bố trí sử dụng cán bộ, công chức
• Làm tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức;
thông qua việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức; xác định rõ những
người đủ và không đủ tiêu chuẩn
• Đổi mới chế độ tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức
• Đổi mới công tác quản lý biên chế lOMoARcPSD|19704494
• Thực hiện cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với đội ngũ cán bộ, công chức
• Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
• Giảm cấp phó trong bộ máy
- Về quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
• Đổi mới cơ chế xác định và giao biên chế theo hướng quản lý, giám sát
chặt chẽ biên chế; đẩy mạnh thí điểm việc thi tuyển và thực hiện thuê
giám đốc điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập
• Chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế sự nghiệp vượt quá số
lượng được cơ quan có thầm quyền giao hoặc thẩm định; có kế hoạch và
giải pháp để giải quyết dứt điểm số viên chức và lao động vượt quá số biên chế được giao.
• Tổ chức phân loại viên chức theo vị trí việc làm và sắp xếp, bố trí lại cơ
cấu viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỉ lệ ít nhất 65%
• Quy định và thực hiện nghiêm về số lượng lãnh đạo cấp phó
• Đổi mới cơ chế, phương thức tuyển dụng và quản lý viên chức 5) Ví dụ
( - Công tác tuyển dụng, lựa chọn, bổ nhiệm CB lãnh đạo QLNN dựa vào
quy định sô 105- QĐ/ TW của BCH TW về việc phân cấp quản lý cán bộ và
bổ nhiệm, giỡi thiệu ứng cử viên
- Công tác đánh giá ……. Nên dựa là quy định số 89- QĐ/TW của BCH
TW, về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đáh giá CB lãnh đạo, QL các cấp)
Document Outline
- Bài làm BƯỚC 1:
- - Đặc trưng (5 đt):
- - Vai trò:
- ➢ Khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường
- ➢ Giải pháp khắc phục KTTT
- - Liên hệ thực tiễn Việt Nam
- BÀI LÀM
- - Đặc điểm:
- - Ví dụ:
- - Đặc điểm: (1)
- - Ví dụ: (1)
- - “ Quốc hội ban hành số: 59/2020/QH14 Luật doanh nghiêp 2020”
- - Ví dụ: (2)
- “ Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông “
- BÀI LÀM (1)
- - Vai trò của kế hoạch
- - Vai trò của chính sách:
- - Vai trò TSQG:
- BƯỚC 2:
- 1. Chính sách
- 2. Pháp luật
- 3. Kế hoạch
- 4: TSQG
- BÀI LÀM (2)
- - Nội dung:
- * Khái niệm
- * Nội dung
- * Khái niệm (1)
- * Vai trò
- - Nội dung:
- BÀI LÀM (3)
- (a) * Khái niệm
- (b) * Khái niệm
- * Hệ thống thông tin quản lý bao gồm:
- * Các nguyên tắc xây dựng MIS
- BÀI LÀM (4)
- a) Quyết định QLNN về kinh tế
- * Đặc trưng của quyết định QLNN về KT
- b) Văn bản
- * Khái niệm
- * Các loại văn bản QLNN
- c) Phân tích nội dung
- * Xây dựng các phương án QĐ
- * Đánh giá và lựa chọn phương án
- * Tổ chức thực hiện
- * Ví dụ minh họa:
- * Vai trò Cphu:
- a) Quyết định QLNN về kinh tế
- BÀI LÀM (5)
- * Hạn chế
- * Giải pháp: