Ôn thi cuối kỳ - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500 năm. Ngay từ thời cổ đại,chung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vậtvà chủ nghĩa duy tâm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500 năm. Ngay từ thời cổ đại,
chung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, cũng giống những phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình
phát triển gắn liền với thực tiễn và nhận thức của con người.
Tổng kết từ những thành tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình
về phạm trù vật chất, Lênin đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về phạm trù vật chất trong tác phẩm
“Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Ví dụ, vật chất là tất cả mọi sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta, dưới hình thức tồn tại dưới dạng
cụ thể như là cây cối, sông biển bàn, ghế, sách vở,…Những dạng cụ thể đó của vật chất luôn tồn tại
khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Dựa vào định nghĩa về vật chất của Lênin, chúng ta cần phải giải quyết những nội dung cơ bản. Trước
khi giải quyết ba nội dung đó, đầu tiên, “Vật chất là một phạm trù triết học”, chúng ta cần phân biệt
“phạm trù triết học” với “khải niệm và phạm trù” như sau:
Hỡi Cô tát nước bên đường, Sao Cô múc Ánh trăng vàng đổ đi. Ánh trăng vàng là Vật chất, vì: Nhìn
thấy (được đem lại cho con người trong cảm giác); Nhớ lại và tả lại cho người khác (được cảm giác
của con người chép lại, chụp lại, phản ánh); Nó vẫn tồn tại dù không có Cô tát nước hay bất kỳ ai (nó
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác).
Thứ nhất: Vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.
Ví dụ: nắng, mưa, sắm, chớp, bão, lụt, dịch bệnh…dù con người có muốn hay không thì nó vẫn diễn
ra, vẫn tồn tại khách quan.
Khi nói vật chất là một phạm trù triết học là muốn nói phạm trù này là sản phẩm của sự trừu tượng
hóa, không có sự tồn tại cảm tính. Nhưng khác về nguyên tắc với mọi sự trừu tượng hóa mang tính
chất duy tâm chủ nghĩa về phạm trù này, V.I. Lênin nhấn mạnh rằng, phạm trù triết học này dùng để
chỉ cái ““đặc tính” duy nhất của
vật chất - mà chủ nghĩa duy vật triết học là gắn liền với việc thừa
nhận đặc tính này - là cái đặc tính tồn tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức của chúng ta”
Thứ hai: Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Có thể hiểu rằng vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác
động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất
là cái được ý thức phản ánh.
Ví dụ: khi ta nhìn vào mặt trời thì sẽ cảm thấy chói mắt, sờ vào đá thì sẽ thấy lạnh, sờ vào lửa sẽ thấy nóng…
Định nghĩa của Lênin về vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:
Thứ ba: Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
Ví dụ: khi nhìn vào lá cờ thì hình ảnh của lá cờ có ngôi sao vàng 5 cánh và có màu đỏ, có hình chữ
nhật xuất hiện trong đầu chúng ta.
Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Trong thế giới ấy, theo quy luật vốn có của nó mà
đến một thời điểm nhất định sẽ cùng một lúc tồn tại hai hiện tượng - hiện tượng vật chất và hiện
tượng tinh thần. Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng
tinh thần. Còn các hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức...) lại luôn luôn có nguồn gốc từ
các hiện tượng vật chất và những gì có được trong các hiện tượng tinh thần ấy (nội dung của chúng)
chẳng qua cũng chỉ là chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật, hiện tượng đang tồn tại với tư
cách là hiện thực khách quan. Như vậy, cảm giác là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản
thân nó lại không ngừng chép lại, chụp lại, phản ánh hiện thực khách quan, nên về nguyên tắc, con
người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất không có gì là không thể biết,
chỉ có những cái đã biết và những cái chưa biết, do hạn chế của con người trong từng giai đoạn lịch
sử nhất định. Cùng với sự phát triển của khoa học, các giác quan của con người ngày càng được “nối
dài”, giới hạn nhận thức của các thời đại bị vượt qua, bị mất đi chứ không phải vật chất mất đi như
những người duy tâm quan niệm.
Định nghĩa vật chất của Lê-nin có hai ý nghĩa quan trọng sau đây:
Thứ nhất, bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại khách quan, đã
giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù
triết học, khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết
học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất
Thứ hai, khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản
của triết học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức.
Câu 2. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất của ý thức? * Bản chất của ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng về bản chất, ý thức là sự phản ánh khách qua vào trong
bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.
Khi xem xét ý thức về mặt bản thể luận thì ý thức chỉ là “hình ảnh” về hiện thực khách quan trong óc
người. Đây là đặc tính đầu tiên để nhận biết ý thức. Đối với con người, cả ý thức và vật chất đều là hiện
thực, nghĩa là đều tồn tại thực. Nhưng cần phân biệt giữa chúng có sự khác nhau, đối lập nhau về bản
chất: vật chất là hiện thực khách quan; còn ý thức là hiện thực chủ quan. Ý thức là cái phản ánh thế giới
khách quan, ý thức không phải là sự vật, mà chỉ là “hình ảnh” của sự vật ở trong óc người. Ý thức tồn
tại phi cảm tính, đối lập với các đối tượng vật chất mà nó phản ánh luôn tồn tại cảm tính. Thế giới
khách quan là nguyên bản, là tính thứ nhất. Còn ý thức chỉ là bản sao, là “hình ảnh” về thế giới đó, là
tính thứ hai. Đây là căn cứ quan trọng nhất để khẳng định thế giới quan duy vật biện chứng, phê phán
chủ nghĩa duy tâm và duy vật siêu hình trong quan niệm về bản chất của ý thức.
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Thể hiện rằng nội dung của ý thức do thế
giới khách quan quy định. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì nó nằm trong
bộ não con người. Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan nhưng nó là cái thuộc phạm vi chủ
quan, là thực tại chủ quan. Ý thức không có tính vật chất, nó chỉ là hình ảnh tinh thần, gắn liền với
hoạt động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng, có lựa chọn. ý thức là sự phản ánh thế
giới bởi bộ não con người.
Ví dụ, về vấn đề bình đẳng giới, ở xã hội phong kiến thì người dân bị ảnh hưởng sâu sắc tư tương
“trọng nam khinh nữ” dẫn đến người phụ nữ thời kỳ này không được coi trọng, bị chà đạp nhưng khi
xã hội phát triển lên hình chủ nghĩa tư bản thì loại bỏ tư tưởng đó mà thay vào đó là “bình đẳng giới
nam nữ”, đàn ông phụ nữ đều có vai trò, địa vị như nhau.
+ Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong
bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải cứ thế giới
khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở thành ý thức. Ngược lại, ý thức là sự phản
ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết
định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động.
Ví dụ, các nhà khoa học thiên tài đã sáng tạo, sáng chế những quy luật, định luật dựa vào giới tự
nhiên, dựa vào sự vận động phát triển của giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Ý thức phản ánh ngày càng sâu sắc, từng bước xâm nhập các tầng bản chất, quy luật, điều kiện đem
lại hiệu quả hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở đó, bằng những thao tác của tư duy trừu tượng đem lại
những tri thức mới để chỉ đạo hoạt động thực tiễn, chủ động cải tạo thế giới trong hiện thực, sáng tạo
ra “thiên nhiên thứ hai” in đậm dấu ấn của con người. Như vậy, sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất
của ý thức. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người, song đây là sự phản ánh đặc biệt,
gắn liền với thực tiễn sinh động cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu của con người.
Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt: Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối
tượng phản ánh. Đây là quá trình mang tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần
thiết. Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá
trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng
tinh thần phi vật chất. Ba là, chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình
hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến các
ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Để thúc đẩy quá trình
chuyển hóa này, con người cần sáng tạo đồng bộ nội dung, phương pháp, phương tiện, công cụ phù
hợp để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình. Phản ánh và sáng tạo
là hai mặt thuộc bản chất của ý thức.
Từ kết quả nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của ý thức cho thấy, ý thức là hình thức phản ánh cao
nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử.
Ý thức không phải là cái không thể nhận thức được như chủ nghĩa duy tâm quan niệm, nhưng
cũng không phải là cái tầm thường như người theo chủ nghĩa duy vật tầm thường gán cho nó. Thực
chất, ý thức chỉ là thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất đặc biệt là bộ óc người; nói cách khác,
chỉ có con người mới có ý thức. Loài người xuất hiện là kết quả của lịch sử vận động, phát triển lâu
dài của thế giới vật chất. Cấu trúc hoàn thiện của bộ óc người là nền tảng vật chất để ý thức hoạt
động; cùng với hoạt động thực tiễn và đời sống xã hội phong phú tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy ý
thức hình thành và không ngừng phát triển. Không có bộ óc của con người, không có hoạt động
thực tiễn xã hội thì không thể có ý thức. Sáng tạo là thuộc tính đặc trưng bản chất nhất của ý thức.
Sức sáng tạo của ý thức trong tinh thần và sức sáng tạo của con người trong thực tiễn khác nhau về
bản chất nhưng chỉ là những biểu hiện khác nhau của năng lực sáng tạo, khẳng định sức mạnh của
con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Liên hệ bản thân sinh viên khi đã tiếp nhận sự giảng dạy, hướng dẫn của giảng viên, chúng ta
không được thụ động chỉ dựa vào đó mà giải quyết vấn đề, bài tập mà có thể tìm hiểu thêm và vận
dụng những điều đó vào hoạt động thực tiễn của xã hội.
Liên hệ vận dụng của Đảng ta về quy luật
Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người, chống
tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo.
Phải coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo
dục lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, phải giáo dục và
nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân nói chung, nhất là trong điều kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa hiện nay.
Coi trọng việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm sự thống nhất
giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học. Xây dựng nhân tố con người thực sự là nguồn lực
phát triển đất nước bền vững. Chăm lo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, phẩm
chất nhân cách phát triển toàn diện; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài để hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ. Để làm được điều đó, cần gắn với quá trình xây dựng mọi mặt, tạo môi trường thuận lợi cho
xây dựng con người, phát huy cao nhất tính tích cực xã hội, rèn luyện bản lĩnh, nâng cao trình độ khoa
học, trình độ chuyên môn cho mỗi người.
Câu 3: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng trong đó vật
chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác
Ví dụ, cái tv, cái điện thoại là một dạng cụ thể của vật vì nhìn nó có thể thấy được và tạo cho con
người cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại và tồn tại độc lập không phụ thuộc vào cảm giác và ý thức
Ý thức là sự phản ảnh năng động, sáng tạo thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người, là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ví dụ, khi nhìn thấy cây đàn đẹp lúc đó hình ảnh đep của cây đàn chính là ý thức.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng.
Vật chất quyết định ý thức được thể hiện ở những luận điểm
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Vật chất "sinh" ra ý thức, vì ý thức xuất hiện
gắn liền với sự xuất hiện của con người trong một quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp của
giới tự nhiên, của thế giới vật chất. Vậy nên ý thức – một thuộc tính của bộ phận con người cũng do
giới tự nhiên, vật chất sinh ra. . Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh được
rằng, giới tự nhiên có trước con người; vật chất là cái có trước, còn ý thức là cái có sau; vật chất là
tính thứ nhất, còn ý thức là tính thứ hai và vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn
gốc sinh ra ý thức. , bộ óc người là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh để
hình thành ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ
Ví dụ, một người sinh ra mà bộ nào không hoat động được hoặc không có bộ não thì không có ý thức
được. Cũng như câu chuyện tarzan sống trong rừng cùng bầy khỉ không được tiếp xúc với xã hội loài
người thì hành động của cậu khi trở về với xã hôi cũng chỉ giống như những con khỉ, tức là hoàn toàn không có ý thức.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức. Ý thức dưới bất kỳ hình thức nào, đều là phản ánh
hiện thực khách quan. Ý thức mà trong nội dung của nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện
thực khách quan vào trong đầu óc con người. Hay nói cách khác, có thế giới hiện thực vận động, phát
triển theo những quy luật khách quan của nó, được phản ánh vào ý thức mới có nội dung của ý thức.
Thế giới khách quan, mà trước hết và chủ yếu là hoạt động thực tiễn có tính xã hội - lịch sử của loài
người là yếu tố quyết định nội dung mà ý thức phản ảnh. Ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách
quan. Sự phát triển của hoạt động thực tiễn cả về bề rộng và chiều sâu là động lực mạnh mẽ nhất
quyết định tính phong phú và độ sâu sắc của nội dung của tư duy, ý thức.
Ví dụ, loài người nguyên thủy sống theo bầy đàn dựa vào sản vật của thiên nhiên thì tư duy của họ
đơn sơ, giản dị. Trải qua thời gian, sản vật thiên nhiên dần hao mòn dẫn đến đói khát, theo đó sự tư
duy, ý thức của họ phát triển và bắt dầu có bước tiến mạnh mẽ khi từ săn bắt, hái lượm chuyển dần
sang trồng trọt, chăn nuôi. Khi xuất hiện chủ nghĩa tư hữu, ý thức chính trị, pháp quyền cũng dần thay
thế cho ý thức cộng đồng nguyên thủy. Và chính những nội dung đó đã tác động ý thức của chúng ta
hiện đại khi muốn có thức ăn thì chúng ta vẫn phải trồng trọt và chăn nuôi từ đó tạo ra hàng loạt sự tư
duy, sáng tạo mới của con người.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức. Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính không thể
tách rời nhau trong bản chất của ý thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem xét thế giới vật chất là thế
giới của con người hoạt động thực tiễn và phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo. Chính thực tiễn là
hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới còn người
VD thực vật để tạo ra giống có cả những đặc thù tốt của giống lai như giống cà chua bi siêu quả màu
vàng là giống cà chua F1 tập trung được những thế mạnh từ giống lai tạo, tạo nên những chum quả cà chua siêu quả hiện nay.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức. Con người ngày càng phát triên cả thể
chất và tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh của nó.
Ví dụ, hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động tâm sinh lý của thần kinh bộ
não người. Nhưng khi bộ não bị tổn thương thì ý thức cũng bị rối loạn. Hay ở Việt Nam hiện
nay, nhận thức về công nghệ thông tin của học sinh cấp 1, 2, 3 là kém sở dĩ là do về máy móc cũng
như đội ngũ giáo viên giảng dạy còn thiếu.
Ý thức có tính độc lập và tác động tích cứ trở lại vật chất được thể hiện ở những luận điểm sau:
Thứ nhất, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người. Do vật chát sinh ra,
nhưng ý thức có quy luật vận động, phát triển riêng, không lệ thuộc vào vật chất. Ý thức có tính độc
lập tương đối, tác động trở lại thế giới vật chất. Ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm, đi song hành so
với hiện thực, nhưng nó thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất.
Ví dụ, nếu tâm trạng một công nhân không tốt thì làm giảm năng suất của một dây chuyền sản xuất
trong nhà máy. Nếu không có đường lối cách mạng đúng đắn của đảng ta thì dân tộc ta không thể
giành thắng lợi ở hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cũng như Lênin đã nói: "Không có lý luận
cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng.
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người,
dựa trên những tri thức khách quan, hiểu biết những quy luật từ đó đề ra mục tiêu xác định.
Ví dụ, hiểu tính chất vật lý của thép nóng chảy ở hơn 1000oC thì con người tạo ra các nhà máy gang
thép để sản xuất các loại thép với đủ kích cỡ chủng loại, chứ không phải bằng phương pháp thủ công xa xưa.
Vật chất quyết định ý thức nên ta phải rút ra tính tôn trọng quy luật khách quan. Mọi chủ trương,
đường lối, kế hoạch, mực tiêu đều xuất phát từ thực tế khách quan. Phải biết tôm trọng và hành động
theo quy luật khách quan, nếu không phải gánh hậu quả, tai họa khôn lường. Nhận thức sự vật, hiện
tượng chân thực, đúng đắn, tránh bôi đen đối tượng, không gán cho đối tượng cái mà nó không có.
Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Trong ca dao tục ngữ "có thực mới vực được đạo" có
nghĩa là vật chất có quyết định nhiều tới ý thức của con người. Bộ não con người sẽ phản ánh những
hiện thực của cuộc sống một cách cụ thể. Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, con người sẽ biết
những hành động, cư xử đúng mực.
Ý thức tác động trở lại vật chất nên chúng ta phải phát huy tính năng động, sáng tạo của con người,
phát huy tác động tích cực của ý thức, không trông chờ ý lại trong nhận thức và cải tạo thế giới. Tôn
trọng tri thức khoa và truyền ba tri khoa học vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin định
hướng hoạt động cho quần chúng.
Ví dụ, trước một trận đánh làm một quyết tâm thư, tự phê bình và phê bình, qua đó rút ra những
nhược điểm để tiến bộ, khắc phục các mặt tiêu cực, chưa tốt.
Ví dụ: chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tác động mạnh mẽ tới những phong trào giải phóng của các nước
Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan, chúng
ta còn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích, phải biết kết hợp hài hòa lợi ích cá
nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; phải có động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học,
không vụ lợi trong nhận thức và hành động của mình.
Liên hệ bản thân sinh viên
Thứ nhất, cần phải đặc biệt chú ý tôn trọng tính khách quan và hành động theo các qui luật mang tính
khách quan, thể hiện qua một số hành động như: tuân thủ theo thời khóa biểu để đi học đúng giờ,
tham dự các tiết học đầy đủ đồng thời làm theo những lời mà giảng viên hướng dẫn.
Thứ hai, vì ý thức tác động trở lại vật chất nên phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức. Tuy
nhiên, tri thức tiếp thu từ sách vở là chưa đủ, xã hội luôn đòi hỏi mỗi người phải có vốn kỹ năng sống
đầy đặn. Vì vậy, sinh viên nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời, tình nguyện hoặc có thể kiếm
một công việc bán thời gian để tìm hiều về kỹ năng mềm và giá trị của đồng tiền
Cụ thể là cần phải tiếp thu có chọn lọc những ý kiến mới, việc hôm nay không nên để ngày mai,
không chủ quan phải biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mọi người. Ví dụ, khi xong bài thuyết trình
nên nán lại lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa từ giảng viên và cả lớp hay khi làm việc nhóm cần sáng
tạo, đột phá, cải tiến cái cũ nhưng không nên quá cầu toàn.
Câu 4. Đảng ta khẳng định: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế,
tôn trọng quy luật khách quan”. Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích cơ sở triết học của khẳng định trên?
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và
vận dụng tư tưởng lý luận đó vào thực tế cách mạng nước ta để đề ra đường lối, chủ trương, chính
sách qua từng thời kỳ. Đặc biệt, trước những diễn biến hếtsức phức tạp của tình hình trong nước và
thế giới, khi hệ thống XHCN và các đảng cộng sản đang rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, toàn
diện, việc đề ra đường lối đổi mới là yêu cầu rất bức thiết đối với cách mạng, quyết định sự sống còn
của Đảng, đến thắng lợi cách mạng Việt Nam.
Quan điểm của Đảng ta về “Đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thục tế, tôn trọng quy
luật khách quan…” có cơ sở lý luận từ việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Theo đó,
việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo nguyên tắc:
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức
có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác
động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.
Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem đến cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.
Đặc điểm của vật chất:
– Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động.
– Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận động;
– Vật chất vận động trong không gian và thời gian;
– Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể và là hình thức tồn tại của vật chất.
Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Ý thức mang
bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ
động thế giới khách quan và bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn.
Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:
Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức.
Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là sự phản ánh lại
của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất
trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi
phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này
có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất.ư
Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa là ý thức mang
những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những thông tin này có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc
thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên bộ óc con người.
Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất.
Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại cật chất thông
qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó mà có
thể tác động làm thay đổi vật chất.
Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách quan. Qua hoạt
động của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của
con người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi
trường… và nếu được tổ chức tốt thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.
Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng tỏ qua việc nhận
thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu ý chí để hoạt động của con
người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát
triển và ngược lại, nếu nhận tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử. *Liên hệ thực tiễn
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì: vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động
trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan, biết tạo điều kiện
và phương tiện vật chất tổ chức lực lượng thực hiện biến khả năng thành hiện thực đồng thời phát huy
tính năng động chủ quan của mình.
Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội.
Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế
khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. V.I. Lênin đã nhiều lần
nhấn mạnh không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm
điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu
lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí.
Từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và từ kinh nghiệm thành công, thất bại trong quá trình lãnh
đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học quan trọng là “Mọi đường lối, chủ trương
của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Đất nước ta đang bước vào thời
kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH, Đảng chủ trương: “huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và
ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực của dân vào công cuộc phát triển đất nước”, muốn vậy phải “nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn
diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Mặt khác, cần nhận rõ vai trò tích cực của nhân tố ý thức, tinh thần trong việc sử dụng một cách có
hiệu quả nhất những điều kiện phương tiện vật chất hiện có. Phải phát huy tính năng động sáng tạo
của ý thức, của nhân tố con người để cải tạo thế giới khách quan, phải tạo ra động lực hoạt động cho
con người bằng cách quan tâm tới đời sống kinh tế, lợi ích thiết thực của quần chúng, phát huy dân chủ rộng rãi...
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã tổng kết 10 năm đổi mới, đề ra những mục tiêu, phương pháp,
nhiệm vụ cho thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời kỳ
mới này phải “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững” chúng ta cần tránh sai lầm chủ quan nóng vội trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng
thời phải “khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt
Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu…”.
Câu 5. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể? Ý nghĩa thực tiễn? Quan điểm toàn diện
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - một trong hai nguyên
lý cơ bản của phép duy vật biện chứng. Đây là một phạm trù của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ
sự quy định, tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt
của một sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Ý nghĩa thực tiễn:
Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với
các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận
thức đúng về sự vật. Để đạt được mục đích đó, ta phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, phương tiện
khác nhau để tác động nhằm làm thay đổi những mối liên hệ tương ứng.
Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý
đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên ... để
hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
trong sự phát triển của bản thân.
Bên cạnh đó quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người nắm bắt được khuynh hướng phát triển của
sự vật trong tương lai. Cũng như hiểu rõ về hiện tại đang tồn tại của sự vật. Con người cần nhận biết
được sự biến đổi kể cả biến đổi đi lên hay các biến đổi đi xuống.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi, để cải tạo được sự vật, chúng ta phải dùng hoạt động thực tiễn để biến
đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật và những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với những sự vật khác.
Quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữ “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm”.
Ví dụ như trong thực tiễn xây dựng, triển khai chính sách Đổi Mới, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa coi
trọng đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…, vừa nhấn mạnh đổi mới kinh tế là trọng tâm.
Ví dụ: về quan điệm toàn diện, khi giải quyết một bài toán về hình học không gian, chúng ta có cái
nhìn toàn diện những mặt phẳng bị khuất bên trong của một khối không gian, vận dụng những công
thức,tính chất, hệ quả của không gian và để giải quyết được bài một cách nhanh nhất và hiệu quả
chính xác cao thì cần tìm hiểu, sáng tạo ra những phương pháp
Hay là một cá nhân để đạt được kết quả tốt trong học tập cần đến nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan tác động. Bạn không những cần đến nỗ lực và trí tuệ của bản thân mà còn cần học thêm các kiến
thức từ sách vở và cuộc sống. Kiến thức cần bồi đắp từ cả lý thuyết và thực tiễn thì mới có thể trở nên
hoàn thiện. Một cá nhân không thể toàn diện nếu chỉ học tập tốt mà còn cần đến lao động tốt và sống tốt.
Trong đời sống xã hội ngày nay không có một quốc gia, dân tộc nào mà không có mối quan hệ, liên
hệ với quốc gia, dân tộc khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Đây chính là sự tồn tại, phát triển cho
mỗi quốc gia, dân tộc. Trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá mọi
mặt của đời sống xã hội. Các quốc gia dân tộc ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau trên
con đường phát triển của mình.
Quan điểm lịch sử - cụ thể:
Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử – cụ thể bao gồm toàn bộ nội dung của hai nguyên lý là nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai nguyên lý cơ bản và đóng vai trò xương sống trong
phép duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Trong
hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Ý nghĩa thực tiễn:
Theo quan điểm lịch sử cụ thể, khi chúng ta nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý
điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển.
Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm
khoa học trong điều kiện khác.
Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải xây dựng được những đối sách cụ thể, áp dụng cho những sự
vật cụ thể, đang tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể mà không nên áp dụng
những khuôn mẫu chung chung cho bất cứ sự vật nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể nào.
Nếu không tôn trọng nguyên tắc lịch sử – cụ thể sẽ mang lại những hậu quả rất nghiệm trọng, ta sẽ
luôn nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách phiến diện, trừu tượng và sẽ không bao giờ giải quyết
được các mâu thuẫn; sẽ không bao giờ có được những phương hướng, hành động đúng khi giải quyết vấn đề.
Liên hệ bản thân: Học tập là một quá trình căng thẳng của tư duy. Muốn đạt tới mục đích học tập,
cho dù là rất nhỏ (giải một bài tập, học thuộc một công thức,…), người học tập phải tập dượt cách
suy nghĩ thông qua các thao tác trí tuệ, từ nhận biết, so sánh, phân tích, tổng hợp đến cụ thể hoá đến
khả năng dự đoán, bảo vệ chân lý do mình đề xuất
Sự vận dụng của Đảng ta về những quan điểm trên: Khi đề cập tới những vấn đề này, Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc
đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chính sách đối nội, đối
ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sựđổi mới khác. Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung
trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã
hội, tạo điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố
niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác nhau của đời sống xã hội".
Câu 6 .Quan điểm của triết học Mác – Lênin về nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận?
Khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối
liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới,
đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó
những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó
thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Đó là các mối liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng
và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, vv.
Ví dụ: Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2, trong khi đó quá trình
quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2.
Tính chất của các mối liên hệ
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản của các mối liên hệ.
Tính khách quan của các mối liên hệ
Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính
khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật,
hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý
chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
Ví dụ: Mối liên hệ ràng buộc và tương tác (theo lực hút - đẩy) giữa các vật thể; mối liên hệ giữa trao
đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường (đồng hóa - dị hóa); mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn
nhau giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường; mối liên hệ tất yếu giữa các khái niệm trong quá trình
tư duy của con người,... đều là những mối liên hệ khách quan, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý
chí chủ quan của con người.
Tính phổ biến của các mối liên hệ
Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối
biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện
tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên
hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn
tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
Ví dụ: Mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng tự trao đổi chất với môi trường,
nhờ đó mà nó tồn tại, phát triển; đồng thời bản thân môi trường sống cũng là một hệ thống được tạo
thành từ nhiều yếu tố lớp, phân hệ trực tiếp và gián tiếp…
Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ
Quan điểm biện chứng của chù nghĩa Mác Lênin không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến
của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng,
phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau
đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển
của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện
cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau.
Ví dụ: Từ khi sinh ra, chúng ta có mối liên hệ với gia đình, người thân. Khi đi học chúng ta có thêm
những mối liên hệ mới: bạn bè, thầy cô, xã hội…. Khi chúng ta trưởng thành lại có thêm mối liên hệ
vợ, chồng và gia đình vợ, gia đình chồng…
Quan điểm về tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm về sự thể hiện
phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện
tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
Ví dụ: Các loài cá, chim , thú đều có quan hệ với nước , nhưng cá có quan hệ với nước khác với chim và thú.
Ý nghĩa phương pháp luận
Từ tính khách quan và phổ biển của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực
tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình
huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự
vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự
vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện
đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
Ví dụ: Khi bạn nhận xét về một người nào đó thì không thể có cái nhìn phiến diện ở vẻ bên ngoài.
Cần chú ý đến các yếu tố khác như bản chất con người, các mối quan hệ của người này với người
khác, cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại. Chỉ khi hiểu hết về người đó bạn mới
có thể đưa ra các nhận xét.
Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực
tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ
thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động
thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải
quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể
trong những tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc
xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc
phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.
Ví dụ, khi đánh giá mức độ phạm tội của tội phạm, ta cần biết tội phạm thực hiện hành vi phạm tội đó
trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể nào để đưa ra những kết luận chính xác nhất.
Câu 7 : Quan điểm của triết học Mác-Lênin nguyên lý về sự phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận ?
Nguyên lý về sự phát triển :
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến
chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là
phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì
mới là phát triển. Vận động diễn ra
trong không gian và thời gian, nếu thóat ly chúng thì không thể có phát triển.
Cần phân biệt hai khái niệm gắn với khái niệm phát triển là tiến hóa và tiến bộ. Tiến hóa là một dạng
của phát triển, diễn ra theo cách từ từ và thường là sự biến đổi hình thức của tồn tại xã hội từ đơn giản đến phức tạp.
Tiến bộ là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn so với thời điểm ban đầu. Trong tiến bộ, khái niệm phát triển đã được lượng hóa thành
tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ trưởng thành của các dân tộc, các lĩnh vực của đời sống con người...
Ví dụ về tiến hóa: Khi phun thuốc trừ sâu lần đầu tiên, số sâu bị diệt có thể chiếm tới gần 100%, tuy
nhiên, nếu lặp đi lặp lại phun loại thuốc đó nhiều lần sẽ xuất hiện các cá thể sâu bệnh kháng thuốc và
thuốc trừ sâu đó sẽ dần bị mất tác dụng.
Ví dụ về tiến bộ: Chính sách giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo đạt được nhiều thành
quả tích cực, đã góp phần quan trọng bảo đảm tỷ lệ cao dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm (trên
77%) và giảm nghèo bền vững. Trong 10 năm qua, nước ta luôn duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp
(từ 2% - 3%) và thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới. Thu nhập bình quân
của người lao động được cải thiện, tăng bình quân 8,7%/năm trong giai đoạn 2013 - 2018(15). Tỷ lệ
hộ nghèo giảm nhanh từ 11,76% năm 2011 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015) xuống còn dưới
3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều)
Tuỳ theo các lĩnh vực khác nhau mà sự vận động đó có thể là vận động từ thấp lên cao, vận động từ
đơn giản đến phức tạp và vận động từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đặc điểm chung của sự
phát triển là tính tiến lên theo đường xoáy ốc, có kế thừa, có sự dường như lặp lại sự vật, hiện tượng
cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa có những bước nhảy vọt... làm
cho sự phát triển mang tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối trong sự tiến
lên. Trong phép biện chứng duy vật, phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của vận động, nó chỉ
khái quát xu hướng chung của vận động là vận động đi lên của sự vật, hiện tượng mới trong quá trình
thay thế sự vật, hiện tượng cũ. Tùy thuộc vào hình thức tồn tại của các tổ chức vật chất cụ thể, mà
“phát triển” thể hiện khác nhau.
Quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật, hiện tượng. Phát
triển ở đây chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt lượng, chỉ là sự tuần hoàn, lặp đi lặp lại mà không
có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới và nguồn gốc của sự “phát
triển” đó nằm ngoài chúng.
Cũng như mối liên hệ phổ biển, phát triển có tính khách quan thể
hiện ở chỗ, nguồn gốc của nó nằm
trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, chứ không phải do tác động từ bên ngoài và đặc biệt không
phụ thuộc vào ý thích, ý muốn chủ quan của con người. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu
thuẫn sinh ra trong sự tồn tài và vận động của sự vật. Phát triển có tính phổ biến: sự phát triển có mặt
ở khắp mọi nơi trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Phát triển có tính kế thừa, sự vật, hiện
tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu
hình đối với sự vật, hiện tượng cũ. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, chứ không
phải ra đời từ hư vô, vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố
còn tác dụng, còn thích hợp với chúng, trong khi vẫn gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật,
hiện tượng cũ đang gây cản trở sự vật mới tiếp tục phát triển. Phát triển có tính đa dạng, phong phú;
tuy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, nhưng mỗi sự vật, hiện tượng
lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tính đa dạng và phong phú của sự phát triển còn phụ
thuộc vào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó...
Ý nghĩa phương pháp luận:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đổi tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để
không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai.
Ví dụ : xã hội, kinh tế và môi trường là những hệ thống liên kết với nhau và hạn chế lẫn nhau để cùng
nhau tạo thành một chỉnh thể. Khi khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên cần phải đặt chúng vào xu
hướng biến đổi, nghiên cứu về quy mô sản lượng không được khai thác bất chấp dẫn đến cạn kiệt
trong tương lai, cần phải hài hòa mối quan hệ giữa hành vi kinh tế trong xã hội nhân hoại và môi
trường sinh thái tự nhiên. Hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường. Hài hòa mối
quan hệ giữa sự sinh tồn lâu dài của nhân loại và việc sử dụng nguồn tài nguyên dài hạn.
Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có
đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để
hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
Ví dụ : các nhân tố hạn chế và kìm hãm chủ yếu của quá trình phát triển bao gồm: quy mô dân số,
môi trường, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện công nghệ,… và những hạn chế áp đặt của tổ chức xã
hội. Tuy nhiên, mỗi nhân tố sẽ có những phương pháp tác động khác nhau kìm hãm nó chẳng hạn
biện pháp kiểm soát bùng nổ dân số như: kiểm soát sinh đẻ , phát triển giáo dục, cách mạng nông
nghiệp, công nghiệp hóa làm tăng tốc độ phát triển kinh tế, đời sống con người, trình độ hiểu biết,
nhận thức được nâng cao.
Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển;
chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
Ví dụ : Sự bóc lột không có giới hạn của các chủ nô làm cho mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ ngày
một gay gắt, nô lệ đứng lên đấu tranh giải phóng nô lệ, giao đất canh tác. Điều này đã dẫn đến sự
chuyển hóa dần từ phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong kiến, nhà
nước phong kiến ra đời. Tiếp đó trải qua các giai đoạn là nhà nước tư sản và cuối cùng là nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế thừa các yếu tố tích
cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
Ví dụ : báo sư tử là con của báo đực và sư tử cái. Nó kế thừa màu lông nâu như sư tử và đốm cùng
với cơ bắp khỏe mạnh của báo.
Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu cần “phải xét
sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động... trong sự biến đổi của nó”.
* Liên hệ của bản thân : Việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tập mang ý nghĩa rất
quan trọng, đặc biệt với sinh viên để có thể phát triển và hoàn thiện bản thân. Các cá nhân trong học
tập phải biết nắm chắc cơ sở lý luận cuẩ quan điểm toàn diện, để từ đó có thể vận dụng một cách sáng
tạo, hợp lý. Trong quá trình học tập cần phải phân biệt các mối liên hệ, phải chú ý đến các mối liên hệ
bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để hiểu rõ về bản chất của
sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của
bản thân. Bên cạnh đó, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định
* Liên hệ của Đảng ta : Việc Đảng ta kiên trì đổi mới xây dựng đất nước phát triển theo con đường
XHCN là căn cứ vào quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng trên cơ sở tin tưởng vào
sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản mặc dù trong bối cảnh lịch sử hiện nay CNXH trên thế giới đang
ở giai đoạn thoái trào và công cuộc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta cũng như các nước XHCN.
Câu 8. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được
những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nguyên lý về sự phát triển
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến
chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là vận động nhưng k1
hông phải mọi vận động
đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển. Vận động diễn
ra trong không gian và thời gian, nếu thóat ly chúng thì không thể có phát triển.
Ví dụ lịch sử đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội như: Công xã nguyên thủy – Chiếm hữu nô lệ -
Xã hội phong kiến – Tư bản chủ nghĩa – Cộng sản chủ nghĩa. Chẳng hạn, chế độ chiếm hữu nô lệ rất
tàn bạo và đã từng bị lên án, nhưng so với chế độ công xã nguyên thủy nó lại là một bước tiến của
lịch sử xã hội loài người, mặc dù trong công xã nguyên thủy không có quan hệ bóc lột. Như vậy, có
thể thấy hình thái kinh tế xã hội sau phủ định hình thái kinh tế xã hội trước đó nhưng trên cơ sở phát
triển cao hơn, hoàn thiện hơn.
Như vậy, phát triển là phạm trù triết học khái quát về sư vận động đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ không hoàn thiện đến hoàn thiện.
Tính chất của sự phát triển:
Tính khách quan: nguyên nhân, nguồn gốc của sự phát triển nằm bên trong các sự vật hiện tượng, do
quá trình ấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẩn => sự phát triển diễn ra độc lập với ý
thức của con người -> con người không thể dùng ý chí chủ quan của mình để ngăn cản sự phát triển của thế giới.
Ví dụ như quá trình đồng hóa – dị hóa ở trong cơ thể. Trên cơ sở sinh học đối với mọi cơ thể sống thì
đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng lại thống nhất chặt chẽ với nhau. Dị hóa là
quá trình phân giải các chất dinh dưỡng thành dạng đơn giản và giải phóng năng lượng. Đồng hóa là
quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành phức tạp và tích lũy năng lượng. Có thể hiểu đơn giản khi
tập tạ là cơ bắp đang bị tàn phá tức là dị hóa. Sau buổi tập cần nạp ngay chất dinh dưỡng để quá trình
dị hóa này dừng lại và đẩy mạnh đồng hóa hay tổng hợp cơ bắp. Năng lượng được tích lũy trong quá
trình đồng hóa sẽ được phóng thích trong quá trình dị hóa. Với mục đích là để cung cấp lại cho quá
trình tổng hợp của đồng hóa. Hai quá trình đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau nhưng có sự hỗ trợ
lẫn nhau. Nếu không có đồng hóa thì sẽ không có nguyên liệu cho quá trình dị hóa. Và ngược lại,
không có dị hóa thì sẽ không tạo ra năng lượng cho quá trình đồng hóa. Nói một cách đơn giản hơn,
dị hóa kết hợp với đồng hóa tạo nên một tổng thể quá trình trao đổi chất cho cơ thể sống và cả hai quá
trình này luôn luôn diễn ra song song với nhau trong cơ thể người, không phụ thuộc tác động, ý thích
hay ý muốn chủ quan mà ngưng hoạt động.
Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở tất cả sự vật, hiện tượng ở mọi lĩnh vực của thế giới: tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ: trong tự nhiên: sự phát triển của giới tự nhiên: vô sinh và hữu sinh. Vô sinh: sự tác động lẫn
nhau giữa chúng đến 1 điều kiện nhất định nào đó sẽ tạo ra 1 chất phức tạp hơn. Hữu sinh: khả năng
hoàn thiện và thích nghi trước sự biến đổi của môi trường.
Tính đa dạng phong phú của sự phát triển: phát triển là khuynh hướng chung của thế giới, song ở mỗi
sự vật hiện tượng, quá trình phát triển lại không giống nhau, không đồng đều do chúng tồn tại ở
không gian, thời gian khác nhau. Mặt khác, trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu những
sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của tất cả các yếu tố và điều kiện khác.
Ví dụ khi chủ nghĩa duy vật siêu hình ra đời thì đây là thời kỳ mà cơ học cổ điển đạt được những
thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa
duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, cơ giới. Và khi ở
thời kỳ khoa học tự nhiên phát triển với những phát minh quan trọng đã bộc lộ rõ tình hạn chế của
phương pháp tư duy siêu hình C.Mác, Ph.Ăngghen kế thừa sâu sắc các quan điểm duy vật trước đó
cùng với chiều sâu tư duy triết học, chiều rộng nhãn quan khoa học và hoạt động thực tiễn không
ngừng, lúc này chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời, phát triển và trở thành đỉnh cao trong ba hình
thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật.
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất, khuynh
hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì phải tự giác tuân thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư
tưởng bảo thủ, trì trệ. Nguyên tắc này yêu cầu: Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự
vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn
dự báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai. Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là
quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần
tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó. Thứ , ba
phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển; chống lại
quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới
phải biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu cần “phải xét
sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động” (...), trong sự biến đổi của nó” .
Câu 9: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù cái riêng, cái chung. Ý nghĩa phương pháp luận?
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định. Cái đơn nhất là
phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái
riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác. Cái chung là phạm trù triết học dùng
để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng nào đó, mà còn lặp
lại trong nhiều sự vật, hiện tượng (nhiều cái riêng) khác nữa.
Ví dụ :Khi sinh ra đường chỉ tay của mỗi người là cái đơn nhất và cũng là cái riêng, vì chỉ tay của
một người không thể giống người khác và chỉ có thể có ở người đó không thể xuất hiện ở người khác.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã lý giải mối quan hệ cái chung - cái riêng. Cả cái chung lẫn cái
đơn nhất đều không tồn tại độc lập, tự thân, chúng là thuộc tính nên phải gắn vớí đối tượng xác định.
Chỉ cái riêng (đối tượng, quá trình, hiện tượng riêng) mới tồn tại độc lập. Cái chung và cái đơn nhất
đều chỉ tồn tại trong cái riêng, như là các mặt của cái riêng.
Thứ nhất, cái chung không tồn tại độc lập, mà là một mặt của cái riêng và liên hệ không tách rời
với cái đơn nhất, hệt như cái đơn nhất liên hệ chặt chẽ với cái chung. “Bất cứ cái chung nào cũng chỉ
bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cáí riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ
vào cái chung.. .”. Cái riêng không vĩnh cửu, nó xuất hiện, tồn tại một thời gian xác định rồi biến
thành cái riêng khác, rồi lại thành cái riêng khác nữa... cứ thế mãi vô cùng. Nó “chỉ tồn tại trong mối
liên hệ đưa đến cái chung” và có khả năng chuyển hóa ở những điều kiện phù hợp thành cái riêng bất kỳ khác.
Ví dụ: Đa số con cá nào cũng đều sống dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng vây. Chúng tạo nên cái
chung và phản ánh qua khái niệm “cá”. Điều đó có nghĩa là cái chung thực sự tồn tại nhưng chỉ tồn tại
trong cái riêng chứ không tồn tại độc lập, tách rời cái riêng.
Thứ hai, mọi cái riêng đều là sự thống nhất các mặt đối lập cái đơn nhất và cái chung. Thông qua
những thuộc tính, những đặc điểm không lặp lại của mình, nó thể hiện là cái đơn nhất; nhưng thông
qua nhũng thuộc tính lặp lại ở các đối tượng khác - nó lại thể hiện là cái chung.
Ví dụ: Do nhu cầu trao đổi hàng hóa, thị trường, tương tác giữa các quốc gia tạo nên xu hướng toàn
cầu hóa. Khi xu thế toàn cầu hóa hình thành tạo ra một quy luật, quay lại chi phối các quốc gia.
Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì cái riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất còn
cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái
chung vì bên cạnh những mặt, những điểm ra nhập vào cái chung thì cái riêng còn có cái đơn nhất.
Ví dụ: Người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư
hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn.., còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn
hoá làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên của đất nước, nên rất cần cù
lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống.
Thứ tư, cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện xác định.
Sở dĩ như vậy là vì trong hiện thực cái mới bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau
theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến, nhưng về
sau nữa, khi không phù hợp với điều kiện mới mà bị mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.
Ví dụ: Một loại sinh vật nào đó có một kiểu trao đổi chất đã ổn định, nay rơi vào những điều kiện
không bình thường đối với nó, một số chúng sẽ có những biến dị cho thích hợp với hoàn cảnh, sự biến
dị đó là để duy trì nòi giống cho thế hệ sau, thế hệ từ cái đơn nhất đã chuyển thành cái chung cho cả
loài. Trong khi đó kiểu trao đổi chất trong môi trường cũ này không thích nghi được với môi trường
mới sẽ mất dần, thế là từ cái chung chuyển thành cái đơn nhất.
Mối liên hệ giữa cái chung với cái riêng biểu hiện là mối liên hệ lẫn nhau giữa các thuộc tính
(hay các bộ phận) cùng có ở nhiều đối tượng với từng đối tượng đó được xét như cái toàn bộ. Như
vậy, cái riêng là cái toàn bộ, cái chung chỉ là bộ phận bởi bên cạnh cái chung thì bất cứ đối tượng (cái
riêng) nào cũng còn có cái đơn nhất, tức là bên cạnh những mặt được lặp lại còn có những mặt không
lặp lại, những mặt cá biệt; vì vậy, bất cứ sự vật, hiện tượng riêng lẻ nào cũng là sự thống nhất giữa các mặt đối lập đó.
Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của
mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng
riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng.
Ví dụ: Khi xây dung cơ chế, chính sách chung phải khảo sát, phân tích, đánh giá từ cái riêng, không
thể quan sát bên ngoài, từ cái chung “phải đưa nghị quyết vào cuộc sống”, không “phải đưa cuộc sống vào nghị quyết”.
Thứ hai, cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái
chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực
tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận), sẽ không tránh khỏi rơi vào
tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng.
Ví dụ: Khi áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, phải căn cứ vào tình hình cụ thể của
từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để vận dụng những nguyên lý đó cho thích hợp, có vậy mới đưa lại
kết quả trong hoạt động thực tiễn.
Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định “cái đơn nhất” có
thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt
động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở
thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.
Câu 10: Quan điểm của triết học Mác Lê-nin về cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả. Ý
nghĩa phương pháp luận
Trong quá trình nhận thức con người thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các đối tượng để nắm bắt và
thể hiện thông qua các khái niệm những thuộc tính và mối liên hệ chung cùng có ở tất cả chúng. Đó
là vận động, không gian, thời gian, nhân quả, tính quy luật, tất yếu, ngẫu nhiên, giống nhau, khác
nhau, mâu thuẫn... Chúng là những đặc trưng của các đối tượng vật chất, là những hình thức tồn tại
phổ biến của vật chất, còn các khái niệm phản ánh chúng, là những phạm trù triết học.
Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư tưởng
phản ánh những thuộc tính và mối hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực.
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật
với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Còn kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện
do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
Ví dụ: sự tương tác những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… trong hạt ngô là nguyên nhân làm
biến đổi hạt ngô thành cây. Hay sự tác động giữa điện, xăng, không khí, áp suất làm động cơ nổ máy, vận hành
Để nhận thức hoàn toàn đúng đắn về phạm trù nguyên nhân, ta phải phân biệt nó với cái khái niệm
“nguyên cớ”, “điều kiện”.
Nguyên cớ là những sự vật hiện tương xuất hiện đồng thời với nguyên nhân và trước kết quả; nhưng
chỉ là bề ngoài, ngẫu nhiên, không sinh ra kết quả. Nguyên cớ chỉ tồn tại ở trong xã hội, con người lấy
cái cớ4 để làm nguyên nhân, nó che dấu nguyên nhân, bản thân nó không phải là nguyên nhân.
Ví dụ: không phải nguồn điện là nguyên nhân làm bóng đèn phát sáng mà là sự tương tác của dòng
điện với dây mới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn phát sáng.
Điều kiện là những yếu tố gắn liền với nguyên nhân tác động, đảm bảo cho nguyên nhân tạo ra kết
quả nhưng bản thân nó không trực tiếp sinh ra kết quả. Điều kiện khác với nguyên nhân, nguyên nhân
bao giờ cũng tham gia vào kết quả còn điều kiện chỉ là môi trường cho sự tác động xảy ra.
Ví dụ: nguyên nhân hạt thóc nảy mầm là do những yếu tố bên trong hạt thóc tác động lẫn nhau gây
nên, nhưng để hạt nảy mầm thành cây cần những điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…
Cần phải phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện. Nguyên cớ và điều
kiện không sinh ra kết quả, mặc dù xuất hiện cũng với nguyên nhân.
Là một cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật, cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả có các tính
chất sau: tính khách quan, phổ biến và tất yếu.
Về tính khách quan: Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý
thức của con người. Dù con người biết hay không biết thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác
động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định.
Ví dụ: như những loại cây ưa bóng râm khi những điều kiện khí hậu khắc nghiệt diễn ra sẽ là nguyên
nhân dẫn đến kết quả là cây đó sẽ chết. Kết quả đó không phụ thuộc vào ý thức con người mà có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Về tính phổ biển: Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội đều có nguyên nhân sinh ra, chỉ có
điều là nguyên nhân đó đã được phát hiện ra hay chưa mà thôi.
Ví dụ: trời mưa thì đường ướt, đường không ướt thì trời không mưa
Về tính tất yếu: Tính tất yếu thể hiện ở một điểm là cùng một nguyên nhân như nhau,trong những
điều kiện giống nhau sẽ nhất định nảy sinh những kết quả như nhau.
Ví dụ:Hay nước ở áp suất 1 atm luôn luôn sôi ở 1000oC.
Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất: nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và do nguyên nhân quyết định, thì
để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện; muốn loại bỏ
một sự vật, hiện tượng nào đó không cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.
Ví dụ: kết quả học tập kém cần phải phân tích nguyên nhân, không nên đổ lỗi.
Thứ hai: xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một sự vật,
hiện tượng cần tìm ở các sự vật, hiện tượng mối liên hệ đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất
hiện. Trong thời gian hoặc trong mối quan hệ nào đó, vì nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho
nhau, chuyển hóa lẫn nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định
phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó trong mối quan hệ
mà nó giữ vai trò là kết quả, cũng như trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân, sản sinh
ra những kết quả nhất định.
Ví dụ: muốn có một vụ mùa bội thu dựa vào điều kiện: đất, nước, thời tiết… phù hợp; lựa chọn giống tốt chống sâu bệnh
Thứ ba: một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định, nên khi nghiên
cứu sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận về nguyên nhân nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một
sự vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể chứ không nên rập khuôn theo phương pháp cũ. Trong số các nguyên nhân sinh ra
một sự vật, hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và
nguyên nhân bên ngoài, nên trong nhận thức và hành động cần dựa vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.
Ví dụ: Hiện nay công cuộc đổi mới đất nước đạt được nhiều thành tựu (kết quả), chính điều này đã
tác dộng tích cực lại những nguyên nhân dẫn đến kết quả đó như kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng.
Câu 11. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên. Ý nghĩa phương pháp luận?
*Quan điểm của triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên.
Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật,
hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.
Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên
ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc
có thể xuất hiện thế khác.
Ví dụ: Đã là con người, ai cũng phải sinh ra, lớn lên và chết đi. Điều này không thể khác được.
Đó là tất nhiên, nhưng chết vì cái gì thì đó là ngẫu nhiên.
Ví dụ: Đã là nhà tư bản thì nhất thiết phải bóc lột công nhân, đó là tất nhiên, vì điều đó bắt
nguồn từ bản chất của phương thức sản xuất tu bản chủ nghĩa. Nhưng bóc lột được bao nhiêu
phầm trăm giá trị thặng dư thì đó là ngẫu nhiên.
Ví dụ: Khi quả trứng gà bị rơi từ độ cao 10 mét thì nó chắc chắn sẽ vỡ. Việc bị vỡ trong trường
hợp này là tất nhiên vì nó không thể khác được. Nhưng rớt xuống ở vị trí nào thì đó là ngẫu nhiên.
Ví dụ: Hay hàng ngày con người phải ăn, uống và nghỉ ngơi là điều tất nhiên, bởi vì điều đó do
nguyên nhân cơ bản bên trong của cơ thể người quyết định. Còn ăn uống nghĩ ngơi như thế
nào lại là ngẫu nhiên vì nó phụ thuộc vào điều kiện sống, hoàn cảnh của cá nhân con người.
Các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các bộ phận trong chúng xuất hiện
không giống nhau. Có mối liên hệ do bản chất của sự vật, hiện tượng quy định, từ đó sinh ra
phạm trù tất nhiên. Có mối liên hệ do sự gặp nhau của những điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài
quyết định, vì vậy chúng có thể xuất hiện mà cũng có thể không xuất hiện, từ đó sinh ra phạm
trù ngẫu nhiên. Do đó, khi phản ánh hiện thực khách quan, con người nhận thức được tính
không một nghĩa, không ngang giá trị của các mối liên hệ khác nhau vốn có ở sự vật, hiện tượng
nên phân loại chúng thành nhóm các mối liên hệ nhất định phải xảy ra như thế (tất nhiên) và
nhóm các mối liên hệ có thể xảy ra, có thể không xảy ra, xảy ra thế này hay xảy ra thế khác
(ngẫu nhiên). Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò nhất định trong quá trình phát triển của sự
vật, hiện tượng; nhưng tất nhiên đóng vai trò chi phối sự phát triển, còn ngẫu nhiên có thể làm
cho sự phát triển ấy diễn ra nhanh hay chậm.
Khi nghiên cứu cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên, cần lưu ý phân biệt chúng với
phạm trù cái chung, nguyên nhân và tính quy luật. Có người đồng nhất phạm trù tất nhiên
với cái chung vì họ cho rằng cả cái tất nhiên và cái chung đều được quy định bởi bản chất
nội tại, bởi quy luật bên trong của sự vật, nhưng có cái chung chỉ là thuộc tính được lặp đi
lặp lại ở nhiều sự vật riêng lẻ. Do vậy, có cái chung là cái tất nhiên, nhưng có cái chung chỉ
là cái ngẫu nhiên. Cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên đều có nguyên nhân, trong đó tất nhiên là
do nguyên nhân bên trong quyết định, còn ngẫu nhiên là tác động của nguyên nhân bên
ngoài. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tuân theo quy luật, trong đó tất nhiên tuân theo loại quy
luật động lực. Quy luật động lực là loại quy luật mà trong đó quan hệ qua lại giữa nguyên
nhân và kết quả là quan hệ đơn trị, nghĩa là ứng với một nguyên nhân xác định và điều kiện
xác định, sẽ có một kết quả xác định xảy ra. Vì vậy, nếu biết được nguyên nhân xác định và
điều kiện xác định, người ta có thể xác định đựơc chính xác kết quả xảy ra. Còn ngẫu nhiên
tuân theo loại quy luật thống kê. Quy luật thống kê là loại quy luật mà trong đó quan hệ qua
lại giữa nguyên nhân và kết quả là quan hệ đa trị, nghĩa là ứng với một nguyên nhân ban
đầu, kết quả có thể xảy ra như thế này hoặc như thế khác. Vì vậy, nếu biết được nguyên