Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang của nhà thơ Huy Cận hay nhất | Ngữ văn 12

Huy Cận (1919 - 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức An, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ông yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Ông là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới. Tác phẩm đáng chú ý nhất của Huy Cận trước Cách mạng là Lửa thiêng (tập thơ đầu tay, sáng tác khoảng 1937 – 1940) ; Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 12 554 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 12 0.9 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 6 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang của nhà thơ Huy Cận hay nhất | Ngữ văn 12

Huy Cận (1919 - 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức An, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ông yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Ông là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới. Tác phẩm đáng chú ý nhất của Huy Cận trước Cách mạng là Lửa thiêng (tập thơ đầu tay, sáng tác khoảng 1937 – 1940) ; Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

21 11 lượt tải Tải xuống
Phân ch 2 khổ đầu bài Tràng giang của nhà thơ Huy Cận hay nhất
Tràng giang là một tác phẩm nổi ếng của nhà thơ Huy Cận. Sau đây, hãy cùng Luật Minh Khuê phân
ch 2 khổ đầu bài thơ nhé!
Mục lục bài viết
1. Phân ch 2 khổ đầu bài Tràng giang - mẫu 1
Huy Cận (1919 - 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã
Đức An, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ông yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều nh
ởng của văn học Pháp. Ông là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới. Tác phẩm
đáng chú ý nhất của Huy Cận trước Cách mạng là Lửa thiêng (tập thơ đầu tay, sáng tác khoảng 1937 –
1940) ; ngoài ra, ông còn một số tác phẩm khác như Kinh cầu tự (văn xuôi – 1942), Vũ trụ ca (thơ, sáng
tác khoảng 1940 – 1942). Hơn mười năm sau Cách mạng Huy Cận ít có thể in. Nhưng từ năm 1958,
ông sáng tác dồi dào và có nhiều đổi mới, m thấy sự hoà diệu giữa con người và xã hội, êu biểu là
các tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960),... Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy
ởng. triết lí. Ông là một trong những gương mặt êu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại và đã được
Nhà nước tăng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). Tng giang là một trong
những bài thơ hay nhất, êu biểu nhất của Huy Cận. Theo tác giả, bài thơ này được viếto mùa thu
năm 1939 (in trong tập Lửa thiêng) và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang
sông nước.
Bài thơ có tựa đề "Tràng giang", và mở đầu bài thơ bằng cách nhắc lại tựa đề: "Sóng gợn tràng giang
buồn điệp điệp". Tác giả sử dụng t "Tràng giang" chứ không phải là "trường giang", mặc dù "tràng
giang" và "trường giang" đều có chung một ngữ nghĩa. Nhờ cách điệp vần "ang", "tràng giang" góp
phần tạo nên dư âm vang xa, trầm hùng của câu thơ mở đầu, tạo nên âm ởng chung cho giọng điệu
của cả bài thơ. Mặt khác, "tràng giang" còn gợi lên được hình ảnh một con sông không những dài mà
còn rộng. Tuy vậy, xét cho cùng, sức mạnh của hai câu thơ trên không phải là nghệ thuật miêu tả, mà ở
nghệ thuật khơi gợi: khơi gợi được cả xúc cảm ln ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo
không gian (tràng giang) và theo thời gian (điệp điệp).
khổ đầu cũng như toàn bộ bài "Tng giang", nghệ thuật đối của thơ Đường đã được tác giả vận
dụng hết sức linh hoạt, chủ yếu là đối về ý, chứ không đối về niêm luật như cách đối trong thơ cổ. Câu
thơ "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp" được đối với câu thơ "con thuyền xuôi mái nước song
song"; Câu thơ "nắng xuống trời lên sâu chót vót" đối với “sông dài, trời rộng, bến cô liêu". thể nói,
nghệ thuật đối ý và đối xứng nói trên, một mặt, làm cho giọng điệu bài thơ uyển chuyn, linh hoạt,
tránh được những khuôn sáo, cứng nhắc dễ thy ở không ít bài thơ viết theo lối Đường luật hồi đầu
thế kỉ XX. Mặt khác, vẫn phát huy được một trong những thế mạnh của loại thơ này, tạo nên không
khí trang trọng, sự cân xứng, nhịp nhàng.
Bên cạnh đó, tác giả đã rất nh tế khi sử dụng nghệ thuật dùng từ láy như "điệp điệp", "song
song" nhm gi âm hưởng cổ kính. Tuy vy, "Tng giang" vẫn là một bài thơ hiện đại. Nét hiện đại
thhiện ở hình ảnh, thi liệu và cảm xúc.
"Thuyền vớc lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng"
Vào những năm 30 của thế kỉ trước, đây được coi là những câu thơ mới mẻ bởi trong đó xuất hiện cái
tầm thường nhỏ nhoi, vô nghĩa như "củi một cành khô". Thơ xưa chủ yếu là địa hạt dành riêng cho
những "tao nhân mặc khách", nó ít chấp nhận cái hiện thực thô ráp của đời thường. Nhìn chung, phải
chờ đến Thơ mới, cái tầm thường mới xuất hiện và p phần tạo nên một "cuộc cách mạng
trong thơ" (Hoài Thanh). Hình ảnh một cành củi khô đơn lẻ trôi bồng bềnh trên dòng sông mênh mông
sóng nước dễ gợi lên nỗi buồn về kiếp người bé nhỏ, vô định.
Đến với khổ thơ thứ hai, người đọc sẽ bắt gặp nỗi buồn càng như thấm vào cảnh vật:
"Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu
Đâu ếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu"
Theo Huy Cận, từ "đìu hiu" ông học được trong bản dịch Chinh phụ ngâm:
"Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió đổi đìu hiu mấy gò"
Hơn nữa, cặp từ láy "lơ thơ" "đìu hiu" cũng gợi lên được sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn. Câu thơ
"đâu ếng làng xa vãn chợ chiu" lâu nay vẫn tồn tại hai cách hiểu. Đó có thể cách hiểu m kiếm
ếng chợ chiều hoặc ếng chợ chiều đã vãn. Dẫu hiểu theo cách o, thì hình ảnh chchiều đã vãn
trong câu thơ cũng gợi thêm một nét buồn. Ở đây, ờng như Huy Cận muốn phủ nhận tất cả những
gì thuộc về con người (không ếng chợ chiu, không một chuyến đò). Chỉ còn cảnh vật, đất trời mênh
mông, xa vắng.
"Nắng xuống trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu"
Đây là những câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc. Không gian được mở rộng và đẩy cao thêm. "Sâu" gợi
đưc ở người đọc ấn tượng thăm thm, hun hút khôn cùng. "Chót vót" khắc họa được chiều cao
ờng như vô tận. Càng rộng, càng sâu, càng cao thì cảnh vật càng thêm vắng lặng, chỉ có sông dài,
trời rộng với bến lẻ loi, xa vắng (cô liêu). Nỗi buồn tựa hồ như thấm vào không gian ba chiều.
Con người ở đây trở nên bé nhỏ, có phần như bị rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và không
thể không cảm thấy "lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian" (Hoài Thanh).
Phân ch hai khổ thơ đầu bài Tràng giang đầy thi vị nhưng tới hai câu thơ cuối cùng chính là nỗi nhớ
nhà, nhớ quê hương của tác giả chẳng biết gửi vào đâu, chỉ biết chất chứa đong đầy trong trái m.
Câu thơ của Huy Cận khiến chúng ta liên tưởng đến tứ thơ của Thôi Hiệu:
"Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Là sóng của sông hay là sóng trong lòng người".
2. Phân ch hai khổ đầu bài Tràng giang - mẫu 2
Có lẽ thiên nhiên đẹp và bao la đại ngàn luôn làm khuấy động nỗi lòng và tâm thức con người, nó
khuấy sâu thẳm vào lòng người khiến nỗi sầu càng sầu hơn, vì vây việc dùng vẻ đẹp bao la của thiên
nhiên để bày tỏ tâm trạng đã được rất nhiều thi sỹ sử dụng trong thơ trung đại. Nhưng Huy Cận đã
ếp thu phong vị đó vào tác phẩm "Tng giang" của mình, phổ thêm những nét mới lạ của thơ hiện
đại; qua đó, Huy Cận đã tạo nên cho người đọc những ấn tượng về không gian của tác phẩm, đặc biệt
là trong hai khổ thơ đầu.
Ngay từ tên bài thơ "Tràng giang" và lời đề từ "Bâng khuâng trời rộng sông dài", một không gian sông
ớc bao la đã hiện hữu. "Tng" tức là dài, "Giang" là sông. Sông dài, trời rộng mở ra một không gian
bao la, tươi đẹp, nhưng buồn, nhưng dấy lên trong tâm hồn tác giả một nỗi "bâng khuâng" lạ kỳ.
Khổ thơ đầu ên, Huy Cận viết:
"Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về ớc lại, sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng".
Không gian bao la, rộng lớn hiện hữu trước mắt, nhưng cũng bởi vậy mà con người càng cảm thấy lạc
lõng, cô đơn. Giữa bạt ngàn của sông nước, con người nhỏ bé, lặng lẽ, cô đơn. Đứng trước không gian
ấy, nỗi lòng Huy Cận cũng dâng trào. Từng đợt sóng xô trên "Tràng giang" là "điệp điệp" nỗi buồn
trong tâm hồn thi sỹ. Sóng của thiên nhiên vỗ nhẹ thì cơn sóng lòng dào dạt ùa về. Và từ đây, một
không gian thứ hai xuất hiện đó không gian của nh cảm, cảm xúc trong nỗi lòng tác giả. Nhìn về
phía sông nước bao la, tác giả thy một con thuyền cứ trôi theo mái nước song song. Có lẽ con thuyn
ấy trôi rất nhẹ, không có chút mệt mỏi, nhưng vô thức và cô đơn. Con thuyền cứ trôi mãi theo dòng
ớc song song, hai chữ "song song" như hai đường thng dài t tắp, cứ chạy mãi mà không bao giờ
gặp, cũng giống như thân phận của con thuyền kia, vô dịnh và bơ vơ, lạc lõng. Nhìn con thuyền mà nỗi
sầu của tác giả như dâng cao, không gian rộng lớn của thiên nhiên đã thôi thúc không gian lòng, khiến
tác giả cảm thy nỗi dầu của mình cũng vô định như con thuyền ấy, "sầu trăm ngả"
Một hình ảnh buồn hiện lên trước mắt tác giả: "Củi một cành khô lạc mấy dòng". Không biết cành củi
đáng thương ấy là một vật hữu hình có thực, hay nó là một hình ảnh chợt xuất hiện trong nỗi cô đơn
của Huy Cận, bởi nó cũng nhỏ bé và lạc lõng như con người. Giữa dòng đời bao la, giữa sự xô đẩy của
từng dòng sóng, nó cứ trôi lạc lõng, lênh đênh. Nỗi sầu trong tác giả càng sầu hơn. Việc sử dụng
những hình ảnh thiên nhiên bao la là một nét quen thuộc trong đường thi, nhưng Huy Cận đã nhờ nó
mà thầm nói lên nỗi lòng của mình, nhờ không gian thiên nhiên làm nổi lên không gian nh cảm.
khổ thơ thứ hai, vẫn bắt gặp những hình ảnh trải dài theo không gian, nhưng cái nỗi cô đơn trong
tâm trạng tác giả càng trải dài hơn nữa:
"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu ếng làng xa vãn chợ chiu.
Nắng xuống trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu".
Không gian hiện ra không chỉ được tác giả quan sát bằng thị giác, mà tác giả còn lắng tai nghe và càng
sầu hơn - một nỗi sầu về nhân thế, vkiếp người, về cuc sống thời đó. Đôi mắt tác giả buồn theo và
nhìn xung quanh cảnh vật, đôi tai nhạy cảm lẳng nghe những âm thanh thưa thớt, vãn dn ở xa xa.
Cồn nhỏ lơ thơ, nhỏ bé, cơn gió thì thổi nhẹ nhưng đìu hiu, như cũng buồn giống tác giả. Huy Cận nh
tế cảm nhận cơn gió ấy, sao mà buồn, sao mà lặng lẽ, cô liêu.
Tiếng làng xa ở nơi đâu thưa thớt vãn buổi chợ chiều, cứ nhỏ dần, nhỏ bé trong cái lớn mạnh của
thiên nhiên. Huy Cận đưa mắt nhìn lên bầu trời kia, tâm trạng buồn của Huy Cận cũng phổ vào bầu
trời bao la ấy một nỗi buồn sâu thẳm. Bởi vậy khi nắng xuống, trong con mắt Huy Cận, trời không cao
mà lại "sâu chót vót", cùng như không gian sâu thẳm của nỗi buồn. Sự suy tư của Huy Cận như đi vào
bầu trời y, khoét sâu đến tận vũ trụ xa thẳm ngoài kia, buồn đến lạ lùng. Nhìn lại khung cảnh thiên
nhiên bao la ấy, vẫn trời rộng, sông dài, vẫn bến cô liêu và trong lòng tác giả vẫn ồn ào của một nỗi
sầu, một nỗi bâng khuâng cô đơn và vắng vẻ. Cảnh quan, không gian bao la của thiên nhiên mở rộng
ra trước mắt Huy Cận nhưng mọi thứ đều mờ ảo, mang một cái nét rất trơ trọi, bâng khuâng. Tuy mờ
ảo nhưng lại mang một triết lý sâu xa. Mọi vật hữu hình hiện ra trong mắt Huy Cận đều buồn, đều
đơn, cũng như thời thế đất nước bấy giờ, cũng băn khoăn và lạc lõng, trôi nổi vô định như con
thuyền, nguy hiểm và nhỏ bé như cây củi khô lạc giữa dòng sông. Con người như trôi lạc giữa dòng
đời, dòng cuộc sống. Bởi vy, tuy mọi thứ đều mờ ảo như được phủ một làn khói buồn nhưng đều
đậm nh triết lý về cuộc sống và con người, cũng như một nỗi buồn của người con thương đất nước
- Huy Cận.
Tác phẩm "Tràng giang" cho đến tận bây giờ vẫn là một đỉnh cao nghệ thuật mà khó ai có thể vươn
tới, bởi sự khéo léo và nh tế của tác giả trong việc kéo hợp giữa không gian thiên nhiên với không
gian tâm nh, quan trọng hơn là vì "Tràng giang" mang một triết lý sâu xa về cuộc đời, về đất nước.
Tuy không thể hiện trực ếp nhưng Huy Cận đã in bóng vào "Tràng giang" một nh yêu tổ quốc, cũng
sự lặng lẽ buồn trước cuộc sống thời bấy giờ. Vì vậy, "Tràng giang" luôn đứng vững và đứng cao trong
nền văn học nước nhà, cũng như trong trái m của người đọc mãi về sau. Một nỗi buồn đã qua đi từ
lâu, nhưng dư vị ấy, cảm giác ấy, nỗi buồn y cứ đọng mãi với con người sau này mỗi khi đọc "Tràng
giang", khiến người ta phải suy ngẫm về nhân nh và cuộc đời.
Trên đây là mẫu phân ch 2 khổ đầu Tràng giang hay và chọn lọc nhất. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc
đã theo dõi!
| 1/4

Preview text:

Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang của nhà thơ Huy Cận hay nhất
Tràng giang là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Huy Cận. Sau đây, hãy cùng Luật Minh Khuê phân
tích 2 khổ đầu bài thơ nhé!

Mục lục bài viết
1. Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang - mẫu 1
Huy Cận (1919 - 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã
Đức An, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ông yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh
hưởng của văn học Pháp. Ông là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới. Tác phẩm
đáng chú ý nhất của Huy Cận trước Cách mạng là Lửa thiêng (tập thơ đầu tay, sáng tác khoảng 1937 –
1940) ; ngoài ra, ông còn một số tác phẩm khác như Kinh cầu tự (văn xuôi – 1942), Vũ trụ ca (thơ, sáng
tác khoảng 1940 – 1942). Hơn mười năm sau Cách mạng Huy Cận ít có thể in. Nhưng từ năm 1958,
ông sáng tác dồi dào và có nhiều đổi mới, tìm thấy sự hoà diệu giữa con người và xã hội, tiêu biểu là
các tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960),... Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy
tưởng. triết lí. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại và đã được
Nhà nước tăng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). Tràng giang là một trong
những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận. Theo tác giả, bài thơ này được viết vào mùa thu
năm 1939 (in trong tập Lửa thiêng) và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sông nước.

Bài thơ có tựa đề "Tràng giang", và mở đầu bài thơ bằng cách nhắc lại tựa đề: "Sóng gợn tràng giang
buồn điệp điệp". Tác giả sử dụng từ "Tràng giang" chứ không phải là "trường giang", mặc dù "tràng
giang" và "trường giang" đều có chung một ngữ nghĩa. Nhờ cách điệp vần "ang", "tràng giang" góp
phần tạo nên dư âm vang xa, trầm hùng của câu thơ mở đầu, tạo nên âm hưởng chung cho giọng điệu
của cả bài thơ. Mặt khác, "tràng giang" còn gợi lên được hình ảnh một con sông không những dài mà
còn rộng. Tuy vậy, xét cho cùng, sức mạnh của hai câu thơ trên không phải là nghệ thuật miêu tả, mà ở
nghệ thuật khơi gợi: khơi gợi được cả xúc cảm lẫn ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo
không gian (tràng giang) và theo thời gian (điệp điệp).

Ở khổ đầu cũng như toàn bộ bài "Tràng giang", nghệ thuật đối của thơ Đường đã được tác giả vận
dụng hết sức linh hoạt, chủ yếu là đối về ý, chứ không đối về niêm luật như cách đối trong thơ cổ. Câu
thơ "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp" được đối với câu thơ "con thuyền xuôi mái nước song
song"; Câu thơ "nắng xuống trời lên sâu chót vót" đối với “sông dài, trời rộng, bến cô liêu". Có thể nói,
nghệ thuật đối ý và đối xứng nói trên, một mặt, làm cho giọng điệu bài thơ uyển chuyển, linh hoạt,
tránh được những khuôn sáo, cứng nhắc dễ thấy ở không ít bài thơ viết theo lối Đường luật hồi đầu
thế kỉ XX. Mặt khác, vẫn phát huy được một trong những thế mạnh của loại thơ này, tạo nên không
khí trang trọng, sự cân xứng, nhịp nhàng.

Bên cạnh đó, tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng nghệ thuật dùng từ láy như "điệp điệp", "song
song" nhằm gợi âm hưởng cổ kính. Tuy vậy, "Tràng giang" vẫn là một bài thơ hiện đại. Nét hiện đại
thể hiện ở hình ảnh, thi liệu và cảm xúc.

"Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng"
Vào những năm 30 của thế kỉ trước, đây được coi là những câu thơ mới mẻ bởi trong đó xuất hiện cái
tầm thường nhỏ nhoi, vô nghĩa như "củi một cành khô". Thơ xưa chủ yếu là địa hạt dành riêng cho
những "tao nhân mặc khách", nó ít chấp nhận cái hiện thực thô ráp của đời thường. Nhìn chung, phải
chờ đến Thơ mới, cái tầm thường mới xuất hiện và góp phần tạo nên một "cuộc cách mạng
trong thơ" (Hoài Thanh). Hình ảnh một cành củi khô đơn lẻ trôi bồng bềnh trên dòng sông mênh mông
sóng nước dễ gợi lên nỗi buồn về kiếp người bé nhỏ, vô định.

Đến với khổ thơ thứ hai, người đọc sẽ bắt gặp nỗi buồn càng như thấm vào cảnh vật:
"Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu"
Theo Huy Cận, từ "đìu hiu" ông học được trong bản dịch Chinh phụ ngâm:
"Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió đổi đìu hiu mấy gò"
Hơn nữa, cặp từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" cũng gợi lên được sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn. Câu thơ
"đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" lâu nay vẫn tồn tại hai cách hiểu. Đó có thể là cách hiểu tìm kiếm
tiếng chợ chiều hoặc tiếng chợ chiều đã vãn. Dẫu hiểu theo cách nào, thì hình ảnh chợ chiều đã vãn
trong câu thơ cũng gợi thêm một nét buồn. Ở đây, dường như Huy Cận muốn phủ nhận tất cả những
gì thuộc về con người (không tiếng chợ chiều, không một chuyến đò). Chỉ còn cảnh vật, đất trời mênh mông, xa vắng.

"Nắng xuống trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu"
Đây là những câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc. Không gian được mở rộng và đẩy cao thêm. "Sâu" gợi
được ở người đọc ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng. "Chót vót" khắc họa được chiều cao
dường như vô tận. Càng rộng, càng sâu, càng cao thì cảnh vật càng thêm vắng lặng, chỉ có sông dài,
trời rộng với bến lẻ loi, xa vắng (cô liêu). Nỗi buồn tựa hồ như thấm vào không gian ba chiều.
Con người ở đây trở nên bé nhỏ, có phần như bị rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và không
thể không cảm thấy "lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian" (Hoài Thanh).

Phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng giang đầy thi vị nhưng tới hai câu thơ cuối cùng chính là nỗi nhớ
nhà, nhớ quê hương của tác giả chẳng biết gửi vào đâu, chỉ biết chất chứa đong đầy trong trái tim.
Câu thơ của Huy Cận khiến chúng ta liên tưởng đến tứ thơ của Thôi Hiệu:

"Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Là sóng của sông hay là sóng trong lòng người".
2. Phân tích hai khổ đầu bài Tràng giang - mẫu 2
Có lẽ thiên nhiên đẹp và bao la đại ngàn luôn làm khuấy động nỗi lòng và tâm thức con người, nó
khuấy sâu thẳm vào lòng người khiến nỗi sầu càng sầu hơn, vì vây việc dùng vẻ đẹp bao la của thiên
nhiên để bày tỏ tâm trạng đã được rất nhiều thi sỹ sử dụng trong thơ trung đại. Nhưng Huy Cận đã
tiếp thu phong vị đó vào tác phẩm "Tràng giang" của mình, phổ thêm những nét mới lạ của thơ hiện
đại; qua đó, Huy Cận đã tạo nên cho người đọc những ấn tượng về không gian của tác phẩm, đặc biệt
là trong hai khổ thơ đầu.

Ngay từ tên bài thơ "Tràng giang" và lời đề từ "Bâng khuâng trời rộng sông dài", một không gian sông
nước bao la đã hiện hữu. "Tràng" tức là dài, "Giang" là sông. Sông dài, trời rộng mở ra một không gian
bao la, tươi đẹp, nhưng buồn, nhưng dấy lên trong tâm hồn tác giả một nỗi "bâng khuâng" lạ kỳ.

Khổ thơ đầu tiên, Huy Cận viết:
"Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng".
Không gian bao la, rộng lớn hiện hữu trước mắt, nhưng cũng bởi vậy mà con người càng cảm thấy lạc
lõng, cô đơn. Giữa bạt ngàn của sông nước, con người nhỏ bé, lặng lẽ, cô đơn. Đứng trước không gian
ấy, nỗi lòng Huy Cận cũng dâng trào. Từng đợt sóng xô trên "Tràng giang" là "điệp điệp" nỗi buồn
trong tâm hồn thi sỹ. Sóng của thiên nhiên vỗ nhẹ thì cơn sóng lòng dào dạt ùa về. Và từ đây, một
không gian thứ hai xuất hiện đó là không gian của tình cảm, cảm xúc trong nỗi lòng tác giả. Nhìn về
phía sông nước bao la, tác giả thấy một con thuyền cứ trôi theo mái nước song song. Có lẽ con thuyền
ấy trôi rất nhẹ, không có chút mệt mỏi, nhưng vô thức và cô đơn. Con thuyền cứ trôi mãi theo dòng
nước song song, hai chữ "song song" như hai đường thẳng dài tít tắp, cứ chạy mãi mà không bao giờ
gặp, cũng giống như thân phận của con thuyền kia, vô dịnh và bơ vơ, lạc lõng. Nhìn con thuyền mà nỗi
sầu của tác giả như dâng cao, không gian rộng lớn của thiên nhiên đã thôi thúc không gian lòng, khiến
tác giả cảm thấy nỗi dầu của mình cũng vô định như con thuyền ấy, "sầu trăm ngả"

Một hình ảnh buồn hiện lên trước mắt tác giả: "Củi một cành khô lạc mấy dòng". Không biết cành củi
đáng thương ấy là một vật hữu hình có thực, hay nó là một hình ảnh chợt xuất hiện trong nỗi cô đơn
của Huy Cận, bởi nó cũng nhỏ bé và lạc lõng như con người. Giữa dòng đời bao la, giữa sự xô đẩy của
từng dòng sóng, nó cứ trôi lạc lõng, lênh đênh. Nỗi sầu trong tác giả càng sầu hơn. Việc sử dụng
những hình ảnh thiên nhiên bao la là một nét quen thuộc trong đường thi, nhưng Huy Cận đã nhờ nó
mà thầm nói lên nỗi lòng của mình, nhờ không gian thiên nhiên làm nổi lên không gian tình cảm.

Ở khổ thơ thứ hai, vẫn bắt gặp những hình ảnh trải dài theo không gian, nhưng cái nỗi cô đơn trong
tâm trạng tác giả càng trải dài hơn nữa:

"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu".
Không gian hiện ra không chỉ được tác giả quan sát bằng thị giác, mà tác giả còn lắng tai nghe và càng
sầu hơn - một nỗi sầu về nhân thế, về kiếp người, về cuộc sống thời đó. Đôi mắt tác giả buồn theo và
nhìn xung quanh cảnh vật, đôi tai nhạy cảm lẳng nghe những âm thanh thưa thớt, vãn dần ở xa xa.
Cồn nhỏ lơ thơ, nhỏ bé, cơn gió thì thổi nhẹ nhưng đìu hiu, như cũng buồn giống tác giả. Huy Cận tinh
tế cảm nhận cơn gió ấy, sao mà buồn, sao mà lặng lẽ, cô liêu.

Tiếng làng xa ở nơi đâu thưa thớt vãn buổi chợ chiều, cứ nhỏ dần, nhỏ bé trong cái lớn mạnh của
thiên nhiên. Huy Cận đưa mắt nhìn lên bầu trời kia, tâm trạng buồn của Huy Cận cũng phổ vào bầu
trời bao la ấy một nỗi buồn sâu thẳm. Bởi vậy khi nắng xuống, trong con mắt Huy Cận, trời không cao
mà lại "sâu chót vót", cùng như không gian sâu thẳm của nỗi buồn. Sự suy tư của Huy Cận như đi vào
bầu trời ấy, khoét sâu đến tận vũ trụ xa thẳm ngoài kia, buồn đến lạ lùng. Nhìn lại khung cảnh thiên
nhiên bao la ấy, vẫn trời rộng, sông dài, vẫn bến cô liêu và trong lòng tác giả vẫn ồn ào của một nỗi
sầu, một nỗi bâng khuâng cô đơn và vắng vẻ. Cảnh quan, không gian bao la của thiên nhiên mở rộng
ra trước mắt Huy Cận nhưng mọi thứ đều mờ ảo, mang một cái nét rất trơ trọi, bâng khuâng. Tuy mờ
ảo nhưng lại mang một triết lý sâu xa. Mọi vật hữu hình hiện ra trong mắt Huy Cận đều buồn, đều
cô đơn, cũng như thời thế đất nước bấy giờ, cũng băn khoăn và lạc lõng, trôi nổi vô định như con
thuyền, nguy hiểm và nhỏ bé như cây củi khô lạc giữa dòng sông. Con người như trôi lạc giữa dòng
đời, dòng cuộc sống. Bởi vậy, tuy mọi thứ đều mờ ảo như được phủ một làn khói buồn nhưng đều tô
đậm tính triết lý về cuộc sống và con người, cũng như một nỗi buồn của người con thương đất nước - Huy Cận.

Tác phẩm "Tràng giang" cho đến tận bây giờ vẫn là một đỉnh cao nghệ thuật mà khó ai có thể vươn
tới, bởi sự khéo léo và tinh tế của tác giả trong việc kéo hợp giữa không gian thiên nhiên với không
gian tâm tình, quan trọng hơn là vì "Tràng giang" mang một triết lý sâu xa về cuộc đời, về đất nước.
Tuy không thể hiện trực tiếp nhưng Huy Cận đã in bóng vào "Tràng giang" một tình yêu tổ quốc, cũng
sự lặng lẽ buồn trước cuộc sống thời bấy giờ. Vì vậy, "Tràng giang" luôn đứng vững và đứng cao trong
nền văn học nước nhà, cũng như trong trái tim của người đọc mãi về sau. Một nỗi buồn đã qua đi từ
lâu, nhưng dư vị ấy, cảm giác ấy, nỗi buồn ấy cứ đọng mãi với con người sau này mỗi khi đọc "Tràng
giang", khiến người ta phải suy ngẫm về nhân tình và cuộc đời.

Trên đây là mẫu phân tích 2 khổ đầu Tràng giang hay và chọn lọc nhất. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!