-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm hay nhất | Ngữ văn 12
Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15/4/1943, sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương. Lúc nhỏ Nguyễn Khoa Điềm học ở quê. Năm 1955 ông
ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, mời các bạn đón đọc!
Văn mẫu 12 634 tài liệu
Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm hay nhất | Ngữ văn 12
Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15/4/1943, sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương. Lúc nhỏ Nguyễn Khoa Điềm học ở quê. Năm 1955 ông
ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, mời các bạn đón đọc!
Chủ đề: Văn mẫu 12 634 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm hay nhất
Đất Nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một
trong những tác phẩm hào hùng về lòng yêu Tổ quốc. Trong bài viết này, Luật Minh Khuê sẽ
cùng bạn tìm hiểu ý nghĩa 9 câu đầu của bài thơ Đất Nước.
1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và Trường ca Mặt đường khát vọng
Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15/4/1943, sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội
tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương. Lúc nhỏ Nguyễn Khoa Điềm học ở quê. Năm 1955 ông
ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm
1964, cùng lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân.
Sau đó, ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; tham gia
quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, viết báo, làm
thơ,... cho đến năm 1975. Nguyễn Khoa Điềm từng bị giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến
dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục trở lại hoạt động. Vào thời điểm này,
Nguyễn Khoa Điềm mới bắt đầu làm thơ. Ông trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm
1975. Ông có mặt trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. Năm 1994 Nguyễn
Khoa Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin. Năm 1995, ông được bầu làm
Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.
Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa
Điềm bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và từ tháng 11 năm 1996 là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.
Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Nguyễn Khoa
Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung
ương (2001 – 2006). Hiện ông đã nghỉ hưu và đang sinh sống tại Thành phố Huế.
Nguyễn Khoa Điềm đã từng nhận định rằng: "Điều may mắn với tôi là được sống trong những
tháng năm hào hùng của dân tộc để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn." Xuất phát
từ sự thấu hiểu, trực tiếp tham gia trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thơ ông rất chân
thật và giàu tính chiêm nghiệm, đặc biệt là cảm xúc vô cùng sâu lắng mang đậm màu sắc trữ
tình. Là một người có ý thức và trách nhiệm với đất nước, thế nên những câu thơ ông sáng
tác thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người công dân, người lính với đất nước. Những tác
phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm có thể kể đến: Người con gái chằm nón bài thơ, Nơi
Bác từng qua, Nỗi nhớ, Tháng chạp ở Hồng Trường, Thưa mẹ con đi, Tiễn bạn cuối mùa đông,
Tình Ca, Tôi lại đi đường này, Trên núi sông, Tuổi trẻ không yên, Xanh xanh bóng núi,... Trong
đó, nổi bật phải kể đến Trường ca "Mặt đường khát vọng".
Trường ca "Mặt đường khát vọng" được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị
Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng
tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu
tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nằm trong số những tác
phẩm tiêu biểu trong phong trào thơ chống Mỹ, cảm hứng chủ đạo của Trường ca Mặt đường
khát vọng là lòng yêu nước sục sôi. Như bao tác phẩm cùng thời kì, tiếng thơ là tiếng lòng của
những con người nguyện sống chết cho non sông, bừng bừng khí thế hào hùng của tuổi trẻ
trong đấu tranh giải phóng quê hương. Bản trường ca đã thành công dựng lên hình ảnh của
thế hệ trẻ miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ: yêu nước, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu bảo vệ đất nước.
Trường ca "Mặt đường khát vọng" trọn vẹn gồm 9 chương, trong đó chương 5 "Đất Nước" là
chương ấn tượng nhất, được tách ra một cách tự nhiên, thành một bài thơ độc lập. Đây là
hiện tượng hiếm gặp khi ở Việt Nam có gần trăm người viết thơ dài với rất nhiều trường ca
khác nhau. Điều này chứng tỏ, chương "Đất Nước" có sức hấp dẫn đặc biệt, tương thích với
tâm lý và nguyện vọng của quần chúng yêu thơ, mặc dù hình thức biểu đạt dưới dạng thơ tự
do, không mấy gần với thể lục bát hay song thất lục bát vốn quen thuộc với phần lớn người Việt Nam.
Sức cuốn hút mạnh mẽ của chương "Đất Nước", điều khiến nó đủ sức tách ra thành một bài
thơ độc lập, không phụ thuộc vào các chương còn lại chính là ở nội dung, biểu thị ở cách cảm,
cách suy, bằng những hình ảnh nâng lên hình tượng, dưới lớp vỏ ngôn ngữ thuần Việt, gần
gũi với ca dao, tục ngữ, với truyền thuyết nhân sinh mà vẫn đương đại, nhuần nhị, tinh tế, vươn cao.
2. Phân tích 9 câu đầu bài Đất Nước
Dân tộc Việt Nam ta đã đi qua hơn 4000 năm lịch sử. Hơn 4000 năm ấy là thiên anh hùng ca
ngời sáng của những cuộc chiến tranh vệ quốc, của lòng yêu hòa bình, tình đoàn kết, tinh
thần thượng võ và bất khuất trên dải đất hình chứ S thân thương này. Dáng hình Việt Nam
hùng vĩ ngàn đời là dáng hình triệu triệu anh hùng không tên trong những cuộc chiến hào
hùng; thanh âm non sông từ ngàn xưa tới nay là lời ru của bà của mẹ, là lời ca tiếng hát của
những người con đất Việt đã hy sinh cho Tổ quốc vững bước trước vạn ngàn gian nan thử
thách. Bản hùng ca của dân tộc ta nên thanh, thành điệu từ những thăng trầm lịch sử, được
các thi nhân tự cổ chí kim gửi gắm vào những tiếng thơ tha thiết mà trong đó, mỗi thi nhân
lại là một nét bút khác nhau. Trong số đó, một trong những nét bút tuyệt đẹp được viết nên
bởi nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mà tiêu biểu là chín câu thơ mở đầu bài thơ "Đất Nước", lý
giải cho hai tiếng "Đất Nước" thiêng liêng mà gần gũi:
"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó..."
Trong những tháng năm lửa đạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ, tiếng thơ
trong chàng thanh niên Nguyễn Khoa Điềm thức tỉnh trước tiếng gọi thiết tha của hồn thiêng
dân tộc. Để rồi tại chiến khu Trị - Thiên năm 1971, Trường ca "Mặt đường khát vọng" ra đời
giữa mưa bom bão đạn, dựng nên một tượng đài tuyệt đẹp của thanh niên Việt Nam thời kì
kháng chiến chống Mỹ. Trong đó, chương 5 "Đất Nước" nở rộ như một bông hoa căng tràn
nhựa sống, đi sâu vào lòng người, khắc họa hình tượng Đất Nước hào hùng mà gần gũi.
Bằng giọng thơ thật dịu và thật êm của mình, nhà thơ thủ thỉ những dòng thơ đầu tiên như
cất lên tiếng lòng bấy lâu nay dồn nén:
“ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”
Câu thơ chỉ là một lời trần thuật nhưng lại mang cho người đọc một cảm giác thật đặc biệt,
dường như có chút gì đó xưa cũ gợi về trong kí ức còn mơ hồ. Trước mắt người đọc, hai tiếng
“Đất Nước” được cẩn thận viết hoa khiến lòng người không khỏi xao xuyến một nỗi niềm khó
tả. Nguyễn Khoa Điềm viết hoa hai tiếng ấy với tất cả niềm tôn kính và trái tim yêu nước cháy
bỏng. Với nhà thơ, đất nước không phải một danh từ chung chung sáo rỗng, mà từ lâu, "Đất
Nước" đã sống dậy thành một hình tượng sống, mang linh hồn dân tộc thắm thiết, đậm đà.
Hai tiếng "Đất Nước" viết hoa thiêng liêng, trang trọng khiến người đọc ngỡ ngàng, choáng
ngợp, bị lay động từ sâu thẳm tâm hôn, rồi kết lại câu thơ với ba tiếng "đã có rồi" chậm và
nhỏ. Ba tiếng ấy thủ thỉ giản dị như một câu nói thường nhật, nhưng chứa đựng một chân lý
không thể nào chối cãi: Sự tồn tại của "Đất Nước". Đất Nước có trước tất cả, là điều hiển
nhiên trong nhận thức, ghi sâu vào não bộ và trái tim ta, đồng hành cùng quá trình của
trưởng thành của ta: "Khi ta lớn lên", Đất Nước đã ở đó, "đã có rồi". Cùng với đại từ phiếm
chỉ “ta”, không chỉ rõ ràng, cụ thể một ai, nhà thơ đã tô đậm lên được ngàn năm văn hiến lâu
đời của Đất Nước, khắc sâu bề dày lịch sử mà Đất Nước đã đi qua.
Thế rồi, bằng lời thơ dung dị, đời thường, Nguyễn Khoa Điềm đã hữu hình hóa khởi nguồn của "Đất Nước":
"Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc"
Đối với câu hỏi "Đất Nước có tự bao giờ?", Nguyễn Khoa Điềm không hề né tránh. Ông dùng
trái tim thuần hậu và ngòi bút tài hoa của mình lý giải nhẹ nhàng. Như một người kể chuyện
bằng thơ, thi nhân cho ta thấy Đất Nước thai nghén từ những câu chuyện thần thoại, cổ tích
mẹ kể ta nghe ngày nằm nôi, rồi khởi nguồn từ những điều bình dị như miếng trầu đỏ bà ăn,
sau cùng lớn lên mạnh mẽ như tre, ngay thẳng như tre, trải qua thăng trầm lịch sử, đánh đuổi
lớp lớp giặc ngoại xâm để có được dáng hình hùng vĩ bây giờ. Hình ảnh thơ gần gũi nhưng
giàu tính hình tượng, nhà thơ đã biến mỗi hình ảnh quen thuộc trên Tổ quốc mình thành một
tượng đài sống, biến mỗi linh hồn đang chiến đấu cho non sông này thành một mảnh hồn đất nước.
Bằng cách gắn liền sự ra đời của sinh linh Đất Nước với sự ra đời của miếng trầu bà vẫn
thường ăn, nhà thơ đã cho thấy một tâm hồn thấm nhuần tính dân tộc cùng với sự tinh tế
của bản thân. Ông không những trả lời và cụ thể hóa cho khởi nguồn của đất nước thân
thương này, ông còn gợi nhắc về truyền thống nhuộm răng, ăn trầu của các bà, các mẹ ngày
xưa. Hương trầu thơm tho như phả vào từng con chữ, đưa ta về một miền kí ức nhỏ đầy ắp
yêu thương bên người bà kính yêu, nơi có bà miệng nhai trầu móm mém, thơm thật thơm
một kí ức sống mãi trong lòng người. Và miếng trầu têm khéo ấy, dẫu thật nhỏ bé, lại chở cả
một “Đất Nước” cùng đi...
Thế rồi, cùng với dòng thời gian trôi chảy, Đất Nước lớn lên cùng người. Tre chẳng biết từ
thuở xa xăm nào đã gắn bó sâu sắc với làng quê Việt Nam, đi vào bao câu hát, bài thơ, cũng
giống như núi non này lớn lên dịu dàng và lặng lẽ. Hai tiếng “dân mình” khi được cất lên cùng
“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết biết trồng tre mà đánh giặc” nghe sao mà thân thương
quá đỗi, bởi lẽ dân mình cùng chung một dòng máu Rồng Tiên, cùng một gốc gác, cội nguồn,
mang trong mình tương liên huyết mạch, là máu thịt, là anh em. Nếu như vế đầu câu thơ
dâng sóng lòng ta lên bởi những thanh âm trong trẻo tràn đầy tình cảm thì nửa sau câu thơ
gợi cho ta nhớ về hình ảnh chàng Phù Đổng Thiên Vương nhổ tre mà đánh đuổi giặc Ân. Từ
chính bờ tre Việt Nam hiền lành, mộc mạc ấy, sức mạnh của cả một dân tộc trội lên, vươn
mình khôn lớn như Thánh Gióng khi xưa, trưởng thành từ chính những gian truân, thử thách.
Đất Nước mình là như thế đó, khởi nguồn từ những điều bình dị, lớn lên trong những điều
bình dị. Đất Nước ấy dù bình dị nhưng trong gian lao thử thách vẫn kiên cường bất khuất,
sáng ngời cốt cách anh hùng, Đất Nước ấy gồng mình chiến đấu cũng chỉ để bảo vệ những
điều bình dị, những hạnh phúc nhỏ bé mà thôi. Đất Nước ấy có thể rất lớn lao như cách mà
Chế Lan Viên viết trong "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?":
"Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng..."
Nhưng Đất Nước ấy cũng có thể rất đỗi bình dị, đời thường, đậm nghĩa đậm tình như cách
mà Nguyễn Khoa Điềm đang viết trong "Đất Nước":
"Tóc mẹ thì búi sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn"
Hình ảnh người mẹ lại một lần nữa hiện ra, sáng ngời ấm áp giữa những vần thơ thấm đượm
hơi thở cuộc sống đời thường. Câu thơ cất lên như vẽ ra trước mắt người đọc đoạn phim
trắng đen ngắn ngủi bên hiên nhà - nơi có mẹ đang ngồi, búi tóc gọn gàng, chỉn chu. Mái tóc
mẹ đen huyền, óng ả một màu,mượt mà như dòng suối, từng vòng một được cuộn cẩn thận,
búi lên đầu thành mái tóc của người mẹ Việt Nam. Những búi tóc ấy có thể không có trâm cài
đính ngọc lấp lánh, nhưng có nhiều hơn thế - có tình yêu, có sự tảo tần, hiền dịu mà mẹ dành
cho con. Cùng với cha, mẹ tạo nên tổ ấm thân thương gọi là nhà, là gia đình, là chốn về mỗi
khi bước chân đã mỏi. Cha mẹ thương và sống với nhau không chỉ bằng tình yêu mà còn vì ân
nghĩa sâu nặng, gắn kết bền chặt với thời gian. Cũng như gừng bao năm gừng vẫn nguyên vẹn
vị cay, thậm chí càng già càng cay, càng đậm mùi vị đặc trưng không đổi; hay như vị muối mặn
càng không suy suyển, bao năm vẫn mặn mà như xưa.
Vẫn với lời thơ thủ thỉ, tâm tình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn gợi lên một truyền thống
khi đặt tên cho con của dân tộc ta:
“ Cái kèo cái cột thành tên”
Từ những điều thân thuộc và đời thường, những cái tên âu yếm, yêu thương ấy đã ra đời
bằng những “kèo” và những “cột”. Tên dẫu chẳng hoa mỹ nhưng mang đầy ý nghĩa và tình yêu
khi ẩn sâu bên trong cái tên mộc mạc ấy chính là truyền thống về đặt tên cho con không đẹp -
để bảo vệ con, mong cho con một đời bình an, hạnh phúc - từ lâu đã được truyền lại từ đời
này sang đời khác, tiếp nối và lưu giữ trọn vẹn lời dạy cổ xưa.
Sâu xa hơn, "cái kèo cái cột" còn phản ánh phong tục xây nhà ở, "an cư lạc nghiệp" của người
Việt bao đời. Từ những mái nhà ấy, "cái kèo", "cái cột" ra đời, đứa trẻ lớn lên dưới cái tên
thô sơ, khỏe mạnh và vững chắc như chính cái tên của mình.
Trải khắp bảy câu thơ, nhà thơ đã khéo lồng ghép biết bao truyền thống lâu đời giàu ý nghĩa
của dân tộc. Mỗi truyền thống lại gắn với một câu chuyện, mỗi tập tục lại mang đến một cảm
xúc riêng. Nguyễn Khoa Điềm đã đi từ những tiếng “ngày xửa ngày xưa”, đến miếng trầu têm
thật khéo thật thơm, vòng qua lũy tre làng xanh rì rào để về đến nhà nhìn thấy bóng dáng và
mái tóc mẹ, lắng tai nghe những cái tên trìu mến, yêu thương và còn ý nhị nhắc về nghĩa tình
sâu nặng tựa như gừng và muối của cha và mẹ… Thế nên không có lí do gì mà nhà thơ lại “bỏ
quên” mất một truyền thống đã đi cùng cha ông ta từ những ngày đầu dựng nước và giữ
nước, đã bồi đắp nên lớp nền vững chãi cho ta cắm lên ngọn cờ dân tộc phấp phới tung bay:
“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”
Câu thơ như nét vẽ giản dị họa lên truyền thống trồng lúa nước cũng như đức tính cần lao,
chịu khó, vốn “một nắng hai sương” biết bao đời tiếp nối và giữ gìn của toàn dân tộc. Nhắc
đến Việt Nam là nhắc đến hình ảnh đồng lúa bát ngát, mênh mông, nơi cò thẳng cánh bay
cao, nơi sáo diều vi vu yên bình chao lượn. Nhắc đến bông lúa trổ đòng đòng, thơm thật ngọt
mùi hương lúa chín là nhắc đến những giọt mồ hôi mặn đã rơi xuống để đổi lấy tinh túy của
đất trời. Những hạt ngọc trời ấy đã được làm ra từ đôi tay chai sạn vì nắng, vì gió, vì đồng
áng, ruộng nương của những người nông dân Việt Nam chất phác, thật thà. Từ lúc cấy mạ
đến ngày trổ bông, lúa gặt về còn phải “xay, giã, giần, sàng”, công phu lắm mới làm nên được
một bát cơm thơm dẻo. Chính vì vậy, lúa gạo vốn quý lại càng quý hơn và ta càng thêm
thương những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn. Họ không những cho ta bữa ăn
ngọt lành, học còn tiếp nối ngọn lửa truyền thống của ông cha để lại. Trong văn hóa lúa nước
của người Việt, hạt gạo là hạt ngọc trời, mỗi hạt trắng dẻ thơm là kết tinh của công sức, mồ
hôi của bao người nông dân. Câu thơ tưởng chừng chỉ là lời trần thuật về công việc làm nên
hạt gạo, song thực chất còn ẩn chứa lời răn dạy dịu dàng của cha ông ta ngàn đời:
"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."
Chỉ ngắn ngủi bảy câu thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã kể ta nghe trọn vẹn khởi nguồn "Đất
Nước", lý giải với ta về những tinh hoa dân tộc ẩn chứa trong những điều bình dị. Và rồi,
người kết lại bằng một câu thơ nhẹ như làn gió, du dương như một tiếng hát xa xăm:
"Đất Nước có từ ngày đó..."
Đất Nước đã khởi nguồn từ “đó”, nghe như thanh âm từ những ngày xa xôi vọng về. Hai tiếng
“ngày đó” gợi lên cảm nhận về khoảng thời gian lâu thật lâu và xưa thật xưa, cùng với dấu ba
chấm “…”, câu thơ như được ngân dài hơn, tha thiết và sâu lắng hơn. Dường như mỗi khi
“Đất Nước” được cất thành lời, đến câu “Đất Nước có từ ngày đó…”, người đọc đều nhỏ
giọng hơn, nhẹ nhàng hơn, để cho thanh âm như nhỏ dần, nhạt dần, hòa dần vào trong
không gian và dòng thời gian vẫn miệt mài chảy trôi.
Khép lại chín câu thơ đầu bài thơ "Đất Nước", ta dường như đã khép lại cả một hành trình
dài của dân tộc. Cái hay của Nguyễn Khoa Điềm là thế, khắc họa những điều lớn lao từ những
cái dung dị đời thường, lý giải những điều vĩ đại bằng những yếu tố cấu thành nhỏ nhất. "Đất
Nước" vốn không phải bài thơ mạnh về vần điệu, song với âm hưởng hào hùng của một bản
trường ca, với sự thành công trong xây dựng hình tượng Đất Nước, bài thơ vẫn luôn là một
trong những khúc tráng ca làm thổn thức trái tim những người con đất Việt.