Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông | Ngữ Văn 12

1. Sông Hương ở thượng nguồn: a. Sông Hương – “bản trường ca của rừng già”: Với khả năng quan sát tinh tế, HPNT đã coi thượng nguồn sông Hương như bản trường ca hào hùng về quê hương, xứ sở. Dòng chảy của nó mang những nét đẹp tưởng chừng như đối lập: - Mạnh mẽ, dữ dội, chứa đựng nguồn sức sống mãnh liệt: “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Câu văn dài gồm nhiều vế câu đã gợi nên tiết tấu hùng tráng của bản trường ca. Ngoài ra, nhà văn còn sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, cường điệu cùng hệ thống động từ mạnh. - Hiền lành, trữ tình, trải mình “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!  

Chủ đề:

Văn mẫu 12 634 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 12 1 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông | Ngữ Văn 12

1. Sông Hương ở thượng nguồn: a. Sông Hương – “bản trường ca của rừng già”: Với khả năng quan sát tinh tế, HPNT đã coi thượng nguồn sông Hương như bản trường ca hào hùng về quê hương, xứ sở. Dòng chảy của nó mang những nét đẹp tưởng chừng như đối lập: - Mạnh mẽ, dữ dội, chứa đựng nguồn sức sống mãnh liệt: “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Câu văn dài gồm nhiều vế câu đã gợi nên tiết tấu hùng tráng của bản trường ca. Ngoài ra, nhà văn còn sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, cường điệu cùng hệ thống động từ mạnh. - Hiền lành, trữ tình, trải mình “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!  

182 91 lượt tải Tải xuống
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
Hoàng Phủ Ngọc Tường
I. Hành trình dòng chảy sông Hương:
1. Sông Hương ở thượng nguồn:
a. Sông Hương – “bản trường ca của rừng già”:
Với khả năng quan sát tinh tế, HPNT đã coi thượng nguồn sông
Hương như bản trường ca hào hùng về quê hương, xứ sở. Dòng chảy của
nó mang những nét đẹp tưởng chừng như đối lập:
- Mạnh mẽ, dữ dội, chứa đựng nguồn sức sống mãnh liệt: “rầm rộ
giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như
cơn lốc vào những đáy vực ẩn”. Câu văn dài gồm nhiều vế câu đã gợi
nên tiết tấu hùng tráng của bản trường ca. Ngoài ra, nhà văn còn s dụng
các biện pháp so sánh, nhân hóa, cường điệu cùng hệ thống động từ mạnh.
- Hiền lành, trữ tình, trải mình “dịu dàng say đắm giữa những
dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.”
b. Sông Hương – “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”:
- Nhà văn đã sự liên tưởng thật thú vị khi viết “…sông Hương đã
sống một nửa cuộc đời của mình như một gái Di-gan phóng khoáng
man dại”, bởi lẽ những gái Di-gan những con người yêu tự do
bản lĩnh gan dạ.
- Qua biện pháp nhân hóa so sánh, dòng sông hiện lên như một
thực thể sống động, tâm hồn tính giống con người: “Rừng già đã
hun đúc cho một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do trong sáng”.
Nhà văn đã khắc sâu vào tâm trí người đọc một dòng sông vùng thượng
nguồn đầy hoang dại. Dường như một ma lực cuốn hút con người,
thách thức chúng ta khám phá và chinh phục.
c. Sông Hương – “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”:
- HPNT không chỉ miêu tả vẻ đẹp của dáng vóc, hình hài còn tập
trung vào “sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ” của dòng sông Hương.
- Nhà văn đã khẳng định vai trò của dòng sông: Nó như một linh
hồn, một đấng sáng tạo đã kiến tạo nên không gian văn hóa Huế.
thể nói đây một phát hiện mới mẻ, bất ngờ về dòng sông
Hương. Xưa nay, khi nhắc đến sông Hương, người ta thường nghĩ ngay
đến một dòng chảy êm đềm, lặng lẽ:
“Dòng nước buồn hiu hoa bắp lay”
(“Đây thôn Vĩ Dạ”, Hàn Mặc Tử)
Còn đây, HPNT đưa người đọc ngược lên phía thượng nguồn để khám
phá cái phần đời sông Hương “đã đóng kín lạicửa rừng ném chìa
khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Bởi nếu không
thấy được phần đời ấy, s chẳng thể nào cảm nhận hết cuộc hành trình
gian truân phải vượt qua cũng như chiều sâu phong phú, ẩn của
tâm hồn sông Hương. Đó cũng chính nguồn mạch hình thành, nuôi
dưỡng nguồn sức sống mãnh liệt để sông Hương hóa thành “người mẹ phù
sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
Ngay từ đoạn văn đầu tiên, người đọc đã cảm nhận được sự tài hoa
của ngòi bút HPNT qua những liên tưởng độc đáo, chính xác, ngôn từ gợi
cảm cùng sự phối hợp thanh điệu. Tất cả đã tạo nên chất thơ trong văn
xuôi.
2. Sông Hương khi chảy về ngoại vi thành phố:
Nhà văn đã có sự quan sát tinh tế khi miêu tả sông Hương như “người
gái đẹp nằm ngủ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”,
nay được đánh thức sau giấc ngủ dài để bừng lên sức trẻ của tuổi thanh
xuân đầy khao khát, để tìm đến tình yêu đích thực. Miêu tả sông Hương
vùng ngoại ô, tác giả đã thể hiện sự am hiểu về địa lí, lịch sử, văn hóa, bộc
lộ rõ sự tài hoa, lịch lãm trong lối hành văn:
- Sức hấp dẫn của đoạn văn toát lên từ hệ thống động từ miêu tả dòng
chảy sống động của dòng sông qua những địa danh xứ Huế: “…sông
Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột,
uốn mình theo những đường cong thật mềm…nó chuyển hướng sang tây
bắc…rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy
chân đổi Thiên Mụ…vượt qua một lòng vực sâu”.
- Đôi lúc, dòng sông “mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi
ngược chỉ vừa bằng con thoi”; khi thì kiều diễm lộng lẫy như ánh
phản quang của nền trời Huế “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
- Đôi lúc, dòng lông lặng lẽ, trầm mặc trôi giữa những rừng thông u
tịch lăng tẩm đồ sộ. Đó vẻ đẹp mang màu sắc “như triết lí, như cổ
thi” trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ.
- Hành trình gian truân ấy dường như không phút giây ngưng nghỉ.
sự bất ngờ, tinh nghịch nhưng cũng nét phiêu bồng, lãng mạn
của người con gái ưa khám phá cái mới lạ. Dòng sông hiện lên như một
người thiếu nữ vừa dịu dàng, duyên dáng, vừa mạnh mẽ, can đảm, sẵn
sàng băng qua mọi khoảng cách và trở ngại để đến với tình yêu.
Đoạn văn đã thể hiện năng lực quan sát liên tưởng cũng như vốn
kiến thức sâu rộng của HPNT về địa lí, lịch sử, văn hóa. Hai bút pháp kể
tả được kết hợp nhuần nhuyễn tài hoa đã làm nổi bật vẻ đẹp hình
tượng dòng sông Hương giữa “sơn thủy hữu tình”. Người đọc nhận thấy
giọng văn mượt mà, tha thiết đắm say; tâm hồn nghệ như trải ra, hòa
vào dòng sông để nói lên tiếng nói của chính bằng thứ ngôn ngữ trong
sáng, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, chất nhạc. Sông Hương không chỉ
mang vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc “như triết lí, như cổ thi” còn mang vẻ
đẹp trẻ trung, nữ tính, rất đời.
3. Sông Hương giữa lòng thành phố Huế:
a. Sông Hương – bản slow trữ tình:
- Dường như tiếng ngân nga của chuông chùa Thiên Mụ bát ngát
tiếng vùng trung dung đã làm sông Hương bừng tỉnh, thoát ra vẻ trầm
mặc. Dòng sông như tìm đúng đường về, tìm thấy chính mình, “vui tươi
hẳn lên” nhận ra mình đã gặp thành phố. Trong niềm vui hân hoan,
“kéo một nét thẳng thực yên tâm…uốn một cánh cung rất nhẹ”. Nhà văn
như thổi linh hồn vào cảnh vật: “đường cong ấy làm cho dòng sông mềm
hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”.
- Từ sông Hương xinh đẹp, nhà văn liên tưởng đến sông Xen, sông
Đa-nuýp nhận ra điểm tương đồng giữa chúng cùng chảy trong lòng
thành phố. Nhưng sông Hương khác với các dòng sông khác vì nó vẫn giữ
được nét cổ kính từ ngàn đời trước.
- Sông Hương về với Huế dường như cũng đổi thay, nhanh chóng
mang linh hồn của mảnh đất, của con người xứ snày: dịu dàng thanh
thoát. Thật tuyệt vời khi nằm trọn trong lòng thành phố, lưu tốc của dòng
chảy giảm hẳn: “…trôi đi chậm, thực chậm, hồ chỉ còn một mặt hồ
yên tĩnh”.
- Nhà văn đã so sánh sông Hương với sông Nê-va:
+ Dòng Nê-va: “chảy nhanh quá, không kịp cho hải âu nói một
điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo”. Dòng chảy ấy
cũng chở theo triết của phương Tây: “không ai tắm hai lần trên một
dòng sông” – sự trôi chảy của tgian và cuộc đời.
+ Dòng Hương Giang lững lờ trôi như “điệu slow tình cảm dánh
riêng cho Huế”, chở theo triết của người phương Đông, thể hiện phong
thái ung dung tự tại:
“Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai”
(Mãn Giác Thiền Sư)
- Phải chăng bản slow ấy như duyên thầm của xứ Huế xuất phát từ
trái tim? Qua cách giải của HPNT, thì ra lưu tốc chậm xuất phát từ tình
cảm lưu luyến của dòng sông trước khi rời xa thành phố: “trăm nghìn ánh
hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén
trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng nửa muốn đi muôn ở, chao nhẹ trên mặt
nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Dường như sông Hương
không muốn rời xa kinh thành, như chờ đợi, như muốn nói với Huế hãy
lưu giữ những nét đẹp xưa. Nỗi lòng ấy chỉ thể tình yêu thương trìu
mến của dòng sông như được sinh ra cho không gian cổ kính, êm đềm này.
Tình cảm của sông Hương với kinh thành cũng chính tình cảm gắn
của tác giả dành cho đất đế đô.
b. Sông Hương – “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”:
Nhà văn tiếp tục s dụng biện pháp liên tưởng để nhấn mạnh một
đặc trưng rất riêng, đó chính không gian văn hóa mang đậm bản sắc
Huế. Nhà văn đã đi sâu vào phân tích nét đẹp của ca Huế trên sông
Hương: “Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điến Huế đã đương
sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”.
- Từ ngòi bút tài hoa sự rung cảm mạnh mẽ, HPNT đã nhớ tới
Nguyễn Du. Dưới “phiến trăng sầu” trong đêm khuya thanh vắng, thi
mới thấu hiểu hết lòng người tài nữ. Nhắc đến ca Huế trên sông Hương,
tác giả liên tưởng đến “Truyện Kiều” tiếng đàn định mệnh của Kiều.
Chẳng thế mà tiếng đàn nghe mới xót xa, day dứt đến vậy!
- Tác giả còn nhớ tới người nghệ nhân già, một buổi tối nghe con gái
đọc “Truyện Kiều”: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối
mới sa nửa vời”, đã thốt lên lời ngợi ca Nguyễn Du đã tái hiện được
một trong những giai điệu đẹp nhất của âm nhạc Huế.
Nhà văn đã khẳng định sự gắn không thể tách rời giữa sông
Hương ca Huế. Đồng thời mở phần nào sự giao thoa của những tâm
hồn từ xưa đến nay cũng như sự giao thoa của những tâm hồn nghệ với
sông Hương. Quả là một sự so sánh, liên tưởng thật tài hoa, mang đến cho
người đọc sự bồi hồi, xao xuyến!
c. Sông Hương – người tình dịu dàng, chung thủy:
- Nhà văn sử dụng những câu văn dài với những âm giai xao xuyến,
bâng khuâng: “nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp
lại thành phố lần cuối”. Đây chính khúc chia tay giữa dòng sông
thành phố, giữa người đikẻ ở. Con sông vẫn đẹp trong dáng vẻ tình tứ,
lẳng lơ kín đáo, cố ngoặt một khúc quanh, vươn cánh tay dài ôm lấy thành
phố thân yêu lần cuối.
- Đặc biệt, qua cái nhìn tràn đầy cảm hứng lãng mạn của nhà văn,
sông Hương cố đô Huế hiện lên như một cắp tình nhân say đắm, thủy
chung. Nỗi vương vấn của cũng giống như con người nơi đây: “Và
giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ngã rẽ này, sông Hương đã chí
tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả”.
Nhà văn sông Hương kinh thành như Thúy Kiều Kim Trọng gắn
bằng lời thề vàng đá, kết nối bằng nghĩa tình sâu nặng. Từng đặc điểm
địa hình của dòng sông đều phản chiếu những cung bậc cảm xúc của tình
yêu say đắm. Cách so sánh thật đẹp độc đáo. thế, qua sông Hương,
người ta thể cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Huế: “vừa mãnh liệt
vừa lắng sâu, vừa trữ tình thiết tha, vừa bình thản trí tuệ”.
Đối với HPNT, vẻ đẹp sông Hương luôn được soi chiếu qua vẻ đẹp tâm
hồn của một giai nhân (cô gái Di-gan, người tài nữ đánh đàn, Thúy Kiều).
Ông đã đem đến cho dòng sông một diện mạo, một linh hồn sự sống:
không chỉ dịu dàng, sâu sắc, lẳng kín đáo còn rất mực thủy
chung. Sự quyến luyến của sông Hương mang vẻ đẹp riêng không thể lẫn
với bất kì dòng sông nào trên đất nước.
Qua lối hành văn rất riêng của HPNT, người đọc đã tiếp cận được dòng
Hương Giang những không gian thời gian khác nhau. góc độ nào,
người đọc cũng cảm nhận được tình yêu, sự gắn bó, niềm tự hào của tác
giả về sông Hương cũng như sự nâng niu, trân trọng bản sắc văn hóa của
quê hương, xứ sở.
II. Sông Hương – dòng sông của lịch sử, thi ca và cuộc đời:
1. Sông Hương – dòng sông lịch sử:
Sông Hương còn mối liên hệ bền chăt, thiêng liêng với lịch sử đất
nước. Trên hành trình mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, sông Hương
đã “dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ
xanh biếc”. Đằng sau vẻ đẹp mềm mại, thơ mộng, nữ tính cả một chiều
dài lịch sử, là sức mạnh quật cường của một dân tộc.
- Thời vua Hùng, sông Hương “một dòng sông biên thùy xa xôi của
đất nước”.
- Thời trung đại:
+ TK XV, sông Hương “mang tên Linh Giang, dòng sông viễn
châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại
Viêt”. Tác giả còn nhấn manh rằng những thành tựu khảo cổ học cho thấy
ẩn trong lòng đấy nhiều di tích của thành cổ Hóa Châu. Đó chứng
tích oai hùng của một thời kì lịch sử.
+ TK XVIII, sông Hương “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân
của người anh hùng Nguyễn Huệ”.
+ TK XIX, sông Hương “sống hết lịch sử bi tráng”, chứng kiến bao
cuộc khởi nghĩa nông dân
- Sang TK XX, khi CMT8 nổ ra, sông Hương lại tham dự vào những
sự kiện lịch sửđại của đất nước. Nó hòa cùng không khí tưng bưng của
ngày độc lập, cùng sôi sục trong những ngày kháng chiếng cả trong
cuộc tổng tiến công mùa xuân 1968. Không chỉ thế, đau đớn oằn mình
chịu những trận bom của giặc, chứng kiến “s tàn phá đế quốc đã
chụp lên những di sản văn hóa”. Sự phá hủy của Mĩ trên đất cố đố giống
như sự đổ nát, mất mát khi nền văn minh châu Âu bị phá hoại.
Bằng tình cảm gắn máu thịt niềm tự hào về quê hương, HPNT
đã nhiều phát hiện độc đáo về sông Hương từ góc nhìn lịch sử. Dòng
sông hội tụ những nét đẹp tương phản: vừa dũng cảm, hào hùng, vừa hiền
hòa, đằm thắm. Sau những chặng đường sống trọn với bao thăng trầm lịch
sử, sông Hương lại trở về làm người con gái hiền hòa của nước Việt. Đây
dòng sông sử thi phàn chiếu tầm vóc của những thời đại oai hùng, cũng
dòng chảy êm đềm trải giữa ngút ngàn cây xanh tươi. Sử thi vẫn
thật trữ tình!
2. Sông Hương trong cuộc đời thường:
- Sông Hương được HPNT khám phá một góc độ khác: giản dị, dịu
dàng, đằm thắm, thủy chung. Nhà văn đã liên tưởng màu sương khói trên
sông Hương với màu sặc đặc trưng của Huế: “màu áo điều lục với loại vải
vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ bên trong, tạo thành một
màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người…”.
- Sông Hương mang dáng dấp, vẻ đẹp của quê hương, đất nướccon
người Việt Nam: anh dũng trong chiến tranh “đạp quân thù xuống đất đen”
nhưng giản dị, thủy chung trong thời bình “súng gươm vứt bỏ lại hiền như
xưa”.
3. Sông Hương – dòng sông thi ca:
- Từ góc nhìn văn hóa, sông Hương gắn với âm nhạc cổ điển Huế,
được tác giả như “người tái nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Dòng chảy
êm đềm của sông Hương kgian nuôi dưỡng một trong những nét đẹp
độc đáo nhất của Huế. Đó âm nhạc Huế, thú vui thưởng thức những
giai điệu ngọt ngào, sang trọng trong một khoang thuyền nào đó “giữa
tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”.
+ Không phải ngẫu nhiên HPNT đặt sông Hương trong mối liên hệ
giữa Nguyễn Du “Truyện Kiều”. Ông tìm thấy âm hưởng sâu thẳm của
những tâm hồn Huế trong những trang Kiều: dòng sông đáy nước in trời
và những nội cỏ thơm, nắng vàng khói biếc…
+ Sông Hương và tiếng đàn vẳng lên lúc đêm khuya như được gợi lại
trong thơ Nguyễn Du: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối
mới sa nửa vời”. Khi ngâm câu thơ này, một người nhạc công đã thốt lên
lời ngợi ca Nguyễn Du đã tái hiện được một trong những giai điệu đẹp
nhất của âm nhạc Huế.
- Sông Hương còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều thi
nhân. Mỗi nhà thơ bằng cái nhìn của riêng mình lại tìm thấy sông
Hương một nét đẹp mới mẻ, vì vậy “dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại
mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”:
+ Lúc trong trẻo, thanh nhã trên trang viết của Tản Đà: “Dòng sông
trắng – lá cây xanh”.
+ Lúc hào hùng, khí phách qua ngòi bút của Cao Bá Quát: “Sông dài
như kiếm dựng trời xanh”.
+ Đón nhận nỗi quan hoài vạn cổ của Huyện Thanh Quan nhớ
tiếc một quá khứ vàng son không bao giờ trở lại.
+ Phản chiếu cả niềm vui nỗi đau, tình yêu sự chia li, xa cách
được gửi gắm qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
+ “Khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn” trong thơ Tố Hữu.
Chính vẻ đẹp muôn màu của sông Hương đã làm nên điều diệu
trong mỗi trang thơ. Sông Hương sẽ còn mãi tuôn chảy ngọt ngào trong
nguồn mạch thi ca của dân tộc.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Hình tượng dòng sông Hương được khám phá, khắc họa một cách
sinh động với vẻ đẹp phong phú, đa dạng. Dòng sông được đặt trên nên
của kgian địa lí, tgian lịch sử vẻ đẹp văn hóa. Hình tượng dòng sông
được khắc họa bằng ngôn ngữ của hội họa, âm nhạc, thơ ca, bằng bút pháp
lãng mạn.
- Qua đó, sông Hương đã trở thành tấm gương phản chiếu vẻ đẹp của
tâm hồn Huế: “vừa mãnh liệt vừa lắng sâu, vừa trữ tình thiết tha, vừa bình
thản trí tuệ”.
- Với thiên tùy bút “AĐĐTCDS”, HPNT đã góp cho văn xuôi Việt
Nam hiện đại một trong những hình tượng thiên nhiên đẹp nhất, giàu sức
sống nhất.
2. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, tinh tế, dạt dào chất thơ, nhạc, họa.
- Các phép so sánh, nhân hóa, liên tưởng.
Bút kí mang đậm phong cách nghệ thuật HPNT: độc đáo và tài hoa.
| 1/5

Preview text:

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
hồn, một đấng sáng tạo đã kiến tạo nên không gian văn hóa Huế.
Hoàng Phủ Ngọc Tường
 Có thể nói đây là một phát hiện mới mẻ, bất ngờ về dòng sông
Hương. Xưa nay, khi nhắc đến sông Hương, người ta thường nghĩ ngay
đến một dòng chảy êm đềm, lặng lẽ:
I. Hành trình dòng chảy sông Hương:
“Dòng nước buồn hiu hoa bắp lay”
1. Sông Hương ở thượng nguồn:
(“Đây thôn Vĩ Dạ”, Hàn Mặc Tử)
a. Sông Hương – “bản trường ca của rừng già”:
Còn ở đây, HPNT đưa người đọc ngược lên phía thượng nguồn để khám
Với khả năng quan sát tinh tế, HPNT đã coi thượng nguồn sông
phá cái phần đời mà sông Hương “đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa
Hương như bản trường ca hào hùng về quê hương, xứ sở. Dòng chảy của
khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Bởi vì nếu không
nó mang những nét đẹp tưởng chừng như đối lập:
thấy được phần đời ấy, sẽ chẳng thể nào cảm nhận hết cuộc hành trình
- Mạnh mẽ, dữ dội, chứa đựng nguồn sức sống mãnh liệt: “rầm rộ
gian truân mà nó phải vượt qua cũng như chiều sâu phong phú, bí ẩn của
giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như
tâm hồn sông Hương. Đó cũng chính là nguồn mạch hình thành, nuôi
cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Câu văn dài gồm nhiều vế câu đã gợi
dưỡng nguồn sức sống mãnh liệt để sông Hương hóa thành “người mẹ phù
nên tiết tấu hùng tráng của bản trường ca. Ngoài ra, nhà văn còn sử dụng
sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
các biện pháp so sánh, nhân hóa, cường điệu cùng hệ thống động từ mạnh.
 Ngay từ đoạn văn đầu tiên, người đọc đã cảm nhận được sự tài hoa
- Hiền lành, trữ tình, trải mình “dịu dàng và say đắm giữa những
của ngòi bút HPNT qua những liên tưởng độc đáo, chính xác, ngôn từ gợi
dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.”
cảm cùng sự phối hợp thanh điệu. Tất cả đã tạo nên chất thơ trong văn
b. Sông Hương – “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”: xuôi.
- Nhà văn đã có sự liên tưởng thật thú vị khi viết “…sông Hương đã
2. Sông Hương khi chảy về ngoại vi thành phố:
sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và
Nhà văn đã có sự quan sát tinh tế khi miêu tả sông Hương như “người
man dại”, bởi lẽ những cô gái Di-gan là những con người yêu tự do và có
gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”, bản lĩnh gan dạ.
nay được đánh thức sau giấc ngủ dài để bừng lên sức trẻ của tuổi thanh
- Qua biện pháp nhân hóa và so sánh, dòng sông hiện lên như một
xuân đầy khao khát, để tìm đến tình yêu đích thực. Miêu tả sông Hương ở
thực thể sống động, có tâm hồn và cá tính giống con người: “Rừng già đã
vùng ngoại ô, tác giả đã thể hiện sự am hiểu về địa lí, lịch sử, văn hóa, bộc
hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.
lộ rõ sự tài hoa, lịch lãm trong lối hành văn:
Nhà văn đã khắc sâu vào tâm trí người đọc một dòng sông vùng thượng
- Sức hấp dẫn của đoạn văn toát lên từ hệ thống động từ miêu tả dòng
nguồn đầy hoang dại. Dường như nó có một ma lực cuốn hút con người,
chảy sống động của dòng sông qua những địa danh xứ Huế: “…sông
thách thức chúng ta khám phá và chinh phục.
Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột,
c. Sông Hương – “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”:
uốn mình theo những đường cong thật mềm…nó chuyển hướng sang tây
- HPNT không chỉ miêu tả vẻ đẹp của dáng vóc, hình hài mà còn tập
bắc…rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy
trung vào “sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ” của dòng sông Hương.
chân đổi Thiên Mụ…vượt qua một lòng vực sâu”.
- Nhà văn đã khẳng định vai trò của dòng sông: Nó như một linh
- Đôi lúc, dòng sông “mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi
thành phố. Nhưng sông Hương khác với các dòng sông khác vì nó vẫn giữ
ngược chỉ bé vừa bằng con thoi”; khi thì kiều diễm và lộng lẫy như ánh
được nét cổ kính từ ngàn đời trước.
phản quang của nền trời Huế “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
- Sông Hương về với Huế dường như cũng đổi thay, nhanh chóng
- Đôi lúc, dòng lông lặng lẽ, trầm mặc trôi giữa những rừng thông u
mang linh hồn của mảnh đất, của con người xứ sở này: dịu dàng và thanh
tịch và lăng tẩm đồ sộ. Đó là vẻ đẹp mang màu sắc “như triết lí, như cổ
thoát. Thật tuyệt vời khi nằm trọn trong lòng thành phố, lưu tốc của dòng
thi” trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ.
chảy giảm hẳn: “…trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ
- Hành trình gian truân ấy dường như không có phút giây ngưng nghỉ. yên tĩnh”.
Nó có sự bất ngờ, tinh nghịch nhưng cũng có nét phiêu bồng, lãng mạn
- Nhà văn đã so sánh sông Hương với sông Nê-va:
của người con gái ưa khám phá cái mới lạ. Dòng sông hiện lên như một
+ Dòng Nê-va: “chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một
người thiếu nữ vừa dịu dàng, duyên dáng, vừa mạnh mẽ, can đảm, sẵn
điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo”. Dòng chảy ấy
sàng băng qua mọi khoảng cách và trở ngại để đến với tình yêu.
cũng chở theo triết lí của phương Tây: “không ai tắm hai lần trên một
 Đoạn văn đã thể hiện năng lực quan sát và liên tưởng cũng như vốn
dòng sông” – sự trôi chảy của tgian và cuộc đời.
kiến thức sâu rộng của HPNT về địa lí, lịch sử, văn hóa. Hai bút pháp kể
+ Dòng Hương Giang lững lờ trôi như “điệu slow tình cảm dánh
và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa đã làm nổi bật vẻ đẹp hình
riêng cho Huế”, chở theo triết lí của người phương Đông, thể hiện phong
tượng dòng sông Hương giữa “sơn thủy hữu tình”. Người đọc nhận thấy thái ung dung tự tại:
giọng văn mượt mà, tha thiết đắm say; tâm hồn nghệ sĩ như trải ra, hòa
“Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
vào dòng sông để nói lên tiếng nói của chính nó bằng thứ ngôn ngữ trong
Đêm qua sân trước một nhành mai”
sáng, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, chất nhạc. Sông Hương không chỉ (Mãn Giác Thiền Sư)
mang vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc “như triết lí, như cổ thi” mà còn mang vẻ
- Phải chăng bản slow ấy như duyên thầm của xứ Huế xuất phát từ
đẹp trẻ trung, nữ tính, rất đời.
trái tim? Qua cách lí giải của HPNT, thì ra lưu tốc chậm xuất phát từ tình
3. Sông Hương giữa lòng thành phố Huế:
cảm lưu luyến của dòng sông trước khi rời xa thành phố: “trăm nghìn ánh
a. Sông Hương – bản slow trữ tình:
hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén
- Dường như tiếng ngân nga của chuông chùa Thiên Mụ và bát ngát
trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng nửa muốn đi muôn ở, chao nhẹ trên mặt
tiếng gà vùng trung dung đã làm sông Hương bừng tỉnh, thoát ra vẻ trầm
nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Dường như sông Hương
mặc. Dòng sông như tìm đúng đường về, tìm thấy chính mình, “vui tươi
không muốn rời xa kinh thành, như chờ đợi, như muốn nói với Huế hãy
hẳn lên” vì nhận ra mình đã gặp thành phố. Trong niềm vui hân hoan, nó
lưu giữ những nét đẹp xưa. Nỗi lòng ấy chỉ có thể là tình yêu thương trìu
“kéo một nét thẳng thực yên tâm…uốn một cánh cung rất nhẹ”. Nhà văn
mến của dòng sông như được sinh ra cho không gian cổ kính, êm đềm này.
như thổi linh hồn vào cảnh vật: “đường cong ấy làm cho dòng sông mềm
Tình cảm của sông Hương với kinh thành cũng chính là tình cảm gắn bó
hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”.
của tác giả dành cho đất đế đô.
- Từ sông Hương xinh đẹp, nhà văn liên tưởng đến sông Xen, sông
b. Sông Hương – “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”:
Đa-nuýp và nhận ra điểm tương đồng giữa chúng là cùng chảy trong lòng
Nhà văn tiếp tục sử dụng biện pháp liên tưởng để nhấn mạnh một
đặc trưng rất riêng, đó chính là không gian văn hóa mang đậm bản sắc
Huế. Nhà văn đã đi sâu vào phân tích nét đẹp của ca Huế trên sông
yêu say đắm. Cách so sánh thật đẹp và độc đáo. Vì thế, qua sông Hương,
Hương: “Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điến Huế đã đương
người ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Huế: “vừa mãnh liệt
sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”.
vừa lắng sâu, vừa trữ tình thiết tha, vừa bình thản trí tuệ”.
- Từ ngòi bút tài hoa và sự rung cảm mạnh mẽ, HPNT đã nhớ tới
 Đối với HPNT, vẻ đẹp sông Hương luôn được soi chiếu qua vẻ đẹp tâm
Nguyễn Du. Dưới “phiến trăng sầu” trong đêm khuya thanh vắng, thi sĩ
hồn của một giai nhân (cô gái Di-gan, người tài nữ đánh đàn, Thúy Kiều).
mới thấu hiểu hết lòng người tài nữ. Nhắc đến ca Huế trên sông Hương,
Ông đã đem đến cho dòng sông một diện mạo, một linh hồn và sự sống:
tác giả liên tưởng đến “Truyện Kiều” và tiếng đàn định mệnh của Kiều.
không chỉ dịu dàng, sâu sắc, lẳng lơ mà kín đáo mà còn rất mực thủy
Chẳng thế mà tiếng đàn nghe mới xót xa, day dứt đến vậy!
chung. Sự quyến luyến của sông Hương mang vẻ đẹp riêng không thể lẫn
- Tác giả còn nhớ tới người nghệ nhân già, một buổi tối nghe con gái
với bất kì dòng sông nào trên đất nước.
đọc “Truyện Kiều”: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối
 Qua lối hành văn rất riêng của HPNT, người đọc đã tiếp cận được dòng
mới sa nửa vời”, đã thốt lên lời ngợi ca Nguyễn Du vì đã tái hiện được
Hương Giang ở những không gian và thời gian khác nhau. Ở góc độ nào,
một trong những giai điệu đẹp nhất của âm nhạc Huế.
người đọc cũng cảm nhận được tình yêu, sự gắn bó, niềm tự hào của tác
 Nhà văn đã khẳng định sự gắn bó không thể tách rời giữa sông
giả về sông Hương cũng như sự nâng niu, trân trọng bản sắc văn hóa của
Hương và ca Huế. Đồng thời hé mở phần nào sự giao thoa của những tâm quê hương, xứ sở.
hồn từ xưa đến nay cũng như sự giao thoa của những tâm hồn nghệ sĩ với
II. Sông Hương – dòng sông của lịch sử, thi ca và cuộc đời:
sông Hương. Quả là một sự so sánh, liên tưởng thật tài hoa, mang đến cho
1. Sông Hương – dòng sông lịch sử:
người đọc sự bồi hồi, xao xuyến!
Sông Hương còn có mối liên hệ bền chăt, thiêng liêng với lịch sử đất
c. Sông Hương – người tình dịu dàng, chung thủy:
nước. Trên hành trình mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, sông Hương
- Nhà văn sử dụng những câu văn dài với những âm giai xao xuyến,
đã là “dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá
bâng khuâng: “nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp
xanh biếc”. Đằng sau vẻ đẹp mềm mại, thơ mộng, nữ tính là cả một chiều
lại thành phố lần cuối”. Đây chính là khúc chia tay giữa dòng sông và
dài lịch sử, là sức mạnh quật cường của một dân tộc.
thành phố, giữa người đi và kẻ ở. Con sông vẫn đẹp trong dáng vẻ tình tứ,
- Thời vua Hùng, sông Hương là “một dòng sông biên thùy xa xôi của
lẳng lơ kín đáo, cố ngoặt một khúc quanh, vươn cánh tay dài ôm lấy thành đất nước”.
phố thân yêu lần cuối. - Thời trung đại:
- Đặc biệt, qua cái nhìn tràn đầy cảm hứng lãng mạn của nhà văn,
+ TK XV, sông Hương “mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn
sông Hương và cố đô Huế hiện lên như một cắp tình nhân say đắm, thủy
châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại
chung. Nỗi vương vấn của nó cũng giống như con người nơi đây: “Và
Viêt”. Tác giả còn nhấn manh rằng những thành tựu khảo cổ học cho thấy
giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí
ẩn trong lòng đấy có nhiều di tích của thành cổ Hóa Châu. Đó là chứng
tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả”.
tích oai hùng của một thời kì lịch sử.
Nhà văn ví sông Hương và kinh thành như Thúy Kiều và Kim Trọng gắn
+ TK XVIII, sông Hương “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân
bó bằng lời thề vàng đá, kết nối bằng nghĩa tình sâu nặng. Từng đặc điểm
của người anh hùng Nguyễn Huệ”.
địa hình của dòng sông đều phản chiếu những cung bậc cảm xúc của tình
+ TK XIX, sông Hương “sống hết lịch sử bi tráng”, chứng kiến bao
giai điệu ngọt ngào, sang trọng trong một khoang thuyền nào đó “giữa
cuộc khởi nghĩa nông dân
tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”.
- Sang TK XX, khi CMT8 nổ ra, sông Hương lại tham dự vào những
+ Không phải ngẫu nhiên HPNT đặt sông Hương trong mối liên hệ
sự kiện lịch sử vĩ đại của đất nước. Nó hòa cùng không khí tưng bưng của
giữa Nguyễn Du và “Truyện Kiều”. Ông tìm thấy âm hưởng sâu thẳm của
ngày độc lập, cùng sôi sục trong những ngày kháng chiếng và cả trong
những tâm hồn Huế trong những trang Kiều: dòng sông đáy nước in trời
cuộc tổng tiến công mùa xuân 1968. Không chỉ thế, nó đau đớn oằn mình
và những nội cỏ thơm, nắng vàng khói biếc…
chịu những trận bom của giặc, chứng kiến “sự tàn phá mà đế quốc Mĩ đã
+ Sông Hương và tiếng đàn vẳng lên lúc đêm khuya như được gợi lại
chụp lên những di sản văn hóa”. Sự phá hủy của Mĩ trên đất cố đố giống
trong thơ Nguyễn Du: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối
như sự đổ nát, mất mát khi nền văn minh châu Âu bị phá hoại.
mới sa nửa vời”. Khi ngâm câu thơ này, một người nhạc công đã thốt lên
 Bằng tình cảm gắn bó máu thịt và niềm tự hào về quê hương, HPNT
lời ngợi ca Nguyễn Du vì đã tái hiện được một trong những giai điệu đẹp
đã có nhiều phát hiện độc đáo về sông Hương từ góc nhìn lịch sử. Dòng nhất của âm nhạc Huế.
sông hội tụ những nét đẹp tương phản: vừa dũng cảm, hào hùng, vừa hiền
- Sông Hương còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều thi
hòa, đằm thắm. Sau những chặng đường sống trọn với bao thăng trầm lịch
nhân. Mỗi nhà thơ bằng cái nhìn của riêng mình lại tìm thấy ở sông
sử, sông Hương lại trở về làm người con gái hiền hòa của nước Việt. Đây
Hương một nét đẹp mới mẻ, vì vậy “dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại
là dòng sông sử thi phàn chiếu tầm vóc của những thời đại oai hùng, cũng
mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”:
là dòng chảy êm đềm trải giữa ngút ngàn cây lá xanh tươi. Sử thi mà vẫn
+ Lúc trong trẻo, thanh nhã trên trang viết của Tản Đà: “Dòng sông thật trữ tình! trắng – lá cây xanh”.
2. Sông Hương trong cuộc đời thường:
+ Lúc hào hùng, khí phách qua ngòi bút của Cao Bá Quát: “Sông dài
- Sông Hương được HPNT khám phá ở một góc độ khác: giản dị, dịu
như kiếm dựng trời xanh”.
dàng, đằm thắm, thủy chung. Nhà văn đã liên tưởng màu sương khói trên
+ Đón nhận nỗi quan hoài vạn cổ của Bà Huyện Thanh Quan – nhớ
sông Hương với màu sặc đặc trưng của Huế: “màu áo điều lục với loại vải
tiếc một quá khứ vàng son không bao giờ trở lại.
vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một
+ Phản chiếu cả niềm vui và nỗi đau, tình yêu và sự chia li, xa cách
màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người…”.
được gửi gắm qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
- Sông Hương mang dáng dấp, vẻ đẹp của quê hương, đất nước và con
+ “Khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn” trong thơ Tố Hữu.
người Việt Nam: anh dũng trong chiến tranh “đạp quân thù xuống đất đen”
 Chính vẻ đẹp muôn màu của sông Hương đã làm nên điều kì diệu
nhưng giản dị, thủy chung trong thời bình “súng gươm vứt bỏ lại hiền như
trong mỗi trang thơ. Sông Hương sẽ còn mãi tuôn chảy ngọt ngào trong xưa”.
nguồn mạch thi ca của dân tộc.
3. Sông Hương – dòng sông thi ca:
- Từ góc nhìn văn hóa, sông Hương gắn với âm nhạc cổ điển Huế, III. Tổng kết:
được tác giả ví như “người tái nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Dòng chảy 1. Nội dung:
êm đềm của sông Hương là kgian nuôi dưỡng một trong những nét đẹp
- Hình tượng dòng sông Hương được khám phá, khắc họa một cách
độc đáo nhất của Huế. Đó là âm nhạc Huế, là thú vui thưởng thức những
sinh động với vẻ đẹp phong phú, đa dạng. Dòng sông được đặt trên nên
của kgian địa lí, tgian lịch sử và vẻ đẹp văn hóa. Hình tượng dòng sông
được khắc họa bằng ngôn ngữ của hội họa, âm nhạc, thơ ca, bằng bút pháp lãng mạn.
- Qua đó, sông Hương đã trở thành tấm gương phản chiếu vẻ đẹp của
tâm hồn Huế: “vừa mãnh liệt vừa lắng sâu, vừa trữ tình thiết tha, vừa bình thản trí tuệ”.
- Với thiên tùy bút “AĐĐTCDS”, HPNT đã góp cho văn xuôi Việt
Nam hiện đại một trong những hình tượng thiên nhiên đẹp nhất, giàu sức sống nhất. 2. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, tinh tế, dạt dào chất thơ, nhạc, họa.
- Các phép so sánh, nhân hóa, liên tưởng.
 Bút kí mang đậm phong cách nghệ thuật HPNT: độc đáo và tài hoa.