-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích bài thơ Ngõ Tràng An của Vân Long | Văn mẫu 12 Chân trời sáng tạo
Bài thơ Ngõ Tràng An là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Vân Long. Những kỉ niệm của tuổi thơ đã in đậm sâu trong tâm trí của “tôi” hiện lên rất sinh động. Một thời tuổi thơ nhỏ dại được sống trong tình yêu thương vô ngần của gia đình, của làng quê. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 12
Môn: Ngữ Văn 12
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phân tích bài thơ Ngõ Tràng An - Mẫu 1
Bài thơ Ngõ Tràng An của Vân Long được in trong tập Thơ với tuổi thơ. Tác phẩm gửi gắm nhiều thông điệp giá trị.
“Tôi thả bước lơ ngơ
Trưa vàng ngõ cũ
In một bước tình cờ
Lên dấu chân ngày nhỏ”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “tôi” nhưng xuất hiện ở hai thì quá khứ và hiện tại. Những kỉ niệm của tuổi thơ đã in đậm sâu trong tâm trí của “tôi” hiện lên rất sinh động. Vẫn chiếc ngõ nhỏ là nơi in dấu chân đầu tiên, tiếng nói đầu tiên. Một thời tuổi thơ nhỏ dại được sống trong tình yêu thương vô ngần của gia đình, của làng quê.
Dòng kí ức xưa cũ cứ thế hiện về trong tâm trí của nhân vật “tôi” thật cảm xúc biết bao:
“Chùa – Vẫn ngôi chùa cổ
Khói nhang xưa
Tôi lại gặp tôi
Luồn cột đèn đầu ngõ
Chiếc tầu bay giấy lượn lờ
Suốt năm mươi năm
Năm mươi năm
Cô bạn nhỏ chưa khô giọt lên
Giận tôi vì một trái bàng!”
“Tôi” cũng như bao đứa trẻ con khác, vẫn còn hồn nhiên và nghịch ngợm. Những trò nghịch ngợm như luồn cột đèn đầu ngõ, thả tàu bay giấy, chọc ghẹo cô bạn đầu ngõ chắn hẳn đã rất đỗi quen thuộc. Sợi dây kết nối hiện tại và quá khứ được hiện lên một cách chân thực, bộc lộ nỗi tiếc nuối của nhân vật trữ tình.
Ở khổ thơ tiếp theo, hình ảnh quê hương hiện lên cũng có sự đổi thay, đang trên đà phát triển:
“Thêm dãy nhà hai tầng
Ngõ đất thành ngõ gạch
Ngôi chùa càng chìm sâu
Bóng mít bóng cau
Chìm sâu thời thơ bé
Hoa đại đầu thế kỉ
Rụng vào tôi - bây - giờ”
Làng quê của “tôi” cũng đã khoác lên trên mình những diện mạo mới. Dù vậy thì kí ức về một làng quê xưa cũ vẫn còn đó, không bị phai nhạt trong tâm trí của nhân vật “tôi”. Nó chỉ tạm thời nằm yên một góc, khi có điều kiện lại dâng trào.
Bên cạnh những thay đổi tất yếu, thì vẫn còn những hình ảnh nhẹ nhàng, xưa cũ. Đó là màu hoa nhẹ nhàng, hương thơm thoảng qua như bàn tay đất mẹ an ủi những nỗi bất an trong tâm hồn của “tôi”. Sự đối lập giữa hình ảnh quá khứ - hiện tại, ngõ ngày trước - ngõ bây giờ thể hiện sự soi chiếu, đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Qua đó, nhà thơ cũng bộc lộ sự tiếc nuối, nhớ nhung những ngày thơ ấu.
Bài thơ Ngõ Tràng An đã gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc, chân thành của nhà thơ.
Phân tích bài thơ Ngõ Tràng An - Mẫu 2
Bài thơ Ngõ Tràng An là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Vân Long. Những kỉ niệm của tuổi thơ đã in đậm sâu trong tâm trí của “tôi” hiện lên rất sinh động. Một thời tuổi thơ nhỏ dại được sống trong tình yêu thương vô ngần của gia đình, của làng quê. “Tôi” cũng như bao đứa trẻ con khác, vẫn còn hồn nhiên và nghịch ngợm. Những trò nghịch ngợm như luồn cột đèn đầu ngõ, thả tàu bay giấy, chọc ghẹo cô bạn đầu ngõ chắn hẳn đã rất đỗi quen thuộc. Và khi làng quê của “tôi” cũng đã khoác lên trên mình những diện mạo mới. Dù vậy thì kí ức về một làng quê xưa cũ vẫn còn đó, không bị phai nhạt trong tâm trí của nhân vật “tôi”. Bên cạnh những thay đổi tất yếu, thì vẫn còn những hình ảnh nhẹ nhàng, xưa cũ. Đó là màu hoa nhẹ nhàng, hương thơm thoảng qua như bàn tay đất mẹ an ủi những nỗi bất an trong tâm hồn của “tôi”. Bài thơ Ngõ Tràng An đã gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc, chân thành của nhà thơ.