Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hay nhất | Văn mẫu 6

Đọc bài thơ này, tôi cảm nhận được sự động lòng và khát khao tự do trong tâm hồn mỗi người. Cuối cùng, bài thơ "Trời xanh" còn mang đến cho tôi một cảm giác sự sống và hy vọng. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 6 221 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu

Thông tin:
13 trang 3 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hay nhất | Văn mẫu 6

Đọc bài thơ này, tôi cảm nhận được sự động lòng và khát khao tự do trong tâm hồn mỗi người. Cuối cùng, bài thơ "Trời xanh" còn mang đến cho tôi một cảm giác sự sống và hy vọng. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

5 3 lượt tải Tải xuống
Dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ yếu
tố tự sự miêu tả
Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Mở đoạn:
Giới thiệu tác giả bài thơ
Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ
- Thân đoạn:
Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết
miêu tả trong bài thơ
Làm nghệ thuật kể chuyện miêu tả của tác giả
Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả
trong bài thơ
- Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó nói tới đặc điểm
nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích thân đoạn)
đồ duy Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ yếu tố tự sự, miêu tả
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ yếu
tố tự sự miêu tả Mây sóng (7 mẫu)
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ yếu tố tự sự, miêu tả lớp 6
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ yếu tố tự sự, miêu tả số 1
“Mây sóng” một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã
gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em trong bài
thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu “trên mây” “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ
của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”,
“Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em nhớ đến mẹ vẫn
luôn chờ đợi mình nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao thể rời mẹ
đến được?”, “Làm sao thể rời mẹ đi được?”. Chẳng niềm hạnh phúc
nào bằng được bên cạnh mẹ mặc thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em
đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây”
“trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ mây, sóng tinh nghịch đùa; còn mẹ sẽ
vầng trăng, bờ biển dịu hiền, ôm ấp che chở con. Những câu thơ giàu tính
tự sự miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ.
Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại
vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Những câu thơ những
câu hỏi đáp đầy giản gị, chứa đựng cả nét ngây thơ, tinh nghịch, tình cảm đong đầy
con bỏng dành cho mẹ yêu thương. lẽ chính điều đó đã làm nên sức hút
cho hồn thơ Ta-go sống động, dễ dàng chạm đến trái tim người đọc. Bài thơ chính
một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Cảm nghĩ về bài thơ yếu tố tự sự, miêu tả Mây sóng số 2
“Mây sóng” của Ta-go áng thơ hay, nổi tiếng viết về tình mẫu tử thiêng liêng.
Bên cạnh lời thơ ý nghĩa hình ảnh liên tưởng xuất sắc thì những yếu tố tự sự
miêu tả được ông sử dụng trong bài thơ cũng góp phần làm nên thành công cho tác
phẩm. Ta-go đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện người kể chuyện em bé,
người nghe mẹ. Con kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây trong
sóng. Em trong bài đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu “trên mây” “trong
sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào
mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em
nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: Làm
sao thể rời mẹ đến được?”, “Làm sao thể rời mẹ đi được?”. Tình yêu
thương của đứa con dành cho mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng
chừng ngây thơ rất sâu sắc. Em đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn
của những người “trên mây” “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ mây,
sóng tinh nghịch đùa; còn mẹ sẽ vầng trăng, bờ biển dịu hiền, ôm ấp che
chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình
dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng
trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết
hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. thể khẳng định rằng bài thơ chính một
câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Xem thêm TOP 5 đoạn văn mẫu hay tại đây:
3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ yếu
tố tự sự miêu tả lớp 6 Những cánh buồm (8 mẫu)
Nêu cảm xúc của em về bài thơ yếu tố tự sự, miêu tả Những cánh buồm số
1
Bài thơ “Những cánh buồm” của tác giả Hoàng Trung Thông đã để lại cho em rất
nhiều cảm xúc. Trước hết hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần
cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình đến
tương lai. Tiếp theo hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho
cha. Người con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những
cánh buồm chính nơi để gửi gắm ước của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài
biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính nơi chất
chứa hình cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp
những ước mơ, tưởng cao đẹp. Qua bài thơ, tác giả cũng ca ngợi ước được
khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước làm cho cuộc sống trở nên tươi
sáng hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn
sâu sắc trong lòng em.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ yếu tố tự sự miêu tả Những
cánh buồm số 2
Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông gợi cho em nhiều suy tư. Tác
phẩm được mở đầu bằng hình ảnh người cha đứa con đang bước đi trên cát.
Khung cảnh bờ biển hiện lên tràn đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển
trong xanh bãi cát vàng mịn. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, đứa trẻ đã
hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ. khi nhận được câu trả lời
của người cha, con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi khám phá thế
giới rộng lớn đó. Lắng nghe lời con nói, người cha như gặp lại chính mình trong quá
khứ. Điều đó khiến cha cảm thấy tự hào, thật hạnh phúc. Với lời thơ giản dị
chân thành, em cảm nhận được tình yêu thương bờ bến cha dành cho con.
Những câu từ ấy khiến em nhớ đến cha em, người luôn lắng nghe, động viên tự
hào về em. Thật hạnh phúc khi cha trên đời!
Xem them TOP 6 đoạn văn mẫu siêu hay:
4. Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ yếu
tố tự sự, miêu tả: Chuyện cổ tích về loài người
Cảm nghĩ về bài thơ yếu tố tự sự, miêu tả Chuyện cổ tích về loài người số 1
Chuyện cổ tích về loài người
Xuân Quỳnh - nữ thi với tâm hồn nhạy cảm tài hoa đã viết nên nhiều bài thơ
hay, đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Trong đó, sẽ thiếu sót nếu không kể
đến Chuyện cổ tích về loài người - áng thơ giải cho người đọc về nguồn gốc của
loài người qua cách thức độc đáo thú vị. Chuyện cổ tích về loài người bài thơ
giàu tính tự sự, như một câu chuyện kể. Những vần thơ kể rằng khi trái đất còn trần
trụi, không một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất
hiện, chỉ toàn bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính cách giải
nguồn gốc phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại giải cho người đọc
về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng
nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp
trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới màu xanh, hoa mới màu đỏ. Không chỉ
màu sắc còn âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với
tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng để phục vụ cuộc
sống của trẻ con. Những câu tự sự nhưng lại đan xen cả miêu tả. Qua việc giải
này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em.
Không chỉ thiên nhiên, trẻ em cần được tình yêu thương của những người
thân trong gia đình: người bà, người mẹ, người bố; cùng với sự ra đời của trường
lớp, thầy cô… Với bài thơ, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được tình yêu
thương dành cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc nâng niu trẻ em.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ yếu tố tự sự miêu tả số 2
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc
nhớ về những câu chuyện cổ tích thường kể về một thời đại xa xưa ngày
trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách giải nguồn gốc loài người của
tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự,
giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả
khẳng định trời sinh ra trước tiên trẻ em. Sau đó, để trẻ em được một môi
trường sống thật tốt, mới sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. đây,
nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn
về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần tình yêu
thương, sự chăm sóc. được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền
thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng
thành. Cuối cùng trường lớp nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo
người dạy dỗ trẻ em đó. thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn
gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
5. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ yếu tố tự
sự, miêu tả Đêm nay Bác không ngủ (5 mẫu)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ yếu tố tự sự miêu tả số 1
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi
đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu
thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội nhân dân cũng như tình cảm yêu
kính, cảm phục của người chiến đối với lãnh tụ. Bài thơ giống như một câu
chuyện kể lại của người chiến về một đêm được chứng kiến sự việc Bác Hồ
không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ.
Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ngoài kia.
một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh
cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy
họ đã trải qua dành cho những người chiến những tình cảm cùng sự quan tâm,
săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho
từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến
anh đội viên cảm thấy ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Bác
giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ
tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Mạch cảm xúc của bài
thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn
thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó
khăn phía trước. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh
Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng cùng đại. Bài thơ đã khắc họa được một
bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn.
Cảm nghĩ về bài thơ yếu tố tự sự, miêu tả Đêm nay Bác không ngủ
Cảm nghĩ về bài thơ yếu tố tự sự, miêu tả Đêm nay Bác không ngủ số 2
Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Minh Huệ.
Bài thơ do ông sáng tác vào thời chống Pháp năm 1951 đã để lại ấn tượng sâu
sắc tong lòng nhân dân đất Việt. Hình ảnh Bác thức trắng suốt đêm không ngủ
dân công đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em. Bác thương những người
hoạt động cách mạng nước Việt đã bỏ đi giấc ngủ của mình. Còn về phần anh
đội viên, anh hết mức nằng nặc Bác ngủ nhưng Bác lại không đi. Thay vào đó, Bác
lại động viên anh đi ngủ đi ngủ để mai còn đánh giặc. Qua đó, em thể thấy được
tình cảm yêu nước thương dân, cống hiến cách mạng của Bác. Bác một người
"Cha" của toàn thể nhân dân Việt Nam. Hình ảnh ân cần như một người cha của
Bác được thể hiện hết qua bài thơ này. Qua đó, em thể cảm nhận được tình cảm
sâu sắc, yêu thương đất nước, công dân, cách mạng của Bác Hồ. Bài thơ còn cho
em hiểu thêm về sự vui sướng của những người đã được làm việc cùng Bác (như
anh đội viên trong bài). Được nghe Bác tâm sự niềm hạnh phúc. Đó những
bài thơ đã cho em thấy, đã cho em cảm nhận được sự sâu sắc giá trị bao la
của tấm lòng vị cha già kính yêu của dân tộc.
Xem thêm TOP 3 bài văn hay tại đây:
6. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ yếu tố tự
sự miêu tả Lượm
Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm số 1
Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc
hình ảnh một em thiếu niên hi sinh nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Nội dung chính của bài thơ tự sự trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi
nhưng rất anh dũng của chú liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã
ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Về nghệ
thuật, Tố Hữu chủ yếu sử dụng sử dụng từ láy, lối thơ tự sự, điệp từ, so sánh,… góp
phần thể hiện hình ảnh Lượm một em liên lạc rất hồn nhiên, vui tươi say
tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Lượm xuất hiện với dáng
người nhỏ nhắn, mang theo chiếc xắc xinh xinh vui sướng đi làm nhiệm vụ. Ngoại
hình với đôi ửng đỏ bồ quân, dáng đi thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh,
miệng huýt sáo vang,… đều đạm nét hồn nhiên chú bé. Thế nhưng những
dòng thơ cuối, em nằm đó, máu chảy đỏ xuống cánh đồng lúa đang chín vàng.
Lượm đã hi sinh trên đường làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh của chú liên lạc còn
mãi với quê hương, đất nước trong lòng người dân Việt Nam. Bằng lời thơ bốn
chữ giản dị thân thuộc, tác giả đã thể hiện thành công lớp người thiếu niên yêu
nước nhỏ tuổi trong thời kháng chiến.
Ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ Lượm
Phát biểu cảm nghĩ bài thơ Lượm số 2
“Lượm” một bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu. Đến với bài thơ, người đọc sẽ thấy
được hình ảnh của người chiến liên lạc nhỏ tuổi, nhưng đầy dũng cảm. Dáng
người nhỏ “loắt choắt”, với hành trang một cái xắc nhỏ “xinh xinh”. đôi chân
nhanh nhẹn “thoăn thoắt” cùng cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng “nghênh nghênh”.
Tác giả dùng những từ láy đặc biệt như vậy để miêu tả dáng vẻ của nhân vật Lượm
khiến cho hình ảnh cậu trở nên chân thực. Tuy còn nhỏ nhưng Lượm lại tham gia
công việc làm liên lạc, vận chuyển thư từ cho bộ đội ta - một công việc nguy hiểm,
cần sự thông minh, nhanh nhạy lòng dũng cảm không phải đứa trẻ nào cũng
được. Ẩn chứa trong thân hình nhỏ ấy một tình yêu quê hương đất nước
sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng
thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta. Hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm cũng đầy gian khó. Đặc
biệt hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo” đầy hung hiểm
chứng minh khí chất anh hùng lòng dũng cảm của cậu chẳng ngại gian khó,
quên mình nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm nghèo”. Việc sử dụng kết hợp
yếu tố miêu tả tự sự đây giúp tác giả khắc họa chân dung cũng như lòng dũng
cảm của nhân vật Lượm.
7. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ Gấu con chân
vòng kiềng
Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” đã đem đến cho người đọc một bài học ý nghĩa.
Tác phẩm kể về việc một chú gấu con trong bài thơ đang vào rừng đi dạo. Bỗng
nhiên, một quả thông rụng vào đầu khiến chú luống cuống bị ngã. Chị sáo tình cờ
ngang qua thấy vậy liền trêu chọc. Đàn thỏ cũng nhanh nhảu hùa theo, chê gấu
đôi chân vòng kiềng. Điều đó khiến gấu con cảm thấy xấu hổ, buồn trở về nhà
mách mẹ. Sau nghi nghe con kể, gấu mẹ rất ngạc nhiên, nói với gấu con: “Vòng
kiềng giỏi nhất vùng/Chính ông nội đấy” để chứng minh rằng chân vòng kiềng
không xấu, cả bố mẹ ông nội - người giỏi nhất vùng cũng đôi chân như vậy.
Chính điều đó, gấu con thể cảm thấy tự hào, vui vẻ hơn để rồi gấu con lại
vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to: “Chân vòng kiềng ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Qua
đó thấy rằng gấu con đã hiểu được những lời mẹ khuyên, nhận ra đôi chân vòng
kiềng không hề xấu còn tự hào hơn. Bài thơ gửi gắm thông điệp về vai trò của
ngoại hình trong cuộc sống. Đó một yếu tố quan quan trọng, nhưng không phải
yếu tố quyết định tất cả. chúng ta không nên trêu chọc về ngoại hình của người
khác. Bởi không ai sinh ra đã đẹp đẽ, hoàn hảo. Lời trêu chọc sẽ tình gây ra sự
tổn thương, khiến họ trở nên tự tin hơn.
8. Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về 1 bài thơ yếu tố tự
sự, miêu tả: Trường hoa
Ngay khi đọc nhan đề bài thơ “Trường hoa”, Ta-go đã mở ra cho chúng ta những
liên tưởng thú vị. Đó một trường học nhiều hoa rất đẹp; ngôi trường của các
loài hoa; ngôi trường đẹp như hoa hay cũng thể hiểu ngôi trường của các em
đẹp như hoa vậy. Trong bài thơ, em đang nói chuyện với mẹ kể cho mẹ
một câu chuyện tưởng tượng thú vị về các loài hoa. Đó một ngôi trường hoa trong
lòng đất. đó, hoa cũng đi học. Mùa mưa mùa nghỉ hè, các loài hoa đột nhiên ùa
ra sân chơi, ấy mặt đất. Các loài hoa mặc áo rực rỡ đủ sắc màu, nhảy múa, chơi
đùa vui vẻ như các em học sinh. Buổi chiều hoa tàn, các cánh hoa theo gió bay lên
không trung nên em tưởng tượng rằng, hoa cũng như em, tan học, hoa vội về
nhà của hoa trên trời. Chúng đi rất vội biết rằng vòng tay mẹ đang mở
rộng chờ đón nhà. Em trong bài thơ mượn câu chuyện của hoa để nói lên tình
yêu đối với mẹ của các em nói chung của em nói riêng. Trong những dòng thơ
kể về hoa, nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ nhân hóa khiến người đọc liên tưởng
những bông hoa với các em bé, cánh đồng hoa với trường học của các em bé. Giữa
các em những bông hoa nhiều điểm tương đồng nên không phải ngẫu
nhiên người ta gọi tuổi thơ “tuổi hoa”, “hoa niên”,… Trẻ em tươi đẹp, rực rỡ,
sinh động như hoa. Hoa rung rinh trong gió như các em vui say ca múa. Hoa xuất
hiện trên mặt đất theo mùa như các em được nghỉ ngơi, vui chơi theo (nghỉ hè).
Những cánh hoa tàn theo gió bay lên không trung như các em hăm hở về nhà
với mẹ sau một ngày đi học trường. Nghệ thuật nhân hóa nhấn mạnh vẻ đáng yêu
dễ thương của cả hoa các em bé. Với bài thơ “Trường hoa” thể thấy nhà
thơ Ta-go rất yêu trẻ thơ, ông nâng niu, trân trọng những đẹp đẽ trong các em với
một tấm lòng bao dung, độ lượng cái nhìn thiết tha trìu mến. Qua cái nhìn ấy, trẻ
em hiện lên với tất cả sự ngây thơ, trong sáng, giàu tình cảm, thông minh sáng
tạo, như những thiên sứ mang thông điệp yêu thương đến với mặt đất này.
9. Ghi lại cảm xúc về một bài thơ yếu tố tự sự, miêu
tả Nói với con
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ yếu tố tự sự, miêu tả - Nói với con của Y
Phương dưới đây thuộc bản quyền của HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi
nguồn.
Bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Y Phương không đơn thuần những lời dậy ân
tình của cha dành cho con còn tiếng nói giản gị nhưng chân thành, thiết tha,
được cất lên từ trái tim nặng sâu yêu thương với gia đình, ân tình với quê hương đất
nước. Chính tình yêu ấy đã chạm đến những sợi dây cảm xúc sâu kín nhất trong tôi.
Qua những lời tâm sự, thủ thỉ, cha đã truyền cho con tình yêu quê hương đất nước,
tình yêu lao động những đức tính cao đẹp của con người Việt Nam. Cuộc sống
xoay vần, tình yêu thương Y Phương dành cho con luôn chân thành thiết tha
như vậy. Ông vẽ lên hình ảnh đứa con từ lúc còn bé, gieo vào con nhận thức về
những tháng năm đó, để tình yêu cha mẹ, yêu gia đình nảy mầm trong con. Rồi tác
giả lại kể về cuộc sống của người đồng bào dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm lam,
chăm làm qua những từ ngữ “đan lời”, “cài” để gieo vào lòng người con mình tình
cảm, cội nguồn đáng trân trọng gìn giữ. Quê hương những người nơi đây
điều con phải nhớ, để biết ơn để trở thành người ích hơn. Như bao người con
sinh ra lớn lên trên mảnh đất hình chữ S, những câu hát ru ngọt ngào của mẹ,
những lời dạy bảo giản dị của cha đã thấm sâu vào tâm hồn tôi, trở thành hành
trang quý giá trên con đường trưởng thành. Qua bài thơ, tôi hiểu rằng quê hương
không chỉ nơi chôn rau cắt rốn, còn cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, động
lực để mỗi người vươn lên trong cuộc sống. Lời nhắn nhủ "Sống trên đá không chê
đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói" như một lời nhắc nhở
chúng ta luôn giữ vững tinh thần lạc quan, vượt qua mọi khó khăn để vươn tới
những ước mơ. Bài thơ "Nói với con" không chỉ một tác phẩm văn học, còn
một bài học sâu sắc về tình cha, tình cảm gia đình, về ý nghĩa của cuộc sống.
nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn trân trọng những giá trị truyền thống, hãy sống thật
với chính mình đóng góp cho quê hương đất nước.
10. Ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ yếu tố tự sự, miêu tả
Đất nước
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ yếu tố tự sự miêu tả
Bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm một tác phẩm đầy cảm xúc với những
hình ảnh những câu từ đơn giản nhưng sâu sắc. Bài thơ mang lại cho người đọc
một cái nhìn tổng quan về quê hương, về đất nước những người dân sống trong
nó. Bài thơ bắt đầu bằng việc miêu tả về quê hương, về quá trình lớn lên của mỗi
người. Đất Nước nơi người ta đến trường, tắm, hẹn kỷ niệm nơi
gắn kết tình yêu thương gia đình. Đất Nước cũng được nhắc đến qua những địa
danh như núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, sông Hạ Long, đồng bào ta trong bọc trứng
do Lạc Long Quân Âu sinh ra. Bài thơ cũng nhắc đến những người dân đã
góp phần xây dựng bảo vệ Đất Nước, từ những người vợ nhớ chồng tới những
người dân nghèo giúp đỡ đất nước. Bài thơ nhấn mạnh sự đoàn kết, sự tự hào
tình yêu thương dành cho quê hương. Nhờ những cảm nhận sâu sắc hình ảnh
tươi đẹp, bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm đã truyền tải được những giá
trị văn hóa lòng yêu nước sâu sắc của người Việt Nam.
11. Ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ yếu tố tự sự, miêu tả
Trời xanh
Bài thơ "Trời xanh" của Xuân Quỳnh đã gợi lên trong tôi những cảm xúc sâu sắc
tươi mới. Đầu tiên, bài thơ mang đến cho tôi một cảm giác thanh thản yên bình
khi miêu tả vẻ đẹp của bầu trời xanh ngát. Từng câu thơ như những hình ảnh tươi
sáng, mở ra một không gian rộng lớn, nơi tâm hồn được tự do bay lượn giữa những
đám mây trắng ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bài thơ còn chứa đựng một thông
điệp sâu sắc về sự tự do hy vọng. Xuân Quỳnh đã khéo léo kết hợp giữa hình
ảnh thiên nhiên tâm trạng con người để thể hiện ý nghĩa của cuộc sống. Bầu trời
xanh trở thành biểu tượng cho sự tự do mong muốn bay cao, bay xa của con
người. Đọc bài thơ này, tôi cảm nhận được sự động lòng khát khao tự do trong
tâm hồn mỗi người. Cuối cùng, bài thơ "Trời xanh" còn mang đến cho tôi một cảm
giác sự sống hy vọng. Từng câu thơ như những hạt mưa nhỏ, rơi xuống lòng tôi
làm tôi tin rằng cuộc sống vẫn đầy triển vọng khát khao. Bài thơ này như một
lời nhắc nhở rằng khó khăn gian truân, chúng ta vẫn thể bay lên cao,
vươn tới những giấc ước của mình. Tóm lại, bài thơ "Trời xanh" của
Xuân Quỳnh đã gợi lên trong tôi những cảm xúc thanh thản, tự do hy vọng. Đó
một tác phẩm thơ tuy nhỏ nhưng chứa đựng một ý nghĩa lớn lao về cuộc sống
tâm hồn con người.
| 1/13

Preview text:

Dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu
tố tự sự và miêu tả

Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ - Mở đoạn:
● Giới thiệu tác giả và bài thơ
● Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ - Thân đoạn:
● Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ
● Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
● Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ
- Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm
nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn)
Sơ đồ tư duy Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu
tố tự sự và miêu tả Mây và sóng (7 mẫu)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả lớp 6
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả số 1
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã
gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài
thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ
của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”,
“Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn
luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ
mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc
nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em
bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và
“trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ
là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính
tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ.
Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại
vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Những câu thơ là những
câu hỏi đáp đầy giản gị, chứa đựng cả nét ngây thơ, tinh nghịch, tình cảm đong đầy
mà con bé bỏng dành cho mẹ yêu thương. Có lẽ chính điều đó đã làm nên sức hút
cho hồn thơ Ta-go sống động, dễ dàng chạm đến trái tim người đọc. Bài thơ chính là
một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Mây và sóng số 2
“Mây và sóng” của Ta-go là áng thơ hay, nổi tiếng viết về tình mẫu tử thiêng liêng.
Bên cạnh lời thơ ý nghĩa và hình ảnh liên tưởng xuất sắc thì những yếu tố tự sự và
miêu tả được ông sử dụng trong bài thơ cũng góp phần làm nên thành công cho tác
phẩm. Ta-go đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé,
người nghe là mẹ. Con kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong
sóng. Em bé trong bài đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong
sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào
mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em
bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm
sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu
thương của đứa con dành cho mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng
chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn
của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là
sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che
chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình
dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng
trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết
hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Có thể khẳng định rằng bài thơ chính là một
câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Xem thêm TOP 5 đoạn văn mẫu hay tại đây:
3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu
tố tự sự và miêu tả lớp 6 Những cánh buồm (8 mẫu)

Nêu cảm xúc của em về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Những cánh buồm số 1
Bài thơ “Những cánh buồm” của tác giả Hoàng Trung Thông đã để lại cho em rất
nhiều cảm xúc. Trước hết là hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần
cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình đến
tương lai. Tiếp theo hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho
cha. Người con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những
cánh buồm chính là nơi để gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài
biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là nơi chất
chứa hình cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ
những ước mơ, lí tưởng cao đẹp. Qua bài thơ, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được
khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tươi
sáng hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng em.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Những cánh buồm số 2
Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông gợi cho em nhiều suy tư. Tác
phẩm được mở đầu bằng hình ảnh người cha và đứa con đang bước đi trên cát.
Khung cảnh bờ biển hiện lên tràn đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển
trong xanh và bãi cát vàng mịn. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, đứa trẻ đã
hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ. Và khi nhận được câu trả lời
của người cha, con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi khám phá thế
giới rộng lớn đó. Lắng nghe lời con nói, người cha như gặp lại chính mình trong quá
khứ. Điều đó khiến cha cảm thấy tự hào, và thật hạnh phúc. Với lời thơ giản dị và
chân thành, em cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con.
Những câu từ ấy khiến em nhớ đến cha em, người luôn lắng nghe, động viên và tự
hào về em. Thật hạnh phúc khi có cha trên đời!
Xem them TOP 6 đoạn văn mẫu siêu hay:
4. Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ có yếu
tố tự sự, miêu tả: Chuyện cổ tích về loài người

Cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Chuyện cổ tích về loài người số 1
Chuyện cổ tích về loài người
Xuân Quỳnh - nữ thi sĩ với tâm hồn nhạy cảm và tài hoa đã viết nên nhiều bài thơ
hay, đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Trong đó, sẽ là thiếu sót nếu không kể
đến Chuyện cổ tích về loài người - áng thơ lí giải cho người đọc về nguồn gốc của
loài người qua cách thức độc đáo và thú vị. Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ
giàu tính tự sự, như một câu chuyện kể. Những vần thơ kể rằng khi trái đất còn trần
trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất
hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải
nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc
về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng
nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp
trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ
màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với
tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc
sống của trẻ con. Những câu tự sự nhưng lại đan xen cả miêu tả. Qua việc lí giải
này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em.
Không chỉ là thiên nhiên, mà trẻ em cần có được tình yêu thương của những người
thân trong gia đình: người bà, người mẹ, người bố; cùng với sự ra đời của trường
lớp, thầy cô… Với bài thơ, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được tình yêu
thương dành cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả số 2
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc
nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày
trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của
tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự,
giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả
khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi
trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây,
nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn
về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu
thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền
thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng
thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là
người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn
gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
5. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự
sự, miêu tả Đêm nay Bác không ngủ (5 mẫu)

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả số 1
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi
đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu
thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu
kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ giống như một câu
chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm được chứng kiến sự việc Bác Hồ
không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ.
Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Dù
là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh
cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà
họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm,
săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho
từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến
anh đội viên cảm thấy ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Bác
giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ
tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Mạch cảm xúc của bài
thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn
thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó
khăn phía trước. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh
Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa được một
bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn.
Cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Đêm nay Bác không ngủ
Cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Đêm nay Bác không ngủ số 2
Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Minh Huệ.
Bài thơ do ông sáng tác vào thời kì chống Pháp năm 1951 đã để lại ấn tượng sâu
sắc tong lòng nhân dân đất Việt. Hình ảnh Bác thức trắng suốt đêm không ngủ vì
dân công đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em. Bác vì thương những người
hoạt động cách mạng nước Việt mà đã bỏ đi giấc ngủ của mình. Còn về phần anh
đội viên, anh hết mức nằng nặc Bác ngủ nhưng Bác lại không đi. Thay vào đó, Bác
lại động viên anh đi ngủ đi ngủ để mai còn đánh giặc. Qua đó, em có thể thấy được
tình cảm yêu nước thương dân, cống hiến vì cách mạng của Bác. Bác là một người
"Cha" của toàn thể nhân dân Việt Nam. Hình ảnh ân cần như một người cha của
Bác được thể hiện hết qua bài thơ này. Qua đó, em có thể cảm nhận được tình cảm
sâu sắc, yêu thương đất nước, công dân, cách mạng của Bác Hồ. Bài thơ còn cho
em hiểu thêm về sự vui sướng của những người đã được làm việc cùng Bác (như
anh đội viên trong bài). Được nghe Bác tâm sự là niềm hạnh phúc. Đó là những gì
mà bài thơ đã cho em thấy, đã cho em cảm nhận được sự sâu sắc và giá trị bao la
của tấm lòng vị cha già kính yêu của dân tộc.
Xem thêm TOP 3 bài văn hay tại đây:
6. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự
sự và miêu tả Lượm

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm số 1
Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc
hình ảnh một em bé thiếu niên hi sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Nội dung chính của bài thơ tự sự – trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi
nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã
ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Về nghệ
thuật, Tố Hữu chủ yếu sử dụng sử dụng từ láy, lối thơ tự sự, điệp từ, so sánh,… góp
phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc rất hồn nhiên, vui tươi say mê
tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Lượm xuất hiện với dáng
người nhỏ nhắn, mang theo chiếc xắc xinh xinh vui sướng đi làm nhiệm vụ. Ngoại
hình với đôi má ửng đỏ bồ quân, dáng đi thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh,
miệng huýt sáo vang,… đều tô đạm nét hồn nhiên ở chú bé. Thế nhưng ở những
dòng thơ cuối, em nằm đó, máu chảy đỏ xuống cánh đồng lúa đang chín vàng.
Lượm đã hi sinh trên đường làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh của chú bé liên lạc còn
mãi với quê hương, đất nước và trong lòng người dân Việt Nam. Bằng lời thơ bốn
chữ giản dị thân thuộc, tác giả đã thể hiện thành công lớp người thiếu niên yêu
nước nhỏ tuổi trong thời kì kháng chiến.
Ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ Lượm
Phát biểu cảm nghĩ bài thơ Lượm số 2
“Lượm” là một bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu. Đến với bài thơ, người đọc sẽ thấy
được hình ảnh của người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi, nhưng đầy dũng cảm. Dáng
người nhỏ “loắt choắt”, với hành trang là một cái xắc nhỏ “xinh xinh”. Và đôi chân
nhanh nhẹn “thoăn thoắt” cùng cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng “nghênh nghênh”.
Tác giả dùng những từ láy đặc biệt như vậy để miêu tả dáng vẻ của nhân vật Lượm
khiến cho hình ảnh cậu trở nên chân thực. Tuy còn nhỏ nhưng Lượm lại tham gia
công việc làm liên lạc, vận chuyển thư từ cho bộ đội ta - một công việc nguy hiểm,
cần sự thông minh, nhanh nhạy và lòng dũng cảm mà không phải đứa trẻ nào cũng
có được. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê hương đất nước
sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng
thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta. Hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm cũng đầy gian khó. Đặc
biệt là hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo” đầy hung hiểm
chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé chẳng ngại gian khó,
quên mình vì nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm nghèo”. Việc sử dụng kết hợp
yếu tố miêu tả và tự sự ở đây giúp tác giả khắc họa chân dung cũng như lòng dũng
cảm của nhân vật Lượm.
7. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ Gấu con chân vòng kiềng
Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” đã đem đến cho người đọc một bài học ý nghĩa.
Tác phẩm kể về việc một chú gấu con trong bài thơ đang vào rừng đi dạo. Bỗng
nhiên, một quả thông rụng vào đầu khiến chú luống cuống và bị ngã. Chị sáo tình cờ
ngang qua thấy vậy liền trêu chọc. Đàn thỏ cũng nhanh nhảu hùa theo, chê gấu có
đôi chân vòng kiềng. Điều đó khiến gấu con cảm thấy xấu hổ, buồn bã trở về nhà
mách mẹ. Sau nghi nghe con kể, gấu mẹ rất ngạc nhiên, và nói với gấu con: “Vòng
kiềng giỏi nhất vùng/Chính là ông nội đấy” để chứng minh rằng chân vòng kiềng
không xấu, cả bố mẹ và ông nội - người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy.
Chính vì điều đó, gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con lại
vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Qua
đó thấy rằng gấu con đã hiểu được những lời mẹ khuyên, nhận ra đôi chân vòng
kiềng không hề xấu mà còn tự hào hơn. Bài thơ gửi gắm thông điệp về vai trò của
ngoại hình trong cuộc sống. Đó là một yếu tố quan quan trọng, nhưng không phải là
yếu tố quyết định tất cả. Và chúng ta không nên trêu chọc về ngoại hình của người
khác. Bởi không ai sinh ra đã đẹp đẽ, hoàn hảo. Lời trêu chọc sẽ vô tình gây ra sự
tổn thương, khiến họ trở nên tự tin hơn.
8. Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về 1 bài thơ có yếu tố tự
sự, miêu tả: Trường hoa

Ngay khi đọc nhan đề bài thơ “Trường hoa”, Ta-go đã mở ra cho chúng ta những
liên tưởng thú vị. Đó là một trường học có nhiều hoa rất đẹp; ngôi trường của các
loài hoa; ngôi trường đẹp như hoa hay cũng có thể hiểu là ngôi trường của các em
bé đẹp như hoa vậy. Trong bài thơ, em bé đang nói chuyện với mẹ và kể cho mẹ
một câu chuyện tưởng tượng thú vị về các loài hoa. Đó là một ngôi trường hoa trong
lòng đất. Ở đó, hoa cũng đi học. Mùa mưa là mùa nghỉ hè, các loài hoa đột nhiên ùa
ra sân chơi, ấy là mặt đất. Các loài hoa mặc áo rực rỡ đủ sắc màu, nhảy múa, chơi
đùa vui vẻ như các em học sinh. Buổi chiều hoa tàn, các cánh hoa theo gió bay lên
không trung nên em bé tưởng tượng rằng, hoa cũng như em, tan học, hoa vội về
nhà của hoa ở trên trời. Chúng đi rất vội vã vì biết rằng có vòng tay mẹ đang mở
rộng chờ đón ở nhà. Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện của hoa để nói lên tình
yêu đối với mẹ của các em bé nói chung và của em nói riêng. Trong những dòng thơ
kể về hoa, nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ nhân hóa khiến người đọc liên tưởng
những bông hoa với các em bé, cánh đồng hoa với trường học của các em bé. Giữa
các em bé và những bông hoa có nhiều điểm tương đồng nên không phải ngẫu
nhiên mà người ta gọi tuổi thơ là “tuổi hoa”, “hoa niên”,… Trẻ em tươi đẹp, rực rỡ,
sinh động như hoa. Hoa rung rinh trong gió như các em vui say ca múa. Hoa xuất
hiện trên mặt đất theo mùa như các em được nghỉ ngơi, vui chơi theo kì (nghỉ hè).
Những cánh hoa tàn theo gió bay lên không trung như các em bé hăm hở về nhà
với mẹ sau một ngày đi học ở trường. Nghệ thuật nhân hóa nhấn mạnh vẻ đáng yêu
và dễ thương của cả hoa và các em bé. Với bài thơ “Trường hoa” có thể thấy nhà
thơ Ta-go rất yêu trẻ thơ, ông nâng niu, trân trọng những gì đẹp đẽ trong các em với
một tấm lòng bao dung, độ lượng và cái nhìn thiết tha trìu mến. Qua cái nhìn ấy, trẻ
em hiện lên với tất cả sự ngây thơ, trong sáng, giàu tình cảm, thông minh và sáng
tạo, như là những thiên sứ mang thông điệp yêu thương đến với mặt đất này.
9. Ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Nói với con
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả - Nói với con của Y
Phương dưới đây thuộc bản quyền của HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Y Phương không đơn thuần là những lời dậy ân
tình của cha dành cho con mà còn là tiếng nói giản gị nhưng chân thành, thiết tha,
được cất lên từ trái tim nặng sâu yêu thương với gia đình, ân tình với quê hương đất
nước. Chính tình yêu ấy đã chạm đến những sợi dây cảm xúc sâu kín nhất trong tôi.
Qua những lời tâm sự, thủ thỉ, cha đã truyền cho con tình yêu quê hương đất nước,
tình yêu lao động và những đức tính cao đẹp của con người Việt Nam. Cuộc sống
xoay vần, tình yêu thương mà Y Phương dành cho con luôn chân thành và thiết tha
như vậy. Ông vẽ lên hình ảnh đứa con từ lúc còn bé, gieo vào con nhận thức về
những tháng năm đó, để tình yêu cha mẹ, yêu gia đình nảy mầm trong con. Rồi tác
giả lại kể về cuộc sống của người đồng bào dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm lam,
chăm làm qua những từ ngữ “đan lời”, “cài” để gieo vào lòng người con mình tình
cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ. Quê hương và những người nơi đây là
điều con phải nhớ, để biết ơn và để trở thành người có ích hơn. Như bao người con
sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hình chữ S, những câu hát ru ngọt ngào của mẹ,
những lời dạy bảo giản dị của cha đã thấm sâu vào tâm hồn tôi, trở thành hành
trang quý giá trên con đường trưởng thành. Qua bài thơ, tôi hiểu rằng quê hương
không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn, mà còn là cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, là động
lực để mỗi người vươn lên trong cuộc sống. Lời nhắn nhủ "Sống trên đá không chê
đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói" như một lời nhắc nhở
chúng ta luôn giữ vững tinh thần lạc quan, vượt qua mọi khó khăn để vươn tới
những ước mơ. Bài thơ "Nói với con" không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là
một bài học sâu sắc về tình cha, tình cảm gia đình, về ý nghĩa của cuộc sống. Nó
nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn trân trọng những giá trị truyền thống, hãy sống thật
với chính mình và đóng góp cho quê hương đất nước.
10. Ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Đất nước
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm đầy cảm xúc với những
hình ảnh và những câu từ đơn giản nhưng sâu sắc. Bài thơ mang lại cho người đọc
một cái nhìn tổng quan về quê hương, về đất nước và những người dân sống trong
nó. Bài thơ bắt đầu bằng việc miêu tả về quê hương, về quá trình lớn lên của mỗi
người. Đất Nước là nơi mà người ta đến trường, tắm, hò hẹn và kỷ niệm và là nơi
gắn kết tình yêu thương gia đình. Đất Nước cũng được nhắc đến qua những địa
danh như núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, sông Hạ Long, đồng bào ta trong bọc trứng
do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra. Bài thơ cũng nhắc đến những người dân đã
góp phần xây dựng và bảo vệ Đất Nước, từ những người vợ nhớ chồng tới những
người dân nghèo giúp đỡ đất nước. Bài thơ nhấn mạnh sự đoàn kết, sự tự hào và
tình yêu thương dành cho quê hương. Nhờ những cảm nhận sâu sắc và hình ảnh
tươi đẹp, bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm đã truyền tải được những giá
trị văn hóa và lòng yêu nước sâu sắc của người Việt Nam.
11. Ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Trời xanh
Bài thơ "Trời xanh" của Xuân Quỳnh đã gợi lên trong tôi những cảm xúc sâu sắc và
tươi mới. Đầu tiên, bài thơ mang đến cho tôi một cảm giác thanh thản và yên bình
khi miêu tả vẻ đẹp của bầu trời xanh ngát. Từng câu thơ như những hình ảnh tươi
sáng, mở ra một không gian rộng lớn, nơi tâm hồn được tự do bay lượn giữa những
đám mây trắng và ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bài thơ còn chứa đựng một thông
điệp sâu sắc về sự tự do và hy vọng. Xuân Quỳnh đã khéo léo kết hợp giữa hình
ảnh thiên nhiên và tâm trạng con người để thể hiện ý nghĩa của cuộc sống. Bầu trời
xanh trở thành biểu tượng cho sự tự do và mong muốn bay cao, bay xa của con
người. Đọc bài thơ này, tôi cảm nhận được sự động lòng và khát khao tự do trong
tâm hồn mỗi người. Cuối cùng, bài thơ "Trời xanh" còn mang đến cho tôi một cảm
giác sự sống và hy vọng. Từng câu thơ như những hạt mưa nhỏ, rơi xuống lòng tôi
và làm tôi tin rằng cuộc sống vẫn đầy triển vọng và khát khao. Bài thơ này như một
lời nhắc nhở rằng dù có khó khăn và gian truân, chúng ta vẫn có thể bay lên cao,
vươn tới những giấc mơ và ước mơ của mình. Tóm lại, bài thơ "Trời xanh" của
Xuân Quỳnh đã gợi lên trong tôi những cảm xúc thanh thản, tự do và hy vọng. Đó là
một tác phẩm thơ tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng một ý nghĩa lớn lao về cuộc sống và tâm hồn con người.