-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội và ứng dụng các nguyêntắc này tại Việt Nam | Trường đại học Lao động - Xã hội
Phân tích các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội và ứng dụng các nguyêntắc này tại Việt Nam | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lý thuyết bảo hiểm xã hội 1 tài liệu
Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Phân tích các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội và ứng dụng các nguyêntắc này tại Việt Nam | Trường đại học Lao động - Xã hội
Phân tích các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội và ứng dụng các nguyêntắc này tại Việt Nam | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý thuyết bảo hiểm xã hội 1 tài liệu
Trường: Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Lao động - Xã hội
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI --------***-------- BÀI TIỂU LUẬN
LÝ THUYẾT BẢO HIỂM XÃ HỘI Chủ đề:
Phân tích các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội và ứng dụng các nguyên
tắc này tại Việt Nam
Họ và tên: Đỗ Hoài Phương - SBD: 081 Sinh ngày: 07/07/2003 Lớp: D17BH01 Mã Sinh viên:1117030902
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Xuân Hương MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………….. 3
I.Lý thuyết cơ bản về BHXH………………………………………………….. 5
1.Khái niệm BHXH…………………………………………………………. 5
1.1. Phân loại BHXH …………………………………………………….. 5
1.2.Một số nguyên tắc BHXH …………………………………………… 6
2.Quyền và trách nhiệm của người lao động khi đóng bảo hiểm…………... 6
3. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đóng bảo hiểm…. 7
4.Các lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH………………………8
II.Các nguyên tắc cơ bản của BHXH và ứng dụng tại Việt Nam………………9
1.Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng BHXH…………… 9
2.Mức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm và chia
sẻ cộng đồng………………………………………………………………….. 11
3.BHXH thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít…………………………… 17
4.Nhà nước thống nhất quản lí BHXH…………………………………...... 19
5.BHXH phải kết hợp hài hòa các lợi ích, các mục tiêu và phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội của đất nước……………………………………………… 20
KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………...... 23 2 LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công bằng và an
toàn trong mỗi quốc gia trên thế giới. Nó có vai trò đặc biệt
quan trọng trong đời sống xã hội của các tầng lớp lao động và
dân cư. Đồng thời, BHXH là nhân tố đảm bảo ổn định chính trị -
xã hội trong nền kinh tế thị trường .
Ở nước ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường,
BHXH được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được quy
định trong Hiến pháp, văn kiện của Đảng và được ban hành
thành Luật BHXH . Trải qua nhiều năm phát triển các chính sách
BHXH đang dần được mở rộng hơn, trở thành sự lựa chọn đúng
đắn không thể tách rời trong cuộc sống của mỗi người dân Việt
Nam. Có thể khẳng định rằng những thành tựu về chính sách
BHXH trong những năm gần đây đã thể hiện sự nỗ lực vượt bậc
của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.Điều đó đã góp phần không
ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân.Đồng thời phản ánh truyền thống nhân văn của dân tộc
luôn lấy con người làm trung tâm của sự phát triển hướng tới lợi
ích của nhân dân. Nguyên tắc của BHXH là những vấn đề,
những quan điểm cơ bản được định ra và thực hiện xuyên suốt
trong mọi hoạt động của BHXH. Là một loại hình bảo hiểm, lại
chủ yếu mang mục đích xã hội, BHXH vừa phải thực hiện các
nguyên tắc chung của hoạt động bảo hiểm, vừa phải thực hiện
các hoạt động mang tính xã hội của mình.
Hiểu được tầm quan trọng của việc đề ra các nguyên tắc của
BHXH nên em chọn đề tài : “ Phân tích các nguyên tắc cơ bản
của BHXH và ứng dụng các nguyên tắc này tại Việt Nam ”. Em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến khoa Bảo Hiểm trường Đại học
Lao động- Xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học
tập và hoàn thành bài tiểu luận này. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất đến cô Lê Thị Xuân Hương đã tận tình 3
chỉ dạy, truyền đạt kiến thức và hướng dẫn em trong quá trình
làm bài.Em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được
và tìm tòi thêm nhiều thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và không có nhiều kinh
nghiệm trên thực tế nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong
bài làm.Em kính mong nhận được những lời góp ý của cô để
ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BHXH: Bảo Hiểm Xã Hội ASXH: An Sinh Xã Hội
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Đối tượng tham gia BHXH 4
I. Lý thuyết cơ bản về BHXH 1. Khái niệm BHXH
Theo tổ chức quốc tế ILO, “ BHXH là sự bảo vệ của cộng đồng
xã hội với các thành viên của mình thông qua sự huy động các
nguồn đóng góp vào quỹ BHXH để trợ cấp trong các trường hợp
ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp đồng thời
chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định
đời sống của các thành viên và bảo đảm an toàn xã hội. ”
Theo khoản 1 điều 3 Luật BHXH năm 2014, khái niệm bảo hiểm
xã hội được quy định như sau: “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động
khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên
cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.” 1.1. Phân loại BHXH
Để đáp ứng nhu cầu của mọi người lao động, các quốc gia
thường quy định hai hình thức tham gia BHXH đối với mọi người
lao động, các quốc gia thường quy định hai hình thức tham gia
BHXH, đó là hình thức bắt buộc và tự nguyện. a. BHXH bắt buộc 5
Là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và
người sử dụng lao động phải tham gia bắt buộc theo quy định
của pháp luật. Hầu hết các chương trình BHXH ở các quốc gia
được thực hiện dưới hình thức bắt buộc để dễ dàng hơn trong
việc tái phân phối thu nhập cho một hoặc một số nhóm nhất
định, đồng thời làm giảm lựa chọn bất lợi. Loại hình bao gồm 5
chế độ: ốm đau; thai sản; hưu trí; tử tuất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. b. BHXH tự nguyện
Là sự tự nguyện của cộng đồng những người lao động cùng có
nguy cơ gặp một số rủi ro và cùng có nhu cầu chia sẻ rủi ro đó.
Một số đối tượng không nằm trong phạm vi tham gia BHXH bắt
buộc nhưng có nhu cầu được tham gia BHXH dẫn đến xuất hiện
hình thức BHXH tự nguyện. BHXH tự nguyện là loại hình BHXH
do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức
đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà
nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia
BHXH. Loại hình có chế độ: hưu trí; tử tuất.
1.2. Một số nguyên tắc BHXH
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng,
thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người
tham gia bảo hiểm xã hội.
– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền
lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự
nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được
hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã
đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được 6
tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian
làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Quyền và trách nhiệm của người lao động khi đóng BHXH
* Quyền của người lao động
- Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
- Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời,
theo một trong các hình thức chi trả sau:
+ Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ
được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.
+ Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng.
+ Thông qua người sử dụng lao động.
- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây: + Đang hưởng lương hưu.
+ Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
+ Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
+ Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh
thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
- Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao
động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều
45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã 7
hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để
hưởng bảo hiểm xã hội.
- Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
- Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp
thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ
quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội;
được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã
hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
* Trách nhiệm của người lao động
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
- Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
3. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đóng BHXH
* Quyền của người sử dụng lao động
- Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
* Trách nhiệm của người sử dụng lao động
- Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội,
đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật và hằng tháng
trích từ tiền lương của người lao động theo quy định của Luật 8
bảo hiểm xã hội để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định của Luật
bảo hiểm xã hội đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao
động tại Hội đồng giám định y khoa.
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã
hội cho người lao động.
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội
cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội
khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm
việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên
quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng
bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc
đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động
hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
- Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội
của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định.
4. Các lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH
* Đối với BHXH bắt buộc
– Hưởng thời gian và chế độ khi bản thân hoặc con ốm đau.
– Hưởng thời gian và chế độ khi thai sản, sinh con.
– Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi.
– Hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp. 9
– Hưởng chế độ lương hưu.
– Hưởng chế độ trợ cấp mai táng, hưởng tiền tuất.
* Đối với BHXH tự nguyện
– Hưởng chế độ hưu trí, lương hưu.
– Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần nếu đủ điều kiện.
– Hưởng chế độ tử tuât như trợ cấp mai tàng, tiền tuất.
II. Các nguyên tắc cơ bản của BHXH và ứng dụng các
nguyên tắc này tại Việt Nam
1. Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng BHXH
- Cơ sở đề ra nguyên tắc:
Mọi người lao động đều có đóng góp cho xã hội. Vì vây, họ
đều có quyền tham gia và được hưởng lợi ích của xã hội.
Được cộng đồng chia sẻ rủi ro là nhu cầu chính đáng của mọi
người, vì vậy, tham gia và hưởng BHXH là nhu cầu chính
đáng của mọi người lao động.
Đảm bảo quyền con người theo Luật pháp quốc tế và Luật pháp Việt Nam. - Nội dung nguyên tắc:
Quyền tham gia và hưởng BHXH không dựa trên sự phân biệt
về khu vực, ngành nghề, thành phần kinh tế, giới tính, có
tham gia quan hệ lao động hay không,…
Khả năng được chia sẻ, khắc phục rủi ro đến đâu phụ thuộc
vào: mức đóng BHXH, điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ
quản lí rủi ro trong mỗi quốc gia.
- Ý nghĩa nguyên tắc: Vận dụng trong việc quy định đối tượng tham gia và hưởng BHXH. 10
- Liên hệ thực tiễn: Liên hệ vào chính sách BHXH quy định về
đối tượng tham gia BHXH kết hợp giữa chính sách BHXH bắt
buộc và BHXH tự nguyện . Cụ thể là:
Bảng 1: Đối tượng tham gia BHXH BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện
- Người làm việc theo hợp
- Người lao động làm việc theo
đồng lao động không xác định hợp đồng lao động có thời hạn
thời hạn, hợp đồng lao động dưới 3 tháng.
có thời hạn từ đủ 3 tháng trở
- Cán bộ không chuyên trách cấp lên. xã.
- Cán bộ, công chức, viên
- Người tham gia các hoạt động chức.
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
- Công nhân quốc phòng, công kể cả xã viên không hưởng tiền nhân công an.
lương, tiền công trong các hợp
- Sĩ quan, quân nhân chuyên tác xã, liên hợp xã.
nghiệp quân đội nhân dân; sĩ
- Người lao động tự tạo việc làm.
quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ - Người lao động làm việc có thời
quan, hạ sĩ quan chuyên môn hạn ở nước ngoài mà trước đó
kỹ thuật công an nhân dân;
chưa tham gia BHXH bắt buộc
người làm công tác cơ yếu
hoặc đac nhận BHXH 1 lần và
hưởng lương như đối với quân người tham gia khác.
đội nhân dân, công an nhân dân.
- Các đối tượng khác tham gia
BHXH nhưng đến tuổi chưa đủ
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội 11
nhân dân và hạ sĩ quan, chiến điều kiện hưởng lương hưu.
sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn.
- Người làm việc có thời hạn ở
nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc.
2. Mức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời gian
đóng bảo hiểm và chia sẻ cộng đồng
- Cơ sở đề ra nguyên tắc:
Đảm bảo cân đối thu chi của BHXH – yếu tố quyết định sự
tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH.
Đảm bảo sự công bằng giữa những người tham gia BHXH.
Mục đích của BHXH : an sinh xã hội ( có sự chia sẻ cộng đồng ). - Nội dung nguyên tắc:
Mức hưởng dựa trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng.
Mức hưởng BHXH có sự chia sẻ cộng đồng giữa những người
không gặp rủi ro và gặp rủi ro.
- Ý nghĩa nguyên tắc: Vận dụng trong việc quy định về mức
đóng, thời gian đóng và mức hưởng BHXH.
- Liên hệ thực tiễn: Liên hệ vào các chế độ BHXH.
* Chế độ ốm đau:
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau:
a) Bản thân nghỉ ốm đau 12
Căn cứ vào điều 26 và 27 của Luật BHXH số: 58/2014/QH13,
thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động dựa vào điều
kiện làm việc và tình trạng ốm đau:
Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường:
Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm sẽ được nghỉ 30 ngày.
Người lao động đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ 40 ngày.
Người lao động đóng BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ 60 ngày.
Trường hợp làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm, khu vực có trợ cấp vùng tối thiểu là 0.7 sẽ được nghỉ ốm đau như sau:
Lao động tham gia BHXH dưới 15 năm được nghỉ tối đa 40 ngày.
Lao động tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ tối đa 50 ngày.
Lao động tham gia BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ tối đa 70 ngày.
Trường hợp lao động bị bệnh dài ngày thuộc danh mục bệnh dài
ngày do Bộ Y tế quy định sẽ được nghỉ tối đa là 180 ngày (bao
gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ tuần của đơn vị). Sau khi hết
thời gian nghỉ mà người lao động vẫn phải điều trị tiếp thì sẽ
được nghỉ với chế độ thấp hơn nhưng không vượt quá thời gian đóng BHXH.
b) Nghỉ việc khi con ốm đau
Trường hợp lao động có con bị ốm và được cơ sở y tế xác nhận thì được nghỉ như sau:
Con dưới 3 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày.
Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 15 ngày. 13
Thời gian nghỉ trên được tính cho 1 năm làm việc tại đơn vị.
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH mà một trong
hai người hết thời gian nghỉ mà con vẫn chưa khỏi thì người còn
lại được tiếp tục nghỉ để chăm sóc con.
- Mức hưởng chế độ ốm đau:
Tại Điều 26, 27 của Luật BHXH, mức hưởng chế độ ốm đau do
cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả căn cứ vào tình trạng của người
lao động là ốm thường hay ốm dài ngày.
a) Trường hợp người lao động ốm đau thông thường
Mức hưởng chế độ ốm đau thông thường như sau:
MH = 75% x Tháng lương đóng BHXH gần nhất x Số ngày
được nghỉ chế độ ốm đau/24.
Trong đó: MH là mức hưởng BHXH trường hợp ốm thông thường.
Tháng lương đóng BHXH gần nhất là tháng trước khi người lao
động bắt đầu nghỉ việc.
b) Trường hợp người lao động bị bệnh dài ngày
Người lao động mắc các bệnh dài ngày nằm trong danh mục
quy định tại Khoản 2, Điều 26 của Luật Bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng mức chế độ:
MH = Tỷ lệ ốm đau x Tháng lương đóng BHXH gần nhất x
Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Trong đó: MH là mức hưởng BHXH cho chế độ ốm dài ngày,
tháng lương tính hưởng là tháng liền kề thời điểm người lao
động nghỉ việc. Tỷ lệ ốm đau sẽ được tính trong 180 ngày nghỉ
đầu tiên. Thời gian sau nếu người lao động cần phải chữa trị
thêm thì sẽ tính ở mức thấp hơn.
* Chế độ thai sản: 14
- Thời gian hưởng chế độ thai sản
a) Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai năm 2023
Tại Điều 32 Luật BHXH 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi
khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày;
Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang
thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02
ngày cho mỗi lần khám thai.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều
3 Luật BHXH 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ
lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
b) Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai năm 2023
Căn cứ Điều 33 Luật BHXH 2014 quy định khi sẩy thai, nạo, hút
thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định trên
tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
c) Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2023
Tại Điều 34 Luật BHXH 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau: 15
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
- Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai
trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con
được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: + 05 ngày làm việc;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ
sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản
này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
d) Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị
chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
- Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc
02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại
khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014;
- Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo
quy định của pháp luật về lao động.
e) Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi năm 2023
Tại Điều 36 Luật BHXH 2014 Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi như sau:
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. 16
- Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ
điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều
31 Luật BHXH 2014 thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
f) Thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai năm 2023
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp
tránh thai quy định tại Điều 37 Luật BHXH 2014 như sau:
- Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được
hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
+ 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
+ 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
- Mức hưởng chế độ thai sản:
+ Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định, mức
hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng
đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời
gian đóng BHXH. Thời gian này người lao động và người sử
dụng lao động không phải đóng BHXH.
* Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Căn cứ vào Điều 46, 47 Luật BHXH số 58/2014/QH13 và Điều
48,49 Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 quy định
rõ 2 trường hợp người lao động nhận được mức hưởng chế độ
tai nạn lao động như sau:
a) Nhận tiền trợ cấp 1 lần 17
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%
thì được hưởng trợ cấp một lần với mức hưởng trợ cấp như sau:
+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức
lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm
0,5 lần mức lương cơ sở;
+ Ngoài mức trợ cấp quy định trên thì người lao động còn được
hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ
bảo hiểm tai nạn lao động, từ một năm trở xuống thì được tính
bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được
tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề
trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.
b) Nhận tiền trợ cấp BHXH hàng tháng
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên
thì được hưởng trợ cấp hằng tháng với mức trợ cấp như sau:
Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30%
mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng
thêm 2% mức lương cơ sở;
Ngoài mức trên, hằng tháng người lao động còn được hưởng
thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo
hiểm tai nạn lao động, từ một năm trở xuống được tính bằng
0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm
0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước
tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp;
Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia
đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở
lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là
tiền lương của chính tháng đó.
* Chế độ hưu trí:
- Mức hưởng chế độ hưu trí: Mức lương hưu hàng tháng của
người lao động được tính bằng tỷ lệ % lương hưu được hưởng
nhân với mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH. Trong đó: 18
+ Tỷ lệ % lương hưu được hưởng tính bằng 45% mức bình quân
tiền lương, tiền công tháng cho 15 năm đóng BHXH đầu tiên, từ
năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối
với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%. Đối với người
nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động từ 61%
trở lên thì tỷ lệ % hưởng lương hưu sau khi tính như trên sẽ bị
giảm đi 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
+ Trường hợp lương hưu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì
được quỹ BHXH bù bằng mức lương tối thiểu chung.
- Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu có mức hưởng: Mức trợ cấp
được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm 31 trở đi đối với
nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng BHXH thì
được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH .
- Trợ cấp BHXH 1 lần có mức hưởng: Mức trợ cấp BHXH 1
lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính
bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. * Chế độ tử tuất:
- Mức trợ cấp tuất hàng tháng
+ Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50%
mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có
người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng
bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
+ Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể
từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động, người hưởng
lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết.
- Mức trợ cấp tuất 1 lần
+ Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của người lao động
đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng
BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính
bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng
BHXH; mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng. 19
+ Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của người đang
hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương
hưu, nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng
48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau
đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi
0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
3. BHXH thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít
Số đông bù số ít có nghĩa là lấy số đông người tham gia đóng
góp để bù cho số ít người không may gặp rủi ro ( trong số
những người tham gia BHXH, có người ốm đau nhiều, có người
ốm đau ít, có người bị tai nạn, có người không,…) - Cơ sở nguyên tắc:
Tất cả các loại hình bảo hiểm đều có nguyên tắc này. Đây
là nguyên tắc chung của bảo hiểm.
Dựa theo luật số lớn: rủi ro mang tính ngẫu nhiên, không
chắc chắn đối với 1 người, 1 vài cá nhân, nhưng xét trên diện
rộng thì chắc chắn có rủi ro xảy ra. - Nội dung nguyên tắc:
Lấy sự đóng góp của số đông người tham gia BHXH chia sẻ cho những
người không may gặp rủi ro.
Lấy sự đóng góp trong khoảng thời gian làm việc, có thu
nhập chia sẻ cho khoảng thời gian không việc làm, làm việc không có thu nhập. - Ý nghĩa nguyên tắc:
Nguyên tắc này được vận dụng trong việc quản lí quỹ BHXH
- Liên hệ thực tiễn: Nguồn hình thành quỹ hình thành bảo hiểm xã hội
a) Nguồn do người sử dụng lao động đóng 20
Người sử dụng lao động là lực lượng đóng góp vào quỹ bảo
hiểm xã hội chiếm tỷ trọng tương đối lớn và được thực hiện
theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Mức đóng góp được
tính dựa trên tỉ lệ % quỹ lương của doanh nghiệp, đơn vị chi cho người lao động.
Người sử dụng lao động tham gia đóng BHXH sẽ bớt đi gánh
nặng khi không may người lao động của mình gặp rủi ro, tai
nạn, ốm đau đồng thời góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội
b) Người lao động đóng
Thông qua việc đóng góp một phần thu nhập vào quỹ bảo hiểm
xã hội người lao động sẽ giúp giảm đi gánh nặng khi rủi ro xảy
ra và đảm bảo khi về già có một nguồn thu nhập ổn định giúp trang trải cuộc sống.
Người lao động có đóng mới có hưởng, các chính sách lương
hưu hoặc trợ cấp mai táng, trợ cấp thai sản… được hoạt động
dựa trên nguồn quỹ BHXH.
c) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ
Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ là một trong những
mục quan trọng giúp gia tăng quỹ bảo hiểm xã hội.
Đầu tư vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phải đảm bảo các yêu cầu:
Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nguồn quỹ, có khả năng thanh khoản cao. Phải có lãi.
Đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên việc chi trả các chế độ BHXH phát sinh.
d) Hỗ trợ của Nhà nước
Khi quỹ bị thâm hụt do nhiều nguyên nhân, dẫn đến việc không
đảm bảo cho việc thực hiện an sinh xã hội , khi này Nhà nước 21
sẽ thực hiện hỗ trợ thêm vào quỹ BHXH để có thể tiếp tục thực
hiện các chính sách an sinh.
e) Các nguồn thu hợp pháp khác
Các nguồn thu khác của quỹ bảo hiểm xã hội như:
Đóng góp ủng hộ của các cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước.
Khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH.
Khoản tiền phạt từ các đơn vị, cá nhân làm sai luật BHXH.
Theo quy định hiện nay người lao động sẽ đóng 5% lương tháng
cho BHXH, 1% lương tháng cho bảo hiểm y tế. Người sử dụng
lao động đóng 15% quỹ lương tháng cho BHXH và 2% quỹ
lương tháng cho bảo hiểm y tế.
4. Nhà nước thống nhất quản lí BHXH - Cơ sở nguyên tắc:
Đảm bảo hệ thống phát triển BHXH theo định hướng
Đảm bảo công bằng cho bên tham gia BHXH
Đảm bảo thực hiện mục tiêu BHXH - Nội dung nguyên tắc:
Nhà nước ban hành sách, pháp luật BHXH điều chỉnh trực
tiếp, chi tiết quan hệ bảo hiểm này, quy định chế độ quản lí quỹ bảo hiểm
Nhà nước thành lập tổ chức BHXH, quản lý toàn bộ hệ
thống tổ chức và hoạt động BHXH thống nhất trong cả nước.
Các cơ quan nhà nước hữu quan cũng thực hiện việc kiểm
tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp về BHXH
Nhà nước quan tâm đến các biện pháp bảo toàn giá trị
quỹ, đảm bảo an toàn về tài chính để người lao động được
hưởng BHXH trong mọi hoàn cảnh
- Ý nghĩa nguyên tắc: Đưa chế độ quản lí, tổ chức BHXH
- Liên hệ thực tiễn: Lịch sử hình thành BHXH Việt Nam 22
+ Thời kì trước năm 1945:
Trong thời kì Pháp thuộc, người làm việc bộ máy cai trị
Pháp hưởng chế độ BHXH hưu bổng; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Dưới sự đấu tranh giai cấp công nhân, đặc biệt là từ khi có
Đảng Cộng sản Đông Dương, người lao động trong các hầm mỏ,
nhà máy của Pháp cũng được hưởng 1 số chế độ BHXH, nhưng
chưa có nhiều loại chế độ.
+ Thời kì từ 1945-1961: Chính phủ ban hành chế độ phụ cấp,
trợ cấp xã hội, mà thực chất là các chế độ BHXH như: trợ cấp
ốm đau; sinh đẻ; tai nạn lao động, trợ cấp già yếu, trợ cấp cho
cá nhân gia đình công nhân, …. + Thời kì từ 1962-1994:
Nhà nước quy định lại 5 chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất; xóa bỏ
chế độ trợ cấp mất sức lao động vốn đã bộc lộ nhiều biểu hiện
tiêu cực và bất hợp lý, thống nhất hóa tổ chức quản lý BHXH trong cả nước.
Những quy định về tỷ lệ trích nộp phí BHXH, cách tính thời
gian tham gia đóng BHXH, điều kiện hưởng trợ cấp, tiền lương
làm căn cứ đóng BHXH và mức hưởng trợ cấp đều được sửa đổi căn bản.
+ Thời kì 1994-nay: Quy định trong chính sách BHXH có 5 chế
độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
5. BHXH phải kết hợp hài hòa các lợi ích, các mục tiêu
và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. - Cơ sở nguyên tắc:
Các bên tham gia BHXH có lợi ích riêng.
Hoạt động BHXH có nhiều mục tiêu riêng biệt.
Xét về mặt vĩ mô, tồn tại lợi ích chung cho toàn xã hội. - Nội dung nguyên tắc: 23
Kết hợp hài hòa lợi ích riêng bên tham gia BHXH với lợi ích
chung của BHXH – lợi ích về mặt cộng đồng, kết hợp các mục
tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội
Đảm bảo thu nhập cho người lao động
Phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước qua từng thời kì. - Ý nghĩa nguyên tắc:
Nếu nhà nước không tổ chức tốt thì không đạt được ASXH
và ảnh hưởng tới các điều kiện kinh tế, chính trị của quốc gia.
Giúp các nhà hoạch định chính sách cân nhắc, lựa chọn
yếu tố ảnh hưởng tới tổng thể chính sách BHXH qua mỗi thời kì khác nhau.
- Liên hệ thực tiễn: Trong lịch sử hình thành BHXH , tùy thuộc
vào điều kiện kinh tế- xã hội qua từng thời kì mà các nhà hoạch
định đưa chính sách BHXH phù hợp với từng thời kì. 24 KẾT LUẬN
Ngày nay BHXH đang ngày càng trở thành 1 yếu tố quan trọng
đối với người lao động. BHXH nhằm mang đến sự phục vụ và
đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động và góp phần
củng cố chính sách ASXH, ổn định về kinh tế và an toàn xã hội.
Trong quá trình phát triển nên kinh tế thị trường, hoạt động
BHXH cần được củng cố và hoàn thiện về mọi lĩnh vực để nâng
cao hiệu quả và phải đảm bảo được tính chất hoạt động.
Chính vì vậy, các chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước đang
dần được hoàn thiện nhằm góp phần nâng cao đời sống nhân
dân lao động khi gặp rủi ro trong tương lai. Trước những vấn đề
còn tồn tại trong xã hội, việc hoàn thiện các chính sách BHXH
được xác định là 1 quá trình lâu dài không ít khó khăn và đòi
hỏi sự nỗ lực của ngành và sự chỉ đạo hỗ trợ của Nhà nước. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Bảo Hiểm Xã Hội, Hoàng Bích Hồng (2021) 26 27