-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình đồng bằng, miền núi ở châu Âu | Địa Lý 7
Khu vực đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục, gồm: đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng bằng trung lưu và hạ lưu Đa-nuýp,... Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Địa Lí 7 24 tài liệu
Địa Lí 7 408 tài liệu
Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình đồng bằng, miền núi ở châu Âu | Địa Lý 7
Khu vực đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục, gồm: đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng bằng trung lưu và hạ lưu Đa-nuýp,... Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Địa Lí 7 24 tài liệu
Môn: Địa Lí 7 408 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Địa Lí 7
Preview text:
Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình đồng bằng, miền núi ở châu Âu
1. Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình đồng bằng, miền núi ở châu Âu
Đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu:
Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi.
- Khu vực đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục, gồm: đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng
bằng trung lưu và hạ lưu Đa-nuýp,... Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên
có đặc điểm địa hình khác nhau.
- Khu vực miền núi, bao gồm:
+ Địa hình núi già phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục, gồm các dãy: Xcan-đi-na-vi, U-ran,... Phần lớn
là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp.
+ Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam, gồm các dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng,... Phần lớn là các
núi có độ cao trung bình dưới 2 000 m. Dãy An-pơ cao và đồ sộ nhất châu Âu, có nhiều đỉnh trên 4 000 m.
2. Bài tập vận dụng liên quan
Câu: 1 Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích khoảng: A. 10 triệu km2. B. 11 triệu km2. C. 11,5 triệu km2. D. 12 triệu km2. Đáp án:
Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích khoảng 10 triệu km2. Chọn: A.
Câu: 2 Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy: A. Dãy Hi-ma-lay-a B. Dãy núi U-ran C. Dãy At-lat D. Dãy Al-det Đáp án:
Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi U-ran. Dãy Hi-ma-lay-a thuộc Trung Quốc, dãy At-lat thuộc
Bắc Phi còn dãy Al-det thuộc Nam Mĩ. Chọn: B.
Câu: 3 Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành:
A. Nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
B. Nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
C. Nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
D. Nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền. Đáp án:
Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền. Chọn: A.
Câu: 4 Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông:
A. Chiếm 1/3 diện tích châu lục.
B. Chiếm 1/2 diện tích châu lục.
C. Chiếm 3/4 diện tích châu lục.
D. Chiếm 2/3 diện tích châu lục. Đáp án:
Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông chiếm 2/3 diện tích châu lục. Chọn: D.
Câu: 5 Mật độ sông ngòi của châu Âu: A. Dày đặc. B. Rất dày đặc. C. Nghèo nàn. D. Thưa thớt. Đáp án:
Mật độ sông ngòi của châu Âu rất dày đặc. Chọn: B.
Câu: 6 Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam:
A. Theo sự thay đổi của mạng lưới sông ngòi.
B. Theo sự thay đổi của sự phân bố các loại đất.
C. Theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
D. Theo sự thay đổi của sự phân hóa địa hình. Đáp án:
Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa. Chọn: C.
Câu: 7 Đại bộ phận châu Âu có khí hậu:
A. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.
C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.
D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới. Đáp án:
Câu: 8 Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường: A. Nhiều phù sa. B. Hay đóng băng.
C. Cửa sông rất giàu thủy sản. D. Gây ô nhiễm. Đáp án:
Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng một thời gian dài trong mùa đông, nhất là khu vực cửa sông. Chọn: B.
Câu: 9 Các sông quan trọng ở châu Âu là:
A. Đa-nuyp, Rai-nơ và U-ran.
B. Đa-nuyp, Von-ga và U-ran.
C. Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.
D. Đa-nuyp, Von-ga và Đôn. Đáp án:
Các sông quan trọng ở châu Âu là sông Đa-nuyp, Rai-nơ và sông Von-ga. Nhiều sông ở châu Âu được nối
với nhau bởi các kênh đào tạo thành một hệ thống đường thủy dày đặc. Chọn: C.
Câu: 10 Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng: A. Lá rộng. B. Lá Kim. C. Lá cứng. D. Hỗn giao. Đáp án:
Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng lá rộng (sồi, dẻ,…). Vào sâu trong lục địa, rừng lá rộng nhường chỗ
cho rừng lá kim (thông, tùng,…). Chọn: A.
Câu 11: Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu?
Đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu:
Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi.
- Khu vực đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục, gồm: đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng
bằng trung lưu và hạ lưu Đa-nuýp,... Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên
có đặc điểm địa hình khác nhau.
- Khu vực miền núi, bao gồm:
+ Địa hình núi già phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục, gồm các dãy: Xcan-đi-na-vi, U-ran,... Phần lớn
là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp.
+ Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam, gồm các dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng,... Phần lớn là các
núi có độ cao trung bình dưới 2 000 m. Dãy An-pơ cao và đồ sộ nhất châu Âu, có nhiều đỉnh trên 4 000 m. Câu 12:
a. Trình bày một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí và ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu?
b. Nêu một số dẫn chứng về mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu? Lời giải chi tiết:
a. Những giải pháp cải thiện chất lượng không khí
- Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.
- Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng Các-bon cao như dầu mỏ và
khí tự nhiên, góp phần giảm tải khí CO2vào khí quyển.
- Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch.
- Đối với thành phố: giảm lượng xe lưu thông thành phố, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ
tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ.
* Cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu
- Trồng rừng và bảo vệ rừng.
- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện
với môi trường như: năng lượng gió, thủy triều, mặt trời…
b. Một số dẫn chứng về mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu.
- Tháng 11/1990 thiết lập quan hệ ngoại giao lên minh châu Âu – Việt Nam
- Tháng 6/ 2012 Ký kết các hiệp định thương mại tự do.
- Hiện nay EU là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
- EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ 2 về ODA và cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Viêt Nam….
Câu 12. Tại sao hệ thống kênh đào ở Châu Âu lại phát triển?
A. Do có nhiều sông, lượng nước dồi dào và được kết nối với nhau thành các kênh đào.
B. Châu Âu, có diện tích lãnh thổ lớn nhất trên thế giới.
C. Địa hình đa dạng, phân hóa thành nhiều khu vực địa hình.
D. Tiếp giáp nhiều biển và đại dương. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A
Sông ngòi Châu Âu có lượng nước dồi dào, chế độ nước rất phong phú và đa dạng do được cung cấp từ
nhiều nguồn. Hệ thống kênh đào ở châu Âu rất phát triển, nhờ đó giao thông đường sông thuận lợi.
Câu 13. Tại sao thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam?
A. Do cấu trúc địa hình.
B. Hình dạng và kích thước lãnh thổ rộng. C. Vị trí địa lí.
D. Sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D
Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới ôn hòa. Thiên nhiên thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ và
lượng mưa. (sgk - trang 99).
Câu 14. Nguyên nhân nào dẫn đến việc càng vào sâu trong nội địa rừng hỗn hợp phát triển mạnh ở phía tây châu Âu?
A. Mặt đất bị tuyết gần như bao phủ quanh năm.
B. Khí hậu lạnh và ẩm ướt, nhiệt độ thấp.
C. Lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh, mùa hạ ẩm ướt.
D. Khí hậu mang tính chất lục địa, mưa ít. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C
Vào sâu trong nội địa, lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh, mùa hạ nóng, rừng hỗ hợp phát triển. (sgk - trang 99).
Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi châu Âu?
A. Lượng nước dồi dào.
B. Chế độ nước phong phú.
C. Được cung cấp nước từ nhiều nguồn.
D. Sông ngòi tập trung ở phía Bắc. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D
Sông ngòi Châu Âu có lượng nước dồi dào, chế độ nước rất phong phú và đa dạng do được cung cấp từ
nhiều nguồn. (sgk - trang 99)