Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong Vợ nhặt hay nhất | Ngữ văn 12

Kim Lân là một nhà văn đại tài của nền văn học Việt Nam. Ông viết về chủ đề người nông dân với những lời lẽ mộc mạc giản dị, đặc biệt là câu chuyện Vợ Nhặt. Trong đó nổi bật lên là hình ảnh bà cụ Tứ tần tảo và có lòng yêu thương con tha thiết. Khi biết được con trai mình đã có vợ bà đã có những tâm trạng ngỡ ngàng mà cũng xót xa. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 12 637 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 12 1 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong Vợ nhặt hay nhất | Ngữ văn 12

Kim Lân là một nhà văn đại tài của nền văn học Việt Nam. Ông viết về chủ đề người nông dân với những lời lẽ mộc mạc giản dị, đặc biệt là câu chuyện Vợ Nhặt. Trong đó nổi bật lên là hình ảnh bà cụ Tứ tần tảo và có lòng yêu thương con tha thiết. Khi biết được con trai mình đã có vợ bà đã có những tâm trạng ngỡ ngàng mà cũng xót xa. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

41 21 lượt tải Tải xuống
Phân ch diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong Vnhặt hay nhất
Diễn biến tâm trạng bà cụ T trong V nhặt như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật
Minh Khuê.
Mục lục bài viết
Kim Lân là một nhà văn đại tài của nền văn học Việt Nam. Ông viết về chủ đề người nông dân với
những lời lẽ mộc mạc giản dị, đặc biệt là câu chuyện V Nht. Trong đó nổi bật lên là hình ảnh bà cụ
T tần tảo và có lòng yêu thương con tha thiết. Khi biết được con trai mình đã có vợ bà đã có những
tâm trạng ngỡ ngàng mà cũng xót xa.
1. Dàn ý phân ch diễn biến tâm trạng bà cụ T trong VNhặt
1.1 Mở bài
- Khái quát về tác giả và tác phm Vnhặt
- Nêu khái quát diễn biến tâm trạng của bà cụ T
1.2 Thân bài
- Giới thiệu tác giả tác phẩm
+ Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam thế kỉ 19
+VNhặt và tác phẩm ni bật của Kim Lân viết về cuộc sống của người nông dân trong đoạn đó năm
1945
- Giới thiệu về nhân vật bà cụ T
+Bà cụ Tứ là nhân vật có tâm trạng phức tạp và mâu thuẫn
+ Là một người có tấm lòng nhân hậu, thương con trai và con dâu
=>Qua đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và cảm động trong tác phm của vnhặt
- Diễn biến tâm trạng của bà cụ T
+ Nhân vật bà cụ Tứ bà cụ Tlà một bà mẹ nghèo và là dân ngụ cư, với ngoại hình dáng đi lọng khọng,
chậm chạp, run ry vừa đi vừa ho húng hắng. Bà là đại diện cho người nông dân nghèo
+ Tngạc nhiên đến sững sờ khi nhìn thấy Thị
Với một nh huống đặc biệt làm cho bà cụ T từ ngc nhiên sang sững sờ khi con trai mình lấy vợ.
ngạc nhiên vì con trai mình nghèo, xấu xí, lại là dân ngụ cư. Đang trong thời buổi đói khát đã làm một
việc quan trọng của đời người.
Khi bà cụ đi làm về, thấy người đàn bà là ngồi trong nhà và ngạc nhiên khi được người đàn bà chào
bằng u. Và càng ngạc nhiên hơn khi được con trai mình giới thiệu: kìa nhà tôi nó chào u. Bà cụ T Va
mừng vừa tủi khi hiểu ra mọi lẽ.
+ Khi đã hiểu mọi chuyện và đã hiểu con mình nhặt được vợ, bà chỉ biết cúi đầu.
+ Bà ai oán, xót thương cho số kiếp của đứa con mình. Bà nghĩ đến người chồng quá cố, đến đứa con
gái đã qua đời trong lòng nặng trĩu xót xa.
+ Bà mừng cho con từ nay đã yên bề gia thất, nhưng tủi thân phận làm mẹ không lo nổi vợ cho con.
Giờ đây đang lúc khó khăn lại có người theo con trai bà về làm vợ. Cái tủi, cái buồn, cái nghèo của
người mẹ bị dồn vào cùng quẫn. Bà biết lấy gì để cúng tổ ên, để trình làng khi con đã có vợ.
+ Bà khóc vì mừng khi con có vợ, khóc vì thương con dâu
+ Tuy rất buồn nhưng bà cũng rất thương các con. Đó là nh yêu thương chân thành, tha thiết của
người mẹ. Bà cụ xót xa thương con, tủi phận mình.
+Bà lo lắng khi nghĩ về tương lai của các con. Bà lo lắng thực sự cho con trai và con dâu trong hoàn
cảnh đói nghèo. Bà chỉ biết khuyên con khuyên con dâu thương yêu nhau ăn ở hòa thuận với nhau để
cùng vượt qua cơn khốn cùng. Đó là nỗi lo của người mẹ từng trải hiểu đời và có tấm lòng sâu nặng
-Niềm n hy vọng vào tương lai cuộc sống gia đình
+Trong cái vừa mừng, vừa tủi, vừa lo người đọc vẫn cảm thấy niềm vui của Bà cụ, một niềm vui giản dị
+ Bà đã có niềm n tốt đẹp về tương lai, về một cuộc sống tốt hơn và động viên an ủi con dâu và con
trai cùng cố gắng xây dựng gia đình
+ Mặc dù cuộc sống khắc nghiệt đã đầy đọa mẹ con bà, nhưng bà vẫn cố gắng tạo không khí hòa thuận
ấm cúng trong gia đình
+ Tuy nhiên trong cái niềm vui ấy vẫn nhen nhóm một sự thật phũ phàng đó là ếng khóc, mùi đốt
đống rơm ở những nhà có người chết đói, bà nghĩ đến ông lão, đến đứa con gái út, đến cuộc đời cực
khổ của mình, đã phấp phỏm nghĩ về con trai, con dâu
+Bà chính là hiện thân của người mẹ nghèo khổ, từng trải, hiểu biết, hết lòng thương yêu con và khát
vọng về một cuộc sống gia đình hạnh phúc.
- Đặc sắc nghệ thuật
+ Xây dựng nh huống truyện độc đáo
+ Miêu tả tâm lý nhân vật
+ Ngôn ngữ giản dị, gần gũi
1.3 Kết bài
Khái quát tâm trạng bà cụ T
2. Phân ch diễn biến tâm trạng của bà cụ tứ
Chủ đề người nông dân luôn là nguồn cảm hứng bất tận đối với các nhà văn Việt Nam. Nổi bật trong
đó ta không thể không kể tới VNhặt của tác giả Kim Lân. Trong những tháng ny đen tối vì nạn đói
khủng khiếp, ta vẫn thấy được nhen nhóm hình ảnh một người mẹ với nh yêu thương con thắp sáng
cả tác phẩm, người mẹ ấy không ai khác chính là bà cụ Tứ.
Bà cụ Tứ là một người đàn bà nghèo khổ, góa chồng sống cùng con trai ở xóm ngụ cư. Bà là một người
phụ nữ hiền hậu, có tấm lòng yêu thương con tha thiết. Bà biết rõ hoàn cảnh của con trai mình ngờ
nghệch, xấu xí thô kệch nên chẳng có vợ. Hai mẹ con sống với nhau, trải qua những gian khổ của cuc
sống thiếu thốn. Trong những năm 1945, bà rất muốn có một người con dâu nhưng bà hiểu hoàn cảnh
và hiểu con trai mình nên không dám nghĩ ngợi nhiều.
Khi bà phát hiện con trai mình đã có vợ, bà đi từ ngạc nhiên đến sửng sốt. Một buổi chiều khi anh cu
Tràng dắt vợ về chờ đợi mẹ trong căn nhà rách nát. Khi về tới nhà, thấy một người đàn bà đang ngồi
đầu giường của cậu con trai mình. Bà ngạc nhiên và càng ngạc nhiên hơn khi nghe ếng chào mẹ từ
người đàn bà ấy. Bà bất ngờ khi anh cu Tràng giới thiệu: kìa nhà tôi nó chào u, nhà tôi nó mới về làm
bạn với tôi đấy u ạ
Khi cậu con trai lên ếng xác nhận, bà vẫn chưa n được đây là sự thật. Cố nhìn cho kỹ người đàn bà
đang ngồi nơi đầu giường với cặp mắt hấp háy. Bà thấy mắt mình như nhòe đi. Hóa ra con bà đã có
vợ. Một đứa vừa xấu vừa nghèo như cu Tràng lại có kẻ theo về làm vợ.
Lòng bà chưa hết ngạc nhiên còn đong đầy những câu hỏi thắc mắc pha lẫn tò mò. Khi biết được đầu
đuôi câu chuyện bà đi từ ngạc nhiên, bất ngchuyển sang vừa vui vừa buồn. Bà chỉ biết cúi đầu, bà
xót thương biết bao cho số kiếp của con trai bà. Bà nhớ về người chồng quá cố, nhớ về đứa con gái,
nhớ về cuộc đời gian khổ của bà. Bà càng thương, càng tủi, càng xót xa.
Là một người mẹ, bà thương con vô bờ, bà biết con trai mình từ nay đã yên bề gia thất. Nhưng mừng
thì ít mà lo lắng thì nhiều. Bà than trách mình làm mẹ nhưng không có trách nhiệm lo cho con một
đám cưới đàng hoàng như người ta. Bà cũng nặng trĩu lòng khi nhìn ngoài kia biết bao người chết đói,
mạng sống mỏng manh nhà cửa thiếu thốn, giờ con trai lại lấy vợ lúc này.
Bà khóc vì thương con, thương người con dâu mới. Bà chẳng dám nghĩ đến tương lai hai vợ chồng sẽ
ra sao, có vượt qua được nạn đói lớn này. Trong kmắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước
mắt.
Nhưng gạt nước mắt sang một bên, bà động viên hai con. Bà là một người có nh yêu thương con tha
thiết. Những lời chân thành nói với nàng dâu được thốt ra từ trái m ấm áp của người mẹ, là một
người từng trải và hiểu được rằng nếu không có nạn đói xảy ra thì con mình làm gì đã có vợ, cùng cực
lắm người ta mới m đến con mình. Dù biết trước phía trước còn những chông gai bà vẫn động viên
các con phải sống yêu thương, hòa thuận, đùm bọc san sẻ với nhau để ợt qua cơn hoạn nạn.
Trong những ngày tối tăm của nạn đói 1945, bà vẫn nhen nhóm một tương lai tràn đầy hy vọng phía
trước. Bà cụ nói toàn chuyện vui chuyện sung sướng sau này. Trong khung cảnh tối tăm cùng cc
nhưng vẫn nhen nhóm lên trong lòng những người nông dân một niềm n về một xã hội đổi mới, về
một tương lai hạnh phúc ấm no.
Trong buổi sáng đầu ên khi cô con dâu về bà đã dậy thật sớm nhổ sạch vườn cỏ trước nhà, quét dọn
lại nhà cửa, vườn tược. Bà nghĩ rằng đó là sự khởi đầu mới và là sự trân trọng dành cho người con
dâu mới. Bà rạng rỡ hẳn lên, bà xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa. Trong bữa sáng đầu ên về nhà
chồng, bà đã đãi con dâu mình một nồi cháo cám. Tuy một món ăn đắng chát nhưng mà vẫn cố mỉm
ời vui vẻ động viên các con.
Dù bữa ăn thật nghèo khó, nhưng chúng ta cảm nhận được một không khí ấm áp của nh cảm gia
đình. Bà cụ Thiện lên với những đức nh cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đó là sự đảm đang,
lòng nhân hậu, vị tha với nh yêu thương con vô bờ bến. Trong khó khăn hoạn nạn vẫn suy nghĩ về
một tương lai tươi sáng.
Với cách kể chuyện hấp dẫn, tác giả đã xây dựng diễn biến tâm lý nhân vật phù hợp với ến trình câu
chuyện. Qua đó làm nổi bật lên nh cách và tấm lòng của bà cụ Tứ.
| 1/4

Preview text:

Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong Vợ nhặt hay nhất
Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong Vợ nhặt như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê.
Mục lục bài viết
Kim Lân là một nhà văn đại tài của nền văn học Việt Nam. Ông viết về chủ đề người nông dân với
những lời lẽ mộc mạc giản dị, đặc biệt là câu chuyện Vợ Nhặt. Trong đó nổi bật lên là hình ảnh bà cụ
Tứ tần tảo và có lòng yêu thương con tha thiết. Khi biết được con trai mình đã có vợ bà đã có những
tâm trạng ngỡ ngàng mà cũng xót xa.

1. Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt 1.1 Mở bài
- Khái quát về tác giả và tác phẩm Vợ nhặt
- Nêu khái quát diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ 1.2 Thân bài
- Giới thiệu tác giả tác phẩm
+ Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam thế kỉ 19
+Vợ Nhặt và tác phẩm nổi bật của Kim Lân viết về cuộc sống của người nông dân trong đoạn đó năm 1945
- Giới thiệu về nhân vật bà cụ Tứ
+Bà cụ Tứ là nhân vật có tâm trạng phức tạp và mâu thuẫn
+ Là một người có tấm lòng nhân hậu, thương con trai và con dâu
=>Qua đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và cảm động trong tác phẩm của vợ nhặt
- Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ
+ Nhân vật bà cụ Tứ bà cụ Tứ là một bà mẹ nghèo và là dân ngụ cư, với ngoại hình dáng đi lọng khọng,
chậm chạp, run rẩy vừa đi vừa ho húng hắng. Bà là đại diện cho người nông dân nghèo

+ Từ ngạc nhiên đến sững sờ khi nhìn thấy Thị
Với một tình huống đặc biệt làm cho bà cụ Tứ từ ngạc nhiên sang sững sờ khi con trai mình lấy vợ. Bà
ngạc nhiên vì con trai mình nghèo, xấu xí, lại là dân ngụ cư. Đang trong thời buổi đói khát đã làm một
việc quan trọng của đời người.

Khi bà cụ đi làm về, thấy người đàn bà là ngồi trong nhà và ngạc nhiên khi được người đàn bà chào
bằng u. Và càng ngạc nhiên hơn khi được con trai mình giới thiệu: kìa nhà tôi nó chào u. Bà cụ Tứ Vừa
mừng vừa tủi khi hiểu ra mọi lẽ.

+ Khi đã hiểu mọi chuyện và đã hiểu con mình nhặt được vợ, bà chỉ biết cúi đầu.
+ Bà ai oán, xót thương cho số kiếp của đứa con mình. Bà nghĩ đến người chồng quá cố, đến đứa con
gái đã qua đời trong lòng nặng trĩu xót xa.

+ Bà mừng cho con từ nay đã yên bề gia thất, nhưng tủi thân phận làm mẹ không lo nổi vợ cho con.
Giờ đây đang lúc khó khăn lại có người theo con trai bà về làm vợ. Cái tủi, cái buồn, cái nghèo của
người mẹ bị dồn vào cùng quẫn. Bà biết lấy gì để cúng tổ tiên, để trình làng khi con đã có vợ.

+ Bà khóc vì mừng khi con có vợ, khóc vì thương con dâu
+ Tuy rất buồn nhưng bà cũng rất thương các con. Đó là tình yêu thương chân thành, tha thiết của
người mẹ. Bà cụ xót xa thương con, tủi phận mình.

+Bà lo lắng khi nghĩ về tương lai của các con. Bà lo lắng thực sự cho con trai và con dâu trong hoàn
cảnh đói nghèo. Bà chỉ biết khuyên con khuyên con dâu thương yêu nhau ăn ở hòa thuận với nhau để
cùng vượt qua cơn khốn cùng. Đó là nỗi lo của người mẹ từng trải hiểu đời và có tấm lòng sâu nặng

-Niềm tin hy vọng vào tương lai cuộc sống gia đình
+Trong cái vừa mừng, vừa tủi, vừa lo người đọc vẫn cảm thấy niềm vui của Bà cụ, một niềm vui giản dị
+ Bà đã có niềm tin tốt đẹp về tương lai, về một cuộc sống tốt hơn và động viên an ủi con dâu và con
trai cùng cố gắng xây dựng gia đình

+ Mặc dù cuộc sống khắc nghiệt đã đầy đọa mẹ con bà, nhưng bà vẫn cố gắng tạo không khí hòa thuận
ấm cúng trong gia đình

+ Tuy nhiên trong cái niềm vui ấy vẫn nhen nhóm một sự thật phũ phàng đó là tiếng khóc, mùi đốt
đống rơm ở những nhà có người chết đói, bà nghĩ đến ông lão, đến đứa con gái út, đến cuộc đời cực
khổ của mình, đã phấp phỏm nghĩ về con trai, con dâu

+Bà chính là hiện thân của người mẹ nghèo khổ, từng trải, hiểu biết, hết lòng thương yêu con và khát
vọng về một cuộc sống gia đình hạnh phúc.

- Đặc sắc nghệ thuật
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo
+ Miêu tả tâm lý nhân vật
+ Ngôn ngữ giản dị, gần gũi 1.3 Kết bài
Khái quát tâm trạng bà cụ Tứ
2. Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ tứ
Chủ đề người nông dân luôn là nguồn cảm hứng bất tận đối với các nhà văn Việt Nam. Nổi bật trong
đó ta không thể không kể tới Vợ Nhặt của tác giả Kim Lân. Trong những tháng ngày đen tối vì nạn đói
khủng khiếp, ta vẫn thấy được nhen nhóm hình ảnh một người mẹ với tình yêu thương con thắp sáng
cả tác phẩm, người mẹ ấy không ai khác chính là bà cụ Tứ.

Bà cụ Tứ là một người đàn bà nghèo khổ, góa chồng sống cùng con trai ở xóm ngụ cư. Bà là một người
phụ nữ hiền hậu, có tấm lòng yêu thương con tha thiết. Bà biết rõ hoàn cảnh của con trai mình ngờ
nghệch, xấu xí thô kệch nên chẳng có vợ. Hai mẹ con sống với nhau, trải qua những gian khổ của cuộc
sống thiếu thốn. Trong những năm 1945, bà rất muốn có một người con dâu nhưng bà hiểu hoàn cảnh
và hiểu con trai mình nên không dám nghĩ ngợi nhiều.

Khi bà phát hiện con trai mình đã có vợ, bà đi từ ngạc nhiên đến sửng sốt. Một buổi chiều khi anh cu
Tràng dắt vợ về chờ đợi mẹ trong căn nhà rách nát. Khi về tới nhà, thấy một người đàn bà đang ngồi ở
đầu giường của cậu con trai mình. Bà ngạc nhiên và càng ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng chào mẹ từ
người đàn bà ấy. Bà bất ngờ khi anh cu Tràng giới thiệu: kìa nhà tôi nó chào u, nhà tôi nó mới về làm
bạn với tôi đấy u ạ

Khi cậu con trai lên tiếng xác nhận, bà vẫn chưa tin được đây là sự thật. Cố nhìn cho kỹ người đàn bà
đang ngồi nơi đầu giường với cặp mắt hấp háy. Bà thấy mắt mình như nhòe đi. Hóa ra con bà đã có
vợ. Một đứa vừa xấu vừa nghèo như cu Tràng lại có kẻ theo về làm vợ.

Lòng bà chưa hết ngạc nhiên còn đong đầy những câu hỏi thắc mắc pha lẫn tò mò. Khi biết được đầu
đuôi câu chuyện bà đi từ ngạc nhiên, bất ngờ chuyển sang vừa vui vừa buồn. Bà chỉ biết cúi đầu, bà
xót thương biết bao cho số kiếp của con trai bà. Bà nhớ về người chồng quá cố, nhớ về đứa con gái,
nhớ về cuộc đời gian khổ của bà. Bà càng thương, càng tủi, càng xót xa.

Là một người mẹ, bà thương con vô bờ, bà biết con trai mình từ nay đã yên bề gia thất. Nhưng mừng
thì ít mà lo lắng thì nhiều. Bà than trách mình làm mẹ nhưng không có trách nhiệm lo cho con một
đám cưới đàng hoàng như người ta. Bà cũng nặng trĩu lòng khi nhìn ngoài kia biết bao người chết đói,
mạng sống mỏng manh nhà cửa thiếu thốn, giờ con trai lại lấy vợ lúc này.

Bà khóc vì thương con, thương người con dâu mới. Bà chẳng dám nghĩ đến tương lai hai vợ chồng sẽ
ra sao, có vượt qua được nạn đói lớn này. Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt.

Nhưng gạt nước mắt sang một bên, bà động viên hai con. Bà là một người có tình yêu thương con tha
thiết. Những lời chân thành nói với nàng dâu được thốt ra từ trái tim ấm áp của người mẹ, là một
người từng trải và hiểu được rằng nếu không có nạn đói xảy ra thì con mình làm gì đã có vợ, cùng cực
lắm người ta mới tìm đến con mình. Dù biết trước phía trước còn những chông gai bà vẫn động viên
các con phải sống yêu thương, hòa thuận, đùm bọc san sẻ với nhau để vượt qua cơn hoạn nạn.

Trong những ngày tối tăm của nạn đói 1945, bà vẫn nhen nhóm một tương lai tràn đầy hy vọng phía
trước. Bà cụ nói toàn chuyện vui chuyện sung sướng sau này. Trong khung cảnh tối tăm cùng cực
nhưng vẫn nhen nhóm lên trong lòng những người nông dân một niềm tin về một xã hội đổi mới, về
một tương lai hạnh phúc ấm no.

Trong buổi sáng đầu tiên khi cô con dâu về bà đã dậy thật sớm nhổ sạch vườn cỏ trước nhà, quét dọn
lại nhà cửa, vườn tược. Bà nghĩ rằng đó là sự khởi đầu mới và là sự trân trọng dành cho người con
dâu mới. Bà rạng rỡ hẳn lên, bà xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa. Trong bữa sáng đầu tiên về nhà
chồng, bà đã đãi con dâu mình một nồi cháo cám. Tuy một món ăn đắng chát nhưng mà vẫn cố mỉm
cười vui vẻ động viên các con.

Dù bữa ăn thật nghèo khó, nhưng chúng ta cảm nhận được một không khí ấm áp của tình cảm gia
đình. Bà cụ Tứ hiện lên với những đức tính cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đó là sự đảm đang,
lòng nhân hậu, vị tha với tình yêu thương con vô bờ bến. Trong khó khăn hoạn nạn vẫn suy nghĩ về
một tương lai tươi sáng.

Với cách kể chuyện hấp dẫn, tác giả đã xây dựng diễn biến tâm lý nhân vật phù hợp với tiến trình câu
chuyện. Qua đó làm nổi bật lên tính cách và tấm lòng của bà cụ Tứ.