Phân tích đoạn 1 Tây Tiến chọn lọc hay nhất | Ngữ văn lớp 12

"Tây Tiến" là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất về đề tài người lính, và cũng là đứa con tinh thần tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng. Bài viết dưới đây Luật Minh Khuê sẽ giúp các bạn phân tích khổ 1 bài thơ "Tây Tiến", từ đó làm rõ cảm hứng lãng mạn trong thi phẩm nói riêng và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng nói chung. Tài liệu giúp bạn tham khảo, mời các bạn đón đọc!

Chủ đề:

Văn mẫu 12 634 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 12 1 K tài liệu

Thông tin:
6 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích đoạn 1 Tây Tiến chọn lọc hay nhất | Ngữ văn lớp 12

"Tây Tiến" là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất về đề tài người lính, và cũng là đứa con tinh thần tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng. Bài viết dưới đây Luật Minh Khuê sẽ giúp các bạn phân tích khổ 1 bài thơ "Tây Tiến", từ đó làm rõ cảm hứng lãng mạn trong thi phẩm nói riêng và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng nói chung. Tài liệu giúp bạn tham khảo, mời các bạn đón đọc!

15 8 lượt tải Tải xuống
Phân ch đoạn 1 Tây Tiến chọn lọc hay nhất
"Tây Tiến" là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất về đề tài người lính, và cũng là đứa con
nh thần êu biểu cho hồn thơ Quang Dũng. Bài viết dưới đây Luật Minh Khuê sẽ giúp các
bạn phân ch khổ 1 bài thơ "Tây Tiến", từ đó làm rõ cảm hứng lãng mạn trong thi phẩm nói
riêng và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng nói chung.
1. Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc với những cuộc hành quân gian khổ của người
lính Tây Tiến
1.1. Hai câu thơ đầu
"Thơ phát khởi trong lòng người ta." (Lê Quý Đôn). Thơ ca là ếng nói hồn nhiên nhất của
tâm hồn con người, là những nh cảm, cảm xúc, những rung động trong trái m nhà thơ
trước cuộc đời. Và Quang Dũng đã gửi gắm, kí thác nỗi lòng mình qua từng nhịp câu chữ với
nỗi nhớ mênh mang không dứt. Nỗi nhớ chính là mạch nguồn cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
Hai câu thơ đầu được xem là khúc dạo đầu của nỗi nhớ như những giai điệu ngọt ngào sâu
lắng:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"
Con sông Mã đã chảy suốt cuộc hành trình chiến đấu của người lính Tây Tiến, chứng kiến bao
nỗi vui buồn, những gian khổ và sự hi sinh của các anh nơi chiến trường. Không còn là con
sông vô hồn của địa lí, sông Mã đã đi vào thơ Quang Dũng thật tự nhiên, trở thành con sông
mang nặng nỗi niềm, chuyên chở nỗi nhớ của nhà thơ.
Sông Mã đã lùi vào dĩ vãng. Hai từ "xa rồi" vang lên như một lời thở than, ngậm ngùi, ếc
nuối song cũng đầy lưu luyến, nhớ thương. Thực tại y như mờ nhòa dần đi, để lại kí ức một
thời lại hiện hữu. Nỗi nhớ trào dâng bật thành ếng gọi tha thiết "Tây Tiến ơi!" Quang Dũng
gọi tên Tây Tiến như gọi một người thân thương nhất, gọi tên một binh đoàn hay gọi li
những kỉ niệm của một thời gắn bó. Tiếng gọi y ngân nga như đang vọng lại từ vách đá, dội
vào trong trái m của người đc.
Nỗi nhớ của Quang Dũng lại ếp tục cuộn chảy ở câu thơ thứ hai. Một câu thơ mà có tới hai
từ "nhớ", một nỗi nhớ ào ạt, trào dâng, mãnh liệt. Không chỉ là nỗi nhớ cồn cào mà còn là
nhớ chơi vơi. Một nỗi nhớ vô hình, vô lượng lan tỏa khắp không gian, vừa mênh mang vừa
sâu lắng, chênh chao giữ hai bờ hư ảo, bồng bềnh đến khó tả
1.2. Sáu câu thơ ếp theo
Sau ếng gọi đy da diết của Quang Dũng, cả một miền kí ức được khơi dậy, trở về vẹn
nguyên trong ềm thức. Lời thơ Quang Dũng "chín đỏ trong cảm xúc", mỗi câu từ đều phập
phồng nỗi nhớ của nhà thơ.
Những địa danh lần lượt trở về trong nỗi nhớ của thi nhân như Sài Khao, Mường Lát, Pha
Luông, Mai Châu. Đó là những địa danh đong đầy bao nỗi thương nhớ chỉ nghe đến tên thôi
đã cảm thấy hoang sơ, heo hút, chứa đầy bí ẩn, hiểm nguy. Và đã có một thời những tên gọi
ấy khiến những chàng trai Tây Tiến không khỏi lạ lẫm, tò mò và khát khao được khám phá
chinh phục.
"Thơ là thơ, nhưng đồng thời là nhạc, là họa, là chạm khắc theo một cách riêng." (Sóng Hồng)
Với những nét vẽ vừa gân guốc, dữ dằn lại vừa mềm mại uyển chuyển, Quang Dũng đã tạo
nên một bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, hiểm trở, lại thơ mộng trữ nh.
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
ờng Lát hoa về trong đêm hơi."
Thiên nhiên miền Tây ngập chìm trong màn sương dày đặc, âm u, mờ mịt. Sương bao phủ núi
rừng, che lấp những lối đi và như muốn nuốt chửng cả đoàn quân Tây Tiến. Toàn bộ không
gian bị màn sương xâm lấn. Một hiện thực đầy gian khổ nơi chiến trường đã được Quang
Dũng tái hiện chân thực qua đó làm nổi bt sự mỏi mệt, gian khó của những người lính khi
phải hành quân qua một địa trận như thế.
Nếu Sài Khao hiện lên với hình ảnh "sương lấp" thì Mường Lát lại mang vẻ đẹp huyền ảo bởi
"hoa về trong đêm hơi". Không phải hoa nở mà là "hoa về", không phải đêm sương mà
đêm hơi. Hình ảnh "hoa về" không chỉ gợi lên những bông hoa rừng lan tỏa hương thơm
ngào ngạt mà trong đêm mà còn có thể gợi lên bóng dáng con người. Hình ảnh ẩn dụ "hoa
về" phải chăng là hình ảnh của những người lính Tây Tiến trở về trong "đêm hơi", trong một
không gian bảng lảng sương khói. Nếu đêm sương là hiện thực thì "đêm hơi" lại là hiện thực
đưc ảo hóa, tạo nên một không gian chập chờn, bồng bềnh, hư thực. Mường Lát như bừng
sáng bởi shiện diện của những bông hoa rừng và sự trở về của người lính Tây Tiến.
Bốn câu thơ ếp theo được xem là tuyệt bút của bài thơ, khắc họa một cách cụ thể, sinh
động chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến trên cái nền của thiên nhiên Tây
Bắc hùng vĩ mà thơ mộng, huyền o:
"Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi."
"Một câu thơ hay là một câu thơ giàu sức gợi." Với cách sử dụng từ láy giàu chất tạo hình
"khúc khuỷu", "thăm thẳm", tác giả đã diễn tả thật đặc sắc sự hiểm trở của núi rừng miền Tây
Bắc với núi cao, vực sâu và dốc thẳm. Những dãy núi liên hoàn nối ếp nhau, dốc lên thì
thẳng đứng, dốc xuống thì như dẫn tới vực sâu. Trước mắt chúng ta là những con đường núi
đèo dốc quanh co cheo leo, gập ghềnh. Và ta như nghe được cả hơi thở nhọc nhằn của người
lính sau một chặng đường leo dốc đầy gian khổ ấy.
Từ láy "heo hút" diễn tả một không gian vắng vẻ, hoang vu, hiu quạnh. Nơi đó chỉ có những
cồn mây ôm lấy cây rừng mà thiếu đi sự sống của con người. Cái hay của Quang Dũng
trong câu thơ là cách sử dụng từ ngữ "súng ngửi trời". Ý thơ gợi ta liên tưởng đến hình ảnh
ầu súng trăng treo" trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu. Quang Dũng không chỉ làm nổi
bật độ cao ngất tri của những dãy núi, sự hùng vĩ của thiên nhiên mà còn thể hiện được vẻ
đẹp lãng mạn đậm chất của những chàng trai Hà Thành. Người lính Tây Tiến hành quân trên
đỉnh núi cao, mũi súng như chạm đến bầu trời, như chọc thủng bầu trời. Ta thấy được vẻ hồn
nhiên, nh nghịch, tếu táo của người lính, những con người luôn lạc quan, yêu đời và coi
thường mọi gian khổ. Hình ảnh các anh như mang hào khí vinh quang của những dũng sĩ bình
Nguyên thời Trần muốn "át cả sao ngưu".
Đồi núi miền Tây hết lên lại xuống "ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống". Câu thơ có sự
tương phản đối lập giữa lên cao và xuống thấp, một bên ngút lên cao ngất trời và một
bên đột ngột vụt đổ xuống vực sâu gần như thẳng đứng. Nhìn lên thấy vun vút, nhìn xuống
thấy thăm thẳm. Quả là muôn vàn khó khăn, dữ dội, khắc nghiệt mà người lính Tây Tiến phải
đối mặt trên bước đường hành quân ra trận.
Nếu những ở câu thơ trên Quang Dũng mang đến cho chúng ta một bức họa đồi núi Tây Bắc
đầy gập ghềnh, trắc trở, hiểm nguy thì đến câu thơ "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi", mt
diện mạo khác của thiên nhiên lại hiện ra với một không gian mênh mang, gợi cảm giác bâng
khuâng trong lòng người. Vi shiện diện của các thanh bằng, câu thơ đã thể hiện được tâm
hồn thư thái, thảnh thơi của những người lính khi được nghỉ chân sau một chặng đường dài
hành quân vất vả. Khi đã chinh phục được độ cao, các anh phóng tầm mắt mình ra xa, gia
màn mưa rừng sương núi bồng bềnh thấp thoáng những ngôi nhà ở Pha Luông ẩn hiện giữa
biển mưa mờ ảo. Hình ảnh những ngôi nhà đã góp phần làm cho không gian bớt đi sự vắng
vẻ, hiu quạnh và sưởi ấm tâm hồn những người lính xa quê.
Vi sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vận dụng và phát huy tài nh nh họa
và nh nhạc của ngôn ngữ thơ ca, Quang Dũng đã mang đến một bức tranh thiên nhiên miền
Tây vừa hùng vĩ, dữ dội lại thơ mộng, trữ nh. Qua đó cũng làm nổi bật bóng dáng của những
người lính Tây Tiến và những bước chân trên con đường hành quân đầy nhọc nhằn gian khổ.
1.3. Sáu (6) câu còn lại
"Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật." (Biêlinxki). Quang Dũng vốn là một
người lính ra đi từ mảnh đất Hà thành đầy hoa lệ với biết bao mộng mơ của tuổi trẻ. Dẫu vy
ngòi bút Quang Dũng vẫn thấm đẫm chất đời từ những trải nghiệm thực tế nơi chiến trường.
Nhà thơ đã không hề né tránh sự thật mất mát hi sinh của người lính Tây Tiến:
"Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời."
Rất nhiều người lính Tây Tiến đã vĩnh viễn ra đi bởi những "dãi dầu", những gian khổ him
nguy. Nhưng trong cách diễn đạt của Quang Dũng thì sự ra đi ấy giống như "bỏ quên đời",
"không bước nữa". Các anh chỉ dừng chân nghỉ ngơi sau một chặng đường dài, gửi lại đời
mình nơi núi rừng xa xôi. Bằng những từ ngữ bay bổng, nhà thơ đã thể hiện tư thế ra đi đầy
ngang tàng ngạo nghễ. Hình ảnh người lính phảng phất bóng dáng những tráng sĩ thuở xưa
"xem cái chết nhẹ tựa lông hồng".
Trên bước đường hành quân, những người lính Tây Tiến không chỉ ra đi bởi súng đạn của kẻ
thù mà các anh còn ngã xuống bởi chính sự khắc nghiệt dữ dội của thiên nhiên.
"Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"
Thiên nhiên miền Tây không chỉ có núi rừng trùng điệp mà còn hiện lên là một vùng đất hoang
sơ chứa đầy bí ẩn với uy lực khủng khiếp trở thành mối đe dọa trực ếp với những người
lính. "Chiều chiều", "đêm đêm" là khoảng thời gian thường xuyên, liên ếp mà người lính
phi đi mặt với "thác gầm thét" và "cọp trêu người", đối mặt với sự oai linh rùng rợn của
rừng già.
Hình ảnh "cọp trêu người" vừa thể hiện sự hoang dại của thiên nhiên vừa cho thấy nét dí
dỏm, hài hước và cả nh thần gan dạ, dũng cảm của người lính Tây Tiến năm xưa. Hóa ra giữa
chốn rừng thiêng nước độc , cọp lại trở thành người bạn vui đùa cùng các anh trong những
đêm lạnh lẽo nơi Mường Hịch. Đằng sau hình ảnh thơ ấy là niềm tự hào khâm phục của
Quang Dũng với những con người đã đặt chân đến nơi tưởng chừng như thâm sơn cùng cốc,
không có sự sống của con người.
Những kỷ niệm dừng chân ấm áp nh quân dân tại một bản làng ở Mai Châu là nét ký ức
không thể phai nhòa trong cuộc đời người lính:
"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi."
Cái tên Tây Tiến một lần nữa dội li trong ký ức của Quang Dũng với bao nỗi nhớ nhung trào
dâng mãnh liệt. "Nhớ ôi Tây Tiến", nỗi nhớ về miền Tây, về những bản làng Mai Châu, nhớ cả
về những người mẹ, người chị, những cô thiếu nữ vùng sơn cước. Câu thơ phảng phất làn
khói lam chiều vương vấn, ấm áp và mùi thơm của nếp xôi là hương vị của cuộc đời mang lại
cảm giác thanh bình, ngọt ngào, sưởi ấm tâm hồn của những người lính và xua tan đi những
mệt nhọc của các anh nơi chiến trường ác liệt.
"Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa tơi từ ngữ." Cách dùng từ "mùa em" của Quang Dũng thật
lạ, gợi ra nhiều cách hiểu. "Mùa em" là mùa lúa chín xôi thơm, căng tràn nhựa sống. Nó còn
được hiểu theo nét nghĩa táo bạo, mới m rất Quang Dũng. Người ta thường nói mùa hoa,
mùa quả gợi ra thời điểm sung mãn đầy ắp sắc hương của hoa trái. Vì thế "mùa em" còn gợi
ra vẻ đẹp xuân sắc của những cô gái miền Tây duyên dáng ngọt ngào. Và quả thực cái tên Mai
Châu thực sự là một ấn tượng khó quên, một địa danh ấm áp nh quân dân.
2. Lí luận về cảm hứng lãng mạn trong đoạn 1 "Tây Tiến"
2.1. Khái niệm về cảm hứng lãng mạn
Cảm hứng lãng mạn trong văn học là cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc hướng về
lý tưởng. Nó đi m cái đẹp trong những cái khác lạ, phi thường, vượt lên những cái quen
thuộc tầm thường của đời sống hàng ngày, phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng,
thường m đến cách diễn đạt khoa trương phóng đại, vận dụng hiệu quả bút pháp tương
phản đối lập.
Cảm hứng lãng mạn trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo trong văn học giai đoạn 1945 - 1975.
Nó nâng đỡ con người vượt lên mọi khó khăn thử thách để ớng đến ngày mai tươi sáng.
2.2. Cảm hứng lãng mạn trong đoạn 1 "Tây Tiến"
Lí giải về cảm hứng lãng mạn:
Quang Dũng vốn là một hồn thơ hào hoa, lãng mạn. Chất tài hoa ấy lại bt gặp được thiên
nhiên miền Tây với vẻ đẹp đặc sắc, mới lạ. Đồng thời nhà thơ sống giữa những ngày tháng
hào hùng của cuộc kháng chiến. Tất cả đã hòa quyện để tạo nên những câu thơ tràn đầy cảm
hứng lãng mạn.
Biểu hiện:
Cảm hứng lãng mạn trước hết được thể hin ở cái tôi tràn đầy cảm xúc, giàu trí tưởng
ợng của Quang Dũng. Cảm xúc ấy chính là nỗi nhớ của nhà thơ về thiên nhiên miền
Tây, về những kỉ niệm kháng chiến và những người lính Tây Tiến hào hùng song cũng
rất hào hoa, lãng mạn. Nỗi nhớ như một dòng suối ào ạt tuổn chảy xuyên suốt trong
toàn bộ tác phẩm.
Tác giả thường tô đậm những cái phi thường gây ấn tượng mạnh mẽ về sự hùng vĩ, dữ
dội và thơ mộng của thiên nhiên:
- Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút"
- Sử dụng nhiều thanh trắc trong một câu thơ để diễn tả sự gập ghềnh, hiểm trở của thiên
nhiên.
Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ còn thể hiện đậm nét ở bút pháp lãng mạn. Đó là
phát huy cao độ thủ pháp đối lập tương phản: Đối lập giữa thiên nhiên hùng vĩ, hiểm
tr với vẻ đẹp thơ mộng, trữ nh.
| 1/6

Preview text:

Phân tích đoạn 1 Tây Tiến chọn lọc hay nhất
"Tây Tiến" là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất về đề tài người lính, và cũng là đứa con
tinh thần tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng. Bài viết dưới đây Luật Minh Khuê sẽ giúp các
bạn phân tích khổ 1 bài thơ "Tây Tiến", từ đó làm rõ cảm hứng lãng mạn trong thi phẩm nói
riêng và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng nói chung.

1. Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc với những cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến
1.1. Hai câu thơ đầu
"Thơ phát khởi trong lòng người ta." (Lê Quý Đôn). Thơ ca là tiếng nói hồn nhiên nhất của
tâm hồn con người, là những tình cảm, cảm xúc, những rung động trong trái tim nhà thơ
trước cuộc đời. Và Quang Dũng đã gửi gắm, kí thác nỗi lòng mình qua từng nhịp câu chữ với
nỗi nhớ mênh mang không dứt. Nỗi nhớ chính là mạch nguồn cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Hai câu thơ đầu được xem là khúc dạo đầu của nỗi nhớ như những giai điệu ngọt ngào sâu lắng:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"
Con sông Mã đã chảy suốt cuộc hành trình chiến đấu của người lính Tây Tiến, chứng kiến bao
nỗi vui buồn, những gian khổ và sự hi sinh của các anh nơi chiến trường. Không còn là con
sông vô hồn của địa lí, sông Mã đã đi vào thơ Quang Dũng thật tự nhiên, trở thành con sông
mang nặng nỗi niềm, chuyên chở nỗi nhớ của nhà thơ.

Sông Mã đã lùi vào dĩ vãng. Hai từ "xa rồi" vang lên như một lời thở than, ngậm ngùi, tiếc
nuối song cũng đầy lưu luyến, nhớ thương. Thực tại ấy như mờ nhòa dần đi, để lại kí ức một
thời lại hiện hữu. Nỗi nhớ trào dâng bật thành tiếng gọi tha thiết "Tây Tiến ơi!" Quang Dũng
gọi tên Tây Tiến như gọi một người thân thương nhất, gọi tên một binh đoàn hay gọi lại
những kỉ niệm của một thời gắn bó. Tiếng gọi ấy ngân nga như đang vọng lại từ vách đá, dội
vào trong trái tim của người đọc.

Nỗi nhớ của Quang Dũng lại tiếp tục cuộn chảy ở câu thơ thứ hai. Một câu thơ mà có tới hai
từ "nhớ", một nỗi nhớ ào ạt, trào dâng, mãnh liệt. Không chỉ là nỗi nhớ cồn cào mà còn là
nhớ chơi vơi. Một nỗi nhớ vô hình, vô lượng lan tỏa khắp không gian, vừa mênh mang vừa
sâu lắng, chênh chao giữ hai bờ hư ảo, bồng bềnh đến khó tả

1.2. Sáu câu thơ tiếp theo
Sau tiếng gọi đầy da diết của Quang Dũng, cả một miền kí ức được khơi dậy, trở về vẹn
nguyên trong tiềm thức. Lời thơ Quang Dũng "chín đỏ trong cảm xúc", mỗi câu từ đều phập
phồng nỗi nhớ của nhà thơ.

Những địa danh lần lượt trở về trong nỗi nhớ của thi nhân như Sài Khao, Mường Lát, Pha
Luông, Mai Châu. Đó là những địa danh đong đầy bao nỗi thương nhớ chỉ nghe đến tên thôi
đã cảm thấy hoang sơ, heo hút, chứa đầy bí ẩn, hiểm nguy. Và đã có một thời những tên gọi
ấy khiến những chàng trai Tây Tiến không khỏi lạ lẫm, tò mò và khát khao được khám phá chinh phục.

"Thơ là thơ, nhưng đồng thời là nhạc, là họa, là chạm khắc theo một cách riêng." (Sóng Hồng)
Với những nét vẽ vừa gân guốc, dữ dằn lại vừa mềm mại uyển chuyển, Quang Dũng đã tạo
nên một bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, hiểm trở, lại thơ mộng trữ tình.

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi."
Thiên nhiên miền Tây ngập chìm trong màn sương dày đặc, âm u, mờ mịt. Sương bao phủ núi
rừng, che lấp những lối đi và như muốn nuốt chửng cả đoàn quân Tây Tiến. Toàn bộ không
gian bị màn sương xâm lấn. Một hiện thực đầy gian khổ nơi chiến trường đã được Quang
Dũng tái hiện chân thực qua đó làm nổi bật sự mỏi mệt, gian khó của những người lính khi
phải hành quân qua một địa trận như thế.

Nếu Sài Khao hiện lên với hình ảnh "sương lấp" thì Mường Lát lại mang vẻ đẹp huyền ảo bởi
"hoa về trong đêm hơi". Không phải hoa nở mà là "hoa về", không phải đêm sương mà là
đêm hơi. Hình ảnh "hoa về" không chỉ gợi lên những bông hoa rừng lan tỏa hương thơm
ngào ngạt mà trong đêm mà còn có thể gợi lên bóng dáng con người. Hình ảnh ẩn dụ "hoa
về" phải chăng là hình ảnh của những người lính Tây Tiến trở về trong "đêm hơi", trong một
không gian bảng lảng sương khói. Nếu đêm sương là hiện thực thì "đêm hơi" lại là hiện thực
được ảo hóa, tạo nên một không gian chập chờn, bồng bềnh, hư thực. Mường Lát như bừng
sáng bởi sự hiện diện của những bông hoa rừng và sự trở về của người lính Tây Tiến.

Bốn câu thơ tiếp theo được xem là tuyệt bút của bài thơ, khắc họa một cách cụ thể, sinh
động chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến trên cái nền của thiên nhiên Tây
Bắc hùng vĩ mà thơ mộng, huyền ảo:

"Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi."
"Một câu thơ hay là một câu thơ giàu sức gợi." Với cách sử dụng từ láy giàu chất tạo hình
"khúc khuỷu", "thăm thẳm", tác giả đã diễn tả thật đặc sắc sự hiểm trở của núi rừng miền Tây
Bắc với núi cao, vực sâu và dốc thẳm. Những dãy núi liên hoàn nối tiếp nhau, dốc lên thì
thẳng đứng, dốc xuống thì như dẫn tới vực sâu. Trước mắt chúng ta là những con đường núi
đèo dốc quanh co cheo leo, gập ghềnh. Và ta như nghe được cả hơi thở nhọc nhằn của người
lính sau một chặng đường leo dốc đầy gian khổ ấy.

Từ láy "heo hút" diễn tả một không gian vắng vẻ, hoang vu, hiu quạnh. Nơi đó chỉ có những
cồn mây ôm lấy cây rừng mà thiếu đi sự sống của con người. Cái hay của Quang Dũng
trong câu thơ là cách sử dụng từ ngữ "súng ngửi trời". Ý thơ gợi ta liên tưởng đến hình ảnh
"đầu súng trăng treo" trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu. Quang Dũng không chỉ làm nổi
bật độ cao ngất trời của những dãy núi, sự hùng vĩ của thiên nhiên mà còn thể hiện được vẻ
đẹp lãng mạn đậm chất của những chàng trai Hà Thành. Người lính Tây Tiến hành quân trên
đỉnh núi cao, mũi súng như chạm đến bầu trời, như chọc thủng bầu trời. Ta thấy được vẻ hồn
nhiên, tinh nghịch, tếu táo của người lính, những con người luôn lạc quan, yêu đời và coi
thường mọi gian khổ. Hình ảnh các anh như mang hào khí vinh quang của những dũng sĩ bình
Nguyên thời Trần muốn "át cả sao ngưu".

Đồi núi miền Tây hết lên lại xuống "ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống". Câu thơ có sự
tương phản đối lập giữa lên cao và xuống thấp, một bên ngút lên cao ngất trời và một
bên đột ngột vụt đổ xuống vực sâu gần như thẳng đứng. Nhìn lên thấy vun vút, nhìn xuống
thấy thăm thẳm. Quả là muôn vàn khó khăn, dữ dội, khắc nghiệt mà người lính Tây Tiến phải
đối mặt trên bước đường hành quân ra trận.

Nếu những ở câu thơ trên Quang Dũng mang đến cho chúng ta một bức họa đồi núi Tây Bắc
đầy gập ghềnh, trắc trở, hiểm nguy thì đến câu thơ "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi", một
diện mạo khác của thiên nhiên lại hiện ra với một không gian mênh mang, gợi cảm giác bâng
khuâng trong lòng người. Với sự hiện diện của các thanh bằng, câu thơ đã thể hiện được tâm
hồn thư thái, thảnh thơi của những người lính khi được nghỉ chân sau một chặng đường dài
hành quân vất vả. Khi đã chinh phục được độ cao, các anh phóng tầm mắt mình ra xa, giữa
màn mưa rừng sương núi bồng bềnh thấp thoáng những ngôi nhà ở Pha Luông ẩn hiện giữa
biển mưa mờ ảo. Hình ảnh những ngôi nhà đã góp phần làm cho không gian bớt đi sự vắng
vẻ, hiu quạnh và sưởi ấm tâm hồn những người lính xa quê.

Với sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vận dụng và phát huy tài tình tính họa
và tính nhạc của ngôn ngữ thơ ca, Quang Dũng đã mang đến một bức tranh thiên nhiên miền
Tây vừa hùng vĩ, dữ dội lại thơ mộng, trữ tình. Qua đó cũng làm nổi bật bóng dáng của những
người lính Tây Tiến và những bước chân trên con đường hành quân đầy nhọc nhằn gian khổ.

1.3. Sáu (6) câu còn lại
"Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật." (Biêlinxki). Quang Dũng vốn là một
người lính ra đi từ mảnh đất Hà thành đầy hoa lệ với biết bao mộng mơ của tuổi trẻ. Dẫu vậy
ngòi bút Quang Dũng vẫn thấm đẫm chất đời từ những trải nghiệm thực tế nơi chiến trường.
Nhà thơ đã không hề né tránh sự thật mất mát hi sinh của người lính Tây Tiến:

"Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời."
Rất nhiều người lính Tây Tiến đã vĩnh viễn ra đi bởi những "dãi dầu", những gian khổ hiểm
nguy. Nhưng trong cách diễn đạt của Quang Dũng thì sự ra đi ấy giống như "bỏ quên đời",
"không bước nữa". Các anh chỉ dừng chân nghỉ ngơi sau một chặng đường dài, gửi lại đời
mình nơi núi rừng xa xôi. Bằng những từ ngữ bay bổng, nhà thơ đã thể hiện tư thế ra đi đầy
ngang tàng ngạo nghễ. Hình ảnh người lính phảng phất bóng dáng những tráng sĩ thuở xưa
"xem cái chết nhẹ tựa lông hồng".

Trên bước đường hành quân, những người lính Tây Tiến không chỉ ra đi bởi súng đạn của kẻ
thù mà các anh còn ngã xuống bởi chính sự khắc nghiệt dữ dội của thiên nhiên.

"Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"
Thiên nhiên miền Tây không chỉ có núi rừng trùng điệp mà còn hiện lên là một vùng đất hoang
sơ chứa đầy bí ẩn với uy lực khủng khiếp trở thành mối đe dọa trực tiếp với những người
lính. "Chiều chiều", "đêm đêm" là khoảng thời gian thường xuyên, liên tiếp mà người lính
phải đối mặt với "thác gầm thét" và "cọp trêu người", đối mặt với sự oai linh rùng rợn của rừng già.

Hình ảnh "cọp trêu người" vừa thể hiện sự hoang dại của thiên nhiên vừa cho thấy nét dí
dỏm, hài hước và cả tinh thần gan dạ, dũng cảm của người lính Tây Tiến năm xưa. Hóa ra giữa
chốn rừng thiêng nước độc , cọp lại trở thành người bạn vui đùa cùng các anh trong những
đêm lạnh lẽo nơi Mường Hịch. Đằng sau hình ảnh thơ ấy là niềm tự hào khâm phục của
Quang Dũng với những con người đã đặt chân đến nơi tưởng chừng như thâm sơn cùng cốc,
không có sự sống của con người.

Những kỷ niệm dừng chân ấm áp tình quân dân tại một bản làng ở Mai Châu là nét ký ức
không thể phai nhòa trong cuộc đời người lính:

"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi."
Cái tên Tây Tiến một lần nữa dội lại trong ký ức của Quang Dũng với bao nỗi nhớ nhung trào
dâng mãnh liệt. "Nhớ ôi Tây Tiến", nỗi nhớ về miền Tây, về những bản làng Mai Châu, nhớ cả
về những người mẹ, người chị, những cô thiếu nữ vùng sơn cước. Câu thơ phảng phất làn
khói lam chiều vương vấn, ấm áp và mùi thơm của nếp xôi là hương vị của cuộc đời mang lại
cảm giác thanh bình, ngọt ngào, sưởi ấm tâm hồn của những người lính và xua tan đi những
mệt nhọc của các anh nơi chiến trường ác liệt.

"Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa tơi từ ngữ." Cách dùng từ "mùa em" của Quang Dũng thật
lạ, gợi ra nhiều cách hiểu. "Mùa em" là mùa lúa chín xôi thơm, căng tràn nhựa sống. Nó còn
được hiểu theo nét nghĩa táo bạo, mới mẻ rất Quang Dũng. Người ta thường nói mùa hoa,
mùa quả gợi ra thời điểm sung mãn đầy ắp sắc hương của hoa trái. Vì thế "mùa em" còn gợi
ra vẻ đẹp xuân sắc của những cô gái miền Tây duyên dáng ngọt ngào. Và quả thực cái tên Mai
Châu thực sự là một ấn tượng khó quên, một địa danh ấm áp tình quân dân.

2. Lí luận về cảm hứng lãng mạn trong đoạn 1 "Tây Tiến"
2.1. Khái niệm về cảm hứng lãng mạn
Cảm hứng lãng mạn trong văn học là cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc hướng về
lý tưởng. Nó đi tìm cái đẹp trong những cái khác lạ, phi thường, vượt lên những cái quen
thuộc tầm thường của đời sống hàng ngày, phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng,
thường tìm đến cách diễn đạt khoa trương phóng đại, vận dụng hiệu quả bút pháp tương phản đối lập.

Cảm hứng lãng mạn trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo trong văn học giai đoạn 1945 - 1975.
Nó nâng đỡ con người vượt lên mọi khó khăn thử thách để hướng đến ngày mai tươi sáng.

2.2. Cảm hứng lãng mạn trong đoạn 1 "Tây Tiến"
Lí giải về cảm hứng lãng mạn:
Quang Dũng vốn là một hồn thơ hào hoa, lãng mạn. Chất tài hoa ấy lại bắt gặp được thiên
nhiên miền Tây với vẻ đẹp đặc sắc, mới lạ. Đồng thời nhà thơ sống giữa những ngày tháng
hào hùng của cuộc kháng chiến. Tất cả đã hòa quyện để tạo nên những câu thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
Biểu hiện:
Cảm hứng lãng mạn trước hết được thể hiện ở cái tôi tràn đầy cảm xúc, giàu trí tưởng
tượng của Quang Dũng. Cảm xúc ấy chính là nỗi nhớ của nhà thơ về thiên nhiên miền
Tây, về những kỉ niệm kháng chiến và những người lính Tây Tiến hào hùng song cũng
rất hào hoa, lãng mạn. Nỗi nhớ như một dòng suối ào ạt tuổn chảy xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm.

Tác giả thường tô đậm những cái phi thường gây ấn tượng mạnh mẽ về sự hùng vĩ, dữ
dội và thơ mộng của thiên nhiên:
- Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút"
- Sử dụng nhiều thanh trắc trong một câu thơ để diễn tả sự gập ghềnh, hiểm trở của thiên nhiên.
Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ còn thể hiện đậm nét ở bút pháp lãng mạn. Đó là
phát huy cao độ thủ pháp đối lập tương phản: Đối lập giữa thiên nhiên hùng vĩ, hiểm
trở với vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình.