Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 12

Tràng là một người chàng trai nghèo khổ, cơ cực ở xóm ngụ cư. Một ngày nọ, trong buổi chiều, trong không khí thê thảm, ảm đạm vì đói, Tràng đã bắt gặp vợ tương lai của mình đang cảnh đói rách, chỉ vì mời thị ăn bốn bát bánh đúc kèm theo lời nói đùa vui mà thị đã đồng ý theo Tràng về làm vợ. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 12 637 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 12 1 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 12

Tràng là một người chàng trai nghèo khổ, cơ cực ở xóm ngụ cư. Một ngày nọ, trong buổi chiều, trong không khí thê thảm, ảm đạm vì đói, Tràng đã bắt gặp vợ tương lai của mình đang cảnh đói rách, chỉ vì mời thị ăn bốn bát bánh đúc kèm theo lời nói đùa vui mà thị đã đồng ý theo Tràng về làm vợ. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

31 16 lượt tải Tải xuống
Phân ch giá trị nhân đạo của Vnhặt chọn lọc hay nhất
Vnhặt là tác phẩm êu biểu của tác giả Kim Lân, được đưa vào chương trình ngữ văn lớp 12. Sau
đây, hãy cùng Luật Minh Khuê phân ch giá trị nhân đạo của tác phẩm nhé!
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt tác phẩm Vnhặt
Tng là một người chàng trai nghèo khổ, cơ cực ở xóm ngụ cư. Một ngày nọ, trong buổi chiều, trong
không khí thê thảm, m đm vì đói, Tràng đã bắt gặp vợ tương lai của mình đang cảnh đói rách, chỉ vì
mời thị ăn bốn bát bánh đúc kèm theo lời nói đùa vui mà thị đã đồng ý theo Tràng về làm vợ. Mẹ của
Tng khi về thì đã thấy thị ở trong nhà, đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu trong mối
đau đớn và thương cảm. Tràng cảm thấy con người mình đổi khác. Tchút đùa đến thoáng lo, bây giờ
Tng tự thy bản thân đã trưởng thành lên nhiều, thấy niềm vui thành người có tch nhiệm. Sáng
hôm sau, dường như gia đình Tng đã có sự đổi khác khi có bàn tay chăm sóc của người phụ nữ.
mẹ nghèo đãi hai con ít cháo và nồi chè đặc biệt. Miếng cám chát, nghẹn cổ nhưng Tng vẫn cùng vợ
ớng về một cuộc sống đổi khác. Trong óc anh hiện ra đám người đói phá kho thóc và lá cờ đỏ bay
phấp phới.
2. Dàn ý phân ch giá trị nhân đạo của Vnhặt
2.1. Mở bài
Giới thiệu tác giả: Kim Lân (1920 - 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân
Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là một trong nhữngy bút truyện ngắn xuất sắc nhất của
nền văn học Việt Nam đương đại. Do hoàn cảnh khó khăn, ông chỉ được học hết ểu học, rồi phải
bươn chải làm đủ mọi nghề. Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt
động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim). Bút danh
Kim Lân của ông được lấy từ tên của nhân vật Đổng Kim Lân trong Tuồng Sơn Hậu, một vai ông đã
từng diễn.
Giới thiệu chung tác phẩm: Truyện "Vnhặt" có ền thân từ ểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm
được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình lập lại
(1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vnhặt". Tác phẩm được in trong
tập truyện "Con chó xấu xí". Tác phẩm đã phơi bày hiện thực về nạn đói khủng khiếp năm 1945,
nhưng qua đó đã thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người dân xã hội đó, ngay
trên bờ vực của chết.
2.2. Thân bài
1. Nạn đói khủng khiếp năm 1945:
Trong truyện đã diễn tả với tất cả niềm xót thương thông cảm của tác giả về cảnh bi thảm của quần
chúng lao động trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
a) Cái đói bao trùm khắp nơi và tràn đến cái xóm nghèo của dân ngụ cư.
- Những gia đình từ Nam Định, Thái Bình lũ lượt đội chiếu, dắt díu bồng bế nhau lên, xám lại như
những bóng ma. Buổi sáng nào cũng có vài người chết còng queo bên đường, toả mùi gây gây của xác
chết.
- Toàn bộ câu truyện của Tràng diễn ra trên cái cảnh đói khổ và tang tóc ấy. Cảnh xóm ngụ cư vào buổi
chiều Tràng đưa nời vợ theo về; ếng hờ khóc trong đêm, mùi đốt đống rấm.
b) Tình cảnh của gia đình Tràng
- Tràng: nghèo đến mức không lấy nổi vợ.
- Vợ Tràng: Vì đói mà tự nguyện theo Tràng về làm vợ, không có cưới hỏi hay trầu cau gì cả. Lúc này, có
thể nói vợ Tràng chưa hề có nh yêu với anh.
- Tình cảm xót xa của bữa cơm đón nàng dâu mới. Mâm cơm đón dâu mà không có mâm cao cỗ đầy,
không có nổi một bữa ăn tử tế, chỉ có nồi cháo loãng và bát cám.
2. Sự cưu mang, niềm hi vọng của người lao động nghèo khổ
Truyện đã làm sáng lên trên cái nền đen ti m đm ấy sức sống, khát vọng. Đó là mái ấm gia đình và
sự nương tựa, che chở cho nhau của những người lao động nghèo khổ, sáng lên niềm n hy vọng của
họ.
a) Tình huống Tràng có vợ, "nhặt" được vợ và ý nghĩa
- Thái độ của Tràng từ lúc chỉ nói chuyện tầm phào với thị, cho đến lúc xem chuyện lấy thị về làm vợ
chuyện nghiêm chỉnh của đời mình.
b) Ánh sáng của hơi ấm hnh phúc gia đình giữa lúc nạn đói hoành hành
- Cảnh gia đình Tràng, căn nhà, mảnh vườn trong buổi sáng hôm sau.
- Sự biến đổi trong tâm trạng của Tràng, của người vnht.
- Ý nghĩa và thái độ của bà cụ T, nỗi xót xa, thương cảm và niềm hy vọng cùa nời mẹ.
- Niềm hi vọng của họ về sự đổi thay số phận hướng về cuộc cách mạng.
3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Thái độ đồng cảm với số phận người lao động
- Một tư tưởng nhân đạo hướng về quần chúng lao động, khẳng định phẩm chất và sức sống bền bỉ
của họ.
- Niềm n của tác giả đặt vào những khát vọng bình dị mà chân chính những con người vẫn muốn
sống, vẫn khát khao nh thương và sự gắn bó, việc nương tựa vào nhau đã cho họ niềm n để sống.
- Chủ nghĩa nhân đạo của tác phẩm dựa trên sự am hiểu sâu sắc, gắn với đời sống người nông dân của
Kim Lân. Tác giả không tô vẽ, lí tưởng các nhân vật của mình.
2.3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề và nêu nhận xét của bản thân.
3. Mẫu phân ch giá trị nhân đạo
Năm 1945 đã trở thành dấu ấn lịch sử không thể phai mờ đối với mỗi con người Việt Nam. Đó là giai
đoạn không chỉ đánh dấu sự thắng lợi huy hoàng của dân tộc Việt Nam mà còn chứng kiến bao đau
thương mất mát của dân tộc ta dưới họa xâm lăng. Sự bóc lột dã man tàn bạo của bọn phát xít thực
dân và bọn phong kiến tay sai đã đẩy hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Trong hoàn cảnh y nhà
văn Kim Lân đã sáng tác ra tác phẩm: "Vnhặt" - một tác phẩm đã tố cáo được tội ác của bọn bóc lột.
Hơn thế nữa, tác phẩm đã thhiện niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi đau khổ của con
người, và bày tỏ niềm n: "dù cuộc sống có đau khổ đến đâu thì con người vẫn không nguôi về khát
vọng hạnh phúc, vẫn mơ ước về một gia đình và ng đến một tương lai tươi sáng". Đó chính là giá
trị nhân đạo của tác phẩm.
Có thể nói, tác phẩm "Vnht" đã bộc lộ rõ những cảm xúc xót xa đối với kiếp người thê thảm trong
nạn đói lịch sử làm chết hai triệu người. Thông qua đó, tác giả muốn tố cáo tội ác của thực dân Pháp
đã gây ra làm cho dân ta khốn khổ. Câu chuyện được viết trong một xóm ngụ cư, toàn những người
dân tứ xứ về ở chung tập hợp thành một xóm ngụ cư mới, trong sự nghèo khổ đến tận cùng của cảnh
vật xung quanh và những nếp nhà lụp sụp. Trên con đường về xóm ngụ cư ấy ánh sáng hiện lên vô
cùng mờ mịt, leo lét những con người đi lại như những bóng ma. Xác người chết chưa kịp chôn cất
nằm ngổn ngang, bên cạnh những người sống vật vờ không có nơi cư trú, mùi xác thối bốc lên, rồi
từng bầy quạ đến cứ gào lên thê thiết. Bên cạnh đó văng vẳng là ếng trống thúc thuế, những đứa trẻ
thì ngồi trong những xó đường không buồn nhúc nhích bởi chúng quá đói và mệt mỏi nên không còn
sức lực để vui đùa chạy nhảy nữa.
Trong bối cảnh nghèo đói ấy một người xấu xí như nhân vật Tràng, hai con mắt hí, quai hàm bạnh ra,
đường nét thô kệch làm nghề kéo xe thuê, nghèo khó sống cảnh mẹ góa con côi lại nhặt được một
người vợ chỉ bằng vài bát bánh đúc với những lời nói bông đùa: "Muốn ăn cơm trắng mấy giò, thì lại
đây đẩy xe bò với anh". Giá trị nhân đạo của truyện ngắn còn thể hiện trong lòng n sâu sắc vào việc
những nhân vật trong tác phẩm n tưởng vào tương lai, sự đổi đời. Nhân vật anh cu Tràng tuy có vẻ
ngoài xấu xí nhưng ềm ẩn bên trong là sự cảm thông biết thương yêu người khác, che chở giúp đỡ
người khác trong cảnh khốn khổ. Trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng Tràng vẫn hào phóng đãi thị bốn
bát bánh đúc, rồi lần sau gặp Tràng cũng quan sát người phụ nữ này dường như thị gầy hơn, cái áo
ch tả tơi cắp cái thúng con. Có lẽ từ giây phút đó Tràng đã nổi lên sự trc ẩn trong lòng, muốn cho
người phụ nữ kia nương tựa vào mình cả hai cùng nương tựa vào nhau, để cố gắng qua cơn đói khổ
này. Đó chính là sự nhân đạo trong con người Tràng. Trong khi nạn đói đang hoành hành, người chết
như ngả rạ, thêm một người là thêm một miệng ăn, nhưng Tràng vẫn sẵn sàng cưu mang thị, đưa thị
về nhà cùng chung sống.
Còn về người "vợ nht" thì đã có sự biến đổi về nh cách, trước khi về làm vợ Tràng, thi hiện lên vi
một vẻ chao chát, chỏng lỏn. Trước câu hò của Tràng thị cong cớn nói "có khối cơm trắng mấy giò
đấy", lần thứ hai gặp Tng thị sưng sỉa nói: "Điêu! Người thế mà điêu"... Nhưng người đàn bà ấy sau
khi về làm vợ Tràng đã thay đổi, vẻ chao chát, chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu
đúng mực, sự ý tứ trong cách cư xử: "Thị đi theo Tràng với dáng điệu đầu hơi cúi xuống, cái nón rách
tang, nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt, khi về đến nhà thị chỉ dám ngồi mm ở mép giường.
Sáng hôm sau dậy từ sớm quét dọn nhà cửa",...
Bà cụ Tứ mẹ của anh cu Tng cũng là người có tấm lòng nhân văn, nhân đạo. Bà thương yêu con hết
mực. Ngay từ khi xuất hiện, bà cụ Tứ đã gắn liền với dáng vẻ nhàu nhĩ, tảo tần, dáng người đã già cả
lưng còng, mắt kèm nhèm, nhìn từ xa bà thấy trong nhà mình có một người phụ nữ bà tưởng mình
trông gà hóa cuốc. Nhưng khi lại gần tới nhà thấy người phụ nữ kia chào mình bằng u, rồi nghe anh cu
Tng giới thiệu "Đây là nhà con" thì bà cụ Tứ không còn nghi ngờ gì nữa. Bà thoáng chút thương xót
cho số phận của mình và con trai, người ta cưới vợ trong lúc ăn nên làm ra, còn mình thì cưới nhau
trong lúc nghèo đói, túng quẫn. Người ta cưới vợ cho con thì cỗ bàn linh đình, còn con bà thì chẳng có
nổi một cái đám cưới, chỉ dắt một người đàn bà xa lạ về gọi là vợ. Nhưng rồi bà lại vui vẻ chấp nhận
bà nghĩ rất ch cực: "Có gặp hoàn cảnh khốn khó như lúc này thì người ta mới lấy tới con mình, mà
con mình mới có vợ". Bà cụ T nhìn mọi chuyện vô cùng thấu đáo ch cực. Bà thấy nhiều niềm vui
hơn là nỗi buồn trong việc anh cu Tng nhặt được vợ trong thời k đói khổ. Từ xa xưa, người ta vẫn
nhắc đến "mẹ chồng nàng dâu" như một minh chứng cho sự không thể hoà hợp, nhưng bà cụ Tứ thì
hoàn toàn khác. Bà thương con hết mực, cảm thông cho nh cảnh của nàng dâu mới, bà ân cần trong
cách hành động với con dâu "con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân".
Chính người mẹ khốn khổ này đã luôn tạo không khí vui vẻ cho gia đình để con trai và con dâu của bà
vui vẻ mà cố gắng phấn đấu vượt qua thời kỳ đói khổ này. Người mẹ già khốn khổ ấy luôn miệng động
viên con trai con dâu của mình. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, chăm chỉ làm ăn biết đâu
nhtrời thương lại cho khấm khá. Sáng hôm sau, gia đình anh cu Tràng từ khi lấy vợ đã thay đổi hẳn
nhà cửa gọn gàng, vườn tược được nhổ sạch cỏ, mọi thứ tht sự là một gia đình dù còn nhiều đơn sơ
nghèo khó. Nhưng nó vẫn thể hiện đó là một gia đình, đầm ấm sum vầy. Trong bữa cơm gia đình, hình
ảnh nồi cháo cám đã ám ảnh người đọc vô cùng, nhưng trong mâm cơm đạm bạc nghèo khổ ấy ai
cũng nói tới tương lai, nói tới chuyện vui. Họ cùng nhau hy vọng vào cuộc sống mới.
Bằng cái nhìn mới mẻ về cuộc sống của người dân sau cách mạng tháng Tám, Kim Lân đã vẽ lên một
bức tranh hiện thc về nạn đói và cái chết đầy bi thương của nhng năm tháng này. Qua đó thể hin
giá trị nhân đạo sâu sắc góp phần tạo nên thành công trong tác phẩm. T đó ta thấy được chiều sâu so
với các tác phẩm văn học hiện thực trước đó.
Trên đây là dàn ý và mẫu phân ch giá trị nhân đạo của tác phẩm: "Vnhặt" hay nhất. Hy vọng bài
viết đã đem đến cho bạn đọc kiến thức bổ ích. Xin chân thành cảm ơn!
| 1/4

Preview text:

Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt chọn lọc hay nhất
Vợ nhặt là tác phẩm tiêu biểu của tác giả Kim Lân, được đưa vào chương trình ngữ văn lớp 12. Sau
đây, hãy cùng Luật Minh Khuê phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm nhé!

Mục lục bài viết
1. Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt
Tràng là một người chàng trai nghèo khổ, cơ cực ở xóm ngụ cư. Một ngày nọ, trong buổi chiều, trong
không khí thê thảm, ảm đạm vì đói, Tràng đã bắt gặp vợ tương lai của mình đang cảnh đói rách, chỉ vì
mời thị ăn bốn bát bánh đúc kèm theo lời nói đùa vui mà thị đã đồng ý theo Tràng về làm vợ. Mẹ của
Tràng khi về thì đã thấy thị ở trong nhà, đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu trong mối
đau đớn và thương cảm. Tràng cảm thấy con người mình đổi khác. Từ chút đùa đến thoáng lo, bây giờ
Tràng tự thấy bản thân đã trưởng thành lên nhiều, thấy niềm vui thành người có trách nhiệm. Sáng
hôm sau, dường như gia đình Tràng đã có sự đổi khác khi có bàn tay chăm sóc của người phụ nữ. Bà
mẹ nghèo đãi hai con ít cháo và nồi chè đặc biệt. Miếng cám chát, nghẹn cổ nhưng Tràng vẫn cùng vợ
hướng về một cuộc sống đổi khác. Trong óc anh hiện ra đám người đói phá kho thóc và lá cờ đỏ bay phấp phới.

2. Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt 2.1. Mở bài
Giới thiệu tác giả: Kim Lân (1920 - 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân
Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc nhất của
nền văn học Việt Nam đương đại. Do hoàn cảnh khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học, rồi phải
bươn chải làm đủ mọi nghề. Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt
động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim). Bút danh
Kim Lân của ông được lấy từ tên của nhân vật Đổng Kim Lân trong Tuồng Sơn Hậu, một vai ông đã từng diễn.

Giới thiệu chung tác phẩm: Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm
được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình lập lại
(1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong
tập truyện "Con chó xấu xí". Tác phẩm đã phơi bày hiện thực về nạn đói khủng khiếp năm 1945,
nhưng qua đó đã thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người dân xã hội đó, ngay
trên bờ vực của chết.
2.2. Thân bài
1. Nạn đói khủng khiếp năm 1945:
Trong truyện đã diễn tả với tất cả niềm xót thương thông cảm của tác giả về cảnh bi thảm của quần
chúng lao động trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

a) Cái đói bao trùm khắp nơi và tràn đến cái xóm nghèo của dân ngụ cư.
- Những gia đình từ Nam Định, Thái Bình lũ lượt đội chiếu, dắt díu bồng bế nhau lên, xám lại như
những bóng ma. Buổi sáng nào cũng có vài người chết còng queo bên đường, toả mùi gây gây của xác chết.

- Toàn bộ câu truyện của Tràng diễn ra trên cái cảnh đói khổ và tang tóc ấy. Cảnh xóm ngụ cư vào buổi
chiều Tràng đưa người vợ theo về; tiếng hờ khóc trong đêm, mùi đốt đống rấm.

b) Tình cảnh của gia đình Tràng
- Tràng: nghèo đến mức không lấy nổi vợ.
- Vợ Tràng: Vì đói mà tự nguyện theo Tràng về làm vợ, không có cưới hỏi hay trầu cau gì cả. Lúc này, có
thể nói vợ Tràng chưa hề có tình yêu với anh.

- Tình cảm xót xa của bữa cơm đón nàng dâu mới. Mâm cơm đón dâu mà không có mâm cao cỗ đầy,
không có nổi một bữa ăn tử tế, chỉ có nồi cháo loãng và bát cám.

2. Sự cưu mang, niềm hi vọng của người lao động nghèo khổ
Truyện đã làm sáng lên trên cái nền đen tối ảm đạm ấy sức sống, khát vọng. Đó là mái ấm gia đình và
sự nương tựa, che chở cho nhau của những người lao động nghèo khổ, sáng lên niềm tin hy vọng của họ.

a) Tình huống Tràng có vợ, "nhặt" được vợ và ý nghĩa
- Thái độ của Tràng từ lúc chỉ nói chuyện tầm phào với thị, cho đến lúc xem chuyện lấy thị về làm vợ là
chuyện nghiêm chỉnh của đời mình.

b) Ánh sáng của hơi ấm hạnh phúc gia đình giữa lúc nạn đói hoành hành
- Cảnh gia đình Tràng, căn nhà, mảnh vườn trong buổi sáng hôm sau.
- Sự biến đổi trong tâm trạng của Tràng, của người vợ nhặt.
- Ý nghĩa và thái độ của bà cụ Tứ, nỗi xót xa, thương cảm và niềm hy vọng cùa người mẹ.
- Niềm hi vọng của họ về sự đổi thay số phận hướng về cuộc cách mạng.
3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Thái độ đồng cảm với số phận người lao động
- Một tư tưởng nhân đạo hướng về quần chúng lao động, khẳng định phẩm chất và sức sống bền bỉ của họ.
- Niềm tin của tác giả đặt vào những khát vọng bình dị mà chân chính những con người vẫn muốn
sống, vẫn khát khao tình thương và sự gắn bó, việc nương tựa vào nhau đã cho họ niềm tin để sống.

- Chủ nghĩa nhân đạo của tác phẩm dựa trên sự am hiểu sâu sắc, gắn với đời sống người nông dân của
Kim Lân. Tác giả không tô vẽ, lí tưởng các nhân vật của mình.
2.3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề và nêu nhận xét của bản thân.
3. Mẫu phân tích giá trị nhân đạo
Năm 1945 đã trở thành dấu ấn lịch sử không thể phai mờ đối với mỗi con người Việt Nam. Đó là giai
đoạn không chỉ đánh dấu sự thắng lợi huy hoàng của dân tộc Việt Nam mà còn chứng kiến bao đau
thương mất mát của dân tộc ta dưới họa xâm lăng. Sự bóc lột dã man tàn bạo của bọn phát xít thực
dân và bọn phong kiến tay sai đã đẩy hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Trong hoàn cảnh ấy nhà
văn Kim Lân đã sáng tác ra tác phẩm: "Vợ nhặt" - một tác phẩm đã tố cáo được tội ác của bọn bóc lột.
Hơn thế nữa, tác phẩm đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi đau khổ của con
người, và bày tỏ niềm tin: "dù cuộc sống có đau khổ đến đâu thì con người vẫn không nguôi về khát
vọng hạnh phúc, vẫn mơ ước về một gia đình và hướng đến một tương lai tươi sáng". Đó chính là giá
trị nhân đạo của tác phẩm.

Có thể nói, tác phẩm "Vợ nhặt" đã bộc lộ rõ những cảm xúc xót xa đối với kiếp người thê thảm trong
nạn đói lịch sử làm chết hai triệu người. Thông qua đó, tác giả muốn tố cáo tội ác của thực dân Pháp
đã gây ra làm cho dân ta khốn khổ. Câu chuyện được viết trong một xóm ngụ cư, toàn những người
dân tứ xứ về ở chung tập hợp thành một xóm ngụ cư mới, trong sự nghèo khổ đến tận cùng của cảnh
vật xung quanh và những nếp nhà lụp sụp. Trên con đường về xóm ngụ cư ấy ánh sáng hiện lên vô
cùng mờ mịt, leo lét những con người đi lại như những bóng ma. Xác người chết chưa kịp chôn cất
nằm ngổn ngang, bên cạnh những người sống vật vờ không có nơi cư trú, mùi xác thối bốc lên, rồi
từng bầy quạ đến cứ gào lên thê thiết. Bên cạnh đó văng vẳng là tiếng trống thúc thuế, những đứa trẻ
thì ngồi trong những xó đường không buồn nhúc nhích bởi chúng quá đói và mệt mỏi nên không còn
sức lực để vui đùa chạy nhảy nữa.

Trong bối cảnh nghèo đói ấy một người xấu xí như nhân vật Tràng, hai con mắt ti hí, quai hàm bạnh ra,
đường nét thô kệch làm nghề kéo xe thuê, nghèo khó sống cảnh mẹ góa con côi lại nhặt được một
người vợ chỉ bằng vài bát bánh đúc với những lời nói bông đùa: "Muốn ăn cơm trắng mấy giò, thì lại
đây đẩy xe bò với anh". Giá trị nhân đạo của truyện ngắn còn thể hiện trong lòng tin sâu sắc vào việc
những nhân vật trong tác phẩm tin tưởng vào tương lai, sự đổi đời. Nhân vật anh cu Tràng tuy có vẻ
ngoài xấu xí nhưng tiềm ẩn bên trong là sự cảm thông biết thương yêu người khác, che chở giúp đỡ
người khác trong cảnh khốn khổ. Trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng Tràng vẫn hào phóng đãi thị bốn
bát bánh đúc, rồi lần sau gặp Tràng cũng quan sát người phụ nữ này dường như thị gầy hơn, cái áo
rách tả tơi cắp cái thúng con. Có lẽ từ giây phút đó Tràng đã nổi lên sự trắc ẩn trong lòng, muốn cho
người phụ nữ kia nương tựa vào mình cả hai cùng nương tựa vào nhau, để cố gắng qua cơn đói khổ
này. Đó chính là sự nhân đạo trong con người Tràng. Trong khi nạn đói đang hoành hành, người chết
như ngả rạ, thêm một người là thêm một miệng ăn, nhưng Tràng vẫn sẵn sàng cưu mang thị, đưa thị
về nhà cùng chung sống.

Còn về người "vợ nhặt" thì đã có sự biến đổi về tính cách, trước khi về làm vợ Tràng, thi hiện lên với
một vẻ chao chát, chỏng lỏn. Trước câu hò của Tràng thị cong cớn nói "có khối cơm trắng mấy giò
đấy", lần thứ hai gặp Tràng thị sưng sỉa nói: "Điêu! Người thế mà điêu"... Nhưng người đàn bà ấy sau
khi về làm vợ Tràng đã thay đổi, vẻ chao chát, chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu

đúng mực, sự ý tứ trong cách cư xử: "Thị đi theo Tràng với dáng điệu đầu hơi cúi xuống, cái nón rách
tang, nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt, khi về đến nhà thị chỉ dám ngồi mớm ở mép giường.
Sáng hôm sau dậy từ sớm quét dọn nhà cửa",...

Bà cụ Tứ mẹ của anh cu Tràng cũng là người có tấm lòng nhân văn, nhân đạo. Bà thương yêu con hết
mực. Ngay từ khi xuất hiện, bà cụ Tứ đã gắn liền với dáng vẻ nhàu nhĩ, tảo tần, dáng người đã già cả
lưng còng, mắt kèm nhèm, nhìn từ xa bà thấy trong nhà mình có một người phụ nữ bà tưởng mình
trông gà hóa cuốc. Nhưng khi lại gần tới nhà thấy người phụ nữ kia chào mình bằng u, rồi nghe anh cu
Tràng giới thiệu "Đây là nhà con" thì bà cụ Tứ không còn nghi ngờ gì nữa. Bà thoáng chút thương xót
cho số phận của mình và con trai, người ta cưới vợ trong lúc ăn nên làm ra, còn mình thì cưới nhau
trong lúc nghèo đói, túng quẫn. Người ta cưới vợ cho con thì cỗ bàn linh đình, còn con bà thì chẳng có
nổi một cái đám cưới, chỉ dắt một người đàn bà xa lạ về gọi là vợ. Nhưng rồi bà lại vui vẻ chấp nhận
bà nghĩ rất tích cực: "Có gặp hoàn cảnh khốn khó như lúc này thì người ta mới lấy tới con mình, mà
con mình mới có vợ". Bà cụ Tứ nhìn mọi chuyện vô cùng thấu đáo tích cực. Bà thấy nhiều niềm vui
hơn là nỗi buồn trong việc anh cu Tràng nhặt được vợ trong thời kỳ đói khổ. Từ xa xưa, người ta vẫn
nhắc đến "mẹ chồng nàng dâu" như một minh chứng cho sự không thể hoà hợp, nhưng bà cụ Tứ thì
hoàn toàn khác. Bà thương con hết mực, cảm thông cho tình cảnh của nàng dâu mới, bà ân cần trong
cách hành động với con dâu "con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân".

Chính người mẹ khốn khổ này đã luôn tạo không khí vui vẻ cho gia đình để con trai và con dâu của bà
vui vẻ mà cố gắng phấn đấu vượt qua thời kỳ đói khổ này. Người mẹ già khốn khổ ấy luôn miệng động
viên con trai con dâu của mình. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, chăm chỉ làm ăn biết đâu
nhờ trời thương lại cho khấm khá. Sáng hôm sau, gia đình anh cu Tràng từ khi lấy vợ đã thay đổi hẳn
nhà cửa gọn gàng, vườn tược được nhổ sạch cỏ, mọi thứ thật sự là một gia đình dù còn nhiều đơn sơ
nghèo khó. Nhưng nó vẫn thể hiện đó là một gia đình, đầm ấm sum vầy. Trong bữa cơm gia đình, hình
ảnh nồi cháo cám đã ám ảnh người đọc vô cùng, nhưng trong mâm cơm đạm bạc nghèo khổ ấy ai
cũng nói tới tương lai, nói tới chuyện vui. Họ cùng nhau hy vọng vào cuộc sống mới.

Bằng cái nhìn mới mẻ về cuộc sống của người dân sau cách mạng tháng Tám, Kim Lân đã vẽ lên một
bức tranh hiện thực về nạn đói và cái chết đầy bi thương của những năm tháng này. Qua đó thể hiện
giá trị nhân đạo sâu sắc góp phần tạo nên thành công trong tác phẩm. Từ đó ta thấy được chiều sâu so
với các tác phẩm văn học hiện thực trước đó.

Trên đây là dàn ý và mẫu phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm: "Vợ nhặt" hay nhất. Hy vọng bài
viết đã đem đến cho bạn đọc kiến thức bổ ích. Xin chân thành cảm ơn!