Phân tích hành động cởi trói của M trong Vợ chồng A Phủ hay nhất
1. Dàn ý phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
1.1 Mở bài
- Gii thiệu sơ lược về tác phẩm "Vợ chng A Ph" và nhà vănHoài.
- Nêu khái quát về hành động cởi trói của nhân vật M cứu A Phủ - chi tiết làm nên bụi
vàng cho tác phẩm
1.2 Thân bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vài nét về nhân vật Mị
+ Trước khi về làm dâu nhà Thống lí Pá Tra
+ Sau khi b về làm dâu nhà Thống lí Pá Tra
- Hoàn cảnh gặp gỡ giữa MA Phủ
- Phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong quá trình chuyển hóa nhận thức dẫn đến
hành động cởi trói cứu A Phủ.
+ Din biến tâm lí của M trước đêm cứu A Phủ
+ Din biến tâm của M khi nhìn thấy những giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hõm má
đã xám đen của A Ph
+ Hành động cắt dây cởi ti A Phủ của nhân vật M
+ Mị đứng lặng trong bóng tối và Mị vụt chạy theo A Phủ và xin được đi cùng A Phủ.
- Ý nghĩa hành động cởi trói cứu A Phủ của nhân vật M
+ Hành động cắt dây cởi trói cứu A Phủ của nhân vật M din ra tức thời, không phải
hành động tphát mà dứt khoát quyết liệt cho thấy Mị đã tgiải thoát bản thân thoát khỏi sự
trói buộc của cường quyền.
+ Thể hiện rõ sự trỗi dậy mãnh liệt sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị đã bị hiện thc
vùi dập bấy lâu.
+ Khẳng định tài năng phân tích, miêu tả diễn biến tâm nhân vật và sự tài tình của nhà
vănHoài.
1.3 Kết bài
Khẳng định ý nghĩa hành động cởi trói cứu A Phủ của nhân vật Mị gtrị nhân đo
tác phẩm mang lại.
2. Bài văn phân tích cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ hay nhất
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói rằng 'Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết
để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bcái ác hoặc
số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường ... nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực cho
những con người không còn ai để bênh vực". Thực hiện sứ mệnh cao cả ấy nhà văn Tô Hoài
đã xây dựng thành công nhân vật M - hình tượng nhân vật trung tâm của truyện ngắn Vợ chồng
A Phđể ký thác những quan niệm nhân sinh của nhà n về con người về cuc đời. Đọc truyn
chắc hẳn ai cũng không thể quên được hành động của nhân vật Mị cắt dây cột trói cho A Phủ -
mt trong những chi tiết làm nên bụi ng cho tác phẩm.
Hoài y đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại với sức sáng tạo dồi dào ông
có công khai sơn phá thạch về đề tài miền núi Tây Bắc. Ở địa hạt văn học này Tô Hoài thể hin
hứng thú và sở trường của một n văn phong tục khi i hiện sống động và chân thực bức
tranh thiên nhiên và đời sống con người vùng cao. Truyện ngắn Vợ chng A Phủ được sáng tác
sau kết quả của chuyến đi thực tế cùng với bộ đội vào giải phóng y Bắc của Tô Hoài tác
giả đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" nhân dân các dân tộc Tây Bắc năm 1952. Tác githừa nhn
ất nước và con người Tây Bắc đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên".
Truyện kể vcuộc đời của một cô i tên M người Mông xinh đẹp như bông hoa ban
tinh khiết của núi rừng Tây Bắc. Nhưng món ntruyền kiếp của gia đình sự tàn ác của
bọn chúa đất miền núi Tây Bắc Mị trở tnh nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi. Mị
con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra, M bị ớc đot tự do bị chà đạp cả về thc lẫn tinh
thần. Cuộc đời Mị thăm thẳm trong bóng tối khđau và mê muội. gái Mông yêu đời thuở
o giờ đây lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa và chỉ có ý nghĩa ngồi trong căn buồng trông
ra đến bao gichết t thôi. Mị như mt núi đá cô độc nloài thảo mộc danh không thiết
xanh tươi ng với nắng gió. Trong đêm tình mùa xuân, nhờ tác động bởi ngoại cảnh, men
ợu, tiếng sáo, Mị đã hồi sinh sức sống tiềm tàng, khao khát hạnh phúc, tình u. A Phủ là
mt thanh niên có thân phận như M, cũng phải ở nhà thống Pá Tra để gạt nợ. Do để mất
bị trói đêm này sang đêm khác, ngày này sang ngày khác. Hai con nời đau khổ không
hẹn gặp nhau tại nhà thống Pá Tra trong đêm đông nơi núi cao lạnh lẽo.
Sau sự nổi lon đêm tình mùa xuân không thành, Mđã bị ờng quyn, thần quyền
nhà thống Tra vùi dập, chà đạp, để bị rơi vào trạng thái tê liệt còn đáng sợ hơn cả trước
đây. Điều đó thể hiện trong cách Mị nhìn A Phủ bị trói đứng, M trơ lù tê liệt đến mc "vẫn
thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi". Lúc đầu, Mị
có trạng thái thản nhiên đến đáng sợ. Mị vô cảm với nỗi đau của cả người khác và chính mình.
Chính vậy khi bản thân nh bị A Sử đánh ngã xuống cửa bếp, còn dửng dưng, không
thy bất bình, chẳng hsợ hãi, đêm sau, M vẫn ra ngồi ởi lửa như đêm trước. Phải chăng
sống u trong cái khổ Mị quen rồi nên M không còn nhận ra được nỗi kh của người khác
hay m hồn M đau khổ đến hóa đá nên không còn động lòng trước ni đau khổ của ai na
có thể nói Mị vô cảm với chính mình với người khác.
mt cái chưa chết hẳn trong lòng Mđột ngột thức dậy trong một đêm khi mt
đêm tình "Mị mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp
lánh xuống hai hõm đã đen xám li" một câu văn tinh tế của Tô Hoài được viết ra
cứ như thể chính ông chứng kiến git nước mắt của A Phủ cứ như chính ông cúi xuống thổi lửa
trong cái động tác của cô Mị kia. Những chữ lấp lánh, bò xuống, đen xám không còn là tưởng
ợng nữa sự nhập m vào nhân vật của nhà văn. Git nước mắt lấp lánh phản
chiếu ánh lửa bùng lên khi Mị cúi xuống thổi lửa. Bò lăn xuống vì giọt nước mắt của người
đàn ông ngang tàng ngạo nghễ hiếm hoi lm đâu thể lã chã tuôn rơi. Hõm má đen sạm lại vì A
Phbị bỏ đói để rét mấy ngày gầy đi thần chết đang lởn vởn trước mặt. Giọt nước mắt ấy cho
thy nỗi đau tuyệt vng của mt con người biết nh sắp chết mà không có cách nào thoát chết,
dòng nước mắt đang chảy xuống bất lực và đau đớn trên gương mặt A Phủ đã lay động i lòng
Mị giúp M nhận ra tình cảnh đáng thương của A Phủ. Cho nên người nói rằng 'giọt nước
mặt của A Phủ như dòng nước mát tưới o tâm hồn đá vôi của Mị làm cho tâm hồn y sụci
tràn đầy cảm xúc. Mị nhìn A Phủ và trong chốc lát liên tưởng đến cảnh ngộ của mình. "Mcũng
phải bị trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc nước mắt chảy xuống miệng xuống cổ không biết lau
đi được". Mị ng nhớ đến câu chuyện nời đàn bị trói đến chết trong nhà Tra ngày
trước. Đúng là phản ứng tâm quen thuộc của con người nhìn người mà ngẫm đến ta, Mị t
thương cho cho chính mình. Từ thương nh Mị biết thương người cùng cảnh ngộ 'trời ơi
bắt trói đứng người ta đến chết" Hoài tinh tế khi phát hiện ra quy luật tình cảm này phải
nhớ lại nh phải nhận ra mình thấy ai đó giống mình thì mới thương họ được. Mị nhận ra
mình từng rơi vào cảnh ngộ ấy. Mị nhận ra ni đau đớn tuyệt vọng của A Phủ. Mị nhận ra tt
cả những cái chết của những con người trong nhà Pá Tra đều do sự tàn bạo của cha con thống
Tra. Lòng Mị dấy lên một tình cảm căn hờn, phẫn uất "chúng thật độc ác" sau bao
nhiêu năm tháng sống trong trạng thái vô cảm.
Xúc cảm của trái tim nhân hậu vị tha đậm nét n khi Mnhận ra tình cảnh của A Phủ "cơ
chừng này thì chỉ đêm mai người kia chết chết đau chết đói chết rét phải chết". Những t
chết xuất hiện trong tâm t Mcũng biểu hiện nét của lòng ham sống. Mỗi khi sức sống
tâm n M trỗi dậy Mị lại nghĩ đến cái chết nhưng ln này Mị không nghĩ đến i chết của
mình cái chết oan nghiệt của người khác "ta là thân đàn , nó đã bắt ta về trình ma cho
nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi. Người kia việc gì mà phi chết". Khi
lòng thương người lớn hơn lòng thương mình M hành động bất ngờ Mị đã lấy dao cắt lúa cắt
dây mây cởi ti cho A Phủ. Đây là mt hành động đầy bất ngờ do sự thúc đẩy của cảm gc
bất bình phẫn uất do sự bức bách của hoàn cảnh vượt ngoài sự kim soát của Mị.
Ngay khi Mhổn hển nói "Đi ngay" M chưa hề ý đnh chạy trốn để thoát thân. Lúc
này, Mị đứng lặng trong bóng ti. Một câu văn bỏ ngỏ mra những khoảnh khắc tâm trạng đầy
giằng xé của Mị một chút thức tỉnh, ni lon, sợ hãi, hụt hẫng đặc biệt nỗi sợ hãi đến cố
hữu ùa về trong M khiến Mị đấu tranh đi hay ở, sống hay chết, t do hat lệ. Cuối ng,
tiếng gọi tdo đã vẫy gọi Mị. Trong giây phút đối diện với bản án thình, lòng ham sống đã
thúc dục, Mị chy, Mị vụt chạy ra, trời tối lắm những Mị vẫn băng đi Mị đuổi kp A Phủ đã lăn
chạy xuống lưng dốc. Không còn những dòng độc thoại nội tâm mà chn những hành động
nhanh hơn cả trí mạnh mẽ quyết liệt bước chân của Mị băng đi như những bước chân đạp
đổ ờng quyền, thần quyền để đến với chân trời tự do hạnh phúc.
Đây là không phi là mt hành động tphát mà là kết quả tất yếu của sức sng tim tàng
tri dậy không ngừng trong tâm hồn Mị. Trong Mị luôn mt tinh thần phản kháng âm mà
lần phản kháng sau luôn mnh mẽ quyết liệt hơn những lần phản kháng trước đó. Nếu như ch
Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tt Tố chạy ra nhà quan phủ lúc trời ti đen như mực như cái tiền
đồ tăm ti của chị thì hành động của Mị lao chạy xuống dốc núi là hành động hướng về sự t
do, hạnh phúc. Có được kết thúc có hậu này là do cảm quan cách mạng tươi sáng của nhà văn
Hoài do tình yêu thương con người niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người "t
bóng tối vươn ra ánh ng, tthung lũng đau thương vươn tới nh đồng vui. Hành động Mị
cởi trói cho A Phủ được mu tả rất tnhiên sinh động chân thực vừa bất ngờ vừa tất yếu phù
hợp với quy luật của cuộc sng: có áp bức đấu tranh, tức nước vỡ bờ đồng thời tạo nên sự
vận động cho cốt truyn theo hướng kết thúc hậu thường thấy trong văn học cách mạng ng
tác theo cảm hứng lãng mn cách mạng đương thời.
Nhà văn Pháp Elsa Triobet từng nói "Nhà văn là người cho máu". Thật vy! Nhà văn
Hoài là một minh chứng cho câu nói đó. Ông đã để li cho sự nghiệp văn học với số ợng đồ
sộ tác phẩm phong phú về nội dung và rực rỡ vnghthuật. "Vợ chồng A Phủ" là một truyn
ngn đặc sắc, mt truyn ngắn hoàn hảo trong cuộc đời sự nghiệp văn học của nhà văn Tô Hoài
nói riêng và trong văn học nước nhà nói chung.

Preview text:

Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ hay nhất
1. Dàn ý phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ 1.1 Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" và nhà văn Tô Hoài.
- Nêu khái quát về hành động cởi trói của nhân vật Mị cứu A Phủ - chi tiết làm nên bụi vàng cho tác phẩm 1.2 Thân bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vài nét về nhân vật Mị
+ Trước khi về làm dâu nhà Thống lí Pá Tra
+ Sau khi bị về làm dâu nhà Thống lí Pá Tra
- Hoàn cảnh gặp gỡ giữa Mị và A Phủ
- Phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong quá trình chuyển hóa nhận thức dẫn đến
hành động cởi trói cứu A Phủ.
+ Diễn biến tâm lí của Mị trước đêm cứu A Phủ
+ Diễn biến tâm lí của Mị khi nhìn thấy những giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hõm má đã xám đen của A Phủ
+ Hành động cắt dây cởi trói A Phủ của nhân vật Mị
+ Mị đứng lặng trong bóng tối và Mị vụt chạy theo A Phủ và xin được đi cùng A Phủ.
- Ý nghĩa hành động cởi trói cứu A Phủ của nhân vật Mị
+ Hành động cắt dây cởi trói cứu A Phủ của nhân vật Mị diễn ra tức thời, không phải là
hành động tự phát mà dứt khoát quyết liệt cho thấy Mị đã tự giải thoát bản thân thoát khỏi sự
trói buộc của cường quyền.
+ Thể hiện rõ sự trỗi dậy mãnh liệt sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị đã bị hiện thực vùi dập bấy lâu.
+ Khẳng định tài năng phân tích, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và sự tài tình của nhà văn Tô Hoài. 1.3 Kết bài
Khẳng định ý nghĩa hành động cởi trói cứu A Phủ của nhân vật Mị và giá trị nhân đạo mà tác phẩm mang lại.
2. Bài văn phân tích cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ hay nhất
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói rằng 'Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là
để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc
số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường ... nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho
những con người không còn ai để bênh vực".
Thực hiện sứ mệnh cao cả ấy nhà văn Tô Hoài
đã xây dựng thành công nhân vật Mị - hình tượng nhân vật trung tâm của truyện ngắn Vợ chồng
A Phủ để ký thác những quan niệm nhân sinh của nhà văn về con người về cuộc đời. Đọc truyện
chắc hẳn ai cũng không thể quên được hành động của nhân vật Mị cắt dây cột trói cho A Phủ -
một trong những chi tiết làm nên bụi vàng cho tác phẩm.
Tô Hoài là cây đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại với sức sáng tạo dồi dào ông
có công khai sơn phá thạch về đề tài miền núi Tây Bắc. Ở địa hạt văn học này Tô Hoài thể hiện
rõ hứng thú và sở trường của một nhà văn phong tục khi tái hiện sống động và chân thực bức
tranh thiên nhiên và đời sống con người vùng cao. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác
sau kết quả của chuyến đi thực tế cùng với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc của Tô Hoài mà tác
giả đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" nhân dân các dân tộc Tây Bắc năm 1952. Tác giả thừa nhận
"Đất nước và con người Tây Bắc đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên".
Truyện kể về cuộc đời của một cô gái tên Mị người Mông xinh đẹp như bông hoa ban
tinh khiết của núi rừng Tây Bắc. Nhưng vì món nợ truyền kiếp của gia đình và sự tàn ác của
bọn chúa đất miền núi Tây Bắc mà Mị trở thành nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi. Mị là
con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra, Mị bị tước đoạt tự do bị chà đạp cả về thể xác lẫn tinh
thần. Cuộc đời Mị thăm thẳm trong bóng tối khổ đau và mê muội. Cô gái Mông yêu đời thuở
nào giờ đây lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa và chỉ có ý nghĩa ngồi trong căn buồng trông
ra đến bao giờ chết thì thôi. Mị như một núi đá cô độc như loài thảo mộc vô danh không thiết
xanh tươi cùng với nắng gió. Trong đêm tình mùa xuân, nhờ tác động bởi ngoại cảnh, men
rượu, tiếng sáo, Mị đã hồi sinh sức sống tiềm tàng, khao khát hạnh phúc, tình yêu. A Phủ là
một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải ở nhà thống lí Pá Tra để gạt nợ. Do để mất bò
mà bị trói đêm này sang đêm khác, ngày này sang ngày khác. Hai con người đau khổ không
hẹn mà gặp nhau tại nhà thống lí Pá Tra trong đêm đông nơi núi cao lạnh lẽo.
Sau sự nổi loạn ở đêm tình mùa xuân không thành, Mị đã bị cường quyền, thần quyền
nhà thống lí Pá Tra vùi dập, chà đạp, để bị rơi vào trạng thái tê liệt còn đáng sợ hơn cả trước
đây. Điều đó thể hiện trong cách Mị nhìn A Phủ bị trói đứng, Mị trơ lù tê liệt đến mức "vẫn
thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi".
Lúc đầu, Mị
có trạng thái thản nhiên đến đáng sợ. Mị vô cảm với nỗi đau của cả người khác và chính mình.
Chính vì vậy khi bản thân mình bị A Sử đánh ngã xuống cửa bếp, cô còn dửng dưng, không
thấy bất bình, chẳng hề sợ hãi, đêm sau, Mị vẫn ra ngồi sưởi lửa như đêm trước. Phải chăng
sống lâu trong cái khổ Mị quen rồi nên Mị không còn nhận ra được nỗi khổ của người khác
hay vì tâm hồn Mị đau khổ đến hóa đá nên không còn động lòng trước nỗi đau khổ của ai nữa
có thể nói Mị vô cảm với chính mình và với người khác.
Có một cái gì chưa chết hẳn trong lòng Mị đột ngột thức dậy trong một đêm khi một
đêm vô tình "Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp
lánh bò xuống hai hõm má đã đen xám lại"
một câu văn tinh tế của Tô Hoài nó được viết ra
cứ như thể chính ông chứng kiến giọt nước mắt của A Phủ cứ như chính ông cúi xuống thổi lửa
trong cái động tác của cô Mị kia. Những chữ lấp lánh, bò xuống, đen xám không còn là tưởng
tượng nữa mà là sự nhập tâm vào nhân vật của nhà văn. Giọt nước mắt lấp lánh vì nó phản
chiếu ánh lửa bùng lên khi Mị cúi xuống thổi lửa. Bò lăn xuống là vì giọt nước mắt của người
đàn ông ngang tàng ngạo nghễ hiếm hoi lắm đâu thể lã chã tuôn rơi. Hõm má đen sạm lại vì A
Phủ bị bỏ đói để rét mấy ngày gầy đi thần chết đang lởn vởn trước mặt. Giọt nước mắt ấy cho
thấy nỗi đau tuyệt vọng của một con người biết mình sắp chết mà không có cách nào thoát chết,
dòng nước mắt đang chảy xuống bất lực và đau đớn trên gương mặt A Phủ đã lay động cõi lòng
Mị giúp Mị nhận ra tình cảnh đáng thương của A Phủ. Cho nên có người nói rằng 'giọt nước
mặt của A Phủ như dòng nước mát tưới vào tâm hồn đá vôi của Mị làm cho tâm hồn ấy sục sôi
tràn đầy cảm xúc. Mị nhìn A Phủ và trong chốc lát liên tưởng đến cảnh ngộ của mình. "Mị cũng
phải bị trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc nước mắt chảy xuống miệng xuống cổ không biết lau
đi được".
Mị cũng nhớ đến câu chuyện người đàn bà bị trói đến chết trong nhà Pá Tra ngày
trước. Đúng là phản ứng tâm lý quen thuộc của con người nhìn người mà ngẫm đến ta, Mị xót
thương cho cho chính mình. Từ thương mình Mị biết thương người cùng cảnh ngộ 'trời ơi nó
bắt trói đứng người ta đến chết"
Tô Hoài tinh tế khi phát hiện ra quy luật tình cảm này phải
nhớ lại mình phải nhận ra mình thấy ai đó giống mình thì mới thương họ được. Mị nhận ra
mình từng rơi vào cảnh ngộ ấy. Mị nhận ra nỗi đau đớn tuyệt vọng của A Phủ. Mị nhận ra tất
cả những cái chết của những con người trong nhà Pá Tra đều do sự tàn bạo của cha con thống
lí Pá Tra. Lòng Mị dấy lên một tình cảm căn hờn, phẫn uất "chúng nó thật độc ác" sau bao
nhiêu năm tháng sống trong trạng thái vô cảm.
Xúc cảm của trái tim nhân hậu vị tha đậm nét hơn khi Mị nhận ra tình cảnh của A Phủ "cơ
chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chết chết đau chết đói chết rét phải chết". Những từ
chết xuất hiện trong tâm trí Mị cũng là biểu hiện rõ nét của lòng ham sống. Mỗi khi sức sống
tâm hơn Mị trỗi dậy Mị lại nghĩ đến cái chết nhưng lần này Mị không nghĩ đến cái chết của
mình mà là cái chết oan nghiệt của người khác "ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma cho
nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi. Người kia việc gì mà phải chết".
Khi
lòng thương người lớn hơn lòng thương mình Mị hành động bất ngờ Mị đã lấy dao cắt lúa cắt
dây mây cởi trói cho A Phủ. Đây là một hành động đầy bất ngờ do sự thúc đẩy của cảm giác
bất bình phẫn uất do sự bức bách của hoàn cảnh vượt ngoài sự kiểm soát của Mị.
Ngay khi Mị hổn hển nói "Đi ngay" Mị chưa hề có ý định chạy trốn để thoát thân. Lúc
này, Mị đứng lặng trong bóng tối. Một câu văn bỏ ngỏ mở ra những khoảnh khắc tâm trạng đầy
giằng xé của Mị có một chút thức tỉnh, nổi loạn, sợ hãi, hụt hẫng đặc biệt là nỗi sợ hãi đến cố
hữu ùa về trong Mị khiến Mị đấu tranh đi hay ở, sống hay chết, tự do hat nô lệ. Cuối cùng,
tiếng gọi tự do đã vẫy gọi Mị. Trong giây phút đối diện với bản án tử hình, lòng ham sống đã
thúc dục, Mị chạy, Mị vụt chạy ra, trời tối lắm những Mị vẫn băng đi Mị đuổi kịp A Phủ đã lăn
chạy xuống lưng dốc. Không còn những dòng độc thoại nội tâm mà chỉ còn những hành động
nhanh hơn cả lý trí mạnh mẽ quyết liệt bước chân của Mị băng đi như những bước chân đạp
đổ cường quyền, thần quyền để đến với chân trời tự do hạnh phúc.
Đây là không phải là một hành động tự phát mà là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng
trỗi dậy không ngừng trong tâm hồn Mị. Trong Mị luôn có một tinh thần phản kháng âm ỉ mà
lần phản kháng sau luôn mạnh mẽ quyết liệt hơn những lần phản kháng trước đó. Nếu như chị
Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố chạy ra nhà quan phủ lúc trời tối đen như mực như cái tiền
đồ tăm tối của chị thì hành động của Mị lao chạy xuống dốc núi là hành động hướng về sự tự
do, hạnh phúc. Có được kết thúc có hậu này là do cảm quan cách mạng tươi sáng của nhà văn
Tô Hoài do tình yêu thương con người và niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người "từ
bóng tối vươn ra ánh sáng, từ thung lũng đau thương vươn tới cánh đồng vui. Hành động Mị
cởi trói cho A Phủ được miêu tả rất tự nhiên sinh động chân thực vừa bất ngờ vừa tất yếu phù
hợp với quy luật của cuộc sống: có áp bức có đấu tranh, tức nước vỡ bờ đồng thời tạo nên sự
vận động cho cốt truyện theo hướng kết thúc có hậu thường thấy trong văn học cách mạng sáng
tác theo cảm hứng lãng mạn cách mạng đương thời.
Nhà văn Pháp Elsa Triobet từng nói "Nhà văn là người cho máu". Thật vậy! Nhà văn Tô
Hoài là một minh chứng cho câu nói đó. Ông đã để lại cho sự nghiệp văn học với số lượng đồ
sộ tác phẩm phong phú về nội dung và rực rỡ về nghệ thuật. "Vợ chồng A Phủ" là một truyện
ngắn đặc sắc, một truyện ngắn hoàn hảo trong cuộc đời sự nghiệp văn học của nhà văn Tô Hoài
nói riêng và trong văn học nước nhà nói chung.