-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong tác phầm "Vợ nhặt" (Kim Lân) - Ngữ Văn 12
“Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: - Điêu ! Người thế mà điêu ! Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Văn mẫu 12 636 tài liệu
Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong tác phầm "Vợ nhặt" (Kim Lân) - Ngữ Văn 12
“Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: - Điêu ! Người thế mà điêu ! Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chủ đề: Văn mẫu 12 636 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
“Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở
đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:
- Điêu ! Người thế mà điêu !
Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm
nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày
xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.
- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.
À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:
- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.
- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.
Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
- Đây, muốn ăn gì thì ăn. Hắn vỗ vỗ vào túi: - Rích bố cu(9), hở!
Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:
- Ăn thật nhá! ừ ăn thì ăn sợ gì.
Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng
chuyện trò gì. ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:
- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố. Hắn cười:
- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng
chợn(10), nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn
đèo bòng(11). Sau không biết nghĩ thế nào hắn chặc lưỡi một cái: - Chặc, kệ!
Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt
và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về... Thân bài:
a. Giới thiệu chung: -
Nhà văn Kim Lân: nhà văn làng quê VN -
Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác: Sau năm 1954, KL tái hiện lại tác phẩm về nạn
đói năm 1945 dựa trên tác hẩm cũ “Xóm ngụ cư” -
Vị trí đoạn trích: Phần giữa tác phẩm, kể về cuộc gặp gỡ lần 2 giữa Tràng và
nhân vật thị. Được coi là phần tình huống truyện, là sự kiện nhặt vợ, tiền đề
cho những sự kiện tiếp nối sau này. -
Mô típ người lao động trong văn học: từ vhtđ đến vh năm 1930-1945:
Hình tượng người nông dân trong VH VN trước Cách mạng tháng 8: Chí Phèo,
Lão Hạc (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công
Hoan). => Người nông dân chịu đầy đau khổ, ám ảnh với cái đói,với miếng ăn,
xã hội phong kiến nửa thực dân đã ghì họ sát đất, không có lối thoát ( như các
nhân vật trong CP, LH chọn cách tử tự còn Chị Dâu thì “trời tối đen như mực,
tối như tiền đồ của chị”.
Hình tượng người nông dân trong Vợ nhặt của Kim Lân: Người nông dân chịu
nhiều đói khổ nhưng tình người, tinh thần nhân ái mới thực sự toả sáng, nó tạo
nên luồng năng lượng tích cực, về một tương lai tích cực cho những kiếp người nghèo khổ.
b. Số phận đói khổ của người nông dân VN trong nạn đói năm 1945: -
Ngoại hình của nhân vật thị: “thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy
sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.”
Tác giả đã khắc hoạ chân dung nhân vật thị với những đặc điểm đầy héo mòn, kiệt quệ vì cơn đói. -
Cách thị ăn “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.
ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng” cũng khiến chúng ta cảm thấy
đầy thương tâm. Vậy ra trong lúc đói, sự duyên dáng ý nhị của người con gái
cũng biến mất, chỉ cố làm sao cho no cái bụng rỗng của mình mà thôi. -
Và có lẽ dẫn chứng rõ ràng nhất cho cuộc sống đói khổ ấy chính là việc cu
Tràng “nhặt” được cô vợ. Thị đi theo hắn, cũng chẳng phải tình cảm sâu nặng
gì, chỉ bằng 1 câu bông đùa rồi theo gót về làm vợ người ta, để bám lấy ai đó
cứu vớt mình qua nạn đói năm ấy. -
Nhân vật thị không được đặt tên cũng bởi một phần số phận thị không phải là
duy nhất, còn biết bao nhiêu con người nữa trên mảnh đất ấy, đầy đói khổ, đầy
bất hạnh, bị cái đói tàn phá cả ngoại hình lẫn nhân cách.
Qua trích đoạn này, Kim Lân đã dựng nên bức tranh về người nông dân trong tình
hình nạn đói năm 1945 với những sự túng thiếu về mặt vật chất, là ám ảnh về
miếng ăn hay rộng hơn là đám ma khổng lồ của toàn đất nước, nơi những con
người tựa như những cái xác vật vờ mà thôi.
c. Tình yêu thương giữa con người hoàn cảnh đói khổ ấy -
Ví Mảng tối của bức tranh hiện thực buồn đau chính là phông nền cho những
giá trị nhân đạo cao đẹp được bật lên những “tia sáng” ấm lòng – vẻ đẹp của
tâm hồn con người, nơi mà tình người và niềm tin, khát vọng sống được bùng cháy. -
Nói về phần này, trong chúng ta không ai chắc chắn rằng, Tràng thích thị, hay
thị thích Tràng mà họ về làm vợ chồng với nhau. Bởi lẽ khi nhân vật đùa, thị
đồng ý, Tràng liền “chợn”. Cái “chợn” như thể hiện rõ sự không chuẩn bị
trước, sự thiếu chủ động, sự tự nhiên mà có lẽ đôi khi, mối duyên luôn tiềm ẩn
cái ngạc nhiên như thế”. -
Và có lẽ, nếu không phải vì mối tình sâu đậm thì việc họ về với nhau có lẽ là
tình thương, mà ta hiểu ở đây là sự đùm bọc giúp đỡ trong lúc khốn khó. Tràng
cũng chẳng phải một tay giàu có gì nhưng anh vẫn sẵn sàng mời thị 4 bát bánh
đúc và khi thị đồng ý thì vẫn quyết “đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị
cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về”. -
Khát khao về hanh phúc, về tổ ấm, về một tương lai tốt đẹp. Đặc biệt hơn, tình
thương này còn đến từ anh cu Tràng, một kẻ mà mọi người coi là ngờ nghệch,
chỉ chơi với đám trẻ con, nay lại quyết định lấy vợ, làm đám cưới. Vậy để thấy,
trong thời buổi khó khăn, bất cứ sự giúp đỡ nào, đến từ bất cứ ai cũng là điều thật đáng quí. -
Chính Kim Lân cũng từng trả lời phỏng vấn về tác phẩm này như sau: “Ông đã
muốn khẳng định rằng: “Tôi muốn phân tích tâm trạng và thân phận của con
người trong cái hoàn cảnh cùng đường ấy, nơi cuộc sống dường như không còn
lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự thương yêu nhau, không phải là sự giành giật nhau.” d. Nghệ thuật: -
Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, đầy éo le nhưng nhờ thế mà các
nhân vật của Kim Lân xuất hiện mà bộc lộ hết những phẩm chất tốt đẹp của mình. -
Ngôn ngữ gần gũi, giản dị, mộc mạc mang đậm dấu ấn của vùng nông thôn
Bắc Bộ - một trong những đặc trưng trong phong cách sáng tác của Kim Lân