-
Thông tin
-
Quiz
Phân Tích Hình Tượng Sông Đà Hung Bạo - Ngữ Văn 12
Nguyễn Tuân là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào nhất của nền văn học Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả giai đoạn trước và sau Cách Mạng tháng Tám năm 1945. Ông là một nghệ sĩ tài ba, uyên bác, có cá tính độc đáo. Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, thường miêutar con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Ông sáng tác nhiều thể loại nhưng đặc biệt thành công ở tùy bút. Tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân ở thể loại này là tùy bút “Người lái đò Sông Đà”. Con sông Đà hiện lên với vẻ đẹp hung bạo, trữ tình dữ dội gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc. Đoạn văn sau đây tiêu biểu cho vẻ đẹp hung bạo của Sông đà(trích dẫn). Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài liệu chung Ngữ Văn 12 182 tài liệu
Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Phân Tích Hình Tượng Sông Đà Hung Bạo - Ngữ Văn 12
Nguyễn Tuân là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào nhất của nền văn học Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả giai đoạn trước và sau Cách Mạng tháng Tám năm 1945. Ông là một nghệ sĩ tài ba, uyên bác, có cá tính độc đáo. Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, thường miêutar con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Ông sáng tác nhiều thể loại nhưng đặc biệt thành công ở tùy bút. Tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân ở thể loại này là tùy bút “Người lái đò Sông Đà”. Con sông Đà hiện lên với vẻ đẹp hung bạo, trữ tình dữ dội gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc. Đoạn văn sau đây tiêu biểu cho vẻ đẹp hung bạo của Sông đà(trích dẫn). Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 12 182 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Phân tích hình tượng sông Đà hung bạo Bài làm
Nguyễn Tuân là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào nhất của nền văn học Việt
Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả giai đoạn trước và sau Cách Mạng tháng Tám
năm 1945. Ông là một nghệ sĩ tài ba, uyên bác, có cá tính độc đáo. Là một nghệ sĩ suốt
đời đi tìm cái đẹp. Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hóa
thẩm mỹ, thường miêutar con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Ông sáng tác nhiều
thể loại nhưng đặc biệt thành công ở tùy bút. Tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn
Tuân ở thể loại này là tùy bút “Người lái đò Sông Đà”. Con sông Đà hiện lên với vẻ
đẹp hung bạo, trữ tình dữ dội gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc. Đoạn văn sau đây tiêu
biểu cho vẻ đẹp hung bạo của Sông đà(trích dẫn)
Tùy bút “Người lái đò sông Đà” ra đời sau chuyến đi thực tế gian khổ đầy hào
hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn của Nguyễn Tuân. Bài tùy bút được in trong
tập ‘Sông Đà” xuất bản năm 1960.Đoạn văn trên nằm ở phần đầu tác phẩm
Nguyễn Tuân không khỏi làm ta ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ, dữ dội của con Sông
Đà.Sông Đà hiện lên là một dòng sông hung bạo, dữ dằn, lắm thác nhiều ghềnh , không chảy
theo khuôn khổ nhất định. Khi quan sát hai bên lòng sông, cảnh tượng hiện ra vô cùng sống
động :hai bên như được xây bằng đá- “Đá dựng vách thành”. Hai chữ “vách thành” gợi liên
tưởng hai bên lòng sông Đà đá dựng sừng sững, hiểm trở, cao như thành quách. Động từ “chẹt”
kết hợp phép so sánh trong câu văn “vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu” gợi
độ hẹp khủng khiếp làm ta liên tưởng tới yết hầu của con thủy quái. Lòng sông như bị bóp nghẹt,
chật chội, ngột ngạt, bức bối.Ngoài ra khi quan sát bằng thị giác,tác giả phát hiện ra hai bên bờ
sông như xích lại gần nhau: hẹp đến nỗi mà “đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia
vách. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Miêu tả như thế vừa là để
thấy được độ hẹp của đôi bờ, vừa để làm nổi bật sự bình yên ở phía trên. Không chỉ tả bằng thị
giác, Nguyễn Tuân còn miêu tả cảm giác rùng rợn. Đầu tiên là cảm giác lạnh “ đứng ngọ mới
nhìn thấy ánh mặt trời”, “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy đang mùa hè mà cũng thấy lạnh”.
“Lạnh” ở đây vừa là cái lạnh do không khí mát mẻ dưới lòng sông mang lại, vừa là cảm giác
lạnh gáy, sởn gai ốc vì đi đò qua đây chẳng khác nào đi vào miệng tử thần, đang tự dâng mình
cho thủy quái. Hình ảnh miêu tả và liên tưởng ấy gợi ra độ sâu tăm tối, lạnh lẽo, u ám. Cảm giác
thứ hai mà sông Đà mang lại đó là “cảm thấy mình như đứng ở hè cái ngõ mà ngóng vọng lên
một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Đó là cảm giác về
độ cao khủng khiếp của hai bờ đá. Đá cao ngất như “trên cái tầng thứ mấy”. Đã vậy động từ”tắt
phụt” còn gợi ra cảm giác ánh sáng vụt tắt, bóng tổi vây bủa, bao trùm, con người đơn độc, chới
với giữa hai vách đá rợn ngợp.
Chưa dừng lại ở đó, nhà văn còn khiến người đọc bất ngờ khi miêu tả tính cách hung bạo
ở cái dữ dằn của Mặt ghềnh Hát Loóng. “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số”.
Điệp từ “lại như”tạo ra cảm giác như hiểm nguy, trùng điệp, tiếp nối, hết hiểm nguy này lại tới
hiểm nguy khác chực chờ, rình rập. Ghềnh này “kéo dài hàng cây số nước xô đá, đá xô
sóng,sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió ghùn ghè suốt năm suốt tháng như lúc nào cũng đòi nợ
xuýt. Độ dài “hàng cây số” khiến con người không khỏi ớn lạnh, bởi vượt qua chiều dài ấy là
biết bao nguy hiểm rình rập. Phép điệp động từ “xô” kết hợp nhiều dấu phẩy liên tiếp tạo nên sự
liệt kê trùng điệp của hành động “xô”: xô đá, xô sóng, xô gió.... các hình ảnh”sóng-gió-đá” như
va đập, xô đẩy, gào thét vang động cả hàng cây số. Các từ láy “cuồn cuộn”, “ghùn ghè”; so sánh
như “đòi nợ xuýt” gợi tả tiếng gió rít rùng rợn, quăng quật, gào rú hoang dã thách thức lòng
dũng cảm của con người.
Đến quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La, người đọc còn bị choáng ngợp trước sự
hung bạo của những cái hút nước và thác đá. Những cái hút nước “giống như cái giếng bê tông
thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”. So sánh”giếng bê tông” gợi hình ảnh hút nước lớn,
đen ngòm, sâu hoắm, tối tăm. Những người giỏi tưởng tưởng chắc chắn sẽ hình dung đó giống
như miệng con thủy quái khổng lồ đang há hốc như chực nuốt chửng bất cứ vật gì trôi qua quãng
này. Tác giả còn nhân cách hóa và so sánh “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”;
“nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi”. Nghe âm thanh rùng rợn, hoang dã, hung dữ cũng đủ biết
hút nước sông Đà bạo liệt, hiểm độc như thế nào. Cho nên, “không một chiếc thuyền nào dám
men gần” bởi nếu thuyền bị hút là “trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi
ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau là tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Các động từ”lôi tuột”,
“hút xuống”, “trồng cây chuối”, “vụt biến”, “dìm”, “đi ngầm”, “tan xác” tạo ra sự bạo liệt, hung
ác của xoáy nước. Thác thì cứ thi nhau “rống lên như một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn
giữa rừng”, tiếng nước “nghe như là oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như là khiêu khích,
giọng gằn mà chế nhạo. Dưới chân thác”sóng bọt đã trắng xóa một chân trời đá”. Cách so sánh,
liên tưởng của Nguyễn Tuân thật độc đáo và hiếm thấy trong văn học, nó tạo cảm giác rất mạnh
làm cho chúng ta như được nghe, được nhìn thấy, được tận mắt chứng kiến cái hung dữ của sông
Đà mà thót tim lại trước vẻ đẹp hùng vĩ ấy của dòng sông
Nếu chỉ dừng lại ở đó thì sông Đà sẽ không có những câu ví “đắt” như “mang diện mạo
và tâm địa một thứ kẻ thù số một” của con người được. Bởi trùng vi thạch trận trên sông mới là
nơi hấp dẫn nhất, lôi cuốn nhất của sông Đà. Nơi mà đá mai phục hết trong lòng sông “mặt hòn
nào trông cũng ngỗ ngược”, “méo mó”, “nhăn nhúm”. Mỗi hòn đều có một nhiệm vụ riêng,
chúng “đứng, nằm, ngồi tùy thích” miễn sao hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Sông Đà rất kiên định với mục tiêu của mình, nó thận trọng đặt ba trùng vây cho thạch
trận trên sông với cách bố trí lực lượng vô cùng nham hiểm, làm sao để bắt sống mỗi con
thuyền qua đây. Ở trùng vây thứ nhất: nó xếp đá chia thành ba tuyến, gồm năm cửa trận, bốn
cửa tử và một cửa sinh lập lờ ở phía tả ngạn( bên trái) dòng sông. Tuyến một “đá chia làm ba
hàng” như đòi ăn chết con thuyền, một khi thuyền đã vào thạch trận là không có đường lui.
Tuyến hai, có thêm hàng tiền vệ canh cửa để dụ cái thuyền vào sâu bên trong, rồi “nước sóng
luồng mới đánh khuýt quật vu hồi”(đánh ngược trở lại ). Tuyến ba, là cả một “pháo đài đá” với
nhiệm vụ “phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác”. Trùng vây thứ
hai:dòng sông tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền, cửa sinh lúc này nằm lệch ở phía
bờ hữu ngạn. “Dòng thác hùm beo đang hồng hộc lao mạnh trên sông đá” như muốn nhấn chìm
con thuyền, bọn tướng đá đứng khiêu khích ngay giữa cửa vào, dựng đứng thành cửa ải “nhằm
níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử” . Sang trùng vây thứ ba, tưởng dễ dàng hơn khi ít cửa hơn,
nhưng sự nguy hiểm lại tăng lên gấp bội bởi “bên trái bên phải đều là cửa chết”, cửa sinh nằm ở
giữa nhưng lại bị bọn đá hậu vệ bao quanh tạo thành 3 cửa “cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong
cùng”; đá xếp thành cổng, cánh mở cánh khép. Tính cách hung bạo của sông Đà cho thấy sự
hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc, từ đó làm nổi bật hình ảnh con người lao động và tình yêu bao
la mà Nguyễn Tuân dành cho sông Đà. Ở đó không chỉ là cái tài ở văn chương, cái tâm của
người nghệ sĩ mà còn là sự tinh tế của một bậc thầy ngôn ngữ.
Phân tích con sông đà hung bạo – Có thể nói, Nguyễn Tuân đã rất thành công khi khắc
họa lên hình ảnh con sông Đà hung bạo, điều này càng tôn lên bút pháp tài hoa của ông. Con
sông Đà trong mắt người đọc càng hung tợn đáng sợ bao nhiêu thì bút pháp của ông càng được
ca ngợi bấy nhiêu. Nếu không thể hết mình vì nghệ thuật vì văn chương, làm sao Nguyễn Tuân
có thể quan sát chi tiết, lựa chọn ngôn từ sắc bén và sự so sánh chính xác đến như vậy. Tất cả
những từ ngữ sử dụng của ông đều rất độc, lạ, có phần gai góc, ấn tượng.
Dù chỉ viết về con sông nhưng có lẽ Nguyễn Tuân đã vận dụng kiến thức về quân sự, võ
thuật, thể thao để làm nổi bật nên sự nham hiểm, xảo quyệt của sông Đà. Khép lại trang sách, ta
vẫn cảm nhận đâu đây hình ảnh con sông đà hung tợn nhưng lại rất hùng vĩ, hoang dại, một vẻ
đẹp thiên nhiên gai góc, ấn tượng và rất đáng để khám phá. Đồng thời, qua đây chúng ta càng
ngưỡng mộ tài năng và sự hi sinh, cống hiến vì nghệ thuật của Nguyễn Tuân.