Phân Tích KH 1,2 Bài Sóng ( Xuân Quỳnh) - Ngữ Văn 12

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc bình dị đời thường; đồng thời cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, luôn day dứt, trăn trở trong tình yêu. Bà viết nhiều và viết rất hay về tình yêu, trong đó ‘’Sóng’’ là bài thơ tiêu biểu.Đến với Xuân Quỳnh và ‘’Sóng’’, thơ ca Việt Nam hiện đại mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khao khát tình yêu vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm của một trái tim người phụ nữ đang yêu.Đặc biệt hai khổ thơ đầu đã khắc họa rõ nét người phụ nữ trong tình yêu. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
3 trang 4 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân Tích KH 1,2 Bài Sóng ( Xuân Quỳnh) - Ngữ Văn 12

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc bình dị đời thường; đồng thời cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, luôn day dứt, trăn trở trong tình yêu. Bà viết nhiều và viết rất hay về tình yêu, trong đó ‘’Sóng’’ là bài thơ tiêu biểu.Đến với Xuân Quỳnh và ‘’Sóng’’, thơ ca Việt Nam hiện đại mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khao khát tình yêu vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm của một trái tim người phụ nữ đang yêu.Đặc biệt hai khổ thơ đầu đã khắc họa rõ nét người phụ nữ trong tình yêu. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Phân tích khổ 1,2 bài sóng (Xuân Quỳnh)
( Sóng và những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu )
Bài làm
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước.Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc bình dị
đời thường; đồng thời cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, luôn day dứt, trăn trở trong tình yêu. Bà
viết nhiều và viết rất hay về tình yêu, trong đó ‘’Sóng’’ là bài thơ tiêu biểu.Đến với Xuân Quỳnh và ‘’Sóng’’,
thơ ca Việt Nam hiện đại mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khao khát tình yêu vừa hồn nhiên
tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm của một trái tim người phụ nữ đang yêu.Đặc biệt hai khổ thơ đầu đã khắc
họa rõ nét người phụ nữ trong tình yêu.
‘’Dữ dội và dịu êm
...........................
Bồi hồi trong ngực trẻ’’
Bài thơ ‘’Sóng’’ được Xuân Quỳnh sáng tác ở bãi biển Diêm Điền vào năm 1967, in trong tập ‘’Hoa
dọc chiến hào’’. Bài thơ mang âm hưởng của những con sóng biển,ẩn vào đó là những con sóng lòng đang
khao khát tình yêu mãnh liệt. Ý nghĩa hình tượng “Sóng” khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng được thể hiện
qua cảm thức của nữ sĩ – qua tâm trạng của người con gái đang yêu. Khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng, ta
sẽ thấy rất rõ điều này.
Với những khao khát trong tình yêu, với những cung bậc cảm xúc nhiều khi biến động, hai hình tượng
“sóng và em” khi song hành, khi tách biệt, khi hòa nhập để em soi mình vào trong sóng nhìn ra những tình
cảm của riêng mình. Xuân Quỳnh đã bắt đầu bài thơ này một cách vô cùng tinh tế:
‘’Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ’’
Hai câu thơ đầu là những cung bậc trạng thái khác nhau của sóng, đồng thời đó cũng là những trạng thái
tâm lý đặc biệt của người phụ nữ khi yêu.Bằng nghệ thuật đối lập, nhà thơ đã gợi lên vẻ đẹp của những con
sóng biển với những trạng thái khác nhau: ‘’dữ dội-dịu êm’’, ‘’ồn ào-lặng lẽ’’. Những lúc bão tố phong ba thì
biển dữ dội, ồn ào, còn khi sóng gió qua đi thì biển lại quay trở về với vẻ hiền hòa vốn có của mình ‘’dịu êm-
lặng lẽ’’. Ẩn đằng sau những cung bậc trạng thái đối lập nhau của sóng là cái tôi trữ tình của nhà thơ, đó là
những cung bậc cảm xúc của em. Tính khí của người con gái khi yêu cũng như sóng vậy: lúc dữ dội oòn ào
với những ghen tuông hờn dỗi khi lại thu mình trở về với vẻ nữ tính duyên dáng’’dịu êm lặng lẽ’’vốn có của
mình. Để kết nối giữa những trạng thái đối lập của sóng cũng như của em nhà thơ đã sử dụng liên từ kết nối
‘’và’’làm cho những cung bậc cảm xúc ấy tuy đối lập nhưng lại rất hài hòa, dễ thương.
Nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để nói đến hành trình đi tìm biển của sóng lớn:
‘’Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể’’
‘’Sông’’ là không gian chật hẹp, tù túng, ‘’Bể’’ là biển, là khoảng không gian rộng lớn, bao la. Chính
vì quá chật hẹp và tù túng nên sông không hiểu nổi những đam mê, những khát vọng lớn lao của sóng, vậy
nên sóng đã quyết vươn ra đại dương bao la để thỏa sức vùng vẫy, để tìm thấy sức sống mạnh mẽ của mình
với những giá trị đích thực. Tình yêu của em cũng vậy, em không cam chịu sự tầm thường, nhỏ hẹp, em muốn
vươn tới cái lớn lao để hiểu sâu hơn về tâm hồn mình, về tình yêu dành cho anh. Đây là một quan niệm mới
mẻ, hiện đại trong tình yêu: tình yêu của người con gái hiện đại không thụ động khi yêu mà chủ động vươn tới
những điều cao cả, vĩ đại. Thật mạnh bạo mà cũng thật quyết liệt.
Đứng trước biển, nữ sĩ Xuân Quỳnh không chỉ nhận thấy sự tương đông giữa sóng và em mà còn
phát hiện ra sự tương đồng giữa biển cả và tình yêu:
‘’Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ’’
Nỗi khát vọng tình yêu, luôn rạo rực trong trái tim con người và trong quan niệm của Xuân Quỳnh
là khát vọng muôn đời của nhân loại mà quyết liệt nhất là tuổi trẻ.Nó cũng như sóng, mãi mãi trường tồn, vĩnh
hằng với thời gian và không gian. Từ ngàn đời xưa, con người đã đến với tình yêu và mãi mãi vẫn cứ đến với
tình yêu như một chân lí không thể thay đổi, như nhà thơ Xuân Diệu từng viết:’’Làm sao sống mà không yêu-
không nhớ, không thương một kẻ nào’’.Ngay đầu đoạn thơ thứ hai, tác giả sử dụng thán từ ‘’Ôi’’như một
tiếng nấc thổn thức khi nhận ra sự nhiệm màu của đất trời.Cùng với đó là nghệ thuật đối lập giữa ‘’ngày xưa-
ngày sau’’ lại càng làm tôn thêm vẻ đẹp của sóng.Sóng là thế, muôn đời vẫn thế, không bao giờ thay đổi, vẫn
dữ dội dịu êm, vẫn ồn ào lặng lẽ như tình yêu tuổi trẻ, không bao giờ đứng yên.
Đúng vậy, tình yêu luôn luôn song hành cùng tuổi trẻ, tuổi trẻ mãnh liệt nhất là khi yêu, vì tình yêu
mà dâng hiến, vì tình yêu mà sẵn sàng dâng hiến, sẵn sàng bất chấp tất cả. Bởi đó là giai đoạn đẹp nhất của
đời người, giai đoạn mà người ta ví’’Thanh xuân như một cơn mưa rào, dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm
mưa thì bạn vẫn muốn được đắm chìm trong cơn mưa ấy lần nữa’’.Nếu đại dương bao la vô tận mang nhịp
đập của những con sóng biển thì trong lồng ngực thì trong lồng ngực của tuổi trẻ lại thổn thức với muôn nhịp
điệu yêu thương, ở đó là
‘’Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ’’
Tình yêu là khát vọng , là ước mơ của biết bao nhiêu người và tình yêu làm cho tuổi trẻ phải ‘’bồi
hồi’’,’’xao xuyến’’, phải nhớ nhung điên cuồng mà chính xác hơn phải nói là’’cuộc sống này thật vô vị nếu
không có dư vị ngọt ngào của tình yêu’’.Phải yêu, phải say đắm trong tình yêu, trong ánh mắt của kẻ si tình
thì người ta mới hiểu được cái cảm giác’’bồi hồi’’ trong lồng ngực là như thế nào.
Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở trong thi ca nhưng mỗi người nghệ sĩ lại có cách thể hiện riêng.
Là người yêu bằng cả trái tim, khao khát kiếm tìm tình yêu đích thực, Xuân Quỳnh đã có một tiếng nói riêng
độc đáo trong “Sóng’. Kết cấu bài thơ khá đặc biệt với sự song ành sóng đôi giữa hai hình tượng sóng và em
đem đến những phát hiện thú vị mới mẻ và trái tim yêu muôn thuở. Hình ảnh thơ, ngôn ngữ giản dị trong sáng
mà tinh tế có sức biểm cảm cao. Các biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, đối lập,… được kết hợp linh
hoạt , hiệu quả. Tất cả tạo nên sức quyến rũ kì lạ cho bài thơ.
Với trái tim yêu thiết tha, nồng nàn cùng lý trí sắc sảo và một tâm hồn chân thành, Xuân Quỳnh
đã phát hiện và khái quát nên quy luật của tình yêu qua hình tượng sóng. Nét đặc sắc trong cả nội dung và
nghệ thuật của hai khổ thơ này đã góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như khẳng định tài năng
của nhà thơ Xuân Quỳnh.
| 1/3

Preview text:

Phân tích khổ 1,2 bài sóng (Xuân Quỳnh)
( Sóng và những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu ) Bài làm
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước.Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc bình dị
đời thường; đồng thời cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, luôn day dứt, trăn trở trong tình yêu. Bà
viết nhiều và viết rất hay về tình yêu, trong đó ‘’Sóng’’ là bài thơ tiêu biểu.Đến với Xuân Quỳnh và ‘’Sóng’’,
thơ ca Việt Nam hiện đại mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khao khát tình yêu vừa hồn nhiên
tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm của một trái tim người phụ nữ đang yêu.Đặc biệt hai khổ thơ đầu đã khắc
họa rõ nét người phụ nữ trong tình yêu.
‘’Dữ dội và dịu êm
...........................
Bồi hồi trong ngực trẻ’’
Bài thơ ‘’Sóng’’ được Xuân Quỳnh sáng tác ở bãi biển Diêm Điền vào năm 1967, in trong tập ‘’Hoa
dọc chiến hào’’. Bài thơ mang âm hưởng của những con sóng biển,ẩn vào đó là những con sóng lòng đang
khao khát tình yêu mãnh liệt. Ý nghĩa hình tượng “Sóng” khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng được thể hiện
qua cảm thức của nữ sĩ – qua tâm trạng của người con gái đang yêu. Khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài sóng, ta
sẽ thấy rất rõ điều này.
Với những khao khát trong tình yêu, với những cung bậc cảm xúc nhiều khi biến động, hai hình tượng
“sóng và em” khi song hành, khi tách biệt, khi hòa nhập để em soi mình vào trong sóng nhìn ra những tình
cảm của riêng mình. Xuân Quỳnh đã bắt đầu bài thơ này một cách vô cùng tinh tế:
‘’Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ’’
Hai câu thơ đầu là những cung bậc trạng thái khác nhau của sóng, đồng thời đó cũng là những trạng thái
tâm lý đặc biệt của người phụ nữ khi yêu.Bằng nghệ thuật đối lập, nhà thơ đã gợi lên vẻ đẹp của những con
sóng biển với những trạng thái khác nhau: ‘’dữ dội-dịu êm’’, ‘’ồn ào-lặng lẽ’’. Những lúc bão tố phong ba thì
biển dữ dội, ồn ào, còn khi sóng gió qua đi thì biển lại quay trở về với vẻ hiền hòa vốn có của mình ‘’dịu êm-
lặng lẽ’’. Ẩn đằng sau những cung bậc trạng thái đối lập nhau của sóng là cái tôi trữ tình của nhà thơ, đó là
những cung bậc cảm xúc của em. Tính khí của người con gái khi yêu cũng như sóng vậy: lúc dữ dội oòn ào
với những ghen tuông hờn dỗi khi lại thu mình trở về với vẻ nữ tính duyên dáng’’dịu êm lặng lẽ’’vốn có của
mình. Để kết nối giữa những trạng thái đối lập của sóng cũng như của em nhà thơ đã sử dụng liên từ kết nối
‘’và’’làm cho những cung bậc cảm xúc ấy tuy đối lập nhưng lại rất hài hòa, dễ thương.
Nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để nói đến hành trình đi tìm biển của sóng lớn:
‘’Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể’’
‘’Sông’’ là không gian chật hẹp, tù túng, ‘’Bể’’ là biển, là khoảng không gian rộng lớn, bao la. Chính
vì quá chật hẹp và tù túng nên sông không hiểu nổi những đam mê, những khát vọng lớn lao của sóng, vậy
nên sóng đã quyết vươn ra đại dương bao la để thỏa sức vùng vẫy, để tìm thấy sức sống mạnh mẽ của mình
với những giá trị đích thực. Tình yêu của em cũng vậy, em không cam chịu sự tầm thường, nhỏ hẹp, em muốn
vươn tới cái lớn lao để hiểu sâu hơn về tâm hồn mình, về tình yêu dành cho anh. Đây là một quan niệm mới
mẻ, hiện đại trong tình yêu: tình yêu của người con gái hiện đại không thụ động khi yêu mà chủ động vươn tới
những điều cao cả, vĩ đại. Thật mạnh bạo mà cũng thật quyết liệt.
Đứng trước biển, nữ sĩ Xuân Quỳnh không chỉ nhận thấy sự tương đông giữa sóng và em mà còn
phát hiện ra sự tương đồng giữa biển cả và tình yêu:
‘’Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ’’
Nỗi khát vọng tình yêu, luôn rạo rực trong trái tim con người và trong quan niệm của Xuân Quỳnh
là khát vọng muôn đời của nhân loại mà quyết liệt nhất là tuổi trẻ.Nó cũng như sóng, mãi mãi trường tồn, vĩnh
hằng với thời gian và không gian. Từ ngàn đời xưa, con người đã đến với tình yêu và mãi mãi vẫn cứ đến với
tình yêu như một chân lí không thể thay đổi, như nhà thơ Xuân Diệu từng viết:’’Làm sao sống mà không yêu-
không nhớ, không thương một kẻ nào’’.
Ngay đầu đoạn thơ thứ hai, tác giả sử dụng thán từ ‘’Ôi’’như một
tiếng nấc thổn thức khi nhận ra sự nhiệm màu của đất trời.Cùng với đó là nghệ thuật đối lập giữa ‘’ngày xưa-
ngày sau’’ lại càng làm tôn thêm vẻ đẹp của sóng.Sóng là thế, muôn đời vẫn thế, không bao giờ thay đổi, vẫn
dữ dội dịu êm, vẫn ồn ào lặng lẽ như tình yêu tuổi trẻ, không bao giờ đứng yên.
Đúng vậy, tình yêu luôn luôn song hành cùng tuổi trẻ, tuổi trẻ mãnh liệt nhất là khi yêu, vì tình yêu
mà dâng hiến, vì tình yêu mà sẵn sàng dâng hiến, sẵn sàng bất chấp tất cả. Bởi đó là giai đoạn đẹp nhất của
đời người, giai đoạn mà người ta ví’’Thanh xuân như một cơn mưa rào, dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm
mưa thì bạn vẫn muốn được đắm chìm trong cơn mưa ấy lần nữa’’.
Nếu đại dương bao la vô tận mang nhịp
đập của những con sóng biển thì trong lồng ngực thì trong lồng ngực của tuổi trẻ lại thổn thức với muôn nhịp
điệu yêu thương, ở đó là
‘’Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ’’
Tình yêu là khát vọng , là ước mơ của biết bao nhiêu người và tình yêu làm cho tuổi trẻ phải ‘’bồi
hồi’’,’’xao xuyến’’, phải nhớ nhung điên cuồng mà chính xác hơn phải nói là’’cuộc sống này thật vô vị nếu
không có dư vị ngọt ngào của tình yêu’’.
Phải yêu, phải say đắm trong tình yêu, trong ánh mắt của kẻ si tình
thì người ta mới hiểu được cái cảm giác’’bồi hồi’’ trong lồng ngực là như thế nào.
Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở trong thi ca nhưng mỗi người nghệ sĩ lại có cách thể hiện riêng.
Là người yêu bằng cả trái tim, khao khát kiếm tìm tình yêu đích thực, Xuân Quỳnh đã có một tiếng nói riêng
độc đáo trong “Sóng’. Kết cấu bài thơ khá đặc biệt với sự song ành sóng đôi giữa hai hình tượng sóng và em
đem đến những phát hiện thú vị mới mẻ và trái tim yêu muôn thuở. Hình ảnh thơ, ngôn ngữ giản dị trong sáng
mà tinh tế có sức biểm cảm cao. Các biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, đối lập,… được kết hợp linh
hoạt , hiệu quả. Tất cả tạo nên sức quyến rũ kì lạ cho bài thơ.
Với trái tim yêu thiết tha, nồng nàn cùng lý trí sắc sảo và một tâm hồn chân thành, Xuân Quỳnh
đã phát hiện và khái quát nên quy luật của tình yêu qua hình tượng sóng. Nét đặc sắc trong cả nội dung và
nghệ thuật của hai khổ thơ này đã góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như khẳng định tài năng của nhà thơ Xuân Quỳnh.