-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích Khổ 5,6,7 bài Sóng (Xuân Quỳnh) - Ngữ Văn 12
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc bình dị đời thường; đồng thời cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, luôn day dứt, trăn trở trong tình yêu. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài liệu chung Ngữ Văn 12 149 tài liệu
Ngữ Văn 12 894 tài liệu
Phân tích Khổ 5,6,7 bài Sóng (Xuân Quỳnh) - Ngữ Văn 12
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc bình dị đời thường; đồng thời cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, luôn day dứt, trăn trở trong tình yêu. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 12 149 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 894 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Phân tích khổ 5,6,7 bài Sóng
(Sóng và nỗi nhớ, sự thủy chung trong tình yêu) Bài làm
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước.Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc bình dị
đời thường; đồng thời cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, luôn day dứt, trăn trở trong tình yêu. Bà
viết nhiều và viết rất hay về tình yêu, trong đó ‘’Sóng’’ là bài thơ tiêu biểu.Đến với Xuân Quỳnh và ‘’Sóng’’,
thơ ca Việt Nam hiện đại mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khao khát tình yêu vừa hồn nhiên
tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm của một trái tim người phụ nữ đang yêu. Tâm hồn người phụ nữ nặng tình,
thủy chung, mãnh liệt khi yêu ấy được thể hiện sâu sắc nhất qua khổ 5, 6 và 7 .
“Con sóng dưới lòng sâu
..........................................
Dù muôn trùng cách trở”
Bài thơ ‘’Sóng’’ được Xuân Quỳnh sáng tác ở bãi biển Diêm Điền vào năm 1967, in trong tập ‘’Hoa
dọc chiến hào’’. Bài thơ đưa ta đi qua những tâm trạng khác nhau về những trái tim yêu, cùng với đó là một
hồn thơ luôn thiết tha với cuộc sống đời thường, dạt dào mà sâu lắng. Trong những khổ thơ trước, tác giả đã
miêu tả con sóng như những cung bậc trong tình yêu , những rung cảm, băn khoăn, trăn trở của con
người.Nhưng ở ba đoạn thơ tiếp theo chính là nỗi nhớ, sự thủy chung son sắt của người phụ nữ trong tình yêu.
Tình yêu bao giờ cũng gắn liền với nỗi nhớ, mà xa cách thì nỗi nhớ lại càng da diết hơn, có lẽ ta cộng
theo cấp số nhân cũng không diễn tả được hết nỗi nhớ ấy. Như thấu hiểu được nỗi nhớ ấy, Xuân Quỳnh đã
dành riêng cho nhân vật trữ tình của mình một khổ thơ đặc biệt chỉ để bày tỏ nỗi nhớ.
“Con sóng dưới lòng sâu
........................................
Cả trong mơ còn thức”
Sóng không chỉ mang trong mình trạng thái “dữ dội”-“dịu êm”, “ồn ào”-“lặng lẽ” mà ở đây ta còn
chứng kiến thêm con sóng “dưới lòng sâu”-“trên mặt nước”, qua phép đối và hình thức lặp cấu trúc : “con
sóng....con sóng” nhà thơ đã tạo nên sự trùng trùng điệp điệp của những con sóng với nhiều dạng thức khác
nhau. “Sóng dưới lòng sâu” là những con sóng ngầm thể hiện chiều sâu, không ai thấy và cũng khó có thể
cảm nhận được, chỉ có nó mới hiểu mình đang cồn cào, da diết đến mức nào; “sóng trên mặt nước” là những
con sóng nổi tung bọt trắng xóa trên mặt biển ngày đêm gào thét cùng đại dương bao la, nó thể hiện chiều
rộng. Dù sâu hay rộng thì tất cả đều quy tụ lại tượng trung cho nỗi nhớ của em dành cho anh.Sóng là em, em
chính là sóng, tuy hai nhưng lại là một, tuy một mà lại là hai. Cũng giống như sóng, tình yêu của em, nỗi nhớ
của em không đơn thuần là nhớ theo cảm tính mà nỗi nhớ ấy vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng. Xuân
Quỳnh đã vô cùng tinh tế khi dùng hình ảnh sóng động để ẩn dụ cho nỗi niềm của người phụ nữ khi yêu :
“yêu”da diết dữ dội, “nhớ”cồn cào mãnh liệt.
Ta lại gặp thán từ “Ôi”một lần nữa trong lúc nỗi nhớ về bờ của sóng đang dâng trào. Bờ là đích đến
cuối cùng của sóng.Vì nhớ bờ mà sóng bất chấp không gian rộng lớn, bất chấp “muôn trùng sóng bể”, bất
chấp cả thời gian “ngày đêm”để vươn về bờ nột cách nhanh nhất. Sóng khao khát gặp bờ đến độ “Không ngủ
được”. Dường như bốn câu thơ không đủ để bày tỏ nỗi nhớ, Xuân Quỳnh đã thêm vào khổ thơ thứ 5 hai câu
thơ nữa để hoàn thiện giai điệu nỗi nhớ. Chủ thể trữ tình trong nỗi nhớ da diết kia, không ai khác chính là em
“Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức”. “Lòng” là nơi sâu kín nhất của người phụ nữ,để nói được
những tâm tư tình cảm ấy ra thực sự là một điều rất khó nhưng nữ thi sĩ đã bộc lộ một cách thẳng thắn và chân
thành. Điều đó chứng tỏ tình yêu của em dành cho anh phải mãnh liệt đến chừng nào thì mới có thể làm được
như vậy. Và Xuân Quỳnh phải là một hồn thơ rất hiện đại thì mới có thể bộc lộ một cách tinh tế như thế! Sự
tương đồng giữa sóng và em, giữa một hiện tượng thiên nhiên với trạng thái con người đó là nỗi nhớ, sóng
nhớ bờ và em nhớ anh, đó là quy luật muôn đời của tình yêu. Đố ai yêu mà không nhớ, làm gì có ai nhớ mà
không yêu bao giờ ! Nỗi nhớ thường trực mọi không gian và thời gian, nỗi nhớ không chỉ toòn tại trong ý thức
mà còn len lõi vào tiềm thức, xâm nhập vào cả cõi mơ. Vậy nên, nhớ tới nỗi “Cả trong mơ còn thức” là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Trong tình yêu khoảng cách và thời gian sẽ chẳng là gì ,nếu chúng ta luôn nghĩ về nhau thì hình bóng
của người yêu sẽ đầy ắp trong tâm trí. Dến với khổ thơ thứ 6, sau khi thể hiện nỗi nhớ một cách trực tiếp, chân
thành không giấu diếm thì nhà thơ tiếp tục bày tỏ sự thủy chung son sắt của mình
“Dẫu xuôi về phương Bắc
.....................................
Hướng về anh một phương”
Đầu mỗi câu thơ, thi sĩ Xuân Quỳnh đã đóng vào đó những từ chỉ sự đối lập “Xuôi-ngược”, “Bắc-
Nam” như gợi lên sự gian nan vất vả cần phải vượt qua khi chúng ta yêu nhau. Lại thêm “Dẫu xuôi-dẫu
ngược” nữa thì đã xa cách lại càng xa cách muôn trùng. Ở đây có điều đáng ngẫm là : người ta vẫn hay nói
“vào nam ra bắc’ tức “xuôi phương Nam, ngược phương Bắc” mới đúng, nhưng trong thơ Xuân Quỳnh bà lại
nói ngược lại. Phải chăng nhà thơ muốn nhắn nhủ : Cuộc đời dẫu có ngắn ngủi thế nào đi chăng nữa thì em
vẫn mãi yêu anh. Sóng gió có làm cho phương hướng đảo lộn thì tình yêu của em vẫn hướng về một phương
duy nhất – đó là ‘’Phương anh”.
Và nhờ có tấm lòng chung thủy đã giúp nhân vật trữ tình có được một niềm tin sâu sắc mãnh liệt cho tình yêu:
“Ở ngoài kia đại dương
.......................................
Dù muôn trùng cách trở”
Hàng trăm, hàng ngàn con sóng ở ngoài đại dương xa xôi, dù gặp muôn trùng khó khăn , cách trở, hàng
vạn hải lý xa xôi nhưng chúng vẫn luôn hướng về bờ, bờ là đích đến cuối cùng của sóng. Và đó cũng là nghệ
thật ẩn dụ mà nữ thi sĩ Xuân Quỳnh gửi gắm để chỉ tình yêu mãnh liệt của người con gái đang yêu. Sóng xa
vời cách trở vẫn tìm được bờ như tìm về cội nguồn yêu thương, cũng như anh và em sẽ phải cùng nhau vượi
qua mọi khó khăn thử thách thì mới có thể về bên nhau, để sống trọn vẹn trong hạnh phúc lứa đôi. Như ông bà ta đã ví:
“Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”
Gian nan và thử thách là điều không thể thiếu trong tình yêu, nhưng khi chúng ta đã cùng nhau nếm
trải, cùng nhau vượt qua thì sẽ là tình yêu bền vững.
Cách xây dựng hình tượng tài tình, kết hợp ngôn từ sống động, nghệ thuật đối và điệp ngữ, ẩn dụ và c
ách nói ngược cùng với thể thơ năm chữ mang giọng điệu linh hoạt, giúp người đọc cảm nhận được nỗi nhớ
nồng nàn da diết và tấm lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu.
Qua ba khổ thơ, Xuân Quỳnh đã khắc họa nỗi nhớ mãnh liệt và lòng thủy chung tuyệt đối trong tình
yêu. Dù đi đâu về đâu, dù có sóng gió như thế nào đi nữa vẫn hướng về người mình yêu. Đồng thời, tác giả
còn thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu được thể hiện qua hình tượng sóng. Tình yêu tha thiết,
nồng nàn đầy khát vọng vượt lên trên giới hạn của cuộc sống đời thường. Ba khổ thơ trên nói riêng và cả bài
thơ nói chung đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng sâu sắc, khó phai.